LỜI MỞ ĐẦU
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng uống sữa và cũng biết được những lợi
ích mà việc uống sữa mang lại cho sức khỏe của con người. Sữa đáp ứng nhu cầu
của cơ thể về acid amin không thay thế, acid béo không no, khoáng (đặc biệt là
canxi và phốt pho) và vitamin. Sữa không những bổ dưỡng mà còn có tác dụng
giải độc. Trong số các thức ăn tự nhiên của con người, không có sản phẩm nào mà
các chất cần thiết cho cơ thể lại được phối hợp một cách hiệu quả như sữa.
Chính nhờ giá trị dinh dưỡng cùng với sự tiện lợi mà sữa được hầu như
mọi người ưa chuộng và sử dụng hằng ngày. Nhưng gần đây, dư luận trong và
ngoài nước xôn xao về nhiều loại sữa bột có nguồn gốc từ Trung Quốc có chất
melamine gây độc hại cho cơ thể. Vậy melamine là chất gì? Tác hại của nó như
thế nào? Và làm sao để xác định được sự có mặt của melamine trong sữa? Chúng
tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó cũng như giới thiệu đến mọi người một phương
pháp xác định melamine trong sữa sử dụng phổ biến nhất hiện nay – đó là phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan về chất Melamine
1. 1. Melamine là gì?
Melamine được tổng hợp lần đầu tiên năm 1834, Melamine (tên đầy đủ
1,3,5 -triazine-2,4,6-triamine) là một bazơ hữu cơ có công thức hóa học C
3
H
6
N
6
tạo thành từ 3 phân tử cyanamide (CN
2
H
2
). Nếu tính tỷ lệ các nguyên tố cácbon
(C), nitơ (N) và hydro (H) thì nitơ chiếm tới 66% theo khối lượng.
Melamine tan ít trong nước, có khả năng giải phóng N khi gặp nhiệt độ cao
và được sử dụng làm chất chống cháy. Melamine còn là dẫn chất của thuốc trừ sâu
cyromazine và có thể được hình thành trong cơ thể động vật có vú từ cyromazine.
Có nghiên cứu cho rằng melamine cũng được hình thành từ cyromazine khi
cyromazine có mặt trong mô thực vật.
Melamine được tổng hợp từ chất urê - một chất có thành phần nitrogen cao
- là chất rắn màu trắng, chịu nhiệt cao đến 350
O
C. Melamine là thành phần chính
của công nghệ sản xuất các vật dụng gia đình (chén đĩa), formica (dùng trong công
nghệ bàn ghế, tấm vách ), bao bì, nhựa, melamine dùng làm chất keo dán
Hình 1.1: melamine được sử dụng trong sản xuất đồ nhựa
Melamine có độc tính qua thử nghiệm: gây ngộ độc cấp trên chuột với liều
chết (LD50), qua đường uống là trên 3.000mg cho mỗi kg.
Một nghiên cứu ở Liên Xô trước đây, vào những năm 1980, cho rằng chất
muối sinh ra khi melamine kết hợp với acid cyanuric là cyanurat melamine, dùng
sản xuất chất chống cháy, có thể độc hại hơn nhiều lần so với melamine dùng đơn
độc hay acid cyanuric dùng đơn độc.
Một nghiên cứu khác về ngộ độc học nêu lên rằng trong thức ăn của các vật
nuôi trong nhà (chó, mèo) có nhiễm hỗn hợp hai chất melamine và acid cyanuric
sẽ gây ra suy thận cấp.
Hình 1.2: công thức cấu tạo của melamine C
3
H
6
N
6
Hình 1.3: công thức khai triển của melamine
1. 2. Sự ra đời và phương pháp tổng hợp melamine
Nhà hóa học người Đức tên Justus von Liebig là người đầu tiên tổng hợp
melamine vào năm 1834. Trong phương pháp tổng hợp của Justus von Liebig,
calcium cyanamide (CaCN
2
) được chuyển thành dicyandiamide sau đó được nung
nóng để tạo melamine. Ngày nay urê được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất
melamine. Phương trình hóa học như sau:
6(NH
2
)
2
CO → C
3
H
6
N
6
+ 6NH
3
+ 3CO
2
Trước hết, urê được phân tách tạo axit cyanic (HNCO) (phản ứng cần nhiệt
độ cao :
(NH
2
)
2
CO → HCNO + NH
3
Tiếp theo là phản ứng polyme hóa axit cyanic tạo dioxit cácbon và
melamine (phản ứng tỏa nhiệt):
6HCNO → C
3
H
6
N
6
+ 3CO
2
Xét toàn bộ quá trình, phản ứng tạo melamine là phản ứng cần nhiệt độ cao.
Chính vì vậy, melamine cũng là tạp chất trong sản xuất urê.
Quy trình kết tinh và rửa melamine làm sản sinh một lượng lớn nước thải
có hại nếu chúng được xả trực tiếp vào môi trường. Thông thường nước thải được
cô thành dạng rắn (có thể chứa đến 75% melamine) nhưng thuận tiện và an toàn
hơn trong cho quản lý và xử lý.
1.3. Tại sao melamine lại được cho vào sữa tươi và sữa bột trẻ
em?
Đối với nhà sản xuất, melamine và cả với acid cyanuric, là hai chất giúp
làm tăng “nồng độ đạm” trong sản phẩm dù nồng độ đạm thật trong đó chả có bao
nhiêu!
Vì lợi nhuận, nhà sản xuất thực phẩm đã đánh lừa nhà kiểm định bằng cách
cho melamine vào thực phẩm. Do lòng tham không đáy, một số nhà sản xuất còn
cho vào cả hai chất melamine và acid cyanuric. Thế là gây ra thảm họa ngộ độc
hàng loạt. Acid cyanuric rẻ hơn melamine nhiều, đó cũng là lý do có thể có sự
hiện diện cả đôi trong thực phẩm dẫn tới gây độc mà người ta không ngờ đến.
Hình 1.4: sữa nhiễm melamine bị tiêu hủy
1.4. Ảnh hưởng của melamine đến sức khỏe?
Chưa có nghiên cứu nào về tác động của melamine đối với sức khỏe. Thế
nhưng, tình trạng của trẻ em Trung Quốc dùng sữa nhiễm melamine đã cho thấy
tác động của hóa chất này lên con người gần giống với kết quả thử nghiệm trên
súc vật.
Đặc biệt, Bản thân melamine không có tính độc ở liều thấp nhưng khi kết
hợp với axit cyanuric (cũng có trong sữa bột) sẽ tạo thành muối tinh thể đóng
trong các ống thận nhỏ gây bít tắc, sỏi thận, ảnh hưởng đến sự tạo nước tiểu và
gây suy thận, tử vong. Một số nghiên cứu trên súc vật cho thấy melamine có khả
năng gây ung thư.
Nghiên cứu còn cho thấy melamine có khả năng hủy hoại hệ thống miễn
dịch của con người.
Hình 1.5: Melamine (màu xanh) dễ dàng kết hợp với axít cyanuric (màu đỏ) qua
liên kết hydro tạo kiểu liên kết phân tử hình mái ngói, lắng đọng và gây sỏi thận.
Hình 1.6: Melamine gây sỏi thận
Melamine thường gây ngộ độc mãn tính do khó tan trong nước và cần thời
gian dài để thải trừ. Tổn thương hệ sinh sản, sỏi bàng quang, sỏi thận và ung thư
bàng quang là những hậu quả của việc sử dụng melamine trong thời gian dài.
Hình 1.7: melamine ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ
1.5. Triệu chứng của nhiễm độc melamine?
Bị kích thích ở da, mắt, hô hấp, tiểu ra máu, tiểu ít, tiểu khó hoặc không
tiểu được, có dấu hiệu nhiễm trùng tiểu (sốt, đau lưng, tiểu gắt, tiểu giắt), huyết áp
tăng là các dấu hiệu cần cảnh giác sau khi sử dụng sản phẩm.
1. 6. Liều lượng dung nạp melamine an toàn cho một người
Nhiều hàng hóa lưu hành trên thị trường đều hàm chứa một ít melamine.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hóa chất này được sử dụng trong các quy trình sản
xuất giấy và bao bì cho nhiều loại hàng hóa gia dụng. Do đó, không có gì đáng
ngạc nhiên khi tìm thấy melamine trong các vật gia dụng này.
Vấn đề là liều lượng melamine cỡ nào có thể gây tác hại đến sức khỏe cho
con người. Câu hỏi này khó có câu trả lời dứt khoát, bởi vì phần lớn dữ liệu về tác
hại của melamine trong quá khứ được thu thập qua thí nghiệm trên chuột, chó và
mèo, chứ không phải trên người (và cũng chẳng có nhà khoa học nào dám làm thí
nghiệm trên người).
Tuy nhiên, sau khi các chuyên gia về an toàn thực phẩm trên thế giới thảo
luận, họ nhất trí rằng nồng độ melamine dung nạp hàng ngày có thể chấp nhận
được (tiếng Anh là tolerable daily intake hay TDI) là 0.5 mg/kg cân nặng. Ở Mĩ,
Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm (FDA) đề nghị TDI 0.63 mg/kg cân nặng.
Khái quát hóa từ tiêu chuẩn trên, chúng ta có thể nói cứ mỗi kg cân nặng,
một người có thể hấp thu 0.5 mg melamine mỗi ngày. Chẳng hạn như một em bé
cân nặng 20 kg thì liều lượng melamine an toàn là 10 mg/ngày; hay một người lớn
nặng 60 kg thì có thể dùng 30 mg/ngày mà không gây tác hại đến sức khỏe.
1. 7. Nồng độ an toàn cho sữa và thực phẩm
Theo tiêu chuẩn mới về an toàn thực phẩm, hàm lượng an toàn melamine
tối đa là 0,15 mg/kg với sữa nước dành cho trẻ em, 1 mg/kg với sữa bột dành cho
trẻ em và 2,5 mg/kg với thức ăn cho động vật và các thực phẩm khác.
Đó là tiêu chuẩn mới do Ủy ban luật quốc tế về chất lượng và an toàn thực
phẩm của LHQ (CAC) công bố ngày 5/7/2012.
CHƯƠNG 2: Phương pháp xác định melamine
trong sữa bằng sắc ký lỏng cao áp HPLC
2.1. Các phương pháp xác định melamine trong sữa
Dùng máy sắc ký khí khối phổ GC/MS để kiểm nghiệm melamine
Phương pháp Dumas
Phương pháp Kjedal
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC
Tại sao lại chọn Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC?
Vì sắc lỏng kí hiệu năng cao là phương pháp rất thuận lợi để định lượng một
chất trong hỗn hợp vì chất đó tách ra khỏi chất khác. HPLC được sử dụng rộng rãi
hơn cả trong phân tích lương thực thực phẩm như xác định các hóa chất bị cấm,
các chất tồn dư và kiểm soát chất lượng, nó mang lại độ chính xác cao cũng như
thời gian tiến hành ngắn và thỏa mãn các tiêu chí:
Not labor intensive – không tốn lao động
Efficient – hiệu quả
Cheap – giá rẻ
Low detection limit - Giới hạn phát hiện thấp
Simple method – phương pháp đơn giản
2.2 Sơ lược về hệ thống HPLC
Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao gồm có các bộ phận cơ bản như sau:
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống HPLC
Trong đó:
1: Bình chứa pha động.
2: Bộ phận khử khí
3: Bơm cao áp
4: Bộ phận tiêm mẫu
5: Cộ sắc ký (pha tĩnh)
6: Đầu dò – detector
7: Hệ thống máy tính có phần mềm ghi nhận tín hiệu, xử lý dữ liệu và điều khiển
hệ thống.
8: In dữ liệu.
Bình chứa pha động
Máy HPLC thường có 4 đường dung môi vào đầu bơm cao áp cho phép
chúng ta sử dụng 4 bình chứa dung môi cùng một lần để rửa giải theo tỉ lệ mong
muốn và tổng tỉ lệ của 4 đường là 100%.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, ít khi sử dụng 4 đường dung môi cùng một
lúc mà thường sử dụng 2 hoặc 3 đường để cho hệ pha động luôn được pha trộn
đồng nhất hơn, hệ pha động đơn giản hơn giúp ổn định quá trình rửa giải.
Lưu ý: Tất cả dung môi dùng cho HPLC đều phải là dung môi tinh khiết sử
dùng cho HPLC. Tất cả các hóa chất dùng để chuẩn bị mẫu và pha hệ đệm đều
phải là hóa chất tích khiết dùng cho phân tích.
Việc sử dụng hóa chất tinh khiết nhằm tránh hỏng cột sắc ký hay nhiễu
đường nền, tạo nên các peak tạp trong quá trình phân tích.
Bộ khử khí Degases
Mục đích sử dụng bộ khử khí nhằm lọai trừ các bọt nhỏ còn sót lại trong dung
môi pha động, tránh xảy ra một số hiện tượng có thể có như sau:
Tỷ lệ pha động của các đường dung môi không đúng làm cho thời gian lưu của
peak thay đổi.
Trong trường hợp bọt quá nhiều, bộ khử khí không thể loại trừ hết được thì
bơm cao áp có thể không hút được dung môi, khi đó ảnh hưởng đến áp suất và
hoạt động của cả hệ thống HPLC.
Trong các trường hợp trên đều dẫn đến sai kết quả phân tích.
Bơm cao áp
Mục đích để bơm pha động vào cột thực hiện quá trình chia tách sắc ký.
Bơm phải đạt được áp suất cao khoảng 250-600bar và tạo dòng liên tục. Lưu
lượng bơm từ 0.1 đến 10ml/phút.
Bộ phận tiêm mẫu
Để đưa mẫu vào cột phân tích theo với thể tích bơm có thể thay đồi.
Có 2 cách đưa mẫu vào cột: bằng tiêm mẫu thủ công và tiêm mẫu tự động
(autosamper).
Cột sắc ký
Cột chứa pha tĩnh được coi là trái tim của của hệ thống sắc ký lỏng hiệu
năng cao.
Cột pha tĩnh thông thường làm bằng thép không rỉ, chiều dài cột thay đổi từ
5-25cm đường kính trong 1-10mm, hạt nhồi cỡ 0.3-5µm,…
Chất nhồi cột phụ thuộc vào loại cột và kiểu sắc ký.
Detector - Đầu dò
Là bộ phận phát hiện các chất khi chúng ra khỏi cột và cho các tín hiệu ghi
trên sắc ký đồ để có thể định tính và định lượng. Tùy theo tính chất của các chất
phân tích mà người ta lựa chọn lọai đầu dò phù hợp.
Tín hiệu đầu dò thu được có thể là: độ hấp thụ quang, cường độ phát xạ,
cường độ điện thế, độ dẫn điện, độ dẫn nhiệt, chiết suất,…
Trên cơ sở đó, người ta sản xuất các loại đầu dò sau:
- Đầu dò quang phổ tử ngọai 190-360nm để phát hiện UV
- Đầu dò quang phổ tử ngoại khả kiến (UV-VIS) (190-900nm) để phát hiện
các chất hấp thụ quang. Đây là lọai đầu dò thông dụng nhất.
- Đầu dò hùynh quang (RF) để phát hiện các chất hữu cơ chứa huỳnh quang
tự nhiên và các dẫn suất có huỳnh quang.
- Đầu dò DAD (Diod Array Detector) có khả năng quét chồng phổ để định
tính các chất theo độ hấp thụ cực đại của các chất.
- Đầu dò khúc xạ (chiết suất vi sai) thường dùng đó các loại đường.
- Đầu dò điện hóa: đo dòng, cực phổ, độ dẫn.
- Đầu dò đo độ dẫn nhiệt, hiệu ứng nhiệt,…
Có một số cách phát hiện khi một chất đã đi qua cột. Một phương pháp phổ
biến là dễ dàng để giải thích sử dụng đầu dò tử ngoại.
Nhiều hợp chất hữu cơ hấp thụ ánh sáng tia cực tím bước sóng khác nhau.
Nếu bạn có một chùm ánh sáng tia cực tím chiếu sáng qua các dòng chất lỏng đi ra
khỏi cột, và một đầu dò tử ngoại ở phía đối diện của dòng, bạn có thể đọc trực tiếp
ánh sáng được hấp thụ.
Lượng ánh sáng hấp thụ phụ thuộc vào số lượng của một hợp chất đặc biệt
đó đi qua chùm tia vào thời điểm đó.
Bạn có thể tự hỏi tại sao các dung môi được sử dụng không hấp thụ ánh
sáng UV. Chúng có, tuy nhiên, các hợp chất khác nhau hấp thụ mạnh mẽ nhất ở
các bộ phận khác nhau của quang phổ tia cực tím.
Ví dụ, Methanol hấp thụ ở bước sóng dưới 205 nm, và nước dưới 190 nm.
Nếu bạn đang sử dụng một hỗn hợp methanol-nước là dung môi, do đó bạn
sẽ phải sử dụng một bước sóng lớn hơn 205 nm để tránh đọc sai từ các dung môi.
Bộ phận ghi nhận tín hiệu
Bộ phận này ghi tín hiệu do đầu dò phát hiện.
Đối với các hệ thống HPLC hiện đại, phần này được phần mềm trong hệ
thống ghi nhận, lưu các thông số, sắc ký đồ, các thông số liên quan đến peak như
tính đối xứng, hệ số phân giải,… đồng thời tính tóan, xử lý các thông số liên quan
đến kết quả phân tích.
In dữ liệu
Sau khi phân tích xong, dữ liệu sẽ được in ra qua máy in kết nối với máy
tính có cài phần mềm điều khiển.
Hình 2.2: Hình ảnh thực tế của máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Kí mã hiệu: LC – 20AD
Hãng sản xuất: Shimazhu – Nhật Bản
2.3 Xác định melamine trong sữa bằng sắc ký lỏng cao
áp HPLC
2.3.1 Hóa chất và thuốc thử
Chất chuẩn: Melamine (99,0%)
Dung môi: Methanol
Dung môi rửa giải: Trifluoroacetic và Methanol
Mẫu thử (sữa dạng bột hoặc lỏng)
Nước sử dụng cho việc chuẩn bị pha động và pha loãng được lọc bằng hệ thống
Q-pod Millipore.
2.3.2 Hệ thống sắc ký - detector
Đầu dò UV, cột C18 (150mm x 3.2mm ID, kích thước hạt 5 µm)
2.3.3 Pha dung dịch
Dung môi
Dung môi 50% methanol (về thể tích) được chuẩn bị bằng cách pha thể tích bằng
nhau của methanol và nước.
Dung dịch chuẩn Melamine
Cân chính xác 100mg melamine vào bình định mức 100mL, hòa tan với Methanol
50% bằng cách rung trong bể rung siêu âm 30 phút. Lên thể tích 100 mL thu được
dung dịch có nồng độ melamine 1000 µgmL
-1
.
Pha loãng 5mL melamine trên (1000 µgmL
-1
)
bằng 50 ml 50% methanol để được
nồng độ melamine 100 µgmL
-1
.
Pha loãng tiếp 5mL melamine 100 µgmL
-1
bằng 50 ml methanol 50% để được
nồng độ melamine 10 µgmL
-1
.
Chuẩn bị mẫu
Cho 10 ml (mẫu dạng lỏng) hoặc 1,0 g (mẫu khô) vào bình định mức 100 ml. Mẫu
được pha với 10 ml dung dịch melamine của 1000 µgmL
-1
, được pha loãng với 50
ml dung dịch methanol 50% và rung siêu âm 30 phút. Sau khi làm lạnh về nhiệt độ
phòng, lên thể tích 100 ml bằng dung dịch methanol 50% và thu được dung dịch
hỗn hợp với nồng độ melamine là 100 µgmL
-1
Cho dung dịch mẫu thu được vào ống ly tâm và ly tâm ( ≥ 3200 rpm) rồi lấy phần
dung dịch phía trên ống (5 ml) chuyển sang bình định mức 50ml, và lên thể tích
50 ml bằng dung dịch methanol 50%. Mẫu được lọc qua bộ lọc 0.45 µm (màng
Nylon). Nghiên cứu về dịch lọc chỉ ra rằng các bộ lọc hấp thụ melamine tại các
mức sau: 22% (cho 1ml ban đầu), 10% (2 mL), <1% (3, 5 và 7ml). Như vậy, 3ml
ban đầu của dịch lọc bị loại bỏ phần lọc còn lại được bổ sung vào một lọ HPLC để
phân tích.
Các thông số cài đặt
HPLC là phương pháp xét nghiệm melamine trong thực phẩm được sử dụng phổ
biến trên thế giới từ khá lâu, các trung tâm xét nghiệm melamine ở Việt Nam cũng
đang sử dụng phương pháp này.
Nồng độ có thể phát hiện: theo các báo cáo phương pháp này phát hiện melamine
với nồng độ khoảng vài chục ppb (parts per billion - 1 phần tỉ).
Các tham số khi dùng HPLC (Theo tiêu chuẩn của FDA):
+ Cột hấp phụ: VenusilASBC8 kích thước: 4.6 x 250 mm;
+ Pha động: buffer: acetonitrile (ACN) = 85:15; 10mM citric acid; 10mM sodium
octane, pH=3.0;
+tốc độ chảy: 1.0 mL/min
+Bước sóng tia UV: 240nm
+Nhiệt độ: 40
o
C
+Detector: DAD
2.3.4 Quá trình tiến hành
Nguyên tắc hoạt động : pha động sau khi bài khí được bơm đưa vào hệ
thống sắc kí, hệ thống sẽ tự động bơm mẫu vào cột. Pha động khi đi ngang qua sẽ
cuốn theo mẫu cần phân tích đi theo. Khi vào trong cột sắc kí, chất nào có ái lực
mạnh với pha động sẽ theo pha động đi ra trước, chất nào có ái lực yếu hơn sẽ đi
ra sau. Đầu dò detector phát hiện các cấu tử đi ra khỏi cột chuyển tín hiệu cho máy
ghi kết quả
Hình 2.3: Sơ đồ lí thuyết quá trình tiến hành
Trong quá trình này ta cần lưu ý một số điểm sau:
Đưa mẫu vào: bước này khá phức tạp vì áp suất đầu vào khá cao
Thời gian lưu mẫu: là khoảng thời gian đưa mẫu vào đến khi đỉnh (peak) hiển thị
rõ nét. Bị chi phối bởi các yếu tố:
Áp suất đầu vào
Tính chất của pha tĩnh ( hợp chất, kích thước hạt )
Thành phần dung môi
Nhiệt độ cột
Máy dò (detector ): các hợp chất hữu cơ thường hấp thu tia UV, mỗi chất
hấp thụ mạnh nhất đối với một bước sóng nhất định. Chiếu tia UV xuyên qua dòng
hỗn hợp ở đầu ra, ở phía đối diện đặt một máy dò ta có thể đo được mức độ hấp
thụ tia UV. Từ đó có thể tính được nồng độ các chất. Nên nhớ dung môi cũng hấp
thụ tia UV nên lựa chọn các bước sóng thích hợp
Dịch kết quả từ máy dò: Kết quả thường gồm một dãy peak, mỗi peak đại diện cho
một hợp chất trong hỗn hợp đi qua cột hấp phụ và hấp thụ tia UV. Ta có thể điều
khiển điều kiện của cột hấp phụ và thời gian lưu để xác định sự có mặt của các
hợp chất. Những tham số điều khiển này đã được đo trước với các mẫu thử.
Tuy nhiên, từ peak này ta có thể định lượng được các hợp chất. Giả sử có một hợp
chất X. Chúng ta đưa một dung dịch có một lượng hợp chất X đã biết trước vào
máy. Từ đó có thể xác định được thời gian lưu cũng như sự tương ứng khối lượng
chất X và hình ảnh của peak. Diện tích bên dưới peak tương ứng với số lượng chất
X đi qua máy dò và diện tích này có thể tính được nhờ máy tính nối với màn hình:
Nếu nồng độ chất X nhỏ hơn trong mẫu, nếu ta vẫn giữ nguyên các tham số máy
ta sẽ thu được một peak nhỏ hơn:
Kết quả này là sự so sánh tương đối với mẫu thử nên cũng có nghĩa ta có thể điều
chỉnh máy đo để có thể nhận ra các chất có hàm lượng rất nhỏ.
Kết hợp với một máy ghi phổ khối: một máy ghi phổ khối sẽ biến đổi các peak
thành các vạch. Từ đó so sánh với dữ liệu có sẵn, chúng ta sẽ biết được sự có mặt
của nhiều hợp chất mà không cần quan tâm đến thời gian lưu của chất đó khi đi
qua cột hấp phụ và phát hiện được chất cần xác định có vượt quá giới hạn cho
phép so với mẫu chuẩn hay không.
Chương 3: Các biện pháp khắc phục khi sữa bị
nhiễm melamine
Tại Việt Nam hiện nay, việc xử lý sữa nhiễm melamine được thực hiện bằng
phương pháp đốt, còn tại Trung Quốc xử lý bằng cách đóng gạch tiêu tốn 100$/tấn
(đốt rẻ hơn 70%)
Ngoài ra có thể xử lý sữa nhiễm melamine thành phân bón hữu cơ bằng công nghệ
sinh học, qui trình tương tự như sản xuất phân vi sinh, tuy nhiên điểm khác biệt
duy nhất là phải bổ sung thêm một số chủng vi sinh vật chọn lọc – chủng vi sinh
vật có enzyme có khả năng phân hủy sữa hoàn toàn.
Kết luận
Phát hiện định lượng melamine có thể được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng
bằng cách sử dụng HPLC / UV.
Phương pháp này có thể được thường được sử dụng như một bài kiểm tra tiêu
chuẩn melamine để tránh sản phẩm sữa chết người đi vào thị trường.
Thị trường sữa hiện nay chuyển động không ngừng, các sản phẩm sữa nội lẫn
ngoại được ồ ạt tung ra thị trường. Các công ty sữa đầu tư mạnh vào các chiến
dịch quảng cáo trên báo đài, ngày càng xuất hiện nhiều các sản phẩm sữa với
nhiều loại, nhiều giá cả, mẫu mã và lợi ích khác nhau, do đó lựa chọn một loại sữa
phù hợp an toàn không phải là điều dể dàng. Chúng ta cần phải cẩn trọng, sáng
suốt trong việc lựa chọn mua và sử dụng sữa, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng
cũng như an toàn cho sức khỏe, hãy là người tiêu dung thông thái để bảo vệ chính
bản thân mình và những người thân yêu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Gopalakrishnan Venkatasami, John R. Sowa Jr. ∗ Department of Chemistry
and Biochemistry, Seton Hall University, 400 South Orange Ave., South Orange,
NJ 07079, USA
[2] Nguyễn Thanh Nam (2012), Bài giảng thiết bị phân tích thực phẩm, Khoa
Công nghệ thực phẩm, Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
[3] Nguyễn Thanh Nam (2012), Giáo trình Phân tích thực phẩm, Khoa Công nghệ
thực phẩm, trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
[4]
[5] />hplc.html
[6]
[7]
[8] />ongmelamime.htm