Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

xây dựng và sử dung phần mềm dạy học sinh học cơ thể thực vật - sinh học 11 theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.24 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC LINH
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM DẠY HỌC SINH HỌC
CƠ THỂ THỰC VẬT - SINH HỌC 11 THEO HƯỚNG
TÍCH HỢP TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số : 62.14.01.11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI - 2014
Công trình được hoàn thành tại
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Đinh Quang Báo
2. PGS. TS. Dương Tiến Sỹ




Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Phúc Chỉnh
Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Phúc Chỉnh
Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên
Phản biện 2: GS.TS. Vũ Văn Vụ
Phản biện 2: GS.TS. Vũ Văn Vụ
Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà
Nội
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Đình Nhâm
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Đình Nhâm
Trường Đại học Vinh
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường


họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
2. Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
3. Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ những văn bản pháp lý về định hướng ứng dụng
CNTT và đổi mới phương pháp trong DH.
Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 cũng đã chỉ rõ
nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là: “…đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học
và ngành học”.
Luật giáo dục nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua
tháng 12 năm 1998 tại mục 2 trong điều 4 đã nêu rõ:“phương pháp giáo dục
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học,
bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập, ý chí vươn lên ”.
1.2. Xuất phát từ đặc điểm chương trình và sách giáo khoa SH 11
THPT.
Nội dung chương trình SH 11 nghiên cứu hệ thống sinh học ở cấp độ
cơ thể đa bào (SH 11) gồm các đặc trưng sống cơ bản như: Chuyển hóa vật
chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng/tự điều chỉnh và
sinh sản.
Chương trình SH 11 THPT đề cập đến SH ở cấp độ cơ thể, nhưng
SGK trình bày tách rời sinh học cơ thể TV (phần A) và sinh học cơ thể ĐV
(phần B). Với cách cấu trúc này thuận lợi cho việc tìm hiểu sâu và chi tiết
cơ chế sinh học riêng biệt diễn ra ở TV và ĐV từ đó có cơ sở để thực hiện
thao tác khái quát hóa hình thành khái niệm sinh học cấp độ cơ thể.
1.3. Xuất phát từ đặc điểm nội dung kiến thức sinh lý thực vật SH 11

THPT.
Hệ thống kiến thức SH cơ thể TV SH 11 thực chất là kiến thức sinh
lý thực vật mà loại kiến thức này chủ yếu miêu tả các cơ chế và quá trình
sinh học diễn ra bên trong cơ thể TV nên trừu tượng, vi mô và khó hiểu,
điều đó sẽ gây khó khăn cho quá trình dạy của GV và học của HS.
1.4. Xuất phát từ thực trạng dạy học nội dung kiến thức sinh lý thực
vật - SH 11 THPT.
Với cách viết của SGK hiện nay ngoài kênh chữ đóng vai trò chủ đạo
trong việc mô tả kiến thức thì hệ thống kênh hình chỉ là những kênh hình
1
tĩnh - đây là đặc điểm cố hữu của bất kỳ tài liệu giấy nào chứ không riêng
gì SGK. Với 2 kênh truyền tải trên chắc chắn sẽ hạn chế việc diễn tả
những kiến thức thuộc loại cơ chế SH.
1.5. Xuất phát từ sự phát triển công nghệ, đặc biệt là CNTT
Sức mạnh CNTT đã cho phép mô phỏng lại nhiều nội dung dạy học
khó và phức tạp tưởng chừng như không thể mô phỏng được. Trong SH đó
là những cơ chế vi mô, phức tạp, những cơ chế tạo ra các chất độc hại,
nguy hiểm hay những thí nghiệm cần chi phí tốn kém, những quá trình SH
diễn ra lâu dài hay trên phạm vi rộng lớn, vượt ra khỏi giới hạn không
gian và thời gian của lớp học.
1.6. Xuất phát từ yêu cầu ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH
PTDH kỹ thuật số ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đổi
mới PPDH, đặc biệt là những PTDH kỹ thuật số hỗ trợ cho các hoạt động
dạy và học được thiết kế thông qua các PMDH được lập trình sẵn tạo tình
huống dẫn dắt người học tự tìm tòi và phát hiện kiến thức.
Vì vậy đề tài “Xây dựng và sử dụng PMDH sinh học cơ thể thực vật,
SH 11 THPT theo hướng THTTĐPT” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng và sử dụng
PMDH theo hướng THTTĐPT để tổ chức dạy học sinh học cơ thể thực

vật, SH 11 THPT.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tiếp cận THTTĐPT trên cơ sở
ứng dụng CNTT và tiếp cận sinh học hệ thống nhằm xây dựng và sử dụng
PMDH để tổ chức dạy học sinh học cấp độ cơ thể TV, SH 11 THPT
Khách thể nghiên cứu: Quá trình DHSH cơ thể, SH 11 THPT.
4. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn trong nội dung DHSH phần cơ thể TV, SH 11 THPT.
5. Giả thuyết khoa học
Có thể xây dựng và sử dụng PMDH theo hướng THTTĐPT tạo được
quan hệ tương tác giữa các kênh thông tin khác nhau và tương tác giữa
hoạt động dạy và hoạt động học để tổ chức dạy học sinh học 11 đáp ứng
mục tiêu hình thành khái niệm sinh học cấp độ cơ thể
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
6.1. Hệ thống cơ sở lý luận về THTTĐPT để định hướng vào xây
dựng và sử dụng hệ thống tổ hợp đa phương tiện trong dạy học SH cơ thể
thực vật, SH 11 THPT
6.2. Hệ thống cơ sở lý luận về tiếp cận sinh học hệ thống làm định
hướng cho việc hình thành dấu hiệu tương đồng của TV và ĐV khi dạy SH
cấp độ cơ thể, SH 11 THPT
6.3. Điều tra thực trạng tập trung vào những vấn đề có liên quan trực
tiếp đến đề tài, cụ thể:
Thực trạng dạy học phần thực vật, SH 11 ở trường THPT
Thực trạng nhu cầu của GV về các PTDH kỹ thuật số trong DH SH
11 và tình hình trang bị PTDH và thiết bị phục vụ dạy học ở trường THPT
Thực trạng nhận thức của GV về PMDH, về vai trò và ý nghĩa của
PMDH
Định hướng dạy học SH 11 ở trường THPT
6.4. Xác định các nguyên tắc xây dựng và sử dụng tổ hợp đa phương

tiện và PMDH để DH SH cơ thể TV, SH 11 THPT.
6.5. Xác định quy trình xây dựng và sử dụng tổ hợp đa phương tiện
theo hướng THTTĐPT để DH các cơ chế SH thực vật, SH 11 THPT.
6.6. Xác định quy trình xây dựng và sử dụng PMDH để tổ chức DH
SH cơ thể thực vật, SH 11 THPT.
6.7. Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính đúng đắn của giả
thuyết khoa học mà đề tài đặt ra.
6.8. Xây dựng PMDH để quản lý toàn bộ kết quả nghiên cứu của
luận án
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê toán học
8. Những kết quả và đóng góp mới của luận án
8.1. Về lý luận
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về THTTĐPT để xây dựng và sử dụng hệ
thống tổ hợp đa phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả dạy học sinh học cơ
3
thể thực vật. Trong đó các kênh thông tin được tích hợp để đồng thời tạo ra
hai hiệu ứng: Hiệu ứng 1: Tương tác bổ sung các kênh thông tin làm khuếch
đại giá trị trực quan của các PTDH; Hiệu ứng 2: Tương tác giữa hoạt động
dạy - hoạt động học, giữa các hoạt động dạy, giữa các hoạt động học.
- Phối hợp đồng thời tiếp cận THTTĐPT và tiếp cận hệ thống sống
khi nghiên cứu bản chất cơ chế, quá trình sinh lý cơ thể thực vật để thiết
lập logic quan hệ giữa xây dựng và sử dụng tổ hợp đa phương tiện nhằm tổ
chức hiệu quả và đúng định hướng quá trình dạy học sinh học cơ thể thực
vật, SH 11 THPT.
Đồ thị 1.1. Mối quan hệ giữa THTTĐPT và tiếp cận SH hệ thống

trong DH SH cơ thể TV, SH 11 THPT
8.2. Về thực tiễn
Đã điều tra làm rõ thực trạng những vấn đề có liên quan trực tiếp đến
đề tài và phân tích, đánh giá chỉ ra những nguyên nhân hạn chế trong
DHSH cơ thể, SH 11 THPT.
8.3. Về sản phẩm của đề tài
8.3.1. Xác định các nguyên tắc xây dựng và sử dụng hệ thống tổ hợp
đa phương tiện theo hướng THTTĐPT và PMDH để dạy học sinh học cơ
thể TV, SH 11 THPT
8.3.2. Xác định các quy trình xây dựng và sử dụng hệ thống tổ hợp
đa phương tiện để dạy các cơ chế sinh học TV, SH 11 THPT theo hướng
THTTĐPT và xây dựng được PMDH hoàn chỉnh được ghi ra đĩa DVD để
sử dụng trong TN
8.3.3. Đề xuất giải pháp dạy sinh học 11 theo logic tổng - phân - hợp
thể hiện qua:
Lôgic hình thành khái niệm SH cơ thể qua DH phần cơ thể TV.
Lôgic hình thành khái niệm SH cơ thể qua tổ chức bài tổng kết
chương.
Dạy tốt các cơ chế sinh học TV theo tiếp cận THTTĐPT.
4
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1.1. Trên thế giới
Tuỳ từng điều kiện cụ thể, mỗi nước có cách đi và phương hướng
phát triển riêng. Nhìn chung, các nước trên thế giới đều có xu hướng là
từng bước đưa CNTT&TT vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục và sử dụng máy tính điện tử như công cụ trợ giúp cho dạy học. Đa số

các quốc gia đều quan tâm đến việc đưa CNTT&TT vào quá trình DH
thông qua đầu tư xây dựng hệ thống các PMDH. Việc đầu tư xây dựng hệ
thống PMDH đã trở thành một xu thế chung của các quốc gia có nền giáo
dục phát triển bởi vì các quốc gia đều ý thức được vai trò to lớn của
PMDH mang lại cho hệ thống giáo dục quốc dân trong việc truyền tải nội
dung dạy học đến số lượng lớn người học, giảm đầu tư cơ sở vật chất dẫn
tới tiết kiệm chi phí trên mỗi người học. Hơn nữa PMDH tốt còn giúp
người học nhanh chóng lĩnh hội được tri thức cơ bản và tự học để hoàn
thiện kiến thức cho bản thân.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Hiện tại các sản phẩm PM của các công ty, các nhà sản xuất đã có
mặt tại trên thị trường trong nước. Tuy nhiên, các sản phẩm PMDH loại
này chủ yếu là mang tính hỗ trợ cho GV, HS trong QTDH, tỉ trọng đóng
góp của các chuyên gia môn học vào sản phẩm này không nhiều nên chưa
thực sự hỗ trợ tích cực cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Bên cạnh đó
đã có khá nhiều đề tài, luận án liên quan tới xây dựng và sử dụng PMDH
đã được bảo vệ thành công nhưng xây dựng và sử dụng PMDH sinh học
cơ thể thực vật, SH 11 THPT theo hướng THTTĐPT thì chưa có công
trình nghiên cứu nào đề cập đến.
1.1.2. Cơ sở lý luận về THTTĐPT
1.1.2.1. Khái niệm đa phương tiện (Multimedia)
Đa phương tiện là thuật ngữ gắn liền với CNTT, ta có thể hiểu:
Multimedia = Văn bản kỹ thuật số (digital text) + Âm thanh &
phương tiện truyền thông hình ảnh (audio & visual media) + Siêu liên kết
(hyperlink)
Như vậy, ĐPT là việc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để
truyền thông tin ở các dạng như văn bản, hình ảnh tĩnh và động, âm thanh,
5
phim, video,… cùng với siêu liên kết giữa chúng. Các yếu tố cấu trúc của
ĐPT trong dạy học bao gồm:

Kênh chữ: Được thể hiện nội dung kiến thức trong SGK.
Kênh hình: bao gồm ảnh tĩnh và động, phim, video, sơ đồ, biểu bảng,
PHT là nguồn tư liệu quan trọng giúp HS tìm tòi, khám phá tự lĩnh hội
kiến thức mới.
Kênh âm thanh: bao gồm lời giảng của GV; tiếng thuyết minh của
từng đoạn phim, hình ảnh;
Siêu liên kết (hyperlink): được hiểu là một kết nối từ một vị trí này
đến bất kỳ một đích nào khác như một văn bản, một hình ảnh, phim, video,
hay một địa chỉ email, một file, hoặc một chương trình, Siêu liên kết góp
phần khuếch đại hiệu quả sư phạm của PMDH.
1.1.2.2. Khái niệm tích hợp truyền thông đa phương tiện
THTTĐPT chỉ mối quan hệ hữu cơ giữa các phương tiện (kênh)
truyền tải thông tin khác nhau. THTTĐPT trong dạy học được hiểu là
QTDH có sự kết hợp nhiều phương tiện truyền tải cùng một nội dung đến
cho người học, và người học tiếp nhận nội dung đó cùng một lúc bằng
nhiều kênh thông tin khác nhau (kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng…) tác
động đồng thời lên các giác quan của người học làm cho quá trình lĩnh hội
kiến thức của người học trở nên nhanh và hiệu quả.
1.1.2.3. Truyền thông và dạy học
- Quá trình truyền thông: Sự truyền thông (Communication có nguồn
gốc từ chữ La-tinh là “Communis” nghĩa là “cái chung”) là sự thiết lập
“cái chung” giữa những người có liên quan trong quá trình thực hiện hay
nói rõ hơn là tạo nên sự đồng cảm giữa người phát và người thu thông qua
một hay nhiều thông điệp được truyền đi.
- Quá trình dạy học: Quá trình dạy học thực chất là một quá trình
truyền thông bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin trong
một môi trường sư phạm thích hợp; sự tương tác giữa người học và các
thông tin. Trong bất kỳ tình huống dạy học nào cũng có một thông điệp
được truyền đi. Thông điệp đó thường là nội dung của chủ đề được dạy,
cũng có thể là các câu hỏi về nội dung cho người học, các phản ánh từ

người dạy đến người học về nhận xét, đánh giá các câu trả lời hay các
thông tin khác.
Mối quan hệ giữa truyền thông và dạy học: Quá trình dạy học là một
quá trình truyền thông, trong đó có sự gia công về mặt sư phạm nội dung
dạy học, bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin trong một
môi trường sư phạm thích hợp; sự tương tác giữa người học và các thông
tin. Mọi tình huống dạy học đều xuất phát từ một nội dung thông điệp
6
được truyền đi, các thông tin phản hồi từ người học và sự điều chỉnh thông
tin của người dạy, cuối cùng là sự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học sinh.
1.1.3. Cơ sở lý luận về PMDH
1.1.3.1. Khái niệm PMDH
Theo Dương Tiến Sỹ và Nguyễn Ngọc Linh, PMDH là phần mềm
được tạo ra bởi các phần mềm lập trình (tools software) và phần mềm ứng
dụng (application software) để ra lệnh cho máy vi tính thực hiện các yêu
cầu về nội dung và PPDH nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.
PMDH có nguồn gốc từ lớp phần mềm ứng dụng (application
software) như các phần mềm PowerPoint, Mcmix, Violet… và từ lớp phần
mềm lập trình (tools software)
1.1.3.2. Phân loại PMDH

1.1.3.3. Vai trò của PMDH
- Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học
- Đổi mới phương thức truyền tải nội dung dạy học
- Đổi mới phương pháp dạy học
1.1.4. Cơ sở lý luận về tiếp cận hệ thống và sinh học hệ thống
1.1.4.1. Khái niệm hệ thống
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Hệ thống là một tập hợp những
yếu tố, những bộ phận có mối quan hệ qua lại với nhau, tác động lẫn nhau

và tạo thành một chỉnh thể nhất định.
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hệ thống, nhưng nhìn
chung các định nghĩa đều phản ánh dấu hiệu chung, bản chất tập hợp những
yếu tố liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo nên tính chỉnh thể, ổn định.
1.1.4.2. Tiếp cận nghiên cứu hệ thống
Theo Dương Tiến Sỹ, tiếp cận nghiên cứu hệ thống thường vận dụng
phương pháp phân tích cấu trúc (Method of structure analysis) và phương
pháp tổng hợp hệ thống (Methods of systems synthesis).
1.1.4.3. Qui trình nghiên cứu hệ thống:
- Bước 1: Mô hình hoá hệ thống
- Bước 2: Phân tích cấu trúc
- Bước 3: Tổng hợp hệ thống
- Bước 4: Tối ưu hoá hệ thống
7
GV
HS
PMDH
Mức độ 2
GV
HS
PMDH
Mức độ 3
GV
HS
PMDH
Mức độ 1
GV
HS
PMDH
Mức độ 4

1.1.4.4. Khái niệm sinh học hệ thống
Sinh học hệ thống (Systems biology) là khoa học nghiên cứu mối
tương tác phức tạp giữa các thành phần cấu trúc của các hệ thống sống
(Biological systems) và những tương tác này sẽ đưa đến những chức năng
của hệ thống sống đó.
1.1.4.5. Định hướng vận dụng tiếp cận hệ thống trong DHSH 11,
THPT
Quá trình DH SH theo tiếp cận hệ thống được tổ chức theo lôgic
TỔNG QUÁT - PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP: Vận dụng tiếp cận sinh học
hệ thống trong DH SH 11, THPT cho phép:
Xác định được logic hình thành khái niệm SH cấp độ cơ thể qua dạy
học phần cơ thể TV
Xác định được logic hình thành khái niệm SH cơ thể qua tổ chức bài
tổng kết chương
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Thực trạng dạy học phần thực vật, SH 11 ở trường THPT
Nhắm đến thực trạng dạy học kiến thức sinh lý thực vật dạng cơ chế
ở trường THPT hiện nay. Một là, tìm hiểu khả năng nhận dạng, phát hiện
và phân loại kiến thức cơ chế của GV như thế nào? Hai là, kỹ năng dạy
kiến thức cơ chế quá trình của GV hiện nay ra sao?
Với kết quả điều tra có thể kết luận: Dạy học loại kiến thức cơ chế
TV SH11 còn gặp nhiều khó khăn và chất lượng DH còn hạn chế.
1.2.2. Thực trạng nhu cầu của GV về các PTDH KTS trong DH
SH 11 và tình hình trang bị hệ thống thiết bị phục vụ dạy học ở
trường THPT
Mục đích điều tra nhắm đến hai mục tiêu: Một là, thực trạng nhu cầu
của GV về PTDH KTS trong DH SH 11 ở trường THPT hiện nay. Hai là,
thực trạng trang bị hệ thống thiết bị phục vụ dạy học ở trường THPT.
Qua kết quả điều tra nhận thấy: Phần lớn các GV đều có nhu cầu sử
dụng PTHD đặc biệt là dạng KTS và các trường THPT hiện nay đang có

sự đầu tư mạnh về số lượng thiết bị hiện đại hỗ trợ cho QTDH đặc biệt
như: Máy vi tính, máy chiếu projector - đây là điều kiện cần để sử dụng
các PTDH kỹ thuật số trong DH.
1.2.3. Thực trạng nhận thức của GV về PMDH, vai trò và ý
nghĩa của PMDH
Mục đích của điều tra tập trung vào 3 khía cạnh là: Hiểu biết của
GV về PMDH, vai trò và ý nghĩa của PMDH.
Từ kết quả điều tra chúng tôi nhận định như sau: Bên cạnh đa số GV
nhận thức đúng về thế nào là PMDH thì còn một bộ phận (47%) chưa thật
8
sự hiểu thế nào là PMDH. Đa số GV đều nhận thức được vai trò ý nghĩa
của PMDH tuy nhiên số này không cao chỉ chiếm khoảng 2/3 số GV được
hỏi, điều này phản ánh một thực tế là GV chưa hoàn toàn hiểu về PMDH,
về vai trò và ý nghĩa của PMDH.
1.2.4. Định hướng dạy học SH 11 ở trường THPT
Mục đích của điều tra nhắm đến việc tìm hiểu sự hiểu biết và thực
trạng dạy học SH 11của GV theo định hướng tiếp cận sinh học hệ thống
cấp độ cơ thể.
Qua kết quả điều tra nhận thấy:
- Nhiều GV vẫn còn mơ hồ về các dấu hiệu tương đồng của các đặc
trưng sống và dạy SH 11 chưa tuân theo các dấu hiệu tương đồng của các
đặc trưng sống.
- Phần lớn GV không chú trọng đến việc dạy học các bài tổng kết sau
mỗi chương, điều này chứng tỏ GV đã chưa ý thức đầy đủ về định hướng
thực hiện chương trình và bỏ qua một cơ hội quan trọng trong việc hình
thành khái niệm sinh học cấp độ cơ thể.
9
Chương 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PMDH SINH HỌC CƠ THỂ
THỰC VẬT- SINH HỌC 11 THEO HƯỚNG THTTĐPT

2.1. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 11, TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
2.1.1. Cấu trúc nội dung sách giáo khoa SH 11 THPT
Nội dung chương trình SH 11 THPT hiện nay đề cập đến hệ thống
sống ở cấp độ cơ thể thông qua hai đại diện là TV và ĐV đa bào biểu hiện
qua bốn đặc trưng sống cơ bản là: Chuyển hóa vật chất và năng lượng,
cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản.
2.1.2. Đặc điểm nội dung SH cơ thể thực vật
Kiến thức SH 11 THPT phần TV đề cập đến nội dung sinh lý TV.
Bao gồm các quá trình, cơ chế SH diễn ra bên trong cơ thể TV mà bộc lộ
ra bên ngoài qua các đặc trưng sống
2.2. ƯU THẾ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG TIẾP CẬN THTTĐPT
TRONG DH SH THỰC VẬT, SH 11, THPT
Phân tích đặc điểm nội dung SH cơ thể thực vật, SH 11 cho thấy cần
làm nổi bật quan hệ kiến thức sinh học chuyên khoa (chủ yếu là chức năng
sinh lý TV) từ đó khái quát được các nội dung kiến thức về đặc trưng sống
trên cơ sở đó hình thành khái niệm SH cơ thể, logic nội dung sẽ như sau:

Chức năng THTTĐPT trong sơ đồ này là tạo nguồn thông tin phong
phú, đa dạng, chính xác cho HS, là nguồn tra cứu cho HS thu thập, lựa
chọn thông tin theo nhiều kênh khác nhau mà SGK không đáp ứng được
hoặc đáp ứng phiến diện, thiếu sinh động,
Tích hợp các yếu tố như: Kênh chữ; kênh hình tĩnh; kênh hình động;
kênh âm thanh; siêu liên kết; hoạt động dạy của GV; hoạt động học của
HS tạo nên "tổ hợp đa phương tiện".
"Tổ hợp đa phương tiện" khắc phục được những hạn chế của mỗi
kênh thông tin, đồng thời có sự bổ sung khả năng cung cấp thông tin của
10
Huy động các
nội dung hình

thái, cấu tạo
và sinh lý TV
Huy động các
nội dung hình
thái, cấu tạo
và sinh lý TV
Phần mềm dạy học theo tiếp cận THTTĐPT
Phần mềm dạy học theo tiếp cận THTTĐPT
Khái quát theo
từng hoạt
động sống của
cơ thể TV
Khái quát theo
từng hoạt
động sống của
cơ thể TV
Hình thành
khái niệm cơ
thể thực vật
Hình thành
khái niệm cơ
thể thực vật
mỗi kênh. Bên cạnh đó, khi sử dụng "tổ hợp đa phương tiện" thì các kênh
thông tin sẽ hỗ trợ nhau, khuếch đại làm tăng giá trị sư phạm từ đó làm
tăng hiệu quả cung cấp thông tin đến cho HS.
THTTĐPT cho phép GV sử dụng phương tiện KTS để xây dựng nên
bài giảng sinh động, thu hút sự chú ý của HS, thuận lợi áp dụng các PPDH
tích cực. Do đặc tính mềm dẻo và dễ thay đổi của PTDH KTS nên GV có
thể thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với trình độ nhận thức của mỗi đối
tượng HS.

2.3. ĐỊNH HƯỚNG DHSH CƠ THỂ, SH 11 THPT THEO TIẾP
CẬN SH HỆ THỐNG
2.3.1. Xây dựng logic dạy học Tổng - Phân - Hợp trong dạy học
sinh học cơ thể, SH 11 THPT
Để hình thành khái niệm cấp độ cơ thể dựa trên quá trình khái quát
hóa, hệ thống hóa các nội dung của sinh học TV, ĐV cần khắc phục sự
tách rời hai nội dung đó bằng logic Tổng - Phân - Hợp
Theo lôgic Tổng - Phân - Hợp để dẫn HS đến khái niệm "hệ cơ thể"
có thể theo hai logic chính sau đây:
2.3.2. Lôgic hình thành khái niệm SH cơ thể qua DH
phần cơ thể TV
Theo logic thông thường, để hình thành được khái niệm SH cơ thể
đòi hỏi phải dạy xong phần TV (Phần A) và phần ĐV (Phần B). Tuy nhiên
qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng để hình thành được khái niệm SH cơ
thể không nhất thiết phải theo logic trên. Để làm được điều này đòi hỏi
PMDH khi thiết kế phải hướng vào việc hình thành nên các dấu hiệu tương
đồng của các đặc trưng sống. Tức là khi dạy phần TV PMDH đã phải
hướng tới phần ĐV, hay dạy TV thực chất là đang làm khung cho dạy
phần ĐV. Nói một cách hình tượng khi dạy TV giống như việc xây xong
một nửa cầu phía bên này đồng thời định vị và hình thành các mố cầu phía
bên kia sông để khi học phần ĐV HS chỉ cần hình thành các dầm cầu mới
là hoàn thiện cầu. Chúng tôi xây dựng lôgic triển khai như sau:
Bước 1: Tổ chức HS tìm kiếm, khai thác thông tin: Kết hợp với
SGK, tổ chức HS quan sát các kênh thông tin trong PMDH hình thành
kiến thức chuyên khoa của TV với chủ đích hướng đến khái niệm SH cơ
thể bằng các lệnh hoạt động thông qua câu hỏi, bài tập định hướng
Bước 2: Kết hợp các kênh thông tin để khái quát hình thành khái niệm
của mỗi đặc trưng sống và dấu hiệu tương đồng của mỗi đặc trưng sống
11
Bước 3: Kết hợp các kênh thông tin, dựa vào logic các dấu hiệu

tương đồng để tổ chức HS gia công các thông tin về SH ĐV bằng phép suy
diễn tương tự.
Trong mỗi bước, PMDH luôn chú trọng đến vai trò của THTTĐPT
tham gia vào từng khâu. Chính vai trò của THTTĐPT thông qua các kênh:
kênh chữ, hình tĩnh, hình động, sơ đồ, đã hỗ trợ tích cực và phát huy hiệu
quả logic DH SH cấp cơ thể.
2.3.3. Logic hình thành khái niệm sinh học cơ thể qua tổ chức bài
tổng kết chương
Bài tổng kết chương được dạy khi HS đã trải qua 2 nội dung: Một là,
tiếp nhận nội dung kiến thức chuyên khoa về TV. Hai là, tiếp nhận nội
dung kiến thức chuyên khoa ở ĐV. Công đoạn này có sự khác biệt lớn so
với giai đoạn đầu tiên - giai đoạn "TỔNG QUÁT". Nếu như giai đoan đầu
HS chỉ được trang bị một cách khái quát những dấu hiệu tương đồng của
mỗi đặc trưng sống nhưng với tinh thần có phần bị gò ép về kiến thức. Ở
bài tổng kết chương, trên cơ sở HS phải sử dụng kiến thức chuyên khoa
biểu hiện khác nhau ở TV và ĐV để khái quát nên dấu hiệu tương đồng
tức là hình thành nên đặc trưng của sinh học cấp độ cơ thể, là việc làm có
cơ sở, có kế thừa từ nguyên liệu và các bước trước đó. Chính điều này một
lần nữa giúp HS hiểu sâu sắc hơn về sinh học cấp độ cơ thể, từ đó có cái
nhìn khái quát về sinh học cấp độ cơ thể dựa trên những điểm riêng biệt
được biểu hiện ở TV và ĐV. Logic bài tổng kết chương được trình bày
theo các bước như sau:
Bước 1: GV hệ thống lại kiến thức chuyên khoa của TV và ĐV thông
qua một trong hai phương tiện sau:
- Hệ thống sơ đồ
- Hệ thống bảng tổng kết
Bước 2: GV hướng dẫn HS tổng hợp lại kiến thức thông qua sơ đồ
khái quát.
Bước 3: Khái quát quát hóa để hình thành nên dấu hiệu tương đồng
chung cho cả TV và ĐV.

2.4. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PMDH
SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT, SH 11 THPT THEO HƯỚNG
THTTĐPT
12
Việc xây dựng và sử dụng "tổ hợp đa phương tiện" và PMDH sinh
học cơ thể TV, SH 11 THPT theo hướng THTTĐPT tuân thủ những
nguyên tắc cơ bản sau:
2.4.1. Đảm bảo sự phù hợp giữa Mục tiêu - Nội dung - PPDH
Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp giữa mục tiêu - nội dung - phương
pháp DH là sự thể hiện mối quan hệ thống nhất và biện chứng của 3 thành
tố cơ bản của quá trình DH. Trong đó, mục tiêu không chỉ quy định, chi
phối nội dung mà quy định, chi phối cả PPDH. Mối quan hệ giữa mục
tiêu, nội dung, PPDH không chỉ ở cấp độ chương trình, môn học hay từng
phần, từng chương mà mối quan hệ trên phải được quán triệt vào từng bài
học cụ thể.
2.4.2. Nguyên tắc mô hình hóa các quá trình sinh học
Kiến thức sinh học 11 có tính trừu tượng cao, đề cập đến các quá
trình SH diễn ra trong thời gian dài, các cơ chế, quá trình phức tạp, tinh vi
mà mắt thường không thể quan sát được,các hiện tượng SH diễn ra trong
không gian rộng, những thí nghiệm SH khó thành công hoặc nguy hiểm
khi thực hiện cũng như liên quan đến hóa chất, thiết bị đắt tiền Với những
khó khăn trên, mô hình hóa các cơ chế SH đã trở thành nguyên tắc quan
trọng. Để xây dựng và sử dụng PMDH cơ thể TV, SH 11 THPT theo
hướng THTTĐPT, chúng tôi sử dụng các PM tin học để sưu tầm, chỉnh
sửa và xây dựng một số PM mô phỏng các cơ chế, quá trình SH.
2.4.3. Nguyên tắc tích hợp các phương tiện trực quan thành đa
phương tiện nhằm phát huy tối đa vai trò của các giác quan trong
nhận thức
THTTĐPT là việc diễn đạt nội dung dạy học bằng nhiều dạng PTDH
khác nhau để truyền tải nội dung DH đến người học thông qua các kênh

hình tĩnh, hình động, kênh chữ, kênh âm thanh, BĐKN, biểu bảng,…và
siêu liên kết giữa chúng. Quán triệt nguyên tắc này sẽ đảm bảo cung cấp
tối đa tri thức cho HS bằng PTDH, tạo điều kiện quan trọng hỗ trợ cho quá
trình quan sát tìm tòi phát hiện tri thức mới. Đây là hướng nghiên cứu có
nhiều triển vọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, vì nó
THTTĐPT, khắc phục được mặt “tĩnh” của các PTDH truyền thống và của
SGK.
Do SGK không có được các kênh hình động mô tả các cơ chế, các
quá trình sinh lý ở TV và ĐV nên đã hạn chế sự thể hiện cả về nội dung và
PPDH. Việc xây dựng được các “tổ hợp đa phương tiện” tương ứng với
từng cơ chế sinh học để tổ chức các hoạt động học tập sẽ khắc phục được
hạn chế trên.
13
Quá trình xây dựng “tổ hợp đa phương tiện” để DH SH cơ thể TV
theo hướng THTTĐPT thực chất là quá trình tổ chức thông tin (ở các dạng
khác nhau như: kênh chữ, kênh hình tĩnh, kênh hình động,…), để từ đó
người học phát hiện, phân tích và tổng hợp thông tin hình thành kiến thức
cho bản thân dưới sự định hướng của "tổ hợp đa phương tiện".
2.4.4. Nguyên tắc khái quát hóa trong dạy học sinh học cơ thể,
SH 11 THPT
THTTĐPT với các "tổ hợp đa phương tiện" có vai trò vừa tạo môi
trường phong phú, đa dạng thông tin cho HS tìm hiểu, thu thập làm
nguyên liệu, vừa tổ chức cho HS gia công trí tuệ các thông tin để khái quát
hóa nhằm tìm ra dấu hiệu tương đồng chung cho TV và ĐV, đây chính là
con đường hình thành các khái niệm SH cấp độ cơ thể.
2.5. QUY TRÌNH XÂY DỰNG PMDH SH CƠ THỂ THỰC
VẬT, SH 11 THPT THEO HƯỚNG THTTĐPT
14
Bước 4. Thiết kế và xây dựng tổ hợp đa phương tiện
theo tiếp cận THTTĐPT

Bước 3. Sưu tầm, gia công sư phạm và gia công kỹ
thuật hệ thống tư liệu dạy học kĩ thuật số phù hợp để tổ
chức kiến thức theo tiếp cận THTTĐPT
Giai
đoạn
xây
dựng
tổ hợp
đa
phương
tiện
Bước 2: Phân tích những hạn chế trong việc truyền tải
nội dung kiến thức làm cơ sở đề xuất phương án xây
dựng, sưu tầm, chỉnh sửa PTDH phù hợp theo tiếp cận
THTTĐPT
Bước 1. Xác định mục tiêu dạy học
Bước 5. Xây dựng GAKB và PMBG của các bài trong
phần TV
Bước 6. Xây dựng thư viện tư liệu KTS để HS tham
khảo mở rộng và nâng cao kiến thức
Bước 7. Xây dựng PMDH bằng PM Prontpage dưới
dạng một website để quản lý kết quả nghiên cứu
Bước 8. Chạy thử, chỉnh sửa chương trình
Giai
đoạn
xây
dựng
PMDH
2.5.1. Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học
Việc xác định mục tiêu như trên không chỉ định hướng tường minh

cho việc thiết kế "tổ hợp đa phương tiện" ứng với từng cơ chế sinh học cấu
thành từng hoạt động sống đặc trưng của SH cơ thể mà còn thuận lợi cho
gia công và hệ thống hóa thông tin theo mạch logic hình thành khái niệm
SH cơ thể.
2.5.2. Bước 2: Phân tích những hạn chế trong việc truyền tải nội
dung kiến thức làm cơ sở đề xuất phương án xây dựng, sưu tầm, chỉnh sửa
PTDH và cấu trúc hóa nội dung phù hợp theo tiếp cận THTTĐPT
Để xây dựng và sử dụng PMDH theo tiếp cận THTTĐPT, khi phân
tích các hạn chế trong việc cung cấp, tổ chức nội dung của SGK SH 11 tập
trung vào hai nhóm vấn đề sau: Một là, liệu thông tin về các sự kiện, hiện
tượng, cơ chế sinh lý, cấu tạo, hình thái cơ thể TV và ĐV đã thuận tiện cho
HS quan sát, thu thập, phân tích làm cơ sở hình thành các khái niệm SH
chuyên khoa?
Hai là, nội dung được hình thành đã thuận lợi cho việc định hướng
HS tìm hiểu, gia công thông tin để hệ thống hóa theo logic diễn biến các
hoạt động sống đặc trưng cho cấp độ cơ thể chưa?
PMDH theo hướng THTTĐPT được xây dựng và sử dụng nhằm tìm
lời giải tối ưu cho hai câu hỏi trên. Lời giải cho câu hỏi 1 là thiết kế các "tổ
hợp đa phương tiện" sao cho vừa tạo ra tài nguyên thông tin phong phú, đa
dạng cho HS vừa cấu trúc tài nguyên đó theo các "đơn vị" để định hướng
tường minh cho HS thu thập, xử lý phù hợp với các tình huống dạy học.
Lời giải câu hỏi số 2 là xác định được mạch logic nội dung định hướng tổ
chức HS tìm kiếm, xử lý thông tin để hệ thống hóa, khái quát hóa các nội
dung SH chuyên khoa hình thành khái niệm SH cơ thể.
2.5.3. Bước 3. Sưu tầm, gia công sư phạm và gia công kỹ thuật hệ
thống tư liệu dạy học kĩ thuật số phù hợp để tổ chức kiến thức theo
tiếp cận THTTĐPT
2.5.3.1. Sưu tầm tư liệu dạy học ở dạng kỹ thuật số: Hiện nay có
nhiều công cụ tìm kiếm trên Internet như: Google, Yahoo, Altavista;
Hotbot; Snap; Babylon

2.5.3.2. Gia công sư phạm và gia công kỹ thuật tư liệu dạy học ở
dạng kỹ thuật số
Gia công sư phạm là việc điều chỉnh, thay đổi nội dung tư liệu DH
phù hợp với nội dung, đối tượng DH. Gia công kỹ thuật là những thao tác
15
kỹ thuật trên máy tính nhằm điều chỉnh tư liệu DH theo đúng ý tưởng gia
công sư phạm đề ra. Gia công sư phạm và gia công kỹ thuật là hai công
việc khác nhau nhưng cùng tác động đồng thời lên đối tượng là các tư liệu
DH sao cho các tư liệu đó chính xác về nội dung, dễ nhìn, rõ nét, màu sắc
hài hoà, phù hợp với đối tượng HS, dễ dàng quan sát được và phù hợp với
ý tưởng tổ chức DH của GV.
2.5.4. Bước 4. Xây dựng "tổ hợp đa phương tiện" theo tiếp cận
THTTĐPT
Để xây dựng "tổ hợp đa phương tiện" GV phải thực hiện các công
việc sau:
2.5.4.1. Sắp xếp trình tự các kênh thông tin phù hợp với logic nội
dung: Khi sắp xếp phải chú ý đến sự hỗ trợ, sự phối hợp, sự bổ sung giữa
các kênh thông tin với nhau vì bản thân mỗi kênh thông tin luôn có điểm
mạnh và điểm yếu. Việc phối hợp các kênh thông tin là điều kiện để khắc
phục những hạn chế của mỗi kênh thông tin đó. Để làm tốt điều này đòi
hỏi GV phải tìm hiểu kỹ lưỡng đặc điểm từng kênh thông tin, có như vậy
thì sự phối hợp các kênh thông tin với nhau mới làm tăng giá trị sư phạm
của tổ hợp đa phương tiện. Việc sắp xếp các kênh thông tin còn phải cân
nhắc tới sự thuận lợi cho việc HS tự nghiên cứu nội dung.
2.5.4.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, định hướng khai
thác nội dung cơ chế SH: căn cứ vào hệ thống kiến thức các kênh thông
tin cung cấp.
2.5.4.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi vận dụng kiến thức: Các câu
hỏi cần khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết
các tình huống hay hiện tượng thực tiễn.

2.5.5. Bước 5. Xây dựng giáo án kịch bản và phần mềm bài giảng
2.5.5.1. Xây dựng GAKB bằng phần mềm Microsoft Office Word:
Giáo án bao gồm các mục sau: Mục tiêu, phương tiện, phương pháp,
tiến trình lên lớp, kiểm tra đánh giá, bài tập và hướng dẫn cách học bài
mới
Quy trình xây dựng một hoạt động dạy - học gồm các bước sau:
Bước 1: Định hướng hoạt động bằng tổ hơp đa phương tiện
Bước 2: HS tự nghiên cứu
Bước 3: Thảo luận nhóm
Bước 4: Kết luận, chính xác hóa kiến thức
Bước 5: Vận dụng kiến thức mới
16
2.5.5.2. Xây dựng PMBG tích hợp đa phương tiện bằng phần mềm
Powerpoint
a. Tạo giao diện chung cho các slide kiểu giả web của PMBG:
b. Nhập liệu thông tin từ giáo án kịch bản vào phần mềm PowerPoint
hình thành PMBG
c. Tạo liên kết (Hyperlink) giữa các mục của PMBG với các slide
d. Tạo hiệu ứng cho cột dàn ý của PMBG
2.5.6. Bước 6. Xây dựng thư viện tư liệu kỹ thuật số để tham
khảo mở rộng và nâng cao kiến thức
Thư viện tư liệu kỹ thuật số được xây dựng theo cấu trúc gồm: Ảnh
tĩnh; Ảnh động - phim; Em có biết.
2.5.7. Bước 7. Xây dựng PMDH bằng phần mềm Prontpage dưới
dạng một website
2.5.7.1. Cấu trúc PMDH sinh học cơ thể TV, SH 11 THPT
2.5.7.2. Qui trình xây dựng PMDH SH 11 bằng phần mềm
Prontpage dưới dạng một website
Tạo giao diện cho trang chủ
Giao diện cho các chương

Giao diện các bài (index)
Giới thiệu
Chương II
Bài 1
Thư viện tư liệu kỹ thuật số
Ảnh tĩnh
Giáo án kịch bản
Phần mềm bài giảng
Bài 2
Bài 3
Chương III
Chương IV
Ảnh động-Phim
Em có biết ?
Kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn
Chương I
Cài đặt
Kiểm tra đánh giá
Nội dung
17
Tạo đường link
2.5.8. Bước 8: Chạy thử, chỉnh sửa chương trình.
2.6. QUY TRÌNH SỬ DỤNG PMDH SH CƠ THỂ THỰC VẬT,
SH 11 THPT THEO HƯỚNG THTTĐPT
2.6.1. Quy trình sử dụng tổ hợp đa phương tiện DH SH 11 THPT
theo hướng THTTĐPT
2.6.2. Quy trình vận hành PMDH trong DH
18
Bước 3: Thảo luận nhóm

Bước 4: Kết luận, chính xác hóa kiến thức
Bước 1: Định hướng hoạt động bằng tổ hợp đa phương
tiện gồm: Kênh chữ, kênh hình tĩnh - động, câu hỏi,
bài tập, PHT, và tiến trình hoạt động của GV, HS
Bước 5: Vận dụng
Bước 2: Học sinh tự nghiên cứu
Quy
trình
sử
dụng
tổ hợp
đa
phương
tiện
trong
DH
Bước 3: Nghiên cứu PMBG
Bước 4: Sử dụng PMDH tổ chức quá trình lên lớp
Bước 1: Cài đặt các PM hỗ trợ chạy
Bước 1: Cài đặt các PM hỗ trợ chạy
các chương trình trên máy tính
các chương trình trên máy tính
Bước 2: Nghiên cứu GAKB
Quy
trình
vận
hành
PMDH
trong
DH

Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM
Nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.
3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
Chúng tôi tiến hành dạy các bài thực nghiệm theo chương trình và
SGK sinh học gồm 19 bài lý thuyết theo hướng vận dụng tiếp cận
THTTĐPT trong dạy học sinh học cấp độ cơ thể, SH 11 THPT.
3.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
3.3.1. Chọn trường, GV và HS tham gia thực nghiệm
- Chọn trường tham gia thực nghiệm:
Các trường TN được lựa chọn phải đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất,
trang thiết bị DH hiện đại (máy tính kết nối Internet, máy chiếu đa
năng, ).
Tỉnh Thái Bình: chọn 02 trường. Tỉnh Nghệ An: chọn 02 trường.
Thành Phố Hà Nội chọn 05 trường
- Chọn GV tham gia dạy thực nghiệm:
GV tham gia dạy thực nghiệm: là những GV có thâm niên và trình độ
giảng dạy tương đối đồng đều
- Chọn HS tham gia thực nghiệm:
HS tham gia thực nghiệm: tổng số 1743 HS. Số lượng, trình độ và
chất lượng học tập của các lớp này là gần tương đương nhau
3.3.2. Bố trí thực nghiệm
TN bố trí song song, chỉ khác nhau ở chỗ các lớp TN được dạy theo
tư tưởng giả thuyết khoa học của đề tài (sử dụng PMDH SH cơ thể TV
theo hướng THTTĐPT). Còn các lớp ĐC không sử dụng PMDH, dạy theo
chương trình sách giáo khoa hiện hành một cách bình thường.
Tiến hành kiểm tra trong TN với 4 đề / 4 chương. Thời gian làm bài
45 phút / đề. Cấu trúc mỗi đề gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan và
các câu tự luận. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhắm tới việc kiểm tra

kiến thức chuyên khoa. Câu hỏi tự luận nhắm đến việc hình thành khái
niệm sinh học cấp cơ thể. (Nội dung các đề kiểm tra xem phần phụ lục 1)
Thực nghiệm diễn ra trên tổng số 9 lớp TN với số lượng 439 HS &
và 9 lớp ĐC với số lượng 437 HS (năm học 2009 - 2010 và năm học 2010
- 2011) để đánh giá sự hình thành các khái niệm sinh học cấp độ cơ thể.
Kết quả thu được 3504 bài, trong đó có 1756 bài TN và 1748 bài ĐC.
Sau thực nghiệm 30 ngày, kiểm tra 45 phút gồm 20 câu hỏi trắc
nghiệm khách quan được tổ hợp lại trên cơ sở 4 đề kiểm tra bằng phần
19
mềm trộn đề TestPro là phần mềm rất mạnh trong việc tạo đề thi trắc
nghiệm và các câu hỏi tự luận, được thực hiện trên tổng số 9 lớp TN với số
lượng 432 HS & và 9 lớp ĐC với số lượng 435 HS để đánh giá độ bền
kiến thức về các khái niệm sinh học cấp độ cơ thể. Kết quả thu được 867
bài, trong đó có 432 bài TN và 453 bài ĐC.
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.4.1. Phân tích định lượng
Kết quả TN được phân tích trên phần mềm Microsoft excel.
3.4.1.1. Phân tích định lượng các bài kiểm tra trong thực nghiệm
- Lập bảng phân phối thực nghiệm và vẽ biểu đồ:
Tổng hợp kết quả điểm qua 2 đề kiểm tra trong thực nghiệm, ta thu
được bảng phân phối tần suất, tần suất hội tụ tiến và vẽ được các đồ thị
như sau:
BẢNG TẦN SUẤT ĐIỂM (%)
Bảng 3.2. Tần số điểm các bài kiểm tra trong TN.
Phương
án n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 1756 0 0 1.37 3.42 6.83 12.3
44.
9 17.8 13.4 0
ĐC 1748 0 0 1.83

9.3
8 12.6 42.3 16.2 10.3 7.32 0
Đồ thị 3.1. Đồ thị tần suất điểm các bài kiểm tra trong TN
Nhận xét:
Giá trị trung bình, yếu vị và trung vị điểm các bài kiểm tra trong TN
của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
Do sai số mẫu càng lớn thì tính chất đại biểu của tổng thể mẫu càng
thấp và độ lệch chuẩn, phương sai mẫu càng lớn thì sự biến thiên hay mức
độ phân tán của các trị số xung quanh giá trị trung bình càng lớn. Trong
bảng trên ta thấy sai số mẫu, độ lệch chuẩn và phương sai mẫu của TN
luôn nhỏ hơn ĐC; chứng tỏ sự biến thiên hay mức độ phân tán của các trị
số xung quanh giá trị trung bình của ĐC cao hơn TN.
20
Như vậy, điểm các bài kiểm tra khối TN cao hơn tập trung hơn so
với ĐC.
3.4.1.2. Phân tích định lượng các bài kiểm tra sau thực nghiệm
Sau thực nghiệm 30 ngày, chúng tôi kiểm tra 45 phút trên tất cả các
lớp TN & ĐC (thu được 867 bài) để đánh giá độ bền kiến thức.
- Lập bảng phân phối thực nghiệm và vẽ biểu đồ:
BẢNG TẦN SUẤT ĐIỂM (%)
Bảng 3.7. Tần suất điểm các bài kiểm tra sau TN
Phương án n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 432 0 0 1.39 3.47 6.94 13.9 41.9 20.4 12 0
ĐC 435 0 1.38 3.91 12.2 12.6 36.3 16.3 10.3 6.9 0
Đồ thị 3.3. Đồ thị tần suất điểm các bài kiểm tra sau TN
Nhận xét:
Giá trị trung bình, yếu vị và trung vị điểm các bài kiểm tra trong TN
của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
Do sai số mẫu càng lớn thì tính chất đại biểu của tổng thể mẫu càng
thấp và độ lệch chuẩn, phương sai mẫu càng lớn thì sự biến thiên hay mức

độ phân tán của các trị số xung quanh giá trị trung bình càng lớn. Trong
bảng trên ta thấy sai số mẫu, độ lệch chuẩn và phương sai mẫu của TN
luôn nhỏ hơn ĐC; chứng tỏ sự biến thiên hay mức độ phân tán của các trị
số xung quanh giá trị trung bình của ĐC cao hơn TN.
Như vậy, điểm các bài kiểm tra ở khối TN cao hơn tập trung hơn so
với ĐC.
3.4.1.3. So sánh độ bền kiến thức của HS trước và
sau thực nghiệm
Để đánh giá độ bền kiến thức của phương án TN và ĐC, chúng tôi
tiến hành so sánh độ bền kiến thức học được của HS trước và sau TN như
bảng sau:
Bảng 3.12. Bảng so sánh độ bền kiến thức của HS trước
và sau thực nghiệm
Phương án TRONG TN SAU TN CHÊNH LỆCH TN&ĐC
21
TN 7.029612756 7.006944444 0.0227
ĐC 6.219679634 6.034482759 0.1852
So sánh ở dạng đồ thị:
Đồ thị 3.5. So sánh độ bền kiến thức của HS trước và sau thực nghiệm
3.4.2. Phân tích định tính
Để đánh giá hiệu quả định tính của việc vận dụng tiếp cận
THTTĐPT với sự hỗ trợ của PMDH SH cơ thể thực vật, SH 11 THPT
chúng tôi căn cứ vào các tiêu chí như sau:
Tiêu chí 1: HS ghi nhớ, phân tích, giải thích, huy động được kiến
thức chuyên khoa sinh lý TV:
- Nội dung các bài học cụ thể được diễn đạt bằng nhiều kênh thông
tin khác nhau điều này trong thực tế đã làm cho HS các lớp TN tiếp thu nội
dung kiến thức cơ chế sinh lý thực vật tốt hơn các lớp ĐC.
- Với sự hỗ trợ của CNTT được thể hiện trong xây dựng và sử dụng
"tổ hợp đa phương tiện" theo hướng THTTĐPT thì một số kiến thức được

khắc sâu và mở rộng đã được đưa thêm vào nên HS học theo PMDH thì sẽ
được tiếp cận kiến thức này.
Tiêu chí 2: Xác định được các dấu hiệu tương đồng về bản chất
chung cho TV và ĐV:
- HS so sánh và tìm được điểm giống và khác nhau trong các cơ chế
thực hiện các quá trình sinh học ở TV và ĐV.
- HS lớp TN bước đầu đã biết khái quát hóa từ các dấu hiệu riêng
biệt, hay thay đổi trong các cơ chế thực hiện các quá trình sinh học ở TV
& ĐV để hình thành nên các dấu hiệu tương đồng. Tất cả HS các lớp TN
đều được làm quen với thao tác tư duy này và kết quả qua các bài kiểm tra
phần lớn HS lớp TN đều bước đầu biết cách khái quát hóa ra các dấu hiệu
tương đồng ở TV và ĐV.
Ngoài ra, qua thực tế quá trình thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: Khi
học tập trên lớp với bài dạy THTTĐPT HS lớp TN có thái độ hứng thú,
tích cực và chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức thông qua hệ thống
PTDH phong phú mặc dù những lần đầu làm quen với bài giảng loại này
có nhiều bỡ ngỡ song đa số HS đã thích ứng nhanh với PMDH. Hơn nữa,
22

×