Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

nghiên cứu và phân tích những điều chỉnh của luật tổ chức tín dụng 2010 so với luật tctd 1997

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.48 KB, 76 trang )

LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, bên cạnh những cố gắng hoàn thành các
chức năng, nhiệm vụ được giao để có đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của
nền kinh tế, Các tổ chức tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ trong quá trình xây dựng, trưởng thành.
Cụ thể: Đóng vai trò quan trong trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng
bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ
mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu
tư và sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu….Để được thành quả đó
không thể không kể đến sự đóng góp của “hành lang pháp lý” của luật TCTD.
Luật các TCTD 1997 được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 12/12/1997, có hiệu lực thi hành từ 01/07/1998 và được sửa
đổi, bổ sung năm 2004.Có thể nói các quy định của Luật các TCTD 1997 đã có
những đóng góp quan trọng trong việc tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho tổ
chức và hoạt động của hệ thống các Tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, cùng với sự
phát triển của nền kinh tế và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luật
các TCTD và luật sửa đổi cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập cản trở sự phát
triển của hệ thống tổ chức tín dụng cần được sửa đổi. Cụ thể:
Theo thời gian cùng với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế đất nước theo
xu hướng “công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước”. Cùng với sự phát triển
không ngừng về số lượng: các ngân hàng, dịch vụ ngân hàng, mạng lưới giao
dịch, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm không những về số lượng mà cả
chất lượng. Những bất cập trong Luật TCTD 1997 làm cản trở sự phát triển và
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 1
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
hoạt động kinh doanh của cac TCTD, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, thanh tra,
giám sát an toàn của NHNN đối với hệ thống TCTD….Hơn cả trong điều kiện
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)-một môi trường cạnh
tranh khốc liệt khi mà “vòng” bảo hộ cho ngân hàng thương mại trong nước
không còn. Vì vậy, để các hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đủ sức cạnh
tranh với các ngân hàng nước ngoài trong giai đoạn hội nhập thì cần phải phát


triển dịch vụ cả về số lượng lẫn chất lượng…Và phát triển như thế nào để vừa
hiệu quả lại vừa bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, cá
nhân trong nước. Đó là câu hỏi lớn mà nhà nước cùng hệ thống ngân hàng Việt
Nam luôn đặt lên hàng đầu.
Do đó, cùng với các tồn tại và bất cập kể trên và một số lý do khác. Ngày
16/06/2010 luật TCTD 2010 đã được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực thi
hành ngày 01/01/2011.
Để tìm hiểu và thấy được một cách cụ thể nhất những sửa đổi của luật TCTD
2010 so với luật TCTD 1997 (có sửa đổi bổ sung vào năm 2004) phù hợp và cải
tiến ở những điểm nảo thuận lợi cho hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện
nay .Chúng ta sẽ cùng nhau giải thích và phân tích, bình luận những điểm sau:
1. Phạm vị điều chỉnh
2. Về nguyên tắc áp dụng Luật
3. Về hình thức tổ chức của TCTD
4. Cấp giấy phép thành lập và hoạt động TCTD
5. Về các thay đổi cần chấp thuận của NHNN
1. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH:
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 2
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
Luật các tổ chức tín dụng năm 1997
1
(được sửa đổi, bổ sung một số điều năm
2004) đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo môi trường pháp lý lành
mạnh cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu của quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, Luật các TCTD năm 1997 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, cản
trở sự phát triển của hệ thống các TCTD, cần phải được sửa đổi, hoàn thiện. Do
đó, việc ban hành Luật các TCTD mới là rất cần thiết. Luật các TCTD năm
2010
2

đã được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2010 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2011.
Điều 1 của Luật các TCTD năm 2010
3
xác định rõ phạm vi điều chỉnh bao
gồm việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ
chức tín dụng (TCTD); thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác
có hoạt động ngân hàng.
Thay đổi quan trọng của Luật các TCTD năm 2010 là đã xác định lại phạm vi
điều chỉnh trên cơ sở thay đổi khái niệm “hoạt động ngân hàng” và sử dụng khái
niệm này làm tiêu chí để xác định thế nào là một TCTD. Khác với Luật các
TCTD năm 1997 (“hoạt động ngân hàng” được hiểu phải bao gồm cả hoạt động
huy động vốn, sử dụng vốn huy động để cấp tín dụng và làm dịch vụ thanh toán),
Luật các TCTD năm 2010 quy định “hoạt động ngân hàng” là hoạt động kinh
doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ: nhận tiền gửi; cấp
1
/>_pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=3342
2
/>_pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=3342
3
/>_pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=3342
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 3
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
tín dụng; và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản (khoản 12 Điều 4)
4
. Theo
đó, tùy theo loại hình hoạt động, TCTD có thể thực hiện một hoặc một số hoặc
cả ba hoạt động ngân hàng nêu trên khi được NHNN cấp Giấy phép thành lập và
hoat động.

Ngoài ra, Luật các TCTD năm 2010 bỏ phần quy định về "các tổ chức khác
có hoạt động ngân hàng". Bởi vì, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh
có điều kiện. Những điều kiện để được hoạt động ngân hàng đều rất chặt chẽ, từ
tổ chức bộ máy đến quản lý nội bộ, quản trị rủi ro. Những điều kiện này thông
thường các tổ chức khác không phải là TCTD đều không đáp ứng được. Đó là lý
do Chính phủ không thể ban hành được các văn bản hướng dẫn Luật các TCTD
năm 1997 về hoạt động ngân hàng của tổ chức khác. Điều này có nghĩa là để
được cấp phép hoạt động ngân hàng các tổ chức phải được thành lập như là một
TCTD. Những tổ chức nào có hoạt động ngân hàng đều phải được tổ chức lại
dưới hình thức là một TCTD hoặc phải chấm dứt hoạt động này (trừ việc công ty
chứng khoán thực hiện giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán).
Mặt khác, phạm vi điều chỉnh của Luật các TCTD năm 2010 đã được quy định
cụ thể hơn. Phạm vi điều chỉnh của Luật được mở rộng từ chỗ chỉ điều chỉnh chủ
yếu về hoạt động sang điều chỉnh về tổ chức quản lý và hoạt động của TCTD.
Ngoài ra, Luật các TCTD năm 2010 đã điều chỉnh việc thành lập, tổ chức, hoạt
động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước
ngoài, tổ chức nước ngoài có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
4
/>_pageid=578,33345598&_dad=portal&_schema=PORTAL&docid=3342
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 4
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
 Nhìn chung, về phạm vi điều chỉnh, Luật 2010 đã có những bước đổi mới
theo hướng tích cực và phù hợp hơn với thực tế sự phát triển của nền kinh tế và
yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
Ngày 16/6/2010, Luật các tổ chức tín dụng 2010 được Quốc hội thông qua
với 10 chương, 163 điều thay thế Luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997,
sửa đổi bổ sung năm 2004.
Luật các TCTD thay đổi tiêu chí xác định một tổ chức là TCTD bằng việc
thay đổi nội hàm của khái niệm "hoạt động ngân hàng"

5
: bao gồm một trong ba
hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán thay cho việc
phải đồng thời thực hiện cả ba hoạt động trên. Khái niệm “hoạt động ngân
hàng”
6
theo luật TCTD 1997 không đồng bộ với các Luật khác.
Thực tế theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cho rằng, trong quá trình
thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng (CTCTD) gặp không ít bất cập, nhiều quy
định của Luật hiện hành không còn thích hợp đã trở nên gò bó, làm giảm tính tự
chủ của tổ chức tín dụng, không đồng bộ với các luật khác mới ban hành (Luật
doanh nghiệp, Luật chứng khoán…) và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện
nay, tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi, Việt Nam đã trở thành
thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hội nhập ngày càng sâu rộng
vào kinh tế toàn cầu. Việc hội nhập đặt ra những yêu cầu tất yếu như: đa dạng
hóa các hoạt động, dịch vụ ngân hàng; đối xử bình đẳng giữa các loại hình
TCTD thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài; từng bước áp
dụng các chuẩn mực quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
5
Khoản 12 điều 4 trong luật TCTD năm
6
Khoản 7 điều 20 trong luật TCTD năm 1997(sữa đổi, bổ sung 2004)
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 5
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
Ví dụ:
Ngày 21/7/2011 đã đánh một dấu mốc quan trọng khi MB và Deloitte
7
lần
đầu tiên ký kết hợp tác mang ý nghĩa chiến lược liên quan đến Quản trị rủi ro
hoạt động. MB cũng là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam

thực hiện xây dựng hệ thống Quản trị rủi ro hoạt động một cách bài bản theo tiêu
chuẩn quốc tế.
8
Tối ngày 06/01/201, tại Khách sạn Hozison – Hà nội, Sở giao dịch Agribank
long trọng tổ chức Hội nghị khách hàng và Lễ đón chứng nhận ISO 9001:2008.
9
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 giúp
Sở giao dịch Agribank đảm bảo mọi hoạt động được định hướng và kiểm soát
nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách
hàng.Với phương châm hoạt động là: ”Cung cấp sản phẩm dịch vụ có chất
lượng, phù hợp với thỏa thuận và tuân thủ quy định của Pháp luật”. Sở giao dịch
Agribank không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, từng bước nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng như cam kết.
Mặt khác, quá trình cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại Nhà nước đã và
đang được triển khai, vì vậy, trong thời gian tới sẽ không còn loại hình Ngân
hàng thương mại Nhà nước như quy định của Luật hiện hành.
Tính đến tháng 2-2007 đã có 34 ngân hàng thương mại hoàn tất việc cổ phần
hóa với tổng số vốn điều lệ trên 21.000 tỷ đồng. Đến quý 2/2009 có cả thảy 5
7
/>quan-tri-rui-ro-hoat-dong.htm6.
8
/>ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3hnd0cPE3MfAwN_DxdLA08L
L2-fEMMA4zBTc_2CbEdFAD7aYVM!l.
9
/>giao-dich-agribank-don-chung-nhan-iso-9001 2008.aspx.
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 6
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
Ngân hàng thương mại niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam:
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Công thương Việt Nam
(CTG), Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (STB), Ngân hàng Á Châu (ACB) và

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB), trong đó VCB và CTG là các ngân hàng
quốc doanh.
Luật các TCTD thay đổi tiêu chí xác định một tổ chức là TCTD bằng việc
thay đổi nội hàm của khái niệm "hoạt động ngân hàng"
(1)
: bao gồm một trong ba
hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán thay cho việc
phải đồng thời thực hiện cả ba hoạt động trên. Khái niệm “hoạt động ngân hàng”
theo luật TCTD 1997 không đồng bộ với các Luật khác.:
 Ở Điều 4 Khoản 13 quy định “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ
chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,
tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các
hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc,
lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”. Đối với tiền gửi không kỳ hạn thì
khi gửi tiền khách hàng sẽ nhận lãi suất không kỳ hạn, còn đối với tiền gửi
có kỳ hạn thì khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ
hạn và kỳ hạn gửi có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,… Nhưng khi rút
trước hạn thì khách hàng sẽ chỉ nhận được lãi suất không kỳ hạn, thông
thường hình thức gửi tiền này có khách hàng là tổ chức, còn tiền gửi tiết
kiệm thường có khách hàng là các cá nhân. Ngoài ra, chứng chỉ tiền gửi,
kỳ phiếu, tín phiếu là các công cụ nợ ngắn hạn.
 Điều 4 Khoản 14 “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử
dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 7
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài
chính, bao thanh toán, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng
khác”, khi đã được cấp tín dụng thì bên được cấp tín dụng phải sử dụng
các khoản vay đúng mục đích.
 Đối với Điều 4 Khoản 15 quy định “Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài

khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh
toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ Ngân hàng,
thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài
khoản của khách hàng”, nhờ có những dịch vụ thanh toán này mà khách
hàng có thể tiết kiệm thời gian, giảm rủi ro khi sử dụng phương thức thanh
toán bằng tiền mặt, tiếp cận được với các dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt việc
cung ứng các dich vụ này sẽ làm cho tiền mặt được hạn chế.
Khái niệm mà Luật Các TCTD 1997 chưa đề cập đến đó là khái niệm về Giấp
phép. Theo Khoản 11, Điều 4 “Giấy phép bao gồm Giấy phép thành lập và hoạt
động của TCTD, Giấy phép thành lập chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Giấy
phép thành lập văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài
khác có hoạt động Ngân hàng do NHNN cấp. Văn bản của NHNN về sửa đổi, bổ
sung Giấy phép là một bộ phận không tách rời của Giấy phép”. Trong đó, Giấy
phép Thành lập là giấy phép được NHNN cấp nhằm công nhận sự hiện diện của
các TCTD và Giấy phép Hoạt động là giấy phép quyết định phạm vi kinh doanh
của các TCTD đó.
Ngoài ra, mỗi TCTD sẽ được cấp duy nhất một Giấy phép Thành lập và Hoạt
động điều này nhằm làm giảm bớt các giấy phép nhỏ khác với các TCTD và tất
cả nội dung hoạt động của TCTD sẽ được thể hiện rõ trong Giấy phép. Trong
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 8
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
quá trình hoạt động kinh doanh khi các TCTD có nhu cầu rộng hoặc thu hẹp nội
dung hoạt động sẽ được NHNN cho phép bằng Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy
phép.
Tuy nhiên, cần phân biệt giữa khái niệm “hoạt động ngân hàng” là các hoạt
động chỉ có thể được thực hiện bởi các TCTD và khái niệm “các hoạt động kinh
doanh khác của các TCTD” là các hoạt động không chỉ TCTD mà các tổ chức
khác cũng có thể được thực hiện.Theo cách tiếp cận này, các nghiệp vụ tư vấn tài
chính, môi giới tiền tệ, lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng là những nghiệp
vụ mà TCTD được phép thực hiện nhưng không phải là “hoạt động ngân hàng”.

Ngoài ra TCTD còn được phép trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua công ty con,
công ty liên kết) thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư.
 Theo các chuyên gia ngân hàng thì phạm vi của các hoạt động ngân hàng vẫn
còn mù mờ, chưa rõ ràng,
10

11
vẫn có thể có các cách hiểu khác nhau về khái
niệm nghiệp vụ ngân hàng và TCTD phi ngân hàng, mà các tổ chức có thể lợi
dụng nếu pháp luật quy định không chặt chẽ. Trong Luật các TCTD 2010, tiêu
chí phân biệt giữa ngân hàng và các TCTD phi ngân hàng đã được quy định rõ
hơn trên cơ sở phạm vi hoạt động của hai loại hình này. Theo đó, các TCTD phi
ngân hàng không được phép nhận tiền gửi của cá nhân, không được cung ứng
dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Quy định này phù hợp hơn
với thông lệ áp dụng tại hầu hết các nước và tạo điều kiện để một mặt giảm bớt
rủi ro cho hệ thống TCTD, mặt khác cho phép các TCTD phi ngân hàng được
10
/>moi-va-cu.aspx.
11
/>chuyen-gia-khi-ty-gia-20693-dongusd.htm.
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 9
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
mở rộng phạm vi cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác của mình do các quy
định về an toàn sẽ được áp dụng ở mức độ thấp hơn so với các ngân hàng thương
mại là những tổ chức nhận tiền gửi của dân cư và tham gia vào hệ thống thanh
toán.
Luật 2010 quy định rõ mỗi TCTD sẽ được cấp duy nhất một Giấy phép thành
lập và hoạt động, trong đó xác định rõ phạm vi hoạt động của từng TCTD trên cơ
sở nhu cầu và khả năng đáp ứng các điều kiện của từng TCTD mà trong luật
TCTD 1997 không quy định rõ vấn đề này tại điều 20 . Trong quá trình hoạt

động, TCTD có thể mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi hoạt động và sẽ được NHNN
chấp thuận bằng Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép; Quyết định này sẽ là
một bộ phận không tách rời của Giấy phép thành lập và hoạt động.
Về mức giới hạn sở hữu cổ phần tại phần khái niệm của điều 6 quy định sửa
đổi của năm 1997 so với luật TCTD năm 2010 đối với cổ đông là cá nhân từ
10% xuống 5%; cổ đông là pháp nhân từ 20% xuống 15% (trừ trường hợp sở
hữu cổ phần theo quyết định của NHNN để xử lý tổ chức tín dụng gặp khó khăn,
bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng; sở hữu cổ phần nhà nước tại các tổ
chức tín dụng cổ phần hóa; sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài). . Khái
niệm ở năm 2010 làm rõ hơn về cổ đông lớn của tổ chức tín dụng và mức sở hữu
về % vốn cổ phần cũng thấp hơn sở dĩ có sự thấp hơn này là do có qui định tăng
vốn điều lệ ở năm 2010 của các tổ chức tín dụng nên sự thay đổi này cũng khá
hợp lý.
Cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu
vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Các tỷ lệ sở hữu nêu trên
bao gồm cả phần vốn ủy thác cho các tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần.
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 10
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
Tại khái niệm Khoản 4, Điều 4 và Điểm a, Khoản 1, Điều 108, Luật các tổ
chức tín dụng có quy định công ty tài chính không được nhận tiền gửi của cá
nhân, chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức. Trong khi tại Luật các tổ chức tín dụng
1997, sửa đổi bổ sung 2004 công ty tài chính vẫn được nhận tiền gửi của tổ chức,
cá nhân có kỳ hạn từ 1 năm trở lên.
12
Việc pháp luật quy định không được nhận tiền gửi của cá nhân là một điểm
khá tương đồng so với pháp luật quốc tế, tuy nhiên lại khiến cho các tổ chức tín
dụng phi ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn. Bên cạnh các công
ty tài chính thành lập để tiến hành hoạt động thu xếp vốn nội bộ cũng có những
công ty tài chính thành lập với mục đích chính là cung cấp các dịch vụ tín dụng
cá nhân, tín dụng tiêu dùng như các công ty tài chính 100% vốn nước ngoài. Vì

vậy việc quy định mới có hiệu lực thi hành sẽ gây ra những khó khăn nhất định
đối với hoạt động huy động vốn của các công ty tài chính.
Theo NGHỊ ĐỊNH Quy định về hoạt động của công ty tài chính và công ty
cho thuê tài chính tại khoản 1 điều 5 nói về Nhận tiền gửi của tổ chức “Công ty
tài chính (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) được nhận tiền gửi có
kỳ hạn trên 01(một) năm của tổ chức. Khách hàng gửi tiền không được rút trước
hạn.”
Đồng thời với quy định trên, hiện nay luật hiện hành có quy định các tổ chức
tín dụng phi ngân hàng được nhận tiền gửi của các tổ chức nhưng không ghi rõ
nhận tiền gửi không kỳ hạn hay có kỳ hạn, kỳ hạn là bao nhiêu dẫn đến nhiều
tranh cãi. Dự thảo nghị định hướng dẫn về công ty tài chính được ban hành với
12
/>cac-to-chuc-tin-dung-2010
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 11
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
quy định rằng, công ty tài chính chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức với kỳ hạn
trên 1 năm. Quy định này nếu được ban hành sẽ hạn chế rất lớn khả năng huy
động vốn của các công ty tài chính, trong khi Luật mới đã không cho công ty tài
chính huy động tiền gửi cá nhân.
Ngoài những sự mở rộng và thay đổi trên,luật tổ chức tín dụng năm 2010 còn
có những khái niệm mới về:
 Sở hữu gián tiếp là việc tổ chức, cá nhân sở hữu vốn điều lệ, vốn cổ phần
của tổ chức tín dụng thông qua người có liên quan hoặc thông qua ủy thác
đầu tư.
 Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp
với tổ chức, cá nhân khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 Công ty mẹ với công ty con và ngược lại; tổ chức tín dụng với công ty con
của tổ chức tín dụng và ngược lại; các công ty con của cùng một công ty
mẹ hoặc của cùng một tổ chức tín dụng với nhau; người quản lý, thành
viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc của tổ chức tín dụng, cá nhân

hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người này với công ty con và
ngược lại;
 Công ty hoặc tổ chức tín dụng với người quản lý, thành viên Ban kiểm
soát của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó hoặc với công ty, tổ chức có
thẩm quyền bổ nhiệm những người đó và ngược lại;
 Công ty hoặc tổ chức tín dụng với tổ chức, cá nhân sở hữu từ 5% vốn điều
lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại công ty hoặc tổ chức
tín dụng đó và ngược lại;
 Cá nhân với vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của người này;
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 12
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
 Công ty hoặc tổ chức tín dụng với cá nhân theo quy định tại điểm d khoản
này của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc
cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết
trở lên của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó và ngược lại;
 Cá nhân được ủy quyền đại diện cho tổ chức, cá nhân quy định tại các
điểm a, b, c, d và đ khoản này với tổ chức, cá nhân ủy quyền; các cá nhân
được ủy quyền đại diện phần vốn góp của cùng một tổ chức với nhau.
 Công ty liên kết của tổ chức tín dụng là công ty trong đó tổ chức tín dụng
hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu
trên 11% vốn điều lệ hoặc trên 11% vốn cổ phần có quyền biểu quyết,
nhưng không phải là công ty con của tổ chức tín dụng đó.
 Công ty con của tổ chức tín dụng là công ty thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
 Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức
tín dụng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền
biểu quyết;
 Tổ chức tín dụng có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất
cả thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc
(Giám đốc) của công ty con;

 Tổ chức tín dụng có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con;
 Tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng trực tiếp hay
gián tiếp kiểm soát việc thông qua nghị quyết, quyết định của Đại hội
đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của công ty con.
 Người quản lý tổ chức tín dụng bao gồm Chủ tịch, thành viên Hội đồng
quản trị; Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc (Giám
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 13
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
đốc) và các chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức
tín dụng.
 Người điều hành tổ chức tín dụng bao gồm Tổng giám đốc (Giám đốc),
Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh
và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín
dụng.
 Luật 2010 bổ sung những khái niệm mới vì những phát sinh mới khi bắt đầu
cổ phần hóa cho phù hợp với những cam kết khi gia nhập WTO và phù hợp với
xu thế phát triển hiện nay.
3. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG LUẬT CỦA TCTD:
3.1 Luật các TCTD được ưu tiên áp dụng Luật:
3.1.1 Các TCTD áp dụng Luật:
Trước đây Luật các TCTD năm 1997 (có bổ sung năm 2004) chỉ đưa ra các
đối tượng áp dụng là TCTD và các tổ chức khác hoạt động ngân hàng. Nay với
luật TCTD mới (Điều 2 Luật TCTD năm 2010) đã xác định cụ thể từng đối
tượng áp dụng.
Các đối tượng áp dụng được nêu cụ thể như sau:
• Tổ chức tín dụng;
• Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
• Văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có
hoạt động ngân hàng;
• Tổ chức các nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chúc, hoạt động của

chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước
ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 14
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
 So với Luật các TCTD năm 1997 (có bổ sung năm 2004) thì đối tượng áp
dụng luật được qui định rõ và cụ thể, không nêu một cách khái quát chung
chung. Qua đó xác định rõ hơn phạm vi và quyền hạn của từng đối tượng áp
dụng luật, đồng thời tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý
hoạt động của TCTD được dễ dàng hơn.
3.1.2 Điều kiện ưu tiên áp dụng Luật:
Về cơ bản Điều 3 của Luật các TCTD 2010 bao gồm cả hai điều (Điều 2 và
Điều 3) trong Luật các TCTD 1997, bên cạnh đó Luật các TCTD 2010 quy định
chi tiết, cụ thể, rõ ràng về việc thành lập, tổ chức và hoạt động, kiểm soát đặc
biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng,…
13
của các TCTD trong nước nói
chung và các TCTD nước ngoài nói riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động,
kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng,…không đưa những ra
đối tượng thực hiện một cách khái quát, mà chỉ rõ ra các tổ chức có hoạt động
TCTD của nước ngoài tại Việt Nam. Các quy định này được xây dựng dựa trên
cơ sở của Luật DN và Luật Hợp tác xã, việc quy định này một mặt đảm bảo công
bằng đối với các TCTD và làm cho thị trường hoạt động lành mạnh hơn. Bên
cạnh đó việc áp dụng theo luật các TCTD còn đảm bảo an toàn cho các TCTD
trong quá trình hoạt động.
Ví dụ: Khái niệm “Cổ đông lớn” quy định không nhất quán giữa Luật các
TCTD 1997 với Luật Chứng khoán 2006, Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số
15/2007/QĐ-BTC ngày 12/02/2007 của Bộ Tài chính.
14


13
Trích Điều 3 luật các TCTD 2010
14
/>actType=2&TypeGrp=1&ID_News=4051&menuid=106120&menuup=&menuli
nk=&stocktype=2
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 15
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
Cụ thể, khoản 6 Điều 20 Luật các TCTD 1997 quy định “Cổ đông lớn là tổ
chức hoặc cá nhân sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ
phần có quyền bỏ phiếu của một tổ chức tín dụng”. Trong khi khoản 9 Điều 6
Luật Chứng khoán năm 2006 quy định “Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp
hoặc gián tiếp từ 05% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát
hành”.
Trong trường hợp này, mặc dù pháp luật đã quy định nguyên tắc áp dụng luật
trong trường hợp có xung đột giữa các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng việc
chấp thuận nội dung điều lệ của ngân hàng được quy định theo một trong hai quy
định nêu trên là không đơn giản, nó phụ thuộc vào cách hiểu và quan điểm của
những người trực tiếp thẩm định điều lệ. Đối với ngân hàng có cổ phiếu niêm yết
trên sở giao dịch chứng khoán, điều lệ không chỉ được Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước chuẩn y mà còn phải được sở giao dịch chứng khoán nơi niêm yết cổ
phiếu chấp thuận. Tất nhiên, khi xem xét điều lệ của ngân hàng, Ngân hàng Nhà
nước và Sở giao dịch chứng khoán phải ưu tiên đối chiếu với các văn bản quy
phạm pháp luật của ngành mình để thẩm định và yêu cầu chỉnh sửa nếu quy định
tại điều lệ của ngân hàng mâu thuẫn, trái hoặc không phù hợp với quy định
tương ứng của ngành Ngân hàng hoặc pháp luật về chứng khoán, thị trường
chứng khoán. Pháp luật về ngành Ngân hàng chỉ chấp nhận cho ưu tiên áp dụng
các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán trong
trường hợp chuyển nhượng cổ phần của ngân hàng niêm yết.
Vì vậy, các ngân hàng không dễ dàng giải trình, thuyết phục Ngân hàng Nhà
nước chấp nhận quy định “Cổ đông lớn” trong điều lệ của mình theo quy định

của Luật Chứng khoán; ngược lại, ngân hàng cũng khó giải trình, thuyết phục Sở
Giao dịch chứng khoán chấp nhận quy định “Cổ đông lớn” trong điều lệ của
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 16
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
mình theo quy định của Luật các TCTD. Và cứ như vậy, bất kỳ quy định nào
trong điều lệ của tổ chức tín dụng không phù hợp với quy định của pháp luật
thuộc ngành có cơ quan thẩm định điều lệ đều khó có thể được chấp thuận.
15
Để giải quyết vấn đề trên luật TCTD năm 2010 đã có sự đổi mới trong khái
niệm quy định về “Cổ đông lớn” phù hợp với tình hình chung như sau: Theo
khoản 6 Điều 4 luật TCTD 2010 quy định “Cổ đông lớn của tổ chức tín dụng cổ
phần là cổ đông sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu
quyết trở lên của tổ chức tín dụng cổ phần đó.”
16
Ví dụ:
 Ngày 9/10/2008 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Giấy phép số 268/GP-NHNN cho phép Ngân hàng Australia and New
Zealand Banking Group Limited được thành lập ngân hàng 100% vốn
nước ngoài tại Việt Nam.
17
 Theo đó Ngân hàng ANZ được thành lập dưới hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt
Nam, có con dấu riêng và có tài khoản được mở tại ngân hàng theo quy
định của pháp luật Việt Nam. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng này tại
Việt Nam là 99 năm và loại hình hoạt động là ngân hàng thương mại.
15
/>/Lu%C3%9F%C2%A6%C2%A1t+c%2B%C3%ADc+TCTD+2010+
%C3%A6%C3%9F%2B%C3%96t+ph%2B%C3%AD+v%C3%9F%2B
%C3%BC+c%C3%9F%C2%A6%C3%BAi+c%2B%C3%ADch+qu%C3%9F
%C2%A6%C3%BAn+l%2B%2B+nh%2B%C3%A1+n

%C2%A6%C2%A6%C3%9F%2B%C2%A2c+v%2B%C3%A1.
16
Trích khoản 26 Điều 4 luật các TCTD 2010
17
/>n_nuoc_ngoai_tai_Viet_Nam.html
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 17
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
 Vốn điều lệ của Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên ANZ
(Việt Nam) là 1.000 tỷ đồng do Ngân hàng Australia and New Zealand
Banking Group Limited cấp.
 Về nội dung hoạt động, ANZ Bank (Vietnam) được thực hiện các nghiệp
vụ như: Huy động vốn; hoạt động tín dụng; dịch vụ thanh toán và ngân
quỹ; và các hoạt động khác, được quy định cụ thể trong Giấy phép.
 Bên cạnh đó Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính
phủ quy định về tăng vốn điều lệ
18
. đối với các ngân hàng thương mại,
mức vốn pháp định áp dụng cho đến 31/12/2010 là 3.000 tỷ đồng; chi
nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD; với ngân hàng chính sách,
ngân hàng phát triển là 5.000 tỷ đồng; ngân hàng đầu tư, ngân hàng hợp
tác và quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 3.000 tỷ đồng; với công ty tài
chính là 500 tỷ đồng; công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng.
 Để thực hiện theo quy định chung của NHNN và theo luật các TCTD,
đồng thời bảo đảm an toàn trong hoạt động, ngân hàng ANZ tính đến
tháng 12/2010 đã tăng vốn điều lệ lên 3.200 tỷ đồng.
 Việc ban hành nghị định 141 của Chính phủ không những bảo đảm an toàn
trong hoạt động của riêng ngân hàng ANZ mà còn bảo đảm an toàn cho toàn hệ
thống ngân hàng.
Các tập quán thương mại trong Luật các TCTD 2010 có điểm mới hơn so với
Luật các TCTD 1997 là quy định cụ thể phải là Tập quán thương mại quốc tế do

Phòng thương mại quốc tế ban hành.
19
18
/>3000-ty.rainbi171.35D1443B.html
19
Trích khoản a Điều 4 luật các TCTD 2010.
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 18
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
Qua đó việc áp dụng theo tập quán quốc tế chung, làm cho các quan hệ trong
quá trình kinh doanh được cụ thể hóa cho từng đối tượng áp dụng, dẫn đến giải
quyết dễ dàng khi có phát sinh tranh chấp.
Ví dụ: Quyết định ngày 26/3/2002 Số 226/2002/QĐ-NHNN
20
của NHNN quy
định Về việc ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán, qua đó qui định rõ các TCTD nào được thực hiện
hoạt động thanh toán và qui định các hình thức thanh toán cụ thể.
Ví dụ: Ngày 17/8/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức
Hội nghị phổ biến Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín
dụng dưới sự chủ trì của Đ/c. Đặng Thanh Bình - Phó Thống đốc NHNN. Tham
dự Hội nghị có Thủ trưởng các đơn vị, Vụ, Cục thuộc NHNN; đại diện lãnh đạo
Hiệp hội Ngân hàng; Giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố và Tổng
Giám đốc, Giám đốc tổ chức tín dụng (TCTD) có Trụ sở chính từ Thanh Hóa trở
ra.
“Tại Hội nghị, Đ/c Dương Quốc Anh – Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng trình bày Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.
Luật các TCTD năm 2010 khắc phục được những bất cập của Luật các TCTD
năm 1997 như vấn đề về quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm của các
TCTD; đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực ngân hàng cũng như
nhu cầu đa dạng hóa, tính năng động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của

các TCTD… Luật TCTD năm 2010 cũng đáp ứng được yêu cầu của quá trình
/>20
/>vb_quyet_dinh_so_226_2002_qd_nhnn_ngay_26_thang_3_nam_2002_cua_thon
g_doc_ngan_hang_nha_nuoc_ve_viec_ban_hanh_quy_che_hoat_dong_thanh_to
an_qua_cac_to_chuc_cung_ung_dich_vu_thanh_toan.
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 19
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
hội nhập và xây dựng hệ thống các TCTD hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế,
đảm bảo sự đồng bộ giữa các quy định của Luật các TCTD và các luật khác như
Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Cạnh tranh, Luật Hợp
tác xã, Luật Phá sản…”
21
 Theo ý kiến riêng của cá nhân, Luật các TCTD năm 2010 so với Luật các
TCTD năm 1997 (sửa đổi năm 2004) trước hết là đưa ra những quy định cụ thể,
rõ ràng trong các trường hợp áp dụng luật, đặc biệt là các TCTD nước ngoài khi
tham gia thị trường tại Việt Nam, việc áp dụng đồng bộ giữa các tổ chức trong
nước nói chung và nước ngoài nói riêng trước hết đảm bảo sự công bằng, công
khai, minh bạch trên thị trường, và một yếu tố quan trọng nữa là giúp NHNN
trong quá trình quản lý, giám sát, và đưa ra các biện pháp khi có biến động trên
thị trường.
Nhận định:
Luật các TCTD 2010 có điểm mới so với Luật các TCTD năm 1997 là xác
định rõ nguyên tắc áp dụng Luật theo hướng: Luật các TCTD quy định cụ thể
các đặc thù trong việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của TCTD; khi có
các quy định khác nhau giữa Luật các TCTD và luật khác thì Luật các TCTD sẽ
được ưu tiên áp dụng.
Việc ưu tiên áp dụng luật không những giúp giải quyết các vấn đề phát sinh
trong hoạt động của các TCTD trong nước một cách công khai, minh bạch, đúng
luật, mà bên cạnh đó khi các TCTD nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính
21

/>TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 20
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
trong nước, thì việc phân định rõ về luật là cơ sở để giải quyết các tranh chấp
trong hoạt động kinh doanh.
3.2 Nội dung của luật TCTD quy định áp dụng luật doanh nghiệp, luật hợp
tác xã:
3.2.1 Những điểm mới của luật TCTD quy định luật DN, luật HTX:
Trong luật các TCTD 2010, tiêu chí phân biệt giữa ngân hàng và các TCTD
phi ngân hàng đã được quy định rõ hơn trên cơ sở phạm vi hoạt động của hai loại
hình này. Các TCTD phi ngân hàng không được phép nhận tiền gửi cá nhân,
không được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Luật TCTD 2010 quy định mô hình ngân hàng thương mại ở Việt Nam là mô
hình “ngân hàng thương mại đa năng hạn chế”, các NHTM được thực hiện các
hoạt động ngân hàng truyền thống (như nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng
các dịch vụ thanh toán) và tùy theo mức độ rủi ro thị trường của từng nghiệp vụ
ngân hàng đầu tư, các NHTM được phép trực tiếp ( Đ 107 ) hoặc gián tiếp(thông
qua công ty con, công ty liên kết ( Đ 103 )
Rõ ràng, chặt chẽ hơn: Luật TCTD 2010 quy định TCTD được tổ chức theo
các hình thức pháp lý của luật Doanh nghiệp (hoặc luật HTX), cụ thể: NHTM
trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần ( trừ NHTM
nhà nước được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ) ; TCTD phi ngân hàng trong nước
được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn ; TCTD 100% vốn nước ngoài, TCTD liên doanh được thành lập, tổ
chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn; Ngân hàng Hợp tác xã, quỹ
tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã; Tổ chức
tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 21
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
hạn. Như vậy, các quy định về quản trị, điều hành, kiểm soát được phân loại

theo hình thức pháp lý của TCTD.
Bên cạnh đó, Luật TCTD 2010 cũng khẳng định quan điểm không có ngân
hàng tư nhân bằng việc quy định: NHTM chỉ được thành lập dưới hình thức duy
nhất là công ty cổ phần đại chúng, với tối thiểu là 100 cổ đông, trừ 2 trường hợp
ngoại lệ là ngân hàng 100% vốn nhà nước và ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Đối với QTD: Các hoạt động của QTD được thực hiện đã quy định tại Điều
118 Luật các tổ chức tín dụng.( Quỹ tín dụng HTX của Hội Phụ nữ, HTX nông
lâm nghiệp Nhữ Hán, Quỹ tín dụng thị trấn Yên Lạc, Quỹ tín dụng HTX Thái
Bình…).
Ví dụ: Nhân sự của ngân hàng cũng là một trong những nội dung bị quản lý
rất chặt chẽ. Chẳng hạn, những người bị kết án, bất kể về tội gì đối với các tội
thuộc khung hình phạt trên 3 năm tù, dù được xóa án tích ( pháp luật coi như
chưa phạm tội) vẫn không bao giờ được làm kế toán trưởng hay giữ chức danh
từ giám đốc chi nhánh trở lên (điều 33). Hoặc nếu luật Doanh nghiệp chỉ cấm
Tổng giám đốc của công ty cổ phần không được làm Tổng giám đốc của một
doanh nghiệp khác, thì Luật các TCTD năm 2010 cấm cả Phó tổng giám đốc
ngân hàng không được làm phó tổng giám đốc của doanh nghiệp khác ( điều
34). Và nếu vi phạm đương nhiên bị mất tư cách hoặc sẽ bị NHNN đình chỉ việc
thực thi quyền hạn ( điều 36 và 37).
* Thông tư 28
22
22
/>09580177.html
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 22
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
Thông tư 28 do Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến ký ban hành hôm 1/9 quy
định chặt chẽ hơn về việc mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, việc mua trái phiếu doanh nghiệp của các đơn vị phải tuân thủ quy
định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp,

thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Dư nợ mua trái phiếu
doanh nghiệp sẽ được tính vào dư nợ cấp tín dụng thực hiện theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Việc mua trái phiếu doanh nghiệp
chuyển đổi phải thực hiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng
dẫn của Ngân hàng Nhà nước về góp vốn, mua cổ phần. Chi nhánh ngân hàng
nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi. Đồng tiền thực hiện trong
giao dịch mua trái phiếu doanh nghiệp phải là đồng Việt Nam.
Thông tư 28 được Ngân hàng Nhà nước ban hành sau khi có hiện tượng ngân
hàng ồ ạt mua trái phiếu. Theo quy định của Luật các Tổ chức Tín dụng lẽ ra từ
đầu năm nay, dư nợ mua trái phiếu doanh nghiệp đã phải được tính vào tổng dư
nợ tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, tranh thủ lúc quy định này chưa được
triển khai, các ngân hàng đã chớp cơ hội mua trái phiếu lãi suất cao vào cuối
tháng 6 đầu tháng 7. Việc mua trái phiếu vừa giúp ngân hàng đẩy được lượng
vốn huy động với lãi suất cao mà không thể cho vay ra, đồng thời lách được hạn
mức tăng trưởng tín dụng 20%.
* Thông tư 30
23
23
/>ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3g3I0czIzcPIwMLEwNjA08TV
8tAf_cw4wATM_2CbEdFAIam2Fk!/?
WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.news.c
ommuni/c5aba480487ea6b4a788afcdc9c9376a
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 23
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
Để khắc phục tình trạng trên, đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD;
NHNN ban hành Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2011
quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt nam của tổ chức, cá nhân
tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
16 ngân hàng đồng thuận thực hiện nghiêm Thông tư 30 gồm
24

(cam kết
không vượt trần hai mức lãi suất 14% và 6% của NHNN.): Vietcombank,
VietinBank, Agribank, VDB (Ngân hàng Phát triển VN), Techcombank,
MaritimeBank (Ngân hàng Hàng hải), VIB (Ngân hàng Quốc tế), VPBank (Ngân
hàng Việt Nam Thịnh Vượng), PGBank (Ngân hàng Xăng dầu), ngân hàng Bảo
Việt, GPBank (Ngân hàng Dầu khí toàn cầu), Ngân hàng Quân đội, OceanBank
(Ngân hàng Đại Dương), SHB (Ngân hàng Sài Gòn- Hà Nội), Ngân hàng Bắc Á,
Ngân hàng Tiên Phong.
Thông tư 30/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành hôm 28/9.
Theo đó, lãi suất cao nhất đối với các khoản gửi kỳ hạn tháng là 14% một năm.
Với kỳ hạn tuần, ngày, lãi suất tối đa được áp dụng là 6% một năm.
Nhận định:
Luật Các TCTD năm 1997 còn nhiều vướng mắc, chưa rõ ràng, cụ thể về quy
định luật DN và luật HTX. Nó không quy định phân biệt phạm vi hoạt động của
từng loại hình TCTD nên khi triển khai thực hiện đã gặp nhiều vướng mắc, đặc
biệt trong việc xác định loại nghiệp vụ mà một loại hình TCTD cụ thể được phép
thực hiện. Do vậy, đã ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của các loại hình
TCTD.
24
/>tran-lai-suat-ngan-han.chn
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 24
LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN:THS. VƯƠNG TUYẾT LINH
Luật TCTD 2010 đã quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn về phạm vi hoạt động,
hình thức tổ chức, quản trị, điều hành và về cấp giấy phép thành lập TCTD…
Bổ sung thêm nhiều quy định về tổ chức, quản trị, điều hành TCTD do Luật các
TCTD năm 1997 thiếu các quy định cụ thể, đặc thù về tổ chức, quản trị, điều
hành các TCTD. Vì vậy, trong thực tiễn đã phát sinh xung đột luật giữa các quy
định hướng dẫn của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (có giá trị pháp lý thấp hơn
so với các Luật) với các quy định của Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật
đầu tư, Luật chứng khoán….

 Điều này đã gây khó khăn cho việc xác định tính đặc thù trong việc tổ chức,
quản trị, điều hành TCTD so với các loại hình doanh nghiệp khác. Từ đó, ảnh
hưởng lớn đến việc quản lý và bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và hệ
thống các TCTD.
4. LOẠI HÌNH TỔ CHỨC:
Luật các TCTD 2010 được xây dựng theo hướng điều chỉnh cụ thể, rõ ràng,
chi tiết hơn cả về mặt tổ chức, quản lý và hoạt động của các loại hình TCTD so
với Luật Tổ chức Tín dụng năm 1997, trong đó các quy định chung áp dụng cho
tất cả các TCTD và các quy định cụ thể áp dụng cho từng loại hình TCTD. Các
quy định về quản trị, điều hành, kiểm soát được phân loại theo hình thức pháp lý
của TCTD (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã); trong khi
các quy định về hoạt động của Luật được phân loại theo loại hình hoạt động của
TCTD (ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ
chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân). Kết cấu Luật TCTD mới giảm bớt
được các quy định trùng lặp, đồng thời đảm bảo tính chặt chẽ, logic.
Các quy định về tổ chức, quản trị, điều hành đối với TCTD là công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn về cơ bản được xây dựng dựa trên cơ sở các
TRÌNH BÀY: NHÓM 4 TRANG 25

×