Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế tác ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 180 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Bộ giáo dục và đào tạoBộ giáo dục và đào tạo
Bộ giáo dục và đào tạo


Tr
TrTr
TrƯờng đại học kinh tế quốc dân
Ường đại học kinh tế quốc dânƯờng đại học kinh tế quốc dân
Ường đại học kinh tế quốc dân


















ĐặNG QUý D
ĐặNG QUý DĐặNG QUý D
ĐặNG QUý DƯƠNG


ƯƠNGƯƠNG
ƯƠNG







TáC ĐộNG CủA VốN ĐầU TƯ TRựC TIếP NƯớC NGOàI
TớI CáC NGàNH CÔNG NGHIệP CHế TáC ở VIệT NAM



Chuyên ngành
Chuyên ngànhChuyên ngành
Chuyên ngành
: Kinh tế
: Kinh tế: Kinh tế
: Kinh tế

quốc tế
quốc tếquốc tế
quốc tế







Mã số: 62310106
Mã số: 62310106Mã số: 62310106
Mã số: 62310106




LUậN áN TIếN Sĩ KINH
LUậN áN TIếN Sĩ KINHLUậN áN TIếN Sĩ KINH
LUậN áN TIếN Sĩ KINH

Tế
TếTế
Tế




Ng
NgNg
Ngời hớng dẫn khoa học:
ời hớng dẫn khoa học: ời hớng dẫn khoa học:
ời hớng dẫn khoa học:
gs.ts. đỗ đức bình
gs.ts. đỗ đức bìnhgs.ts. đỗ đức bình
gs.ts. đỗ đức bình








Hà Nội
-

2014





i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án “ Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập
của tôi, do chính tôi hoàn thành.
Các tài liệu tham khảo, trích dẫn; các số liệu thống kê phục vụ mục đích
nghiên cứu của công trình này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Nghiên cứu sinh



Đặng Qúy Dương


ii
MỤC LỤC



LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ xi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1. Các công trình trên thế giới 7
1.2. Các công trình trong nước 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TÁC 25
2.1. Lý luận chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 25
2.1.1. Khái niệm FDI 25
2.1.2. Quan niệm và đặc điểm vốn FDI 27
2.1.3. Các lý thuyết liên quan tới vốn FDI 29
2.2. Tác động của vốn FDI tới các ngành công nghiệp chế tác 32
2.2.1. Tác động trực tiếp của vốn FDI tới ngành công nghiệp tác 32
2.2.2. Tác động gián tiếp của vốn FDI tới ngành công nghiệp chế tác 36
2.3. Các nhóm chỉ tiêu thống kê về tác động trực tiếp và mô hình đánh
giá tác động gián tiếp của vốn FDI tới ngành công nghiệp chế tác 41
2.3.1. Các nhóm chỉ tiêu thống kê về tác động trực tiếp của vốn FDI tới ngành công
nghiệp chế tác 41
2.3.2. Mô hình đánh giá tác động gián tiếp của vốn FDI tới các ngành công
nghiệp chế tác 45
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tác động của vốn FDI đến ngành công


iii

nghiệp chế tác 49
2.4.1. Môi trường đầu tư 49
2.4.2. Chiến lược phát triển của ngành công nghiệp chế tác 52
2.4.3. Đặc điểm ngành công nghiệp chế tác 52
2.4.4. Đặc điểm chủ đầu tư quốc tế 53
2.4.5. Đặc điểm vận động của dòng vốn FDI 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 54
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TÁC Ở
VIỆT NAM 56
3.1. Khái quát về ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam 56
3.1.1. Ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam 56
3.1.2. Vai trò của ngành công nghiệp chế tác đối với nền kinh tế nói chung 57
3.1.3. Vai trò của ngành công nghiệp chế tác trong công nghiệp 60
3.1.4. Vai trò của ngành công nghiệp chế tác trong hoạt động xuất khẩu 62
3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp chế tác ở
Việt Nam 64
3.2.1. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam 64
3.2.2. Tình hình thu hút FDI vào ngành công nghiệp chế tác 68
3.3. Thực trạng tác động của vốn FDI tới các ngành công nghiệp chế tác
ở Việt Nam 73
3.3.1. Thực trạng tác động trực tiếp của vốn FDI tới các ngành công nghiệp chế
tác ở Việt Nam 73
3.3.2. Thực trạng tác động gián tiếp của vốn FDI tới các ngành công nghiệp
chế tác ở Việt Nam thông qua các kênh 89
3.3.3. Vận dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của vốn FDI tới các
ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam 92

3.4. Đánh giá chung về tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới
các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam 97
3.4.1. Những kết quả tích cực 97

iv
3.4.2. Những hạn chế 101
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 104
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 108
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TẬN DỤNG TÁC ĐỘNG TÍCH
CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TÁC Ở
VIỆT NAM 110
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước 110
4.1.1. Bối cảnh quốc tế 110
4.1.2. Bối cảnh trong nước 114
4.2. Quan điểm tận dụng tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của
vốn FDI tới ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam 117
4.2.1. Nguồn vốn FDI là nguồn vốn chiến lược và quan trọng của ngành công
nghiệp chế tác 117
4.2.2. Ngành công nghiệp chế tác cần coi việc được chuyển giao công nghệ
hiện đại là một trong các lợi ích căn bản 118
4.2.3. Nguồn vốn FDI trong ngành công nghiệp chế tác phải đóng vai trò quan
trọng vào việc đào tạo đội ngũ nhân lực 118
4.2.4. Không phân biệt DN FDI và doanh nghiệp trong nước 119
4.2.5. Coi trọng mối liên kết giữa DN FDI và DN trong nước 119
4.2.6. Cụm công nghiệp hỗ trỡ ngành công nghiệp chế tác có vai trò quan trọng
tận dụng tác động tích cực của vốn FDI 119
4.2.7. Cần coi trọng cả việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trong ngành
công nghiệp chế tác 120
4.2.8. Chiến lược về FDI của ngành công nghiệp chế tác phải đặt trong mối

quan hệ với các chính sách kinh tế - xã hội khác 120
4.3. Định hướng và mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam 121
4.3.1. Chiến lược phát triển của ngành công nghiệp chế tác 121

v
4.3.2. Định hướng chung 123
4.3.3. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công
nghiệp chế tác 126
4.3.4. Mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp
chế tác 126
4.4. Giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của
vốn đầu tư trực tiếp nước tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam . 127
4.4.1. Giải pháp tận dụng tác động tích cực của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam 127
4.4.2. Giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam 137
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 143
KẾT LUẬN CHUNG 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI
LUẬN ÁN 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
PHỤ LỤC 159

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


A. TIẾNG VIỆT:
TT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

1 CCKT Cơ cấu kinh tế
2 CGCN Chuyển giao công nghệ
3 CNH Công nghiệp hóa
4 CNHT Công nghiệp hỗ trợ
5 CSHT Cơ sở hạ tầng
6 DN Doanh nghiệp
7 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
8 DNV&N Doanh nghiệp vừa và nhỏ
9 ĐTNN Đầu tư nước ngoài
10 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
11 GTGT Giá trị gia tăng
12 GTSX Giá trị sản xuất
13 GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp
14 HĐH Hiện đại hóa
15 HTQT Hợp tác quốc tế
16 KCN Khu công nghiệp
17 KH&CN Khoa học và công nghệ
18 KKĐT Khuyến khích đầu tư
19 KTQT Kinh tế quốc tế
20 KTTT Kinh tế thị trường
21 KT-XH Kinh tế - xã hội
22 MHTT Mô hình tăng trưởng
23 NLCT Năng lực cạnh tranh
24 NNL Nguồn nhân lực
25 NSLĐ Năng suất lao động
26 NSNN Ngân sách nhà nước
27 SHTT Sở hữu trí tuệ
28 TNTN Tài nguyên thiên nhiên
29 XTĐT Xúc tiến đầu tư
30 VNN Vốn nhà nước


vii

B. TIẾNG ANH:
TT
Chữ
viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
1 AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN
2 APEC Asia Pacific Economic Co-operation
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á
– TBD
3 ASEAN

The Association of South East Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
4 ASEM Asia – Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á – Âu
5 AFTA The Asean Free Trade Area
Khu vực thương mại tuej do
ASEAN
6 BCC Business Co-operation Contract Hợp đồng hợp tác kinh doanh
7 BOT Build – Operation – Transfer
Xây dựng - Vận hành - Chuyển
giao
8 BT Build – Transfer Xây dựng - Chuyển giao
9 BTA Bilateral Trade Agreement
Hiệp định Thương mại Song
phương

10 BTO Build – Transfer – Operation
Xây dựng - Chuyển giao - Vận
hành
11 CIEM
Central Institute for Economic
Management
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh
tế Trung ương
12 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
13 FIEs Foreign Invested Enterprises
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
14 FPI Foreign Portfolio Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài
15 FPT
The Corporation for Financing and
Promoting Technology
Công ty phát triển và Đầu tư
Công nghệ
16 FTA Free Trade Area Khu vực thương mại tự do
17 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

viii
TT
Chữ
viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
18 GO Gross Output Gía trị sản xuất
19 IC Intermediational Consumption Chi phí trung gian
20 IDG


International Data Group Qũy đầu tư mạo hiểm
21 M&A Mergers and Acquisitions Mua lại và sáp nhập
22 MNCs Multinational Corporations Các công ty đa quốc gia
23 ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức
24 OECD
Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
25 PPP Public Private Partnerships Đối tác công – tư
26 R&D Research & Development Nghiên cứu và triển khai
27 SITC
Standard International Trade
Classification
Phân loại theo tiêu chuẩn ngoại
thương quốc tế
28 SMEs Small and Medium Enterprises Doanh nghiệp vừa và nhỏ
29 SOE State Owned Enterprises Doanh nghiệp nhà nước
30 TNCs Transnational Corporations Các công ty xuyên quốc gia
31 TPP
Trans-Pacific Strategic Economic
Partnership Agreement
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến
lược xuyên Thái Bình Dương
32 TRIMs Trade Related Investment Measures
Biện pháp đầu liên quan tới
thương mại
33
UNCTAD


United Nations Conference on Trade
and Development
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về
Thương mại và Phát triển
34 VA Value Added Gía trị gia tăng
35 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới


ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Danh mục ngành công nghiệp chế tác 57
Bảng 3.2. Tỷ trọng lao động và số doanh nghiệp của ngành công nghiệp
chế tác giai đoạn 2008 -2013 58
Bảng 3.3. Năng suất của ngành công nghiệp chế tác giai đoạn 2008 - 2013 59
Bảng 3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2008 - 2013 60
Bảng 3.5. Đóng góp của ngành công nghiệp chế tác vào GDP giai đoạn
2008 - 2013 60
Bảng 3.6. Cơ cấu xuất khẩu của các ngành giai đoạn 2008-2013 62
Bảng 3.7. Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu phân loại theo SITC giai đoạn
2008 - 2013 63
Bảng 3.8. Cơ cấu ngành hàng nhập khẩu phân loại theo SITC giai đoạn
2008 - 2013 64
Bảng 3.9. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988-2013 65
Bảng 3.10. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo ngành giai đoạn
1988-2013 68
Bảng 3.11. Thu hút FDI vào ngành công nghiệp chế tác giai đoạn 2000-2013 . 69
Bảng 3.12. FDI vào ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam theo hình thức
giai đoạn 1988-2013 71

Bảng 3.13. FDI vào ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam theo địa phương
giai đoạn 1988 -2013 72
Bảng 3.14. Tỷ trọng vốn FDI đăng ký vào các ngành công nghiệp chế tác
có trình độ công thấp giai đoạn 2000 - 2012 68
Bảng 3.15. Tỷ trọng vốn FDI đăng ký vào các ngành công nghiệp chế tác
có trình độ công nghệ trung bình giai đoạn 2000 - 2012 70
Bảng 3.16. Tỷ trọng vốn FDI đăng ký vào các ngành công nghiệp chế tác
có trình độ công nghệ cao giai đoạn 2000 - 2012 72
Bảng 3.17. Tỷ trọng GTSX của các ngành công nghiệp chế tác trong khu
vực FDI phân theo trình độ giai đoạn 2005 - 2011 75

x
Bảng 3.18. Tỷ trọng GTSX của các phân ngành công nghiệp chế tác trong
khu vực FDI trong GTSX của các phân ngành đó giai đoạn
2005 - 2011 77
Bảng 3.19. Tỷ trọng xuất khẩu của ngành công nghiệp chế tác trong khu vực
FDI giai đoạn 2000 - 2009 79
Bảng 3.20. Tỷ trọng xuất khẩu của một số ngành công nghiệp chế tác trong
khu vực FDI năm 2013 80
Bảng 3.21 Mô tả số liệu ngành cấp 2 93
Bảng 3.22 Mô tả số liệu ngành cấp 3 93
Bảng 3.23. Hồi quy cho toàn bộ ngành cấp 2 94
Bảng 3.24. Hồi quy cho toàn bộ ngành cấp 3 95


xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành công nghiệp chế tác giai đoạn
1996 - 2013 59

Hình 3.2. GTSXCN khu vực có vốn FDI của ngành công nghiệp chế tác
giai đoạn 2000 - 2013 73
Hình 3.3. Tỷ trọng GTSXCN khu vực có vốn FDI ngành chế tác đối với
GTSXCN giai đoạn 2000 - 2013 74

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ khi giành được độc lập năm 1975 và đặc
biệt là từ sau năm 1986, khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, Đảng và Nhà
nước ta luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu với định hướng đến năm
2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại .
Để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam cần phải tận dụng hiệu quả nhất các
nguồn lực hiện có đồng thời phải tăng cường hội nhập quốc tế để thu hút các nguồn
lực từ bên ngoài. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã tiến hành nhiều nỗ lực để
thu hút các nguồn lực từ bên ngoài trong đó có bộ phận chủ yếu là nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài FDI.
Lý luận và thực tiễn cho thấy nguồn vốn FDI là một trong các nhân tố và
nguồn lực rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trước hết,
nguồn vốn FDI góp phần phát triển các ngành kinh tế thông qua bổ sung nguồn vốn,
chuyển giao công nghệ và chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng hiện
đại hóa, công nghiệp hóa. Từ việc phát triển các ngành trong nền kinh tế sẽ tạo điều
kiện phát triển và tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng cao, tạo
nhiều công ăn việc làm, cải thiện chất lượng nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, nâng
cao trình độ công nghệ giúp cho vị thế của Việt Nam ngày càng được củng cố trên
thế giới.
Xét ở cấp độ quốc gia, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của vốn FDI tới
tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cơ sở

hạ tầng, chất lượng lao động như các nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh
(2005), Trần Ngọc Thìn (2010), Bùi Thúy Vân (2011) và Nguyễn Tiến Long
(2012). Tuy nhiên, xét ở cấp độ ngành, số lượng các nghiên cứu về tác động của
FDI tới các ngành trong nền kinh tế còn khiêm tốn.


2
Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển kinh tế chúng ta nhận thấy rằng việc phát
triển các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo mà sau đây ta gọi là ngành công nghiệp
chế tác là một nhân tố chủ yếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bởi vì sự đóng góp
của ngành công nghiệp chế tác vào GDP là lớn nhất nên mức độ tăng trưởng của ngành
công nghiệp chế tác quyết định đến mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Như vậy có thể khẳng định cả FDI và sự tăng trưởng của ngành công nghiệp
chế tác là các nhân tố chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này đưa đến
cho chúng ta một câu hỏi: Có mối quan hệ nào giữa FDI và sự tăng trưởng của các
ngành công nghiệp chế tác hay không, mức độ ra sao và FDI có vai trò gì đối với sự
phát triển các ngành công nghiệp chế tác? Trả lời được những câu hỏi này giúp
chúng ta phân bổ và sử dụng FDI một cách hợp lý cũng như phát triển các ngành
công nghiệp chế tác, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của vốn FDI tới các ngành
công nghiệp chế tác. Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu định lượng về tác động của
vốn FDI tới ngành công nghiệp chế biến như các nghiên cứu của Lê Quốc Hội
(2008), Nguyễn Phi Lân (2008), Nguyễn Ngọc Anh (2008). Tuy nhiên, số lượng các
nghiên cứu ở Việt Nam về tác động của vốn FDI tới ngành công nghiệp chế tác
thường có xu hướng nghiêng hẳn về phân tích định lượng hoặc phân tích định tính.
Nói tóm lại, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ
thống, kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng về mối liên hệ, tác động
của FDI tới các ngành công nghiệp chế tác. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài
nghiên cứu “Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công
nghiệp chế tác ở Việt Nam” cho luận án của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án phân tích và đánh giá thực trạng tác
động của vốn FDI tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam. Trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu
cực của vốn FDI tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam.


3
Cụ thể, việc nghiên cứu Luận án tập trung vào các mục đích chính sau dây:
- Hệ thống hóa lý luận về FDI, vốn FDI và tác động của vốn FDI tới các
ngành công nghiệp chế tác.
- Phân tích và đánh giá thực trạng tác động của vốn FDI tới các ngành công
nghiệp chế tác ở Việt Nam bằng việc sử dụng phân tích định tính và các mô hình
kinh tế lượng.
- Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới tác động của vốn FDI tới các
ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam.
- Dựa trên các kết quả nghiên cứu và phân tích để đề xuất các giải pháp nhằm
tận dụng các tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của vốn FDI tới các
ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của vốn FDI tới các ngành
công nghiệp chế tác ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu tác động của vốn FDI tới các ngành
công nghiệp chế tác ở Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu các ngành công nghiệp chế tác ở Việt
Nam: giai đoạn 1988 – 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu

Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích nghiên cứu mà luận án đã đề
ra, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm:
- Phương pháp thống kê: được sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp, từ các
nguồn sách như sách, niên giám thống kê, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, các báo
cáo của các ngành công nghiệp chế tác, các số liệu trên các trang web của các doanh
nghiệp, các bộ, ban, ngành, các cơ quan báo chí trong và ngoài nước. Tất cả các dữ
liệu sau khi thu thập đều được sắp xếp, điều chỉnh, phân loại một cách hợp lý.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ việc phân tích từng nội dung cụ thể

4
về thu hút vốn FDI và thực trạng tác động của vốn FDI tới các ngành công nghiệp
chế tác ở Việt Nam, Luận án đánh giá khái quát các kết quả đạt được, những mặt
hạn chế của quá trình thu hút FDI cũng như tác động của FDI tới các ngành công
nghiệp chế tác ở Việt Nam. Từ đó luận án đưa ra các giải pháp tận dụng tác động
tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của vốn FDI tới các ngành công nghiệp chế
tác ở Việt Nam
- Phương pháp mô hình hoá: Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ
hơn những phân tích định tính bằng các hình vẽ cụ thể và làm cho các vấn đề trở
nên dễ hiểu hơn.
- Phương pháp phân tích kinh tế lượng: Luận án xây dựng mô hình kinh tế
lượng để ước lượng và kiểm định tác động của vốn FDI tới các ngành công nghiệp
chế tác ở Việt Nam. Để có thể sử dụng mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và
mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) đánh giá tác động FDI tới các ngành công
nghiệp chế tác ở Việt Nam, luận án đã sắp xếp các dữ liệu theo dạnh Panel Data để
phù hợp với cấu trúc dữ liệu đánh giá của hai mô hình trên, sau đó luận án có sử
dụng các phần mềm kinh tế lượng Eviews và Stata phân tích các dữ liệu trên. Luận
án còn đưa các biến số thể hiện mối liên kết ngang và mối liên kết dọc trong mô
hình kinh tế lượng, các biến số này được tính dựa trên bảng cân đối liên ngành I-O.
- Phương pháp tham khảo: Tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản
lý trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài thuộc Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và

Đầu tư.
- Phương pháp thu thập số liệu: Các dữ liệu thứ cấp về các doanh nghiệp
trong ngành công nghiệp chế tác được thu thập dựa trên dữ liệu điều tra doanh
nghiệp của Tổng cục Thống kê từ năm 2003-2009.
5. Những điểm mới của Luận án
5.1. Những điểm mới về mặt học thuật và lý luận
Luận án chứng minh rằng vốn FDI tác động tới các ngành công nghiệp
chế tác ở cả hai khía cạnh trực tiếp và gián tiếp. Tác động trực tiếp gồm các
khía cạnh: (1) Tác động tới tổng vốn; (2) Tác động tới tăng trưởng trong

5
ngành công nghiệp chế tác; (3) Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
ngành công nghiệp chế tác; (4) Tác động tới thúc đẩy xuất khẩu trong ngành
công nghiệp chế tác; (5) Tác động tới việc đóng góp vào nộp ngân sách nhà
nước và tạo việc làm cho nền kinh tế của ngành công nghiệp chế tác; (6) Tác
động tới việc hình thành những ngành công nghiệp mới trong ngành công
nghiệp chế tác; (7) Tác động tới hình thành và phát triển các ngành công
nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế tác. Tác động gián tiếp gồm 4 kênh
truyền dẫn(1) Kênh cạnh tranh bằng việc tạo áp lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp trong ngành công nghiệp chế tác; (2) Chuyển giao công nghệ và
nghiên cứu triển khai; (3) Đào tạo và di chuyển nguồn nhân lực; (4) Liên kết
của các doanh nghiệp theo chiều ngang và chiều dọc.
5.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu và khảo sát
của Luận án
Nguồn vốn FDI góp phần tăng trưởng sản lượng, thúc đẩy xuất khẩu và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp chế tác theo hướng hợp lý.
Xét trên cấp ngành: ngành công nghiệp chế tác cấp 2, cấp 3, ngành công
nghiệp chế tác cấp 3 trình độ thấp và trung bình, liên kết xuôi và liên kết ngược giữa
các DN FDI và DN trong nước có tác động tiêu cực là làm giảm sản lượng của các
ngành này. Chỉ có ngành công nghiệp chế tác cấp 3 trình độ cao là không chịu tác

động tiêu cực, là do các DN trong nước thuộc các ngành này hợp tác với các DN
FDI hiệu quả hơn do có nội lực và khả năng tốt hơn các DN trong các ngành cấp 3
trình độ trung bình và thấp.
Luận án đã đề xuất các quan điểm về tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác
động tiêu cực của vốn FDI đối với ngành công nghiệp chế tác, trong đó có các quan
điểm mang tính đột phá là: (1) nguồn vốn FDI là nguồn vốn chiến lược và quan
trọng của ngành công nghiệp chế tác; (2) ngành công nghiệp chế tác cần coi việc
được chuyển giao công nghệ hiện đại là một trong các lợi ích căn bản; (3) nguồn
vốn FDI trong ngành công nghiệp chế tác phải đóng vai trò quan trọng vào việc đào

6
tạo đội ngũ nhân lực; (4)không phân biệt DN FDI và doanh nghiệp trong nước; (5)
coi trọng mối liên kết giữa DN FDI và DN trong nước; (6)cụm công nghiệp hỗ trỡ
ngành công nghiệp chế tác có vai trò quan trọng tận dụng tác động tích cực của vốn
FDI;(7) cần coi trọng cả việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trong ngành công
nghiệp chế tác; (8)chiến lược về FDI của ngành công nghiệp chế tác phải đặt trong
mối quan hệ với các chính sách kinh tế - xã hội khác.
Trên cở sở đó Luận án đề xuất hai nhóm giải pháp:
(i) Đề xuất các giải pháp tận dụng tác động tích cực tác động của vốn FDI tới các
ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam. Trong đó các giải pháp mang tính đột phá là:
(1) tăng cường sự hiệu quả của các mối liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp
trong các ngành công nghiệp chế tác; (2) phát triển các cụm công nghiệp hỗ trợ ngành
công nghiệp chế tác; (3) tăng cường công tác nghiên cứu và triển khai (R&D)
(ii) Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của FDI tới ngành công
nghiệp chế tác ở Việt Nam. Trong đó các giải pháp mang tính đột phá là: (1) chính
sách về FDI cần hạn chế tối đa thu hút FDI các ngành công nghệ thấp, giá trị gia
tăng ít ; (2) nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ; (3) sự hỗ trợ của
nhà nước đối với các ngành công nghiệp non trẻ.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,

nội dung của luận án được chia làm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và mô hình đánh
giá tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới ngành công nghiệp chế tác
Chương 3: Thực trạng tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các
ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam
Chương 4:

Quan điểm, giải pháp tận dụng các tác động tích cực và hạn chế tác
động tiêu cực của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế tác
ở Việt Nam

7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Các công trình trên thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phát triển kinh tế trong các quốc gia
đang phát triển là một chủ đề đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà
kinh tế trong suốt các nhiều thập kỷ qua. Ngành công nghiệp chế tác là ngành chủ
chốt của nền kinh tế và công nghiệp của các quốc gia trên thế giới. Do đó, các vấn
đề nghiên cứu về FDI trong ngành công nghiệp chế tác sẽ tiếp tục được nghiên cứu
và nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Các
nghiên cứu về FDI trong ngành công nghiệp chế tác rất đa dạng, phong phú và ở
nhiều phương diện khác nhau.
Để tạo tiền đề cho các nghiên cứu, Luận án sẽ trình bày tổng quan các vấn đề
nghiên cứu chính về mối quan hệ, sự tác động của FDI tới các ngành công nghiệp chế
tác trên các khía cạnh chủ yếu như: công nghệ nhập khẩu, nghiên cứu và triển khai,
hiệu ứng tràn, liên kết tích hợp theo chiều dọc, sự lựa chọn công nghệ, đào tạo lao động

và tiền lương trong ngành công nghiệp chế tác trong các nước đang phát triển.
- FDI với công nghệ nhập khẩu và nghiên cứu triển khai ở địa phương
Nguồn vốn FDI là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các doanh nghiệp
địa phương. Để tận dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả, nguồn vốn FDI này
thường được kết hợp với công nghệ nhập khẩu và nghiên cứu triển khai ở địa
phương. Trong các nước đang phát triển, các nhà khoa học có nhiều nghiên cứu và
quan tâm tới sự kết hợp này. Tuy nhiên các nghiên cứu này có các quan điểm đối
lập nhau. Có quan điểm cho rằng, sự kết hợp giữa FDI và công nghệ nhập khẩu là
sự thay thế cho nghiên cứu và triển khai ở các doanh nghiệp địa phương. Quan điểm
khác lại cho rằng đây là sự kết hợp bổ sung, nghiên cứu và triển khai ở các doanh
nghiệp địa phương sẽ biến đổi công nghệ nhập khẩu trở nên phù hợp và thích ứng
hơn với điều kiện ở địa phương.

8
Ấn Độ là một quốc gia rất nhiều các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhập
khẩu công nghệ và R&D địa phương. Desai (1980) khi bàn về “nguồn gốc và các
phương diện của hoạt động nghiên cứu triển khai trong ngành công nghiệp” cho
thấy nhập khẩu công nghệ trong ngành công nghiệp chế tác sẽ khuyến khích các
doanh nghiệp địa phương tăng cường nghiên cứu triển khai và đồng thời các doanh
nghiệp địa phương sẽ trích một phần vốn bổ sung riêng cho hoạt động này [60].
Cùng với quan điểm trên, Lall (1983) khi nghiên cứu về “các nhân tố quyết định
đến R&D” cho rằng: mục đích của việc nghiên cứu triển khai trong các doanh
nghiệp địa phương là làm cho công nghệ nhập khẩu trở nên thích ứng hơn [78].
Trong một cuộc điều tra về nhập khẩu công nghệ đã tiến hành ở Ấn Độ, Alam
(1985) đã chỉ ra rằng khoảng 3/4 các doanh nghiệp địa phương liên quan tới
nhập khẩu công nghệ có các hoạt động R&D bổ sung [47]. Trong khi các nghiên
cứu khác như Katrak (1985, 1989) nghiên cứu về “nhập khẩu công nghệ ở các
nước đang trong quá trình công nghiệp hóa”, Siddhathan (1988) trong nghiên
cứu “công nghệ nhập khẩu và quy mô doanh nghiệp”, Siddhathan (1992) nghiên
cứu “khu vực tư nhân Ấn Độ về các vấn đề R&D và chuyển giao công nghệ” đã

quan sát và khẳng định bản chất bổ sung của mối quan hệ này [68], [69], [100],
[101]. Desai (1985) trong khi nghiên cứu về các nhân tố nước ngoài và bản địa
của sự thay đổi kỹ thuật trong ngành công nghiệp Ấn Độ đã chú ý tới bản chất
pha trộn của cả hai mối quan hệ là bổ sung và thay thế bởi vì các doanh nghiệp
địa phương chỉ tiến hành khi hợp đồng công nghệ hết hạn để đạt được sự đồng
thuận của chính phủ trong việc gia hạn thêm hợp đồng [61].
Trong một nghiên cứu khác ở Ấn Độ, Kumar (1987) trong nghiên cứu:“ Các
công nghệ nhập khẩu và nghiên cứu triển khai ở địa phương trong ngành công
nghiệp chế tác ở Ấn Độ” cho rằng, cách thức nhập khẩu công nghệ sẽ ảnh hưởng tới
mối quan hệ giữa công nghệ và nghiên cứu triển khai ở địa phương. Nếu các công
ty nhập khẩu là công ty con của các công ty đa quốc gia, các công ty mẹ sẽ không
khuyến khích việc nghiên cứu triển khai ở các công ty con vì hoạt động nghiên cứu
triển khai ở này đã được thực hiện một cách đầy đủ ở công ty mẹ và các công ty mẹ

9
muốn kiểm soát hoạt động này thông qua hình thức FDI kèm chuyển giao công
nghệ. Ngược lại các công ty nhập khẩu không phải là các chi nhánh của các công ty
đa quốc gia, các công ty này sẽ lo lắng về khả năng hấp thụ công nghệ, thời gian
của hợp đồng công nghệ do sự am hiểu kém hơn về công nghệ nên họ nhanh chóng
và gấp rút tiến hành các hoạt động nghiên cứu và triển khai ở địa phương để tận
dụng được công nghệ trong thời gian cho phép. Dựa trên quan điểm này, Kumar đã
sử dụng một bộ số liệu của ngành công nghiệp Ấn Độ cho giai đoạn 1978 – 1981,
đã chỉ ra rằng các giấy phép về tiền bản quyền và phí kỹ thuật miễn phí có tác động
tăng cường khả năng hấp thụ công nghệ và nghiên cứu triển khai ở địa phương,
trong khi đó FDI thì lại có tác động ngược lại khi mà FDI gây ra sự trì trệ hoạt động
nghiên cứu triển khai ở địa phương [74].
Dựa trên quan điểm trên của Kumar (1987) về mối quan hệ giữa hoạt động
nghiên cứu triển khai ở địa phương và vấn đề bảo hộ, Subrahmanian (1990) trong
nghiên cứu: “ Khả năng công nghệ dưới chế độ bảo hộ mậu dịch tự do: nghiên cứu
thực nghiệm trong ngành công nghiệp Ấn Độ ở thập niên 80” đã chỉ ra rằng, chế độ

bảo hộ hay tự do hóa sẽ tác động đến hoạt động nghiên cứu triển khai ở địa phương.
Dưới chế độ bảo hộ, việc nhập khẩu công nghệ trở nên khó khăn hơn, không thể
nhập khẩu công nghệ bất cứ lúc nào nên các doanh nghiệp địa phương dành nhiều
thời gian nghiên cứu, đổi mới, cải tiến công nghệ nhập khẩu [102].
Trong một nghiên cứu ở Ấn Độ, Deolalikar và Evenson (1989) trong một
nghiên cứu định lượng về : “ Sản xuất và mua sắm công nghệ trong ngành công
nghiệp Ấn Độ”, đã sử dụng hàm chi phí bậc hai tổng quát và giả định nghiên cứu
triển khai và mua sắm công nghệ phụ thuộc vào đặc trưng của ngành công nghiệp,
giá cả công nghệ và nguồn cung cấp công nghệ để đánh giá bộ số liệu của 50 ngành
công nghiệp Ấn Độ giai đoạn 1960 – 1970 [59]. Kết quả chỉ ra rằng, có mối liên hệ
bổ sung về các phát minh nội địa với công nghệ mua sắm. Sử dụng mô hình Logit
cho một nghiên cứu ở Bra-xin, Braga và Willmore (1991) trong nghiên cứu: “ Nhập
khẩu và các nỗ lực công nghệ” đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp nhập khẩu, đa dạng
hóa và định hướng xuất khẩu có mối liên hệ có ý nghĩa với nghiên cứu và triển khai

10
công nghệ. Ngoài ra, trong nghiên cứu này cho thấy vấn đề sở hữu, bảo hộ không có
tác động nào tới nghiên cứu và triên khai công nghệ địa phương [51].
Các công trình trên đều thể hiện mối quan hệ giữa công nghệ nhập khẩu và
nghiên cứu triển khai ở địa phương vừa mang tính chất bổ sung vừa mang tính chất
thay thế. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu còn nhiều kết luận chồng chéo, chưa
tách bạch rõ ràng về mối quan hệ hai khía cạnh này. Để đưa ra được các chính sách
FDI hiệu quả, việc đánh giá mức độ quan hệ theo khía cạnh thay thế hay bổ sung rất
cần thiết trong các nghiên cứu của Việt Nam. Trong thời gian tới, các nghiên cứu về
FDI ở Việt Nam cũng cần tập trung và phân tích làm rõ hơn về vấn đề này.
- FDI và hiệu ứng tràn về kiến thức và năng suất
Caves là một trong những người đầu tiên nghiên cứu định lượng về hiệu
ứng tràn. Caves (1974) khi nghiên cứu tổng hợp về các vấn đề thương mại quốc
tế, đầu tư quốc tế và thị trường hoàn hảo và nghiên cứu tác động tràn trong các
ngành công nghiệp chế tác ở Ô-xtrây-li-a chỉ ra rằng thị phần nước ngoài có tác

động dương lên năng suất các doanh nghiệp địa phương. Với phương pháp
nghiên cứu mới và độc đáo nên sau này có rất nhiều nghiên cứu đánh giá tác
động tràn theo phương pháp của Caves [53]. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Ô-xtrây-
li-a là nước phát triển chứ không phải là nước đang phát triển. Từ sau nghiên cứu
này của Caves, có rất nhiều các nghiên cứu về tác động tràn của FDI ở các nước
đang phát triển gồm cả châu Á, Mỹ Latinh. Blomstom (1989) và Worff (1989)
trong nghiên cứu: “ Công ty đa quốc gia và hội tụ năng suất ở Mê-xi-cô”, đã sử
dụng phương pháp của Caves và áp dụng cho trường hợp trong ngành chế tác ở Mê-
xi-cô. Nghiên cứu này đã chỉ ra các tác động tích cực của tỷ trọng số công nhân
nước ngoài lên các doanh nghiệp sở hữu địa phương. Đồng thời trong nghiên cứu
này, hai tác giả đã chỉ ra sự hội tụ năng suất giữa doanh nghiệp địa phương với
doanh nghiệp nước ngoài [49].
Aitken và Harrison (1993), để trả lời câu hỏi: “Liệu các doanh nghiệp nội địa
có thu được lợi ích từ đầu tư trực tiếp nước ngoài? ” đã sử dụng dữ liệu panel của
các doanh nghiệp Venezuelea cho giai đoạn 1975 - 1989, và sử dụng một phương

11
pháp giống nhau để kiểm tra mối quan hệ giữa thị phần nước ngoài và năng suất
trong cả doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp nước ngoài [45]. Kết quả chỉ ra
rằng, các doanh nghiệp nội địa có mức năng suất, xuất khẩu, tiền lương thấp hơn
các doanh nghiệp nước ngoài. FDI có tác động âm lên năng suất các doanh nghiệp
nội địa trong khi đó có tác động tích cực lên các doanh nghiệp có sự tham gia của
phía nước ngoài. Hiệu ứng tác động lên các doanh nghiệp địa phương không đáp
ứng được kỳ vọng của nước chủ nhà.
Haddad và Harrison (1993), trong nghiên cứu để tìm “các bằng chứng về tác
động tràn tích cực về sự tác động của FDI lên năng suất lao động của các doanh
nghiệp địa phương” , đã sử dụng số liệu Panel giai đoạn 1985 – 1989 trong ngành
công nghiệp chế tác ở Marốc [65]. Nghiên cứu đã chỉ ra không có mối liên hệ đáng
kể nào giữa sự hiện diện tăng thêm của phía nước ngoài với tăng trưởng năng suất
các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tác, đồng thời nghiên cứu cũng chỉ

ra rằng mức năng suất lao động trong các doanh nghiệp nước ngoài không cao hơn
doanh nghiệp sở hữu bởi địa phương, mặc dù các doanh nghiệp nước ngoài trả tiền
lương cao hơn.
Kokko (1994) sử dụng dữ liệu Mê-xi-cô để phân tích “các đặc tính về công
nghệ, thị trường và hiệu ứng tràn” đã phát hiện ra rằng sự hấp thụ công nghệ, tăng
trưởng năng suất trong các doanh nghiệp địa phương phụ thuộc vào đặc tính của
từng ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp nào mà thị phần nước ngoài quá lớn,
nơi mà khả năng của doanh nghiệp địa phương yếu thì sẽ không có hoặc rất khó tạo
ra các hiệu ứng tràn về năng suất [72].
Goldar (1994), khi nghiên cứu về “tăng trưởng năng suất ở Ấn Độ”, đã sử
dụng số liệu ở cấp độ doanh nghiệp lớn của Ấn Độ trong sáu ngành công nghiệp
chủ chốt để giải thích sự tăng trưởng năng suất tổng hợp đạt được dưới dạng chi
tiêu cho R&D và công nghệ nhập khẩu. Mặc dù tác giả không tìm thấy sự tăng
trưởng năng suất nhưng tác giả cho rằng công nghệ nhập khẩu thúc đẩy xuất khẩu
và mở rộng sản xuất, và điều này có thể quan trọng hơn là tăng trưởng năng suất.
Để có sự tăng trưởng năng suất phải cần có thời gian và để phân tích được sự biến
đổi năng suất cần phải sử dụng chuỗi số liệu dài hơn [64].

12
Xét chung nhất, hầu hết tất cả các nghiên cứu trên đều thống nhất có sự tác
động tràn của FDI tới các ngành công nghiệp chế tác. Tuy nhiên, các kết luận trong
các nghiên cứu mẫu thuẫn nhau khi mà tác động tràn của FDI là tích cực hay tiêu
cực vẫn chưa được phân định rõ ràng. Tác động tràn phụ thuộc vào rất nhiều các
yếu tố như năng lực của DN địa phương, thị phần vốn đầu tư nước ngoài, các chính
sách của Nhà nước và DN , và các nghiên cứu vẫn chưa thể đánh giá và so sánh
mức độ tạo ra tác động tràn của các yếu tố này. Khoảng trống nghiên cứu trong thời
gian tới cần tập trung là cần chỉ rõ trong các điều kiện nào thì có tác động tràn tích
cực, mức độ và quy mô của tác động tràn ra sao. Trả lời được các câu hỏi này là cơ
sơ đưa ra các giải pháp tận dụng tác động tràn tích cực của FDI cũng như ngăn chặn
và tránh các tác động tràn tiêu cực.

Tóm lại, các nghiên cứu về tác động của FDI và tác động tràn trong các quốc
gia đang phát triển chỉ ra rằng đây là một vấn để quan trọng và thu hút được sự quan
tâm rất lớn của các học giả. Nhập khẩu công nghệ và R&D nói chúng tạo ra tác
đông nhất định lên R&D địa phương và năng suất của các doanh nghiệp địa
phương. Điều này hàm ý rằng, có thể có hiệu ứng tràn lên nền kinh tế địa phương.
Tuy nhiên, mức độ của tác động tràn là không rõ ràng và kết luận về đánh giá mức
độ của hiệu ứng này là khác nhau trong các trường hợp.
- FDI với sự liên kết của các doanh nghiệp
Khi dòng vốn FDI vào một đất nước sẽ hình thành nên các doanh nghiệp FDI.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ có sự tương tác và nảy sinh các mối quan hệ
giữa các doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp FDI. Một trong các mối quan hệ
phổ biến giữa hai loại hình doanh nghiệp này là việc mua bán các nguyên vật liệu và
sản phẩm trung gian với nhau. Đây chính là mối liên kết dọc giữa các doanh nghiệp
trong nền kinh tế. Mối liên kết dọc được thể hiện rất rõ nét trong các ngành công
nghiệp chế tác, do đó đã có rất nhiều các nghiên cứu liên kết dọc của doanh nghiệp
nước ngoài với doanh nghiệp địa phương trong ngành công nghiệp chế tác.
Katz (1969) nghiên cứu về hàm sản xuất, đầu tư nước ngoài và tăng trưởng
trong các ngành chế tác của Ác-hen-ti-na đã chỉ ra rằng, FDI vào ngành công

13
nghiệp chế tác đã tác động rất lớn lên công nghệ địa phương. Các doanh nghiệp FDI
đã gây sức ép lên các doanh nghiệp địa phương buộc các doanh nghiệp này phải cải
tiến công nghệ để thay đổi không những về chất lượng sản phẩm mà cả các điều
kiện cung cấp hàng hóa như thời gian giao hàng. Do đó, các tiến bộ trong công nghệ
của phía nước ngoài sẽ thúc đẩy những đổi mới tích cực trong các doanh nghiệp địa
phương [70].
Cohen (1975) trong nghiên cứu: “Các công ty đa quốc gia và xuất khẩu của
các nước châu Á” ở Hàn Quốc, Đài Loan và Xin-ga-po, và Riedel (1975) khi nghiên
cứu về các nhân tố quyết định của đầu tư nước ngoài định hướng xuất khẩu ở Đài
Loan đã phát hiện rằng các doanh nghiệp nước ngoài có định hướng xuất khẩu có tỷ

lệ nhập khẩu đầu vào nhiều hơn các doanh nghiệp địa phương [57] [99]. Kellar
(1977) khi nghiên cứu về tác động của đầu tư tư nhân nước ngoài ở Ấn Độ đã chỉ ra
rằng, các doanh nghiệp nước ngoài tập trung vào thị trường nội địa được phát hiện
là phụ thuộc vào nhập khẩu nhiều hơn các doanh nghiệp địa phương. Subrahmanian
và Pillai (1979) khi nghiên cứu về các công ty đa quốc gia và xuất khẩu ở Ấn Độ
đưa ra kết luận tương tự [71],[103]. Để giải thích việc các doanh nghiệp nước ngoài
có tỷ lệ nhập khẩu nguyên vật liệu cao hơn các doanh nghiệp địa phương, Jo (1980)
nghiên cứu về lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Hàn Quốc, Newfarmer và Marsh (1981)
khi nghiên cứu sở hữu nước ngoài, cấu trúc thị trường ở ngành công nghiệp điện tử
Bra-xin cho rằng đó là do các doanh nghiệp nước ngoài thân thiết với nhà cung cấp
nước ngoài hơn và một điều rất quan trọng là các nhà cung cấp địa phương không
đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài [67] [88].
Các nghiên cứu trên đều cho rằng mối liên hệ giữa các DN nội địa với các DN
nước ngoài sẽ tác động đến sự tăng trưởng, năng suất, xuất khẩu của DN. Tuy
nhiên, khoảng trống trong các nghiên cứu trên là chưa chỉ rõ mức độ liên kết ở mức
nào thì hiệu quả và ngưỡng nào cần phải đạt tới trong các mối liên kết để tận dụng
triệt để lợi ích mà vốn FDI mang lại. Nói riêng trong trường hợp của Việt Nam, các
nghiên cứu sắp tới cần tập trung hơn vào việc làm rõ mối liên kết giữa các DN nội
địa và DN FDI như cơ chế hình thành các mối liên kết, mức độ liên kết, hiệu quả

×