Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

BÁO CÁO TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CP KPLUS TOÀN CẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.21 KB, 34 trang )

Đại Học Thương Mại
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
LỜI MỞ ĐẦU i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC HÌNH VẼ v
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết thì thực tập là một khâu quan trọng trong quá trình học, giúp
sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Chương trình thực tập này
là một giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với môi trường xã hội thực tiễn.
Mục tiêu của đợt thực tập này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ sát với
thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học được trên ghế giảng đường với môi trường thực
tiễn bên ngoài.
Hàng năm, sau khi hoàn thành tất cả các môn học của Khoa, toàn thể sinh viên năm
cuối thuộc các chuyên ngành sẽ thực hiện chương trình thực tập tốt nghiệp. Đợt thực
tập tốt nghiệp được xem là một trong những thử thách bắt buộc dành cho các bạn sinh
viên năm cuối. Nội dung của chương trình thực tập nhằm rèn luyện cho sinh viên khả
năng độc lập trong tư duy và công việc.
Các sinh viên sẽ tự mình vận động, tìm nơi thực tập theo chủ đề mình quan tâm. Và
em chọn Công ty Cổ phần Kplus Toàn Cầu tại bộ phận kế toán của công ty. Thông qua
chương trình thực tập này đã giúp cho em có cơ hội để khẳng định mình, vận dụng
những kiến thức về chuyên ngành kế toán đã học một cách có khoa học và sáng tạo vào
công việc tại đơn vị thực tập.
Ngoài ra, quá trình thực tập không chỉ giúp sinh viên vận dụng các kiến thức đã học
vào công việc thực tế, mà còn giúp sinh viên học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc,
biết ứng xử trong các mối quan hệ tại cơ quan.
Qua 3 tuần thực tập tổng hợp, em đã tiếp cận được một số hoạt động kinh doanh
chung của công ty và dưới sự hướng dẫn của cô Phan Hương Thảo và các cán bộ trong
Kplus, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này.
Bản báo cáo gồm các phần sau:


i
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
PHẦN 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Kplus Toàn Cầu
PHẦN 2: Tổ chức công tác kế toán, tài chính, phân tích kinh tế của Công Ty Kplus
Toàn Cầu
PHẦN 3: Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích kinh tế và tài chính của
Công ty Cổ phần Kplus Toàn Cầu
PHẦN 4: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
ii
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nội dung
1 CP Cổ phần
2 CN Công nghiệp
3 KT Kế toán
4 TSCĐ Tài sản cố định
5 BHXH Bảo hiểm xã hội
6 CBCNV Cán bộ công nhân viên
7 KPCĐ Kinh phí công đoàn
8 GTGT Giá trị gia tăng
10 TK Tài khoản
11 XDCB Xây dựng cơ bản
12 NVL Nguyên vật liệu
iii
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Số trang

1
Bảng 2.1: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
trong năm 2010 – 2011
16
2 Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh tại công ty 17
3 Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu tài sản tại công ty 18
4 Bảng 2.4: Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước 19
iv
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
DANH MỤC HÌNH VẼ
STT Tên hình Số trang
1
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Klus Toàn
Cầu
5
2 Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty CP Klus Toàn Cầu 7
v
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
vi
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP KPLUS TOÀN CẦU
I.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Tên doanh nghiệp: Công ty CP Kplus Toàn Cầu
- Tên tiếng anh: Global Kplus Joint Stock Company
- Tên công ty viết tắt: Global Kplus., JSC
- Địa chỉ trụ sở chính: Khu CN Sài Đồng, Phường Sài Đồng, Quận Long Biên,
Thành phố Hà Nội

- Điện thoại: (04).62815.171
- Fax: (04).38732.712
- Số đăng ký kinh doanh: 0105597626, đăng ký lần đầu ngày 21 tháng 05 năm
2006, đăng ký thay đổi lần 9, ngày 16 tháng 01 năm 2012.
Công ty được thành lập vào tháng 5 năm 2006, Công ty đã triển khai xây dựng nhà
máy trong thời gian 8 tháng. Đến hết tháng 2 năm 2007 quá trình xây dựng nhà xưởng,
lắp đặt máy móc thiết bị và hệ thống nhà văn phòng cơ bản đã hoàn thành xong chuẩn
bị cho công việc sản xuất từ tháng 3 năm 2007. Quá trình xây dựng thêm hệ thống nhà
xưởng, máy móc thiết bị còn tiếp tục vào các năm sau đó.
Công ty CP Kplus Toàn Cầu thành lập và đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là
30.000.000.000 VNĐ. Luôn là đơn vị hoạt động tốt và có uy tín cao trên thị trường.
Công ty có năng lực tài chính dồi dào, công ty mạnh dạn đầu tư mua sắm để tham gia
vào sản xuất và đầu tư các trang thiết bị hiện đại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đáp ứng
được với yêu cầu sản xuất.
Sản phẩm của công ty: Sản phẩm của công ty là các sản phẩm phục vụ cho ngành
xây dựng, công nghiệp gồm: Natrisilicat, Xút lỏng, Thủy tinh lỏng, dung môi, Faspar.
Đây là một ngành nghề đặc biệt nên có ít đối thủ cạnh tranh. Đến nay, Công ty đã mở
rộng thị trường và ký kết hợp đồng với nhiều đối tác lớn như: Tập đoàn gạch Prime;
Công ty Unilever Việt Nam; Công ty Vigracera Thăng Long; Công ty CP hóa chất Việt
Trì…
1
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
Với hơn 7 năm xây dựng và phát triển, công ty đã có đội ngũ kỹ sư và cán bộ kỹ
thuật có trình độ chuyên môn giỏi, có đội ngũ công nhân lành nghề và có hệ thống dây
chuyền sản xuất tiên tiến.
I.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0105597626 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp lần đầu ngày 21 tháng 5 năm 2006 và đăng ký thay đổi lần 9
ngày 16 tháng 1 năm 2012, Công ty CP Kplus Toàn Cầu được phép kinh doanh các

lĩnh vực sau:
a) Sản xuất và mua bán hóa chất phục vụ cho xây dựng, công nghiệp, giao thông
(trừ các hóa chất Nhà nước cấm kinh doanh).
b) Khai thác và mua bán nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.
c) Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng (mua bán nguyên vật liệu
xây dựng).
d) Mua bán phụ tùng, máy móc thiết bị cho sản xuất gốm sứ, xây dựng, giao thông.
e) Tái chế sắt, thép, kim loại màu.
f) Sản xuất, mua bán chất tẩy rửa tổng hợp.
g) Sản xuất chất phụ gia cho công nghiệp, thực phẩm.
h) Xây dựng công trình công nghiệp.
i) Vận tải hàng hóa đường bộ bằng ô tô.
2
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
I.3. Đặc điểm tổ chức quản lý
Với nguyên tắc hoạt động tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai, thống nhất theo
đúng quy định hiện hành, Công ty CP Kplus Toàn Cầu đã xây dựng cho mình mô hình
quản lý hiệu quả phù hợp với mô hình và điều kiện thực tế của công ty.
Tổ chức quản lý của bộ máy thống nhất từ trên xuống dưới, mọi hoạt động chỉ đạo
từ ban Hội đồng quản trị đến Giám đốc xuống các phòng ban điều hành với các tổ đội,
xưởng sản xuất. Toàn bộ hoạt động của bộ máy được đặt dưới sự chỉ đạo của Hội đồng
quản trị và ban Giám đốc.
Hội đồng quản trị gồm có 3 thành viên là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền
quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng
quản trị có quyền và nhiệm vụ quyết định các chiến lược phát triển công ty.
Giám đốc: là người đứng đầu dại diện theo pháp luật của công ty, có chức năng
quản lý điều hành tổ chức thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt
động khác của Công ty. Điều hành trực tiếp hoạt động của các phòng ban trong công
ty. Là người đại diện Công ty ký kết các văn bản, hợp đồng đồng thời đưa ra những đối

sách, phương hướng, chiến lược phát triển và chịu trách nhiệm pháp lý trong toàn bộ
các hoạt động sản xuất kinh đoanh của Công ty.
Phó giám đốc sản xuất: Thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động sản xuất của công
ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả sản xuất của công ty dựa trên quyền
quyết định cụ thể.
Phòng ISO: Kiểm tra, đánh giá chất lượng của nguyên vật liệu mua về.
Phòng kế hoạch kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc sản xuất về công tác kế hoạch
và kỹ thuật. Thực hiện các công việc điều hành, giám sát trong quá trình chuẩn bị sản
xuất.
3
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
Phòng vật tư cơ giới: Lập kế hoạch mua bán vật tư, đi tìm các nguồn hàng, mặt
hang đảm bảo đủ vật tư phục vụ sản xuất.Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng,
chủng loại, nguồn gốc vật tư dùng cho sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa nhỏ, sửa chữa
lớn máy móc thiết bị, đảm bảo cung cấp kịp thời vật tư, máy móc hoạt động tốt, hiệu
quả.
Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm toàn bộ kế hoạch kinh doanh của Công ty,
lập kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn. Xây dựng chiến lược kinh doanh và
phương án đầu tư, tham mưu cho giám đốc trong việc đưa ra quyết định kinh doanh.
Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc Công ty về công tác đảm bảo vốn cho quá
trình sản xuất được diễn ra liên tục. Đôn đốc việc thanh quyết toán để thu hồi vốn, hạch
toán kế toán toàn bộ các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Theo dõi lập đầy
đủ các sổ sách, chứng từ cần thiết cho mọi hoạt động tài chính của công ty. Hàng năm,
có nghĩa vụ lập báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng của Nhà nước. Chịu trách
nhiệm về các con số tài chính đã cung cấp.
4
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Kplus Toàn Cầu

I.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh
Thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 (phụ lục 02) cho ta thấy
được sự biến động kinh doanh của công ty trong hai năm trở lại đây như sau:
Tổng doanh thu năm 2011 là 121.912.159.958VNĐ còn năm 2010 là
100.331.023.060VNĐ tăng 21.581.136.898VNĐ tương ứng tăng 21,51% so với năm
2010. Doanh thu tăng là do đầu tư thêm dây chuyền công nghệ hiện đại vào sản xuất
làm cho sản lượng sản xuất tăng lên.
5
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
Nhìn vào chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ta thấy chỉ tiêu này
trong năm 2011 giảm khá nhiều so với năm 2010 cụ thể là giảm 1.948.115.922VNĐ
tương đương với 42,1%. Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh do trong năm công ty có tiến
hàng đưa vào sản xuất một mặt hàng mới là xút 32% nhưng thất bại nên làm giảm lợi
nhuận của công ty.
Nhìn chung các chỉ tiêu kinh tế năm 2011 đều tăng so với năm 2010, tuy nhiên do
chi phí sản xuất ngày càng tăng lên và do ảnh hưởng của tình trạng khủng hoảng kinh
tế dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh so với năm trước.
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ
TẠI CÔNG TY CP KPLUS TOÀN CẦU
II.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty CP Kplus Toàn Cầu
II.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán
Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty: Bộ máy tổ chức kế toán được tổ chức theo kiểu trực
tuyến, kế toán trưởng điều hành các nhân viên phần hành không thông qua khâu trung
gian. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Công ty.
Hình thức tổ chức công tác này thuận tiện cho việc chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự
lãnh đạo tập trung thống nhất của lãnh đạo Công ty.
6
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại


Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty CP Kplus Toàn Cầu
Kế toán trưởng: kiêm kế toán tổng hợp chịu toàn bộ trách nhiệm chung toàn bộ công tác
kế toán tại công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty cũng như sự chỉ đạo kiểm
tra về mặt chuyên môn của cơ quan tài chính cấp trên. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm quản
lý, theo dõi tình hình tài chính của công ty, tổ chức và tiến hành công tác kế toán, lập ra kế
hoạch tài chính, báo cáo tài chính phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty,
giúp Ban giám đốc đề ra các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp và có hiệu quả cho
đơn vị mình.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt và ghi chép việc chi tiêu các tài khoản tiền
của toàn Công ty thông qua các sổ quỹ, báo cáo quỹ.
Kế toán thanh toán: Giám sát thu, chi qua chứng từ gốc, theo dõi tình hình biến động
từng nguồn vốn của Công ty, giám đốc tình hình huy động và sử dụng vốn đúng mục đích, có
hiệu quả. Kế toán sử dụng các tài khoản 111, 112, 113.
7
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
Kế toán vật tư kiêm TSCĐ:
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác kịp thời về số lượng hiện trạng,
giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm di chuyển TSCĐ trong nội bộ Công ty, giám sát
chặt chẽ việc mua sắm đầu tư sử dụng bảo quản TSCĐ của Công ty, phản ánh kịp thời giá
trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi
phí, sửa chữa TSCĐ, định kì tham gia kiểm kê TSCĐ hay tham gia đánh giá lại TSCĐ khi
cần thiết. Căn cứ vào các chứng từ mua bán, chuyển nhượng bên mua nhận về TSCĐ để
vào sổ kế toán.
- Có nhiệm vụ tổ chức đánh giá, phân loại theo yêu cầu thống nhất của Công ty, tổ chức
phản ánh ghi chép tổng hợp về tình hình bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhân viên kế toán phân xưởng: Có nhiệm vụ theo dõi từ khâu đưa nguyên vật liệu vào
sản xuất cho đến khi sản phẩm tạo ra nhập kho của công ty. Tổ chức tập hợp số liệu các chứng

từ ban đầu.
Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết
quả lao động của cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Hàng tháng căn cứ vào phiếu giao
nhận sản phẩm và bảng chấm công để tính lương và các khoản có liên quan, cuối tháng có
tạm ứng, thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên đồng thời phải tính trích các khoản
bảo hiểm cho CBCNV. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ lương, tính toán phân bổ
hợp lý, chính xác chi phí về tiền lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử
dụng có liên quan (tập hợp để tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh).
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ xác định đối tượng
tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Sau đó kế toán tập hợp chi phí theo đối tượng đã
xác định chính xác về khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ, thực hiện tính giá thành kịp thời
8
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
theo từng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành. Tiến hành phân tích thực
hiện định mức dự toán chi phí sản xuất.
Mỗi phần hành kế toán với nhiệm vụ và chức năng của mình đều đóng vai trò then
chốt không thể thiếu đối với việc hạch toán đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
và góp phần không nhỏ tạo nên hiệu quả của thông tin kế toán cung cấp cho nhà quản lý.
Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký chung với sự hỗ trợ của máy
tính (phần mềm kế toán Fast). Hình thức này phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động
sản xuất kinh doanh và đội ngũ cán bộ kế toán hiện có của Công ty. Công ty thực hiện
quyết toán theo từng tháng trong năm.
Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hàng năm, kỳ kế toán
là từng tháng trong năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát sinh bằng
ngoại tệ khác được quy đổi về Đồng Việt Nam theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm
lập báo cáo.
Chế độ kế toán áp dụng: Theo chế độ kế toán Việt Nam

Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp thực tế đích danh.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho
lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
- Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song.
Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định:
9
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
- Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Xác định
theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Phương pháp khấu hao
đường thẳng.
Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp tính giá xuất kho: Theo phương pháp bình quân liên tục.
Hiện nay Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Fast trong tổ chức kế toán, phần
mềm được thiết kế theo hình thức nhật ký chung. Phần mềm này cho phép giúp nhân
viên kế toán kiểm soát và cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhanh chóng, lập
báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị cuối niên độ kế toán kịp thời.
II.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
Tổ chức hạch toán ban đầu
Chứng từ sử dụng: Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-
BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì các chứng từ kế toán về nguyên vật
liệu bao gồm:
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
- Bảng kê mua hàng

- Bảng phân bổ nguyên vật liệu
Đối với các chứng từ kế toán phải thống nhất bắt buộc lập kịp thời, đầy đủ theo
đúng quy định về mẫu biểu, nội dung và phương pháp lập. Doanh nghiệp phải chịu
trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Mọi chứng từ kế toán nguyên vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự thời
10
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
gian hợp lý. Do đó, kế toán trưởng quy định phục vụ việc phản ánh ghi chép và tổng
hợp số liệu kịp thời của các bộ phận liên quan.
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Tài khoản sử dụng: TK 152 - Nguyên liệu vật liệu. Tài khoản này dùng để phản
ánh giá trị hiện có và sự biến động nguyên vật liệu theo giá vốn thực tế.
Tài khoản 152 có thể mở cho các TK cấp 2, để kế toán chi tiết theo dõi từng loại
NVL phù hợp với cách phân loại nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị của
doanh nghiệp bao gồm:
- Tài khoản 152.1 “ Nguyên vật liệu chính”
- Tài khoán 152.2 “ Nguên vật liệu phụ”
- Tài khoản 152.3 “ Nhiên liệu”
- Tài khoản 152.4 “ Phụ tùng thay thế”
- Tài khoản 152.5 “ Vật liệu và thiết XDCB”
- Tài khoản 152.8 “ Nguyên vật liệu khác”
- Tài khoản 153.1 “ Công cụ dụng cụ’’
Trong từng tài khoản cấp 2 lại có thể chi tiết thành tài khoản cấp 3, cấp 4 tới từng
nhóm NVL tuỳ thuộc vào yêu cầu quản trị tài sản ở doanh nghiệp.
Tài khoản 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ”
Tài khoản 331 “ Phải trả cho người bán”
Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: 111, 112, 141, 128, 222,
411, 621, 627, 641, 642.
Tổ chức hệ thống sổ kế toán

Theo hình thức Nhật ký chung, bao gồm các loại sổ sách kế toán sau:
11
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái tài khoản
- Sổ chi tiết tài khoản
- Các bảng phân bổ, bảng kê
Kế toán Công ty không mở sổ nhật ký đặc biệt, nếu nghiệp vụ nào phát sinh với khối
lượng lớn, liên tục, kế toán phần hành sẽ mở sổ chi tiết để theo dõi.
Về hạch toán nguyên vật liệu hiện nay Công ty đang sử dụng các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ban đầu: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT…
- Thẻ kho: Theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ vật liệu, làm căn cứ
xác định số lượng tồn kho dự trữ vật liệu và xác định trách nhiệm vật chất
của thủ kho.
- Bảng tổng hợp nhập vật liệu, bảng tổng hợp xuất vật liệu.
- Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn.
- Sổ chi tiết: Dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi
chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích
và kiểm tra của Công ty. Về hạch toán vật liệu hiện Công ty đang sử dụng sổ
chi tiết cho các tài khoản:
+ TK 152 - nguyên vật liệu.
+ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
+ TK 331 - Phải trả người bán.
+ TK 111 - Tiền mặt.
+ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
- Sổ nhật ký chung: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
theo trình tự thời gian.
- Sổ cái: Để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ
kế toán theo tài khoản kế toán. Gồm sổ cái các tài khoản:

+ TK 152 - Nguyên vật liệu.
+ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
+ TK 331 - Phải trả người bán.
+ TK 111 - Tiền mặt.
+ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
Tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính
12
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
Hệ thống báo cáo kế toán được trình bày nhằm mục đích tổng hợp và trình bày một
cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, tình hình và kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính. Nó cũng
nhằm cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua cũng như dụ đoán trong tương lai.
Thông tin trên báo cáo tài chính cũng là căn cứ quan trọng cho việc đưa ra những quyết
định về quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà
đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin
phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Cuối mỗi năm, kế toán tổng hợp của Công ty phải lập các báo cáo tài chính để nộp cho
các cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo Công ty còn lập thêm một số báo cáo
sau:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bảng cân đối công nợ khách hàng
II.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
II.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế
Phân tích kinh tế doanh nghiệp giúp cho việc đưa ra quyết định đúng đắn hơn, nó là

công cụ quản lý không thể thiếu của nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường. Nó là
công tụ để đánh giá tình hình thực hiện các định hướng và chương trình dự kiến đề ra.
Nên kế toán trưởng cùng Ban giám đốc thực hiện công tác phân tích kinh tế căn cứ
theo số liệu từ các kế toán viên.
13
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
Thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế: Công tác phân tích kinh tế được
thực hiện định kỳ 1 năm 2 lần gồm: Phân tích kinh tế 6 tháng đầu năm và phân tích
kinh tế cuối năm tài chính sau khi đã khóa sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính. Ngoài
ra, có thể thực hiện phân tích kinh tế khi cần thiết và có yêu cầu của Ban giám đốc.
II.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế
Nội dung phân tích kinh tế tại công ty: phân tích hoạt động kinh tế, các chỉ tiêu kinh
tế nhằm kiểm tra đánh giá thường xuyên, toàn diện tình hình và kế quả hoạt động của
doanh nghiệp trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Đánh gía tình hình
sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, TSCĐ. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu
và tìm nguyên nhân. Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ chính sách và luật pháp
Nhà nước.Phát hiện và đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại yếu kém của doanh
nghiệp cũng như khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp để phát triển. Xây
dựng phương án kinh doanh căn cứ vào các mục tiêu đã định.
Các chỉ tiêu phân tích kinh tế của công ty:
- Phân tích doanh thu bán hàng
- Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
- Phân tích tình hình mua hàng
- Phân tích tình hình mua hàng có liên hệ đến tình hình bán hàng
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình mua hàng
- Phân tích tình hình dự trữ hàng hóa và tốc độ lưu chuyển hàng hóa
- Phân tích chi phí kinh doanh
- Phân tích chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động

- Phân tích chi phí tiền lương
- Phân tich chi phí trả lãi vay
- Phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanh
- Phân tích tình nguồn vốn kinh doanh
II.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phán ánh hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh dựa trên số liệu báo cáo kế toán
14
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
Căn cứ theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của
công ty trong năm 2010 và 2011 ta có bảng sau:
15
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
So sánh
Giá trị TL%
Doanh thu bán hàng 99.912.517.835 121.840.644.938 21.928.127.103 21,95
Lợi nhuận kinh doanh 5.319.603.385 3.132.228.427 -2.187.374.958 -41,12
Vốn kinh doanh bình quân 79.601.289.211 103.140.824.887 23.539.535.676 29,57
Hệ số doanh thu trên vốn 1,26 1,18 (0,08)
Hệ số lợi nhuận trên vốn 0,07 0,03 (0,04)
Bảng 2.1: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm
2010 – 2011 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Qua kết quả trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa tốt, cụ thể:
Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh của công ty năm 2011 giảm 0,08% so với năm
2010. Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh năm 2011 là 1,18 cho thấy 1 triệu đồng vốn
kinh doanh chỉ tạo ra 1.180.000 đồng doanh thu.
Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh của công ty năm 2011 cũng giảm 0,04% so với

năm 2010, hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2011 là 0,03 cho thấy 1 triệu đồng
vốn kinh doanh chỉ tạo ra 300.000 đồng lợi nhuận.
Qua tính toán và nhận xét hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty ta thấy hiệu
suất sử dụng vốn kinh doanh đạt hiệu quả không cao, thậm chí giảm sút đi nhiều so với
năm 2010, như vậy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty chưa tốt. Công ty cần
có biện pháp sử dụng hiệu quả vốn cao hơn.
16
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
II.3. Tổ chức công tác tài chính
Công tác kế hoạch hóa tài chính bao gồm: Lập kế hoạch và quản lý hoạt động tài
chính toàn công ty theo quy chế quản lý tài chính, kiểm soát đánh giá hoạt động tài
chính của công ty, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính.
Công tác huy động vốn: Tìm nguồn vốn và cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn vốn
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Theo dõi tình hình góp vốn liên
doanh kiên kết vào các công ty khác. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp góp vào, huy động vốn từ các cổ đông, huy động vốn bằng cách phát
hành cổ phiếu, trái phiếu. Để tăng vốn kinh doanh, lợi nhuận sau thuế thu được hàng
năm được quyết định không chia cho các cổ đông mà giữ lại làm nguồn vốn kinh
doanh để tự đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển cho công ty. Ngoài ra công ty còn
huy động vốn bằng việc vay vốn các ngân hàng thương mại.
Công tác quản lý và sử dụng vốn – tài sản:
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh
Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL%
Vốn chủ sở
hữu
29.294.305.644 33,05 32.780.407.034 27,87 3.486.101.390 11,90
Nợ phải trả 59.348.001.37
8

66,95 83.858.935.717 71,28 24.510.934.339 41,30
Vốn vay
ngân hàng
Tổng nguồn
vốn kinh
doanh
88.642.307.022 100 116.639.342.751 99,15 27.997.035.729 31,58
Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh tại công ty
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
17
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
Qua bảng kết quả trên ta thấy: nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2011 tăng
21.997.035.729 VNĐ tương ứng với tỷ lệ 31,58% trong đó Vốn chủ sở hữu tăng
11,90%, nợ phải trả tăng 41,30%. Ta thấy rằng trong tổng vốn kinh doanh thì nợ phải
trả chiếm tỷ trọng cao 71,28% (năm 2011) vó xu hướng tăng so với năm 2010, trong
khi vốn hcur sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng 27,87% (năm 2011) và có xu hướng giảm so
với năm 2010. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ độc lập về tài chính của công ty
thấp, huy động vốn của công ty hiện nay là chưa tốt, chưa hiệu quả.
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh
Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL%
Tài sản ngắn
hạn
46.463.482.891 52,42 70.206.390.999 59,68 23.742.908.108 51,10
Tài sản dài hạn 42.178.824.131 47,58 47.432.951.752 40.32 5.254.127.621 12,46
Tổng tài sản 88.642.307.022 100 117.639.342.751 100 28.997.035.729 32,71
Doanh thu bán
hàng
21.742.679.172 20.473.015.437 -1.269.663.735 -5,84

Lợi nhuận kinh
doanh
5.319.603.385 3.132.228.427 -2.187.374.958 -41,12
Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu tài sản tại công ty
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Qua kết quả trên ta thấy: Xét về tỷ trọng tài sản thì tài sản ngắn hạn và dài hạn
chiếm mức tỷ trọng tương đương, nhưng tỷ trọng tài sản ngắn hạn có tỷ trọng cao hơn
nên khả năng thanh toán của công ty cao.
Xét về so sánh doanh thu và lợi nhuận: tổng tài sản năm 2011 tăng
28.997.035.729VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng 32,71%, chủ yếu là tăng tài sản ngắn
hạn. Trong đó, thu bán hàng và lợi nhuận kinh doanh của công ty đều giảm. Doanh thu
bán hàng giảm 1.269.663.735VNĐ tương ứng giảm tỷ lệ 5,84%, lợi nhuận kinh doanh
18
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB
Đại Học Thương Mại
giảm 2.187.374.958VNĐ tương ứng tỷ lệ giảm 41,12%. Như vậy, việc đầu tư và quản
lý sử dụng tài sản của công không tốt và kém hiệu quả hơn năm trước do công ty tập
trung vào đầu tư thay mới nhiều máy móc sản xuất.
Công tác quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận: Doanh
thu chi phí và lợi nhuận được bộ phận kế toán tính toán rất kỹ lưỡng, phản ánh chính
xác hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Doanh thu công ty thu được để bù đắp
các khoản chi phí. Doanh thu năm 2011 đạt hơn 121 tỷ đồng, tăng 21,95% so với năm
2010. Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2011 đạt gần 3 tỷ đồng, giảm 43,03% so với
năm 2010. (Theo Phụ lục 2). Lợi nhuận thu được sau khi đã chi trả thuế và các khoản
phải nộp ngân sách nhà nước, công ty không dùng để phân phối lợi nhuận cho các cổ
đông mà Ban giám đốc quyết định bổ sung toàn bộ lợi nhuận sau thuế vào nguồn vốn
kinh doanh của công ty và sử dụng cho việc thay thế, sửa chữa tài sản cố định phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Xác định các chỉ tiêu nộp ngân sách và quản lý công nợ:
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh
Số tiền TL(%)
Thuế GTGT phải nộp 712.543.296 927.992.432 215.449.136 30,24
Thuế TNDN 667.581.932 337.105.114 -330.476.818 -49,50
Các loại thuế khác 753.468.457 760.216.933 6.748.476 0,90
Bảng 2.4: Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Doanh thu của năm 2011 giảm so với năm 2010 nên công ty đóng góp ngân sách
nhà nước giảm 330.476.818VNĐ tương ứng tỷ lệ giảm 49,50%.
19
SVTH: Nguyễn thị Mai Lớp: 15D-SB

×