Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Bài giảng kí sinh trùng giành cho trung cấp nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.24 KB, 65 trang )

1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM PHÚ THỌ


NÔNG VĂN TRUNG
GIÁO TRÌNH
MÔN ĐUN: KÝ SINH TRÙNG
(Tài liệu lưu hành nội bộ dùng cho trình độ cao đẳng nghề hoặc trung
cấp nghề)
Phú Thọ, năm 2013
2
LỜI NÓI ĐẦU
Để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của học viên ngành Chăn nuôi gia
súc, gia cầm – Thú y ở trong trường, tôi biên soạn cuốn bài giảng “ Ký sinh trùng thú
y” nhằm bổ sung những kiến thức cơ bản, hiện đại và những kết quả nghiên cứu về
lĩnh vực này ở nước ta trong những năm gần đây.
Nội dung bài giảng gồm 06 chương 01 bài:
- Bài mở đầu.
- Chương 1: Đại cương về ký sinh trùng.
- Chương 2: Nguyên sinh động vật và các bệnh do chúng gây ra.
- Chương 3: Lớp sán dây và các bệnh do chúng gây ra.
- Chương 4: Lớp sán lá và các bệnh do chúng gây ra.
- Chương 5: Lớp giun tròn và các bệnh do chúng gây ra.
- Chương 6: Ngoại ký sinh trùng và các bệnh do chúng gây ra.
Trong quá trình biên soạn, tôi đã cố gắng thực hiện phương châm ba nhất: cơ
bản nhất, mới nhất, Việt Nam nhất.
Để đáp ứng kịp thời cho việc đào tạo, bài giảng có thể vẫn còn những thiếu sót.
Rất mong được sự góp ý để cuốn bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn.
TÁC GIẢ
BÀI MỞ ĐẦU


1. Tầm quan trọng của môn học
Bệnh ký sinh trùng là một bệnh phổ biến nhất ở động vật nuôi, động vật hoang
và ở người.
3
Trên khắp thế giới, vật nuôi thường xuyên bị nhiễm ký sinh trùng với tỷ lệ cao,
quanh năm bị nhiễm bệnh, chính vì thế bệnh ký sinh trùng đã gây những thiệt hại và
tổn thất không nhỏ về kinh tế.
Nhiều bệnh ký sinh trùng có khả năng truyền lây giữa động vật hoang, động vật
nuôi và người.
Bởi vậy, những ký sinh trùng này đã là những nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con
người. Nước ta có khí hậu nóng ẩm, khu hệ động thực vật phong phú, số lượng gia
súc, gia cầm không ngừng tăng lên, phương thức chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Vì vậy,
bệnh ký sinh trùng đã và đang có tỷ lệ nhiễm rất cao và gây nhiều thiệt hại cho đàn
gia súc, gia cầm ở nước ta.
Để khống chế và làm giảm tác hại do ký sinh trùng gây ra, việc giảng dạy, học
tập và giới thiệu những kiến thức về bệnh ký sinh trùng thú y ở các trường trung học,
cao đẳng, đại học nông nghiệp và vận dụng vào thực tiễn để phòng trừ những bệnh
này cho vật nuôi đã trở nên rất cần thiết ở nước ta.
Cũng vì thế, bệnh ký sinh trùng thú y là một trong những môn chuyên môn
quan trọng của chương trình đào tạo thú y trong các trường nông nghiệp và được
giảng dạy sau khi học sinh đã học xong các môn cơ sở của ngành chăn nuôi, thú y.
2. Mục tiêu
- Kiến thức: Học sinh hiểu được kiến thức cơ bản về ký sinh trùng, những bệnh ký
sinh trùng ở vật nuôi, những kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng trừ
bệnh ký sinh trùng cho gia súc, gia cầm.
- Kỹ năng: Học lý thuyết kết hợp với thực hành trong phòng thí nghiệm và áp dụng
vào thực tế sản xuất.
- Thái độ: Học sinh hiểu được tác hại nhiều mặt của ký sinh trùng đố với ngành chăn
nuôi. Muốn phòng trị kịp thời bệnh ký sinh trùng cho gia súc, gia cầm cần tỉ mỉ và
chính xác trong chẩn đoán, thận trọng tích cực trong phòng trị.

4
3. Những môn học liên quan
- Động vật học.
- Giải phẫu bệnh lý.
- Dược lý thú y.
- Bệnh nội khoa.
- Dịch tễ học.
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KÝ SINH TRÙNG
Mục tiêu: Học xong chương này, người học có khả năng:
5
- Mô tả được những dạng quan hệ, đặc điểm, chu kỳ phát triển của ký sinh trùng, ảnh
hưởng qua lại giữa ký sinh trùng với ký chủ.
- Xác định được những phương pháp chẩn đoán, nguyên tắc phòng và trị bệnh ký sinh
trùng ở gia súc và gia cầm.
1. Những dạng quan hệ giữa các sinh vật
1.1. Cộng sinh
Cộng sinh là hai cơ thể sống chung với nhau và mang lại lợi ích cho nhau.
Ví dụ: Cua biển giống Melia và hải quỳ.
+ Cua giúp hải quỳ di chuyển và tìm nguồn thức ăn phong phú hơn.
+ Hải quỳ dùng những thích ty bào của mình để bảo vệ cua.
Ví dụ: Quan hệ sống chung giữa mối và tiên trùng.
+ Tiên trùng sống trong ruột mối, có men tiêu hủy Cellulos tạo thành thức ăn cho mối
hấp thu.
+ Mối là nơi cho tiên trùng sống và cung cấp thức ăn cho tiên trùng
1.2. Phiếm sinh
Phiếm sinh là hai cơ thể sống chung với nhau, nhưng chỉ một bên có lợi còn
bên kia không có tác hại gì và cũng không được lợi gì.
- Ví dụ: Mối quan hệ giữa ngựa và tiêm mao trùng sống trong ruột ngựa. Tiêm mao
trùng lợi dụng ngựa làm nơi ở và kiếm thức ăn nhưng không gây hại cho ngựa.
1.3. Ký sinh

Ký sinh là mối quan hệ lẫn nhau phức tạp giữa hai sinh vật, trong đó một sinh
vật là ký sinh trùng, còn sinh vật kia là ký chủ. Ký sinh trùng sống tạm thời hay
thường xuyên ở trên cơ thể ký chủ, lấy chất dinh dưỡng của ký chủ để sống, phát triển
và gây tác hại cho ký chủ đến một mức độ nào đó về mặt sinh vật học.
Nét đặc trưng chủ yếu cho đời sống ký sinh và khác biệt với cơ thể sống tự do
là mối quan hệ với môi trường bên ngoài.
6
Động vât sống tự do trực tiếp liên hệ với môi trường bên ngoài, chịu tác động
của khí hậu, thổ nhưỡng và các yếu tố sinh học; còn động vật sống ký sinh phụ thuộc
vào vật chủ.
Ví dụ: Hiện tượng sán lá gan ký sinh ở trâu, bò.
Hiện tượng giun đũa sống ký sinh ở lợn.
Chúng lấy chất dinh dưỡng của ký chủ và làm tổn thương các cơ quan mà ký
sinh trùng ký sinh…
2. Ký sinh trùng và ký chủ
2.1. Ký sinh trùng
* Khái niệm: Ký sinh trùng là những sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác đang sống,
chiếm đoạt các chất dinh dưỡng của sinh vật đó để sống và phát triển.
* Phân loại ký sinh trùng:
Ký sinh trùng có nhiều vị trí ký sinh và có những đặc điểm sống khác nhau, do
vậy mà có thế phân loại ký sinh trùng theo một số căn cứ sau:
- Căn cứ vào nguồn gốc của ký sinh trùng: Chia làm 2 loại:
+ Ký sinh trùng động vật: Là những ký sinh trùng có nguồn gốc từ động vật và nó có
thể sống ký sinh trên động vật và thực vật.
Ví dụ: Một số loài giun tròn ký sinh trên cơ thể động vật và thực vật.
+ Ký sinh trùng thực vật: Là những ký sinh trùng có nguồn gốc từ thực vật và nó có
thể sống ký sinh trên động vật và thực vật.
Ví dụ: Nấm ký sinh, trên cơ thể thực vật và động vật.
- Căn cứ vào nơi cư trú của ký sinh trùng: chia làm 2 loại:
+ Nội ký sinh trùng: Là những ký sinh trùng sống ký sinh bên trong cơ thể.

Ví dụ: Các loài giun, sán sống ký sinh ở đường tiêu hóa, ký sinh trùng đường
máu ( tiên mao trùng, lê dạng trùng….)
+ Ngoại ký sinh trùng: Là những ký sinh trùng ký sinh trên bề mặt của cơ thể.
Ví dụ: Ve, ghẻ ký sinh trên bề mặt cơ thể trâu, bò.
7
- Căn cứ theo cách sống của ký sinh trùng: chia thành 3 loại:
+ Ký sinh trùng bắt buộc: Là những ký sinh trùng bắt buộc phải sống ký sinh
vào cơ thể ký chủ, nếu không có cơ thể ký chủ thì nó sẽ chết.
Ví dụ: Giun, sán ký sinh trong đường tiêu hóa, ký sinh trùng đường máu…
+ Ký sinh trùng tùy nghi: Là những ký sinh trùng có thể sống ký sinh và có lúc
có thể sống tự do ở ngoại cảnh.
Ví dụ: Muỗi, ruồi trâu, mòng…
+ Ký sinh trùng ngẫu nhiên: Là những ký sinh trùng có thể sống tự do lâu dài ở
ngoài ngoại cảnh nhưng nó cũng có thể sống ký sinh nếu ngẫu nhiên gặp cơ thể ký
chủ.
Ví dụ: Vắt, đỉa…
- Căn cứ vào đặc điểm sống ký sinh của ký sinh trùng: chia làm 2 loại:
+ Ký sinh trùng vĩnh viễn: Là những ký sinh trùng cả đời sống ký sinh trên cơ
thể ký chủ.
Ví dụ: Giun, sán….
+ Ký sinh trùng tạm thời: Là những ký sinh trùng chỉ ký sinh vào cơ thể ký chủ
khi đói, sau đó nó có thể sống tự do ngoài ngoại cảnh.
Ví dụ: Muỗi, ruồi, mòng…
- Căn cứ vào bản chất của ký sinh trùng: Chia ký sinh trùng làm 2 loại.
+ Ký sinh trùng chuyên loại: Là những ký sinh trùng chỉ ký sinh ở một loài
hoặc một vài loài ký chủ gần giống nhau về phương diện động vật học.
Ví dụ: Giun đũa bê nghé chỉ ký sinh ở bê hoặc nghé…
+ Ký sinh trùng phiếm loại: Là nhưng ký sinh trùng có thể sống ký sinh trên
nhiều loại ký chủ khác nhau.
Ví dụ: Muỗi, tiêm mao trùng… có thể sống ký sinh ở nhiều loại ký chủ: trâu,

bò, dê, cừu, chó…
8
2.2. Ký chủ
* Khái niệm: Ký chủ là những sinh vật đang sống bị ký sinh trùng ký sinh tạm thời
hay lâu dài và bị chiếm đoạt chất dinh dưỡng.
Ví dụ: Trâu bò bị giun, sán ký sinh thì trâu bò là ký chủ.
* Phân loại ký chủ:
Căn cứ vào đặc tính phát dục và tính thích ứng của ký sinh trùng đối với đời sống ký
sinh, có thể phân ký chủ thành những loại sau:
- Ký chủ cuối cùng: Là những sinh vật để cho ký sinh trùng sống và phát triển cho đến
khi thành thục về tính biệt và có khả năng sinh sản.
Ví dụ: Lợn là KCCC của giun phổi lợn. Trâu,bò là KCCC của sán lá gan.
- Ký chủ trung gian: Là những sinh vật để cho ký sinh trùng sống và phát triển trong
giai đoạn là ấu trùng.
Ví dụ: Ốc nước ngọt là KCTG của nhiều loại sán lá.
- Ký chủ trung gian bổ sung: Có những loài ký sinh trùng trong quá trình phát triển,
ấu trùng đã qua giai đoạn ở ký chủ trung gian thứ nhất nhưng vẫn chưa đạt đến giai
đoạn là ấu trùng có sưc gây bệnh cho KCCC, vì vậy nó cần ký chủ trung gian thứ 2 để
hoàn thành sự phát triển của ấu trùng. KCTG thứ 2 này còn gọi là ký chủ trung gian
bổ sung.
Ví dụ: Sán lá cơ quan sinh sản gia cầm cần KCTG thứ nhất là ốc nước ngọt và
KCTG thứ hai là ấu trùng chuồn chuồn. như vậy ấu trùng chuồn chuồn là KCTG bổ
sung.
- Ký chủ chuyên tính: Là ký chủ được ký sinh trùng chọn lọc một cách chặt chẽ để
sống ký sinh.
Ví dụ: Ngựa là ký chủ chuyên tính của giun đũa ngựa. Bê, nghé là ký chủ
chuyên tính của giun đũa bê, nghé.
- Ký chủ dự trữ: Là những sinh vật không thích hợp với ký sinh trùng nhưng nó vẫn
cho ký sinh trùng sống nhờ một thời gian để chờ gặp ký chủ cuối cung thích hợp.
Ví dụ: Giun ký sinh ở khí quản gà có ký chủ dự trữ là con gián.

9
- Ký chủ đường cùng: Là những sinh vật hoàn toàn không thích hợp với ký sinh trùng.
Vì vậy, ký sinh trùng vào sinh vật đó chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, sau đó bị
chết do không bao giờ gặp được KCCC thích hợp.
Ví dụ: Giun xoăn sống ký sinh ở ngựa. Ấu trùng giun xoăn xâm nhập qua da
của người thì nó nằm ngay dưới da và gây ngưa ngáy, nhưng nó chỉ tồn tại được 1,2
ngày rồi chết do không thích nghi.Như vậy, người là ký chủ đường cùng của giun
xoăn ở ngựa.
3. Phân loại ký sinh trùng
3.1. Loại đơn bào
3.2. Loại đa bào
4. Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng
* Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng là gì?
Là toàn bộ quá trình phát triển, qua những giai đoạn khác nhau của đời sống ký
sinh trùng kể từ khì là mầm sinh vật đầu tiên cho đến khi sinh ra mầm sinh vật mới,
tạo ra một thế hệ mới được gọi là chu kỳ.
Ví dụ: Chu kỳ phát triển của muỗi.
Muỗi trưởng thành (cái) Trứng
ấu trùng (bọ gậy)
* Các kiểu chu kỳ phát triển của ký sinh trùng: có 3 kiểu
- Kiểu chu kỳ hoàn toàn thực hiện ở ngoài ngoại cảnh.
Ví dụ: Chu kỳ phát triển của muỗi, mòng , ruồi…
- Kiểu chu kỳ phát triển hoàn toàn thực hiện trên cơ thể ký chủ.
Ví dụ: Chu kỳ phát triển của ghẻ, chấy, rận, giun xoắn…
- Kiểu chu kỳ có giai đoạn thực hiện trên cơ thể ký chủ, có giai đoạn thực hiện
ở ngoại cảnh.
10
Ví dụ: Chu kỳ phát triển của giun đũa, sán lá, sán dây…
Như vậy có những ký sinh trùng có kiểu chu kỳ đơn giản, có những ký sinh
trùng có kiểu chu kỳ phức tạp. Tính đơn giản hoặc phức tạp của chu kỳ ảnh hưởng tới

mức độ phát triển của ký sinh trùng.
+ Kiểu chu kỳ thực hiện hoàn toàn ngoài ngoại cảnh hoặc hoàn toàn trên cơ thể
ký chủ thì ký sinh trùng dễ hoàn thành vòng đời hơn vì chu kỳ đơn giản thì dễ thực
hiện, chịu tác động của ít yếu tố hơn. Vì vậy, đối với các ký sinh trùng có kiểu chu kỳ
đơn giản thì khó khống chế, khó tác động vào các giai đoạn của chúng hơn.
+ Kiểu chu kỳ phát triển có giai đoạn thực hiện trên cơ thể ký chủ, có giai đoạn
thực hiện ở ngoài ngoại cảnh thì kiểu chu kỳ phức tạp hơn vì có nhiều yếu tố tác động
lên, do đó việc hoàn thành vòng đời khó khăn hơn nhưng con người lại dễ tác động
hơn. Có thể phá vỡ chu kỳ của ký sinh trùng này bằng cách cắt đứt đường chu kỳ của
ký sinh trùng từ ký chủ ra ngoài môi trường hoặc từ ngoại cảnh vào ký chủ.
5. Ảnh hưởng qua lại giữa ký sinh trùng với ký chủ.
5.1. Tác hại của ký sinh trùng đến cơ thể ký chủ.
5.1.1. Tác động cơ giới (tác động cơ học) của ký sinh trùng.
Hầu hết các ký sinh trùng đều gây nên những biến loạn cơ giới do sự di chuyển
và tác động bám hút của ký sinh trùng… Tác động cơ giới được diễn ra ở 2 giai đoạn:
- Giai đoạn ký sinh trùng là ấu trùng: Ký sinh trùng gây tác hại cho ký chủ do
sự di chuyển đến các vị trí ký sinh thích hợp để sống và phát triển. Quá trình di
chuyển sẽ gây tổn thương: niêm mạc ruột, tế bào nhu mô ở các khí quan, thành mạch
quản, sợi cơ, xuất huyết, viêm.
- Giai đoạn ký sinh trùng trưởng thành:
+ Ký sinh trùng trưởng thành dùng các cơ quan bám (giác bám, móc, lá môi)
bám vào các vị trí ký sinh, gây tổn thương các vị trí đó. Một số ngoại ký sinh trùng
dùng các cơ quan chích hút lấy máu gây tổn thương da, niêm mạc, thành mạch quản,
11
gây xuất huyết và viêm. Khi đó vi sinh vật rất dễ xâm nhập vào và gây nên các bệnh
ghép với bệnh ký sinh trùng.
+ Số lượng ký sinh trùng ký sinh nhiều gây tắc, vỡ khí quản, chèn ép, phá hoại
các tổ chức hoặc làm thủng, làm rách, tróc niêm mạc, xuất huyết.
5.1.2. Tác động do độc tố
Độc tố của ký sinh trùng là những chất do ký sinh trùng bài tiết ra trong quá

trình sống, bao gồm:
+ Các chất bài tiết của ký sinh trùng.
+ Xác chết của ký sinh trùng bị phân hủy trong có thể ký chủ.
+ Các chất độc của ký sinh trùng.
- Độc tố của ký sinh trùng hấp thu vào máu ký chủ, tác động vào hệ thần kinh,
hệ thống máu và gây ra hậu quả:
+ Độc tố tác động tới hệ thần kinh sẽ gây ra 2 tác hại:
• Ức chế trung khu điều hòa thân nhiệt và gây sốt.
• Tác động tới các tế bào thần kinh gây ra triệu chứng thần kinh: run rẩy, đi lại loạng
choạng, siêu vẹo, lảo đảo, co giật.
+ Độc tố tác động đến hệ thống máu gây ra hậu quả:
• Gây dung huyết, làm cho con vật bị thiếu máu, thiếu máu kéo dài dẫn đến thiếu oxy
nên con vật khó thở và có thể dẫn đến suy tim.
• Làm tăng tính thấm thành mạch và gây ra phù.
Như vậy, hậu quả của tác động do độc tố là con vật trúng độc, gầy yếu, thiếu
máu, có các triệu chứng thần kinh, thủy thũng.
5.1.3. Tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng
Đây là tác động bắt buộc của ký sinh trùng đối với ký chủ. Tuy nhiên, tác động
này nhiều trường hợp không phải là tác động có hại nhất đối với ký chủ.
- Ký sinh trùng lấy máu của ký chủ, dịch tổ chức, dưỡng chấp ở ruột non, tế
bào niêm mạc, mô bào của ký chủ.
12
- Làm cho ký chủ thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, gầy yếu, suy nhược cơ thể, thủy
thũng, khả năng sản xuất giảm, sức đề kháng giảm sút và dễ mắc các bệnh khác.
5.1.4. Tác động mang trùng
Ký sinh trùng từ ngoài ngoại cảnh vào cơ thể ký chủ sẽ mang theo vi khuẩn, vi
rút, ký sinh trùng đơn bào. Gây ra các bệnh ghép với bệnh do chính bản than ký sinh
trùng gây ra.
Ví dụ: Muỗi mang ký sinh trùng sốt rét khi hút máu người gây bệnh sốt rét cho người.
5.2. Phản ứng của cơ thể ký chủ đối với ký sinh trùng

Cơ thể ký chủ phản ứng lại với ký sinh trùng bằng 2 loại phản ứng.
* Phản ứng tế bào:
- Các tế bào có khả năng di động sẽ di động đến vị trí ký sinh trùng ký sinh để
tấn công và thực bào ký sinh trùng. Tế bào có khả năng thực bào là những bạch cầu có
khả năng di động và thực bào chủ yếu là những ký sinh trùng có kích thước nhỏ.
- Phản ứng tăng sinh bạch cầu ái toan: là hiện tượng phòng vệ của cơ thể, số
lượng bạch cầu ái toan tăng cao và có thể tăng cao gấp nhiều lần so với bình thường.
* Phản ứng dịch thể: Là phản ứng của cơ thể sản sinh ra kháng thể để chống lại
ký sinh trùng. Phản ứng dịch thể xảy ra 2 trường hợp:
- Làm cho cơ thể có tính miễn dịch đối với bệnh ký sinh trùng do kháng thể
được cơ thể tạo ra.
- Làm cơ thể rơi vào trạng thái quá mẫn: do độc tố quá mẫn tăng cao cơ thể sẽ
bị phản ứng sốc…
6. Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng
6.1. Chẩn đoán lâm sàng
Trong bệnh ký sinh trùng, khi chẩn đoán lâm sàng thì thường có các triệu
chứng giống nhau và giống các loại bệnh khác: gầy yếu, có các triệu chứng thần kinh,
rối loạn tiêu hóa…Vì vậy phương pháp chẩn đoán này chỉ mang tính chất dự đoán và
không thể là căn cứ duy nhất để chẩn đoán bệnh.
13
6.2. Chẩn đoán phi lâm sàng
Đây là phương pháp hết sức quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Mục đích của
phương pháp chẩn đoán này là tìm ra ký sinh trùng, trứng hoặc ấu trùng… dựa trên
quan sát các loại bệnh phẩm: phân, máu, nước tiểu, vẩy ghẻ…
Có 3 loại bệnh phẩm chủ yếu được dùng chẩn đoán bằng soi kính hiển vi:
- Soi phân: Dùng các bệnh đường tiêu hóa (giun, sán, cầu trùng)
- Soi chất ngoài da (vảy ghẻ): dùng cho các bệnh ký sinh trùng ngoài da.
- Soi máu: Dùng cho các bệnh ký sinh trùng đường máu.
6.3. Chẩn đoán thí nghiệm.
Chỉ tiến hành phương pháp này khi 2 phương pháp trên không tìm thấy căn

bệnh. Phương pháp này được tiến hành trong trường hợp: ký sinh trùng ở sâu trong
nội tạng, bệnh mới ở thời kỳ đầu.
Chẩn đoán thí nghiệm bao gồm các phương pháp: nuôi cấy trong môi trường
nhân tạo, tiểm truyền động vật thí nghiệm, chẩn đoán miễn dịch học, huyết thanh học,
chẩn đoán tế bào học…
Ví dụ: Tiêm truyền máu của con vật nghi mắc bệnh tiên mao trùng cho chuột bạch để
chẩn đoán thí nghiệm.
7. Nguyên tắc phòng và trị bệnh ký sinh trùng
7.1. Nguyên tắc phòng bệnh ký sinh trùng
- Phòng bệnh đối với bản thân ký chủ:
+ Định kỳ tẩy ký sinh trùng cho gia súc, gia cầm bằng các loại thuốc đặc hiệu
+ Tìm mọi cách ngăn cản không cho ký chủ tiếp xúc với ký sinh trùng: Vệ sinh
chuồng trại, thức ăn, nước uống, chăn dắt luôn phiên đồng cỏ, bãi chăn.
+ Tăng cường sức đề kháng của ký chủ bằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Phòng bệnh đối với ngoại cảnh:
+ Thường xuyên tác động vào ngoại cảnh để tạo sự bất lợi cho ký sinh trùng.
+ Thu gom phân, ủ phân, diệt KCTG, khơi thông cống rãnh…
14
7.2. Nguyên tắc trị bệnh ký sinh trùng
- Dùng thuốc diệt ký sinh trùng trên ký chủ: chọn thuốc có hiệu lực nhất đối với
ký sinh trùng, ít nguy hiểm tới ký chủ, rẻ tiền và dễ dùng.
Ví dụ: Dùng Mebendazonle có tác dụng tẩy nhiều loại giun tròn.
- Phải ngăn chặn không cho con vật ốm tái nhiễm. Đưa con vật ra khỏi nơi có
bệnh, tiêu độc chỗ đó trước khi cho con vật vào lại.
- Bằng mọi cách phục hồi sức khỏe con vật: chăm sóc, chế độ dinh dưỡng,
thuốc trợ sức, trợ lực, giữ vệ sinh và chữa các triệu chứng.
- Căn cứ vào giai đoạn phát triển của ký sinh trùng người ta có các giai đoạn
điều trị như sau:
+ Giai đoạn ký sinh trùng trưởng thành: Phải dùng thuốc có tác dụng tốt với đối
với ký sinh trùng, an toàn đối với ký chủ, phải dùng thuốc đặc hiệu.

+ Giai đoạn ký sinh trùng là trứng: Phải tiêu diệt nó ở bên ngoài bằng cách: ủ
phân để diệt trứng ký sinh trùng, tạo điều kiện bất lợi cho việc phát triển của trứng.
+ Giai đoạn ký sinh trùng là ấu trùng: Diệt KCTG, ủ phân để diệt ấu trùng, vệ
sinh thức ăn, nước uống…
Chương 2: NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT VÀ CÁC BỆNH DO CHÚNG GÂY RA
Mục tiêu: Học xong chương này, người học có khả năng:
- Mô tả được đặc điểm, sự gây bệnh và tác hại của nguyên sinh động vật
- Xác định được những bệnh do nguyên sinh động vật gây ra ở gia súc, gia cầm và
biện pháp phòng, trị.
1. Đại cương về nguyên sinh động vật
1.1. Đặc điểm của nguyên sinh động vật
Là những đơn bào ký sinh gồm một tế bào có hình dạng khác nhau nhưng đầy
đủ chức năng của một cơ thể sống. Tất cả đều ký sinh ở các tế bào, các mô hay các
dịch thể suốt đời hoặc ở nhưng giai đoạn đầu đời của nó.
15
- Dinh dưỡng của đơn bào ký sinh thường bằng cách thẩm thấu qua màng cơ
thể, cũng có những loài dinh dưỡng bằng cách hình thành không bào tiêu hóa.
- Sinh sản gồm:
+ Sinh sản vô tính: liệt phân, đâm chồi hoặc sinh nha bào. Từ một tế bào mẹ
cho ra 2 hoặc nhiều tế bào con.
+ Sinh sản hữu tính: là sự kết hợp giữa 2 tế bào đực và cái để tạo thành hợp tử.
1.2. Sự gây bệnh và tác hại của nguyên sinh động vật
Nguyên sinh động vật tước đoạt chất dinh dưỡng của ký chủ để sống (trong
hồng cầu, huyết tương…).
Nguyên sinh động vật còn tiết độc tố đầu độc vật chủ, gây hoại tử các tổ
chức…
1.3. Phân loại nguyên sinh động vật
Những nguyên sinh động vật ký sinh ở vật nuôi thường thuộc 4 bộ sau:
- Bộ Coccidia (cầu trùng): thường ký sinh ở đương ruột có dạng hình trứng,
hình cầu…

- Bộ Haemosporidia (huyết tương bào tử trùng): thường ký sinh ở huyết cầu,
phát triển cần vật chủ cuối cùng và vật chủ trung gian.
- Bộ Sarcosporidia ( nhục bào tử trùng): thường ký sinh ở cơ và tổ chức liên kết
của vật nuôi…
- Bộ Microsporidia (vi bào tử trùng): ký sinh ở côn trùng: ong, tằm…
2. Các bệnh về nguyên sinh động vật
2.1. Bệnh tiên mao trùng
2.1.1. Căn bệnh
Bệnh tiên

mao trùng là

bệnh ký sinh trùng đường

máu,

trâu rất

mẫn
cảm với bệnh này. Bệnh không lây trực tiếp từ con vật ốm sang con vật lành
mà do các loại ruồi trâu và mòng hút máu truyền bệnh. Trâu, bò, ngựa ở mọi
lứa tuổi đều có thể bị bệnh.

Bệnh

nặng có

thể dẫn đến tử

vong,


nhẹ thì có
16
biểu hiện thiếu máu, suy nhược, mất dần khả năng lao động.
Bệnh thường xảy ra

vào các tháng nóng ẩm,

từ tháng 4

- 9 khi ruồi,
mòng phát triển mạnh.
Do loài roi trùng Trypanosoma evansi gây ra, dài 18 - 34µm ký sinh ở ngoài
hồng cầu.
2.1.2. Vòng đời
- Giai đoạn 1 sống ở KCCC: Trâu, bò, dê, cừu….
- Giai đoạn 2 sống ở KCTG: Ruồi trâu, mòng…
2.1.3. Triệu chứng
- Con vật sốt: Nhiệt độ lên tới 40-41
0
C và sốt thành từng đợt mỗi đợt cách nhau vài
ngày. Khi con vật sốt dễ tìm thấy tiên mao trùng ở mạch máu ngoại vi. Qua nhiều lần
sốt lên xuống, con vật ăn kém, bỏ ăn, gầy dần, tim suy yếu, thiếu máu nặng, hạch
sưng.
- Thủy thũng (Phù): Triệu chứng thủy thũng dưới da biểu hiện vào ngày thứ 6-7 sau
khi mắc bệnh, có khi sau 3 tuần mới thấy thủy thũng (Phù):
+ Đầu tiên: Ở âm hộ gần phía bụng, sau dần dần lan lên ngực và chung quanh
vú.
+ Giai đoạn cuối: Phù ở môi, my mắt, dưới hàm rồi 4 chân.
- Thần kinh: Kế tiếp với các triệu chứng trên thì thấy triệu chứng thần kinh xuất hiện.

Con vật vật mệt mỏi, đi lại siêu vẹo, có triệu chứng quay vòng, 4 chân run, con vật
hay nằm. Thời kỳ cuối 4 chân bị tê liệt và chết.
2.1.4. Bệnh tích
Khi mổ khám, thấy máu rất loãng, màu hồng. Trong lồng ngực, xoang
bụng, bao tim có nước màu vàng da cam.

Những chỗ thuỷ thủng chứa chất
nhầy như keo. Thịt nhão, mỡ lầy nhầy màu vàng thẫm. Tim, phổi, lách đều
sưng và tụ máu. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, ruột non, ruột già đều bị xuất
huyết, tím bầm.
2.1.5. Chẩn đoán
17
- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng điển hình: Sốt lên xuống, thủy thũng, có triệu
chứng thần kinh…
- Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ của bệnh: Vùng mắc bệnh, mùa phát bệnh, vật mô giới
truyền bệnh…
- Điều trị chẩn đoán: Dùng 1 trong 3 loại thuốc đặc hiệu để chẩn đoán: Berenil,
Trypamidium, Naganin.
2.1.6. Phòng, trị
a. Phòng bệnh
- Tiêm phòng cho gia súc bằng thuốc Trypamidium, liều 0,5 mg/kgTT.
- Cần kiểm tra máu cho toàn bộ gia súc ở những vùng có bệnh và trong những mùa
ruồi trâu hoạt động mạnh để phát hiện gia súc mắc bệnh tiên mao trùng.
- Cách ly và điều trị những súc vật mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh.
b. Điều trị bệnh
Phải điều trị tổng hợp, vừa chú ý chăm sóc con vật ốm, vừa dùng một trong
những thuốc đặc hiệu sau:
- Naganin: Liều 10 -15 mg/kgTT. Pha với nước cất thành dung dịch 10%. Tiêm tĩnh
mạch hoặc tiêm bắp thịt thành 2-3 điểm. Khi con vật khỏi bệnh, tiêm nhắc lại lần 2.
- Trypamindium: 1 mg/kgTT. Pha với nước cất thành dung dịch 1 – 2%. Tiêm bắp

thịt. Nếu tiêm với lượng thuốc nhiều thì phải tiêm làm 2 -3 điểm.
- Berenil: 8 mg/kgTT. Pha theo tỷ lệ: cứ 0,8g thuốc trong 5ml nước cất. Tiêm sâu bắp
thịt.
2.2. Bệnh lê dạng trùng
2.2.1. Căn bệnh
Là bệnh do một loài đơn bào lớp bào tử trùng có tên là Piroplasma bigeminum
gây nên, chúng ký sinh trong hồng cầu.
2.2.2. Vòng đời
Vòng đời của lê dạng trùng có 2 giai đoạn:
18
- Giai đoạn ký sinh ở hồng cầu trâu bò, sinh sản vô tính.
- Giai đoạn ở vật chủ trung gian là ve họ Ixodidae, sinh sản hữu tính.
2.2.3. Triệu chứng
- Con vật sốt cao và liên tục trong nhiều ngày nhiệt độ có thể lên tới 41-42
0
C, kèm
theo các triệu chứng: kém ăn, mũi khô, niêm mạc mắt đỏ ửng, thở nhanh và mạnh, tim
đập nhanh, nhu động ruột giảm dẫn tới táo bón.
- Con vật đái ra huyết sắc tố: nước tiểu có màu vàng, vàng thẫm, đỏ hoặc đen như
nước cà phê.
- Vàng da và niêm mạc: do hồng cầu bị phá vỡ và huyết sắc tố tan ra…
- Bần huyết: Số lượng hồng cầu, huyết sắc tố giảm khi đó máu trở nên rất loãng…
2.2.4. Bệnh tích
- Xác cứng nhanh sau khi chết, ngoài da có nhiều ve.
- Các nội tạng và thịt nhợt nhạt do thiếu máu.
- Túi mật sưng, ứ dịch mật và huyết sắc tố.
- Niêm mạc bị hoảng đản.
2.2.5. Chẩn đoán
- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng.
- Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ.

- Kiểm tra lê dạng trùng ở trong tuyến nước bọt và máu của ve ký sinh trên da bò.
2.2.6. Phòng, trị
a. Phòng bệnh
- Cách ly gia súc bị bệnh, điều trị triệt để những con vật bị bệnh.
- Không vận chuyển gia súc bệnh từ vùng này sang vùng khác, cần tăng cường công
tác kiểm dịch.
- Diệt ve – KCTG.
- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là gia súc
nhập nội.
b. Điều trị bệnh
19
- Haemosporidin: 0,5 mg/kgTT. Pha với nước cất thành dung dịch 1-2% tiêm tĩnh
mạch.
* Chú ý: Đối với con vật yếu và bị bệnh ở thể mãn tính thì trước khi tiêm thuốc điều
trị cần tiêm thuốc trợ tim cho con vật trước khoảng 30 phút.
2.3. Bệnh tele trùng
2.3.1. Căn bệnh
Bệnh do hai loài đơn bào Theilena annulata và T.sergenti ký sinh trong máu
của bò gây nên. Hình dạng của ký sinh trùng này có hình cái gậy, hình vòng hay
chấm có khi hình hoa thị, đường kính nhỏ 0,3 – 2 micromet. Bệnh được truyền do ve
hút máu bò.
2.3.2. Vòng đời
Gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn ở vật chủ trung gian là ve Hyalomma, Haemaphysalis .
- Giai đoạn sống ở KCCC (bò)…
2.3.3. Triệu chứng
- Con vật sốt liên miên từ 1-13 ngày sốt 40-41
0
C; từ ngày 14-19 sốt cao tới 42
0

C.
- Phân táo có lẫn chất nhờn màu đen, các hạch lâm ba sưng to, đau, con vật thiếu máu
nặng
- Con vật có nước bọt chảy nhiều.
2.3.4. Bệnh tích
- Gan vàng xuất huyết, mềm, dễ vỡ. Trên mặt gan có nhiều điểm hoại tử trắng.
- Ruột non xuất huyết, có những nốt loét ở chỗ tiếp giáp dạ múi khế và tá tràng.
2.3.5. Chẩn đoán
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng.
- Xét nghiệm máu cho con vật.
2.3.6. Phòng, trị
a. Phòng bệnh
20
- Cần chú ý diệt ve ở trong chuồng nuôi gia súc, vì ve Hyalomma và Haemaphysalis
sống cả ở trong chuồng bò.
- Diệt ve ở loài gặm nhấm (chuột) để ngăn ngừa mầm bệnh truyền từ loài gặm nhấm
sang bò.
b. Điều trị bệnh
Dùng một trong những thuốc sau:
- Rolitetracyclin: 4 mg/kg P, tiêm vào cơ bắp.
- Naganin: 0,015 - 0,02 g/kg P pha 10% tiên tĩnh mạch.
2.4. Bệnh biên trùng
2.4.1. Căn bệnh
Do loài Anaplasma marginale gây nên.
2.4.2. Vòng đời
- Giai đoạn 1 sống ở KCCC: Bò, trâu
- Giai đoạn 2 sống ở KCTG: Ve, ruồi trâu
2.4.3. Triệu chứng
- Thể cấp tính: Sốt cao 40-41
0

C nhưng gián đoạn (không sốt liên tục), thiếu máu cấp
tính, da hơi vàng…tỷ lệ chết có thể lên tới 95%.
- Thể mãn tính: Triệu chứng không rõ ràng, con vật gầy dần và ít khi chết vì bệnh.
2.4.4. Bệnh tích
- Bần huyết
- Lá lách sưng, gan vàng nhạt như chín, thận mất màu hoặc nhạt màu.
- Não có thể có chấm xuất huyết, tủy xương đông lại và màu tro nhạt.
2.4.5. Chẩn đoán
Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh lý giải phẫu, soi kính hiển vi tiêu bản
máu, tiêm truyền động vật thí nghiệm.
2.4.6. Phòng, trị
a. Phòng bệnh
21
- Cách ly ga súc bị bệnh.
- Điều trị triệt để những con vật bị bệnh.
- Diệt ve - KCTG
- Tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng.
b. Điều trị bệnh
- Haemosporidin: 0,5 mg/kg TT, pha với nước cất thành dung dịch 1-2%, tiêm dưới da
hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Biomixin: 0,3 mg/kg TT. Pha với nước cất thành dung dịch 1%. Tiêm tĩnh mạch.
- Lomidin: 10-15 mg/kg TT. Tiêm bắp thịt.
2.5. Bệnh cầu trùng gà
2.5.1. Căn bệnh
Do một loại đơn bào ký sinh trong đường tiêu hóa gây nên. Trong đó có một số
loài phổ biến như: Eimeria tenella, E. maxima, E. mitis…
2.5.2. Vòng đời
Cầu trùng phát triển theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn ngoại sinh sản: Tiến hành ngoài ngoại cảnh.
- Giai đoạn nội sinh sản: Xảy ra trong cơ thể ký chủ.

2.5.3. Triệu chứng
- Thể cấp tính: Thường xảy ra ở gà con: lúc đầu lờ đờ, lông dựng, ăn ít, phân dính
quanh hậu môn. Uống nhiều nước , diều có nhiều dịch thể, bỏ ăn hoàn toàn. Con vật
thiếu máu, niêm mạc và mào nhợt nhạt, con vật gầy dần. phân loãng và có lẫn máu.
- Thể mãn tính: Thường thấy ở gà dò 4-6 tháng tuổi hoặc gà trưởng thành. Các triệu
chứng không rõ ràng, gà gầy còm dần, lượng trứng đẻ giảm, thỉnh thoảng bị kiết lỵ,
rất ít gà bị chết.
2.5.4. Bệnh tích
- Xác chết gầy xơ xác, niêm mạc nhợt nhạt, phân dính quanh hậu môn, trong phân lẫn
máu.
22
- Ruột xuất huyết: Tập trung chủ yếu ở manh tràng và ruột non
2.5.5. Chẩn đoán
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng.
- Xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi để phát hiện noãn nang cầu trùng.
- Mổ khám bệnh tích và nạo vét niêm mạc ruột để kiểm tra cầu trùng.
2.5.6. Phòng, trị
a. Phòng bệnh
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hàng ngày tập chung phân để ủ hoặc đốt.
- Tiêu độc chuồng, dụng cụ chăn nuôi, giữ nền chuồng luôn khô.
- Sử dụng thuốc bổ sung phòng bệnh cầu trùng.
b. Điều trị bệnh
- Avicoc: 1g/1 lít nước, cho uống liên tục 5 ngày liền.
- Anticoccid: 3g/1 lít nước, cho uống lien tục 3-4 ngày.
- Tăng cường trợ sức, trợ lực cho gia cầm: uống điện giải (2ml/con)
2.6. Bệnh cầu trùng thỏ
2.6.1. Căn bệnh
Do 7 loài cầu trùng gây ra đặc biệt là loài cầu trùng có tên là Eimeria stiedae
gây nên.
2.6.2. Vòng đời

Vòng đời của cầu trùng thỏ giống vòng đời của cầu trùng gà.
2.6.3. Triệu chứng
- Con vật ăn ít hoặc bỏ ăn, mệt mỏi, nằm lì, ít hoạt động.
- Mắt và mũi có dử.
- Ỉa chảy, táo bón xen kẽ nhau, kiết lỵ, bụng to, gan sưng to, hoàng đản.
- Thời kỳ cuối con vật có biểu hiện thần kinh: 4 chân run, co giật và tê liệt…
2.6.4. Bệnh tích
- Xác gầy, niêm mạc nhợt nhạt, hoàng đản…
23
- Khi cầu trùng ký sinh ở gan: Bề mặt gan có nhiều điểm hoại tử hoặc vôi hóa
- Khi cầu trùng ký sinh ở ruột: Ruột bị xung huyết và viêm cata, có nhiều điểm tụ
huyết…
2.6.5. Chẩn đoán
- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng.
- Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ.
- Xét nghiệm phân bằng phương pháp trực tiếp hoặc phù nổi
- Mổ khám thỏ chết để kiểm tra…
2.6.6. Phòng, trị
a. Phòng bệnh
- Thu gom phân thỏ đem ủ để diệt noãn nang cầu trùng.
- Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống cho thỏ.
- Diệt vật mô giới truyền bệnh.
- Nuôi riêng thỏ con và thỏ trưởng thành.
- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng.
b. Điều trị bệnh
- Avicoc: Dùng 1g/1 lít nước, cho uống lien tục 5 ngày liền.
- Esb3: Hòa 1g/1 lít nước. Cho uống
- Trợ sức, trợ lực cho gia cầm: uống điện giải (2ml/con).
+ VTM: C, K…
Chương 3: LỚP SÁN DÂY VÀ CÁC BỆNH DO CHÚNG GÂY RA

Mục tiêu: Học xong chương này, người học có khả năng:
- Mô tả được đặc điểm, hình thái, cấu tạo và chu trình phát triển của lớp sán dây.
- Xác định được những bệnh do lớp sán dây gây ra ở gia súc, gia cầm và biện pháp
phòng, trị.
24
1. Đại cương về lớp sán dây
1.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo
* Đặc điểm hình thái:
- Thân dẹp, có hình dải băng. Màu trắng hoặc trắng ngà.
- Kích thước: Tùy theo loài mà kích thước dài từ vài mm đến vài chục mét.
- Cơ thể sán dây chia làm 3 phần:
+ Đầu: Nhỏ, hình cầu, hơi tròn, bầu dục. Tuy theo loài mà ở đỉnh đầu có giác bám ,
rãnh bám, móc hoặc mõm hút.
+ Cổ: Còn gọi là đốt sinh trưởng, từ đốt cổ sẽ sinh ra các đốt thân.
+ Thân: Gồm có đốt chưa thành thục, đốt thành thục, đốt già.
* Đặc điểm cấu tạo:
- Cơ thể được cấu tạo bởi 3 lớp: lớp vỏ, lớp dưới vỏ và lớp cơ. Bên trong lớp cơ là các
cơ quan nội tạng.
- Hệ hô hấp, tuần hoàn và tiêu hóa: không có
- Hệ thần kinh: đơn giản gồm nhiều hạch, có 2 dây thần kinh nhỏ chảy xuyên qua các
đốt.
- Hệ bài tiết: đơn giản
- Hệ sinh dục: Lưỡng tính, mỗi đốt sán đều có cơ quan sinh dục đực và cái.
1.2. Chu trình phát triển và phân loại
* Chu trình phát triển:
Phần lớn các loài sán dây ký sinh ở gia súc đều cần một hoặc hai KCTG, chỉ có
một ít loài ký sinh ở động vật gậm nhấm và người là không cần KCTG.
- Sán dây trưởng thành ký sinh trên cơ thể ký chủ, đốt sán chửa rụng theo phân ra
ngoài, bị phân hủy ngoài ngoại cảnh, vỡ ra và giải phóng ra nhiều trứng sán.
- Nếu KCCC nuốt phải trứng sán có sức gây bệnh, vào đường tiêu hóa, trứng nở thành

ấu trùng và phát triển thành sán dây trưởng thành.
* Phân loại:
- Lớp sán dây Cestoda gồm có 5 bộ, trong đó có 2 bộ lien quan nhiều tới thú y:
25
+ Bộ Cyclophillidae (bộ viên diệp)
+ Bộ Pseudophillidae (bộ giả diệp)
- Phân biệt sự khác nhau giữa 2 bộ:
Bộ Cyclophillidae (bộ viên diệp) Bộ Pseudophillidae (bộ giả diệp)
- Có 4 giác bám - Có 2 rãnh bám
- Tử cung không có lỗ thông ra bên
ngoài nên không đẻ trứng mà thái đốt
sán già theo phân ra ngoài.
- Tử cung có lỗ thông ra bên ngoài nên
đẻ trứng.
- Trứng: khác với trứng sán lá. - Trứng: Gần giống trứng sán lá, một
đầu có nắp.
2. Các bệnh về lớp sán dây
2.1. Bệnh sán dây Moniezia ở gia súc nhai lại
2.1.1. Căn bệnh
Do

sán dây M.expansa



M.benedeni thuộc

họ

Anoplocephalidaae


gây nên


ruột
non

cừu,

dê,

bò.
2.1.2. Vòng đời
Cần ký chủ trung gian.
- Đốt sán chửa, rụng theo phân ra ngoài; vỡ ra nhiều trứng.
Trứng có thai 6 móc

nếu bị nhện đất Oribatidae) ăn phải; Sau đó phát triển thành
Cysticercoid. Hoàn thành vòng ở nhện đất cần 120 - 180 ngày.
- Ký chủ cuối cùng ăn cỏ có lẫn nhện đất, vào đường tiêu hóa, ấu trùng chui ra
bám

vào

niêm

mạc

ruột,


phát

triển

thành

sán

trưởng

thành.

Hoàn

thành

vòng
đời





thể

con

vật

dài


ngắn

tùy

theo

loài

sán:

M.benedeni



50

ngày;
M.expansa là 37 - 40 ngày.
- Tuổi thọ của sán dây 75 ngày, có trường hợp tới 5 - 6 tháng.
2.1.3. Triệu chứng
- Gia súc ăn ít, khát nước, phân từ bình thường chuyển sang nhão rồi lỏng, có lẫn máu
và chất nhầy, trong phân có lẫn những đốt sán.

×