Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.98 KB, 102 trang )

B GIÁO D C VÀ ÀO T OỘ Ụ Đ Ạ
B NÔNG NGHI P & PTNTỘ Ệ
TR NG I H C LÂM NGHI PƯỜ ĐẠ Ọ Ệ
PH M TH THU H NG Ạ Ị ƯƠ
GI I PHÁP NÂNG CAO HI U QU S N XU T LÚAẢ Ệ Ả Ả Ấ
T I HUY N TÂN PHÚ – T NH NG NAIẠ Ệ Ỉ ĐỒ
LU N V N TH C S KINH TẬ Ă Ạ Ĩ Ế
ng Nai, 2014Đồ
B GIÁO D C VÀ ÀO T OỘ Ụ Đ Ạ
B NÔNG NGHI P & PTNTỘ Ệ
TR NG I H C LÂM NGHI PƯỜ ĐẠ Ọ Ệ
PH M TH THU H NG Ạ Ị ƯƠ
GI I PHÁP NÂNG CAO HI U QU S N XU T LÚA T IẢ Ệ Ả Ả Ấ Ạ
HUY N TÂN PHÚ – T NH NG NAIỆ Ỉ ĐỒ
CHUYÊN NGÀNH: KINH T NÔNG NGHI PẾ Ệ
MÃ S : 60.62.01.15Ố
LU N V N TH C S KINH TẬ Ă Ạ Ĩ Ế
NG I H NG D N KHOA H CƯỜ ƯỚ Ẫ Ọ
PGS.TS LÊ TR NG HÙNGỌ
ng Nai, 2014Đồ
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Phạm Thị Thu Hương
3
LỜI CẢM ƠN
Qua hai năm học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp, em đã được quý
Thầy, Cô trang bị rất nhiều kiến thức bổ ích về kinh tế nông nghiệp thông qua


sự giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy, Cô. Qua khóa học này,
em đã học được cả về lý thuyết và chứng minh thực tiễn về những kiến thức
kinh tế - xã hội. Những kiến thức bổ ích đó sẽ trở thành hành trang giúp em
trưởng thành và thành công trong tương lai.
Bằng tất cả lòng biết ơn và kính trọng, em xin gửi đến quý Thầy, Cô
trường Đại học Lâm nghiệp lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất. Đặc biệt
em chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Lê Trọng Hùng đã nhiệt tình hướng dẫn,
tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể Cô, Chú, Anh, Chị
phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú, Chi cục Thống
kê huyện Tân Phú cùng với chính quyền địa phương và bà con nông dân tại
xã Phú Thịnh, Phú Điền, Phú Lộc, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã tận tình
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp
phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!
4
MỤC LỤC
5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
~: Khoảng, tương đương
%: Phần trăm
/: Trên
β
o
:

Hệ số tự do
β
i
: Các hệ số được tính toán bằng phần mềm SPSS

F: Số thống kê
R: Hệ số tương quan bội
R
2
: Hệ số xác định
Sig F: Mức ý nghĩa F
6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQ Bình quân
BVTV Bảo vệ thực vật
FAO
Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương nông liên hiệp
quốc)
GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
Ha Hécta
Kg Ki-lô-gam
KHKT Khoa học kỹ thuật
TP Thành phố
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1
Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm
15
1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam qua các năm 18
2.1 Diện tích đất tự nhiên của toàn Huyện 25

2.2 Dân số và nguồn lao động 26
2.3 Cơ cấu GDP chia theo ngành trên địa bàn huyện 28
3.1
Diện tích, năng suất và sản lượng trồng lúa toàn huyện Tân Phú
qua 3 năm
35
3.2 Tình hình tuổi đời, kinh nghiệm và trình độ văn hóa của chủ hộ 36
3.3 Tình hình diện tích canh tác lúa bình quân của hộ điều tra 37
3.4 Tình hình sản xuất các vụ lúa trong năm của hộ điều tra 38
3.5 Biến động sản lượng và giá bán lúa của hộ điều tra 39
3.6 Mức độ tham gia các mô hình sản xuất lúa 40
3.7 Khoản mục chi phí bình quân trên 1 ha lúa vụ Đông Xuân 42
3.8 Khoản mục chi phí bình quân trên 1 ha lúa vụ Hè Thu 44
3.9 So sánh khoản mục chi phí giữa vụ Hè Thu và Đông Xuân 46
3.10
Chi phí, doanh thu và thu nhập lúa giữa 2 vụ Đông Xuân và Hè
Thu trong năm 2014
48
3.11 Dấu kỳ vọng của các biến ảnh hưởng 52
3.12 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập vụ Đông Xuân 53
3.13 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập vụ Hè Thu 56
3.14 Dấu kỳ vọng của các biến ảnh hưởng 59
8
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình vẽ
Tên hình vẽ Trang
2.1 Cơ cấu đất tự nhiên 25
3.1 Cơ cấu chi phí sản xuất lúa vụ Đông Xuân 43
3.2 Cơ cấu chi phí sản xuất lúa vụ Hè Thu 45

3.3 So sánh chi phí giữa 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu 47
3.4
So sánh chi phí, doanh thu và lợi nhuận giữa 2 vụ lúa
Đông Xuân và Hè Thu
49
9
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã
hội, giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì nông nghiệp sản xuất ra những sản
phẩm nuôi sống con người mà bất kỳ ngành sản xuất khác không thể thay thế
được. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp ngành sản xuất lương thực chiếm
vị trí quan trọng quyết định sự thành bại, ấm no hay phồn vinh của nông
nghiệp và nông thôn, đôi khi là của toàn bộ nền kinh tế xã hội của quốc gia.
Vì vậy việc phát triển sản xuất lương thực không những là quan trọng mà còn
là chỗ dựa vững chắc để tạo đà phát triển cho các ngành sản xuất khác trong
nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra lương thực còn là nguồn dự trữ để nhà nước
thực hiện chính sách xã hội. Từ những ý nghĩa cực kì to lớn như vậy Đảng và
Nhà nước ta đã lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm cho các thời kì phát
triển của đất nước.
Đối với nước ta, sản xuất lương thực chủ yếu và quyết định vẫn là lúa
gạo. Do vậy việc thâm canh sản xuất lúa vẫn là mục tiêu hàng đầu đặt ra và
huyệnTân Phú là một huyện thuần nông với đa số dân cư sống dựa chủ yếu
vào nông nghiệp với tỷ trọng GDP ngành nông – lâm nghiệp chiếm 58,6%
trong nền kinh tế. Cơ cấu nông nghiệp của huyện chủ yếu là trồng trọt đặc
biệt là ngành sản xuất lúa gạo chiếm cơ cấu và diện tích chủ yếu trong lĩnh
vực sản xuất này. Vì vậy mà sản xuất lúa gạo quyết định lớn đến thu nhập và
đời sống của các hộ sản xuất lúa gạo trên địa bàn huyện. Tuy nhiên sản xuất
lúa gạo vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả không cao. Điều này là do rất
nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là do thiên tai hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,

trình độ áp dụng kỹ thuật khoa học mới còn nhiều hạn chế…
10
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản
xuất lúa tại Huyện Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai” là vấn đề Tôi quan tâm và
chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
*Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích hiệu quả trồng lúa trên địa bàn huyện Tân Phú –
tỉnh Đồng Nai, đề tài đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất lúa trên địa bàn.
*Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống được cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp.
- Đánh giá được thực trạng và hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú
tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại
huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu
Quá trình sản xuất lúa và các yếu tố liên quan đến hiệu quả sản xuất lúa
trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
*Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Đề tài được nghiên cứu trên kết quả sản xuất từ năm 2010
– 2013 và kết quả điều tra năm 2014, giải pháp định hướng đến năm 2020.
- Địa điểm: Các xã có hộ nông dân sản xuất lúa trong huyện Tân Phú,
tỉnh Đồng Nai.
- Nội dung: Đề tài tập trung cơ bản vào các nội dung liên quan đến sản
xuất và hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai.
4. Ý nghĩa của đề tài
11
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho công tác hoạch định chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và định hướng phát triển trồng lúa
nói riêng trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai và khu vực Đông Nam
Bộ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT LÚA
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
a) Hiệu quả
Hiệu quả là "kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ
đợi và hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất.
Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận. Trong lao động nói chung
hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng thời gian hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm" (Từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang
289).
Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế
nó là "Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và
dịch vụ có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo
chi phí được gọi là hiệu quả kinh tế." (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang
244).
b) Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất là một phạm trù kinh tế nó gắn liền với sản xuất hàng
hóa, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của chủ thể sản xuất để
tiến hành hoạt động sản xuất đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu
quả phải gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu của chủ thể sản xuất.
c) Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là biểu hiện của mối quan hệ giữa kết quả lượng sản
phẩm thu được với lượng vốn đã bỏ ra. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố
định biểu hiện ở mỗi đơn vị vốn bỏ ra nhận được lượng kết quả lớn hơn hoặc

13
với lượng kết quả như thế nhưng cần lượng vốn ít hơn. Vì vậy, hiệu quả sản
xuất lúa gắn liền với hiệu quả sử dụng ruộng đất. Trên một đơn vị diện tích
sản xuất được nhiều sản phẩm với chi phí thấp hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm.
d) Hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất
kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả tài chính là
biểu hiện tính hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, lao
động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh. Nó chỉ ra các mối quan hệ giữa các
lợi ích kinh tế thu được với các chi phí bằng tiền bỏ ra trong mỗi chu kỳ kinh
doanh. Lợi ích kinh tế là khoản thặng dư của doanh thu sau khi trừ các khoản
chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội, lợi ích kinh tế càng lớn thì hiệu quả kinh
doanh càng cao và ngược lại.
1.1.2. Các quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế
Với bất cứ ngành sản xuất vật chất nào, sản phẩm hàng hoá dịch vụ
được tạo ra là kết quả của sự phối hợp các yếu tố đầu vào với trình độ công
nghệ, kỹ thuật sản xuất nhất định (David Colman, 1994). Tuy vậy khi bắt tay
vào thực tế sản xuất, con người có nhiều cách phối hợp các yếu tố đầu vào với
những công nghệ sản xuất khác.
Khi phân tích hiệu quả kinh tế mà mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh thu
được không thể tách rời phân tích rủi ro. Với mỗi câu hỏi đặt ra cho nhà sản
xuất là sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào? Thì câu hỏi
sản xuất như thế nào hay bằng cách nào chính là trình độ sản xuất, trình độ kỹ
thật công nghệ.
Việc lựa chọn để ứng dụng kỹ thuật công nghệ phụ thuộc vào điều kiện
trình độ sản xuất và khả năng tài chính để tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất và
đồng thời hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất. Nền kinh tế chịu sự chi phối
bởi quy luật nguồn lực khan hiếm, trong khi đó nhu cầu của xã hội về hàng
14
hoá dịch vụ ngày càng tăng và đa dạng. Do vậy, đòi hỏi xã hội phải lựa chọn,

từng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải lựa chọn, sao cho với một lượng nguồn
lực nhất định, phải tạo ra được khối lượng hàng hoá và dịch vụ cao nhất. Đây
là mục tiêu của xã hội và của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh (David Begg,
Stanley Fischer, Rudger Dornbush, 1995).
Trong mọi hình thái kinh tế xã hội, vấn đề hiệu quả kinh tế luôn là một
phạm trù kinh tế tồn tại khách quan. Nó xuất phát từ mục đích của sản xuất và
sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Hiệu quả kinh tế được bắt
nguồn từ sự thoả mãn ngày càng tăng các nhu cầu vật chất và tinh thần của tất
cả các thành viên trong xã hội cũng như khả năng khách quan của sự lựa chọn
trên cơ sở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự giới hạn của nguồn
lực. Quá trình tái sản xuất vật chất, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra
là kết qủa của sự phối hợp các yếu tố đầu vào theo công nghệ, kỹ thuật sản
xuất nhất định (Mai Ngọc Cường và tập thể tác giả, 1996).
Khi bắt tay vào sản xuất, nhà sản xuất có nhiều cách phối hợp các yếu tố
đầu vào với các công nghệ khác nhau. C.Mác nói rằng “Xã hội này khác xã
hội khác không phải sản xuất ra cái gì mà sản xuất ra cái đó bằng cách
nào

(Mai Ngọc Cường và tập thể tác giả, 1996). Thực tế cho thấy sự khác
nhau đó chính là trình độ sản xuất, trình độ kỹ thuật công nghệ Tuy vậy, để
ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại hay không lại phụ thuộc vào nhiều điều
kiện trong đó quan trọng là khả năng nguồn tài chính ra sao?
Các nhà kinh tế học đã chứng minh rằng nền kinh tế chịu sự chi phối bởi
quy luật khan hiếm nguồn lực, trong điều kiện nhu cầu của toàn xã hội về
hàng hoá và dịch vụ ngày càng tăng lên đa dạng. Vì vậy, bắt buộc x ã hội phải
lựa chọn, từng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải lựa chọn, sao cho sử dụng một
nguồn lực nhất định, phải tạo ra được khối lượng hàng hoá và dịch vụ cao tối
15
đa nhất. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của xã hội và từng cơ sở
sản xuất, kinh doanh (David Colman, 1994).

Nói cách khác trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận cho mình các cơ sở
sản xuất, kinh doanh ở một mức độ sản xuất nhất định phải tính toán làm sao
để có chi phí vật chất và chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp
nhất. Có như vậy thì lợi nhuận của nhà sản xuất cũng như lợi ích của người
lao động và toàn xã hội mới được nâng lên, nguồn lực được tiết kiệm. Từ đó,
cho thấy hiệu quả kinh tế cần được coi trọng hàng đầu khi bắt tay vào sản
xuất, hiệu quả kinh tế là sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn lực (Phạm Thị Mỹ
Dung, 1992).
Để đánh giá kết quả sản xuất sau một thời gian nhất định ta có thước đo
về mặt số lượng và giá trị sản phẩm sản xuất ra có thoả mãn nhu cầu hay
không, và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất tức là xem xét tới chất lượng quá
trình sản xuất đó. Hiệu quả có nhiều loại như hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân
bổ, hiệu quả kinh tế, hiệu quả sản xuất, hiệu quả xã hội tuy vậy hiệu quả
kinh tế là trọng tâm nhất.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng các
hoạt động kinh tế. Vì vậy nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế là nâng cao
hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là thước đo, một chỉ tiêu chất lượng, phản
ánh trình độ tổ chức sản xuất, trình độ lựa chọn, sử dụng, quản lý và khả năng
kết hợp các yếu tố đầu vào của sản xuất của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh
cũng như toàn bộ nền kinh tế. Có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trù
kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất lượng hiệu quả kinh tế và phản ánh lợi ích
chung của toàn xã hội, là đặc trưng của mọi nền sản xuất xã hội (David Begg,
Stanley Fischer, Rudger Dornbush, 1995).
Theo quy luật mối liên hệ phổ biến và sự vận động phát triển thì mọi
hiệu quả kinh tế của các thành viên trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau
16
và có tác động đến hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Với nền
kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy
các thành phần kinh tế này có quan hệ với nhau, tác động đến nhau, bổ sung

cho nhau đồng thời phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi thành phần kinh tế tồn tại trong
xã hội ở các thời kỳ khác nhau luôn có mục tiêu và yêu cầu riêng của mình,
tuy nhiên vấn đề hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu để các thành phần
kinh tế này có thể tồn tại và phát triển đi lên. Song, hiệu quả kinh tế không
đơn thuần là một phạm trù kinh tế chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà nó còn
gắn liền với ý nghĩa xã hội (Mai Ngọc Cường và tập thể tác giả, 1996).
Cơ sở của sự phát tiển xã hội chính là sự tăng lên không ngừng của lực
lượng vật chất và phát triển kinh tế có hiệu quả tăng khả năng tích luỹ và tiêu
dùng, tạo điều không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, chăm sóc
sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc gia…(Bùi
Thanh Hà, 2005). Khi xác định phân tích hiệu quả kinh tế phải tính tới các
vấn đề xã hội phức tạp. Chính vì vậy, việc giải bài toán xác định, đánh giá, so
sánh hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức khó khăn và đôi lúc mang tính chất
tương đối như giải pháp về tổ chức kinh tế và chính sách kinh tế trong phạm
vi toàn bộ nền kinh tế …
Do đó, trong quá trình sản xuất của con người không chỉ đơn thuần
quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà đòi hỏi phải xem xét đánh giá một cách tích
cực và hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái tự nhiên xung quanh.
Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế vốn có trong mọi hình
thái kinh tế xã hội, nó phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh
doanh của con người. Hiệu quả kinh tế là trong quá trình sản xuất kinh doanh
phải biết tiết kiệm và sử dụng tối đa tiềm năng của nguồn lực, tiết kiệm chi
phí, đồng thời phải thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng số lượng và chất lượng
17
sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Tuy vậy, kết quả sản xuất kinh doanh
cuối cùng cái cần tìm là lợi nhuận. Nhưng, để đạt được mục đích tối đa hoá
lợi nhuận và không ngừng phát triển tồn tại lâu dài thì mọi doanh nghiệp phải
quan tâm đến vấn đề hiệu quả kinh tế, phải tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu
quả kinh tế.
1.1.3. Các chỉ tiêu đo lường về kết quả, hiệu quả kinh tế

1.1.3.1. Các chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất và chi phí
Kết quả sản xuất là một khái niệm dùng để chỉ kết quả thu được sau
những đầu tư về vật chất, lao động cũng như tinh thần vào hoạt động sản xuất
kinh doanh. Kết quả sản xuất cho thấy khái quát được tình hình chi phí, giá trị
sản lượng, cũng như lợi nhuận, thu nhập sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất và chi phí sản xuất như sau:
- Tổng giá trị sản lượng: tổng giá trị sản lượng làm ra trong năm, xác
định bằng tổng các tích số giữa số lượng sản phẩm (kể cả số lượng sản phẩm
dùng tiêu thụ cho gia đình) và giá của từng loại sản phẩm.
- Chi phí: chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá
trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành
hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động
sản xuất của nông hộ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu
và lợi nhuận.
Chi trồng lúa gồm các chi phí sau: Chi phí giống, chi phí phân bón, chi
phí thuốc, chi phí tưới tiêu, chi phí lao động gia đình quy ra tiền, và các
khoản chi phí khác.
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
Trong đó: Chi phí lao động bao gồm các khâu: trồng, chăm sóc và thu hoạch.
+ Chi phí lao động = Chi phí lao động gia đình + Chi phí lao động
18
thuê.
Chi phí lao động thuê = số ngày công x số tiền công trả /ngày.
Tương tự, tính chi phí lao động gia đình được quy ra tính như lao
động thuê, giá tiền lao động gia đình bằng với giá tiền lao động thuê.
- Tổng Doanh thu: là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản
phẩm, tức là tổng số tiền mà nông hộ nhận được khi bán lúa.
Tổng Doanh thu = Giá bán * Tổng sản lượng
- Thu nhập: để đánh giá kết quả một cách đầy đủ ta phải sử dụng chỉ
tiêu lợi nhuận, nhưng đối với nông hộ việc xác định chỉ tiêu này khó có thể

chính xác vì lao động gia đình cùng một lúc làm nhiều việc và việc ghi chép
trong các nông hộ không chi tiết. Trong chừng mực nhất định chúng ta sử
dụng thu nhập là tổng doanh thu trừ đi chi phí bằng tiền.
- Lợi nhuận: là số tiền mà nông hộ nhận được khi bán lúa đã trừ đi
các khoản chi phí
Lợi nhuận = Tổng Doanh thu - Tổng chi phí
Có 2 loại lợi nhuận: Lợi nhuận chưa tính lao động gia đình và lợi nhuận có
tính lao động gia đình
1.1.3.2. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp là hiệu quả tổng hợp các hao phí
lao động và số lao động vật hóa để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp. Khi
xác định hiệu quả sản xuất nông nghiệp phải tính đến việc sử dụng đất đai,
các nguồn lực dự trữ về vật chất về lao động trong nông nghiệp, tức là phải
tính đến các tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp.
Hiệu quả kinh tế đối với sản xuất nông hộ: trong sản xuất nông nghiệp,
kinh tế nông hộ là một bộ phận của kinh tế nông nghiệp. Chỉ tiêu hiệu quả
kinh tế nông hộ nhằm đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các nông hộ
so với khoản chi phí mà họ đã bỏ ra để đầu tư cho sản xuất. Hiệu quả kinh tế
19
nông hộ là việc sử dụng đầy đủ hợp lý các yếu tố đất đai, lao động, vốn nhằm
mang lại thu nhập cao cho nông hộ.
Hiệu quả = kết quả /chi phí đầu tư sản xuất
Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng có
quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt
lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả thể hiện khối lượng, qui
mô của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tuỳ thuộc
vào từng trường hợp.
Hiệu quả là đại lượng được dùng để đánh giá kết quả đó được tạo ra
như thế nào? chi phí bao nhiêu? mức chi phí cho 1 đơn vị kết quả có chấp
nhận được không? Song, hiệu quả và kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm của từng ngành sản xuất, qui
trình công nghệ, thị trường. Do đó, khi đánh giá hiệu quả cần phải xem xét tới
các yếu tố đó để có kết luận cho phù hợp.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa, trong đề tài sử
dụng một số chỉ tiêu sau:
+ Doanh thu/Chi phí: cho biết một đồng chi phí mà người trồng lúa bỏ
ra đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Lợi nhuận/Doanh thu: cho biết trong một đồng doanh thu mà nông
hộ có được thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận trong đó.
+ Lợi nhuận/Chi phí: cho biết một đồng chi phí mà chủ đầu tư bỏ ra sẽ
thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây lúa
a) Điều kiện tự nhiên
Đất đai, khí hậu, nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến hoạt
động sản xuất nông nghiệp.
20
- Đất đai: là giá đỡ của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đất là điều
kiện cần để hoạt sản xuất nông nghiệp được diễn ra. Đất cung cấp cho nông
nghiệp các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy vậy, đất để canh tác những cây
trồng khác nhau là không giống nhau, do đó tùy vào sự thích ứng của từng
loại cây mà ta sử dụng đất vào những mục đích khác nhau.
- Khí hậu: khí hậu phù hợp và thuận lợi cho phép phát triển nông
nghiệp phù hợp.
- Nước: trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì tài nguyên nước đóng
vai trò quan trọng, là cơ sở để nền nông nghiệp sinh trưởng và phát triển.
b) Dân cư và lao động
Dân cư và lao động ảnh hưởng tới nông nghiệp dưới 2 góc độ: lực
lượng sản xuất và nguồn lực tiêu thụ nông sản.
- Lực lượng sản xuất: nguồn lực quan trọng được coi là nhân tố để phát
triển theo chiều rộng (mở rộng diện tích, khai hoang ) và theo chiều sâu

(thâm canh, tăng vụ ).
Nguồn lao động được xem xét trên 2 mặt: số lượng và chất lượng (trình
độ học vấn, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, tình trạng thể lực).
- Nguồn lực tiêu thụ nông sản: được xem xét ở tất cả các mặt như:
truyền thống, tập quán ăn uống, quy mô dân số với khả năng sản xuất lương
thực thực phẩm.
c) Khoa học công nghệ
Là đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển ngành nông nghiệp.
Nhờ nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật con người hạn chế được ảnh
hưởng của tự nhiên tạo ra sự chủ động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, khoa học công nghệ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hình thành các
21
vùng chuyên canh: lúa, rau màu, cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế ngày
càng cao cho sản xuất nông nghiệp.
Các ứng dụng kỹ thuật được sử dụng trong nông nghiệp như: điện khí
hóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, sinh học hóa.
Nếu được áp dụng rộng rãi thì năng suất trên một đơn vị diện tích của
nông dân sẽ được nâng cao.
d) Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp
Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nông nghiệp. Việc thay
đổi quan hệ sở hữu ruộng đất thường gây ra những tác động lớn tới phát triển
nông nghiệp.
e) Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ
Có tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp và giá cả nông sản.
- Nguồn vốn: có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển và phân
bố nông nghiệp nhất là đối với cá nước phát triển như Việt Nam.
Nguồn vốn tăng nhanh phân bố và sử dụng có hiệu quả tác động đến
tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nông
nghiệp, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Xét về mặt hiệu quả tài chính thì ngành sản xuất lúa chịu ảnh hưởng
của các yếu tố sau:
- Diện tích canh tác: diện tích canh tác góp phần giúp người nông dân
giảm chi phí, diện tích càng lớn người nông dân đầu tư càng tập trung, không
manh mún, nhỏ lẻ, chi phí chăm sóc, vận chuyển vật tư, máy móc giảm so
với canh tác cùng một diện tích nhưng phân tán nhiều nơi.
- Kinh nghiệm sản xuất: những kinh nghiệm tích lũy được từ thực tiễn
sản xuất lúa được đúc kết qua nhiều năm, người nông dân phần nào chủ động
trong việc sử dụng loại và lượng giống, vật tư nông nghiệp nên góp phần giúp
việc sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, giảm chi phí, đạt hiệu quả cao.
22
- Các loại chi phí: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhân công:
các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính của nông hộ sản
xuất lúa. Chi phí cao thì lợi nhuận giảm, đó là điều tất yếu và ngược lại.
- Giá bán lúa: giá bán lúa cao sẽ giúp người nông dân thu được lợi
nhuận cao trong hoạt động sản xuất lúa của mình. Đây là yếu tố tác động trực
tiếp đến lợi nhuận sản xuất lúa của nông hộ.
Năng suất sản xuất: Cũng như yếu tố giá bán, năng suất sản xuất ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Năng suất càng cao thì người nông dân thu
được lợi nhuận càng cao từ hoạt động sản xuất lúa.
1.2. Tổng quan về tình hình sản xuất lúa trên thế giới và tại Việt nam
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và kinh nghiệm.
Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu Á. Ở Châu Á lúa là
món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu
Âu và Bắc Mỹ.
Theo thống kê của Tổ chức lương nông liên hiệp quốc (FAO, 2011) cho thấy, diện tích
trồng lúa trên thế giới đã tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong vòng 19 năm đó, diện tích trồng
lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao
nhất vào những năm 1999 (156,8 triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ
năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần, đến năm

2005 còn ỏ mức 152,9 triệu ha. Từ năm 2005 đến 2013 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 158,30
triệu ha cao nhất kể từ năm 1995.
Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất không ngừng được cải thiện, đặc biệt từ sau cuộc
Cách mạng Xanh của thế giới vào những năm 1965-1970, với sự ra đời của các giống lúa thấp cây,
ngắn ngày mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8. Các giống lúa này có yêu cầu kỹ thuật cao hơn, tạo
điều kiện cho các nước phát triển tăng nhanh sản lượng lúa bằng con đường tăng năng suất nhờ có
điều kiện phát triển hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và đầu tư phân bón, kỹ thuật cao. Đến những năm
1990, dẫn đầu năng suất lúa trên thế giới là các nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha
(IRRI, 1990). Trong khi các nước có diện tích lúa lớn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu điều
kiện đầu tư, cải tạo môi trường canh tác và không thể đầu tư vào nông nghiệp cao nên năng suất lúa
vẫn còn rất thấp và tăng chậm. Điều này làm năng suất lúa bình quân trên thế giới cho đến nay vẫn
còn ở khoảng 4,32 tấn/ha, chỉ bằng phân nửa năng suất lúa ở các nước phát triển.
23
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm
Năm Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(Triệu tấn)
1965 124.98 2.03 254.08
1970 133.10 2.38 318.38
1975 141.97 2.51 357.00
1980 144.67 2.74 396.87
1985 143.90 3.25 467.95
1990 146.98 3.53 518.21
1995 149.59 3.66 547.43
2000 153.94 3.89 598.40
2001 151.71 3.94 597.32
2002 147.53 3.85 568.30

2003 147.26 3.98 585.73
2004 150.31 4.06 610.84
2008 152.90 4.12 629.30
2009 155.30 4.12 641.08
2010 155.05 4.23 656.50
2011 157.73 4.36 689.14
2013 158.30 4.32 685.24
hhg (Nguồn: FAOSTAT, 2014)
* Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của một số quốc gia:
Kinh nghiệm của Trung Quốc:
- Tập trung phát triển khoa học – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
- Phát triển công nghệ sinh học, xây dựng công nghệ sản xuất của hơn 60 sản phẩm hoa
màu, lúa gạo, lúa mì, khoai tây, táo và áp dụng thành công trên diện rộng về kỹ thuật cấy mô
kháng virus vào giống.
- Lĩnh vực công nghệ thông tin: xây dựng nhiều ngân hàng dự trữ thông
tin nông nghiệp, ngân hàng dự trữ nông nghiệp, ngân hàng tài nguyên giống
cây trồng, ngân hàng dự trữ kết quả khoa học – công nghệ, ngân hàng dữ liệu
thống kê kinh tế nông nghiệp Các ngân hàng này được lưu trữ, cập nhật và
khai thác mang tính hiệu quả cao.
24
- Đầu tư nghiên cứu ra các loại phân hỗn hợp nồng độ cao, tan chậm
thay thế cho phân đơn, nồng độ thấp hiện tại.
- Về thiết bị nông nghiệp: ứng dụng máy móc, thiết bị đồng bộ phù hợp
với cấu trúc, kỹ thuật trồng trọt, tiết kiệm được năng lượng.
Kinh nghiệm của Thái Lan:
- Tập trung nâng cao sản lượng lúa thông qua việc áp dụng biện pháp
kỹ thuật mới nhằm tăng năng suất, hoàn thiện hệ thống tưới tiêu, quản bá thị
trường lúa gạo, tăng giá trị xuất khẩu, nâng cao đời sống nông dân.
- Phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái đô thị, hình thành vùng sản
xuất chuyên môn hóa xen kẽ với khu công nghiệp và dân cư. Các nông sản

sạch và có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển. Vấn đề tiêu thụ sản
phẩm được giải quyết trên cơ sở phát triển quan hệ hợp tác giữa công ty chế
biến lương thực với các hộ nông dân ở vùng sản xuất. Đặc biệt, Chính phủ
Thái Lan rất quan tâm đến các chính sách tài chính, tín dụng, khuyến nông,
xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết ô nhiễm nhằm đẩy mạnh các vùng phát
triển nông nghiệp trong đó có lúa gạo.
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam
Ở Việt Nam, trồng lúa là một nghề truyền thống từ xưa của nhân dân.
Theo thống kê của Tổ chức lương nông liên hiệp quốc (FAO, 2010), Việt Nam
có diện tích lúa khoảng 7,4 triệu ha, đứng thứ 5 sau các nước có diện tích lúa
trồng nhiều ở Châu Á theo thứ tự Ấn Độ (~ 44,0 triệu ha), Trung Quốc (~
29,5 triệu ha), Indonesia (~ 12,3 triệu ha), Bangladesh (~ 11,7 triệu ha), Thái
Lan (~ 10,2 triệu ha), Myanmar (~ 8,2 triệu ha). Việt Nam có năng suất 5,2
tấn/ha đứng thứ 24 trên thế giới sau Ai Cập (9,7 tấn/ha), Úc (9,5 tấn/ha),
Salvador (7,9 tấn/ha)…, đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 4 trong
khu vực Châu Á sau Hàn Quốc (7,4 tấn/ha), Trung Quốc (6,6 tấn/ha), Nhật
(6,5 tấn/ha).
25
Từ 1997 đến nay, hàng năm nước ta xuất khẩu trung bình trên dưới 4
triệu tấn gạo, đem về một nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể. Hiện nay Việt
Nam đứng hàng thứ 6 về diện tích gieo trồng và đứng hàng thứ 5 về sản lượng
lúa. Hạt gạo Việt Nam chẳng những đảm bảo yêu cầu về an ninh lương thực
trong nước mà còn góp phần quan trọng trong thị trường lúa gạo thế giới.
Lúa gạo được xem là loại cây trồng và mùa vụ chính quan trọng nhất ở
Việt Nam. Sự hình thành và phát triển sản xuất lúa gạo ở nước ta có lịch sử
truyền thống lâu đời và có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Việt
Nam có khoảng 9,3 triệu ha đất nông nghiệp, phần lớn diện tích đất dành cho
trồng lúa khoảng 4,3 triệu ha (chiếm khoảng 46% diện tích đất nông nghiệp).
Năm 2009 diện tích canh tác lúa có khoảng 7,44 triệu ha, năm 2013
tăng lên 0,54 triệu ha (7,90 triệu ha). Năng suất lúa bình quân 4,2 tấn/ha vào

năm 2000 đã tăng lên 5,58 tấn/ha vào năm 2013. Sản lượng lúa cũng không
ngừng tăng lên và đạt 44,10 triệu tấn vào năm 2013. Diện tích, năng suất và
sản lượng lúa của Việt Nam qua các năm được thể hiện ở biểu 1.2 dưới đây:

×