Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI Ở MÔN TIẾNG ANH LỚP 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.13 KB, 13 trang )

Sáng Kiến Kinh Nghiệm

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NĨI Ở MƠN TIẾNG ANH LỚP 6.
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do cấp thiết của đề tài:
Ngày nay việc dạy và học môn tiếng Anh với mục đích giao tiếp là một
nhu cầu khơng thể thiếu trong thời kỳ đất nước đang ở giai đoạn cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa. Hơn nữa, đất nước ta cũng đã được gia nhập vào Tổ chức
thương mại thế giới (World Trade Organization) trong những năm gần đây, thì
vai trị mở rộng giao tiếp với các nước trên thế giới ngày càng được thúc đẩy
mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần và cũng khơng kém phần thách thức. Chính vì lẽ đó,
là một giáo viên đảm nhận cơng việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh, tôi nhận
thấy việc truyền đạt và nâng cao nhận thức cho học sinh về phát triển các kỹ
năng giao tiếp như: nghe, nói, đọc, viết là một vấn đề rất cấp thiết. Trong đó kỹ
năng nói thực sự là một kỹ năng tương đối khó đối với những người mới tham
gia vào quá trình học Tiếng Anh. Nhất là đối với học sinh mới bắt đầu bước vào
giai đoạn làm quen với bộ môn Tiếng Anh là một việc không phải dễ dàng. Đặc
biệt là đối với những học sinh ở vùng sâu, vùng xa thì việc nhận thức đúng và
quan tâm về môn học này chưa được xem trọng và khắc sâu trong tâm thức của
chúng.
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh người giáo viên phải có
những kiến thức vững chắc, phương pháp phù hợp và sáng tạo nhằm giúp học
sinh nâng cao khả năng nói trong các tiết học và giúp cho các em có khả năng
giao tiếp với cả mơi trường bên ngoài nhà trường, chẳng hạn như ở những khu
vui chơi giải trí, mua sắm hay trao đổi với bạn bè, người thân... Bên cạnh đó,
trong q trình tiếp thu học sinh phải được xem là nhân tố trung tâm góp phần
làm cho việc dạy và học mơn Tiếng Anh đạt được kết quả tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh phát triển kỹ năng nói ở mơn


Giáo viên: Dương Quang Minh

1


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

tiếng Anh lớp 6.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 6 của trường THCS Long Hưng.
4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu:
a) Khách thể:
Dựa trên tình hình học tập thực tế mơn tiếng Anh của học sinh trường
THCS Long Hưng nơi tôi đang công tác.
b) Phạm vi nghiên cứu:
Thực trạng về vấn đề học sinh lớp 6 gặp khó khăn trong q trình làm
quen với việc thực hành nói tiếng Anh ở trường THCS Long Hưng, Mỹ Tú, Sóc
Trăng và một số kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình giảng dạy.
5. Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra, thăm dò.
- Phương pháp kiểm tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
II. Nội dung:
1. Cơ sở lý luận:
Trong việc học tiếng Anh, kỹ năng nói là một trong những kỹ năng cần
thiết giúp học sinh có thể giao tiếp bằng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày
hoặc ứng dụng vào công việc trong tương lai. Vì thế, trong q trình giảng dạy,
giáo viên có thể phát triển kỹ năng nói cho học sinh thơng qua việc dạy từng đơn

vị bài học một cách phù hợp.
Ở chương trình tiếng Anh lớp 6, tuy mức độ địi hỏi học sinh thực hành
nói khơng nhiều nhưng vì thấy được tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng
nói trong việc dạy và học ngôn ngữ mà giáo viên cũng cần phải cho học sinh
luyện tập và phát triển dần về kỹ năng này cho các em tùy theo mục đích, yêu
cầu và điều kiện cụ thể của từng đơn vị bài học nhằm giúp cho các em có được
Giáo viên: Dương Quang Minh

2


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

bước đầu chuẩn bị tốt cũng như nâng cao nhận thức và hiệu quả về khả năng nói
của học sinh ở từng lớp học, cấp học tiếp theo.
2. Thực trạng:
Long Hưng là xã vùng nông thôn, đời sống người dân cịn nhiều khó khăn
nên phần lớn phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em, nhất là mơn
tiếng Anh. Ngồi sách giáo khoa có thể mua hoặc mượn của trường, hầu hết các
em không có phương tiện nào khác để phục vụ cho việc học ngoại ngữ như: tự
điển, băng đĩa, máy cassette… Hơn nữa, các em cũng khơng có điều kiện tiếp
xúc và giao tiếp với người nước ngoài... Qua thực tế nhiều năm giảng dạy và
trong thời gian gần đây tôi nhận thấy rằng các em đang dần có tâm trạng chán
học và buông xuôi do hạn chế về kiến thức cơ bản ở một số mơn học nói chung
và mơn tiếng Anh nói riêng. Trong đó, đối với mơn tiếng Anh học sinh cần phải
nắm và vận dụng các kỹ năng một cách đồng bộ nhưng thực tế trong một lớp
học chỉ có vài học sinh tham gia rèn luyện tích cực, số cịn lại thì ngồi im,
thường trở nên rụt rè, ít chịu phát biểu và thẩn thờ làm cho khơng khí lớp học rất
buồn tẻ, thiếu sinh động, nhàm chán, ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học môn
tiếng Anh. Đặc biệt là việc rèn luyện khả năng nói ở các em. Điều này có ảnh

hưởng rất lớn khi các em tiếp tục học ở các lớp học, cấp học tiếp theo.
Mặt khác, đối với giáo viên giảng dạy đôi khi chưa chủ động lồng ghép,
phối hợp và kết hợp tốt các phương pháp một cách có hiệu quả. Giáo viên chưa
nắm bắt được nhu cầu giao tiếp của người học và chưa tạo được môi trường giao
tiếp thông qua việc sử dụng tiếng Anh. Ngoài ra, một số giáo viên cịn ít sử dụng
tiếng Anh trong q trình giảng dạy trên lớp nên chưa mạnh dạn tạo cơ hội cho
học sinh thực hành nói.
Vì vậy, để giúp các em có được tâm lý thoải mái, trạng thái phấn khích,
thân thiện và tham gia tích cực vào các hoạt động trong giờ học tiếng Anh và rèn
luyện kỹ năng nói ở mức độ ban đầu của học sinh lớp 6 đó là điều mà tơi rất
quan tâm.

Giáo viên: Dương Quang Minh

3


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

3. Giải pháp đề ra:
Điều trước tiên cần làm trong một lớp học là phân tích nhu cầu nói của
học sinh để từ đó giáo viên có thể lựa chọn ngữ liệu, thiết lập các tình huống
thích hợp để soạn các bài tập tương ứng. Hơn nữa, tùy theo mục đích yêu cầu
của bài học mà giáo viên có thể lựa chọn một số kỹ thuật thích hợp để xây dựng
các sinh hoạt học tập trong lớp và các bài tập giao tiếp giữa người giáo viên và
học sinh, giữa học sinh và học sinh với nhau để mở rộng ra thành những ứng
dụng giao tiếp thật sự trong cuộc sống, đáp ứng nhu cầu nói của học sinh. Sau
đây là một số kỹ thuật phát triển kỹ năng nói cho học sinh:
a. Phát triển kỹ năng nói thơng qua hoạt động trước khi vào bài học:
Giáo viên có thể cho học sinh luyện nói thơng qua việc yêu cầu học sinh

đóng góp ý kiến trước khi dẫn dắt vào bài học mới.
Ở giai đoạn này, giáo viên có nhiều cách để làm cho học sinh đóng góp ý
kiến từ những hiểu biết và kinh nghiệm sẵn có của học sinh bằng cách trả lời
những câu hỏi của giáo viên, thảo luận với nhau về câu hỏi mà giáo viên đưa ra
để tìm ra câu trả lời, hoặc trình bày ý kiến của mình về một vấn đề nào đó.
Ví dụ: Bài 7: Your house, phần B1, trang 76. Để nói về cuộc sống ở thành
thị và ở miền quê, giáo viên có thể đưa ra hai bức tranh: một ở thành thị và một
ở miền quê. Sau đó giáo viên đưa ra một số câu hỏi có liên quan đến bức tranh
và yêu cầu các em trả lời hoặc giáo viên có thể yêu cầu các em nhìn vào tranh và
mơ tả những gì các em thấy trong tranh, chẳng hạn như giáo viên hỏi: “What can
you see in the first/ second pictures?”, “Where is it?”, và học sinh có thể trả lời:
“A post office, a supermarket, a car, a zoo,…”, “It is in a town/ a country”. Câu
trả lời của học sinh không nhất thiết phải nói đúng ngữ pháp hay câu hồn chỉnh
mà các em có thể sử dụng từ hoặc cụm từ để đóng góp ý kiến.
b. Phát triển kỹ năng nói thơng qua việc xây dựng tình huống :
Giáo viên có thể xây dựng các tình huống có liên quan đến nội dung của
bài học để tạo điều kiện cho học sinh nói.

Giáo viên: Dương Quang Minh

4


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Ví dụ: Bài 5: Things I do, phần A1, trang 52. Giáo viên có thể xây dựng
tình huống như “Today you are talking about daily activities. What do you often
tell your friend about your daily activities ?”. Ở hoạt động này, học sinh có thể
làm việc theo cặp, để nói về hoạt động hàng ngày của mình. Học sinh có thể sử
dụng một số hoạt động ở các bài học trước đó để trình bày như: “I get up”, “I

brush my teeth”, “I have breakfast”, “I go to school” ... Thơng qua việc làm này,
học sinh có thêm cơ hội để luyện nói.
c. Phát triển kỹ năng thông qua việc sử dụng vật thật:
Đối với những bài học mà ngữ liệu có liên quan đến vật thật. Giáo viên
chuẩn bị những vật dụng có thể mang đến lớp.
Ví dụ: Bài 11: What do you eat?, phần B1, trang 119. Sau khi học sinh thực
hành viết tên các loại đồ ăn, thức uống theo tranh, giáo viên có thể giúp học sinh ôn
ngay một số từ trong số các bức tranh bằng hình thức nói. Giáo viên đưa ra mỗi vật
thật bất kỳ: trái chuối, hộp sữa, cà rốt, gói mì, chai nước ... mà đã được chuẩn bị và
yêu cầu học sinh nói lên tên của chúng. Khi học sinh nói đúng, giáo viên có thể cho
điểm thi đua.
d. Phát triển kỹ năng nói thơng qua việc sử dụng tranh ảnh:
Tranh ảnh có thể được sử dụng để phát triển kỹ năng nói của học sinh và cách
làm này có thể giúp học sinh hứng thú hơn trong việc nói, vì tranh ảnh thường có màu
sắc và hình ảnh sinh động. Thủ thuật này thay thế những đồ vật không thể mang được
đến lớp học, hoặc không có sẵn để làm đồ dùng dạy học.
Ví dụ: Bài 6: Places, phần A5, trang 64. Sau khi học sinh thực hành viết về
vị trí một số nơi chốn như nhà cửa, hồ, công viên, trường học, khách sạn,…
Giáo viên có thể đưa ra một số tranh ảnh gợi ý khác để cho học sinh luyện nói
bằng nhiều cách khác nhau. Giáo viên có thể chuẩn bị một số tranh ảnh có liên
quan, dán lên bảng và cung cấp mẫu câu “There is/are ____”, sau đó yêu cầu
học sinh nói cá nhân hoặc giáo viên có thể chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Kế
đến giáo viên phát cho mỗi nhóm hai trong số các bức tranh về các địa điểm trên
và yêu cầu học sinh nói trong thời gian qui định từ 1 - 2 phút, sau đó các cá nhân
Giáo viên: Dương Quang Minh

5


Sáng Kiến Kinh Nghiệm


hoặc nhóm sẽ lần lượt đổi tranh cho nhau để thực hành. Cuối buổi thực hành giáo
viên yêu cầu cá nhân học sinh trình bày những gì các em vừa nói theo bức tranh.
e. Phát triển kỹ năng nói thơng qua một số trị chơi:
Đối với một số bài học, giáo viên có thể đưa ra cho học sinh một số trị
chơi: đóng kịch, Bingo, đố ơ chữ,... để thơng qua đó các em sẽ có cơ hội thực
hành nói. Đây cũng là một cách giúp cho học sinh hứng thú trong việc luyện nói.
Ví dụ: Bài 3: At home, phần C2, trang 39. Sau phần thực hành nói về gia
đình, giáo viên có thể cho học sinh đóng kịch câm trước lớp, diễn tả nghề nghiệp
như bác sĩ, y tá, giáo viên,… và những học sinh cịn lại sẽ đốn xem bạn mình
đang diễn tả nghề gì bằng cách hỏi những câu hỏi như “Are you a teacher?”,
“Are you a doctor?”,… Học sinh được hỏi sẽ trả lời “Yes, I am.” hoặc “No, I am
not.”. Trước khi thực hành nói giáo viên nên cung cấp một số từ vựng liên quan
về nghề nghiệp như: doctor, nurse, teacher, student,... và làm mẫu với một hoặc
hai học sinh khá giỏi trong lớp.
Hoạt động này nên được thực hiện ở hình thức cá nhân và luân phiên. Học
sinh thay phiên nhau diễn tả và đoán nghề nghiệp. Việc làm này tạo cơ hội cho
nhiều học sinh được thực hành nói hơn. Hơn nữa, hoạt động này giúp cho lớp
học sinh động hơn và tạo cho học sinh có thêm sự tự tin trong giao tiếp bằng
tiếng Anh.
f. Phát triển kỹ năng nói thơng qua dạng bài tập thay thế :
Giáo viên có thể cho học sinh luyện nói thơng qua dạng bài tập thay thế.
Đó là bài tập mà học sinh có thể dùng từ của riêng mình để thay thế vào vị trí cố
định của một cấu trúc câu nào đó.
Ví dụ: Bài 10: Staying healthy, phần C2 , trang 112. Sau khi giới thiệu cho
học sinh cách sử dụng động từ “like” để nói về sở thích cá nhân, giáo viên có thể
cho học sinh thực hành nói dạng thay thế như “I like [oranges].”. Ở phần này,
học sinh có thể nói theo nhóm và mỗi học sinh trong nhóm lần lượt nói về sở
thích của bản thân. Sau đó giáo viên u cầu học sinh trình bày trước lớp.


Giáo viên: Dương Quang Minh

6


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Trước khi học sinh thực hành nói, giáo viên nên cung cấp một số từ vựng
hoặc tranh ảnh có liên quan đến chủ điểm nói của học sinh để việc nói được thực
hiện dễ dàng hơn.
g. Phát triển kỹ năng nói thơng qua dạy cấu trúc ngữ pháp:
Sau khi giới thiệu và cho học sinh thực hành cấu trúc ngữ pháp, giáo viên
có thể cho học sinh nói theo cặp hoặc nhóm, sử dụng cấu trúc ngữ pháp vừa mới
học. Cách làm này vừa giúp cho học sinh nhớ được cấu trúc ngữ pháp mới học
vừa giúp cho học sinh phát triển kỹ năng nói.
Ví dụ: Bài 3: At home, phần B4, trang 37. Sau khi học sinh thực hành
xong cấu trúc ngữ pháp, giáo viên có thể tạo thêm cơ hội cho học sinh luyện nói
bằng cách cho học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm, sử dụng cấu trúc “How
many [pens] are there?”, hỏi và đáp về số lượng. Để cho việc thực hành thú vị
hơn, giáo viên có thể sử dụng thêm tranh ảnh cho học sinh nhìn vào và hỏi đáp
với nhau hoặc u cầu học sinh nói về bản thân mình với cấu trúc trên. Trước
khi học sinh thực hành nói giáo viên cần làm mẫu với một hoặc hai học sinh khá
giỏi trong lớp.
Ngoài các kỹ thuật nêu trên, giáo viên cũng là một nhân tố rất quan trọng
để hỗ trợ việc nói của học sinh. Trong q trình giảng dạy giáo viên cần thường
xuyên sử dụng tiếng Anh trong suốt q trình giảng dạy trên lớp. Giáo viên nói học sinh nghe, nếu khơng hiểu các em có thể hỏi lại. Trường hợp học sinh hiểu
được yêu cầu giáo viên đề ra, các em có thể nói lại với giáo viên hoặc với bạn.
Rõ ràng, học sinh được tạo điều kiện để thực hành nói tiếng Anh. Khi việc làm
này diễn ra đều đặn trong các tiết học tiếng Anh sẽ làm cho học sinh ln thực
hiện nghe và nói, do đó q trình giao tiếp thành cơng và việc học tích cực có

kết quả tốt. Khi giáo viên nói tiếng Anh, học sinh sẽ nhận thấy:
+ Chúng có thể bắt chước được và thực hành nói ngay.
+ Tiếng Anh nói khơng hồn tồn giống tiếng Anh viết trong sách hoặc
các tài liệu in khác vì nó đơn giản và ngắn gọn hơn.

Giáo viên: Dương Quang Minh

7


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Nói tóm lại, việc phát triển kỹ năng nói cho học sinh có thể được thực hiện
ở bất cứ giai đoạn nào trong một tiết học.
* Sau đây là phần đúc kết một số phương pháp và nguyên tắc phát triển kỹ
năng nói của học sinh:
1. Giáo viên nên cung cấp và rèn luyện ngữ liệu trước khi dạy phát triển kỹ
năng nói của học sinh.
2. Giáo viên nên sử dụng tối đa những thành tựu của công nghệ cao, thiết bị và
đồ dùng dạy học hỗ trợ cho phần phát triển kỹ năng nói.
3. Nên khuyến khích học sinh mạnh dạn nói mà khơng sợ mắc lỗi vì việc này
là một điều khơng thể tránh được trong khi học ngoại ngữ.
4. Trong phần nói, đối với những học sinh chưa quen tham gia luyện nói, cần
khuyến khích học sinh nói dù chỉ nói được những câu ngắn với ý tưởng riêng
lẻ. Để học sinh tự tin hơn nên khuyến khích học sinh thuộc những từ trong
bài học có liên quan đến phần luyện nói và biết vận dụng nó.
5. Để cho học sinh có hứng thú trong việc luyện nói, giáo viên nên lựa các nội
dung nói phản ánh được những thực tế trong đời sống thường ngày và
khuyến khích học sinh có cách nói tự nhiên, khơng những chỉ trả lời câu hỏi
mà cịn chủ động đặt câu hỏi, gợi chuyện, yêu cầu được giải thích, làm sáng

tỏ một số vấn đề cụ thể, thay phiên nhau nói trong những bài tập thảo luận,
trình bày,…
6. Học sinh phải hiểu rõ yêu cầu của bài tập thực hành nói để việc thực hành
được thành cơng. Vì thế giáo viên nên có yêu cầu và chỉ dẫn rõ ràng trước
khi học sinh thực hành nói.
7. Việc sửa lỗi nói của học sinh chỉ nên thực hiện khi bài tập là nói chính xác.
Nếu bài tập là nói trôi chảy, giáo viên không nên sửa lỗi lúc học sinh đang
nói vì như vậy sẽ làm cho người nói mất hứng thú và gây trở ngại cho việc tư
duy.

Giáo viên: Dương Quang Minh

8


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

8. Có 3 hình thức thường gặp là nói theo cặp, thảo luận trong nhóm và cá nhân
nói trước lớp. Học sinh phải mạnh dạn tập nói từng câu ngắn và xúc tích.
Phần này khơng địi hỏi mỗi học sinh phải nói đầy đủ các nội dung. Ý tưởng
của từng người có khác nhau vẫn khơng sao vì phần nói có tính sáng tạo.
9. Tổ chức các hoạt động giao tiếp của học sinh đa dạng: cá nhân, cặp, nhóm và
cả lớp.
10. Các hình thức tương tác trong khi nói nên đa dạng: giáo viên ⇔ học sinh,
học sinh ⇔ học sinh.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
- Qua việc áp dụng một số phương pháp và các hoạt động nêu trên, tôi
nhận thấy rằng kết quả mang lại rất khả quan và đã có những ưu điểm sau:
+ Học sinh khắc phục dần tình trạng e dè, thụ động trong việc đóng góp ý kiến.

+ Học sinh tích cực và chủ động hơn trong việc tham gia vào q trình rèn
luyện kỹ năng nói.
+ Tạo được nhiều cơ hội cho học sinh tham gia thể hiện và trình bày ý
kiến cá nhân của mình.
+ Có được sự tương tác giữa thầy và trò, trò và trò.
+ Giờ học trở nên sinh động và hứng thú hơn.
+ Giáo viên dễ dàng trong việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng
nói cho các em.
+ Học sinh yếu – kém cũng có phần tự tin và mạnh dạn hơn trong việc
trao đổi và thảo luận những ý kiến của tập thể và của cá nhân mình.
- Với việc áp dụng một số biện pháp và hoạt động trên, kết quả cho thấy
học sinh có tiến bộ qua từng thời điểm. Hình thức đánh giá qua phần kiểm tra
miệng và sự đóng góp phát biểu của học sinh thơng qua hình thức nói
Lớp

Số lượng HS

6A1
6A2

38
36

Điểm kiểm tra miệng và phát biểu (nói)
Lần I
Lần II
Dưới 5 Trên 5
Tỉ lệ% Dưới 5 Trên 5
Tỉ lệ%
3

35
92.10
2
36
94.73
11
25
69.44
5
31
86.11

Giáo viên: Dương Quang Minh

9


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

2. Bài học kinh nghiệm:
Qua việc vận dụng các phương pháp và các hoạt động trên, tôi đã rút ra
được một số kinh nghiệm cho bản thân trong q trình giảng dạy bộ mơn tiếng
Anh nói chung và q trình rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh nói riêng như sau:
a) Đối với giáo viên:
- Cần phải tìm tịi, sáng tạo những phương pháp mới phù hợp với điều
kiện giảng dạy và khả năng học tập của học sinh nhằm làm giảm và khắc phục
được những khó khăn và hạn chế trong tiết dạy.
- Cần tạo ra bầu khơng khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng, vui tươi, sinh
động, đôi khi tạo ra một chút sự hài hước và mang lại sự thân thiện giữa thầy và
trò.

- Cần phải nắm bắt được những nhu cầu, tâm tư, tình cảm của học sinh để
tạo ra các thủ thuật và các hoạt động phù hợp thì lúc đó kết quả mang lại mới
thật sự như mong muốn.
- Phải là người chủ động khơi dậy những tiềm năng sẵn có của bản thân
và của học sinh. Phải giữ vai trò là người hướng dẫn và là người tạo điều kiện
cho việc học tập để học sinh đạt được kết quả tốt.
- Giáo viên cần thường xuyên sử dụng tiếng Anh trên lớp để dần tạo thói
quen nói tiếng Anh trong giờ học của học sinh.
- Giáo viên cần tỏ thái độ khen ngợi, động viên khi học sinh nói đúng
b) Đối với học sinh:
- Phải tham gia một cách tích cực và nhiệt tình thì mới cải thiện được
những mặt hạn chế và yếu kém trong quá trình học ngoại ngữ (tiếng Anh) nói
chung và rèn luyện kỹ năng nói nói riêng.
- Cần khắc phục những tư tưởng tham gia hay không tham gia cũng không sao.
- Thường xuyên trau dồi những kiến thức đã lĩnh nhận từ thầy (cơ) khơng
chỉ ở trường mà cịn ở nhà thì mới có thể trao đổi và đóng góp cho bài học. Từ

Giáo viên: Dương Quang Minh

10


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

đó bản thân mình sẽ dần cải thiện được những sự rụt rè và cảm giác buồn chán
đối với mơn học này.
3. Đề xuất:
- Đề nghị Phịng GD - ĐT huyện cung cấp thêm nhiều tài liệu liên quan,
băng, đĩa, tranh ảnh và hỗ trợ trường xây dựng phịng nghe - nhìn... nhằm giúp
giáo viên có điều kiện giảng dạy và học sinh có điều kiện học tập được tốt hơn.

- Mở nhiều lớp tập huấn, chuyên đề, hội giảng để giáo viên có được điều
kiện trao đổi, học hỏi, nâng cao tay nghề và phục vụ tốt hơn cho công tác dạy và
học đối với môn tiếng Anh.
- Đề nghị Ban giám hiệu trường sắp xếp và tạo điều kiện tốt cho giáo viên
có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn và giảng dạy trên bài
giảng điện tử.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tơi đã thực hiện được. Kính mong
được sự đóng góp chân thành của quý vị để việc giảng dạy bộ môn tiếng Anh
mang lại những hiệu quả tốt nhất.
Long Hưng, ngày 25 tháng 11 năm 2010.
Người thực hiện

Dương Quang Minh

Giáo viên: Dương Quang Minh

11


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Bồi dưỡng phương pháp dạy tiếng Anh. (Phạm Phương Luyện - Hoàng Xuân Hoa)
- Sổ tay người dạy tiếng Anh. (Tứ Anh - Phan Hà - May Vi Phương - Hồ Tấn)
- Sách giáo khoa và sách giáo viên tiếng Anh lớp 6.
- Một số tài liệu tham khảo khác...

Giáo viên: Dương Quang Minh


12


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

MỤC LỤC


I. PHẦN MỞ ĐẦU

trang 1

1. Lý do cấp thiết của đề tài

trang 1

2. Mục đích nghiên cứu

trang 1

3. Đối tượng nghiên cứu

trang 2

4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu

trang 2

5. Phương pháp nghiên cứu


trang 2

II. NỘI DUNG

trang 2

1. Cơ sở lý luận

trang 2

2. Thực trạng

trang 3

3. Giải pháp đề ra

trang 4

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận

trang 9
trang 9

2. Bài học kinh nghiệm

trang

3. Đề xuất


trang

10
11

Giáo viên: Dương Quang Minh

13



×