Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE Ở MÔN TIẾNG ANH LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.07 KB, 16 trang )

Sáng Kiến Kinh Nghiệm 1
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do cấp thiết của đề tài:
- Trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá như ngày nay, Tiếng Anh
đã trở thành một ngôn ngữ giao tiếp thông dụng được nhiều nước trên thế giới
sử dụng. Ở Việt Nam, Tiếng Anh đã trở thành môn Ngoại ngữ số một được sử
dụng giảng dạy trong các trường học.
- Nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng của môn tiếng Anh. Có nghe
- hiểu được người khác nói gì, ta mới có thể thành công trong giao tiếp cũng
như trong công việc. Thực tế, hiện nay ở các vùng nông thôn, việc dạy và học
kỹ năng nghe gặp rất nhiều khó khăn, đôi lúc còn bò xem nhẹ do nhiều nguyên
nhân như: thiếu cơ sở vật chất, thiếu phương tiện nghe-nhìn
- Hơn nữa, trong quá trình học tập học sinh gần như quen với phong thái,
cử chỉ, giọng điệu, hành động của thầy (cô) nên khi cho các em nghe băng sẽ
gặp rất nhiều khó khăn như:
+ Không kiểm soát được điều sẽ nghe.
+ Lời nói trong băng quá nhanh.
+ Bài nghe có nhiều từ mới.
+ Trọng âm bài nghe khác.
+ Học sinh không nghe thường xuyên sẽ không nhận ra những từ mà các em
biết.
- Chính vì những khó khăn nêu trên đã góp phần làm cho tiết học nghe trở
nên căng thẳng, mệt nhọc. Thấy được điều đó, tôi đã đưa ra một số biện pháp
nhằm giúp các em học tốt hơn kỹ năng nghe của môn Tiếng Anh ở học sinh lớp
8.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao kỹ năng nghe ở
môn Tiếng Anh lớp 8 .
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 8 trường THCS Long Hưng.
4. Khách thể và phạm vi nghiên cứu:


a. Khách thể:
Dựa trên tình hình học tập thực tế môn Tiếng Anh của học sinh trường
THCS Long Hưng, nơi tôi đang công tác.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Dương Quang Minh Trường: THCS Long Hưng
Sáng Kiến Kinh Nghiệm 2
Thực trạng về kỹ năng nghe của học sinh lớp 8, trường THCS Long Hưng,
Mỹ Tú, Sóc Trăng và một số kinh nghiệm tích lũy được trong nhiều năm dạy lớp 8.
5. Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra thăm dò.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Trong quá trình học tiếng Anh, học sinh phải luyện tập 4 kỹ năng cần
thiết là nghe - nói - đọc - viết, trong đó nghe được cho là kỹ năng quan trọng
nhất bởi lẽ khi muốn giao tiếp bằng tiếng Anh, người học phải nghe và hiểu
được người đối thoại nói gì thì mới có thể đáp lại đúng ý người ấy, làm cho
cuộc đối thoại trở nên sinh động và dễ thành công trong giao tiếp cũng như
trong công việc. Thế nên, giáo viên ngoại ngữ cần phải đặc biệt chú trọng kỹ
năng nghe khi giảng dạy. Nhưng chú trọng như thế nào và dùng thủ thuật ra sao
để giúp các em học tốt kỹ năng này là vấn đề mà bản thân tôi đặc biệt quan
tâm vì thực tế kỹ năng nghe của học sinh hiện nay rất hạn chế, do nhiều
nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.
2. Thực trạng:
Long Hưng là xã vùng nông thôn, đời sống người dân còn nhiều khó khăn
nên phần lớn phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em, nhất là môn
Tiếng Anh. Hầu hết các em không có phương tiện học tập cho môn này (ngoài

sách giáo khoa, các em không còn phương tiện học tập nào khác), không được
nghe, nhìn, không có điều kiện giao tiếp với người nước ngoài nên kỹ năng
nghe rất hạn chế. Nghe không được, các em trở nên rụt rè, ít chòu phát biểu
trong các tiết học, làm cho tiết học nghe trở nên nhạt nhẽo, nhàm chán, ảnh
hưởng lớn đến công tác dạy và học môn Ngoại ngữ.
Vì vậy, giúp các em học tốt kỹ năng nghe - đó là điều mà nhiều giáo viên
dạy môn tiếng Anh đang rất bận tâm.
3. Giải pháp đề ra:
- Qua quá trình giảng dạy nhiều năm ở lớp 8 và qua học hỏi đồng nghiệp
cũng như được tham dự các lớp tập huấn, các tiết thao giảng, chuyên đề tôi đã
đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 8 nâng cao khả năng nghe,
giúp các em hứng thú hơn trong tiết học Ngoại ngữ.
Dương Quang Minh Trường: THCS Long Hưng
Sáng Kiến Kinh Nghiệm 3
- Theo phương pháp mới, khi dạy một bài Listen giáo viên cần phải theo
phương pháp The PPP Framework bao gồm 3 giai đoạn:
A. Presentation phase : pre-listening.
B. Practice phase : while- listening.
C. Production phase : post-listening.
A. Presentation Phase/ Pre-listening: (Phần giới thiệu bài/ trước khi nghe)
1. Để thực hiện giai đoạn này, giáo viên có thể đưa ra một số hoạt động như sau:
a. Brainstorming:
- Để thực hiện hoạt động này, giáo viên cho học sinh thảo luận theo
nhóm hoặc cặp để nói về chủ đề chúng sắp nghe.
Ví dụ: Phần Listen - Unit 13: Festivals (p.124/SGK8), giáo viên có thể
thực hiện như sau:
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm (tổ) và yêu cầu học sinh thảo luận
trong cặp hoặc nhóm khoảng 2-3 phút về những việc mọi người thường làm để
chuẩn bò đón Tết. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày ý kiến trên bảng
con.

 decorating and painting the house.
 hanging colorful lights around the house.
 buying flowers, watermelons, jams, dried watermelon seeds, …
 cooking sticky rice cakes.
 sending postcards to greet one another.
- Nhóm nào có nhiều ý kiến đúng nhất sẽ thắng cuộc.
Qua hoạt động này, học sinh có thể phán đoán được một số hoạt động,
thực phẩm và một số vật dụng cần thiết thường được chuẩn bò cho ngày Tết.
b. Pre-questions:
- Đối với dạng bài tập nghe đòi hỏi học sinh phải tự tìm ra từ, cụm từ
hoặc câu để điền vào phiếu/ bảng thông tin, giáo viên có thể đưa ra vài câu hỏi
gợi mở có sự lựa chọn nhằm giúp học trung bình - yếu có thể thực hiện bài nghe
một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ: Để dạy phần Listen - Unit 2: Making arrangements (p.21/SGK8),
giáo viên có thể thực hiện như sau:
Dương Quang Minh Trường: THCS Long Hưng
KINGSTON JUNIOR HIGH
SCHOOL

Date: Time:
For:
Message:

Telephone number:
The principal
Sáng Kiến Kinh Nghiệm 4
- Giáo viên treo bảng con được chuẩn bò các câu hỏi đa lựa chọn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp và đoán câu trả lời đúng nhất.
- Qua bài tập này sẽ giúp cho các em học sinh ở mức độ trung bình - yếu
cải thiện dần việc nghe và cảm thấy tự tin hơn.

c. Open prediction:
- Với dạng bài tập nghe và kết hợp từ hoặc cụm từ với bức tranh hoặc vò
trí đúng, giáo viên có thể thiết lập tình huống bằng cách đưa ra một số câu hỏi
giúp học sinh phỏng đoán câu trả lời.
Ví dụ: Để dạy phần Listen - Unit 11: Traveling around Viet Nam
(p.102/SGK8), giáo viên có thể thực hiện như sau:
“Now the Jones family is going around Ha Noi and they are talking about
the directions to 5 places in the maps. Listen to them and match the places to the
correct positions on the map. First, I want you to guess what the position of the
letter a/ b/ c/ d/ e is.”
- Sau khi học sinh đưa ra sự phỏng đoán trong cặp, giáo viên yêu cầu học
trình bày trước lớp bằng việc đưa ra một số câu hỏi gợi ý.
+ What is in Ho Tay road?
+ What is opposite the tourist information center?
+
Dương Quang Minh Trường: THCS Long Hưng
1. Who wanted to speak to the principal?
a) Mrs. Mary Nguyen b) Mrs. Mary Quyen c) Mr. Jimmy Nguyen
2. What time did she want to see the principal?
a) 9.15 b) 9.45 c) 10.30
3. When?
In the …
a) morning b) afternoon c) evening
4. What’s her telephone number?
a) 64683720842 b) 64683720843 c) 64683720942
1. Who wanted to speak to the principal?
a) Mrs. Mary Nguyen b) Mrs. Mary Quyen c) Mr. Jimmy Nguyen
2. What time did she want to see the principal?
a) 9.15 b) 9.45 c) 10.30
3. When?

In the …
a) morning b) afternoon c) evening
4. What’s her telephone number?
a) 64683720842 b) 64683720843 c) 64683720942
Sáng Kiến Kinh Nghiệm 5
d. Discussion:
- Với dạng bài nghe học sinh tìm lỗi sai, giáo viên có thể giới thiệu nội
dung bằng cách cho học sinh tham gia vào trò chơi phỏng đoán.
- Học sinh thảo luận và đoán các lỗi sai.
Ví dụ: Phần Listen - Unit 14: Wonders of the world (p.133/SGK8)
- Giáo viên chuẩn bò một bức tranh về Queensland và một bản đồ nước Úc.
- Giáo viên giới thiệu trò chơi đoán ô chữ và chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi
nhóm đưa ra sự phỏng đoán các chữ cái. Nếu đoán sai nhóm khác sẽ đoán tiếp.
- Giáo viên đưa gợi ý để học sinh đoán.
“This is one of five parts of Australia .”
Q U E E N S L A N D
- Nhóm đoán đúng sẽ thắng cuộc.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề bài nghe thông qua câu trả lời đúng và bản đồ.
- Giáo viên giải thích cách nghe để xác đònh các lỗi sai trong quảng cáo.
- Học sinh nhìn tranh trong SGK để thảo luận theo nhóm và phỏng đoán
các lỗi sai trong bài khoá.
- Đối với lớp ở mức độ trung bình - yếu, giáo viên có thể đưa ra một vài
câu hỏi gợi ý:
+ Is Queensland in the Southern part of Australia?
+ Can we stay in a hotel?
+ Can we go through the jungle?
+
e. Matching:
- Với dạng bài tập nghe đòi hỏi học sinh chọn tranh đúng hoặc chọn câu
chủ đề (topic) đúng.

Dương Quang Minh Trường: THCS Long Hưng
Sáng Kiến Kinh Nghiệm 6
- Giáo viên giới thiệu tranh hoặc các câu chủ đề, hướng học sinh vào việc
phân biệt các tranh với nhau hoặc thảo luận các câu chủ đề cho sẵn.
- Giáo viên có thể sử dụng tranh chuẩn bò sẵn để giới thiệu ngữ liệu mới.
Ví dụ 1: Phần Listen - Unit 3: At home (p.30/SGK8)
Trong nội dung bài học này giáo viên dán các tranh về vật dụng, nguyên
liệu nấu ăn được phôtô phóng to và đưa ra các từ vựng liên quan đến tên các
bức tranh trên bảng con. Sau đó yêu cầu học sinh thực hiện kết hợp tên với
tranh đúng theo cặp từ 1- 2 phút.
1) Steamer a) b)
2) Noodles
3) Fried rice
4) Pan c) d)
5) Garlic and onions
6) Garlic and green peppers
7) Ham and peas e) f)
8) Chicken and peas
g) h)
- Giáo viên yêu cầu một hoặc hai học sinh đưa câu trả lời trên bảng.
- Những học sinh khác đưa ra nhận xét và sửa lỗi nếu có.
- Giáo viên sửa lỗi (nếu có) và yêu cầu học lặp lại đáp án đúng.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi dẫn dắt vào nội dung bài sắp nghe:
+What do Mrs. Tu and Lan use to cook Special Chinese fried rice?”
- Học sinh đưa ra phán đoán của mình.
- Thông qua hoạt động này sẽ giúp học sinh ôn lại những từ đã học và có
điều kiện chú ý đến cách phát âm của từ sắp được nghe. Do đó, vừa giúp cho
học sinh tiếp xúc với nội dung bài nghe vừa giúp cho việc nghe của học sinh
được dễ dàng hơn.
Ví dụ 2: Phần Listen - Unit 4: Our past (p.41/SGK8)

- Giáo viên chuẩn bò một bức tranh liên quan đến câu chuyện học sinh sắp
nghe.
- Giáo viên đặt vài câu hỏi gợi mở. Học sinh đưa sự phỏng đoán.
+ What can you see in the picture?  A man, a woman, an egg, chickens.
+ Who is the man/ the woman?  He/She is a farmer.
Dương Quang Minh Trường: THCS Long Hưng
Sáng Kiến Kinh Nghiệm 7
+ Where are they?  They are on a farm.
+ What are they doing?  They are collecting the eggs.
+ What is the egg like?/ What color is the egg?  It is gold/ yellow.
+ Do you know what the story is about? What for?  (Students guess)
- Học sinh đoán câu chủ đề của bài nghe.
2. Pre-teaching new words:
Ngoài việc thực hiện các hoạt động như ở phần 1 nêu trên, giáo viên cần
phải giải thích từ mới hay cấu trúc ngữ pháp cần thiết trong bài nghe, không
nhất thiết phải dạy hết các từ mới nếu không quan trọng hay có thể để cho học
sinh tự đoán nghóa của từ mới qua ngữ cảnh (đối với học sinh khá, giỏi).
B. Practice phase / While-listening: (Phần luyện nghe/ trong khi nghe)
Trong chương trình Tiếng Anh 8, các bài tập nghe gồm những dạng như:
a. General information:
- Giáo viên đưa ra một số câu hỏi và yêu cầu học sinh cho câu trả lời sau
khi được nghe câu hỏi cần xoáy vào ý chính, giúp học sinh tập trung ý tưởng và
làm bài tập dễ dàng.
Ví dụ: Phần Listen - Unit 10: Recycling (p.91/SGK8).
- Giáo viên đưa ra một vài câu hỏi nhằm gợi mở cho học sinh hướng vào
nội dung bài sắp nghe.
+ Does your father/ mother work in the field or in the garden?
+ What do farmers often use to make their plants or trees grow well?
+ What do you call the fertilizer made from spoiled food, leaves,
vegetable matter ?

- Học đọc các câu hỏi gợi ý trong bài và đoán câu trả lời.
(Các bước trên được thực hiện ở giai đoạn Pre-listening)
- Giáo viên cho học sinh nghe băng lần 1 (không dừng lại).
- Học sinh lắng nghe và chọn câu trả lời ra giấy.
- Học sinh nghe lần 2.
- Giáo viên dừng lại từng câu hỏi cần thiết và hỏi các câu hỏi trong SGK.
+ What type of garbage can you put in the compost?
+ Where is the best place for a compost heap?
+ Should you water the compost?
+ How long does it take before you can use the compost?
- Học sinh trao đổi, so sánh câu trả lời với nhau (pair work, group work),
giáo viên kiểm tra nhanh đáp án của các em.
- Học sinh nghe lần 3 và đưa đáp án.
Dương Quang Minh Trường: THCS Long Hưng
Sáng Kiến Kinh Nghiệm 8
- Học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên cho đáp án đúng.
b. Specific information:
- Đây là bài luyện nghe để lấy thông tin đặc biệt. Giáo viên cần lưu ý học
sinh phải biết bỏ qua những thông tin không cần thiết, chỉ chú trọng đến thông
tin đáp ứng yêu cầu của bài luyện nghe. Học sinh cần phải nghe cẩn thận (có
sàng lọc) sau đó trả lời các câu hỏi trong bài tập.
Ví dụ: Phần Listen - Unit 12: A vacation abroad (p.115/SGK8).
City Weather
Temperature
Low High
1. Sydney
2. Tokyo
3. London
4. Bangkok

5. New York
6. Paris
dry , windy
,
, cold
warm ,
,
,
______
__15__
______
______
______
__10__
__26__
______
______
______
__15__
______
- Để giúp học sinh thực hiện nghe được dễ dàng, giáo viên có thể gợi mở
những mẫu câu nói về thời tiết, nhiệt độ.
+ It will be [dry] and [windy].
+ The low will be [20] degree(s), the high will be [28] degree(s).
+ A low of [20] degree(s), a high of [28] degree(s).
- Giáo viên cho học sinh nghe băng lần 1 (không dừng lại giữa chừng).
- Học sinh nghe và tự điền thông tin vào bảng.
- Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu, nắm nội dung bài nghe
của học sinh:
+ What’s the weather like in Sydney/ New York/ ?

+ What’s the temperature in Sydney/ New York/ ?
- Cho học sinh nghe băng lần 2 (có thể dừng lại ở nơi cần thiết).
- Học sinh nghe lại và kiểm tra lại đáp án, so sánh đáp án với bạn (pair
work, group work).
- Học sinh nghe lần 3 và đưa đáp án.
- Học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên sửa lỗi và cho đáp án đúng.
c. Deliberate mistakes:
- Dạng bài nghe này học sinh phải xác đònh và sửa lỗi các từ hoặc cụm từ sai.
- Học sinh thảo luận và phỏng đoán, nghe và sửa lỗi.
Dương Quang Minh Trường: THCS Long Hưng
Sáng Kiến Kinh Nghiệm 9
Ví dụ: Phần Listen - Unit 14: Wonders of the world (p.133/SGK8).
- Giáo viên hướng dẫn cách nghe.
- Học sinh nghe 2 lần.
- Giáo viên có thể dừng lại từng câu, đoạn trong đoạn phù hợp và đưa ra
một số câu hỏi gợi ý.
+ Is Queensland in the Southern part of Australia?
+ Where can we stay on the beach?
+ What do people take guided tours through?
- Học sinh trao đổi đáp án với bạn hoặc nhóm khác.
- Học sinh nghe lần 3 và đưa đáp án.
- Học sinh khác nhận xét và sửa lỗi.
- Giáo viên sửa lỗi và cho đáp án đúng.
d. Listen and draw:
- Áp dụng cho loại bài tập nghe và điền thông tin vào sơ đồ hay bản đồ.
Ví dụ: Phần Listen - Unit 11: Traveling around Viet Nam (p.102/SGK8).
- Giáo viên giải thích yêu cầu bài nghe.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ hay bản đồ.
- Cho học sinh nghe băng lần 1.

- Học sinh nghe lại lần 2, giáo viên có thể đặt vài câu hỏi để kiểm tra
mức độ hiểu bài của học sinh như:
+ What is in Ho Tay / Phong Lan road?
+ Where is the bus station?
+ Is the temple nearer than the pagoda?
- Cho học sinh nghe băng lần 2 và ghép các tên nơi chốn ở trong khung
với các nơi chốn được biểu thò bằng chữ cái trên bản đồ (tùy đối tượng học sinh
giáo viên có thể cho dừng lại ở mỗi câu hay ở mỗi đoạn cần thiết).
- Học sinh kiểm tra lại kết quả của mình với bạn (pair work, group work)
- Cho học sinh nghe lần 3 và đưa đáp án.
- Học sinh khác nhận xét và sửa lỗi.
- Giáo viên sửa lỗi và cho đáp án đúng.
e. Selecting:
- Áp dụng cho loại bài tập nghe và chọn tranh đúng hoặc chọn câu chủ
đề (topic) đúng.
- Giáo viên giới thiệu tranh hoặc các câu chủ đề, hướng học sinh vào việc
phân biệt các tranh với nhau hoặc thảo luận các câu chủ đề cho sẵn.
- Học sinh nghe lại để kiểm tra đáp án.
Dương Quang Minh Trường: THCS Long Hưng
Sáng Kiến Kinh Nghiệm 10
Ví dụ: Phần Listen - Unit 4: Our past (p.41/SGK8).
- Giải thích yêu cầu bài nghe.
- Giáo viên cho học sinh nghe lần 1.
- Giáo viên đưa một số câu hỏi kiểm tra mức độ hiểu của học sinh.
+ What did the farmer collect?
+ What did one of the chickens lay?
+ What did the farmer decide to do with the chickens?
+ How were the chickens at last?
- Học sinh nghe lại lần 2 và trao đổi kết quả với bạn kế bên hoặc nhóm khác.
- Cho các em nghe lại lần 3 và đưa đáp án.

- Học sinh khác nhận xét và sửa lỗi.
- Giáo viên sửa lỗi và cho đáp án đúng.
f. True, False or No information:
- Đối với dạng bài tập này, giáo viên cho học sinh đọc lướt qua các thông
tin trong chart và phỏng đoán câu trả lời.
- Giáo viên cho học sinh nghe băng từ 2 - 3 lần.
Ví dụ: Phần Listen - Unit 7: My neighborhood (p.66/SGK8).
- Giáo viên giới thiệu chart.
Listen to the conversation again and check (

) the correct box for True,
False or No Information.
True False No Inf.
a) Na does not know the neighborhood very well.   
b) Na doesn’t like movies.   
c) Na will go to the photo exhibition this weekend.   
d) Na won’t go to the English speaking contest.   
e) Na will go to the soccer match with Nam.   
f) Nam is a soccer fan.   
- Học sinh nghe băng lần 1.
- Giáo viên cho học sinh nghe lại lần 2. Ngoài ra giáo viên có thể dừng
lại ở câu, đoạn cần thiết và đặt một vài câu hỏi gợi ý hướng vào bài nghe.
+ Does Nga know something to do and somewhere to go in this neighborhood?
+ Did Nga see the film “The Newcomer” on TV?
+ Can Nga go to the English speaking contest on the weekend? Why (not)?
+ Who will Na go to the soccer match with?
- Học sinh trao đổi kết quả của mình với bạn hoặc nhóm khác.
- Học sinh nghe lần 3 và đưa đáp án.
Dương Quang Minh Trường: THCS Long Hưng
Sáng Kiến Kinh Nghiệm 11

- Giáo viên sửa lỗi cho học sinh.
g. Gap - filling:
- Dùng cho dạng bài nghe điền thông tin vào khoảng trống của câu,
phiếu, bảng và bài hát.
Ví dụ: Phần Listen - Unit 6: The young pioneers club (p.57/SGK8).
Fill in the missing words.
- Sau khi đã cho học sinh thực hiện việc thảo luận về nội dung bài nghe,
giáo viên cho học sinh nghe máy 2 lần.
- Học sinh trao đổi, so sánh kết quả với bạn hoặc nhóm khác.
- Học sinh nghe lần 3 và đưa đáp án.
- Giáo viên yêu cầu học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên sửa lỗi và đưa đáp án đúng.
h. Ordering:
- Đây là dạng bài tập học sinh nghe và sắp xếp từ, câu hoặc tranh theo
trình tự đúng của nội dung bài nghe.
- Học sinh đưa sự phỏng đoán về thứ tự câu, tranh
- Học sinh nghe và kiểm tra sự phỏng đoán.
Ví dụ: Phần Listen - Unit 9: A first-aid course (p.82/SGK8)
Dương Quang Minh Trường: THCS Long Hưng
Children of our land (1)___.
Let’s sing for (2)___,
Let’s sing for (3)___.
Let’s sing for the (4)___
Between (5)___ and (6)___,
Oh, children (7)___ our land unite,
Children of the (8)___ hold hands.
Let’s (9)___ our love from (10)___ to place.
Let’s shout (11)___ loud.
Let’s make a (12)___
Oh, children of the (13)___ hold hands.

&
Sáng Kiến Kinh Nghiệm 12
- Sau khi học sinh xem kỹ các hình ảnh trong tranh và tên gọi của chúng.
- Học sinh phỏng đoán thứ tự đúng của các hình ảnh trong tranh.
- Giáo viên giải thích cách thực hiện và cho học sinh nghe 2 lần.
- Học sinh trao đổi và kiểm tra kết quả với bạn hoặc nhóm khác.
- Học sinh nghe lần 3 và đưa đáp án.
- Học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên sửa lỗi và cho đáp án đúng.
C. Production phase/ Post-listening: (Phần vận dụng bài nghe/ sau khi nghe)
Các hoạt động tiếp theo sau khi học sinh luyện kỹ năng nghe cũng rất
quan trọng. Sau khi nghe, Giáo viên chọn chủ đề liên quan đến bài nghe, thiết
kế các hoạt động sau khi nghe như: thay đổi thông tin, nêu ý kiến cá nhân, nêu
các vấn đề tương tự cho học sinh liên hệ bản thân. Giáo viên có thể tổ chức cho
các em kiểm tra lại đáp án bằng nhiều cách:
a) Recall the story: Học sinh kể lại bài nghe bằng ngôn ngữ của mình.
Giáo viên có thể giúp học sinh bằng những gợi ý nhỏ như tranh, câu đơn giản.
b) Write it up: Giáo viên yêu cầu học sinh viết lại những thông tin nghe
được bằng ngôn ngữ của mình, sử dụng thông tin ở trong khung, tranh vẽ.
c) Role-play: Học sinh làm một đoạn đối thoại tương tự bài đã nghe và
đóng vai nhân vật trong bài nghe theo cặp hoặc nhóm.
d) Discussion: Thảo luận về đề tài, vấn đề đã nghe theo nhóm, cặp.
e) Gap-filling: Đối với lớp yếu, giáo viên có thể viết tape transcription ra
dưới dạng “gap - filling” rồi mới cho học sinh nghe lại để điền từng chỗ trống và
bài nghe.
f) Asking and answering: Cho các em hỏi, trao đổi đáp án lẫn nhau và
chữa chéo cho nhau; hoặc có thể cho học sinh lên trước lớp hỏi các bạn và mời
bạn trả lời đáp án. Sau đó, giáo viên mới cho đáp án cuối cùng.
* Qua đó chúng ta có một số biện pháp khắc phục khó khăn trong tiết học nghe:
1. Giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống, nội dung có liên quan đến bài

nghe: Khai thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung sẽ nghe, gợi
trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe.
2. Cho học sinh đoán, nghó trước những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh
nhất đònh. Điều này gây sự chú ý của học sinh vào bài nghe và gây hứng thú
cho học sinh đối với bài học.
Dương Quang Minh Trường: THCS Long Hưng
Sáng Kiến Kinh Nghiệm 13
3. Giải thích một số từ và cấu trúc cần thiết. Tuy nhiên không cần giới
thiệu hết từ mới, nên để học sinh đoán nghóa của từ trong ngữ cảnh. Nếu học
sinh không hiểu nghóa của từ sau khi nghe, giáo viên sẽ giải thích bằng đònh
nghóa hoặc cho ví dụ.
4. Soạn ra các yêu cầu, nhiệm vụ và bài tập về nội dung nghe.
5. Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng trực quan, tranh ảnh minh
hoạ kèm theo sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung sắp
nghe. Tranh ảnh là phương tiện để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh.
Nghe xác đònh tranh có liên quan, sắp xếp tranh theo thứ tự.
6. Tiến hành nghe theo ba giai đoạn: trước, trong và sau khi nghe. Chia
quá trình nghe thành từng bước:
- Nghe ý chính.
- Nghe để tìm những thông tin cần thiết.
- Nghe để khẳng đònh những phỏng đoán trước đó.
- Nghe để thực hiện những nhiệm vụ giao tiếp được đặt ra.
- Nghe chi tiết (cả nội dung lẫn cấu trúc ngôn ngữ).
7. Khai thác sự khác nhau trong câu trả lời của các cặp, nhóm và so sánh
kết quả, thảo luận sau khi nghe.
8. Đảm bảo chất lượng mẫu nghe: Băng đóa có chất lượng tốt hoặc giáo
viên đọc với tốc độ trung bình, phát âm chuẩn xác.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
- Qua việc áp dụng các phương pháp nêu trên, tôi nhận thấy rằng kết quả

mang lại rất khả quan và có những ưu điểm sau:
+ Học sinh đã cải thiện dần kỹ năng nghe.
+ Học sinh có điều kiện thực hành “pair work” và “group work”.
+ Với việc nghe băng một vài lần, học sinh có thể nắm được thông tin
chính của bài, đồng thời phát triển được các kỹ năng khác như: nghe lướt, khả
năng suy luận và đoán nghóa của từ.
+ Giờ học sinh động hơn, học sinh được tham dự vào nhiều hoạt động khác nhau.
+ Giáo viên có thể dễ dàng giúp đỡ những học sinh yếu kém.
+ Học sinh được rèn luyện cả 4 kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghe - nói.
Kỹ năng đọc được thể hiện qua việc làm bài tập. Kỹ năng viết được thể hiện
qua việc viết kết quả các bài tập.
Dương Quang Minh Trường: THCS Long Hưng
Sáng Kiến Kinh Nghiệm 14
- Với việc dạy một tiết nghe - hiểu theo các phương pháp trên, kết quả
kiểm tra nghe của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Cụ thể:
Năm học Kết quả kiểm tra nghe lớp 8
2007 - 2008
2008 - 2009
HKI
Giữa HKII
65%
70%
80%
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua việc áp dụng các biện pháp nêu trên tôi đã rút ra được nhiều kinh
nghiệm cho bản thân tôi trong quá trình giảng dạy bô môn Tiếng Anh nói chung
và kỹ năng nghe nói riêng. Tôi nhận thấy rằng:
a) Đối với giáo viên:
- Cần phải tìm tòi, sáng tạo những cái mới phù hợp với điều kiện giảng
dạy và khả năng học tập của học sinh nhằm làm giảm và khắc phục những khó

khăn hạn chế trong tiết dạy và học kỹ năng nghe.
- Tạo cho học sinh bầu không khí thoải mái, nhẹ nhàng vui tươi và sinh
động trong tiết học.
- Phải là người chủ động khơi dậy những tiềm năng sẵn có của bản thân
và của học sinh.
- Cần phải nắm bắt được những nhu cầu cần thiết của học sinh.
b) Đối với học sinh:
- Cải thiện dần khả năng nhận biết, vận dụng được những kiến thức cơ
bản trong tiết nghe hiểu.
- Không còn cảm giác rụt rè, sợ sệt như trước.
- Tham gia tích cực trong việc phát biểu và đóng góp bài.
3. Đề xuất:
- Đề nghò Phòng GD - ĐT huyện cung cấp thêm nhiều tài liệu liên quan,
băng, đóa, tranh ảnh và hỗ trợ trường xây dựng phòng nghe-nhìn nhằm giúp
giáo viên và học sinh có điều kiện giảng dạy, học tập tốt hơn.
- Mở nhiều lớp tập huấn về kỹ năng nghe để giáo viên được học hỏi,
nâng cao tay nghề phục vụ tốt hơn cho công tác dạy và học.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện. Kính mong được sự
đóng góp chân thành của quý vò để việc giảng dạy và học môn Tiếng Anh
mang lại những hiệu quả tốt nhất.
Long Hưng, ngày 16 tháng 03 năm 2009.
Dương Quang Minh Trường: THCS Long Hưng
Saựng Kieỏn Kinh Nghieọm 15
Ngửụứi thửùc hieọn
Dửụng Quang Minh
Dửụng Quang Minh Trửụứng: THCS Long Hửng
Sáng Kiến Kinh Nghiệm 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Phương pháp dạy tiếng Anh trong trường phổ thông. (Nguyễn Hạnh Dung)

- Sổ tay người dạy tiếng Anh. (Tứ Anh-Phan Hà-May Vi Phương-Hồ Tấn)
- Sách giáo khoa và sách giáo viên tiếng Anh lớp 8.
- Một số tài liệu khác
Dương Quang Minh Trường: THCS Long Hưng

×