Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

tổng hợp đề thi học sinh giỏi môn văn lớp 9 kèm đáp án năm 2014-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.3 KB, 47 trang )

Phòng GD &ĐT Thanh Oai
Trường THCS Nguyễn Trực-KB

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2014-2015

Môn Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4,0 điểm)
Trình bày sự cảm nhận của em về hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ sau:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
( Quê hương – Tế Hanh )

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận )
Câu 2: (4,0 điểm)
Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
“Sau trận động đất và sóng thần kinh hồng ở Nhật Bản (Ngày 11/3/2011), tại một trường
tiểu học, người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người
xếp hàng, tơi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo
mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tơi sợ đến lượt em thì chắc chẳng
cịn
thức
ăn
nên
đến
gần

trị


chuyện
với
em.
Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ.
Em bé quay người lau vội dịng nước mắt.
Thấy em lạnh, tơi cởi chiếc áo khốc chồng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của
mình cho em:“Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu
ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu


nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những
người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng.
Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả
lời:“Bởi chắc cịn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cơ chú phát chung cho
cơng bằng.”
(Dẫn theo báo Dân trí điện tử)
Câu 3 : ( 12 điểm )
Nói về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến, người ta hay nhắc đến
bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương:
“Thân em vừa trắng lại vừa trịn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lịng son”
Có mối liên tưởng nào giữa bài thơ “Bánh trôi nước” với hai tác phẩm
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” (qua các đoạn trích
đã học) của Nguyễn Du?
Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em.

Hết



Hướng dẫn chấm
Câu 1 : (4 điểm)
Yêu cầu :
* Về nội dung : Học sinh cảm nhận hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ trên :
- Được miêu tả theo cách so sánh (bài Quê hương) và ẩn dụ (bài Đoàn thuyền đánh cá) .
- Cánh buồm thiêng liêng khi so sánh với "mảnh hồn làng"và thơ mộng khi là "buồm trăng"
(Học sinh phân tích ) .
- Cánh buồm gắn với cuộc sống, công việc của người dân chài, mang vẻ đẹp tâm hồn người
dân chài : Cần cù, dũng cảm, phóng khống và có chút thơ mộng lãng mạn .
* Về hình thức :
Bài viết có bố cục đầy đủ rõ ràng : MB-TB-KB . Đảm bảo sự phân tích chặt chẽ trong bài
viết .
* Biểu điểm :
- Điểm 4 : Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên, không mắc lỗi .
- Điểm 3 : Đáp ứng 2/3 yêu cầu, còn mắc một số lỗi .
- Điểm 2 : Đủ 1/2 yêu cầu , còn mắc một số lỗi diễn đạt .
- Điểm 1: Đạt dưới 1/2 yêu cầu, mắc nhiều lỗi .


Câu 2: (4,0 điểm)
I. Yêu cầu:
1. Về kĩ năng:
- Thí sinh thể hiện tốt kĩ năng làm văn nghị luận xã hội.
- Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ,
chính tả.
2. Về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Nêu được ý nghĩa của câu chuyện:
- Thể hiện tình yêu thương ấm áp, sự đồng cảm, sẻ chia giữa những con người đang ở trong

hoàn cảnh éo le. Điều này có thể thấy qua nghĩa cử cao đẹp của nhân vật “tôi” đối với em
nhỏ cũng như suy nghĩ, việc làm đáng trân trọng của em bé bất hạnh.
* Bàn luận về vấn đề tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống:
- Trong cõi đời, tình yêu thương giữa con người với con người là một giá trị cao quý, là điều
cần thiết mà ai cũng phải hướng tới.
- Trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, lịng nhân ái càng cần thiết để sưởi ấm những mảnh
đời bất hạnh.
- Phê phán những kẻ sống vơ cảm, ích kỉ, thờ ơ với cộng đồng.
* Rút ra bài học.
- Mỗi người cần biết sống yêu thương, gắn bó, có trách nhiệm với cộng đồng; đặc biệt là cần
quan tâm, giúp đỡ những kiếp đời kém may mắn.
II. Cách cho điểm
- Điểm 4:Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết giàu hình ảnh, bố cục rõ ràng, mạch lạc,
không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp, chính tả.


- Điểm 3:Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, văn viết giàu hình ảnh,
có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 2 : Đáp ứng 1/2 yêu cầu,mắc lỗi diễn đạt và chính tả .
- Điểm 1:Bài viết cịn sơ sài, diễn đạt chưa tốt sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0: Hồn tồn lạc đề.
*Lưu ý: Thí sinh có thể có những suy nghĩ, kiến giải khác với đáp án; nếu hợp lí, lập luận
chặt chẽ, giám khảo vẫn linh hoạt cho điểm.
Câu 3: (12 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kĩ năng nghị luận về một vấn đề văn học( trình bày thành hệ thống luận điểm, phân
tích- tổng hợp, so sánh- đánh giá…); lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
2. u cầu về kiến thức:

Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng đại thể có các ý cơ bản sau:
a. Luận điểm 1: Giới thiệu giá trị nội dung bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương:
Trong hoàn cảnh bị phụ thuộc, người phụ nữ vẫn khẳng định vẻ đẹp hình thức lẫn vẻ đẹp
tâm hồn của mình, đặc biệt là “tấm lịng son”.
Từ hình ảnh trên gợi những liên tưởng về người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyên người
con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”.
b. Luận điểm 2: Những người phụ nữ ấy có tài sắc vẹn tồn nhưng đều là nạn nhân của xã
hội phong kiến (giá trị hiện thực).
- Vũ nương đẹp người đẹp nết, hiếu thảo, đảm đang nhưng phải chịu bao bất cơng, oan khuất
(dẫn chứng – phân tích).
- Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn nhưng đành sống kiếp trơi nổi, đoạn trường. (dẫn chứng – phân
tích).
- Họ ln bị ràng buộc trong lễ giáo phong kiến, chịu sự áp chế bất công của chế độ “trọng
nam khinh nữ”, của thế lực đồng tiền (dẫn chứng – phân tích – đánh giá).
c. Luận điểm 3: Trong hồn cảnh đó, mỗi tác phẩm là lời khẳng định giá trị, phẩm chất của
người phụ nữ với những ước mơ, khát vọng chân chính (giá trị nhân đạo).
- Họ ln tìm cách đấu tranh vượt thốt khỏi hồn cảnh của số phận để khẳng định phẩm
chất trong sạch, khẳng định “tấm lòng son” của mình (dẫn chứng – phân tích).
- Họ ln khao khát về hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình; ước mơ cơng lý, cơng bằng
xã hội (dẫn chứng – phân tích – đánh giá).
3. Biểu điểm:


- Điểm 11 - 12: Đáp ứng đầy đủ các u cầu trên; văn viết giàu hình ảnh; phân tích, chứng
minh sâu sắc, diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng.
- Điểm 9 - 10: Bài viết đã đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên nhưng có chỗ chưa sâu sắc.
- Điểm 7 - 8: Bài viết đáp ứng 2/3 yêu cầu , có lỗi diễn đạt
- Điểm 5 - 6: Bài viết đáp ứng 1/2 yêu cầu của đề bài nhưng mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 3 - 4: Bài viết lộn xộn, bố cục chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi dùng từ và diễn đạt.
- Điểm 1 - 2: Nội dung bài viết quá sơ sài, lan man chưa có trọng tâm.

- Điểm 0 hồn tồn lạc đề .
Phòng GD&ĐT Thanh Oai
Trường THCS Phương Trug
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học : 2014-2015
Môn thi :Ngữ văn
Thời gian làm bài :150 phút(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 ( 4đ ) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đồn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hồng mn dặm phơi ”
(Đồn thuyền đánh cá- Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2 ( 4đ )
Giờ ra chơi, một nhóm học tiểu học xúm nhau lại kể “Các chuyện trên đời”.
- Nhà tớ bốn tầng sơn xanh!
- Bố tớ mua ô tô rồi nhé!
- Bác tớ ở hẳn khu biệt thự!
- Cịn ơng tớ cực kì tốt! – Riêng Ngọc Anh trịnh trọng tuyên bố.
Lời nói ngây thơ của cơ bé Ngọc Anh kia đã chứa đựng một triết lí. Đó là triết lí gì?
Em có suy nghĩ gì về triết lí ấy?
Câu 3(12đ)
Hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm văn học trung đại mà em được
học ở THCS.
________________________


HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2014-2015

Môn thi : Ngữ văn
Câu 1(3đ)
* Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu về tác giả, tác phẩm, học sinh cần làm rõ:
+ Nội dung: Hình ảnh đồn thuyền đánh cá trở về lúc bình minh
+ Nghệ thuật: Cảm hứng lãng mạn, hình ảnh tráng lệ, âm hưởng khỏe khoắn, sơi nổi, biện
pháp nhân hóa, khoa trương đặc sắc.
* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh trình bày cảm nhận bằng một bài văn ngắn, bố cục rõ
ràng, diễn đạt trong sáng có cảm xúc, hạn chế mắc các lỗi về câu và chính tả.
* Đáp án và biểu điểm cụ thể:
+ Giới thiệu khái quát bài thơ và đoạn thơ (0,5đ)
+ Bằng cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng lãng mạn, nhà thơ đã gợi ra trước
mắt người đọc bức tranh đoàn thuyền đánh cá trở về lúc bình minh thật hào hùng, tráng
lệ.(0,5đ)
+ Hình ảnh đồn thuyền căng buồm lướt sóng trở về bến trong niềm vui phơi phới: cá đầy
khoang lấp lánh ánh mai hồng. Hình ảnh thực và mộng, lung linh, bay bổng biểu hiện
niềm vui say sưa hào hứng của con người trong cuộc sống mới đã được làm chủ biển trời
quê hương.
(0,5đ)
+ Bức tranh rực rỡ tráng lệ ấy được tạo ra không chỉ bởi cảm hứng lãng mạn, bay bổng
mà còn do nhiều biện pháp nghệ thuật: khoa trương, ẩn dụ, nhân hóa, cùng âm vang âm
vang của bài ca lao động ngân nga suốt dọc bài thơ, khiến bức tranh thêm sống động, hấp
dẫn.
(0,75đ)


+ Đây là đoạn thơ đặc sắc tạo sự hô ứng đầu- cuối của cả bài thơ về cả hình ảnh, khơng
gian, thời gian, khép kín một chu trình lao động trên biển của ngư dân.(0,25đ)
+ Niềm vui, khí thế phấn khởi khơng chỉ của người lao động mà đó cũng là niềm vui của
nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống mới của nhân dân đất nước.(0,5đ)
Câu 2: 4 điểm

Yêu cầu chung:
* Về kĩ năng: Hs biết làm bài văn nghị luận xã hội có bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt
chẽ, văn viết có cảm xúc…
* Về Nội dung: Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau:
- Nêu được triết : Lòng tốt là của cải (vấn đề nghị luận)
- Giải thích: Lịng tốt là gì? Nhận diện người có lịng tốt và biểu hiện?
+ Lịng tốt là những hành động, việc làm cao đẹp xuất phát từ tấm lịng nhằm giúp đỡ người
khác.
+ Người có lịng tốt sẵn sàng cảm thơng, chia sẻ, nhường nhịn…khơng bao giờ tranh dành
quyền lợi hay ghen ghét, đố kị, nói xấu cho ai…
+ Biểu hiện của lịng tốt: nhặt được của rơi trả người đánh mất, làm việc thiện…
Nói lòng tốt là của cải nghĩa là so sánh lòng tốt với của cải, quý giá, quan trọng và cần thiết
như của cải.
- Khẳng định tính đúng đắn của quan niệm: Đây là một quan niệm đúng vì lịng tốt đem lại
giá trị vật chất và tinh thần cho cá nhân và cộng đồng xã hội.
+ Lòng tốt là của cải vật chất: Hs có thể lấy dẫn chứng trong những câu chuyện cổ như
truyện Cây khế ( nhờ có lòng tốt mà người em được chim đại bàng mang đến đảo hoang lấy
được
Câu 3: 12 điểm
Yêu cầu chung:
Thể loại:phân tích kết hợp chứng minh
Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp, những phẩm chất cao quý và số phận bi kịch của
người phụ nữ Việt Nam thể hiện trong các tác phẩm thuộc dòng văn học
trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.
Phạm vi dẫn chứng: Các tác phẩm văn học trung đại đã được học và đọc
thêm
( THCS)
Yêu cầu cụ thể: HS vận dụng kĩ năng của văn nghị luận để viết bài văn nghị
luận văn học thuộc dạng tổng hợp
HS có những cách dẫn dắt vấn đề khác nhau, tuy nhiên phải đảm bảo được

những yêu cầu sau
I/ Mở bài;
Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Phụ nữ là trung tâm của cái đẹp, chính vì vậy hình




ảnh người phụ nữ đã trở thành đề tài quen thuộc trong văn học từ xưa đến
nay…
Nêu vấn đề: VHTĐ Việt Nam đã có khơng ít những tác phẩm viết về người
phụ nữ ( Chuyện người con gái Nam Xương, Chinh phụ ngâm khúc,Bánh trôi
nước, Truyện Kiều…).
- Họ đều là những người phụ nữ đẹp vẹn toàn nhưng số phận lại đầy đau khổ,
bi thương….
II/ Thân bài:
10đ
1/ Trước hết ta bắt gặp trong các tác phẩm một điểm chung ở người phụ

nữ: họ đều là hiện thân của cái đẹp.
- Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là người phụ
nữ có “ tư dung tốt đẹp”. Nguyễn Dữ khơng đặc tả rõ nét nhưng ta có thể
hình dung ra vẻ đẹp thuần khiết, bình dị, dân dã, đôn hậu của người thôn nữ
chất phác…
- Nhân vật trữ tình trong Bánh trơi nước của Hồ Xn Hương: “ Thân em
vừa trắng lại vừa tròn”-> vẻ đẹp trắng trẻo, đầy đặn, tròn trịa, căng tràn sức
sống…
- Thúy Vân trong Truyện Kiều:
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Vẻ đẹp của Thúy Vân là hội tụ tất cả những chuẩn mực về cái đẹp của thiên
nhiên…
- Thúy Kiều: Cái đẹp về cả tài và sắc
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Vẻ đẹp của Kiều được Nguyễn Du khéo léo gợi lên qua đôi mắt: đôi mắt đẹp
trong veo như nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân.
Vẻ đẹp tuyệt mĩ của Kiều đến mức cả hoa, liễu.. những tạo vật xinh đẹp của
thiên nhiên phải hờn ghen. Khơng chỉ đẹp Kiều cịn đa tài: cầm, kì, thi, họa…
và ở tài nào Kiều cũng đạt đến độ xuất chúng. Trong số những tài đó tài đàn
là tài nổi trội hơn cả: Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
2. Họ là những người phụ nữ có những phẩm chất đáng quý: thủy chung, 3đ
hiếu thảo, khát tình yêu và hạnh phúc……
- Vũ Nương: ba năm xa cách chồng, nàng ở nhà chăm sóc mẹ, ni con. Sự
chăm sóc tận tâm của nàng khiến mẹ chồng không khỏi xúc động. Câu trăng
trối của bà đã khẳng định lòng hiếu thảo của Vũ Nương: xanh kia quyết
chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ…Khi bị chồng nghi oan, nàng


đã phân trần, giải thích “ cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tơ son điểm phấn
từng đã ngi lịng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót…”. Để rồi cuối cùng
nàng đã phải tìm đến cái chết để minh chứng cho lịng chung thủy của
mình…Mặc dù ở dưới thủy cung nhưng Vũ Nương vẫn không nguôi nhớ về
gia đình, chồng con…
- Nhân vật trữ tình trong Bánh trơi nước: mặc cho số phận đưa đẩy “ Mà em
vẫn giữ tấm lòng son”…
- Thúy Kiều: sau khi gặp Kim Trọng nàng đã quên đi mọi lễ giáo phong kiến
tự tìm đến chàng Kim để gặp gỡ và đính ước… Phải bán mình chuộc cha

nhưng Kiều vẫn một lịng chung thủy với Kim Trọng, đau đáu nhớ về người
yêu, cảm thấy có lỗi với chàng Kim “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”.
Mười năm năm lưu lạc, nàng vẫn luôn nghĩ về người yêu và nghĩ đến các bậc
sinh thành…
- Kiều Nguyệt Nga: Nghe lời cha về Hà Khê định bề gia thất.., giữa đường
gặp toán cướp, được Vân Tiên cứu, nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời mình
với Vân Tiên. Nghe tin Vân Tiên đã chết Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt
đời…Bị đem cống nạp cho giặc Nguyệt Nga đã ơm bức hình của Vân Tiên
nhảy xuống sông tự vẫn….
- Người vợ trong Chinh phụ ngâm khúc trong buổi chia li với chồng, nàng đã
có những cảm xúc bịn rịn, lưu luyến..
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
3/ Họ có vẻ đẹp vẹn tồn nhưng số phận lại bất hạnh, bi thương

+Nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền
- Vũ Nương vì người chồng độc đốn nàng đã phải nhẩy xuống sơng Hồng
Giang tự vẫn.
- Thúy Kiều tài sắc ven toàn nhưng lại là nạn nhân của XHPK: Thanh lâu hai
lượt, thanh y hai lần..
- Người phụ nữ trong Bánh trôi nước số phận long đong, lận đận.. “Rắn nát
mặc đầu tay kẻ nặn”….
+Nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa
- Chiến tranh đã khiến cho cuộc sống vợ chồng Vũ Nương phải xa cách, là
nguyên nhân gián tiếp gây nên bi kịch trong cuộc đời nàng.
- Chiến tranh đã khiến bao gia đình phải li tán, người vợ phải ngày đêm
ngóng trơng chồng ( Chinh phụ ngâm khúc)
Tóm lại: Người phụ nữ trong các tác phẩm văn học trung đại đều là những


người phụ nữ tài sắc với những phẩm chất đáng quý song bị XHPK chà đạp,
cuộc sống không hạnh phúc..


- Viết về những người phụ nữ các tác giả đã đề cao, ca ngợi vẻ đẹp của họ
đồng thời cịn dành cho họ sự trân trọng, cảm thơng, u mến…
- Qua hình tượng người phụ nữ các tác giả đã lên án chế độ PK nam quyền,
lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa….Bày tỏ những ước mơ, khát vọng chính
đáng của họ.
* Liên hệ với hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm VHHĐ, trong
cuộc sống ngày nay…
III. Kết bài.
-Khẳng định những nét đẹp của người phụ nữ trong VHTĐ nói riêng, trong
nền VH nói chung
- Nêu cảm nghĩ của bản thân….
Biểu điểm cụ thể:
• Điểm 11-12: đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Thể hiện tư duy tổng hợp,
đánh giá vấn đề một cách khái quát, cách lập luận sắc sảo. Diễn đạt tốt,
mạch lạc, trình bày sạch đẹp, khơng mắc lỗi chính tả
• Điểm 9-10: Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, dẫn chứng
mang tính tồn diện tuy nhiên cách viết thiếu sắc sảo hoặc chưa thật
cảm xúc, cịn sai lỗi chính tả.
• Điểm 7-8:
• Điểm 2-3: Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng. Khả năng đánh
giá vấn đề còn chưa tốt, dẫn chứng sơ sài, trình bày chưa sạch đẹp, cịn
sai lỗi chính tả
• Điểm 1: Bài viết chưa đảm bảo về kiến thức và kĩ năng, chưa rõ bố
cục…
• Điểm 0: Bài viết lạc đề.


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2014- 2015
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài :150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1(4 đ):
Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
“Khơng có kính, rồi xe khơng có đèn,





Khơng có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
( Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính- Phạm Tiến Duật)
Câu 2 (6đ):
“Phải biến mình thành một ngọn lửa, ta mới có thể làm bừng lên ánh sáng của thành
công”
Viết mội bài văn ngắn không quá 2 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về câu nói
trên.
Câu 3 (10 đ):
Cảm nhận về nét đẹp ân tình, thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp
lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).

HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2014-2015
Môn thi: Ngữ văn

Câu 1: (4đ)


* Hình thức: Yêu cầu viết dưới dạng một bài văn nhỏ hoặc đoạn văn: 0.5đ.
* Nội dung và nghệ thuật phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Khổ thơ cuối của bài thơ cho chúng ta thấy ý chí chiến đấu vì giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước. (0,5đ)
- Trải qua mưa bom bão đạn, những chiếc xe ban đầu đã khơng có kính, nay càng trở nên hư
hại hơn, vật chất ngày càng thiếu thốn. (0,5đ)
- Điệp ngữ “khơng có” được nhắc lại ba lần khơng chỉ nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi
của những chiếc xe mà còn cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường. Nhưng khơng có gì
có thể cản trở được sự chuyển động kì diệu của những chiếc xe khơng kính ấy. (0,5đ)
- Bom đạn qn thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không đè bẹp được tinh thần, ý chí
chiến đấu của những chiến sĩ lái xe. Xe vẫn chạy khơng chỉ vì có động cơ máy móc mà cịn
có một động cơ tinh thần “Vì miền Nam phía trước”. (0,5đ)
- Đối lập với tất cả những cái “khơng có” ở trên là một cái “có”. Đó là trái tim - sức mạnh
của người lính. Sức mạnh con người đã chiến thắng bom đạn kẻ thù. (0,5đ)
- Trái tim ấy thay thế cho tất cả những thiếu thốn “khơng kính”, “khơng đèn”, “khơng mui ”
hợp nhất với người chiến sĩ lái xe thành một cơ thể sống để tiếp tục tiến lên phía trước
hướng về miền Nam thân yêu. (0,5đ)
- Trái tim yêu thương, trái tim can trường của người chiến sĩ lái xe trở thành nhãn tự bài thơ,
cơ đúc ý tồn bài, hội tụ vẻ đẹp của người lính và để lại cảm xúc sâu lắng trong lịng người
đọc. (0,5đ)
- Trái tim người lính toả sáng rực rỡ mãi đến mai sau khiến ta không quên một thế hệ thanh
niên thời kỳ chống Mỹ oanh liệt của dân tộc. (0,5đ)
Câu 2: (6đ)
Bài làm đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải triển khai các ý cơ bản
sau:

* Ý nghĩa của câu nói: ( 1đ)
- Ngọn lửa và ánh sáng là cách nói bóng bẩy, hình ảnh để diễn tả ý thức tự vận động, ý thức
phấn đấu vươn lên, tính kiên trì, lịng đam mê, khát vọng cháy bỏng của bản thân trong công
việc, trong cuộc đời mới đạt được những thành công rực rỡ. (0,5đ)
-Bản chất của thành công trước hết phải do sự cố gắng vươn lên của chính bản thân chứ
khơng phải do người khác đem lại cho mình. (0,5đ)
*Bình luận: (2,5đ)
- Câu nói xác đáng cũng có thể xem như một chân lí cuộc sống. Thành cơng của mỗi người
là kết quả của q trình đổ mồ hôi, sôi giọt máu, công sức, thời gian, bản lĩnh, trí tuệ, gian
nan, vất vả, thậm chí phải nếm trải nhiều thất bại mới có được. (0,5đ)


-Song chỉ chăm chỉ, cần cù thôi chưa đủ, ta phải biến mình thành ngọn lửa – ngọn lửa của
sức mạnh, niềm tin, tình yêu, sự đam mê cháy bỏng, nhiệt huyết của tuổi trẻ mới có thể làm
bừng sáng lên ánh sáng của thành cơng. (0,5đ)
-Người khác có cơng chỉ bảo, dẫn dắt ta trên con đường đến với thành cơng, song điều quan
trọng, căn bản phải ở chính ta. Ta tự đốt cháy ta, nhóm lên lửa trong ta mới tỏa sáng được
chính ta. (0,5đ)
-Ai đó cho rằng thành công là do sự may mắn hay phần lớn do người khác giúp đỡ, đem lại
là chưa hoàn toàn đúng. Cái chính phải dựa vào sức của mình. (0,5đ)
-Những người lười biếng, ăn bám, ỷ lại thì trên con đường thành cơng chẳng có bước chân
của họ. (0,5đ)
* Chứng minh: (1,5 đ)
- Lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh.
* Bài học : (1đ)
- Ánh sáng của thành công không phải do người khác tỏa sáng, soi chiếu mà nó được chiếu
sáng từ chính ngọn lửa nhiệt huyết, say mê, ý thức trách nhiệm ở trong ta.(0,5đ)
- Lười biếng chẳng những khơng có thành cơng nào mà cịn là ngun nhân của đói nghèo,
buồn chán và mọi thói xấu khác. (0,5đ)
Câu 3 (10 đ):

*Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về tác phẩm thơ.
- Kết cấu chặt chẽ bố cục ba phần rõ ràng, diễn đạt lưu lốt, trình bày sạch sẽ, ít mắc lỗi về
từ, câu, lỗi chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức:
1. Mở bài (1đ): Giới thiệu vấn đề bàn luận truyền thống ân tình, thủy chung của con người
Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa và Ánh trăng.
2.Thân bài (8đ):
*Đôi nét về truyền thống ân tình, thủy chung của con người Việt Nam. (0,5đ)
* Nét đẹp ân tình, thủy chung trong bài “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
- Trong bài thơ Bếp lửa, truyền thống ân tình, thủy chung được thể hiện trong tấm lòng
của người cháu yêu thương và nhớ ơn bà khi đã khôn lớn trưởng thành. Nơi đất khách quê
người nhưng anh vẫn đau đáu nhớ về bà, nhớ về năm tháng tuổi thơ xa cha mẹ, gắn bó với
bà. Những năm tháng đói mịn đói mỏi được bà che chở nâng niu chăm sóc…( dẫn chứng) .
(0. 5đ)
- Cháu nhớ bà, xót xa, thương cảm, thấu hiểu cuộc đời nhiều gian khổ mà giàu đức hi
sinh của bà.( dẫn chứng) (0, 5đ)
- Cháu khẳng định công lao to lớn của bà. Bếp lửa bà nhóm hàng ngày khơng chỉ là bếp
lửa bình thường , nó là tình u thương vơ bờ của bà đối với con cháu. Nó là ngọn lửa của
niềm tin, đức hi sinh, tinh thần kiên cường của bà .Nó là ngọn lửa thiêng liêng, kỳ diệu tiếp


thêm sức mạnh, khơi nguồn khát vọng, tỏa sáng tâm hồn, sưởi ấm suốt cuộc đời cháu. ( dẫn
chứng) (0, 5đ)
- Bếp lửa- lịng bà thật thiêng liêng, kì diệu, nó ln nhắc nhở cháu nhớ và biết ơn cội nguồn
sinh dưỡng của mình đó là gia đình, q hương, Tổ quốc. ( dẫn chứng) (0, 5đ)
* Nét đẹp ân tình, thủy chung trong bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy .
- Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, truyền thống ân tình thủy chung thể hiện qua
lời tâm tình người chiến sĩ . (0, 5đ)
-Anh kể hồi tuổi thơ sống với đồng, với sông, với bể, đến hồi chiến tranh anh là người lính

ở rừng, suốt những năm tháng tuổi thơ và trưởng thành anh gắn bó với trăng, với thiên
nhiên. Vầng trăng đã thành tri kỉ, ngỡ không bao giờ quên vầng trăng tình nghĩa.( dẫn
chứng) (0, 5đ)
- Nhưng từ khi về thành phố- chiến tranh đã qua đi, cuộc sống quen với ánh điện cửa gương
anh đã vơ tình, lãng qn q khứ, những năm tháng gian lao, sâu nặng nghĩa tình. ( dẫn
chứng) (0, 5đ)
-Anh giật mình thức tỉnh lương tâm khi trăng- người đối diện. . .( dẫn chứng) (0, 5đ)
- Những suy ngẫm sâu sắc và triết lí của nhà thơ, lời nhắn nhủ mọi người ln độ lượng, vị
tha. Hãy sống ân tình thủy chung với quá khứ với lịch sử, với nhân dân, với đất nước. .
( dẫn chứng) (0, 5đ)
* Vài nét về nghệ thuật (1đ)
+ Bếp lửa:
- Thể thơ tám chữ, âm hưởng giọng điệu thiết tha, tràn trề cảm xúc.(0,25đ)
- Hình ảnh thơ bình dị và gợi cảm, có sức lay động tâm hồn người Việt. (0,25đ)
+ Ánh trăng:
- Thể thơ năm chữ, giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng sâu lắng chất chứa suy tư. .(0,25đ)
- Hình tượng vầng trăng, ánh trăng mang biểu tượng gợi suy tư sâu xa. .(0,25đ)
* Đánh giá: Ân tình thuỷ chung ln là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống ấy
bao trùm cách sống, cách ứng xử của con người Việt Nam trong mọi quan hệ. Quan hệ với
quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước (1đ)
3. Kết bài (1đ).
- Mỗi bài thơ một nét đẹp ân tình, chung thủy. Đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc.
- Tuổi trẻ cần rèn luyện bản thân và giữ gìn truyền thống tốt đẹp ấy, nhất là trong cuộc sống
hiện đại hôm nay.


PHÒNGGD&ĐT THANH
OAI
TRƯỜNG THCS TÂN ƯỚC


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2014-2015
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian:150 phút( Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 25 tháng 11 năm 2014

Câu 2 (4,0 điểm)
Giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hịn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đồn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9 tập I)
Câu 2:(6,0 điểm)
Vết nứt và con kiến
Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá
lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại
giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bị qua vết nứt đó.
Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua
bằng cách bị lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc
hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tơi nghĩ rằng tại sao mình khơng thể học lồi kiến bé nhỏ kia,
biến trở ngại, khó khăn của ngày hơm nay thành hành trang q giá cho ngày mai tươi sáng
hơn.
( Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM)
Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của văn bản trên và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 3: (10 điểm)
Nhận xét về truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng:
“Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao

động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ
và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho
ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ
thuật”.
Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.


Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ..........................................................SBD: .....................
PHỊNG GD&ĐT
THANH OAI

HƯỚNG DẪN CHẤM HSG
MƠN NGỮ VĂN 9
Năm học 2014 - 2015

Câu 1: (4 điểm) Học sinh có thể viết thành bài văn ngắn hoặc đoạn văn nhưng bài làm trả
lời đươc các ý sau:
- Xác định biện pháp tu từ: 1,5 điểm
+ Biện pháp tu từ so sánh: Mặt trời như hòn lửa
+ Biện pháp tu từ nhân hố, ẩn dụ: Sóng cài then; đêm sập cửa, câu hát căng buồm.
- Giá trị của biện pháp tu từ : 2,5 điểm
+ Gợi lên khung cảnh hồng hơn rực rỡ, tráng lê, kỳ vĩ. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn đi
vào trạng thái nghỉ ngơi. 1 điểm
+ Hình ảnh con người đẹp khỏe khoắn, niềm vui, niềm lạc quan của người lao động
trước cuộc sống mới... 1,5 điểm
Câu 2: ( 6 điểm)
A. Về kỹ năng
- Kiểu bài: Nghị luận xã hội.
- Bài viết cần có bố cục đủ 3 phần, luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, thuyết phục,

dẫn chứng cụ thể sinh động, lời văn trong sáng.
B. Về kiến thức
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Từ ý nghĩa câu chuyện “ Vết nứt và con kiến” , rút ra
vấn đề nghị luận: con người cần phải biết biến những khó khăn trở ngại trở ngại trong
cuộc sống thành hành trang q giá cho ngày mai.
Nội dung chính:
- Tóm tắt khái quát được vấn đề từ câu chuyện: cần kiên trì, bền bỉ, sáng tạo… vượt
qua những trở ngại, những áp lực, thách thức trong cuộc sống và biến nó thành những trải
nghiệm thú vị, vơ giá cho chính bản thân con người.
- Trên đường đời, con người luôn gặp những khó khăn, trở ngại, thử thách. Đây là một
tất yếu của cuộc sống.
- Thái độ và hành động của con người: tìm những cách thức, biện pháp cụ thể để vượt
qua nó hay né tránh, bỏ cuộc…( dẫn chứng cụ thể).
- Lựa chọn đối mặt với khó khăn, thử thách và vượt qua nó là một lựa chọn đúng đắn,
cần thiết, để nó thành hành trang quý giá cho tương lai…( dẫn chứng cụ thể).
- Phê phán những thái độ và hành động sai: bi quan, chán nản, than vãn, bỏ cuộc,…


- Củng cố thái độ, hành động đúng cho bản thân và kêu gọi cộng đòng: rèn luyện sự
quyết tâm, kiên trì, sự sáng tạo, niềm tin, hi vọng, lạc quan,… trong khi giải quyết các vấn
đề khó khăn trong cuộc sống.
Biểu điểm:
- Điểm 5 - 6:
Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có lập luận
chặt chẽ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bài viết có cảm xúc, diễn đạt lưu
lốt.
- Điểm 3-4:
Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có lập
luận tương đối chặt chẽ, có sự vận dụng thành cơng thao tác lập luận, diễn đạt tương đối tốt.
Điểm 1 -2:

Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được một số các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, lập
luận chưa thật chặt chẽ, có thể cịn một số lỗi nhỏ về chính tả và diễn đạt.
Điểm 0: Lạc đề hoặc để giấy trắng.
Câu 3: (10 điểm)
* Về kỹ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài văn nghị luận bố cục rõ ràng,
kết cấu hợp lí. Diễn đạt tốt, khơng mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Về nội dung :
Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những ý kiến riêng
miễn sao phải phù hợp với yêu cầu của đề bài. Dù triển khai theo trình tự nào cũng cần đạt
được những ý chính sau đây.
A/ Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao
động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian
khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ.
Qua các nhân vật với những công việc và lứa tuổi khác nhau, nhà văn muốn khái quát
những phẩm chất cao đẹp của con người mới trong thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội và
chống Mĩ cứu nước. Họ có những suy nghĩ đúng đắn, lặng lẽ cống hiến cho tổ quốc, tâm hồn
trong sáng và giàu lòng nhân ái.
1/ Vẻ đẹp cao cả chung của các nhân vật.
+ Ý thức trách nhiệm trước công việc : anh thanh niên, đồng chí cán bộ khoa học.
+ Sống có lý tưởng, sẵn sàng cống hiến : anh thanh niên, cô kỹ sư trẻ (cô kĩ sư trẻ
mới ra trường lần đầu tiên xa Hà Nội, dũng cảm lên nhận công tác tại Lai Châu. Cô là lớp
thanh niên thề ra trường đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì…)
+ Nhận thức sâu sắc ý nghĩa công việc: anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, người cán
bộ nghiên cứu khoa học…


+ u thích, say mê cơng việc, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, dám chấp nhận cuộc
sống cơ độc để làm việc, làm việc một cách kiên trì, tự giác bất chấp hoản cảnh : anh thanh
niên, ông kỹ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu khoa học.
2/ Vẻ đẹp trong cuộc sống bình thường.

Tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên.
+ Đó là con người sống, làm việc một mình trên đỉnh núi cao mà khơng cơ đơn. Anh
tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình trên trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động, giản dị
(căn nhà nhỏ, giường cá nhân…). Anh sống lạc quan yêu đời- trồng hoa, ni gà, đọc sách.
+ Đó là một người khiêm tốn: lặng lẽ hồn thành cơng việc, khơng tự nhận thành tích
về mình, ln nhận thức được cơng việc của mình làm là những đóng góp nhỏ bé cho đất
nước; ham mê học hỏi, phấn đấu bởi xung quanh anh có biết bao con người, bao tấm gương,
bao điều đáng học (những ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét...)
+ Một con người sống cởi mở, tốt bụng, luôn quan tâm đến mọi người một cách chân
thành, chu đáo: việc đi tìm củ tam thất cho vợ bác lái xe, đón ơng hoạ sĩ già và cơ kỹ sư trẻ
thân tình, nồng hậu; hồn nhiên, yêu cuộc sống: thèm người, thèm chuyện trò ...
+ Khẳng định, khái quát: Tác phẩm thật sự là một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống
và suy nghĩ của người lao động bình thường mà cao cả. Họ chính là những thế hệ tiêu biểu
cho lớp người mới, cho thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. Tuy khơng trực tiếp
chiến đấu, song họ đã góp phần khơng nhỏ để xây dựng cuộc sống mới và góp phần vào
thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc. Họ nối tiếp nhau xứng đáng là chủ nhân của đất
nước này.
( Học sinh có thể trình bày trên cơ sở phân tích từng nhân vật để làm nổi bật ý tưởng
chung, tuy nhiên, cần tập trung vào nhân vật trung tâm là anh thanh niên)
B/ Tác phẩm gợi lên những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác về
con người và về nghệ thuật”.
- Cuộc sống của mỗi người chỉ thực sự ý nghĩa khi mọi việc làm , hành động của họ đều
xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu và tự hào về mảnh đất mình đang sống.
- Con người biết sống có lý tưởng, say mê với cơng việc, hiểu được ý nghĩa của cơng việc
mình làm. Con người cần tự nhìn vào chính bản thân để sống tốt đẹp hơn.
- Thông qua suy nghĩ của người hoạ sĩ : vẻ đẹp của con người và của cuộc sống chính là
nguồn cảm hứng vơ tận để người nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị .
Biểu điểm cụ thể:
- Điểm 9 - 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, tỏ ra sắc sảo khi giải thích, chứng minh
nhận định bằng những ý kiến riêng, diễn đạt lưu loát, văn viết giàu cảm xúc, sáng tạo.

- Điểm 7 - 8: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn mạch lạc, trong
sáng, cịn một vài sai sót về ngữ pháp, chính tả.
- Điểm 5 - 6: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, văn viết có cảm xúc,
cịn một vài sai sót về diễn đạt, trình bày.


- Điểm 3 - 4: Hiểu đề song nội dung còn sơ sài, giải quyết vấn đề còn lúng túng, khơng
xốy được trọng tâm, diễn đạt lủng củng.
- Điểm 1 - 2: Không nắm vững yêu cầu của đề, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn
đạt, trình bày.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề, diễn đạt kém hoặc bỏ giấy trắng.

Tân Ước, ngày 18 tháng 10 năm 2014
Người thực hiện

Xác nhận của tổ KHXH

Nguyễn Hồng Trang

Xác nhận của Ban giám hiệu

PHÒNG GD & ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH CAO

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2014-2015
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2.0 điểm):

Cảm nhận của em về câu thơ:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều - SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2: (3 điểm)Có một câu danh ngôn:


“Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn,
cay đắng nhất của cuộc đời”.
(M.Gorki)
Em hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày những suy
nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 3 (5.0 điểm):
“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long- Một bài ca ca ngợi những con người có lẽ
sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
Từ hiểu biết của em về tác phẩm hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
-------------------HẾT-------------------


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS THANH CAO

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2014-2015
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1. (2.0 điểm)
Yêu cầu:

Học sinh chỉ cần chỉ ra được đó là một bức họa thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp. Bức họa
ấy có:
- Màu xanh non của cỏ xuân trải rộng tới chân trời – phông nền của bức tranh
(0.5 đ)
- Trên nền xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa trắng, tạo ra sự hài hòa về màu sắc(0.5 đ)
- Một bức tranh thiên nhiên về mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống; khoáng đạt,
trong trẻo; nhẹ nhàng, tinh khiết(1,0 đ)
Câu 2: (3 điểm)
“Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn,
cay đắng nhất của cuộc đời”. (M.Gorki)
Viết văn bản nghị luận ngắn(khoảng 1 trang giấy thi), trình bày những suy nghĩ của em về
quan niệm trên.
a.Yêu cầu về kỹ năng(1đ)
Học sinh tạo lập được một văn bản nghị luận ngắn(khoảng 1 trang giấy thi), trình bày
những suy nghĩ của mình về vấn đề nêu ở đề bài.
Bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Văn viết trong sáng, diễn đạt lưu
lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.
b.Yêu cầu về kiến thức: (2đ)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau:
* Giải thích, chứng minh: (1đ)
- Trong cuộc sống, con người thường có nhiều bạn bè nhưng không phải ai cũng là người
dám đến với ta trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời ta.
- Người bạn tốt nhất là người sẵn sàng cùng ta đối mặt với khó khăn, hoạn nạn, giúp ta
vượt qua khó khăn, giữ vững niềm tin để vươn lên.
(Học sinh lấy dẫn chứng trong đời sống để chứng minh)
* Nhận định, đánh giá: (1đ)


Quan niệm của M. Gorki là một quan niệm đúng đắn về tình bạn. Quan niệm đó giúp mỗi
người chúng ta hiểu rõ hơn sự đẹp đẽ của tình bạn, xây dựng được cách nhìn đúng đắn về

một người bạn tốt.
c. Biểu điểm cụ thể:
- Điểm 2,5- 3,0: Đáp ứng tốt yêu cầu trên, bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ, giàu sức
thuyết phục, diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ.
- Điểm 1,5 – 2,0: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, văn viết trơi chảy, mạch lạc, có sức
thuyết phục; có thể mắc một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 0,5 – 1,0: Hiểu đúng được vấn đề nêu ra nhưng chưa sâu sắc, cịn mắc vài lỗi diễn
đạt.
- Điểm 0: Hồn tồn lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
Câu 3. (5.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh phải xác định được đây là kiểu bài nghị luận văn học nhằm làm
sáng tỏ một nhận định.
- Bố cục phải rõ ràng, chặt chẽ, văn phong trơi chảy và có chất văn.
2. u cầu về kiến thức:
- Dẫn dắt vấn đề một cách trôi chảy, ấn tượng, khái quát được vẻ đẹp chung của những
con người thầm lặng cống hiến (1.0đ)
- Làm sáng tỏ vẻ đẹp của từng con người trong sự thầm lặng cống hiến
(3.0đ)
+ Anh thanh niên là một con người yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao đối với
cơng việc khi thấy cơng việc của mình gắn liền với cơng việc của nhiều người khác; Anh
biết quan tâm đến mọi người, sống chân thành, cởi mở, khiêm tốn…
+ Ông kĩ sư vườn rau âm thầm tìm xem cách ong thụ phấn để rồi tự tay mình thụ
phấn để cho rau su hào được nhiều hơn, ngon hơn …
+ Người cán bộ nghiên cứu sét cũng sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư của đời
mình, 11 năm mà khơng dám xa cơ quan một ngày, mải mê trên hành trình đi tìm bản đồ sét
cho đất nước…
Họ là những con người ln tự hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc, hi sinh quyền lợi của
cái riêng, mà vì cái chung, vì độc lập tự do vì hạnh phúc của nhân dân
- Khái quát vấn đề và liên hệ bản thân.(1.0đ)



3. Biểu điểm:
- Điểm 5: Bài làm đạt được những u cầu trên, có tính sáng tạo, văn viết mạch lạc,
cảm xúc, trong sáng
- Điểm 3-4: Bài viết phân tích được những đặc điểm riêng nhất của các nhân vật; biết
nhận xét, đánh giá nhân vật; làm nổi rõ vấn đề; Bài viết có kết cấu chặt chẽ, lời văn
mạch lạc, giàu cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt.
- Điểm 1-2: Bài viết giới thiệu một cách chung chung về nhân vật; phân tích khơng sâu;
khơng biết tổng hợp, khái quát làm nổi rõ vấn đề; bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng;
mắc lỗi diễn đạt nhiều.
- Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung, phương pháp.
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH MAI

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2014- 2015
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài :150 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1:(4 điểm)
“Vân xem trang trọng khác vời ,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang .
Hoa cười ngọc thốt đoan trang ,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.
(Trích Truyện Kiều –Nguyễn Du )
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Vân qua bốn câu thơ trên. Từ vẻ đẹp của Thúy
Vân, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của người phụ nữ ngày nay so với người phụ nữ xưa ?
Câu 2: ( 6 điểm)

HAI BIỂN HỒ
Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ…Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như
tên gọi, khơng có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này . Nước trong hồ
khơng có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều
không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du
lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà
cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi
nhờ nguồn nước này…
Nhưng điều kỳ lạ cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sơng Jordan
Nước sơng Jorda chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình
mà khơng chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận
nguồn nước từ sơng Jorda rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong
biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, mng thú và con người.
(Trích “Bài học làm người ”- Nhà xuất bản giáo dục)


Qua câu chuyện “Hai biển hồ” trên, đã cho em bài học ý nghĩa nào trong cuộc sống.
Câu 3: (10 điểm)
Nét đẹp ân tình, thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa (Bằng
Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).
………………………………Hết…………………………………

DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

NGƯỜI RA ĐỀ
Lê Thị Hương Giang

HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC: 2014-2015
Môn thi: Ngữ văn

Câu 1
Bài làm của học sinh cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
1.Về nội dung :
* Cảm nhận được vẻ đẹp của Thúy Vân : Đó là vẻ đẹp đoan trang phúc hậu ,q phái khác
thường: Khn mặt trịn trịa, đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài,
miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc
đen óng nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Vẻ đẹp của Thúy vân tạo sự hòa
hợp, êm đềm với xung quanh nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng, sn sẻ.
* Suy nghĩ về vẻ đẹp của người phụ xưa và nay:
- Người phụ nữ xưa: Coi trọng “ Công- dung- ngôn- hạnh ”.
- Người phụ nữ ngày nay :
+ Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ xưa.
+ Trong các cuộc kháng chiến thể hiện vẻ đẹp: Anh hùng- bất khuất- trung hậu đảm
đang.
+Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội : Họ năng động, sáng tạo, quyết đốn có vị thế
trong xã hội .v.v..
2. Về hình thức:
Học sinh có thể trình bày và lập luận khác nhau song bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, có
khả năng cảm thụ tốt, phân tích thỏa đáng làm sáng rõ nội dung yêu cầu của đề bài. Văn viết
mạch lạc có cảm xúc.
* Biểu điểm:
- Điểm: 3,5à4: Cảm nhận đúng, có ý sâu sắc, tinh tế, diễn đạt tốt.
- Điểm : 2,5à 3 : Cảm nhận đúng, khá đầy đủ, sâu sắc, tinh tế, diễn đạt khá.


×