Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều khiển sự ra hoa đồng loạt của các giống lan hoàng thảo nhập nội (dendrobium) tại văn giang, hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 159 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*



NGUYỄN THỊ NGỌC LAN





NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐIỀU KHIỂN SỰ RA HOA ĐỒNG LOẠT CỦA CÁC
GIỐNG LAN HOÀNG THẢO NHẬP NỘI
(DENDROBIUM) TẠI VĂN GIANG, HƯNG YÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP









HÀ NỘI - 2011



BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*

Bìa phụ
NGUYỄN THỊ NGỌC LAN


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐIỀU KHIỂN SỰ RA HOA ĐỒNG LOẠT
CỦA CÁC GIỐNG LAN HOÀNG THẢO
NHẬP NỘI (DENDROBIUM) TẠI
VĂN GIANG, HƯNG YÊN


Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

Người hướng dẫn chính: TS. Phạm Thị Liên
Người hướng dẫn phụ: GS.TSKH. Trần Duy Quý





HÀ NỘI - 2011

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về
nhiều mặt của các cấp lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.
Trước hết tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng
tới TS. Phạm Thị Liên, GS.TSKH. Trần Duy Quý, những người đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn này.
Luận văn được thực hiện tại Trạm Thực nghiệm Văn Giang - Trung
tâm Thực nghiệm Sinh học Nông nghiệp Công nghệ Cao, Viện Di truyền
Nông nghiệp. Tại đây, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo và các
cán bộ trạm, trung tâm, viện Di truyền trong suốt quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban Đào tạo sau Đại học, Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi về kiến thức và
chuyên môn trong suốt hai năm học tập và làm luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình,
người thân và toàn thể bạn bè đã cổ vũ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện, không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất

mong nhận được sự góp ý chân thành.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2011
Tác giả





Nguyễn Thị Ngọc Lan


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Thị Liên, GS.TSKH Trần
Duy Quý.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được sử dụng công bố ở bất cứ công trình khoa học nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn này
đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả






Nguyễn Thị Ngọc Lan



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


iii

MỤC LỤC

Mục Trang

Bìa phụ i

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ x


MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ
TÀI 5

1.1. Giới thiệu chung về cây hoa lan 5

1.1.1. Nguồn gốc lịch sử của cây hoa lan 5

1.1.2. Vị trí phân bố của hoa lan 6

1.1.3. Phân loại cây hoa lan 7

1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa lan trên thế giới 8

1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa lan ở Việt Nam 14

1.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa lan ở Việt Nam 14

1.3.2. Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam 20

1.4. Một vài nét về chi Lan Hoàng Thảo 23


1.4.1. Nguồn gốc và phân loại của chi Lan Hoàng Thảo 23


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


iv

1.4.2. Đặc điểm thực vật học của chi Lan Hoàng Thảo 25

1.4.3. Yêu cầu ngoại cảnh của chi Lan Hoàng Thảo 28

1.4.3.1. Giá thể 28

1.4.3.2. Nước tưới 30

1.4.3.3. Nhiệt độ 30

1.4.3.4. Ẩm độ 32

1.4.3.5. Ánh sáng 33

1.4.3.6. Sự thông gió 34

1.4.3.7. Dinh dưỡng 34

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 37


2.1. Vật liệu nghiên cứu 37

2.1.1. Giống nghiên cứu 37

2.1.2. Giá thể sử dụng trong nghiên cứu 39

2.1.3. Các loại phân bón sử dụng 39

2.1.4. Các dụng cụ chính sử dụng trong nghiên cứu 40

2.2. Nội dung nghiên cứu 40

SƠ ĐỒ MINH HỌA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 41

2.3. Phương pháp nghiên cứu 41

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 41

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cho từng nội dung 42

2.3.3. Phương pháp áp dụng chung cho tất cả các thí nghiệm 44

2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 44

2.3.5. Điều kiện thời tiết trong quá trình thí nghiệm 45

2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 47

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


v

3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc ngừng tưới nước tới khả năng ra hoa
đồng loạt của 3 giống Lan Hoàng Thảo 48

3.1.1. Ảnh hưởng của việc ngừng tưới nước tới tỷ lệ ra hoa đồng loạt của 3
giống Lan Hoàng Thảo 48

3.1.2. Ảnh hưởng của việc ngừng tưới nước tới năng suất và chất lượng hoa
của 3 giống Lan Hoàng Thảo 54

3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón có lượng lân cao tới khả năng ra hoa
đồng loạt của 3 giống Lan Hoàng Thảo 61

3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón có lượng lân cao tới khả năng ra hoa tỷ lệ ra
hoa đồng loạt của 3 giống Lan Hoàng Thảo nghiên cứu 61

3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón có lượng lân cao tới năng suất và chất lượng
của 3 giống Lan Hoàng Thảo nghiên cứu 67

3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón có lượng kali cao tới khả năng ra
hoa đồng loạt của 3 giống Lan Hoàng Thảo 73

3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón có lượng kali cao tới khả năng ra hoa tỷ lệ ra
hoa đồng loạt của 3 giống Lan Hoàng Thảo nghiên cứu 73


3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón có lượng kali cao tới năng suất và chất lượng
của 3 giống Lan Hoàng Thảo nghiên cứu 78

3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới khả năng ra hoa đồng
loạt của 3 giống Lan Hoàng Thảo 83

3.4.1. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng bổ sung tới khả năng ra hoa tỷ lệ ra
hoa đồng loạt của 3 giống Lan Hoàng Thảo nghiên cứu 84

3.4.2. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới năng suất và chất lượng hoa của
3 giống Lan Hoàng Thảo nghiên cứu 88

QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN 95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

1. Kết luận 97


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


vi

2. Kiến nghị 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 106




Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT : Công thức
CDài : Chiều dài
CRộng : Chiều rộng
ĐKính : Đường kính
Đ/C : Đối chứng
Ha : Hecta
HCM : Hồ Chí Minh
Lux : Đơn vị đo cường độ ánh sáng
NXB : Nhà xuất bản
TBình : Trung bình
TN : Tự nhiên
TP : Thành phố
TT : Thứ tự
TTXVN : Thông tấn xã Việt Nam
USD : Đô la Mỹ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số bảng

Tên bảng Trang

Bảng 1.1. Giá trị xuất khẩu cây Phong Lan giống tại Thái Lan (năm 2005 -
2009) 12

Bảng 1.2. Kim ngạch xuất khẩu hoa của một số nước năm 2007 13

Bảng 1.3. Một số loại giá thể thường dùng cho cây lan 29

Bảng 2.1. Đặc điểm chính của 3 giống Lan Hoàng Thảo nghiên cứu 38

Bảng 2.2. Ẩm độ, nhiệt độ không khí và cường độ ánh sáng tại Văn Giang
(tháng 6/2010 - 3/2011) 45

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của ngừng tưới nước tới tỷ lệ ra hoa của 3 giống Lan
Hoàng Thảo 49

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của ngừng tưới nước tới năng suất và chất lượng hoa
của 3 giống Lan Hoàng Thảo 56

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của ngừng tưới nước tới kích cỡ hoa và độ bền tự nhiên
của 3 giống Lan Hoàng Thảo 58

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân bón có lượng lân cao tới tỷ lệ ra hoa của 3
giống Lan Hoàng Thảo 62


Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân bón có lượng lân cao tới năng suất và chất
lượng hoa của 3 giống Lan Hoàng Thảo 68

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân bón có lượng lân cao tới kích cỡ cánh và độ
bền hoa của 3 giống Lan Hoàng Thảo 70

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân bón có lượng kali cao tới tỷ lệ ra hoa của 3
giống Lan Hoàng Thảo 74

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân bón có lượng kali cao tới năng suất và chất
lượng hoa của 3 giống Lan Hoàng Thảo 78


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


ix

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân bón có lượng kali cao tới kích cỡ và độ bền
hoa tự nhiên của 3 giống Lan Hoàng Thảo 81

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới tỷ lệ ra hoa của 3 giống Lan
Hoàng Thảo 85

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới năng suất và chất lượng hoa
của 3 giống Lan Hoàng Thảo 90

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới kích cỡ và độ bền hoa tự
nhiên của 3 giống Lan Hoàng Thảo 92




Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số TT Tên hình vẽ, đồ thị Trang

Hình 2.1. Giống Lan Hoàng Thảo HT1 37

Hình 2.2. Giống Lan Hoàng Thảo HT2 37

Hình 2.3. Giống Lan Hoàng Thảo HT3 37

Hình 2.4. Cây ở giai đoạn 18 tháng tuổi 37
Hình 2.5. Than củi 39

Hình 2.6. Xơ dừa 39

Hình 2.7. Phân bón Growmore với các tỷ lệ N: P: K khác nhau 40

Hình 2.8. Phân bón nhả chậm tỷ lệ 1 : 1 : 1 40

Hình 2.9. Vitamin B1 và các amino acid 40

Hình 2.10. Máy đo cường độ ánh sáng 40


Hình 2.11. Máy đo nhiệt độ và ẩm độ 40

Hình 2.12. Nhiệt kế đo nhiệt độ 40

Hình 2.13. Bóng compax 40

Hình 2.14. Bình tưới có định mức 40

Biểu đồ 2.1. Diễn biến ẩm độ và nhiệt độ trung bình của các tháng trong thời
gian tiến hành thí nghiệm 46

Biểu đồ 2.2. Diễn biến cường độ ánh sáng trung bình của các tháng trong thời
gian tiến hành thí nghiệm 46

Đồ thị 3.1. Ảnh hưởng của ngừng tưới nước tới tỷ lệ ra hoa của các giống Lan
Hoàng Thảo nghiên cứu trong vụ Hè Thu 51

Đồ thị 3.2. Ảnh hưởng của ngừng tưới nước tới tỷ lệ ra hoa của các giống Lan
Hoàng Thảo nghiên cứu trong vụ Đông Xuân 53

Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của ngừng tưới nước tới năng suất và chất lượng hoa
của 3 giống Lan Hoàng Thảo 55


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


xi

Hình 3.1. Thí nghiệm ảnh hưởng của việc ngừng tưới nước 60


Đồ thị 3.3. Ảnh hưởng của phân bón có lượng lân cao tới tỷ lệ ra hoa của các
giống Lan Hoàng Thảo nghiên cứu trong vụ Hè Thu 64

Đồ thị 3.4. Ảnh hưởng của phân bón có lượng lân cao tới tỷ lệ ra hoa của các
giống Lan Hoàng Thảo nghiên cứu trong vụ Đông Xuân 66

Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của phân bón có lượng lân cao tới năng suất và chất
lượng hoa của 3 giống Lan Hoàng Thảo 69

Hình 3.2. Thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón có lượng lân cao 72

Đồ thị 3.5. Ảnh hưởng của phân bón có lượng kali cao tới tỷ lệ ra hoa của các
giống Lan Hoàng Thảo nghiên cứu trong vụ Hè Thu 73

Đồ thị 3.6. Ảnh hưởng của phân bón có lượng kali cao tới tỷ lệ ra hoa của các
giống Lan Hoàng Thảo nghiên cứu trong vụ Đông Xuân 76

Hình 3.3. Thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón có lượng kali cao 77

Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của phân bón có lượng kali cao tới năng suất và chất
lượng hoa của 3 giống Lan Hoàng Thảo 79

Đồ thị 3.7. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng bổ sung tới tỷ lệ ra hoa của các
giống Lan Hoàng Thảo nghiên cứu trong vụ Hè Thu 84

Đồ thị 3.8. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng bổ sung tới tỷ lệ ra hoa của các
giống Lan Hoàng Thảo trong vụ Đông Xuân 87

Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới năng suất và chất lượng 3

giống Lan Hoàng Thảo 89

Hình 3.4. Thí nghiệm ảnh hưởng của cường độ ánh sáng 91


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thiên nhiên đã ban tặng cho loài người một bức tranh vĩnh cửu mà
trong đó vẻ đẹp của các loài hoa là nền tảng và niềm cảm hứng không một bút
pháp nào có thể diễn tả hết được. Hoa luôn là nguồn cảm xúc, là món ăn tinh
thần trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi loài hoa ẩn chứa một vẻ quyến rũ riêng
mà qua đó con người có thể gửi gắm tâm hồn mình. Hoa là một sản phẩm đặc
biệt vừa mang giá trị tinh thần, vừa mang giá trị kinh tế. Chính vì vậy, diện
tích trồng hoa trên thế giới trong những năm gần đây đã tăng nhanh rõ rệt,
năng suất và chất lượng ngày càng được nâng cao. Sản lượng và kim ngạch
xuất khẩu hoa hàng năm trên thế giới tăng trung bình khoảng 10%. Năm
2007, diện tích trồng hoa trên toàn thế giới khoảng 628.972 hecta, kim ngạch
xuất khẩu hoa khoảng 17 tỷ đô la, trong đó, hoa cắt cành chiếm khoảng 49,1%
(8,31 tỷ đô la), dự tính sẽ tăng đến 25 tỷ đô la vào năm 2011. Một số nước
như Hà Lan, Mỹ kinh doanh hoa được coi là một ngành quan trọng góp
phần vào nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia [82].
Trong thế giới các loài hoa, hoa Lan (Orchidaceae) là một trong những
đỉnh cao của sự tiến hoá các loài cây có hoa, là loài hoa được ưa chuộng hơn
bởi vẻ đẹp không những của hoa mà còn của cả lá và rễ. Hoa Lan được nhiều

người yêu thích bởi hoa có cấu trúc rất diệu kỳ và đa dạng, nhất là vẻ đẹp của
cánh môi đã làm nhiều nhà điêu khắc phải thán phục. Người ta còn mệnh
danh Lan là loài “kỳ hoa dị thảo” nghĩa là loài hoa có cấu hình lạ, màu sắc
đẹp và độ bền cao. Có thể nói, Lan đã được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho
đỉnh cao của sự hoàn mỹ về cả hương lẫn sắc. Vì có giá trị tinh thần, thẩm mỹ
cho nên hoa Lan có ý nghĩa lớn trong giao lưu và trao đổi thương mại trên
toàn thế giới. Ngành trồng Lan đã phát triển một cách mạnh mẽ và đã mang

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


2

lại hiệu quả kinh tế lớn tại một số quốc gia. Thái Lan là nước dẫn đầu thế giới
về sản xuất và xuất khẩu hoa Lan. Hàng năm, Thái Lan sản xuất tới 31,6 triệu
cây con trong đó Dendrobium chiếm 80%, Mokara và Oncidium chiếm 5%
trong số các giống hoa Lan cắt cành. Trong năm 2009, lợi nhuận từ việc xuất
khẩu hoa Lan của nước này đã đạt tới 104 triệu đô [64].
Việt Nam là một nước á nhiệt đới, có điều kiện tự nhiên phù hợp cho sự
sinh trưởng, phát triển các loài hoa nói chung và hoa Lan nói riêng. Không kể
các loài Lan hoang dại chưa được biết đến thì chúng ta có hàng trăm loài Lan
đã được thuần hoá và trồng rộng rãi trên khắp đất nước từ Bắc vào Nam. Hiện
nay, Việt Nam đang sở hữu một nguồn tài nguyên hoa Lan rất đa dạng và
phong phú, từ các loài hoa Lan nhiệt đới như Dendrobrium, Maxillaria,
Vanda được trồng ở các vùng đồng bằng, đến các loại hoa được trồng trên
các cao nguyên như ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Sa Pa (tỉnh Lào Cai) như
Cymbidium (Lan Kiếm), Cattleya, Epidendrum (bulbous), Sophronitis,
Laelia, Miltonia (Pansy orchid), Paphiopedilum (Lan Hài), Brassia,
Bulbophyllium (Lan Lọng)
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2010,

Việt Nam có trên 8.000 ha trồng hoa, lượng cung ứng ra thị trường khoảng
4,5 tỷ cành (85% là hoa hồng, cúc và lan), trong đó xuất khẩu 1 tỷ cành, đạt
kim ngạch 60 triệu đô la [79]. Sản xuất hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn
như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt Tuy nhiên, thị trường trong nước vẫn chưa
đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng nên hàng năm vẫn phải nhập khẩu
một lượng lớn hoa Lan.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hoa cây cảnh
của cả nước trong tháng 06/07 đạt gần 65 nghìn đô la; tăng 2,5 lần so với
tháng 05/07. Trong đó, nhập khẩu hoa Lan cắt cành đạt 18,9 nghìn đô la.
Đáng chú ý, nếu như thời gian trước 100% lượng Lan cắt cành đều được

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


3

nhập khẩu từ thị trường Thái Lan thì trong tháng 06/07 có thêm 6.000 cành
Lan nhập từ thị trường Nhật Bản [87].
Trong số các loại hoa Lan được thương mại trên thị trường nội địa, Lan
Hoàng Thảo (Dendrobium) luôn chiếm một tỷ trọng lớn vì Lan Hoàng Thảo
hấp dẫn người tiêu dùng bởi màu sắc, độ bền và giá cả hợp lý. Tuy nhiên,
trong điều kiện miền Bắc nói chung và đặc biệt là trong điều kiện mùa đông,
Lan Hoàng Thảo thường ra hoa rải rác, không tập trung. Chính vì vậy, để phát
triển loại hoa này, ngoài việc sưu tập, nhập nội và nhân nhanh thì việc nghiên
cứu quy trình công nghệ sản xuất nhằm điều khiển giống Lan này ra hoa đồng
loạt, thuận lợi cho việc thu hoạch phục vụ thị trường vào những dịp lễ, tết là
thực sự cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, đề tài: "Nghiên cứu
một số biện pháp kỹ thuật điều khiển sự ra hoa đồng loạt của các giống
Lan Hoàng Thảo nhập nội (Dendrobium) tại Văn Giang, Hưng Yên" đã
được thực hiện, nhằm góp phần phát triển ngành trồng lan nói chung và Lan

Hoàng Thảo nói riêng có hiệu quả nhất.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
* Mục tiêu
Xác định được một số yếu tố chính ảnh hưởng đến sự ra hoa của ba
giống Lan Hoàng Thảo nhập nội. Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp kỹ thuật
góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất một số giống Lan Hoàng Thảo đạt giá
trị kinh tế cao hơn.
* Yêu cầu của đề tài
Lượng hóa một số yếu tố chính ảnh hưởng đến sự ra hoa, nhằm điều
khiển sự ra hoa đồng loạt của một số giống Lan Hoàng Thảo nhập nội.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


4

Kết quả của đề tài là dẫn liệu bổ sung thêm và hoàn thiện tài liệu tham
khảo cho nghiên cứu chuyên sâu về điều khiển ra hoa tập trung đối với một số
giống Lan Hoàng Thảo ở nước ta.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được áp dụng cụ thể vào các trang trại
trồng Lan Hoàng Thảo ở Văn Giang nói riêng và một số tỉnh miền Bắc Việt
Nam nói chung để điều khiển ra hoa đồng loạt, nhằm tăng hiệu quả kinh tế
cho người sản xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Ba giống Lan Hoàng Thảo nhập nội từ Thái Lan đã được công nhận tại
Việt Nam:

- Trắng tím (HT1): Dendrobium sonia #18
- Trắng tuyền (HT2): Dendrobium mee white
- Trắng môi tím (HT3): Dendrobium woon leng
* Điạ điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành nghiên cứu trong hai vụ (vụ Hè Thu năm
2010 và vụ Đông Xuân năm 2010 - 2011)
Tổng diện tích thí nghiệm là 288m
2
tại Trạm Thực nghiệm Văn Giang,
Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên.


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


5

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Giới thiệu chung về cây hoa lan
1.1.1. Nguồn gốc lịch sử của cây hoa lan
Theo các tác giả Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Nguyễn Tiến
Bân (1990), Phạm Hoàng Hộ (2000), Trần Hợp (2002) trong hệ thống phân
loại thực vật, cây hoa lan được xếp vào lớp đơn tử diệp - một lá mầm
(Monocotyledoneae), thuộc ngành Ngọc Lan - thực vật hạt kín
(Mangoliophyta), phân lớp Hành (Lilidae), bộ Lan (Orchidales), họ Phong
Lan (Orchidaceae) [1], [3], [5] ,[6], [10].
Trên thế giới, cây lan được biết đến đầu tiên ở phương Đông. Theo
Bretchacider, từ đời vua Thần Nông (năm 2800 trước công nguyên), loài lan

rừng đã được dùng làm thuốc chữa bệnh. Sau đó cùng với vẻ đẹp, hương
thơm và tác dụng chữa bệnh, hoa lan đã có mặt ở châu Âu. Ở đây người ta đã
tiến hành nghiên cứu rất công phu, tỉ mỉ về họ Lan. Có thể nói Theoparatus là
cha đẻ ngành học về lan (372 - 287 trước Công nguyên) và ông cũng là người
đầu tiên dùng từ Orchid trong tác phẩm “Nghiên cứu về thực vật” để chỉ một
loài lan có củ tròn. Robut Bron (1773 - 1858) là người đầu tiên đã phân biệt
rõ ràng giữa họ lan và các họ khác. Người đặt nền tảng cho môn học hoa lan
chính là Joan Lindle (1799 - 1865). Năm 1836 ông đã công bố tài liệu (A
Tabuler View of the Tribes of Orchidar) để sắp xếp cây và chi họ Lan. Tên
của những họ Lan do ông đặt được dùng cho tới ngày nay [10].
Ở Việt Nam, dấu vết những nghiên cứu về cây hoa lan buổi đầu không
rõ rệt lắm, có lẽ người đầu tiên có khảo sát về lan Việt Nam là Joannis de
Loureiro - nhà truyền giáo Bồ Đào Nha. Ông đã mô tả cây lan lần đầu ở cuốn
"Flora Cochinchinensis" (1790) gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình đến

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


6

Nam phần Việt Nam là Aerides, Phaius và Sarcopodium mà đã được
Bentham và Hooker ghi lại tại "Genera Plantarum" (1862 - 1883) (dẫn theo
Nguyễn Hữu Huy, Phan Ngọc Cấp, 1995) [14]. Chỉ sau khi người Pháp đến
Việt Nam thì mới có những công trình nghiên cứu được công bố đáng kể là F.
Gagnepain và A. Gnillaumin mô tả 70 chi gồm 101 giống, 750 loài cho cả 3
nước Đông Dương trong bộ "Thực vật chí Đông Dương" (Flore Général de
l’Indochine) do H. Lecomte chủ biên, xuất bản từ những năm 1932 - 1934.
Trong đó chi Lan Hoàng Thảo (Dendrobium) là chi lan lớn phân bố rất rộng.
Về sau, Phạm Hoàng Hộ (1993) đã nghiên cứu được 653 loài [13]. Gần đây,
Leonid Averyanov (người Nga) và các tác giả Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế

Lộc, Dương Đức Huyền đã lần lượt công bố các tài liệu về hoa lan trên tờ
nguyệt san Orchids của hội hoa lan Hoa Kỳ. Theo đó 4 loài lan ở Việt Nam
chưa được biết đến là Paphiopladilum helenae (Lan Hài Helen), Renanthera
citrina (Lan Phượng vĩ), Paphiopedilum hiepii (Lan Hài Hiệp) và Vanda
bidupensis (Lan Vanda ở vườn Quốc gia Bi Đúp - Núi Bà) đã được khám phá
[12].
1.1.2. Vị trí phân bố của hoa lan
Cây hoa lan có mặt ở hầu hết các đới khí hậu trên trái đất, từ miền gió
tuyết đến sa mạc nóng bỏng khô cằn, từ miền núi cao, rừng thẳm đến đồng cỏ
miền Bình Nguyên và ngay cả những vùng sình lầy cũng có lan. Lan là một
họ có số lượng loài lớn đứng thứ hai sau họ Cúc, khoảng 25.000 - 35.000 loài
phân bố từ 68
0
vĩ Bắc đến 56
0
vĩ Nam, nghĩa là từ gần cực Bắc như Thuỵ
Điển, Alaska xuống tận các đảo cuối cùng cực Nam ở Australia (Dressler,
1999; Cribb et al., 2009; Xiaoyan Cai, Zhenyu Feng et al., 2011) [78]. Mặc
dù, đa số các loài lan chỉ mọc ở độ cao dưới 2.000m so với mặt biển, song có
ít loài sống được cả độ cao 5.000m so với mặt biển (Nguyễn Hữu Huy, Phan
Ngọc Cấp, 1995) [14].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


7

Theo F.G. Broger (1971) vùng trung sinh Bắc bán cầu có 75 chi và 900
loài, Bắc Mỹ có 170 loài. Vùng trung sinh Nam bán cầu có 40 chi và 500 loài.
Toàn châu Âu có 120 loài, Bắc Mỹ có 170 loài.

Vùng nhiệt đới châu Á có 250 chi và 6.800 loài, trong đó chi
Dendrobium có 1.400 loài, chi Coelogyne có 200 loài, chi Phalaenopsis có 35
loài, chi Vanda có 60 loài. Vùng nhiệt đới châu Mỹ có 306 chi và 8.266 loài.
Trên thế giới có một số nước tập trung nhiều loài lan như Colombia có 1.300
loài, Tân Ghinê có 1.450 loài [15].
Theo kết quả khảo sát sơ bộ ở Việt Nam chi Dendrobium (Lan Hoàng
Thảo) có khoảng 107 loài [41], Paphiopedilum (Lan Hài) có 25 loài, Aerides
(Lan Giáng Hương hay Quế Lan Hương) có 5 loài, chi Cymbidium (Lan
Kiếm) có 20 loài và chi Phalaenopsis (Lan Hồ Điệp) có 7 - 8 loài [29].
1.1.3. Phân loại cây hoa lan
Cây hoa lan thuộc họ Lan (Orchidaceae) trong lớp đơn tử diệp - một lá
mầm (Monocotyledonea) thuộc ngành Ngọc Lan - thực vật hạt kín
Magnoliophyta, phân lớp Hành Lilidae, bộ Lan Orchidales, họ Phong Lan
Orchidaceae [1], [3], [5] ,[6], [10]. Họ Orchidaceae là một trong những họ
lớn nhất của thực vật và có các thành viên phân bố trên khắp thế giới, ngoại
trừ châu Nam Cực.
Theo truyền thống cổ điển, nhà khoa học A.L. Taktajan (1980) [15] đã
chia Lan thành 3 họ phụ khá minh bạch:
Họ phụ Apostasicideae, với đặc trưng hoa đều, 2 - 3 nhị hữu phụ,
không có nhị lép, phấn hoa rời (dạng bột) và chỉ có 1 tông: Apostasieae.
Họ phụ Cypripediciceae, với đặc trưng hoa có cánh môi dạng hài, 2
nhị, 1 nhị lép, khối phấn mềm. Họ phụ này cũng chỉ có 1 tông: Cypripedieae.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


8

Họ phụ Orchidadceae, với đặc trưng hoa không đều, 1 nhị, khối phấn
cứng, đa dạng. Đây là họ phức tạp nhất, có nhiều chi và nhiều loài nhất [15].

Họ phụ này gồm 4 tông: Orchideae, Neattieae, Epidendreae và Vandeae.
Gần đây, do phân tích hoa một cách đầy đủ hơn và đi sâu vào đặc tính
di truyền, các nhà khoa học đã phân chia họ Lan thành 6 họ: Apostasicideae,
Cypripedicideae, Neottioideae, Orchidaceae, Vandoideae và Epidendroideae
[10].
Cả sáu họ phụ đều phổ biến rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam, họ Lan
cũng rất phong phú và đa dạng, theo thống kê sơ bộ có khoảng 125 chi và trên
800 loài. Họ Lan là một trong những họ thực vật lớn và đặc sắc nhất, có nhiều
giá trị sử dụng cho nền kinh tế quốc dân Việt Nam.
Chi Lan Hoàng Thảo (Dendrobium) là chi Lan lớn nhất trong họ Lan.
Chi Lan này đa dạng, phong phú và có hơn 1.600 loài. Chúng phân bố trải dài
từ Triều Tiên, Nhật Bản, Inđônexia đến Australia, các đảo Poolynêsi
nhưng nhiều nhất vẫn là khu vực Đông Nam Á. Chỉ riêng Tân Ghinê đã có
trên 300 loài, mọc dài từ vùng ven biển ẩm ướt đến vùng núi cao tuyết phủ.
Ở Việt Nam, số lượng các loài Lan Hoàng Thảo được ghi nhận có trên
100 loài. Gần đây nhiều loài Hoàng Thảo mới được phát hiện và mô tả. Các
loài Hoàng Thảo có mặt ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước. Nhiều loài
Hoàng Thảo dễ trồng chủ yếu là từ các vùng núi thấp hay núi cao trung bình.
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa lan trên thế giới
Loddiges (1812) là người đầu tiên trên thế giới thiết lập vườn lan
thương mại. Trong những thập kỷ gần đây cùng với phương tiện giao thông
phát triển mạnh mẽ, các thành tựu khoa học kỹ thuật và sự phát triển về công
nghệ sinh học được ứng dụng rộng rãi, việc xuất nhập khẩu hoa lan đã ngày
càng tăng với quy mô rất lớn. Nhiều nước đã trở thành cường quốc xuất khẩu
hoa lan như Thái Lan, Đài Loan Hoa lan đã và đang là nguồn lợi lớn của

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


9


các nước Đông Nam Á và thế giới (Phan Thúc Huân, 1989) [8], rất nhiều
quốc gia như Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan đã và đang đưa ngành
sản xuất hoa thành ngành công nghiệp trong nông nghiệp đem lại lợi nhuận
đáng kể. Kết quả trong nghiên cứu và sản xuất hoa lan thế giới đã làm được:
- Về chọn tạo giống:
+ Tạo được hàng ngàn giống hoa lan mới các loại đưa vào sản xuất,
kinh doanh.
+ Làm chủ công nghệ nhân nhanh các giống mới.
+ Làm chủ công nghệ vườn ươm cây giống sau nuôi cấy mô.
- Về sản xuất:
+ Làm chủ công nghệ nuôi trồng lan.
+ Làm chủ công nghệ điều khiển ra hoa theo ý muốn.
+ Làm chủ công nghệ bảo quản đóng gói sau thu hoạch.
Cụ thể:
* Hà Lan: là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hoa, chiếm 49,6%
(8,56 tỷ đô la năm 2007), diện tích hoa Phong Lan trồng trong nhà kính (năm
2007) đạt 3.081,75 ha [79]. Hà Lan đã đầu tư 20 triệu đô la vào Ấn Độ để lắp
đặt các thiết bị máy móc cho sản xuất hoa lan xuất khẩu. Họ tập trung nghiên
cứu chọn tạo giống mới và làm chủ quy trình công nghệ sản xuất các giống
trong chi Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis), Nữ Hoàng (Cattlyea).
* Nhật Bản: Cũng giống như Hà Lan, công nghệ nuôi trồng Lan Hồ
Điệp đã đạt ở mức độ tiến tiến, đặc biệt công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy
mô tế bào cho nên giá thành cây giống rất thấp. Nhật Bản đã đầu tư 6,6 triệu
đô la vào Thái Lan để mở rộng cơ sở sản xuất với công suất 10 triệu cây lan
mỗi năm [30]. Năm 2007, thị trường hoa cắt của Nhật Bản đạt 9,3 tỷ đô la,
chiếm gần 27% thị trường tiêu thụ hoa cắt của thế giới [79].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………



10

* Singapore: Nghề trồng hoa lan xuất khẩu trên quy mô lớn bắt đầu từ
năm 1987. Chính phủ Singapore đã thấy rõ tiềm năng xuất khẩu của loại hoa
này trên thị trường thế giới cho nên đã mở rộng trang trại trồng hoa Phong
Lan. Năm 2005, xuất khẩu hơn 58 triệu đô la phong lan ra nước ngoài. Hiện
nay, Singapore chiếm 12% thị phần kinh doanh Phong Lan thế giới.
* Ấn Độ: Để phục vụ việc xuất khẩu hoa, Ấn Độ đã đưa tiến bộ kỹ
thuật cấy mô vào nghề trồng hoa để sản xuất mỗi năm khoảng 10 triệu cây
Phong Lan. Đây là nước có nhiều giống lan nguyên thuỷ với 140 chi và hơn
1.300 loài. Hiện nay, diện tích trồng hoa của Ấn Độ là 161.000 ha [82]. Nước
này đã hình thành các khu bảo tồn bảo vệ các loài lan quý để phục vụ cho
ngành trồng lan thương mại rất tốt.
* Trung Quốc: là nước có diện tích trồng hoa lớn nhất thế giới. Năm
2007, diện tích trồng hoa tại nước này đạt 286.068 ha [82]. Năm 2010, doanh
thu từ việc trồng hoa tại Trung Quốc khoảng 86,2 tỷ nhân dân tệ, kim ngạch
xuất khẩu đạt 4,6 tỷ đô la. Trung Quốc đã trở thành quốc gia có ngành công
nghiệp hoa lớn nhất thế giới [84].
Bên cạnh những quốc gia kể trên, nơi có công nghệ nuôi trồng hoa lan
phát triển và điều kiện thời tiết khí hậu gần với Việt Nam nhất phải kể đến
Đài Loan và Thái Lan.
* Đài Loan: là vùng lãnh thổ với diện tích khoảng 36.000km
2
và dân
số 23 triệu người.
Sản xuất hoa ở Đài Loan bắt đầu những năm 1970. Việc đa dạng hoá
thị trường hoa ở Châu Âu, nhất là Hà Lan đã thúc đẩy sản xuất hoa Đài Loan
phát triển. Năm 2005 diện tích đạt 12.481 ha tăng 7,4 lần so với năm 1981
(1.672 ha). Trong các loại hoa, Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) chiếm 90% giá

trị xuất khẩu với diện tích 460 ha. Đến năm 2010, diện tích trồng hoa tại Đài

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


11

Loan đạt hơn 13.000 ha, doanh thu 11,83 tỷ đài tệ (trong đó Lan Hồ Điệp
Phalaenopsis chiếm 70% giá trị xuất khẩu) [81]
Đài Loan đã nghiên cứu thành công và làm chủ quy trình công nghệ
sản xuất cây giống, đã có hàng triệu cây giống Hồ Điệp được nhân nhanh và
xuất khẩu. Quy trình công nghệ điều khiển ra hoa hàng loạt cho Lan Hồ Điệp
đã phát triển ở mức cao, họ có thể điều khiển hàng triệu cây Lan Hồ Điệp ra
hoa cùng thời điểm. Chính vì những thành công trong nghiên cứu đã đưa
ngành sản xuất hoa Lan Hồ Điệp thành ngành sản xuất lan công nghiệp trong
nông nghiệp. Giá trị sản xuất và xuất khẩu hoa Lan Hồ Điệp của Đài Loan
chiếm 1/4 giá trị sản lượng hoa Lan Hồ Điệp của thế giới. Kim ngạch xuất
khẩu hoa Lan Hồ Điệp tăng nhanh trong những năm gần đây. Thị trường
chính là các nước châu Âu, Nhật và Mỹ [88]. Nếu năm 2005, Đài Loan xuất
khẩu 58 triệu đô la cây giống và hoa, trong đó giá trị xuất khẩu hoa lan là 30
triệu đô la thì đến năm 2010, giá trị xuất khẩu cây giống và hoa đạt 117 triệu
đô la, trong đó hoa lan chiếm hơn 90 triệu đô la (gấp 3 lần 5 năm trước) [79].
Tính riêng thị trường Mỹ, giá trị xuất khẩu Lan Hồ Điệp của Đài Loan
năm 2002 đạt 8 triệu USD, chiếm 11%, năm 2005 đạt 9 triệu USD chiếm
22%, năm 2006 đạt hơn 13 triệu USD, chiếm 30% và năm 2010 đạt tổng giá
trị khoảng 61,9 triệu USD (nguồn: USDA foreign Agricultural Service).
Như vậy, nhờ có các thành tựu trong nghiên cứu hoa Lan Hồ Điệp mà
Đài Loan đã đưa giá trị xuất khẩu hoa lan ngày càng tăng trong những năm
gần đây [92].
*Thái Lan: Đây là nước có lịch sử nghiên cứu và lai tạo Phong Lan

cách đây khoảng 130 năm (Parinda, Sriyaphai, 2002) [64]. Từ năm 1957, Thái
Lan đã bắt đầu phát triển nuôi trồng lan quy mô ngày càng lớn phục vụ cho
xuất khẩu. Các loài lan rừng, lan lai, lan cắt cành của Thái Lan được xuất
khẩu qua nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, Thái Lan đã có 18 phòng nuôi

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


12

cấy mô hoa lan thương mại hoạt động ở Băng Kốc và các vùng phụ cận. Nhờ
thực hiện công nghệ mới trong nuôi cấy mô và lai tạo, năm 1993, Thái Lan
xuất đi 70,7% cho thị trường Anh; 81,4% cho Hà Lan về lan cắt cành, 64 triệu
cành cho Ý và 5 triệu cành cho Nhật Bản [44].
Ở Thái Lan có nhiều công ty lớn sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu lan
như Bang Kok Flower hàng năm xuất khẩu một lượng hoa lan trị giá 50 triệu
Babt. Hoa lan của công ty được chuyển đến Thuỵ Sỹ, Đức, Hà Lan, Ý, Anh
và các nước ở bán đảo Scandinave. Tiếp đến các công ty Siam Flower Centre
cũng hoạt động khá hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu hàng năm của công ty là
10 triệu Babt. Hoa của công ty này xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ, Nhật Bản, Ý
và một số nước ở châu Âu khác.
Hiện nay, Thái Lan đã nghiên cứu và làm chủ công nghệ sản xuất cây
giống bằng nuôi cấy mô tế bào nhất với các giống Lan Hoàng Thảo
(Dendrobium), chiếm 80%. Đây là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hoa
lan, đạt tới 104 triệu đô la trong năm 2009. Riêng hoa lan cắt cành
Dendrobium của Thái Lan chiếm tới 85 - 90% thị phần hoa lan Dendrobium
trên thế giới (kể cả cây giống và hoa lan cắt cành) [64].
Bảng 1.1. Giá trị xuất khẩu cây Phong Lan giống
tại Thái Lan (năm 2005 - 2009)
Đơn vị tính: 1.000 đô la Mỹ

Tên vùng 2005 2006 2007 2008 2009
Đông Bắc 6.573 7.116 7.158 7.042 6.870
Trung tâm 4.723 4.077 4.729 4.684 4.218
Miền Nam 37.128 37.825 36.457 36.592 36.355
Miền Đông 59.875 60.265 58.145 57.385 56.557
(Nguồn: Floriculture and Nursery Crops Outlook, Economics Research
Service, ThaiLand năm 2009) [88], [90].

×