Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu một số vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh chết khô cành (botryodiplodia theobromae pat) trên cây cao su ở vùng sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 86 trang )





BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*


NGUYỄN THỊ THANH TÂM




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VI SINH VẬT ĐỐI
KHÁNG NẤM GÂY BỆNH CHẾT KHÔ CÀNH
(Botryodiplodia theobromae Pat) TRÊN CÂY
CAO SU Ở VÙNG SƠN LA


Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Như Kiểu







HÀ NỘI – 2011

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


i

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Như Kiểu – Phó Vện trưởng - Viện
Thổ nhưỡng Nông hóa đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Thổ nhưỡng Nông
hoá, tập thể cán bộ Bộ môn Vi sinh vật đã tạo mọi điều kiện cho tôi
được học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Ban Đào tạo Sau đại
học - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động
viên góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và công tác.

Hà Nội, tháng 12 năm 2011
Học viên





Nguyễn Thị Thanh Tâm





Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
của tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Như Kiểu và
sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nghiên cứu thuộc Bộ môn Vi sinh vật – Viện
Thổ nhưỡng Nông hóa.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi luận văn được công
nhận bởi “Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam”.
Cuối cùng, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.

Hà Nội, tháng 12 năm 2011
Học viên



Nguyễn Thị Thanh Tâm









Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


iii

MỤC LỤC
TT NỘI DUNG TRANG
MỞ ĐẦU 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3
3 MỤCH TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3
4 ĐỐI TUỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN THẾ
GIỚI

5
1.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở VIỆT NAM 7
1.2.1 Giai đoạn phát triển trước năm 1990 7
1.2.2 Giai đoạn sau năm 1990 đến nay 8
1.2.3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở SƠN LA 9
1.3 TÌNH HÌNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY CAO SU 11
1.4 BỆNH CHẾT KHÔ CÀNH TRÊN CÂY CAO SU 12

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


iv

1.4.1 Bệnh chết khô cành và tác hại của bệnh: 12
1.4.2 Triệu chứng của bệnh 13
1.4.3 Biện pháp phòng trừ 17
1.5 NẤM Botryodiplodia theobromae Pat 17
1.5.1
Hình thái và phân loại của nấm Botryodiplodia theobromae
Pat
17
1.5.2
Đặc điểm sinh lý, sinh hoá của nấm Botryodiplodia theobromae
Pat
18
1.5.3
Hình thức xâm nhiễm và sự lan truyền của nấm
Botryodiplodia theobromae Pat
19
1.5.4 Một số nghiên cứu về nấm Botryodiplodia theobromae Pat 19

1.6 VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG 21
1.6.1 Quan hệ đối kháng trong thế giới vi sinh vật 21
1.6.2 Cơ chế đối kháng giữa các nhóm vi sinh vật 22
1.6.3
Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ đối kháng giữa các vi
sinh vật
25
1.6.4 Sự đối kháng nội sinh 26
1.7 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG 26
1.7.1 Nghiên cứu vi sinh vật đối kháng ở trong nước 26
1.7.2 Nghiên cứu vi sinh vật đối kháng ở ngoài nước 28

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


v


CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
31
2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 31
2.1.1 Nguồn nấm Botryodiplodia theobromae Pat 31
2.1.2 Nguồn vi sinh vật đối kháng 31
2.1.3 Môi trường và các dụng cụ cần thiết 31
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 32
2.2.1
Điều tra hiện trạng bệnh chết khô cành trên cây cao su do
nấm Botryodiplodia theobromae Pat gây ra ở Sơn La.
32

2.2.2
Phân lập và tuyển chọn các chủng nấm Botryodiplodia
theobromae Pat.
32
2.2.3
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật đối kháng với
nấm Botryodiplodia theobromae Pat.
32
2.2.3.1 Phân lập các chủng vi sinh vật đối kháng. 32
2.2.3.2 Đánh giá khả năng đối kháng trong điều kiện in vitro. 32
2.2.3.3
Đánh giá tính an toàn sinh học các chủng vi sinh vật đối
kháng trên chuột bạch.
32
2.2.3.4
Phân loại các chủng vi sinh vật đối kháng bằng phương pháp
sequence.
32
2.2.3.5
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các chủng vi sinh
vật đối kháng.
32

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


vi

2.2.3.6
Đánh giá độc tính của chủng vi khuẩn đối kháng nấm

Botryodiplodia theobromae Pat lên cây cao su trong điều
kiện nhà lưới.
32
2.2.3.7 Đánh giá khả năng đối kháng trong điều kiện nhà lưới. 32
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.3.1 Phương pháp điều tra, thu mẫu 33
2.3.2 Phương pháp phân lập nấm Botryodiplodia theobromae Pat 34
2.3.3 Phương pháp phân lập vi sinh vật đối kháng 35
2.3.4
Phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi
khuẩn đối kháng với nấm Botryodiplodia theobromae Pat
trong điều kiện in vitro
36
2.3.5
Phương pháp đánh giá tính an toàn sinh học các chủng vi
khuẩn đối kháng trên chuột bạch
37
2.3.6
Phân loại vi khuẩn đối kháng đến loài bằng phương pháp
sequence
38
2.3.7
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các chủng vi
khuẩn đối kháng tuyển chọn.
39
2.3.8
Phương pháp đánh giá độc tính của các chủng vi khuẩn đối
kháng nấm Botryodiplodia theobromae Pat lên cây cao su
trong điều kiện nhà lưới.
41

2.3.9
Phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi
khuẩn đối kháng với nấm Botryodiplodia theobromae Pat
trong điều kiện nhà lưới.
42

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


vii


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN
43
3.1
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG VÀ THU MẪU BỆNH CHẾT
KHÔ CÀNH TRÊN CÂY CAO SU Ở SƠN LA
43
3.1.1 Điều tra hiện trạng 43
3.1.2
Thu mẫu nấm Botryodiplodia theobromae Pat gây bệnh chết
khô cành cao su
444
3.2
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG NẤM
Botryodiplodia theobromae Pat GÂY BỆNH CHẾT KHÔ
CÀNH CAO SU
45
3.3

THU MẪU, PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG
VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG VỚI NẤM Botryodiplodia
Theobromae PAT
46
3.4
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA CÁC
CHỦNG VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG VỚI NẤM
Botryodiplodia theobromae Pat TRONG ĐIỀU KIỆN
INVITRO
50
3.5
ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN SINH HỌC CỦA CÁC
CHỦNG VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG TUYỂN CHỌN TRÊN
CHUỘT BẠCH
51
3.6
PHÂN LOẠI VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG ĐẾN LOÀI BẰNG
PHƯƠNG PHÁP SEQUENCE
54
3.7
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN
ĐỐI KHÁNG TUYỂN CHỌN
58

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


viii

3.8

ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN
ĐỐI KHÁNG NẤM Botryodiplodia theobromae Pat LÊN
CÂY CAO SU
60
3.9
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA CÁC
CHỦNG VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG VỚI NẤM
Botryodiplodia theobromae Pat TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ
LƯỚI
61
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
KẾT LUẬN 64
KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC












Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………



ix

DANH MỤC BẢNG

BẢNG NỘI DUNG TRANG
Bảng 2.1
Phân cấp bệnh chết khô cành do nấm Botryodiplodia
theobromae Pat
33
Bảng 3.1
Tỷ lệ % cây cao su bị bệnh chết khô cành ở các huyện
trồng cao su của tỉnh Sơn La năm 2010.
44
Bảng 3.2
Hoạt tính đối kháng của các chủng vi khuẩn phân lập
với các chủng Botryodiplodia theobromae Pat.
47
Bảng 3.3
Kích thước vòng đối kháng của các chủng vi khuẩn đối
kháng với các chủng Botryodiplodia theobromae Pat
50
Bảng 3.4
Khả năng gây độc cấp tính của các chủng vi khuẩn đối
kháng tuyển chọn trên chuột.
52
Bảng 3.5
Trọng lượng của chuột sau 30 ngày thí nghiệm
53
Bảng 3.6
Độ an toàn sinh học của các chủng vi khuẩn đối kháng

58
Bảng 3.7
Đặc điểm sinh lý của 2 chủng vi khuẩn đối kháng
59
Bảng 3.8
Kết quả đánh giá độc tính của các chủng vi khuẩn đối
kháng lên cây cao su
60
Bảng 3.9
Kết quả đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi
khuẩn đối kháng với nấm Botryodiplodia theobromae
Pat trong nhà lưới
62

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


x

DANH MỤC ẢNH


ẢNH
NỘI DUNG
TRANG
Ảnh 1.1
Nấm gây hại cho gỗ ghép
15
Ảnh 1.2
Nấm gây hại cho mắt ghép

15
Ảnh 1.3
Nấm gây hại cho cây có tầng lá
15
Ảnh 1.4
Nấm gây hại cho vườn trồng mới
16
Ảnh 1.5
Nấm gây hại ở vườn cây kiến thiết cơ bản
16
Ảnh 1.6
Nấm gây nứt là chết vỏ ở vườn cây khai thác
16
Ảnh 1.7
Hình ảnh bào tử nấm Botryodiplodia theobromae Pat
18
Ảnh 1.8
Sợi nấm nhỏ của Trichoderma virens xâm nhập vào bề
mặt của sợi nấm Rhizoctonia solani (chỗ mũi tên).
23
Ảnh 3.1
Hình thái khuẩn lạc và bào tử các chủng Botryodiplodia
theobromae Pat phân lập được.
46
Ảnh 3.2
Vi khuẩn đối kháng với nấm Botryodiplodia
theobromae Pat
51
Ảnh 3.3
Đánh giá tính an toàn sinh học của các chủng vi khuẩn

đối kháng trên chuột bạch
53
Ảnh 3.4
Hình thái khuẩn lạc 2 chủng vi khuẩn đối kháng trên
60

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


xi

môi trường KB
Ảnh 3.5
Đánh giá độc tính các chủng vi khuẩn đối kháng tuyển
chọn C6, S1 lên cây cao su
61
Ảnh 3.6
Đánh giá khả năng đối kháng của 2 chủng vi khuẩn đối
kháng C6, S1 với nấm Botryodiplodia theobromae Pat
trong nhà lưới
63























Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


1

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây cao su (Hevea brasiliensis) có nguồn gốc từ Braxin là cây trồng có
giá trị kinh tế lớn. Hầu như không một lĩnh vực nào của đời sống kinh tế, xã hội
mà không có các sản phẩm được sản xuất từ mủ cao su tự nhiên: từ các vật dụng
thông dụng như: ống dẫn nước, dày dép, vải không thấm nước, dụng cụ gia đình,
y tế, thể dục thể thao, đồ chơi trẻ em… đến các sản phẩm công nghệ cao như vỏ
xe hơi, các gối đệm chống xóc của cầu, gối đệm nhà chống động đất
Mặc dù cao su nhân tạo được sản xuất để thay thế cho cao su tự nhiên,
song vẫn không thể thay thế được các đặc tính ưu việt của cao su tự nhiên, đặc
biệt là để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như lốp xe tải chở nặng, vỏ xe
hơi, máy bay, nhựa latex ở ngành y khoa…Theo thống kê, ngành làm lốp tiêu

thụ 70% cao su tự nhiên trên thế giới và mức thay thế bằng cao su nhân tạo
những thập niên qua chỉ gần 2% một năm [17].
Ngoài ra, gỗ cao su được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ có giá trị kinh tế
cao và được coi là loại gỗ “thân thiện môi trường”, dầu và hạt cao su dùng để sản
xuất sơn, véc ni, làm xà phòng…
Bên cạnh những giá trị về kinh tế to lớn mà cây cao su mang lại, đó còn là
cây có ý nghĩa rất lớn trong bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định xã hội và tạo
công ăn việc làm, ổn định an ninh quốc phòng…
Ở Việt Nam, cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu của nước ta. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


2

năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 720.000 tấn cao su các loại, với giá trị
kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD.
Nhưng thực tế vấn đề trồng cao su ở nước ta nói chung và ở Sơn La nói
riêng gặp rất nhiều khó khăn bởi các loại bệnh do nấm gây ra, một trong những
loại bệnh phổ biến là bệnh chết khô cành do nấm Botryodiplodia theobromae
Pat. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Cao su, bệnh này gây hại ở hầu hết các
vùng trồng cao su của nước ta và thiệt hại có thể lên đến 100%. Số liệu tổng hợp
của Công ty Cổ phần Cao su Sơn La năm 2010, diện tích cao su toàn tỉnh là
5.354 ha, tỷ lệ bị nhiễm bệnh chết khô cành gần 11%, nếu không phòng trừ kịp
thời cây trong giai đoạn vườn ươm khi bị nhiễm bệnh tỷ lệ chết lên đến 97%,
trong vườn nhân tỷ lệ chết là 41% – 57%, kiến thiết cơ bản là 6%.
Các chuyên gia nghiên cứu về các loại nấm bệnh trên cây cao su (thuộc
Tập đoàn Cao su Việt Nam) dự báo rằng, trong thời gian tới cùng với sự phát
triển của cây cao su và sự biến đổi khí hậu bệnh chết khô cành sẽ phát triển

mạnh và gây thiệt hại ngày càng trầm trọng hơn trong sản xuất. Cho đến nay, ở
nước ta phòng trừ bệnh bằng các biện pháp sử dụng thuốc hoá học là duy nhất
nhưng cũng chưa đem lại hiệu quả như mong muốn và tác động tiêu cực đến môi
trường, làm giảm các loại sinh vật có ích, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe con người. Chính vì vậy, việc thay thế thuốc bảo vệ thực vật hoá học bằng
các chế phẩm sinh học (vi sinh vật) trong phòng trừ bệnh chết khô cành cây cao
su là rất cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh chết khô cành
(Botryodiplodia theobromae Pat) trên cây cao su ở vùng Sơn La”.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


3

2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Dựa vào quan hệ đối kháng trong thế giới vi sinh vật. Trong tự nhiên
nhiều loài vi sinh vật có khả năng ức chế sinh trưởng và phát triển của các loài vi
sinh vật khác.
3. MỤCH TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tuyển chọn được 2 - 3 chủng vi sinh vật có hoạt lực đối kháng cao với
nấm Botryodiplodia theobromae Pat, không gây bệnh cho nguời và động vật, an
toàn với môi trường, làm cơ sở để sản xuất chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh chết
khô cành trên cây cao su ở giai đoạn vườn ươm.
4. ĐỐI TUỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
* Nấm gây bệnh chết khô cành (Botryodiplodia theobromae Pat) trên cây
cao su ở Sơn La.
* VSV đối kháng nấm Botryodiplodia theobromae Pat.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Vi sinh vật đối kháng nấm Botryodiplodia theobromae Pat gây bênh chết
khô cành tại Sơn La.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
* Ý nghĩa khoa học
Phân lập những chủng vi sinh vật có hoạt lực đối kháng cao với
Botryodiplodia theobromae Pat bổ sung vào bộ sưu tập giống vi sinh vật có ích,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


4

làm cơ sở để sản xuất chế phẩm vi sinh phòng trừ nấm Botryodiplodia
theobromae Pat.
* Ý nghĩa thực tiễn
Sử dụng vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ bệnh hại là một biện pháp
có tính khả thi cao, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh
thái, giảm sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng.














Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


5

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN THẾ GIỚI
Lịch sử cây cao su được bắt nguồn từ thế kỷ thứ XV khi người Châu Âu
phát hiện ra các bộ lạc da đỏ ở Nam Mỹ dùng một thứ nhựa cây để làm đạn, làm
dép đi, làm dụng cụ đựng Vào những năm 1740 người Pháp bắt đầu nghiên cứu
khoa học về cây cao su tại Ecuado và Guyan. Cho đến cuối thế kỷ XIX vào
những năm 1860 chỉ được khai thác một cách thô sơ tại những cánh rừng nguyên
sinh tại Nam Mỹ và Châu Phi, đặc biệt là tại Braxin [17].
Khoảng năm 1878, tàu Chasseloup Laubat chở 7.000 hạt giống cao su
Braxin sang Châu Á: Sri LanKa (trước đây là Ceylan), Singgapo và Inđônêxia.
Trồng thử thấy mọc tốt trong các năm 1888 – 1911 ở các Vuờn Bách Thảo
Singgapo va Sri Lanka. Nên các chính quyền thuộc địa Châu Âu đã di dời cây
cao su về trồng ở các nước Châu Á, thay vì khai thác cao su thiên nhiên ở Nam
Mỹ, châu lục nguyên quán. Năm 1930, mức sản xuất cao su thiên nhiên trên thế
giới đã đạt 467.000 tấn, cao nhất là ở Malaysia, nhờ cấp đất dễ dàng và áp dụng
cả hai thể thức khai thác là tiểu điền và đồn điền (công ty tư bản ngoại quốc).
Trong khi các nơi khác chỉ khai thác theo phương thức đồn điền như ở Việt Nam
(11.000 tấn), Ấn độ (9.000 tấn), Thái Lan (4.000 tấn), Inđônêxia (3.000 tấn). Sau
thế chiến thứ hai, vào năm 1950, Malaysia vẫn duy trì địa vị hạng nhất của mình
(761.000 tấn) nhưng Inđônêxia đã tiến lên hạng nhì (487.000 tấn ), Thái Lan
hạng ba ( 111.000 tấn ), Việt Nam chiếm hạng tư ( 92.000 tấn). Hai mươi năm
sau, vì chiến tranh tiếp diễn, mức sản xuất của Việt Nam tụt dốc nặng nề, chỉ còn
28.000 tấn vào năm 1970, trong khi đó Ấn độ gia tăng đến 90.000 tấn, Trung

Quốc xuất hiện với cao su trồng ở đảo Hải Nam, mức sản xuất lên đến 40.000
tấn. Các nước Malaysia (1.269.000 tấn), Inđônêxia (805.000 tấn), Thái Lan

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


6

(287.000 tấn) vẫn tăng đều sản xuất cao su thiên nhiên. Năm 1990, Thái Lan tiến
nhanh, mức sản xuất vươn lên hạng nhì (1.271.000 tấn) không mấy thua kém
Malaysia (1.291.000 tấn). Mức sản xuất Ấn độ (324.000 tấn), Inđônêxia
(1.262.000 tấn) và Trung Quốc (264.000 tấn) tăng nhiều. Mức sản xuất Việt
Nam có phần phục hồi (103.000 tấn), nhưng đã bị Ấn Độ và Trung Quốc bỏ xa.
Diện tích cao su Malaysia sau thập niên 1980 đã giảm đi rõ rệt, vì chính phủ và
dân gian cho rằng khai thác cao su thiên nhiên lợi tức kém hẳn cọ dầu (oil palm),
chỉ trung bình 2.000 kg/ha ở các đồn điền cao su, trong khi năng xuất là 5.000 kg
dầu ở cọ dầu. Diện tích cao su Malaysia chỉ còn 1.600.000 ha (490.000 ha đồn
điền và tiểu điền là 11.205 000 ha). Trong năm 1990, diện tích cao su Thái Lan
là 1.884.000 ha, Inđônexia là 3.155.000 ha. Diện tích cao su VN năm 1990 là
250.000 ha, thua kém hẳn Trung Quốc (603.000 ha) và Ấn độ (451.000 ha). Diện
tích đồn điền cao su Malaysia năm 1996 giảm mau lẹ (chỉ còn 219.000 ha) so với
diện tích cao su tiểu điền (1.120.000 ha), nhưng mức sản xuất vẫn nhiều, nhờ
chính sách phổ biến các tinh dòng (clones) cao su năng xuất cao của những thế
hệ đầu, Trung tâm Khảo cứu Malaysia RRIM tuyển chọn. 95% cao su đồn điền
và tiểu điền Malayxia trồng tháp các tinh dòng năng xuất cao. Trung Quốc cũng
có 75% diện tích cao su tháp tinh dòng tuyển chọn năng xuất cao, Thái Lan cũng
có đến 52%. Nhưng diện tích trồng tháp các tinh dòng năng xuất cao ở Inđônêxia
là 17% và Việt Nam còn tệ hơn nữa chỉ 15%. Năm 2006, Thái Lan sản xuất
2.690.000 tấn, Inđônexia 2.450.000 tấn, Malaysia 1.126.000 tấn, Ấn Độ 772.000
tấn, và những nước còn lại là 1.702.000 tấn, trong tổng số sản xuất trên thế giới

là 8.890.000 tấn. Nhưng đến năm 2010 tổng sản lượng cao su thế giới đã đạt
mức 10.065.000 tấn, Thái Lan là nước đứng đầu với 2.970.000 tấn, tiếp đến là
Inđônêxia 2.791.000 tấn, Malaysia 1.215.000 tấn, Ấn Độ 810.000, Trung Quốc
790.000 tấn và Việt Nam gần 750.000 tấn [17].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


7

1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở VIỆT NAM
1.2.1. Giai đoạn phát triển trước năm 1990
Cây cao su được du nhập vào VN được trên 110 năm (kể từ 1897). Thời
rực rỡ của trồng và sản xuất cao su thiên nhiên ở Việt Nam là các năm 1920-
1940. Năm 1930 đã khai thác trên 10.000 ha, sản xuất 11.000 tấn. Năm 1950,
sản xuất 92.000 tấn, trên diện tích khai thác gần 70.000 ha. Nhờ chính sách
khuyến khích của chính quyền thuộc địa (chính sách đất đai và chính sách cho
vay lãi suất thấp), tư bản Pháp đã thiết lập các đồn điền lớn như Công ty Đất đỏ
(Compagnie des Terres rouges), SIPH, Công ty đồn điền Michelin ở các tỉnh
miền Đông và ở Tây Nguyên. Xuất khẩu cao su và gạo lúc đó là “hai vú sữa cho
nền kinh tế Việt Nam”.
Cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60, Việt Nam phát động phong trào
cao su tiểu điền như Malaysia, Inđônêxia và Thái Lan, nhưng với nét khác biệt là
chương trình cao su dinh điền. Các tiểu điền cao su dinh điền thiết lập liên canh,
liên địa thành diện tích lớn với các dòng năng suất cao lúc đó là GT1, PB86…
Chương trình cao su dinh điền dự trù phát triển đến 200.000 ha ở những vùng
sinh thái thích hợp (miền Đông Nam Bộ, các tỉnh Tây Nguyên). Trong hơn 5
năm, từ 1958 đến 1963 diện tích cao su dinh điền đã lên đến 30.000 ha.
Năm 1962, chương trình cao su được khuyến khích tài trợ và giúp đỡ kỹ
thuật cho các tư nhân Việt Nam (cả cho các đồn điền nào muốn mở rộng thêm

diện tích khai thác hay trồng lại nhiều vườn cao su đã già cỗi, khai thác đã trên
30-40 năm). Chương trình cao su Việt Nam dự tính diện tích cao su tiểu điền có
năng suất cải thiện là 500.000 ha, nghĩa là bằng diện tích cao su tiểu điền

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


8

Malaysia và Inđônêxia các thập niên này. Tuy nhiên, chiến tranh tàn khốc đã làm
tan hoang các đồn điền, công ty và nhất các cao su tiểu điền, dinh điền.
Trong thập niên 1970, chích sách phát triển kinh tế tập thể đã không còn
hỗ trợ phát triển tư nhân tiểu điền cao su nữa. Theo thống kê năm 1976, tổng
diện tích cao su mới chỉ có 76.600 ha (riêng các tỉnh phía Bắc có khoảng 5.000
ha), với sản lượng 40.200 tấn. Trong thập niên 80, chính sách đổi mới bắt đầu
cho phép tiểu nông thuê khai thác tiểu điền, đã đem lại phần nào sinh khí cho
ngành cao su Việt Nam. Tuy nhiên, do giá cao su vào thập niên 80 giảm mạnh,
các tiểu điền cũng như đồn điền cũ chưa tạo được bước phát triển đáng kể cho
ngành cao su Việt Nam [24].
1.2.2. Giai đoạn sau năm 1990 đến nay
Năm 1990, diện tích cao su Việt Nam là 250.000 ha và sản lượng là
103.000 tấn (diện tích cao sản chỉ khoảng 15%, trong khi đó Thái Lan có
1.884.000 ha, với 52% diện tích cao sản, mức sản xuất mủ khô là 1.786.000 tấn;
Inđônêxia có 3.155.000 ha, nhưng sản lượng ít hơn Thái Lan 1.429.000 tấn).
Nhờ chủ trường phát triển kinh tế thị trường những năm 90, cao su tiểu điền lại
được khuyến khích phát triển. Và cũng trong thời kỳ này giá cao su xuất khẩu đã
lên đến đỉnh với 1.500 USD/tấn, ngành cao su khởi sắc trở lại.
Đến năm 2000 sản lượng cao su đạt 290.800 tấn. Trước tình hình cạnh
tranh đất trồng giữa các loại cây công nghiệp khác có cùng yêu cầu sinh thái như
cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả chính phủ đã chủ trương chỉ phát triển ngành cao su

với quy mô 400.000 ha. Tuy nhiên, đến năm 2001 diện tích cao su trên toàn quốc

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


9

đã lên tới trên 405.000 ha, và các địa phương vẫn tiếp tục ủng hộ phát triển cao
su, nhất là các tỉnh duyên hải miền Trung [20, 21, 22].
Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ 6
trên thế giới (sau Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia, Ấn Độ, và Trung Quốc) [23].
Vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định. Đến
nay diện tích cao su tăng lên đến 700.000 ha trải dài từ Bắc đến Nam, trong đó
diện tích khai thác từ 420.000 đến 450.000 ha và cho tổng sản lượng mủ khai
thác đạt trên 734.500 tấn, kim ngạch xuất khẩu ở mức trên 1,2 tỷ USD. Theo
thống kê của Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) hiện nay diện tích cao su của
Việt Nam xếp thứ 6 sau Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia, Ấn Độ, và Trung Quốc
(chiếm khoảng 6,4% tổng diện tích cao su thế giới), sản lượng xếp thứ 5 sau
Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia, Ấn Độ (khoảng 7,7% tổng sản lượng cao su thế
giới) và xuất khẩu đứng thứ 4 sau Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia (khoảng 9%
của thế giới), thứ 3 về xuất khẩu cao su tự nhiên (khoảng 11,4% của thế giới).
Ngoài tỷ lệ khai thác còn thấp khoảng 63%, các doanh nghiệp Việt Nam còn
đang tích cực đầu tư trồng mới các đồn điền cao su lớn tại Lào và Cămpuchia
bên cạnh phát triển nguồn cao su trong nước, do đó tiềm năng phát triển còn rất
lớn. Uớc tính đến năm 2015, diện tích khai thác đạt 520.000 ha đến 530.000 ha,
và sản lượng ước đạt trên 800.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,4 tỷ - 1,5 tỷ
USD/năm [17, 19].
1.2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở SƠN LA
Sơn La là 1 trong 4 tỉnh rộng nhất trong cả nước với diện tích 1.422.500
ha. Địa hình nhiều núi cao, chia cắt, độ cao trung bình 600 m – 700 m so với mặt


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


10

nước biển, 85% diện tích đất có độ dốc 25% trở lên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nhiệt độ trung bình 21
0
C, giờ nắng trung bình 1.956 giờ/năm, lượng mưa trung
bình hàng năm là 1.200 mm – 1.600 mm, độ ẩm không khí khoảng 81%. Với
điều kiện tự nhiên này có thể nói việc trồng cây cao su ở Sơn La chỉ dừng lại ở vị
trí tương đối thích hợp. Bên cạnh đó trình độ dân trí còn hạn chế, khả năng tiếp
thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển cây cao su gặp nhiều
khó khăn. Toàn tỉnh hiện có 5 huyện nghèo, 90 xã, 1.119 bản đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên, nguồn lao động tại chỗ lại dồi dào, các cấp uỷ chính quyền từ tỉnh
đến huyện, xã và bản có sự đồng thuận cao, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Diện tích đất lâm nghiệp kém hiệu quả rất lớn, trong đó có nhiều diện tích phù
hợp để phát triển cao su tập trung với quy mô lớn.
Thực hiện chủ trương phát triển cây cao su của tỉnh. Tháng 8 năm 2007,
những cây cao su đầu tiên được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đưa
vào trồng 70 ha tại Phiêng Tìn, thị trấn Ít Ong (Mường La). Được xem là loại
cây có triển vọng, mở ra hướng chuyển dịch mới trong cơ cấu cây trồng trên địa
bàn tỉnh. Chỉ mới sau 3 năm thực hiện chủ trương phát triển cây cao su, nhưng
với quan điểm “Cây cao su là loại cây đa mục đích, vừa có giá trị kinh tế cao,
vừa thực hiện nhiệm vụ của những cánh rừng phòng hộ bảo vệ môi trường,
phòng chống thiên tai, bảo vệ đất, chống xói mòn” nên việc triển khai trồng cây
cao su rất thuận lợi, được sự ủng hộ tích cực của người dân. Đến năm 2010, theo
số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có hơn 6.046 hộ
dân tham gia đóng cổ phần vào Công ty Cổ phần Cao su Sơn La bằng giá trị

quyền sử dụng đất và trồng được hơn 5.354 ha ở 12 bản thuộc 19 xã của 6 huyện
Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mai Sơn, Yên Châu, Sông Mã và Mường La. Và theo

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


11

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII mục tiêu đến năm 2015 là 20.000
ha.
Như vậy có thể nói tốc độ phát triển cây cao su ở Sơn La thời gian qua là
rất nhanh. Mặc dù vậy, cho đến nay Công ty Cổ phần Cao su Sơn La vẫn chưa
chủ động đuợc cây giống, phần lớn phải nhập giống từ Đông Nam Bộ ra và
Trung Quốc sang nên tình trạng lẫn lộn giống và vấn đề sâu bệnh hại khó kiểm
soát là điều không thể tránh khỏi. Thiết nghĩ, thời gian tới Công ty Cổ phần Cao
su Sơn La cần phải xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và phối hợp với Viện
Nghiên cứu Cao su Việt Nam để tìm ra được những bộ giống chuẩn, tạo ra
những cây giống khoẻ phù hợp với điều kiện của Sơn La.
Sau 4 năm nỗ lực của Đảng bộ tỉnh, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt
Nam cùng sự vào cuộc của người dân, bước đầu tạo được vùng nguyên liệu công
nghiệp tập trung và vùng sinh thái mới; hình thành đội ngũ công nhân nông
nghiệp với tư duy, cách làm mới. Chủ trương phát triển cây cao su đã chứng
minh ý Đảng, hợp lòng dân.
1.3 TÌNH HÌNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY CAO SU
Cùng với sự phát triển mạnh cây cao su thì những thiệt hại do bệnh gây ra
cũng gia tăng đáng kể. Một phần do việc chọn lọc theo hướng sản lượng
cao, sinh trưởng nhanh đã làm thất thoát gen kháng bệnh. Mặt khác, do tình hình
thời tiết, khí hậu có nhiều thay đổi và diễn biến phức tạp. Hơn nữa việc phát triển
và chuyên canh cây trồng trên diện rộng trong vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều
đã dẫn đến sự phát sinh, phát triển mạnh về cả chủng loại cũng như mức độ

bệnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề canh tác và hiệu quả kinh tế của nó,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


12

thiệt hại sản lượng và gia tăng chi phí sản xuất. Hiện nay, cao su được phát triển
mạnh dưới dạng tiểu điền, nên thiệt hại do bệnh gây ra đã ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống của những người trồng cao su. Theo Chee (1976), cây cao su bị
trên 550 loài sinh vật tấn công, trong đó có 24 loài có tầm quan trọng về kinh tế.
Theo Nguyễn Hải Đường (1997), có 24 loại bệnh gây hại trên cây cao su tại Việt
Nam. Đến năm 2003, Phan Thành Dũng và cộng tác viên cho biết có 8 loại bệnh
cao su chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và sản lượng cây cao su
trong nước, trong đó có 4 loại bệnh lá, 2 bệnh thân cành, 1 bệnh mặt cạo và 1
bệnh rễ. Đáng kể trong các loại trên, bệnh chết khô cành do nấm Botrryodiplodia
theobromae Pat đang có chiều hướng mở rộng phạm vi gây hại cho các diện tích
cao su mới .
Điều đặc biệt so với các cây trồng khác là các bệnh gây hại cho cây cao
su phổ biến tại Việt Nam là do nấm và yếu tố phi sinh vật (như ánh sáng, nhiệt
độ, ẩm độ, sinh lý, ngộ độc…). Chưa có một ghi nhận nào về bệnh do vi khuẩn,
virus và tuyến trùng.
1.4. BỆNH CHẾT KHÔ CÀNH TRÊN CÂY CAO SU
Bệnh chết khô cành trên cây cao su do nấm Botryodiplodia theobromae
Pat gây ra [1].

1.4.1. Bệnh chết khô cành và tác hại của bệnh:
Nấm Botryodiplodia theobromae Pat được ghi nhận và xuất hiện trên cây
cao su ở nước ta vào năm 1921. Tuy nhiên, từ đó đến năm 1997 nấm có tác hại
không đáng kể hoặc chỉ gây hại rải rác cho cây con trong vườn nhân, vườn ươm

và vườn kiến thiết cơ bản. Nhưng đến năm 1997 – 1998 nấm phát triển rất mạnh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


13

và gây hại trên diện rộng ở vườn cây kiến thiết cơ bản và vườn khai thác tại
Công ty Cao su Dầu Tiếng. Gần đây bệnh phát triển và gây hại trên mọi giai
đoạn của nhiều diện tích cao su trên cả nước trong đó có Sơn La, phổ biến trên
các giống RRIV 4, PB260, PB 235 và VM 515 [9, 10,].
Bệnh gây hại cho cây cao su từ giai đoạn vườn ươm, vườn nhân, vườn cây
kiến thiết cơ bản và vườn cao su khai thác:
- Trên vườn ươm: Gây hại tại vị trí mắt ghép bắt đầu vào thời điểm mở
băng, dẫn đến hiện tượng chết lại mắt ghép hay chết toàn bộ chồi.
- Trên vườn nhân: Gây hại gốc ghép, gây ảnh hưởng đến chất lượng gỗ,
khó bóc vỏ khi ghép, tỷ lệ mắt ghép sống thấp.
- Trên vườn tái canh - trồng mới (1 tuổi): Gây hại trên gốc và chồi non
làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của chồi, bị nặng gây chết toàn bộ cây.
- Trên vườn cây kiến thiết cơ bản: Gây hại từ 2 năm tuổi trở lên làm chậm
sinh trưởng và có thể làm chết cây.
- Trên vườn cây khai thác: Giảm sản lượng, nếu bị nặng gây khô miệng
cạo hoàn toàn.
1.4.2. Triệu chứng của bệnh
- Vườn stump trần: Nấm bệnh tấn công gốc ghép xuất hiện những nốt mụn
nhỏ sau đó liên kết lại với nhau làm vỏ sần sùi, ít nhựa và khó bóc vỏ, khi ghép
gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Bệnh xuất hiện tại vị trí mắt ghép, bắt đầu vào
thời kỳ mở băng, gây ra hiện tượng chết lại mắt ghép.

×