Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

luận văn hay đại học sư phạm chuyên nghành ngữ văn DIỄN XƯỚNG HÁT XOAN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI ( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGHỆ NHÂN NGUYỄN THỊ LỊCH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.4 KB, 72 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Văn học dân gian là di sản vô cùng quý báu đối với mỗi dân tộc. Với

bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào văn học dân gian cũng là tài sản vô giá. Hiện
nay Đảng ta yêu cầu là xây dựng một nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc
dân tộc và nền văn hóa ấy chỉ có thể là sự kết hợp thống nhất những tinh hoa
văn hóa của các dân tộc trong vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam. Bởi “ Di sản
văn hóa là tài sản vơ giá gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân
tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng
bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống , văn hóa cách
mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu
rộng những đạolý dân tộc tốt đẹp do cha ơng để lại” ( Trích văn kiện Hội nghị
lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa VIII. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà
Nội, 1998).
Cũng như các loại hình dân gian khác Hát Xoan Phú Thọ là loại hình
nghệ thuật độc đáo và có ý nghĩa lớn trong đời sống tinh thần của người dân
Phú Thọ. Việc nghiên cứu về Hát Xoan dưới nhiều góc độ như nội dung, ngơn
ngữ, văn hóa dân gian…
Nhưng ở phương diện nghệ thuật trình diễn và “linh hồn” ( nghệ nhân
dân gian) của Hát Xoan vẫn chưa được nghiên cứu sâu rộng và kĩ càng.
Người viết muốn tìm hiểu và nghiên cứu loại hình nghệ thuật này ở góc độ
diễn xướng và nghệ nhân dân gian để làm phong phú thêm bức tranh muôn
màu về loại hình độc đáo này cũng như những giá trị tinh thần của người dân
Phú Thọ.
Hát Xoan Phú Thọ được tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp tháng
11/2011 tại thành phố BaLi- Indonesia. Đây vừa là niềm vinh dự, tự hào của
tỉnh Phú Thọ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung, đồng thời cũng là


thử thách trước một di sản văn hóa truyền thống của dân tộc có nguy cơ bị
1

1


mai một đang cần bảo vệ khẩn cấp. Người viết sưu tầm, điền dã, nghiên cứu
những kiến thức về lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của hát Xoan trong
tiến trình lịch sử của quê hương Phú Thọ cũng như sự hiểu biết nhận diện về
nghệ thuật trình diễn hát Xoan, điều này giúp ích cho việc hiểu đúng và đầy
đủ về Xoan.
Tỉnh Phú Thọ là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi có con sơng Hồng quanh
năm chảy qua, cuộc sống của người dân nơi đây nhiều màu vẻ đã tạo cho Phú
Thọ một nền văn hóa dân gian phong phú. Người viết là người sinh ra và lớn
lên ở Phú Thọ, ln muốn đóng góp phần nào đó cho văn học dân gian q
hương và tìm hiểu Hát Xoan cũng là đẹp hơn cho văn học dân gian Việt Nam.
Chính vì lẽ đó người viết quyết định chọn đề tài: “DIỄN XƯỚNG HÁT
XOAN TRONG

ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI ( NGHIÊN CỨU

TRƯỜNG HỢP NGHỆ NHÂN NGUYỄN THỊ LỊCH)” làm khóa luận tốt
nghiệp, chuyên ngành ngữ văn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn, việc tìm hiểu về hát Xoan đã được nhiều tác giả đề
cập tới trong các cơng trình nghiên cứu chun khảo ở các lĩnh vực khác nhau
như: dân tộc học, bảo tàng học, lịch sử học, xã hội học, ngôn ngữ học, văn hóa
dân gian, Âm nhạc dân gian.... Đó là những nguồn tài liệu quan trọng được thể
hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội hiện nay.
2.1. Các sách đã xuất bản:

* Cuốn Âm nhạc dân gian Phú Thọ do tác giả Trần Văn Thục chủ biên.
Nội dung cuốn sách được chia làm bốn chương: Chương 1: Khái quát về văn
hóa và âm nhạc dân gian Phú Thọ; Chương 2: Hát Xoan Phú Thọ; Chương 3: hát
Ghẹo Phú Thọ; Chương 4: Các loại hình dân ca khác. Tác giả luận văn đặc biệt
quan tâm đến chương 2, với hai nội dung chính: khái quát về hát Xoan (nguồn
gốc, hoàn cảnh ra đời và đặc điểm loại hình; bản chất của hát Xoan); Đặc điểm,
tính chất âm nhạc của hát Xoan (Nhịp điệu; thanh âm và điệu thức; đặc sắc nghệ
thuật diễn xướng của hát Xoan)…
2

2


* Cuốn Hát Xoan dân ca lễ nghi - Phong tục do tác giả Tú Ngọc biên soạn
[1958]. Nội dung cuốn sách đề cập và đi sâu nghiên cứu 07 nội dung chính như:
1/Quê hương hát Xoan - Đất Tổ các Vua Hùng; 2/Hát Xoan: Những địa danh, tổ
chức phường họ, quá trình diễn xướng; 3/Nguồn gốc và quá trình phát triển;
4/Hát Xoan và dân ca nghi lễ - Phong tục của người Việt; 5/Thành tố văn
chương (ca từ) trong hát Xoan; 6/Thành tố âm nhạc trong hát Xoan; 7/Hát Xoan
- Truyền thống và hiện đại. Tại trang 36 trong chương 2 của cuốn sách này có đề
cập đến quá trình diễn xướng.
* Cuốn Hát Xoan Phú Thọ do tác giả Nguyễn Khắc Xương, Hội Văn nghệ
Dân gian biên soạn [Tháng 12/2088]. Nội dung cuốn sách đề cập đến 05 vấn đề
chính như: 1/Hát Xoan, tiếng hát đình đám mùa Xuân trên đất Tổ Phú Thọ, trong
phần này bao gồm các nội dung: tiếng hát hội làng mùa Xuân; địa lý hành chính
vùng hát Xoan; các địa phương Xoan giữ cửa đình và lịch hát; địa lý kinh tế các
làng hát Xoan; vài nét về truyền thống văn hóa quê Xoan. 2/Hát Xoan, diễn
xướng lễ hội truyền thống - về tổ chức và tục lệ của hát Xoan, ở đây bao gồm
các vấn đề nhỏ như: mùa hát Xoan, tục giữa cửa đình và kết nghĩa; tục lệ đưa
đón, tiếp đãi; phương thức trình diễn hát Xoan; vài tục lệ về hát Xoan ở một số

địa phương; hát Xoan, một hình thức diễn xướng dân gian. 3/Về nội dung hát
Xoan, lễ ca và tiệc Xuân. 4/Mấy vấn đê văn hóa của hát Xoan kết cấu, các quả
cách. 5/Thử tìm hiểu quá trình ra đời và phát triển của hát Xoan với các nội
dung: bài bản hát Xoan; hát Xoan - 04 bài lề lối mở đầu cuộc hát; các quả cách
hát thờ chính; các bài lề lối sau hát thờ. Đặc biệt, trong cuốn sách này có nói tới
hát Xoan- một hình thức diễn xướng dân gian từ trang 57 tới trang 68.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án:
* Đề tài Hát Xoan, hát Ghẹo một giá trị văn hóa phi vật thể do tác giả Cao
Hồng Phương chủ biên. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Hùng
Vương. Nội dung cơng trình này tập trung vào ba vấn đề lớn như sau: 1/Ca nhạc
dân gian vùng đất Tổ; 2/Hát Xoan, hát Ghẹo một giá trị văn hóa phi vật thể tỉnh
Phú Thọ; 3/Một số bài hát Xoan, hát Ghẹo cổ; 4/Giữ gìn và phát triển hát Xoan,
3

3


hát Ghẹo trong thời kỳ mới. Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả luận văn đã
đề cập một cách hệ thống, cụ thể về hát Xoan với các tiêu chí như: Thời gian, địa
điểm, tổ chức, cách thức hát Xoan (phần nghi lễ tơn giáo, phần trình diễn quả
cách, phần hát hội), làn điệu hát Xoan, động tác và đạo cụ, đặc điểm về âm nhạc,
lời ca…
* Cuốn Hát Xoan Phú Thọ do tác giả Nguyễn Khắc Xương sưu tầm [2008].
Nội dung cơng trình ghi chép về 03 làn điệu của hát Xoan gồm: 1/Hát Đúm;
2/Xin Huê - Đố chữ; 3/Cài h - Mó cá…Cơng trình giúp ích rất nhiều cho
người viết trong khi triển khai đề tài.
2.3. Các bài viết trên các tạp chí:
* Tác giả Phạm Trọng Tồn với bài viết “Vị trí, ý nghĩa của hát Xoan
trong văn hóa âm nhạc Việt Nam” trong tạp chí Văn hóa Nghệ thuật . Nội
dung bài viết đã đưa ra những giả thuyết và tên gọi hát Xoan với các nét khái

quát về quê hương hát Xoan. Bài viết cịn đưa ra văn hóa âm nhạc hát Xoan
với các nội dung cụ thể như: trình tự cuộc hát (chặng nghi lễ; chặng hát hội);
lệ giữ cửa đình và tục kết nghĩa; vai trị của ơng trùm trong phường Xoan; khả
năng và trình độ văn hóa âm nhạc của đào kép trong hát Xoan; trang phục,
đạo cụ và nhạc cụ của phương Xoan.
* Tác giả Nguyễn Lộc với bài viết “Hát Xoan Phú Thọ” trong mục
Trong nước, tạp chí Dân tộc học, từ trang 83 đến trang 89. Nội dung bài viết
tập trung trình bày các vấn đề như: Địa bàn hát Xoan, thể thức hát Xoan được
trình bày thành các vấn đề nhỏ như: đặc điểm của các làng hát Xoan, lịch
trình hát Xoan trong 03 đêm với các làn điệu khác nhau; tổ chức hát Xoan với
14 quả cách cùng 9 giọng vặt. Ở phần cuối của bài viết, tác giả đã chỉ ra số
lượng thành viên của mỗi họ Xoan và cách thức truyền dậy hát Xoan của các
họ này…
* Tác giả Cao Văn, Bùi Thị Mai Lan (Trường Đại học Hùng Vương) trên
báo Văn hóa thể thao và du lịch- Phú Thọ, số 01- 01/2013 với bài viết:
“Những giải pháp đưa hát Xoan vào trong trường học”, từ trang 44 đến trang
4

4


47 đề cập tới các hoạt động đào tạo truyền nghề các làn điệu hát Xoan và đưa
ra những giải pháp cụ thể.
Có thể nói, các cơng trình nghiên cứu về các làn điệu hát Xoan nói
chung ở tỉnh Phú Thọ là những nghiên cứu lý luận và thực tiễn vừa mang tính
khái quát lại vừa mang tính cụ thể, cơng trình nghiên cứu về diễn xướng hát
Xoan hiện đại khơng nhiều, cũng chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể về
nghệ nhân dân gian hát Xoan mà chỉ là một vài ý kiến của nghệ nhân được
ghi lại trên báo chí theo nguồn Internet đã ghi lại.
3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “ Diễn xướng Hát Xoan trong đời sống xã hội đương
đại” (Nghiên cứu trường hợp nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch) nhằm các mục
tiêu:
- Đưa ra các tên gọi khác nhau về Hát Xoan trong dân gian và giải thích về
tên gọi “chính thống” là Hát Xoan, giải thích về nguồn gốc Hát Xoan trên ba
phương diện: Văn hóa dân gian, truyền thuyết và văn bản.
- Khẳng định nghệ thuật trình diễn và tài năng của nghệ dân gian là sức
sống, linh hồn của hát Xoan.
- Xoan với cuộc sống đương đại của người Phú Thọ và việc bảo tồn bằng yếu
tố con người.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghệ thuật trình diễn Hát Xoan và nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chuyên nghành như: Sưu tầm- điền dã
Nghiên cứu đề tài này, người viết đã đi thực tế ở làng Xoan An Thái- Kim
Đức, gặp nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch là trùm phường và trực tiếp tham gia
lớp học để tìm hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật dân gian cổ độc đáo này.
(Ngoài sưu tầm các bài hát do nghệ nhân cung cấp thì qua việc điền dã thực tế
người viết có nhiều kiến thức hơn trong các kiến giải).
- Phương pháp thống kê, tổng hợp
5

5


Để giải quyết đề tài :” Diễn xướng Hát Xoan trong đời sống đương đại
( Nghiên cứu trường hợp nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch)”, người viết phải bám
sát tư liệu chia tách luận đề trên thành các thành tố lớn nhỏ từ đó đi sâu vào
chi tiết và đi đến những nhận xét.
- Phương pháp so sánh loại hình và liên nghành

Khi nghiên cứu diễn xướng Hát Xoan từ truyền thống tới hiện đại người viết
có so sánh với một số hình thức diễn xướng như: Hát Quan họ, hát Ghẹo…để
làm rõ đặc trưng và phương thức diễn xướng độc đáo và riêng biệt của Hát
Xoan.
6. Đóng góp mới của đề tài
- Góp phần bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của Phú Thọ
- Giúp những người tìm hiểu và u thích loại hình này hiểu rõ về nét đẹp và
sức sống của loại hình cũng như con người nơi đây.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Hát Xoan- Nguồn gốc, quá trình phát sinh, phát triển.
Chương 2: Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch và việc diễn xướng hát Xoan.
Chương 3. Nghệ nhân hát Xoan với vấn đề bảo tồn hát Xoan.

6

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HÁT XOAN: NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH PHÁT SINH
PHÁT TRIỂN
1.1. Tên gọi
Hát Xoan có từ ngàn xưa gắn với ý thức và tâm hồn mỗi con người
Phú Thọ. Nhưng cho đến nay xung quanh tên gọi của loại hình dân ca truyền
thống này có rất nhiều tên gọi khác nhau:
Dưới thời Lê sơ, khi mà các hình thức ca nhạc được gọi chung là “khúc
mơn đình” theo nghĩa rộng của người Việt được thiết lập cùng với sự xuất
hiện của các ngơi đình và các lễ nghi thờ thần do nhà nước quy định. Hát
Xoan mang 2 thơng điệp về văn hóa: Đó chính là nội dung cầu chúc, khẩn

nguyện, thờ lễ và trữ tình, giao duyên. Nay cách gọi là hát Khúc đình mơn
(hát cửa đình) vì được trình diễn tại đình đền.
Trong dân gian thống nhất gọi lối hát này là hát Lãi Lèn, vì bắt nguồn
từ câu hát đệm chính của Xoan: “Lý len… len là… lễ là… len hỡi là len…”
và cũng chính vì vậy mà ngơi miếu ở làng Phù Đức - nơi các phường Xoan
gốc đến hát đầu năm trước khi đi hát ở các cửa đình khác gọi là miếu Lãi Lèn
[2;66-68]
Nam nữ hát đối đáp thường gọi hình thức dân gian truyền thống này là :
“Hát Đúm” bởi câu hát khi biểu diễn có lúc kết hợp lối chơi đúm trong các
đoạn đối đáp với quả đúm là một mảnh vải điều được cuộn tròn bên trong
chứa trầu cau được hai bên nam nữ tung qua tung lại:
“ Đúm này em dặn thì nghe
Đúm bay cho tới áo the đúm vào
Đúm vào người hỏi làm sao?
Em là quả đúm em vào kết duyên
Cành xanh lá phấn chỉ tấn tơ tần
Se một mối chăn loan gối phượng
Đẹp no đôi, thương với nao nhớ với nào
Khoan khoan quả đúm đưa vào chàng có yêu chăng?”
7

7


Theo nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Khắc Xương: “Xoan thường
được hát vào mùa xuân nên ngày xưa còn gọi là hát Xuân, đọc chệch ra thành
hát Xoan. Hát Xoan là loại hình hát thờ vào mùa xuân và chỉ hát với đình chứ
khơng hát với miếu hay đền”[8;123]. Và trong quá trình người viết đi điền dã
cũng đã ghi nhận được quan điểm của cụ Nguyễn Thị Lịch: “Tên gọi Hát
Xoan là tên gọi khác (nói chệch) của hai từ Hát Xn hay Ca Xn”, cụ cịn

giải thích thêm rằng: “do chữ “Xuân” là từ húy tên của một bà vợ vua Hùng
nên khi hát ở cửa đình phải gọi thành chữ Xoan”.
Hát Xoan có nhiều tên gọi khác nhau như vậy là bởi trong dân gian mỗi
làng Xoan lại tồn tại những truyền thuyết về nguồn gốc Hát Xoan, thứ nữa là
do xuất phát điểm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, vì thế
tên gọi “Hát Xoan” được gắn với loại hình dân ca nghi lễ này.
Hát Xoan cũng như các loại hình dân ca khác, là một hiện tượng văn
hóa dân gian của người Việt ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, có nội
dung tín ngưỡng với mục đích thờ thần, cầu thần ban phát phù trợ cho dân
làng tứ thời tiết lập, mưa thuận gió hịa, nhà nhà no đủ, đông đàn dài lũ, nhân
khang thịnh vượng, quốc thái dân an…Trải qua tiến trình phát triển của lịch
sử, từ thời đại các Vua Hùng dựng nước Văn Lang đến nay hát Xoan vẫn tồn
tại và đang hiện diện với nghệ thuật đặc sắc riêng biệt về đặc điểm cũng như
bản chất.
1.2. Nguồn gốc
Theo Giáo sư Đặng Hoành Loan là một nhà nghiên cứu văn hóa,
hiểu và tiếp xúc với Hát Xoan đã 30 năm. Ông quan điểm: “ Hát Xoan có từ
rất lâu đời, là hình thức chỉ dùng để hát thờ vua Hùng tại các miếu cổ là nơi
thờ vua. Thời Lê, khi đình làng phát triển, Hát Xoan đi từ miếu cổ thành các
phường Xoan, đi diễn khắp các đình làng , thời đó Hát xoan có hát thờ thêm
các tướng lĩnh”. Quan điểm của giáo sư cho rằng hát xoan có từ lâu đời gắn
với q trình dựng và giữ nhà nước. Theo phương thức truyền khẩu, truyền
nghề có lịch sử lâu đời và có vị trí trong đời sống văn hóa, trong tập tục của
8

8


cộng đồng như: Quan họ, hát Ghẹo, hát Dậm, Ca trù… thường gắn với những
truyền thuyết, huyền thoại, dã sử nhằm giải thích nguồn gốc. [18;49] Xung

quanh vấn đề nguồn gốc Hát Xoan có khá nhiều truyền thuyết và huyền thoại.
Theo truyền thuyết Hùng Vương, “hát Xoan” có từ thời dựng nước với
sự tích: Ngày xưa, có ba anh em vua Hùng đi tìm đất qua thơn Phù Đức vào
buổi trưa và có nghỉ lại một khu rừng gần thơn. Từ khu rừng, các vị nhìn ra
bãi cỏ trước mặt thấy có đám trẻ chăn trâu vừa chơi, vừa hát, vừa đánh vật,
kéo co. Thấy vậy, Đức Thánh Cả liền bảo những người đi theo đem những bài
hát mà họ biết dạy thêm cho lũ trẻ. Từ đó về sau hàng năm cứ đến ngày 30
tháng Chạp âm lịch, dân làng phải làm bánh nẳng để cúng vào buổi trưa và
thịt bò cúng vào buổi chiều ở miếu “Lãi Lèn” để thờ Đức Thánh Cả (vì dân
trong thơn đã đãi Đức Thánh Cả hai món đó). Tới ngày mồng hai, mồng ba
tháng giêng âm lịch thì dân Phù Đức mở hội cầu, trong hội cầu họ diễn lại
cảnh hát xướng, kéo co, đánh vật ở bãi. Lệ hàng năm phải hát xướng, cầu
chúc bắt nguồn từ sự việc ấy [15; 72].
Dân làng Thét xã Kim Đức- Việt Trì kể rằng: Thời xưa có một năm dân
làng Phù Liên thuộc xã Kim Đức ngày này, cử người sang làng Tử Du (thuộc
huyện Lập Thạch ngày nay) lấy gỗ về làm đình. Trong khi đang làm gỗ có
người làng Tử Du cất tiếng hát nghêu ngao, lúc kéo gỗ về làng lại thấy dấu
chân lạ in trên gỗ. Từ đó về sau dân làng Tử Du sống không yên, gặp tai họa,
trắc trở. Để cuộc sống an lành trở lại an khang no đủ, hàng năm vào ngày hội
hội, dân làng Tử Du sang đón phường Xoan bên Phù Liễn sang hát thờ và hai
làng giao ước kết nghĩa.[15;72]
Dân làng Cao Mại nay thuộc xã Việt Tiến huyện Phong Châu có truyền
tục một câu chuyện truyền thuyết liên quan đến tục Hát Xoan: Đức thánh
Hùng tức Vua Hùng có một người con gái lấy Đức Thánh Phù tức Chử Đồng
Tử, một hôm Đức thánh Phù đưa vợ đi du xuân qua vùng đất Phù Ninh chơi.
Đang đi chơi thì vợ đau bụng trở dạ, đã có nhiều phương thuốc cứu chữa
nhưng vẫn không dứt cơn đau, nhưng khi đi qua đường An Thái nghe thấy
9

9



tiếng hát của người đàn bà ru con thì cơn đau dịu lại. Đức Thánh Mẫu cho gọi
người đàn bà đến vừa hát vừa dìu mình về nhà, và ngày mồng 6 tháng Giêng
thì đẻ. Đức Thánh Mẫu sinh được 12 người con trai sau lớn lên cùng cha đi
bình giặc Thục. Khi Đức Thánh Mẫu mất đi, dân Cao Mại lập đền thờ. Hàng
năm vào ngày hội làng mồng 6 tháng Giêng có tục rước kiệu ơng, kiệu bà và
đón phường Xoan bên An Thái sang hát thờ và vui chơi. [15;74]
Lại có một truyền thuyết khác cho rằng, vợ vua Hùng mang thai đã lâu,
đến ngày sinh đẻ, đau bụng mãi mà khơng sinh được. Có một người con gái
hầu tâu với vua Hùng về nàng Quế Hoa xinh đẹp múa giỏi hát hay, nên đón
nàng đó về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được. Vợ vua nghe lời
cho mời nàng Quế Hoa tới. Quế Hoa ở trong một làng tre gần Phong Châu,
vâng theo lời triệu đến hầu vợ vua Hùng. Bấy giờ vợ vua Hùng đang lên cơn
đau dữ dội, mới bảo nàng Quế Hoa đứng trước giường múa hát. Quế Hoa mơi
đỏ mắt trong, tóc dài da trắng, vâng lời tay múa miệng hát bước đi bước lại
trước giường, giọng hát trong vắt khi cao khi thấp như chim lượn như suối
chảy, tay uốn chân đưa người mềm như tơ dẻo như bún, ai cũng phải mê. Vợ
Vua mải nghe hát xem múa không thấy đau nữa bỗng chốc vui vẻ, và sinh được
ba người con trai tuấn tú khác thường. Vua Hùng vui mừng, hết lời khen ngợi
Quế Hoa, truyền cho các công chúa và cung nữ đều học hát điệu hát này. Lúc
Quế Hoa hát chầu vợ vua Hùng là vào mùa Xuân nên vua đặt tên các làn điệu
múa, hát đó là hát Xoan. Chữ Xoan là từ chữ Xuân đọc trệch ra. (Lời mở đầu
bản Xoan gốc của ông Nguyễn Tất Thắng của phường Xoan An Thái)
Ta nhận thấy các truyện kể ở thôn Phù Đức, Cao Mại có liên quan đến
thời điểm lịch sử tồn tại của tục Hát Xoan là thời các vua Hùng cách đây
khoảng 4000 năm. Truyện kể của các nghệ nhân phường Xoan An Thái có
liên quan đến thời điểm lịch sử tồn tại của lối hát này là triều Lý khoảng thế
kỷ XII. Qua các truyền thuyết, truyện kể nơi nào cũng coi mảnh đất của mình
là nơi phát tích của tục “Hát Xoan”, song truyền thuyết huyền thoại thường là

mơ phỏng, điển hình tìm hiểu hóa sự việc sự kiện ý tưởng nào đó của nhân
10

10


dân chứ không phải là một sử liệu vững chắc cụ thể. Một đặc điểm chung hợp
lý nói lên cốt lõi của tục Hát Xoan từ những truyền thuyết đó là: Lối hát này
chỉ có thể sinh ra khi việc tế thần cấu mong cuộc sống no đủ an khang trong
cộng đồng làng xã đã trở thành tập tục.
Để làm rõ nguồn gốc và quá trình phát triển của hát Xoan, bên cạch
việc tìm hiểu các cơ tầng văn hố, tín ngưỡng, tìm hiểu các dấu vết lịch sử
trong đó nổi bật lên văn hóa Nho giáo ở thế kỷ XV.(Theo tác giả Tú Ngọc
trong cuốn: Hát Xoan): “Chúng ta phải biết gắn với diễn trường của nó là
khơng gian hành lễ mà nổi bật là kiến trúc đình làng. Để tìm hiểu các dấu vết
lịch sử, thần phả, thần tích, trong đó nổi bật là văn hố của người Việt cổ và
văn hoá Nho giáo ở các thế kỷ sau, chúng ta cần tiếp cận vấn đề ở một
phương diện khác. Đó là sự so sánh, đối chiếu giữa Hát Xoan và một số hình
thức diễn xướng cùng loại, trong văn hoá dân gian người Việt ở trung du,
đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Trung Bộ”. Với cách tiếp cận này,
khơng những chúng ta có thể làm sáng tỏ vấn đề nguồn gốc, quá trình phát
triển mà còn giúp ta làm sáng tỏ hơn nữa bản chất, đặc trưng thể loại của hát
Xoan, một loại hình dân ca nghi lễ - phong tục.[15;82-85].
Có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về sự ra đời của hình thức nghi
lễ trong hát Xoan, với những sự so sánh, đối chiếu giữa các lối hát, cách trình
bày của từng làn điệu. So sánh lối diễn xướng, trình tự các tiết mục trong hát
Xoan với dân ca các vùng sẽ thấy rất rõ những điểm tương đồng và không
tương đồng giữa chúng. “Điều tương đồng nói lên nguồn gốc ban đầu của
những lối hát này là nó đều xuất phát từ tín ngưỡng thờ tế thần linh, tổ tiên,
thành hồng… Chức năng ban đầu và chức năng xuyên suốt của chúng là

phục vụ và bám sát nghi thức tế lễ, rồi trên cơ sở đó kết hợp với sinh hoạt văn
hố, giải trí. Những chỗ khác nhau ngày càng sâu và càng rộng, tạo ra vị thế
độc lập của mỗi hình thức diễn xướng, do chúng phát triển trong những điều
kiện kinh tế - xã hội khác nhau và đi theo khuynh hướng nội sinh và ngoại
sinh khác nhau. Trong phần này, người ta thường chỉ đề cập đến một số loại
11

11


hình thức diễn xướng thể hiện phong tục, tập quán và tín ngưỡng tơn giáo
trong phần nghi lễ của hát Xoan” [15; 83].
Trên Đất Tổ Hùng Vương, hát Xoan là một loại dân ca nghi lễ, còn gọi
là “hát cửa đình”, nên chỉ hát vào những ngày có hội đám tế thần ở đình làng
vào mùa xuân hàng năm, chứ không được hát ở trong nhà và những nơi khác.
Hát Xoan là hát những lời chúc tụng, cầu khẩn và được trình diễn theo đúng
nghi thức, nó được hát ở giữa đình gọi là “đình trung”. Người ta thường hát
vào lúc chiều tối chứ không bao giờ bắt đầu vào sáng sớm hoặc giữa trưa. Đó
là những quy định về thời gian và không gian. Ai hát, hát như thế nào thì cũng
theo những lề lối riêng. Người trùm phường xoan mở đầu cuộc sinh hoạt nghệ
thuật dân gian này bằng một điệu hát chúc, đứng ở trước hương án, sau đó
một “kép” khoảng 16 -18 tuổi ra “Giáo trống” và “Giáo pháo”. Kép hát là
một người quấn khăn lượt hoặc đội khăn xếp, áo dài the thâm, quần trắng, cổ
quàng khăn dải nhiễu điều, đeo trước bụng một chiếc trống vừa hát vừa múa.
Nghi lễ tiếp đó là hát đến “Thơ nhang”, phần này do 4 cô đào trẻ và xinh, đầu
đội khăn nhung, quần láng, thắt lưng nhiều màu đứng thành hàng ngang trước
hương án, tay cầm quạt xoè ra trước mặt như dâng hương, vừa hát, vừa múa,
chân bước theo nhịp trống, đội hình tiến lên, lùi xuống nhịp nhàng theo đội ca
nhạc. Các phần tiếp theo sau là hát” Đóng đám”, rồi đến “ Hát cách” với 14
quả cách (đây là những bài thơ dài do đào và kép hát xen kẽ nhau) theo trình

tự đã qui định, sau đó vào hát thi. Nếu năm đó dân làng khơng mở cuộc thi
hát thì có thể chuyển sang “hát đúm” và “chơi đúm”, rồi hát đến các “giọng
vặt”. Các đào kép lúc này thường chia ra làm 3 nơi để làm nòng cốt trong các
trò chơi như chơi đúm, gài huê, xin huê, đố chữ, giã cá…[19;39]
Với những giọng lề lối này, nội dung nói lên những cảm xúc của con
người trước thần linh, sau đó là ngợi ca thánh thần. Những lời ca này thường
là có sẵn. Đào và kép hát xen kẽ, lúc phụ hoạ, lúc hát đuổi nhau. Phần múa
hát các giọng vặt kèm trị chơi tạo nên một cảnh tượng đơng vui rộn ràng,
12

12


khoẻ mạnh, gây được khơng khí tưng bừng cho ngày hội. Chính vì thế, hát
Xoan được xem như một dạng thức “Hội Làng”[18;308]:
“ Hội làng là một sinh hoạt tổng hợp mang tính nguyên hợp folklore,
bao gồm nhiều thành tố: nghi lễ, tín ngưỡng, tơn giáo, mỹ thuật, âm nhạc, vũ
đạo, trò diễn, sân khấu... các nghi thức biểu hiện của nó là rất linh hoạt giữa
các yếu tố: nói, kể, hát, diễn, trưng bày... GS.TSKH Phan Đăng Nhật cho
rằng: "Lễ hội là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vơ số những lớp phong
tục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội - lịch sử quan
trọng của dân tộc"... "Lễ hội là một bộ sách bách khoa đồ sộ, là một bảo tàng
sống về đời sống tinh thần của người Việt".
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hố cộng đồng, ra đời và
phát triển trong xã hội loài người, hầu như quốc gia nào cũng có. Khởi
đầu, hình thức sinh hoạt văn hoá này tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau
như: hội làng, hội xuân, hội mùa, diễn xướng tín ngưỡng phong tục, trị
diễn dân gian, trị trình nghề, bách nghệ khôi hài v.v… Khoảng cuối thế
kỷ XX, người ta mới thống nhất lấy một cái tên, gọi chung thuật ngữ :
lễ - hội. Ở Việt Nam, lễ hội gắn bó với làng xã như một thành tố gần

gũi, thiêng liêng. Giống như tất cả các lĩnh vực folklore, lễ hội là một
hệ thống văn hoá dân gian mở, ln ln có sự cải biên, chọn lọc, loại
bỏ, sửa chữa và lấp đầy, nghĩa là nó ln vận động trong thời gian và
khơng gian, với một q trình hợp biến văn hố lâu dài tuỳ theo hồn
cảnh và “thổ ngơi” cụ thể cũng như thời điểm lịch sử nhất định. Qua
dịng sơng thời gian, qua những giai đoạn phát triển cụ thể, lắng đọng
trong lễ hội cổ truyền là “những lớp phù sa văn hố” khác nhau, trong
đó chồng, lợp các tầng, vỉa văn hoá của cả quá khứ và hiện tại. Tuy vậy,
một lễ hội cổ truyền tồn tại đến hơm nay, nó ln khơng mất đi “diện
mạo ban đầu”, tức là nó khơng bị phá vỡ cấu trúc của hai bộ phận cơ
bản: phần lễ và phần hội, mặc dù có thể có những thay đổi, biến tướng
nhất định. Chính vì vậy, lễ hội cổ truyền là một kho tàng tri thức bách
13

13


khoa, nó thực sự là một bảo tàng văn hố của dân tộc Việt Nam nhiều
thời đại [18;8].
Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh
thần và vật chất, tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tâm linh và đời thường.
Hát Xoan một hình thức ca hát phát sinh từ lễ hội với dấu ấn của tín ngưỡng
thờ vật tổ, thờ thần lúa, thần lửa biểu hiện rõ nhất trong bài “Giã cá” với kết
cục bắt được “cá” đưa lên thờ trên hương án; Tín ngưỡng phồn thực biểu hiện
trong hát Xoan phản ánh cách nhìn của người nguyên thủy trước sự hình
thành và phát triển của thế giới tự nhiên, sự thần kỳ hóa tính giao nam nữ đạt
tới những mong muốn, ước nguyện về sảm xuất “ Hịa cốc phong đăng”, “
Thóc lúa đề da”, “ Lắm của đơng con”…; Tín ngưỡng tổ tiên đan xen vào hệ
tín ngưỡng của tục hát Xoan, nổi bật và xuyên suốt hơn cả trong hệ tín
ngưỡng của Hát Xoan là tín ngưỡng Thành hồng” [15; 76].

Trong nội dung một số bài bản, lời ca của Hát Xoan có nhắc tới triều
đại nhà Hậu Lê trong Giáo trống, giáo pháo:
“Nhà tôi nhà Lê
Là sông Bồ đề
Là núi Việt Nam
Trở về thiên hạ…”
Phần “ đố chữ” trong tiết mục “ Xin hoa đố chữ” của hát Xoan đã nói lên sự
xâm nhập của Nho giáo, Hán học khá sâu rộng trong đời sống văn hóa tinh
thần nơng thôn từ thời Lê Sơ về sau này. Điều này phù hợp dấu tích trong lịch
sử lời ca và với sự ngự trị , sự gắn bó của Thành hồng và vị trí trung tâm của
đình làng đối với thể loại dân ca nghi lễ này.
Đến đây ta thấy rõ ràng là quá trình phát sinh phát triển từ văn hóa bản
địa dân gian đến sự thâm nhập của văn hóa Nho giáo đều mang đến cho Xoan
sự phong phú đa dạng. Và nguồn gốc Xoan khơng cịn mơ hồ như nhiều
người tưởng nữa.
14

14


Các làn điệu Xoan cổ đều được bắt nguồn từ những làng cổ nằm ở địa
bàn trung tâm bộ Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước. Các làng này nối
nhau thành một dải, vắt từ sông Lô sang sông Thao, vịng phía trước núi Hùng
- nơi có Đền Hùng, mộ Tổ - như một chuỗi ngọc trai. Chỉ trừ xã Tây Cốc lùi
xa về Tây Bắc và Tử Du, Hồng Thượng, Hạ Chuế (nay là tỉnh Vĩnh Phúc).
Chính vì vậy, hát Xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa cổ của thời đại
bình minh dựng nước. Những dấu tích văn hóa Văn Lang-Hùng Vương cũng
được bảo lưu trong các lễ hội vùng Xoan. Hầu hết các làng Xoan giữ cửa đình
đều thờ các nhân vật thời Hùng Vương và các Vua Hùng. [10; 26]
1.3. Môi trường sinh tồn

1.3.1. Sơ lược về địa lý- con người Phú Thọ
Từ ngàn năm về trước cho đến nay Phú Thọ đã trải qua nhiều lần biến
đổi địa giới, chẳng những địa giới có quy mơ tồn tỉnh mà địa giới nhiều
châu, huyện, làng, xã cũng có sự xê dịch đổi thay tùy theo những yêu cầu về
trị an, về tổ chức hành chính của hệ thống chính quyền. Nhưng sự thay đổi địa
giới hành chính khơng làm thay đổi diện mạo Folkore vốn có quy luật vận
động bảo tồn và phát triển: Năm 1977, Phú Thọ được tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú
theo đó là sự phân tách một số huyện trong tỉnh như Huyện Phong Châu tách
thành: Phù Ninh và Lâm Thao; Huyện Tam Thanh tách thành: Tam Nông và
Thanh Thủy…Mặc dù vậy Phú Thọ- vùng văn hóa cội nguồn của dân tộc vẫn
ln giữ được những nét văn hóa phong phú , đa dạng nhưng rất độc đáo của
địa phương mình. Phú Thọ ngày nay là một tỉnh vào loại lớn, có thành phố
Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 10 huyện: Đoan Hùng, Phù Ninh, Lâm Thao, Sông
Thao, Tam Nơng, Thanh Thủy, Thanh Ba, Hạ Hịa, Thanh Sơn, Yên Lập. Với
trên dưới 300 thị trấn xã phường, về đại thể Phú Thọ có vùng rừng núi giống
mạn ngược, có vùng đồi gị đặc trưng của trung du, có vùng đồng bằng giống
miền xi.
Vùng đồi gị bao gồm các huyện: Tam Nơng, Thanh Thủy, Sơng Thao,
Thanh Ba, Hạ Hịa, Đoan Hùng, Phù Ninh… Và bao gồm cả một phần diện
15

15


tích các sơng Chảy, sơng Lơ, sơng Thao, sơng Đà. Đồi san sát nhau quanh co
chỗ quàng ra chỗ vòng vào như sóng lượn. Phần lớn đồi gị cao khoảng 5060m, càng rời xa sông đi sâu vào đất liên phía núi rừng càng lắm đồi gị.
Vùng đồng bằng của Phú Thọ là đỉnh châu thổ Sông Hồng gồm một
phần huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông gắn liền một phần huyện Tam
Đảo, Vĩnh Lạc (thuộc Vĩnh Phú cũ). Nơi đây có những thửa ruộng bậc thang,
những cánh đồng mênh mông liền bờ nhiều xã, những bãi bồi trải dài dọc hai

triền sông Thao, sông Hồng. [10; 31]
Qua sơ lược về cảnh quan, diện mạo của Phú Thọ ta thấy từng vùng,
từng khu vực có những sắc thái văn hóa dân gian riêng, gắn với cảnh quan địa
lý từng vùng cụ thể. Theo số liệu của Phịng văn hóa Việt Trì trên địa bàn
thành phố hiện có tổng số 175 di tích trong đó có 32 di tích đã được xếp hạng
cấp tỉnh và 14 di tích xếp hạng cấp Quốc gia. Tất cả đã tạo thành một vùng
văn hóa dân gian chung độc đáo, những tên làng, tên núi, tên sông đã đi vào
lịch sử dân tộc: Làng Hương Nha- Hiền Quan (huyện Tam Nông) là nơi các
bà Xuân Nương, Thiều Hoa chiêu mộ và rèn luyện quân sỹ rồi theo Hai Bà
Trưng khởi nghĩa đáng Tô Định; Cầu Xa Lộc (xã Tứ Xã- Lâm Thao) nơi quân
nhà Lê đánh tan một vạn quân Minh từ Vân Nam sang tiếp viện thành Đông
Quan; Vùng Tiên Động (Sông Thao), Sông Lơ (vùng gị Đồn- Đoan Hùng)
đều là những nơi ghi dấu ấn lịch sử dân tộc. Nhưng tiêu biểu nhất là khu di
tích lịch sử Hùng Vương, gồm núi Hùng, đền Hùng ở xã Hy Cương- huyện
Lâm Thao. Núi Hùng cao nhất trong vùng này- 175m so với mặt nước biển,
có đền Thượng, đền Trung, đền Hạ và đền Giếng. Đây là khu di tích lịch sử
Hùng Vương được đồng bào cả nước trân trọng, ngưỡng mộ và tự hào. “Nơi
đây là cái nôi, là cội nguồn của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam” (Lê
Duẩn- Báo Nhân dân ngày 19/05/1997). Hàng năm vào ngày giỗ Tổ- mồng 10
tháng 3 âm lịch, con cháu khắp nơi tìm về đền Hùng thăm mộ Tổ, tưởng nhớ
công ơn tổ tiên, đồng thời là một dịp đi thăm di tích lịch sử ngắm nhìn cảnh
đẹp non sơng. Nơi đây thực sự đúng là: “Một miền cao quý của cả một xứ sở
16

16


ngàn đời nay lao động và chiến đấu, dựng nước và giữ nước với trái tim yêu
nước nồng nàn…” (Lê Hảo- Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước.
H. Thanh Niên- 1982)

Con người nơi đây bao đời luôn gắn bó với mảnh đất giàu truyền thống
này, từ trong lao động mà hình thành nên những điệu dân ca. Trải qua hàng
ngàn năm lịch sử, các thế hệ người dân Phú Thọ ln thể hiện đức tính của
con người Việt Nam đặc trưng sâu đậm nhất là đức tính cần cù, sáng tạo trong
lao động sảm suất, nét đặc trưng cơ bản nữa là tinh thần đoàn kết, tương thân,
tương ái đồng lòng xây quê hương no ấm, hạnh phúc. Với vị trí địa lý thuận
nơi, người dân tinh nhạy trong văn hóa truyền thống đã giúp bản sắc được
phát huy với những phong tục tập quán lâu đời: lệ vào giáp, lệ mua Nhiêu và
Tư văn, lệ khao vong; Cùng tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, thờ cúng thành
hồng làng; Hay những lễ hội văn hóa bản địa mang tính nguyên sơ. Điều này
giúp Phú Thọ phát huy thế mạnh văn hóa của vùng và tạo điều kiện giao lưu
với các vùng văn hóa khác.
1.3.2. Phú Thọ- Một vùng văn hóa dân gian
1.3.2.1: Vùng văn hóa là gì?
Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất của đất nước ta. Nền
văn hóa ấy hình thành trong sự nghiệp trường kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
thể hiện bẳn sắc chung của dân tộc Việt Nam của 54 tộc người sống trên đất
nước Việt Nam. Nền văn hóa thống nhất của dân tộc Việt Nam được biểu hiện
với những sắc thái đa dạng ở các vùng văn hóa khác nhau trên đất nước Việt
Nam. Trong cuốn “ Các làng văn hóa dân gian Phú Thọ” chia ra thành sáu
vùng văn hóa, mỗi vùng văn hóa có điều kiện lịch sử- kinh tế đặc trưng. Vậy
thì “Vùng văn hóa” là gì? Để từ đây chúng ta hiểu rõ về từng vùng miền văn
hóa trên đất nước.
Trong cuốn “ Các vùng văn hóa Việt Nam” của GS. Đinh Gia Khánh và
Cù Huy Cận ( NXB Văn học- 1995) khi nói về vùng văn hóa các tác giả quan
niệm rằng: “ Mỗi vùng văn hóa gắn với từng mơi trường tự nhiên cụ thể, với
17

17



từng tiến trình lịch sử cụ thể cho nên có sắc thái riêng. Những sắc thái riêng của
các vùng văn hóa trên đất nước Việt Nam, khơng tách rời bản sắc chung của
văn hóa Việt Nam mà chỉ làm cho sắc thái chung đó thêm phong phú”. Các tác
giả có đưa ra khái niệm vùng văn hóa: “ Vùng văn hố chỉ một khơng gian có
những tương đồng về hồn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống …; ở đó từ lâu đã
có những mối quan hệ về trình độ phát triển kinh tế- xã hội, giữa các cộng đồng
cùng địa vực đã diễn ra những mối giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại nên
trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung thể hiện trong sinh hoạt văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với các vùng văn
hóa khác”. Việc phân vùng văn hóa dân gian chỉ nên hiểu ở mức độ tương đối,
tôi theo quan điểm của giáo sư về khái niệm vùng văn hóa. Xét trên những đặc
điểm phân vùng văn hóa dân gian ta thấy Phú Thọ thỏa mãn những tiêu chí có
tính chất lý luận về vùng văn hóa dân gian ở trên:
Phú Thọ nằm trong vùng văn hóa châu thổ Sơng Hồng là vùng đồng
bằng thuộc thượng lưu những dịng sơng Hồng, sơng Mã, với cư dân chủ yếu
là người Việt và nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Châu thổ Bắc Bộ là
vùng văn hóa- lịch sử cổ, là cái nơi hình thành dân tộc Việt, là trung tâm của
các nền văn minh lớn Đơng Sơn, Đại Việt..., có truyền thống văn hóa dân tộc
bền chắc vừa thích ứng kịp thời với những biến động lịch sử vừa đóng vai trị
định hướng cho đường đi của dân tộc và đất nước. Nơi đây được thiên nhiên
ưu ái tạo nên nhiều làng văn hóa, nhiều vùng văn hóa dân gian…Nhiều làng
xã có nhiều dấu tích vật chất và tinh thần có liên quan tới các nền văn hóa
Phùng Ngun, Đồng Đậu, Gị Mun, Đơng Sơn và thời đại các vua Hùng
dựng nước. Đây là vùng đất có sức hút những tinh hoa mn nơi rồi từ đó lại
tỏa đi mn nơi những giá trị văn hóa, khiến nó trở thành biểu tượng cao đẹp
của văn hóa truyền thống Việt Nam.
1.3.2.2. “Vùng văn hóa”- Hát Xoan
Các làng Xoan nằm trên địa bàn xưa là nước Văn Lang. Đây cũng là
vùng dày đặc các di chỉ khảo cổ thuộc văn hố Sơn Vi, Phùng Ngun, Gị

18

18


Mun nói lên bước phát triển văn hố của người Việt cổ từ xã hội công xã thị
tộc nguyên thuỷ tới nhà nước Văn Lang, từ những công cụ thô sơ với hịn đá
cuội cho đến một nền văn hố đồng thau rực rỡ. Căn cứ vào sự trùng hợp giữa
cùng Xoan và vùng văn hoá khảo cổ, những phát hiện khảo cổ về nền văn hoá
Văn Lang chúng ta có thể nhận xét: Vùng Xoan là vùng văn hố cổ có một
truyền thống văn hố rất lâu đời hình thành từ bình minh dân tộc. Tính chất cổ
sơ của địa bàn Xoan cũng như tính truyền thống của văn hoá đã tạo nên nếp
sinh hoạt và văn hoá vùng Xoan. Những vùng Xoan là vùng văn hoá lễ hội, có
thể nói là tiêu biểu được cho văn hố Hùng Vương Đất Tổ với tính cổ sơ và
tính truyền thống, với sự phong phú về trò chơi, trò diễn. Những dấu tích văn
hố Văn Lang cũng được bảo lưu trong các lễ hội vùng Xoan. [6; 32]
Như vậy là Xoan đã tạo được mặt bằng ca hát dân gian “của mình” tạo
nên một vùng văn hóa có tên “vùng văn hóa hát Xoan”. Gọi là vùng văn hóa
vì đã tập hợp được nhiều làng xã có đặc trưng văn hóa gần gũi. Tính đến
những năm 60 và 70 của thế kỷ này các nhà sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân
gian đã thống kê được khoảng 21 cửa đình của làng- xã trong tỉnh trước đây
có tục Hát Xoan với 4 làng có những người đi hát gọi là phường hoặc họ
Xoan đó là:
1: Làng Kim Đới
2: Làng Phù Đức
3: Làng Thét
4: Làng An Thái
Đều thuộc Phong Châu- Phú Thọ, người ta gọi đây là vùng “ Xoan gốc” nằm
trong cái nôi của đất Văn Lang và Phong Châu xa xưa.
Các đình làng hàng năm tổ chức lễ hội có mời phường Xoan đến hát

thờ gồm 17 làng cùng tục giữ cửa đình gồm có:
1. Làng Tử Đà (xã Tử Đà).
2. Làng Phù Ninh (xã Phù Ninh).
3. Làng Y Kỳ (xã An Đạo).
19

19


4. Làng Tiên Du (Kẻ Nghè, xã Tiên Du).
5. Làng Cao Mại (Kẻ Vây, xã Cao Mại).
6. Làng Hữu Bổ (Kẻ Đỏ, xã Kinh Kệ).
7. Làng Thanh Mai (Kẻ Mơ, xã Thanh Bình).
8. Làng Cổ Tích (xã Hy Cương).
9. Làng Cẩm Đội (Kẻ Đọi, xã Thụy Vân).
10. Làng Tử Du (xã Tử Du).
11. Làng Đức Bác (Kẻ Lép, xã Đức Bác).
12. Làng Hoàng Chuế (xã Kim Xá).
13. Làng Xậu (xã Kim Xá).
14. Làng Tây Cốc (xã Tây Cốc).
15. Làng Nông Trang (xã Minh Phương).
16. Làng Dữu Lâu (xã Dữu Lâu).
17. Làng Hương Nộn (Kẻ Xoan, xã Hương Nộn) [8; 42].
Mở đầu cho mùa hát và để đón chào năm mới, các họ Xoan lần lượt hát
khai xuân ở đình miếu làng nhà. Hát đình nào là bốn họ cùng hát, ngày mồng
một tết các họ ở đình An Thái, rồi tới Kim Đới, Phù Đức và Thét. Từ ngày
mồng năm tết âm lịch cả bốn phường Xoan đều khăn gói lên đường làm một
chuyến du xuân đến hát ở các đình “nước nghĩa” cho đến hết mồng 10 tháng 3
âm lịch vào dịp hội đền Hùng. Có năm các phường Xoan về đền Hùng hát
trong ngày chính hội (10/3) và đánh đu tiên, hát ru…Cụ thể ta xem ở dưới để

thấy được địa bàn cũng như môi trường sinh tồn của hát Xoan được rõ ràng
hơn nữa.
Mồng 5 tháng giêng hát ở đình các làng Tử Đà, An Đạo, Tiên Du, Phù
Ninh (huyện Phù Ninh) và Cẩm Đội (xã Thụy Vân- Việt Trì).
Mồng 6 tới mồng 10 tháng giêng hát ở các đình: Cao Mại (huyện Lâm
Thao), Nha Mơn (huyện Phù Ninh), Dữu Lâu, Nơng Trang (Việt Trì) và ở
Hồng Thượng, Hạ Chuế( huyện Vĩnh Lạc thuộc Vĩnh Phúc cũ).
20

20


Từ 12 tới 15 tháng giêng hát ở các đình Y Kỳ xã An Đạo (huyện Phù
Ninh), Hữu Bổ xã Kinh Kệ (huyện Lâm Thao) và Tây Cốc (huyện Đoan
Hùng).
Trong hai tháng âm lịch hát ở các đình: Đức Bác (huyện Lập ThạchVĩnh Phú cũ), Hương Nộn (Tam Nông), Thanh Đình (Lâm Thao). Điểm hát
cuối cùng là Tử Du (Lập Thạch- Vĩnh Phú cũ). [8;23-68]
“Vùng hát Xoan” mang trong mình những lệ làng, những tục lệ như:
Tục giữ cửa đình và kết nghĩa, tục lệ đưa đón tiếp đãi”…Tục giữ cửa đình
theo Nguyễn Khắc Xương trong cuốn [8;25] có liên quan tới tục “nước
nghĩa”: Xoan giữ cửa đình nào là kết nghĩa với làng ấy, dân ấy. Kết nghĩa của
Xoan là kết nghĩa giữa họ Xoan với làng Xoan mà Xoan giữ cửa đình “Dân
với họ, họ với dân, cột đồng bia đá ở đời với nhau”. Ta nhận thấy rằng tục kết
nghĩa của Xoan có khác với tục kết nghĩa ở nông thôn thời trước là kết nghĩa
giữa các làng với nhau. Hát Xoan khơng có tục kết nghĩa giữa hai làng mà chỉ
kết nghĩa giữa họ Xoan với làng kết nghĩa, không phải kết nghĩa giữa hai dân
mà là giữa dân với họ:
“Ba hàng già trẻ khang ninh
Bên dân bên họ thái bình hơn xưa”.
Trong quan hệ kết nghĩa này, bao giờ dân địa phương cũng là vai anh

còn họ Xoan là vai em : “Dân là con trưởng, họ là con thứ” và kết nghĩa lâu
dài mãi mãi:
“Ca Xoan tiệc hát thờ thần
Cao Mại, An Thái hai dân họ tràng
Mỗi năm mỗi một lần sang
Giao lân họ tràng tình nghĩa dài lâu”.
Tục lệ đưa đón, tiếp đãi trong dịp làng mở hội các làng kết nghĩa với
Xoan đón Xoan đến hát việc này do ơng trùm “cầu hội diện” (bàn bạc với
nhau) với những làng nước nghĩa. Sau các cuộc hát phường Xoan được đưa
đến nơi nghỉ riêng,nơi ăn riêng, đến bữa có người mang cỗ đến nhà Xoan nghỉ
21

21


ngơi mời Xoan, họ Xoan ăn riêng với nhau, trùm cũng ăn cùng đào và kép.
Xoan đến hát ở đâu cũng được thù lao có khi là tiền, khi là gạo là ngô và một
cỗ xôi gà…Ở tất cả các xã đều có một khoản thù lao đặc biệt cho trùm Xoan
là thù lao hai bài hát: Nhập tịch và chào giã. Đào Xoan được thưởng tiền khi
hát chúc rượu, khi hát phú lý và hát đúm.
Hát Xoan thuộc loại hình dân ca phong tục, những tục lệ ấy vừa phản
ánh những đặc trưng của nông thôn thời phong kiến vừa phản ánh nét riêng
của “vùng văn hóa Xoan”. Dân ở đây thường không giàu về vật chất bởi trong
một năm có tới 3 tháng đầu năm và hai tháng cuối năm phường Xoan đi hát
như vậy mọi công việc về nông nghiệp không được chú trọng mà đi hát ở
những làng “kết nghĩa” thù lao cũng khơng nhiều có khi chỉ nuôi đủ phường
Xoan trong một số ngày đi hát cịn lại phần ít chia đều cho mọi người trong
phường và giữ lại “quỹ” để duy trì phường Xoan cho mùa sau.
Vùng đất hát Xoan mang nhiều dấu tích của kinh tế và sinh hoạt
nguyên thủy với những phong tục tập quán và tín ngưỡng cổ truyền tồn tại lâu

dài. Mặc dù có sự thay đổi địa giới Phú Thọ được tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú
cho nên phạm vi và một số vùng Xoan khơng cịn được giữ nguyên như trước
nhưng vùng xoan gốc là Phù Đức, Kim Đới, An Thái và Thét vẫn nguyên vẹn,
nằm sát trung tâm là thành phố Việt Trì. Bên cạnh đó hát Xoan còn tồn tại và
phát triển ở nhiều nơi trong tỉnh nổi bật là Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông…
Như PGS. Tú Ngọc (Ban tư tưởng và văn hóa Trung ương) nhận xét trong hội
thảo khoa học dân ca xoan ghẹo Vĩnh Phú tháng 11 năm 1994: “Trong hệ dân
ca nghi lễ phong tục vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Hát Xoan có sự
phát triển quy mơ nhất về mặt địa bàn, bài bản và cách diễn xướng…”
-

1.4. Di sản Hát Xoan
Hát Xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành

hồng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu
diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ một tỉnh
thuộc vùng trung du Việt Nam. Ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy
22

22


ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức
tại Bali – Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được cơng
nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. [4; 19]
Hồ sơ hát xoan Phú Thọ đã hội đủ các yêu cầu cần thiết của UNESCO để
được cơng nhận là:


Tính giá trị, tính cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đời

này qua đời khác.



Sức sống mạnh mẽ của hát xoan cũng như các cam kết bảo vệ nghệ
thuật này không bị biến mất trong đời sống hiện đại.



Đây là một số ít những hồ sơ nhận được toàn bộ sự ủng hộ của hội
đồng tư vấn khoa học xét duyệt sơ khảo trước đó.
Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ

Hùng Vương Hát Xoan Phú Thọ thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là
hát cửa đình, hội tụ đa yếu tố nghệ thuật như nhạc, hát, múa... Nguồn gốc của
Hát Xoan gắn với những giai thoại của thời đại Vua Hùng dựng nước. Các
làng xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nước
Văn Lang. Vì vậy hát xoan cịn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa cổ của thời
đại bình minh dựng nước...
Hát Xoan được vinh danh góp phần tơn vinh các giá trị, đạo lý của Việt
Nam khẳng định vị thế dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Ngày
24/11/2011, Hát Xoan được chính thức cơng nhận là di sản phi vật thể là một
thành công rất lớn.

23

23


CHƯƠNG 2: NGHỆ NHÂN NGUYỄN THỊ LỊCH VÀ VIỆC DIỄN

XƯỚNG HÁT XOAN
2.1. Khái niệm diễn xướng
Thuật ngữ “ diễn xướng” đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây
trong các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật, văn học, xã hội học, dân tộc
học…
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương đi vào phân tích hai vế hợp thành khái
niệm là “ diễn” và “ xướng” trong đó xướng là nghệ thuật của âm thanh, diễn
là nghệ thuật của âm thanh và động tác [8; 56].
Diễn xướng theo tác giả Đặng Văn Lung như nhịp cầu trung gian nối
liền sáng tác với thưởng thức (báo điện tử số 16).
Tôi tán đồng với quan niệm của Ngô Đức Thịnh khi ông cho rằng diễn
xướng được hiểu với hàm nghĩa khá rộng, là môi trường thể hiện, tồn tại, lưu
truyền và biến đối của văn hóa dân gian. Ở góc độ khác diễn xướng là phương
thức biêu hiện cụ thể bao gồm những hành động, lời nói nhằm biểu đạt một
thơng tin nào đó giữa một người hay một nhóm người với cộng đồng.
Diễn xướng Hát Xoan rất phong phú liên quan đến những tín ngưỡng
phồn thực, tín ngưỡng thờ Thành hồng, tín ngưỡng thờ vật tổ. Từ phương
thức diễn xướng ta thấy môi trường tồn tại, hành động lời ca của các nghệ
nhân và lý giải được rõ ràng sức sống bền bỉ của loại hình nghi lễ trước các
loại hình nghệ thuật hiện đại.
2.2. Diễn xướng hát Xoan
2.2.1. Diễn xướng truyền thống
Diễn xướng hát Xoan xưa đều được tổ chức trong các hội hè
đình đám, những ngày vui xuân sau thời kỳ lao động vất vả. Hình thức dân ca
này ít được hát trực tiếp trong lao động sảm xuất mặc dù nó bắt nguồn từ lao
động. Hát Xoan mang những đặc điểm hình thức cũng như diễn xướng nhất
định: Hát Xoan thường được diễn xướng vào thời gian nhất định, hát ở những
địa điểm nhất định, tổ chức chặt chẽ, làn điệu phong phú…Trong giới hạn bài
24


24


viết người viết sẽ trình bày diễn xướng truyền thống tại cửa đình theo lề lối đã
được quy định từ trước, trình tự hát Xoan quy định ba phần rất chặt chẽ, hình
thức diễn xướng của Hát Xoan được thể hiện qua các phần: Phần mở đầu: Các
nghi lễ tôn giáo những bài hát “Giáo trống”, “Giáo pháo”, “Thơ nhang”,
“Đóng đám”. Phần trình diễn các quả cách và phần hát hội. Với đặc trưng
diễn xướng có quy mơ luật lệ khá chặt chẽ, theo trình tự các phần khơng thể
đảo lộn:
Phần mở đầu lễ nghi tôn giáo:
Hát Xoan hát những lời chúc tụng, cầu khẩn và được trình diễn theo
đúng nghi thức trước của đình. Để mở đầu cho cuộc hát, người trùm phường
cùng người chủ tế của hội làng năm đó đứng trước hương án hát chúc. Đây là
một bài khẩn nguyện được đọc lên theo lối văn sớ.
Hát chúc thành hồng (trích)
Nhập tịch chào vua nẻo trước
Vị nước nến nhang
Rầm rập bốn phương
Mới rước vua lên thượng vì…
Tiếp theo, một Kép trẻ nhất trong phường chừng mười lăm tuổi đeo
trước ngực một cái trống nhỏ, kiểu trống bồng ra làm trò giáo trống và giáo
pháo. Kép trẻ vừa đánh trống giữ nhịp, vừa hát vừa làm động tác, có sự phụ
họa của phường ở phía sau.
Giáo trống (Trích)
“…Tơi bước chân vào giáo trống
Tìm đền Thượng chúc cho minh
Năm trống cơm thiên hạ thái bình
Năm trống cơm mọi vẻ mọi hay
Được mùa hòa thăng lấy cơm bưng trống…”


25

25


×