Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tiểu luận kinh tế vĩ mô FDI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.56 KB, 27 trang )

MỤC LỤC

1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI( FDI) 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
1.3. Lợi ích của việc thu hút đầu tư nước ngoài 4
1.4. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển
của thương mại quốc tế 5
2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI 7
3. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI
VIỆT NAM 8
3.1. Khái quát tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2000 đến 2008…8
3.2.Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài năm 2008 11
3.3. Một số tồn tại cần khắc phục 16
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THU HÚT NGUỒN VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 20
5. TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2009 23
5.1. Một số thách thức đặt ra đối với FDI tại Việt Nam từ cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu 23
5.2. Dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 24

1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
1.1.Khái niệm:
Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
xảy ra khi công dân của một nước (nước đầu tư) nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt
động kinh tế ở một nước khác (nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư). Trong khái niệm
này, thật sự không có sự đầu tư gia tăng về kinh tế hay một sự chuyển giao ròng giữa
các quốc gia mà đơn thuần chỉ là một sự di chuyển tư bản từ quốc gia này sang quốc
gia khác. Các công ty nắm quyền kiểm soát hoạt động ở nhiều quốc gia được xem như
các công ty đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia hay các công ty toàn cầu. Sự phát
triền hoạt động của các công ty này chính là động lực thúc đầy sự phát triển trong


thương mại quốc tế thông qua hình thức đầu tư trực tiếp vào các quốc gia khác trên thế
giới.
1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới các dạng sau:
a)Phân theo hình thức đầu tư :
* Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một văn bản được ký kết giữa một
chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận đầu tư) để tiến hành
một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về
trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí
nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân mới nào.
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài này có đặc điểm.
- Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kết giữa
các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ.
- Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không cho ra đời một công ty mới.
- Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù hợp với
tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của hợp đồng.
Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thuyết phải được đề cập trong văn bản hợp đồng
hợp tác kinh doanh.
* Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh: Xí nghiệp hay công ty liên doanh được
thành lập giữa một bên là một thành viên của nước nhận đầy tư và một bên là các chủ
đầu tư ở nước khác tham gia. một xí nghiệp liên doanh có thể gồm hai hoặc nhiều bên
tham gia liên doanh. đặc điểm của hình thức liên doanh này là:
- Cho ra đời một công ty hay một xí nghiệp mới, với tư cách pháp nhân mới và
được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, xí nghiệp liên doanh
được quy định tùy thuộc vào luật pháp cụ thể của mỗi nước.
- Các bên tham gia liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh, đồng thời
phân chia lợi nhuận và rủi ra theo tỉ lệ góp vốn.
* Hình thức công ty hay xí nghiệp 100%vốn từ nước ngoài: Đây là hình thức các công
ty hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và do

bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh. Đặc điểm của các công ty này là:
- Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một pháp nhân
mới ở nước nhận đầu tư.
- Hoạt động dưới sự chi phối của Luật pháp nước nhận đầ tư
* Các hình thức khác: Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực hiện
những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (B.O.T). Những dự án B.O.T
thường được chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực
hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế.
b) Phân theo bản chất đầu tư:
* Đầu tư phương tiện hoạt động: là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua
sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này
làm tăng khối lượng đầu tư vào.
* Mua lại và sáp nhập: là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có
vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang
hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn
FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu
tư vào.
c) Phân theo tính chất dòng vốn
* Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do một công ty
trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản
lý của công ty.
* Vốn tái đầu tư:Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
* Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con
trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu,
trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
d)P hân theo động cơ của nhà đầu tư
* Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên
thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ

năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại
này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như
các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước
tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên
chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
* Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh
doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố
sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản
xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v
* Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc
giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn
nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu
vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và
toàn cầu.
1.3. Lợi ích của việc thu hút đầu tư nước ngoài
* Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế,
nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó
cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả
vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI.
* Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Trong một số trường hợp, vốn cho tăng
trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc
bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính
sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu
công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển
qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công
nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào
năng lực tiếp thu của đất nước.
* Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc
gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí
nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình

phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia
mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
* Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Vì một trong những mục đích của
FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ
phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà
trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI,
sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho
nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn
địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.
* Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều
địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân
sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford
chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.
1.4. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển của
thương mại quốc tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những tác động to lớn đến sự phát triển của
thương mại quốc tế. Những tác động này ảnh hưởng không chỉ đến những nước nhận
đầu tư mà ngay cả những nước xuất khẩu tư bản (đầu tư). Những tác động đó bao
gồm:
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện thu hút nguồn nhu cầu mới. Tìm ki ếm
thị trường mới (nước ngoài ) mới có những nhu cầu tiềm ẩn cho các sản phẩm của
công ty khi mà thị trường trong nước đã bảo hòa.
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp thâm nhập vào những thị trường nơi có thể đạt
được lợi nhuận cao. Các công ty đa quốc gia có thể thâm nhập vào những thị trường
khác, nơi họ có thể đạt được lợi nhuận cao.
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng năng suất. Một công ty có nỗ lực muốn
bán sản phẩm ban đầu của mình tại các thị trường mới có thể làm tăng mức thu nhập

cổ phần của mình do tăng năng suất. Điều này làm giảm chi phí bình quân từng đơn vị
sản phẩm. Công ty càng sử dụng nhiều máy móc thiết bị thì khả năng này càng có điều
kiện thuận lợi để thực hiện.
* Sử dụng yếu tố nuớc ngoài trong sản xuất. Các chi phí sử dụng đất đai và lao
động có thể khác biệt nhau rất xa giữa các quốc gia. Các công ty đa quốc gia thường
cố gắng thiết lập việc sản xuất tại địa điểm có giá lao động và đất đai rẻ. H ọ thực hiện
việc nghiên cứu thị trường để xác định xem họ có thể thu được lợi nhuận không từ các
chi phí rẻ hơn khi sản xuất ở những thị trường đó.
* Sử dụng nguyên liệu nước ngoài. Do các chi phí vận chuyển, một số công ty cố
gắng tránh nhập khẩu nguyên vật liệu từ một đất nước khác, đặt biệt là khi công ty dự
tính sẽ bán thành phẩm ngược lại cho người tiêu dùng nước đó, một giải pháp khả thi
hơn là phát triển việc sản xuất sản phẩm tại một nước mà nguyên vật liệu có sẵn.
* Sử dụng công nghệ nước ngoài. Các công ty đa quốc gia thiết lập ngày càng
nhiều các nhà máy ở nước ngoài hay mua lại các nhà máy hiện hữu của nước ngoài để
học hỏi thêm về công nghệ của các quốc gia khác. Công nghệ này sau đó được sử
dụng để cải tiến quy trình sản xuất tại các nhà máy của các công ty con trên khắp thế
giới.
* Khai thác các thuận lợi về độc quyền. Các công ty có thể trở nên quốc tế hóa nếu
như họ sở hữu các tiềm lực hay kỹ năng mà các đối thủ cạnh tranh không bao giờ có.
Trong một chùng mực nào đó, công ty sẽ có được thuận lợi hơn các đối thủ và có thể
thu được lợi nhuận từ việc trở nên quốc tế hóa.
* Đa dạng hóa ở tầm cỡ quốc tế. Một trong những lý do tại sao các công ty tiến
hành kinh doanh ở tầm cỡ quốc tế là sự đa dạng hóa quá trình sản xuất.
Nhu cầu cho tất cả các loại sản phẩm được sản xuất trong cùng một nước có phần nào
chịu ảnh hưởng của nền kinh tế nước đó. Công ty có thể giảm bớt rủi ro bằng cách
chào hàng bán các nguyên liệu và sản phẩm giữa các quốc gia khác nhau. Với việc đa
dạng hóa kinh doanh và cả trong sản xuất ở tầm cỡ quốc tế, công ty có thể giữ cho
nguồn tiền mặt thực củ mình ít bị chao đảo. Mức độ của sự đa dạng hóa quốc tế có thể
làm ổn định nguồn tiền mặt của các công ty đa quốc gia lại tùy thuộc vào tiềm năng
của thị trường nước ngoài.

* Phản ứng với giá trị thay đối của ngoại tệ. Khi một công ty cho rằng ngoại tệ của
một quốc gia nào đó bị giảm giá, công ty đó cỏ thể tính đến khả năng đầu tư trực tiếp
vào đất nước đó. Do sự giảm giá ngoại tệ, mức phí tổn ban đầu có khả năng thấp. Nếu
đồng ngoại tệ đó mạnh lên theo thời gian, thu nhập được chuyển về công ty mẹ sẽ tăng
lên. Một nguyên khác dẫn đến việc đầu tư trực tiếp là nhằm bù đắp nhu cầu đang thay
đổi cho việc xuất khẩu của công ty do những dao động về tỷ giá hối đoái.
* Phản ứng với các kiềm hãm thương mại. Trong một số trường hợp, một công ty
đa quốc gia sử dụng việc đầu tư trực tiếp như là một chiến lược phòng ngự hơn là tấn
công.
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại những thuận lợi về mặt chính trị. Một số
công ty đa quốc gia đóng tại những nước có nền chính trị không ổn định đang cố gắng
phát triển sang những nước ổn định hơn. Mặt khác khi hoạt động của một công ty đa
quốc gia ngày càng mở rộng và đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế đó là cơ
sở để có được những thuận lợi về mặt chính trị.
2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI
Trong báo cáo sơ bộ thường niên được công bố trong tháng 1/09, Hội nghị
Thương mại và Đầu tư của Liên hợp quốc (UNCTAD) nhận định do ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
trên toàn cầu đã giảm khoảng 21% trong năm 2008, cao gấp hai lần dự báo trước đó,
nhưng dự kiến sẽ còn giảm mạnh hơn nữa trong năm 2009.
Theo UNCTAD, luồng vốn FDI trên toàn thế giới đã giảm khoảng 21% xuống
1.400 tỷ USD trong năm 2008. Hồi tháng 9/08, UNCTAD đã dự báo đầu tư xuyên
biên giới năm 2008 sẽ chỉ giảm 10% so với năm 2007 khi FDI đạt mức cao kỷ lục
1.800 tỷ USD. UNCTAD cũng đã dự báo rằng năm 2008 sẽ đánh dấu việc kết thúc chu
kỳ 4 năm tăng trưởng đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, tác động của khủng hoảng lên xu
hướng FDI của từng nước cũng khác nhau phụ thuộc vào từng khu vực và mỗi nước.
- Cho đến nay, các nền kinh tế phát triển bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với FDI năm
2008 ước giảm khoảng 33%, chủ yếu do các trở ngại sâu sắc và kéo dài đã gây ảnh
hưởng tiêu cực lên các tổ chức tài chính và kết quả là dẫn đến khủng hoảng tiền mặt và
thị trường nợ.

Trong năm 2008, FDI vào Anh giảm xuống khoảng 109,4 tỷ USD, so với 224 tỷ
USD năm 2007, trong khi các điểm đến FDI truyền thống như Ailen và Phần Lan đều
chứng kiến luồng vốn FDI chảy ra và FDI giảm theo thứ tự 6,1 tỷ USD và 6,3 tỷ USD,
do các nhà đầu tư thoái lui.
- Trong số các nền kinh tế Trung và Đông Âu, luồng vốn FDI vào Ba Lan và
Hunggary giảm, trong khi FDI vào Cộng hòa Séc, Rumani và Nga tăng lên. Luồng vốn
đầu tư trực tiếp vào Mỹ cũng giảm trên 5% xuống 220 tỷ USD, trong khi vào Nhật
Bản giảm 23% xuống 17,4 tỷ USD.
- Các nước đang phát triển cũng nỗ lực duy trì tăng trưởng đầu tư trực tiếp trong năm
2008. Tuy nhiên, UNCTAD đánh giá rằng cho đến nay các nước nghèo hơn đã tránh
được những ảnh hưởng tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tại các nền
kinh tế đang phát triển, luồng vốn FDI mau phục hồi hơn. Tốc độ tăng trưởng luồng
vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển tuy thấp hơn năm 2007 những vẫn đạt
khoảng 4%.
- Trong năm 2008, Trung Quốc vẫn thu hút được 82 tỷ USD vốn FDI, tăng 10% so
với năm 2007, trong khi Ấn Độ thu hút được 36,7 tỷ USD FDI, tăng 60%. Tuy nhiên,
FDI vào Inđônêxia, Xingapo và Thái Lan đều giảm đáng kể, theo thứ tự giảm 21%,
57% và 4%, xuống 5,5 tỷ USD, 10,3 tỷ USD và 9,2 tỷ US
Nhìn chung, đầu tư trong nước và nước ngoài giảm do kết hợp hai nhân tố.
- Một là, khả năng đầu tư của các công ty bị giảm sút do khả năng tài chính cũng
như lợi nhuận của các công ty sụt giảm.
- Hai là, môi trường kinh tế giảm sút cũng ảnh hưởng đến xu hướng đầu tư của các
công ty, đặc biệt là đối với các công ty ở các nước giàu có đang bị suy thoái nghiêm
trọng.
Trong ngắn hạn, tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế
lên FDI vẫn tiếp diễn và đóng góp vào sự giảm sút của luồng vốn FDI trong cả năm
2009, do các công ty hàng đầu cắt giảm chi phí và đầu tư trước triển vọng kinh tế
nghèo nàn. Các nước đang phát triển cũng không phải ngoại lệ.
Tuy nhiên, hiện có nhiều nhân tố tích cực và sớm hay muộn sẽ thúc đẩy luồng vốn đầu
tư quốc tế hồi phục. Những nhân tố này bao gồm các cơ hội đầu tư dựa trên giá tài sản

rẻ, quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp, khối lượng tương đối lớn các nguồn tài
chính ở các nước đang nổi lên và các nước xuất khẩu giàu tiền mặt, các hoạt động mới
trong các lĩnh vực năng lượng mới và các ngành liên quan đến môi trường mở rộng
nhanh chóng và sự tương đối mau phục hồi của các công ty quốc tế.
3. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
3.1. Khái quát tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2000 đến năm
2008.
Số liệu đăng ký FDI và giải ngân FDI từ năm 2000 đến 2008
TÌNH HÌNH FDI TỪ NĂM 2011 ĐẾN
2013 (ĐVT:Triệu USD)
Năm
Số dự án cấp
mới
và tăng vốn
Đăng ký Giải ngân
2011 1.465 14.696 11.000
2012 1.535 13.013 10.460
2013 1.747 21.628 11.500
Cộng 48.980 32.660
* Đồ thị biểu diễn số FDI đăng ký và FDI giải ngân qua các năm tình đến ngày 15 tháng 12
Nguồn: Cục đầu tư mước ngoài
* Phân tích tình hình FDI từ năm 2011 đến 2013
Giai đoạn 2011-2013: Tổng số vốn đăng ký 48.980 triệu USD, tổng số giải
ngân 32.660 triệu USD. Tỷ trọng giải ngân 66,68%.
Trong đó:
Năm 2011: Đăng ký 15.356 triệu USD, giải ngân 11.000 triệu USD. Tỷ lệ 74,85%.
Năm 2012: Đăng ký 13.013 triệu USD, giải ngân 10.460 triệu USD. Tỷ lệ 80,38%
Năm 2013: Đăng ký 21.628 triệu USD, giải ngân 11.500 triệu USD. Tỷ lệ 53,17%
- Theo số liệu và đồ thị biểu diễn, FDI năm 2012 có giá trị đăng ký thấp, nhưng tỷ
trọng giải ngân cao nhất trong vòng 3 năm (80,38%). Trong khi năm 2013 có mức

đăng ký cao, nhưng tỷ lệ giải ngân so với đăng ký lại rất thấp (53,17%).

Tinh hình đầu tư FDI trong năm 2011
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2011 THEO NGÀNH
Tính từ 01/01/2011 đến 15/12/2011
TT Ngành
Số dự án cấp
mới
Vốn đăng ký
cấp mới (triệu
USD)
Số lượt
dự án
tăng
vốn
Vốn đăng ký
tăng thêm
(triệu USD)
Vốn đăng ký
cấp mới và
tăng thêm
(triệu USD)
1CN chế biến,chế tạo 435 5.220,95 283 1.903,02 7.123,97
2SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 5 2.525,66 2 2,55 2.528,21
3Xây dựng 140 1.033,18 16 219,12 1.252,30
4KD bất động sản 22 741,63 7 103,98 845,61
5Dvụ lưu trú và ăn uống 19 252,78 2 222,01 474,80
6Thông tin và truyền thông 70 495,75 10 390,15 885,90
7Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 154 414,03 15 14,47 428,49
8Cấp nước;xử lý chất thải 3 323,21 1 323,21

9HĐ chuyên môn, KHCN 157 248,23 15 13,53 261,76
10Nghệ thuật và giải trí 10 14,88 1 138,18 153,06
11Nông,lâm nghiệp;thủy sản 20 61,93 10 68,83 130,76
12Dịch vụ khác 11 45,59 5 34,35 79,94
13Vận tải kho bãi 19 49,12 4 25,82 74,94
14Khai khoáng 5 98,40 98,40
15Y tế và trợ giúp XH 2 22,00 22,00
16Giáo dục và đào tạo 14 7,67 1 0,10 7,76
17Hành chính và dvụ hỗ trợ 5 3,55 2 1,30 4,85
Tổng số 1.091 11.558,55 374 3.137,40 14.695,95
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2011 THEO HÌNH
THỨC
Tính từ 01/01/2011 đến 15/12/2011
TT Hình thức đầu tư
Số dự án
cấp mới
Vốn đăng ký
cấp mới
(triệu USD)
Số lượt
dự án
tăng
vốn
Vốn đăng ký
tăng thêm
(triệu USD)
Vốn đăng ký
cấp mới và tăng
thêm (triệu
USD)

1100% vốn nước ngoài 899 6.535,12 331 2.196,01 8.731,13
2Hợp đồng BOT, BT, BTO 1 2.258,51 2.258,51
3Liên doanh 186 2.690,94 33 530,39 3.221,33
4Hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 67,00 1 385,00 452,00
5Cổ phần 2 6,99 9 25,99 32,99
Tổng số 1.091 11.558,55 374 3.137,40 14.695,95
Nguồn: Cục đầu tư mước ngoài
Qua bảng số liệu trên cho tấy năm 2011 có 1.465 dự án cấp mới và đăng ký
tăng vốn. Trong đó, cấp mới là 1.091 dự án chiếm 74,47%, tăng vốn là 374 dự án
chiếm 25,53% tổng số dự án. Tập trung nhiều ở hình thức 100% vốn nước ngoài 1.230
dự án chiếm 83,96%, với số vốn là 8.731,13 triệu USD chiếm 59,41%; liên doanh 219
dự án chiếm 14,95%, số tiền là 3.221,33 triệu USD chiếm tỷ lệ 21,92% tổng nguồn
vốn. Chủ yếu ở các ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo với 718 dự án chiếm 49%;
hiện đại chuyên môn, khoa hoc công nghệ 172 dự án tỷ lệ11,74%; bán buôn bán lẻ,
sửa chữa 169 dự án tỷ lệ 11,54%; xây dựng 156 dự án tỷ lệ 10,65%; các ngành còn lại
chiếm 17.07%.
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2011 THEO ĐỐI TÁC
Tính từ 01/01/2011 đến 15/12/2011
TT Đối tác
Số dự án
cấp mới
Vốn đăng ký
cấp mới
(triệu USD)
Số lượt dự
án tăng vốn
Vốn đăng ký
tăng thêm (triệu
USD)
Vốn đăng ký cấp

mới và tăng thêm
(triệu USD)
1Hồng Kông 49 2.948,21 19 144,95 3.093,17
2Nhật Bản 208 1.849,29 77 589,19 2.438,48
3Singapore 105 2.004,65 32 203,57 2.208,22
4Hàn Quốc 270 873,13 75 593,55 1.466,68
5Trung Quốc 78 599,79 17 148,01 747,80
6Đài Loan 64 371,68 57 194,00 565,68
7BritishVirginIslands 19 402,33 19 78,66 481,00
8Malaysia 21 360,02 11 93,43 453,45
9Luxembourg 3 13,11 1 385,00 398,11
10Hà Lan 13 198,68 6 197,49 396,16
11Vương quốc Anh 15 333,75 1 2,00 335,75
12Phần Lan 2 302,10 302,10
13Samoa 6 270,60 3 7,00 277,60
14Thụy Sỹ 8 51,44 3 216,78 268,22
15Hoa Kỳ 37 102,47 15 151,52 253,99
16Thái Lan 32 159,68 7 31,34 191,02
17Australia 24 147,77 6 30,50 178,27
18Síp 2 142,90 2 1,37 144,27
19Brunei 11 60,18 2 19,32 79,50
20Cayman Islands 1 65,81 3 3,81 69,62
21Pháp 17 45,18 3 16,21 61,39
22CHLB ĐỨC 13 52,21 2 4,03 56,24
23Liên bang Nga 8 38,76 38,76
24Canada 13 38,55 38,55
25Indonesia 5 29,00 29,00
26Bỉ 3 25,20 1 0,39 25,59
27ấn Độ 12 19,89 1 0,03 19,92
28Aó 2 14,10 1 5,00 19,10

29Belize 1 12,00 1 3,00 15,00
30Tây Ban Nha 9 5,17 2 1,07 6,24
31Thụy Điển 1 0,05 1 6,00 6,05
32Đan Mạch 3 4,57 4,57
33Italia 2 3,93 1 0,60 4,53
34Mauritius 1 2,00 1 2,20 4,20
35Bungary - 1 4,00 4,00
36Philippines 9 2,50 2,50
37Hungary - 1 1,85 1,85
38CH Seychelles 2 1,60 1,60
39Cộng hòa Séc 4 1,46 1,46
40Campuchia 2 1,22 1,22
41Na Uy 2 0,08 1 1,10 1,18
42Lào 1 0,75 0,75
43Thổ Nhĩ Kỳ 1 0,50 0,50
44Rumani 1 0,50 0,50
45Ai Cập 1 0,40 0,40
46Channel Islands - 1 0,40 0,40
47Nigeria 3 0,34 0,34
48Quốc đảo Marshall 1 0,30 0,30
49CHDCND Triều Tiên 1 0,30 0,30
50Pakistan 2 0,28 0,28
51Nam Phi 1 0,10 0,10
52Srilanca 1 0,03 0,03
53Israel 1 0,03 0,03
Tổng số 1.091

11.558,55
374 3.137,40 14.695,95
Tình đến 15 tháng 12, có 53 quốc gia đầu tư vào nước ta số vốn đang ký cấp mới và

tăng thêm là 14.659,95 triệu USD. Trong đó, Hồng Kông đừng đầu với số vốn là
3.093,17 triệu USD chiếm 21,05% tổng nguồn vốn. Đứng thứ hai là Nhật Bản với sô
vốn là 2.438,48 triệu USD chiếm 16,59% tổng nguổn vốn, tiếp theo là Singapo với số
vồn 2.208,22 triệu USD chiếm 15,03% tổng nguồn vốn, đứng thứ tư là Hàn Quốc với
số vốn 1.466,68 triệu USD chiếm 9,98% tổng nguồn vốn.
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2011 THEO
ĐỊA PHƯƠNG
Tính từ 01/01/2011 đến 15/12/2011
TT Địa phương
Số dự án
cấp mới
Vốn đăng ký
cấp mới (triệu
USD)
Số lượt
dự án
tăng vốn
Vốn đăng ký
tăng thêm
(triệu USD)
Vốn đăng ký cấp
mới và tăng
thêm (triệu USD)
1TP Hồ Chí Minh 302 2.755,71 55 237,73 2.993,44
2Hải Dương 20 2.497,75 11 58,05 2.555,80
3Hà Nội 258 524,20 52 582,24 1.106,44
4Hải Phòng 26 636,37 26 281,46 917,83
5Bình Dương 79 464,55 104 450,37 914,92
6Bà Rịa-Vũng Tàu 22 880,82 4 32,00 912,82
7Đồng Nai 33 215,82 51 635,03 850,85

8Bắc Ninh 53 518,55 6 20,40 538,95
9Tây Ninh 7 481,40 8 56,93 538,33
10Đà Nẵng 30 285,31 4 184,07 469,39
11Hưng Yên 25 383,69 5 67,75 451,44
12Ninh Thuận 1 266,00 1 67,00 333,00
13Bắc Giang 11 279,56 1 1,70 281,26
14Kiên Giang 6 25,99 1 208,01 234,00
15Hà Nam 8 198,80 1 1,10 199,90
16Quảng Nam 4 153,04 153,04
17Cần Thơ 7 143,46 1 143,46
18Long An 60 114,80 6 15,40 130,20
19Hà Tĩnh 12 104,60 2 24,49 129,09
20Dầu Khí 3 67,00 67,00
21Thanh Hóa 5 42,10 1 8,00 50,10
22Bình Phước 11 32,32 4 15,90 48,22
23Quảng Ninh 3 26,42 2 21,48 47,90
24Ninh Bình - 1 46,06 46,06
25Bình Định 5 24,52 1 19,28 43,80
26Thừa Thiên-Huế 4 36,63 1 4,00 40,63
27Vĩnh Phúc 6 21,28 5 19,00 40,28
28An Giang 4 37,92 37,92
29Hậu Giang 1 20,00 2 14,00 34,00
30Hòa Bình 5 37,50 1 -4,00 33,50
31Phú Thọ 8 20,30 1 9,00 29,30
32Trà Vinh 8 14,29 2 15,00 29,29
33Yên Bái 6 14,45 1 14,50 28,95
34Lào Cai 2 17,92 3 10,85 28,76
35Bình Thuận 15 28,20 1 28,20
36Thái Bình 2 25,37 1 2,00 27,37
37Phú Yên 6 26,70 26,70

38Nam Định 6 26,56 26,56
39Bến Tre 1 19,51 19,51
40Quảng Ngãi 1 14,00 14,00
41Nghệ An 1 11,60 1 1,68 13,28
42Khánh Hòa 1 13,22 13,22
43Bạc Liêu 5 13,08 13,08
44Đồng Tháp 1 10,00 10,00
45Đắc Nông 1 3,04 1 6,00 9,04
46Thái Nguyên 1 2,69 2 6,10 8,79
47Tiền Giang 2 2,75 2 4,00 6,75
48Quảng Trị 2 4,93 4,93
49Tuyên Quang 1 4,00 4,00
50Lâm Đồng 6 3,10 2 0,80 3,90
51Hà Giang 1 3,42 3,42
52Sơn La 1 2,76 2,76
53Lạng Sơn 1 0,40 0,40
54Cà Mau 1 0,20 0,20
Tổng số 1.091 11.558,55 374 3.137,40 14.695,95
Trong năm 2011,TP.HCM là địa phương có nguồn vốn đầu tư cao nhất với số
vốn 2.993,44 triệu USD chiếm 20,37%, Hải Dương với số vốn là 2.555,80 triệu USD
chiếm 17,39% đứng thứ hai. Tiếp theo là Hà Nội với số vốn 1.106,44 triệu USD chiếm
7,53% đứng thứ ba.
Tinh hình đầu tư FDI trong năm 2012
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2012 THEO NGÀNH
Tính từ 01/01/2012 đến 15/12/2012
TT Ngành
Số dự án cấp
mới
Vốn đăng ký
cấp mới

(triệu USD)
Số lượt
dự án
tăng
vốn
Vốn đăng ký
tăng thêm
(triệu USD)
Vốn đăng ký
cấp mới và
tăng thêm
(triệu USD)
1CN chế biến,chế tạo 498 4.796,14 303 4.304,12 9.100,26
2KD bất động sản 10 1.356,14 6 494,56 1.850,71
3Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 175 430,88 27 52,37 483,25
4Thông tin và truyền thông 79 395,46 16 15,79 411,25
5Vận tải kho bãi 28 209,48 7 5,61 215,09
6Xây dựng 81 181,91 20 -1,09 180,82
7Dvụ lưu trú và ăn uống 15 33,51 4 74,73 108,23
8Y tế và trợ giúp XH 5 136,81 136,81
9HĐ chuyên môn, KHCN 146 63,49 27 19,28 82,77
10Giáo dục và đào tạo 6 14,09 4 72,38 86,47
11Nông,lâm nghiệp;thủy sản 16 33,19 10 54,70 87,89
12Nghệ thuật và giải trí 5 44,00 2 45,05 89,05
13SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 13 89,36 4 4,02 93,38
14Dịch vụ khác 8 2,93 4 16,71 19,65
15Khai khoáng 6 61,93 61,93
16Hành chính và dvụ hỗ trợ 6 4,16 1 1,00 5,16
17Cấp nước;xử lý chất thải 2 0,51 0,51
18Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 1 0,10 0,10

Tổng số 1.100 7.854,10 435 5.159,24 13.013,34
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2012 THEO HÌNH THỨC
Tính từ 01/01/2012 đến 15/12/2012
TT Hình thức đầu tư
Số dự án
cấp mới
Vốn đăng ký
cấp mới
(triệu USD)
Số lượt dự
án tăng vốn
Vốn đăng ký
tăng thêm
(triệu USD)
Vốn đăng ký cấp
mới và tăng thêm
(triệu USD)
1100% vốn nước ngoài 933 5.649,02 389 4.838,38 10.487,39
3Liên doanh 164 2.203,50 40 191,54 2.395,05
4Cổ phần 3 1,58 5 129,12 130,70
5Hợp đồng hợp tác kinh doanh - 1 0,20 0,20
Tổng số 1.100 7.854,10 435 5.159,24 13.013,34
Trong năm 2012 có 1.535 dự án cấp mới và đăng ký tăng vốn. Trong đó, cấp mới là
1.100 dự án chiếm 71,66%; tăng vốn là 435 dự án chiếm 28,34% tổng số dự án. Tập
trung nhiều ở hình thức 100% vốn nước ngoài 1.322 dự án chiếm 86,12%, với số vốn
là 10.487,39 triệu USD chiếm 80,59%; liên doanh 204 dự án chiếm 13,29%, số tiền là
2.395,05 triệu USD chiếm tỷ lệ 18,40% tổng nguồn vốn.
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 12 THÁNG NĂM 2013 THEO
HÌNH THỨC
Tính từ 01/01/2013 đến 15/12/2013

TT Hình thức đầu tư
Số dự án cấp
mới
Vốn đăng ký cấp
mới (triệu USD)
Số lượt dự
án tăng vốn
Vốn đăng ký
tăng thêm
(triệu USD)
Vốn đăng ký cấp
mới và tăng thêm
(triệu USD)
1100% vốn nước ngoài 1.102 10.750,78 425 4.039,73 14.790,52
2Liên doanh 171 1.458,53 43 3.295,29 4.753,82
3Đầu tư theo BOT, BT, BTO 2 2.063,05 0 0,00 2.063,05
4Công ty cổ phần - 0,00 4 20,65 20,65
Tổng số 1.275 14.272,36 472 7.356 21.628,04
Tinh hình đầu tư FDI trong năm 2013
* Tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bên cạnh những lợi ích do việc đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại, còn có
những yếu kém ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng vốn
FDI.
Trong tổng lượng vốn đăng ký, có một nữa số vốn là vào các ngành khai thác tài
nguyên, tận dụng bảo hộ, công nghiệp gây ô nhiễm và bất động sản. Đây là cơ cấu
không mong đợi bởi vì vốn đầu tư vào khai thác tài nguyên thì không có tác dụng lan
tỏa; vốn đầu tư vào các ngành bảo hộ thì không có sức cạnh tranh chỉ làm cho chi phí
của nền kinh tế gia tăng; vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp gây ô nhiễm thì lợi
nhuận họ hưởng, còn hậu quả và chi phí khắc phục thì ta chịu; vốn đầu tư vào bất động
sản thì có thể làm căng thêm “bong bóng”, dễ gây ra bất ổn.

Trong khi đó, đầu tư vào kết cấu hạ tầng, công nghiệp phụ trợ còn ít. Công nghệ
được sử dụng thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm
của khu vực kinh tế trong nước, nhưng do phần lớn là từ các nước châu Á (69%, Đông
Nam Á chiếm 19%), các nước châu Âu mới chiếm 24%, châu Mỹ chiếm 5%, các nước
G8 mới chiếm 23,7% nên chưa thu hút được nhiều đầu tư từ các nước công nghiệp
phát triển, công nghệ nguồn. Có một số trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng
sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong việc kiểm tra, giám sát tại
các cửa khẩu, nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc, thiết bị có công nghệ lạc
hậu, thậm chí là những phế thải của các nước khác.
Vấn đề về văn hóa ứng xử : khi thu hút đầu tư vào Việt Nam, ban đầu chúng ta rất
nhiệt tình, đến khi phía nước ngoài tiến hành đầu tư thì lại gặp khó khăn về thủ tục
giấy tờ, mặt bằng không đủ đáp ứng để tiến hành dự án, không đồng bộ giữa các cấp
địa phương…
Từ những tiêu cực trên, thiết nghĩ thu hút FDI là quan trọng nhưng cần phải chọn lọc
các dự án, để có được “FDI sạch” - FDI đáp ứng nhu cầu tăng trưởng bền vững, mang
lại hiệu quả tốt như mong đợi. Muốn vậy, ta cần phải đưa ra những biện pháp cải tạo
thiết thực như đổi mới giáo dục, đào tạo lao động có tay nghề, mới hấp thu được
nguồn vốn của các nước có công nghệ hiện đại để tương xứng với nó; hệ thống luật
pháp cần phải đồng bộ và mang tính chất lâu dài, đặt vấn đề ô nhiễm môi trường lên
hàng đầu khi xét duyết các dự án đầu tư …
3.2. T hực trạng thu hút đầu tư nước ngoài năm 2008
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo chuyển biến mới trong công
tác thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN), trong năm qua, môi trường đầu tư của nước ta
đã tiếp tục được cải thiện.Tiếp theo đà tăng trưởng cao liên tục của các năm 2007,
dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam tiếp tục tăng cao trong năm 2008. Theo số liệu thống
kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn ĐTNN đăng ký trong năm 2008 (tính đến ngày 20
tháng 12 năm 2008) đạt trên 64 tỷ USD, mức tăng kỷ lục kể từ khi có Luật Đầu tư
nước ngoài 1987 đến nay, tăng hơn 3 lần năm 2007. Cả nước cấp mới thêm 112 dự án
FDI với tổng số vốn đăng ký đạt 1,17 tỷ USD.
Bình quân số vốn đăng ký đạt 51,4 triệu USD/dự án , cao hơn rất nhiều so với thời

gian trước
BÁO CÁO NHANH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2008
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Tháng 12
năm
2008
Năm 2007 Năm 2008
So cùng
kỳ
I/ Tình hình thực hiện:
1 Vốn đầu tư thực hiện triệu USD 1,450 8,030 11,500 143.2%
2 Doanh thu triệu USD 5,100 40,630 50,550 124.4%
3 Xuất khẩu triệu USD 2,100 19,286 24,455 126.8%
4 Nhập khẩu triệu USD 2,200 21,730 28,458 131.0%
5 Nộp Ngân sách triệu USD 150 1,576 1,982 125.8%
6
Số lao động cuối kỳ báo
cáo nghìn người 15 1,265 1,467 116.0%
II/ Cấp mới và tăng vốn
1 Số dự án cấp mới dự án 112 1,544 1,171 75.8%
2 Vốn đăng ký cấp mới triệu USD 1,254 18,718 60,271 322.0%
3 Số lượt dự án tăng vốn lượt dự án 38 420 311 74.0%
4 Vốn tăng thêm triệu USD 219 2,629 3,740 142.3%
5 Vốn cấp mới và tăng thêm triệu USD 1,473.3 21,347.0 64,011.0 299.9%
CẤP MỚI 12 THÁNG - 2008 PHÂN THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
(tính tới ngày 19/12/2008) DVT:USD
ST
T Hình thức đầu tư
Số dự
án TVĐT Vốn điều lệ

1 100% vốn nước ngoài 882
31,169,006,7
30
8,932,578,27
7
2 Liên doanh 213
27,159,245,0
22
5,930,323,09
1
3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 4
43,730,0
00
21,580,00
0
4 BOT 1
35,800,0
00
10,800,00
0
5 Công ty cổ phần 71
1,863,594,2
88
533,697,65
3
Tổng số 1,171 60,271,376,040 15,428,979,021
Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn chiếm vị trí cao trong tổng vốn đầu tư
(51,74% vốn đăng ký và 75.3% về số dự án), kế đó là hình thức liên doanh (chiếm
45,06% về tổng vốn và 18.2% về số dự án)
CẤP MỚI 12 THÁNG 2008 PHÂN THEO NGÀNH

(tính tới ngày 19/12/2008)
ST
T Chuyên ngành
Số dự
án TVĐT Vốn điều lệ
I
Công nghiệp & xây dựng 572 32,620,059,668 7,985,192,830
CN dầu khí 8
10,574,880,
000
2,312,880,0
00
CN nặng 177
19,440,998,
365
4,639,773,9
19
CN nhẹ 245
1,818,488,
796
702,249,6
37
CN thực phẩm 35
434,244,
755
184,181,5
75
Xây dựng 107
351,447,
752

146,107,6
99
II
Nông-Lâm-Ngư nghiệp 45 252,051,581 153,770,401
Nông-Lâm nghiệp 40
247,210,
331
148,929,1
51
Thủy sản 5
4,841,
250
4,841,2
50
III
Dịch vụ 554 27,399,264,791 7,290,015,790
Dịch vụ 438
1,278,636,
542
401,046,5
47
GTVT-Bưu điện 25
1,858,586,
500
686,243,1
25
Khách sạn-Du lịch 26
9,126,098,
875
1,866,685,0

00
Tài chính-Ngân hàng 1
18,200,
000
18,200,0
00
Văn hóa-Y tế-Giáo dục 21
489,511,
894
47,997,4
92
XD hạ tầng KCX-KCN 5
137,249,
866
36,167,0
00
XD Khu đô thị mới 5
4,896,500,
000
2,042,350,0
00
XD Văn phòng-Căn hộ 33
9,594,481,
114
2,191,326,6
26
Tổng số 1,171 60,271,376,040 15,428,979,021
So với năm 2007, tổng vốn đầu tư của năm nay tăng đáng kể; ngành công nghiệp và
xây dựng hấp dẫn nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn, chiếm 48.85% về số
dự án và 54.12% về số vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực dịch vụ chiếm 47.3% về số dự

án v à 45.4% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp.
CẤP MỚI 12 THÁNG - 2008 PHÂN THEO ĐỐI TÁC
(tính tới ngày 19/12/2008)
ST
T Đối tác Số dự án TVĐT Vốn điều lệ
1 Malaysia 55
14,938,264,00
5 1,993,007,542
2 Đài Loan 132
8,643,468,74
6 3,094,704,763
3 Nhật Bản 105
7,287,508,61
6 615,714,716
4 Singapore 101
4,466,351,21
5 1,363,584,885
5 Brunei 19
4,400,750,00
0 831,550,000
6 Canada 9
4,237,730,00
0 800,593,940
7 Thái Lan 32
3,992,720,00
0 1,631,669,936
8 BritishVirginIslands 49
3,940,814,55
0 1,304,619,507
9 SƯp 3

2,200,100,00
0 746,770,000
10 Hàn Quốc 292
1,803,435,03
3 594,434,328
11 Hoa Kỳ 53
1,485,867,75
0 591,636,750
12 Thụy Sỹ 11
658,913,00
0 658,653,000
13 Vương quốc Anh 17
563,620,78
1 560,032,900
14 Hồng Kông 50
369,586,92
0 159,088,170
15 Trung Quốc 73
334,202,31
0 127,482,938
16 Cayman Islands 5
226,200,00
0 54,950,000
17 Samoa 10
148,100,00
0 46,250,910
18
TVQ ả rập thống
nhất 1
112,000,00

0 20,838,312
19 Đan Mạch 13
82,589,25
0 38,399,250
20 Pháp 38 81,594,82 18,587,674
8
21 Liên bang Nga 5
69,000,00
0 65,580,000
22 CHLB Đức 16
56,200,00
0 12,744,500
23 Australia 24
53,619,03
6 18,824,375
24 Italia 6
19,475,00
0 11,455,000
25 Mauritius 4
16,600,00
0 16,300,000
26 Hà Lan 11
12,872,50
0 5,988,125
27 Belize 1
12,000,00
0 3,600,000
28 Bungary 2
12,000,00
0 12,000,000

29 Thụy Điển 3
10,400,00
0 1,175,000
30 Philippines 4
8,150,00
0 7,850,000
31 Indonesia 2
5,000,00
0 4,700,000
32 Cộng hòa SĐc 2
4,020,00
0 4,020,000
33 Thổ Nhĩ Kỳ 1
4,000,00
0 4,000,000
34 Ấn Độ 4
3,120,00
0 1,570,000
35 Israel 1
3,000,00
0 500,000
36 New Zealand 3
2,542,50
0 2,142,500
37 Barados 1
2,500,00
0 2,500,000
38 Pakistan 1
1,000,00
0 300,000

39 Aă 1
600,00
0 150,000
40 Bỉ 2
380,00
0 280,000
42 Hungary 1
250,00
0 50,000
43 Bangladesh 1
200,00
0 100,000
44 Tây Ban Nha 1
200,00
0 200,000
45 CHDCND Triều Tiên 1
100,00
0 100,000
46 Ukraina 1
100,00
0 100,000
47 West Indies 1
100,00
0 50,000
48 Campuchia 1
50,00
0 50,000
49 Na Uy 1
50,00
0 50,000

50 Libăng 1
30,00
0 30,000
Tổng số 1,171 60,271,376,040 15,428,979,021
Nguån: Côc §Çu tư nưíc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu tư
 Cấp mới theo đối tác đầu tư: Trong năm 2008 đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ
đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư
vốn trên 1 tỷ USD. Malaysia đứng đầu với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, chiếm
4,7% về số dự án và 24,8% về vốn đầu tư đăng ký. Đài Loan đứng thứ 2 có 132 dự án,
vốn đầu tư 8,64 tỷ USD, chiếm 11,3% về số dự án và 14,3% về vốn đầu tư đăng ký.
Nhật Bản đứng thứ 3 có 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD, chiếm 9,0% về số dự án
và 12,1% về vốn đầu tư đăng ký dự án. Singapore đứng thứ 4 có 101 dự án, vốn đầu tư
đăng ký 4,46 tỷ USD, chiếm 8,6% về số dự án và 7,4% về số vốn đăng ký. Brunei
đứng thứ 5 có 19 dự án, vốn đầu tư 4,4 tỷ USD, chiếm 7,3% về vốn đầu tư đăng ký.
Cơ cấu đầu tư theo đối tác đã đa dạng hơn và có sự chuyển dịch theo hướng tích
cực từ các nước quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản,
Đài Loan, Singapore, Hồng Kông… sang các khu vực khác như châu Âu (British
Virgin Islands, Thụy Sỹ, Anh, Samoa, Síp, Cayman Islands, Pháp, Hà Lan, Đức, Đan
Mạch…) và châu Mỹ (Canada, Hoa Kỳ). Trong số các dự án đầu tư có quy mô lớn nêu
trên, đã có sự xuất hiện của một số đối tác mới nổi lên như Malaysia, Brunei, Canada,
Síp… Đồng thời, cũng đã có sự đa dạng hơn về việc lựa chọn địa điểm đặt dự án đầu
tư. Cụ thể là bên cạnh các địa bàn thuộc vùng kinh tế trong điểm Bắc Bộ (Hà Nội, Hải
Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc ) và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP.
HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An), nguồn vốn FDI thời
gian gần đây đã dịch chuyển đáng kể sang một số địa bàn khác thuộc các tỉnh thuộc
Duyên hải miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Phú
Yên, Ninh Thuận, Kiên Giang, Hậu Giang…
Sự xuất hiện của một số dự án mới có quy mô lớn do các tập đoàn xuyên quốc gia
đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các dự án đã như dự án sản xuất gang thép Hưng
nghiệp Formosa đầu tư 7,879 tỷ USD, dự án xây dựng khu đô thị đại học Berjaya

Leisure (Malaysia) do Công ty Berjaya Leisure đầu tư 3,5 tỷ USD tại TP. HCM, dự án
Công ty TNHH thép Vinasin Lion tại Ninh Thuận (9,79 tỷ USD) cho thấy nhiều nhà
đầu tư lớn đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam và sức hấp dẫn của môi trường đầu tư
tại Việt Nam.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN tiếp tục đạt
được kết quả cao. Tống vốn thực hiện trong năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 44% so
vời năm 2007. Doanh thu của các doanh nghiệp ĐTNN năm 2008 đạt 50,5 tỷ USD,
tăng 24,4% so với năm 2007, trong đó giá trị xuất khẩu không kể dầu thô đạt 24,4 tỷ
USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, khối
doanh nghiệp ĐTNN cũng chính là khối có kim ngạch nhập khẩu rất lớn, 28,458 tỷ
USD. Do đó, khối doanh nghiệp ĐTNN vẫn là khối nhập siêu trong năm 2008, với
tổng kim ngạch nhập siêu 4 tỷ USD, chiếm khoảng 25% thâm hụt thương mại của Việt
Nam năm 2008.
Năm 2008, khối doanh nghiệp ĐTNN đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 1,982
tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2007; đồng thời đã tạo ra trên 200 nghìn việc làm
mới, nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án ĐTNN lên 1,467 triệu người, góp
phần quan trọng vào giải quyết vấn đề công ăn việc làm vốn đang rất nóng bỏng của
Việt Nam hiện nay.
3.3. Một số tồn tại cần khắc phục
Sự tăng trưởng mạnh mẽ, mang tính đột biến của nguồn vốn ĐTNN vào Việt
Nam đã làm cho những mặt hạn chế vốn có nhưng chưa hoặc chậm được khắc phục
của môi trường đầu tư của nước ta ngày càng bộc lộ rõ nét và trở nên găy gắt hơn. Bên
cạnh đó, một số vấn đề mới phát sinh cũng đang bắt đầu có những tác động tiêu cực
đến môi trường đầu tư làm hạn chế khả năng thu hút và sử dụng vốn đầu tư của nền
kinh tế. Một số vấn đề nổi lên là:
a) Về luật pháp, chính sách:
Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu
đồng bộ và nhất quán giữa các luật các luật chung và luật chuyên ngành. Vì vậy trên
thực tế vẫn tạo ra các cách hiểu khác nhau gây rất nhiều khó khăn cho việc xem xét
cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vấn đề

phát sinh trong quá trình triển khai dự án (hầu hết các địa phương đều phản ánh vấn đề
này.
b) Về công tác quy hoạch:
Công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm còn yếu và thiếu, đặc
biệt trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý đầu tư về các địa
phương, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung. Một số địa phương cấp quá nhiều giấy
phép cho các dự án có cùng một loại sản phẩm mà không tính đến khả năng thị trường,
gây dư thừa, lãnh phí, hiệu quả đầu tư thấp.
c) Về cơ sở hạ tầng:
Sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào là nhân tố quan trọng gây
tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư. Thông thường các nhà đầu tư tính toán, thực hiện
tiến độ xây dựng công trình dự án theo tiến độ xây dựng công trình hạ tầng ngoài hàng
rào để tránh tình trạng công trình dự án xây dựng xong không đưa vào vận hành được
do hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào không đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là hệ thống
cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập
khẩu hàng hóa.
Hệ thống kết cấu hạ tầng ở các khu kinh tế mới được thành lập gần đây như Chân
Mây, Nhơn Hội, Nam Phú Yên… phát triển quá chậm so với nhu cầu đầu tư phát triển
các dự án ĐTNN đang gây quan ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài và đang cản trở
việc giải ngân triển khai dự án ĐTNN lớn trong các khu kinh tế này.
Tình trạng thiếu điện dẫn tới cắt điện luân phiên, cắt điện không theo lịch khiến cho
các doanh nghiệp gặp khó khăn không nhỏ trong việc điều hành và hoàn thành kế
hoạch sản xuất.
d) Về nguồn nhân lực:
Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật
và kỹ sư ngày càng rõ rệt, không chỉ xảy ra ở các khu kinh tế mới hình thành như
Chân Mây, Dung Quất, Nhơn Hội… mà còn ở cả những trung tâm công nghiệp như
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương Mặt hạn chế này đã tồn tại từ các
giai đoạn trước nhưng trong 3 năm trở lại đây càng trở nên bức xúc hơn trong điều
kiện nhiều dự án ĐTNN, đặc biệt là các dự án lớn đi vào triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước quá lạc
hậu không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.
Còn tình trạng đình công đang diễn ra và trở thành áp lực đáng kể với các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
đ) Vấn đề đất đai và công tác giải phóng mặt bằng :
Công tác giải phòng mặt bằng là mặt hạn chế chậm được khắc phục của môi trường
đầu tư của ta. Trên thực tế, công tác quy hoạch sử dụng đất đã được các địa phương
quan tâm nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ với quy hoạch ngành, chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và thu hút và sử
dụng có hiệu qủa nguồn vốn ĐTNN nói riêng. Nhiều địa phương đang lâm vào trình
trạng khó khăn trong việc bố trí đủ đất cho các dự án quy mô lớn như đã cam kết trước
khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Việc đền bù thu hồi đất, tái định cư, giải phóng mặt bằng và xây dựng các công trình
hạ tầng ngoài hàng rào kết nối vào khu vực dự án đầu tư đang là khó khăn lớn nhất đối
với triển khai một số dự án TNN quy mô lớn hiện nay, đặc biệt đối với dự án 100%
vốn nước ngoài. Theo quy định của Luật Xây dựng, chính quyền địa phương chịu
trách nhiệm toàn bộ khâu giải phóng mặt bằng và bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên do phải sử dụng ngân sách địa phương để đền bù thu hồi đất và thủ tục giải
ngân đối với nguồn vốn ngân sách quá phức tạp và mức đền bù theo quy định chung
của Nhà nước không đáp ứng yêu cầu của người được đền bù nên tiến độ giải phóng
mặt bằng rất chậm. Mặt khác, còn tâm lý e ngại nhà đầu tư không triển khai dự án
đúng tiến độ sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Như vậy trên thực
tế ngân sách nhà nước phải chi một khoản rất lớn ngay từ lúc giải phóng mặt bằng,
trong khi đó nếu thực sự dự án có hiệu quả thì cũng phải nhiều năm sau mới có thu
ngân sách. Điển hình là một số dự án đầu tư quy mô lớn, sử dụng nhiều diện tích đất
mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại một số địa phương.
Việc sử dụng đất nông nghiệp để đầu tư các khu công nghiệp, khu đô thị, sân golf
đang được dư luận gần đây quan tâm. Do các địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất nên có tình trạng cấp phép nhiều dự án sử dụng diện tích lớn đất nông
nghiệp để đầu tư khu công nghiệp, khu đô thị, sân Golf. Về vấn đề này, tại Quyết định

số 391/QĐ-TTg ngày 18/4/2008, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài Nguyên
và Môi trường chủ trì việc kiểm tra quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó
có đất nông nghiệp.
f) Vấn đề phân cấp trong quản lý ĐTNN :
- Chủ trương phân cấp trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ĐTNN là đúng đắn,
tuy nhiên trong điều kiện hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, kịp thời, năng lực quản lý
của đội ngũ cán bộ nhà nước trong lĩnh vực ĐTNN tại một số địa phương còn yếu,
thiếu và chưa đồng bộ nên đã nảy sinh vấn đề cạnh tranh thiếu lành mạnh trong việc
thu hút ĐTNN, thiếu sự liên kết vùng, khu vực, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành, lĩnh vực
đầu tư. Một số địa phương không thẩm tra kỹ về năng lực của các nhà đầu tư trong các
dự án có quy mô lớn, chạy đua với nhau trong việc cấp phép các dự án lớn có quy mô
hàng tỷ USD. Do vậy, khả năng triển khai các dự án này sẽ rất khó khả thi theo đúng
cam kết của nhà đầu tư.
- Với chủ trương phân cấp như hiện nay, việc cung cấp thông tin ĐTNN kịp thời
của các địa phương lên trung ương, để phục vụ công tác quản lý, điều hành, phân tích
và dự báo các biến động, các xu thế đầu tư vào Việt Nam cña Chính phủ chưa được
quy định rõ ràng. Việc thu thập thông tin về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp
ĐTNN hiện đang là khó khăn lớn nhất đối với các cơ quan quản lý đầu tư các cấp, kế
cả ệô Kế hoạch và Đầu tư, trong khi cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ công tác thông
tin kinh tế còn thiếu và yếu so với nhu cầu.
g) Vấn đề môi trường:
Việc xử lý chất thải của các dự án ĐTNN tập trung tại các khu công nghiệp tập
trung thuộc vùng kinh tế trọng điểm đã và đang ảnh hưởng nhất định đến môi trường
tự nhiên cũng như xã hội, trong đó đặc biệt là đối với các dự án sản xuất quy mô lớn.
Thực tế thời gian gần đây các cơ quan chức năng đã phát hiện một số vi phạm pháp
luật bảo vệ môi trường với các hành vi cố ý rất tinh vi của một số doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Đây là vấn đề cần được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm ở tất
cả các khâu từ thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư, đến triển khai thực hiện dự án
cũng như quá trình hoạt động của dự án đầu tư.
h) Về xúc tiến đầu tư:

Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên
nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng
chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực. Nguyên nhân là do ta chưa có một chiến lược
tổng thể về xúc tiến đầu tư, làm cho công tác xúc tiến đầu tư thiếu một tầm nhìn dài
hạn, có tính hệ thống; Trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thiếu
cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động; Công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp
giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả,
nhiều nội dung chưa được xác định rõ ràng do còn thiếu một văn bản pháp luật quy
định cụ thể về vấn đề này.
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC THU HÚT NGUỒN
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Để tiếp tục thu hút, thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn
FDI năm 2009 và năm 2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình trình Chính phủ và Thủ
tướng Chính phủ 8 nhóm giải pháp cần ưu tiên triển khai thực hiện, cụ thể là:
(1) Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách:
- Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội
dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các
điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO.
- Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và
kinh doanh. Các Bộ, ngành chủ động sửa đổi, bổ sung các nội dung thuộc thẩm quyền
(Quy định về mã ngành, yêu cầu về hợp pháp hóa lãnh sự, hệ thống biểu mẫu báo cáo,
cơ chế hậu kiểm, giám sát đầu tư ); và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời
phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng
dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong thời gan gần
đâycó liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
- Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công
trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động
làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

- Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công
nghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều
đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập dự án lớn để giữ đất, không
triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất KCN.
(2) Nhóm giải pháp về quy hoạch:
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ
bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà
đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
- Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác
quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp
với các cam kết quốc tế.
- Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy
nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển
nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.
(3) Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng:
- Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu
hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối
đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân
sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất
thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam, hai
hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt,
trước hết là đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam-
Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ
thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều,
nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.
- Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch
vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh
của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực

kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện
- Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết của ta
với WTO đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu về văn hóa-y tế-giáo
dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải, hàng không.
(4) Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực:
- Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động
qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các
trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các
trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.
- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
- Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành
mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động, bao gồm:
+ Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong
tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao
động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống
cho người lao động.
+ Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo
dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương
được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
(5) Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng:
Chính quyền địa phương cần tăng cường sự chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến
hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án
ĐTNN không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất
đã được giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn. Đồng thời, trong
phạm vi thẩm quyền của mình, chủ động tổ chức việc đền bù giải tỏa và giao đất cho
chủ đầu tư theo đúng cam kết, đặc biệt là các dự án quy mô lớn mà chủ đầu tư sẵn
sàng giải ngân thực hiện dự án. Nghiên cứu đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư

phương án xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án, vượt quá
thẩm quyền của mình, để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
(6) Nhóm giải pháp về phân cấp:
Qua thực tế thực hiện việc phân cấp trong hơn 2 năm vừa qua đã bộc lộ một số vấn
đề bất cập, không phù hợp, ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung.
Cần nghiên cứu để xem xét lại chủ trương phân cấp toàn diện như quy định hiện nay,
có các biện pháp để tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong
việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài.
(7) Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư:
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa
quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm
như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản
- Nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng thông tin chi tiết về dự án (project
profile) đối với danh mục đầu tư quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-
2010 để làm cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án
này.
- Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung
danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư và quy hoạch phát triển địa
phương, ngành, lĩnh vực, sản phẩm.
- Nghiên cứu việc xây dựng Văn bản pháp quy về công tác Xúc tiến đầu tư nhằm
tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ
chức thực hiện các hoạt động Xúc tiến đầu tư.
- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu về mô hình cơ quan Xúc tiến đầu tư ở các địa
phương để có cơ sở trong việc hướng dẫn các địa phương tổ chức cơ quan Xúc tiến
đầu tư hiệu quả hơn.
- Thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007-2010. Triển
khai nhanh việc thành lập bộ phận XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm.
- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư nói
riêng và quản lý đầu tư nói chung. Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ
trợ mở các lớp đào tạo về xúc tiến và quản lý ĐTNN; tiếp tục kết hợp các hoạt động

xúc tiến đầu tư kết hợp các chuyến thăm và làm việc tại các nước của lãnh đạo cấp cao
Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhằm quảng bá môi trường đầu tư Việt Nam. Phối hợp
chặt chẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư- thương mại - du lịch; khẩn
trương triển khai việc thành lập các bộ phận xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm
theo kế hoạch.
(8) Một số giải pháp khác:
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng
nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước.

×