TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHO A QUẢN TRỊ KINH DO ANH
Lớp Cao học-Đêm 3
Môn:
KINH TẾ VĨ MÔ
Chủ đề:
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Bích Dung
TÊN THÀNH VIÊN
1/ Đỗ Thanh Lan
2/ Nguyễn Đức Thái
3/ Nguyễn Hoàng Phúc
4/ Nguyễn Thị Anh Thư
5/ Nguyễn Thị Thanh Thùy
6/ Đàm Thị Cẩm Tú
7/ Lê Đức Thịnh
8/ Lê Ngọc Nhung
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 1
TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2013
PHẦN 1:TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái quát về tăng trưởng kinh tế
Các khái niệm:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu
người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm
trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là
một năm tài chính).
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền
của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một
thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm
quốc nội cộng với thu nhập ròng.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số.
Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.
Đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng 3 tiêu chí sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (g)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh
tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
g = (Y
t
– Y
t-1
)/Y
t-1
× 100(%)
trong đó Y
t-1
và Y
t
là qui mô sản lượng hay thu nhập của nền kinh tế, và g là tốc độ
tăng trưởng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 2
g= (
n
GDP
n
GDP
0
- 1) × 100%
Trong đó GDP
n
là GDP năm thứ n, GDP
0
là GDP của kỳ gốc của giai đoạn 0-n, n
là số năm của giai đoạn 0-n
1.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Robert Solow và các nhân tố tác động đến
tăng trưởng kinh tế trong mô hình Solow:
Mô hình tăng trưởng kinh tế của Robert Solow
Mô hình Solow chỉ ra sự ảnh hưởng của tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ
công nghệ đến sự tăng trưởng sản lượng theo thời gian. Mô hình còn xác định những
nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn về mức sống của các nước.
Hàm sản xuất trong mô hình Solow: y = f(k)
Phương trình này cho thấy sản lượng của của mỗi công nhân là y (với y=Y/L) là
hàm của khối lượng tư bản tính cho mỗi công nhân là k (với k=K/L). Với đồ thị minh
họa là hình II.1 bên dưới. Đường biểu diễn của hàm số là đường cong dốc lên. Khi tỷ
lệ vốn trên mỗi lao động tăng, sản lượng trên đầu mỗi lao động cũng tăng, song vì sản
phẩm cận của tư bản giảm dần theo vốn nên mức tăng sản lựơng ngày càng giảm khi
có sự gia tăng của vốn trên mỗi lao động. Hàm số này chỉ ra sản lượng bình quân trên
mỗi lao động phụ thuộc vào mức tích luỹ vốn trên m
ỗi lao động.
Hàm tiêu dùng trong mô hình Solow:
Nhu cầu về hàng hóa trong mô hình Solow phát sinh từ tiêu dùng (c) và đầu tư (i) cho
mỗi công nhân là: y = c + i
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 3
y
Với s là tỷ lệ tiết kiệm (0 < s < 1), Solow giả định hàm tiêu dùng có dạng đơn giản
như sau: c = (1 – s)y (đồng nhất thức hạch toán thu nhập)
Tiêu dùng tỷ lệ thuận với tiết kiệm và (1 – s) là tỷ lệ thu nhập dành cho tiêu dùng
Phần còn lại s là tỷ lệ thu nhập dành cho tiết kiệm.
Thay c = (1 – s)y vào đồng nhất thức hạch toán thu nhập ta được
y = (1 – s)y + i
Ta có: i = sy
Tỷ lệ tiết kiệm s cũng là một phần sản lượng dành cho đầu tư, với đầu tư bằng tiết
kiệm.
Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế theo mô hình Solow:
Thay đổi tư bản và trạng thái dừng:
Trước khi xem xét sự gia tăng của khối lượng tư bản ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế như thế nào, ta xét 2 yếu tố là khối lượng tư bản thay đổi là đầu tư (làm khối
lượng tư bản tăng khi doanh nghiệp mua thêm nhà máy – thiết bị) và khấu hao (làm
khối lượng tư bản giảm khi những tư bản cũ bị hư hỏng).
Tác động của đầu tư và khấu hao đến khối lượng tư bản được thể hiện qua phương
trình sau: k = i - k (với k là thay đổi khối lượng tư bản). Trong đó:
Đầu tư i = s.f(k) khi thay y = f(k).
Khi có tỷ lệ tiết kiệm s thì ta thấy tỷ lệ
tiết kiệm s quyết định sự phân bổ sản
lượng cho tiêu dùng và đầu tư với
mọi giá trị k, thể hiện qua đồ thị sau:
Khấu hao : giả định là hàng năm
tư bản bị hao mòn với tỷ lệ khấu hao .
Vậy khối lượng tư bản bị hao mòn
mỗi năm sẽ là k. Mối quan hệ giữa
khấu hao và khối lượng tư bản
được biểu diễn như sau:
y
k
k
k
c
i
f(k)
sf(k
y
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 4
Vì đầu tư bằng tiết kiệm nên ta có k = s.f(k) - k. Đồ thị về đầu tư, khấu hao và
trạng thái dừng (M ô hình Solow) như sau:
Sự thay đổi trong tỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Từ mô hình Solow ta thấy rằng tỷ lệ tiết kiệm là yếu tố then chốt quyết định khối
lượng tư bản ở trạng thái dừng. Nếu tỷ lể tiết kiệm cao sẽ làm cho đầu tư cao hơn, làm
cho hàm tiết kiệm s.f(k) dịch chuyển lên trên, nền kinh tế sẽ đạt trạng thái dừng mới
với khối lượng tư bản và sản lượng cao hơn ở trạng thái dừng cũ. Như vậy, tiết kiệm
cao hơn sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, tới khi đạt đến trạng thái dừng
mới với khối lượng tư bản lớn hơn, nhưng không duy trì mức tăng trưởng cao hơn nếu
tiếp tục giữ tỷ lệ tiết kiệm ở mức cao này.
sf(k)
y
k
k*
T
ừ đồ thị ta thấy chỉ có 1
khối lượng tư bản duy nhất là
k* làm cho đầu tư bằng khấu
hao. Tại k* ta có mức tư
bản đạt trại thái dừng.
Với k < k*, đầu tư lớn hơn
khấu hao nên khối lượng tư
bản tăng.
Với k > k*, đầu tư nhỏ hơn
khấu hao nên khối lượng tư
b
ản bị thu hẹp.
s
2
f
(k)
k
y
k
k
1
*
k
2
*
s
1
f(k)
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 5
Sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Lương công nhân tăng làm cho lượng tư bạn trên mỗi công nhân giảm xuống. Gọi
n tỷ lệ tăng dân số thì ( + n)k là lượng đầu tư cần thiết để giữ cho lượng tư bản mỗi
công nhân không thay đổi. Đối với nền kinh tế ở trạng thái dừng, đầu tư phải cân bằng
với khấu hao và sự gia tăng dân số. Ta có thay đổi của khối lượng tư bản mỗi công
nhân lúc này là:
k = i – ( + n)k
Tương đương k = s.f(k) –( + n)k
Ta có mô hình thể hiện sự gia tăng dân số (từ n
1
đến n
2
) làm khối lượng tư bản ở
trạng thái dừng bị thu hẹp:
Như vậy: ta thấy sự gia tăng dân số làm giảm khối lượng tư bản cũng như làm tốc
độ tăng trưởng kinh tế bị sụt giảm.
Tiến bộ trong công nghệ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Tiến bộ trong công nghệ được đưa vào hàm sản xuất: Y = F(K, L x E)
Trong đó, E là biến mới, là hiệu quả lao động (công nghệ được cải thiện, hiệu quả
lao động tăng, phản ánh sức khỏe giáo dục và tay nghề lao động).
y
k
k
1
*
k
2
*
sf(k)
(
+ n
1
)
k
(
+ n
2
)
k
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 6
L x E là lực lượng lao động tính bằng đơn vị hiệu quả (gồm số lượng công nhân và
hiệu quả của mỗi công nhân).
Với là g là tốc độ tiến bộ công nghệ (hay tỷ lệ tiến bộ công nghệ mở rộng lao
động). Ta có: k = s.f(k) –( + n + g)k
Bây giờ k được định nghĩa là khối lượng tư bản trên mỗi đơn vị hiệu quả của lao
động. Sự gia tăng của số lượng đơn vị hiệu quả do tiến bộ công nghệ có xu hướng làm
giảm k. Trong trạng thái dừng, đầu tư sf(k) loại trừ sự giảm sút của k do khấu hao, sự
gia tăng dân số và tiến bộ công nghệ. Mặc dù vậy, số lượng đơn vị hiệu quả trên mỡi
lao động tăng với tỷ lệ g. Tổng sản phẩm tăng với tỷ lệ (n + g).
Như vậy, mô hình Solow chỉ ra rằng tiến bộ công nghệ làm sản lượng mỗi công
nhân tăng trưởng vững chắc khi nền kinh tế ở trạng thái dừng và chỉ có tiến bộ công
nghệ mới giải thích được sự gia tăng không ngừng của mức sống.
Quy tắc vàng của tích luỹ vốn
Chúng ta nhận ra rằng ban đầu với một mức thu nhập cho trước, khi tăng tiết kiệm
thì tiêu dùng sẽ giảm. Song có một vấn đề là liệu tiết kiệm có làm tăng tiêu dùng trong
dài hạn hay không? Nếu có, mức tiết kiệm nào là tối ưu cho nền kinh tế?. Điều này
được thể hiện qua phân tích sau đây
Với hàm sản xuất và các giá trị δ cho trước, có mối tương quan 1-1 giữa k và s tại
trạng thái dừng. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàm số sau đây
sf (k*) = δ.k * (*)
sf(k)
(
+n+g)
k
y
k
k*
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 7
Ở trạng thái dừng, tiêu dùng bình quân trên đầu người đươc xác định c*=(1-
s).f{k*(s)}. Từ (*) chúng ta có sf (k*) = δ.k * . Vì vậy chúng ta có thể viết hàm số c(s)
như sau:
c*(s)=f {k*(s)} - δ.k*(s)
Ở trạng thái dừng mức tiết kiệm cần thiết để tối đa hoá tiêu dùng phải thoã điều
kiện:
Vì nên điều kiện tối đa hoá tiêu dùng sẽ là f'(k*) - δ = 0 hay năng suất
biên của vốn sẽ bằng với tỷ lệ khấu hao. Khi s < sG thì việc tăng tiết kiệm sẽ làm tăng
tiêu dùng trong dài hạn nhưng giảm tiêu dùng trong quá trình dịch chuyển đến trạng
thái dừng. Ngược lại, khi s > sG việc giảm tiết kiệm sẽ làm tăng tiêu dùng bình quân
đầu người trong dài hạn và cũng tăng tiêu dùng trong quá trình dịch chuyển . Vấn đề
lựa chọn phụ thuộc vào sự đánh đổi giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng trong tương
lai
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
2.1.Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam các năm gần đây
2.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007
đạt 8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32%, năm 2010 đạt 6,78%, năm 2011
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 8
đạt 5.89% và năm 2012 đạt 5,03% . Bình quân thời kỳ 2006-2012, tăng trưởng kinh tế
đạt 6,57%/năm, trong đó bình quân giai đoạn 2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai
đoạn 2008-2010 đạt 6,14%; bình quân giai đoạn 2011 - 2012 đạt 5.46%.
Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2000 - 2012
Đơn vị tính %
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tuy mức tăng trưởng năm 2012 là 5.03% thấp hơn mức tăng 5,89% của năm
2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện
mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp
lý.
Tổng cục thống kê cho rằng, nền kinh tế năm 2012 gặp bất lợi bởi sự bất ổn của
kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa
được giải quyết.
Những bất lợi từ thị trường thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất
kinh doanh và đời sống dân cư trong nước, thể hiện ở việc thị trường tiêu thụ hàng hóa
bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở
mức đáng lo ngại. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải
thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.
Do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới trong giai
đoạn từ năm 2006 - 2012. Tăng trưởng ba khu vực kinh tế như sau:
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 9
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%/năm thời kỳ 2006-2010, trong
đó giai đoạn 2006-2007 tăng 3,72%; giai đoạn 2008-2010 tăng 3,09%.
- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó
giai đoạn 2006-2007 tăng 10,30%; giai đoạn 2008-2010 tăng 6,40%.
- Khu vực dịch vụ tăng 7,73%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-
2007 tăng 8,57%; giai đoạn 2008-2010 tăng 7,17%.
Riêng đối với giai đoạn từ năm 2011 - 2012. Phân rã theo khu vực kinh tế cho
thấy mức độ tăng trưởng yếu diễn ra ở tất cả các nhóm ngành.
M ảng Dịch vụ giữ được mức tăng khá nhất dù vẫn thấp hơn so với năm 2011;
ngược lại, tăng trưởng ở khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản sụt giảm mạnh khi chỉ
tăng 2.72%, so với con số 4.01% trong năm trước.
Đáng chú ý là sự sụt giảm của ngành Công nghiệp và xây dựng đã ảnh hưởng
không nhỏ đến tăng trưởng toàn nền kinh tế vì chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 40%.
Tính đến 01/12/2012, chỉ số tồn kho của ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo
còn tăng 20.1% so với cùng thời điểm năm trước; và chỉ số tồn kho này có xu hướng
liên tục sụt giảm trong những tháng gần đây. Tuy vậy, trong bối cảnh nhiều doanh
nghiệp không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, thì con số tồn kho này cũng
cho thấy sự trì trệ đang hiện diện.
2.1.2. Thu nhập bình quân trên đầu người/năm
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm.
Cụ thể trong năm 2012 là 1540 USD/ người tăng hơn 6 lần so với năm 2000 là 251
USD/ người.
Tuy thu nhập bình quân đầu người của Việt Năm liên tục tăng qua các năm.
Nhưng Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với
các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở
cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 10
Tốc độ tăng trưởng GDP/người 2000 - 2012
Đơn vị tính USD
2.1.3. Vốn đầu tư
Với một nền kinh tế dựa nhiều vào vốn để tăng trưởng như Việt Nam thì bất cứ
cú sốc nào dẫn đến thắt chặt nguồn vốn đều có thể ảnh hưởng đến đà tăng trưởng.
Từ khi Nghị quyết 11 ra đời vào tháng 2/2011 với thông điệp kiềm chế lạm phát
và ổn định kinh tế vĩ mô, dòng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước
đã bị thu hẹp đáng kể. Trong khi đó, khu vực nước ngoài do ảnh hưởng của kinh tế
toàn cầu cũng hạn chế đầu tư.
Biểu đồ bên dưới cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP trong hai năm 2011 và
2012 đã sụt giảm mạnh, chỉ còn lần lượt là 34.6% và 33.5%. Đây được xem là một
trong những nguyên nhân chính khiến tăng trưởng GDP có xu hướng giảm dần.
Riêng trong năm 2009, với các biện pháp kích cầu mạnh mẽ thông qua bơm
vốn, nền kinh tế nhanh chóng hồi sức và tăng trưởng trở lại; nhưng đã để lại những hệ
lụy tiêu cực cho sự ổn định nền kinh tế vĩ mô trong những năm về sau.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 11
2.2. Mối liên hệ giữa các nhân tố trong Mô hình của Robert Solow và các yếu
tố khác ngoài mô hình với tăng trưởng kinh tế Việt Năm giai đoạn 2000-2012.
Thực trạng tác động của các nhân tố trong mô hình Robert Solow.
2.2.1. Tiết kiệm và đầu tư:
Tổng vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ngày 11/3/2013 chính thức công
bố, năm 2012, tính cả vốn cấp mới và tăng thêm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) vào Việt Nam đạt 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011.
Như vậy, năm 2012, Việt Nam đã đạt mục tiêu về thu hút FDI (15-16 tỷ USD) và
đã tăng so với năm trước. Đây là một kết quả rất tích cực.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành ước tính
đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP, đây là năm
có tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây
Nguồn: Tổng cục thống kê
Về tỷ trọng, mặc dù có xu hướng giảm nhưng khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm
tỷ
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 12
t rọng
lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (từ mức trung bình 54,1% trong giai đoạn 2000-
2005 xuống 39,1% trong giai đoạn 2006-2010; năm 2011 tỷ trọng này là 38,9%). Đáng
chú ý, tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng có xu hướng giảm qua các
năm (từ mức 38,1% năm 2006 xuống còn 36,1% năm 2010 và 35,2% năm 2011);
trong khi đó, tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng tăng (từ
mức 16,2% năm 2006 lên mức 25,9% năm 2011).
Đáng chú ý, trong năm 2012, vốn đầu tư từ khu vực ngoài Nhà nước vượt nguồn
vốn khu vực Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất (38,9% tổng vốn đầu tư), đạt 385 nghìn
tỷ đồng , tăng 8,1% so với cùng kỳ 2011.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 13
Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư S-I
Trong những năm gần đây, mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư ngày càng trầm
trọng. Trong giai đoạn 2007-2009, mức chênh lệch đã lên đến trên 10% GDP, cao hơn
rất nhiều so với giai đoạn từ 2002-2006. Lý do là trong khi tỷ lệ tiết kiệm khá ổn định,
đầu tư lại có xu hướng tăng nhanh. Bên cạnh đó, nếu trước năm 2007, phần lớn thâm
hụt tiết kiệm của khu vực công (Sg-Ig) được tài trợ bởi thặng dư tiết kiệm của khu vực
tư nhân (Sp-Ip) thì từ năm 2007 trở đi, cả khu vực tư nhân cũng chịu thâm hụt tiết
kiệm, kéo theo đó chênh lệch S-I của cả nền kinh tế tăng nhanh.
Phần thiếu hụt này phải dựa vào nguồn bên ngoài để bù đắp, nhưng nguồn này là
không vững chắc. Do liên tục cần tài trợ từ bên ngoài nên nợ quốc gia (mọi nguồn)
cũng như nợ công (cả trong và ngoài nước) tăng lên nhanh chóng; đồng thời, thâm hụt
tài khoản vãng lai cũng tăng mạnh.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 14
Tiết kiệm - đầu tư và nhập siêu của nền kinh tế giai đoạn 2005-2010
Đơn vị: % GDP
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Niên giám thống kê 2010 (trang 140).
Năm 2012 Việt Nam xuất siêu khoảng 284 triệu USD. Đây là lần đầu tiên sau gần
20 năm nhập siêu, Việt Nam chuyển sang xuất siêu trong cả năm.
Trạng thái xuất siêu trước mắt là một tín hiệu mừng, giảm áp lực cho cán cân
thanh toán, cũng như góp phần kiềm chế lạm phát; song nguyên nhân chủ yếu được
coi là do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu nguyên vật
liệu, thiết bị tăng thấp chứ không phải do xuất khẩu đã tăng bền vững.
Hiệu quả đầu tư
Trong giai đoạn 2006 đến nay, nhìn chung hiệu quả đầu tư của nền kinh tế có xu
hướng giảm, thể hiện qua: (i) hệ số ICOR liên tục tăng (ngoại trừ năm 2011); (ii) chi
phí trung gian tăng nhanh; (iii) đóng góp của nhân tố lao động và TFP vào tăng trưởng
kinh tế đạt mức thấp. Cụ thể:
-Trong giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ tổng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP luôn ở mức
cao, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thực chỉ đạt trung bình khoảng 7% /năm đã
khiến cho hệ số ICOR trung bình giai đoạn tăng cao, lên mức 7,17 (cao hơn khá nhiều
so với ICOR của giai đoạn 2000-2005 và ICOR của các nước đang phát triển khác).
Đặc biệt vào năm 2009, chỉ số này đã lên tới mức 13,51, báo động về hiệu quả đầu
tư bị sụt giảm một cách nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh
tế.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 15
Tốc độ tăng GDP thực tế và hệ số ICOR giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: %, lần.
8.23
8.46
6.31
5.32
6.78
5.89
5.03
4.47
5.1
6.29
8
5.73
5.87
6.44
0
2
4
6
8
10
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tốc độ tăng GDP thực tế ICOR
Nguồn: GSO, UBGSTCQG.
- Trong giai đoạn 2006-2010, trong khi tổng giá trị sản xuất tăng trung bình khoảng
11%/năm thì tốc độ tăng giá trị gia tăng chỉ vào khoảng 6%. Điều này cho thấy chi phí
trung gian đang tăng lên nhanh chóng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh đang giảm sút.
Theo mô hình Solow, các quốc gia với xuất phát điểm thấp như Việt Nam sẽ có cơ
hội tăng trưởng nhanh, tính theo thu nhập trên đầu người, nhờ đầu tư vốn là chủ yếu.
Nhưng sau đó, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại do tác động giảm dần của đồng vốn đầu tư.
Do đó, để có thể duy trì được mức tăng trưởng bền vững trong dài hạn, tính hiệu quả
của việc sử dụng đồng vốn và lao động trong nền kinh tế mới là yếu tố quyết định.
Đối với Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trước năm 2008 đã chuyển sang
mức thấp hơn nhiều trong những năm gần đây. Điều này có thể giải thích một phần với
mô hình Solow. Đó là tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư là chủ yếu và tốc độ đang giảm
dần, nhưng điều đáng ngại là cùng với đó, sự thiếu hiệu quả của nền kinh tế cũng góp
phần hạn chế khả năng tăng trưởng trong tương lai nếu không có biện pháp cải thiện
quyết liệt.
Từ năm 2000 trở lại đây, tỉ lệ đầu tư vốn toàn xã hội/GDP của Việt Nam luôn cao,
trung bình hơn 30%; có năm lên tới 43% như năm 2007. Thế nhưng, hệ số ICOR đang
có xu hướng tăng lên trong 3 năm gần đây (ICOR là hệ số đo lường chất lượng của
đồng vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng
vốn càng cao).
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng của đồng vốn là tính nhất thời, ngắn
hạn trong chính sách sử dụng. Số tiền các doanh nghiệp rót vào nghiên cứu và phát
triển nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi vẫn chưa đáng kể, trái ngược
với số tiền đầu tư vào các lĩnh vực ngắn hạn như chứng khoán. Đây là nguy cơ lớn
trong dài hạn của các doanh nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 16
2.2.2. Dân số
Năm
Tỷ lệ gia tăng
dân số
Tỷ lệ gia tăng
GDP
Tỷ lệ gia tăng
GDP/người
2001
1,4
6,89
5,49
2002
1,3
7,08
5,74
2005
1,17
7,79
1,14
2007 1,09 8,46 1,15
2008
1,07
6,34
1,25
2009
1,06
5,32
1,01
2010 1,05 6,78 1,1
2011
1,04
5,89
1,11
2012
1,06
5,03
1.06
Dân số và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 1970-2009 (%)
Giai đoạn
1970-
1979
1980-1989
1990-1999
2000-2009
T
ốc độ tăng thu nhập b
ình
quân đầu người (giá 2005)
2,54
3,33
6,24
6,23
T
ốc đ
ộ tăng tỷ lệ dân số
trong độ tuổi lao động
0,40
0,67
0,94
1,22
Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 17
Số liệu thống kê cho thấy tốc độ tăng của tỷ lệ dân số trong tuổi lao động đã tăng
từ 0,40% giai đoạn 1970-1979 lên 1,22% giai đoạn 2000-2009. Tốc độ tăng thu nhập
bình quân đầu người (tính theo giá năm 2005) cũng tăng từ 2,54% giai đoạn 1970-
1979 lên 6,23% giai đoạn 2000-2009.
Trong giai đoạn 2000-2009, tỷ lệ dân số trong tuổi lao động tăng 0.28% tuy nhiên
tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người giảm 0.01%, lực lượng lao động tăng thêm
này không có đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.
Giai đoạn 2000 – 2012, lực lượng lao động của nước ta đã tăng từ 39,3 triệu người
lên 50,5 triệu người, tốc độ tăng bình quân là 2,6%/năm, bằng 2 lần tốc độ tăng dân
số
]
. Nhưng chất lượng lao động cũng không mấy cải thiện. Năng suất của lao động
Việt Nam hiện ở mức đáy trong khu vực. Theo Tiến sĩ Hồ Đức Hùng, Đại học Kinh tế
TP.HCM , năng suất của Việt Nam đang thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần,
Thái Lan đến 30 lần. Nâng cao chất lượng lao động không phải là chuyện đơn giản.
M ột phân tích của hãng tư vấn McKinsey (Mỹ) cho thấy để đạt được mục tiêu tăng
trưởng 7-8% cho đến năm 2020, đòi hỏi năng suất lao động của Việt Nam phải tăng từ
4,1%/năm lên 6,4%/năm. Nếu không thực hiện được, tăng trưởng kinh tế sẽ chỉ có thể
vào khoảng 4,5-5% mà thôi.
2.2.3. Tiến bộ công nghệ
Khoa học công nghệ là một trong các nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế xã
hội của mỗi quốc gia. Xã hội càng phát triển càng chứng minh một điều rằng: Khoa học
và công nghệ có vai trò ngày càng sâu sắc, tác động lớn đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở
nhiều quốc gia. Những năm gần đây, thành quả của khoa học và công nghê, đặc biệt là sự
đổi mới công nghệ đã đem đến cho kinh tế, xã hội Việt Nam một diện mạo mới.
Tăng khoảng 5 lần thu nhập bình quân đầu người
Theo phân tích gần đây của Ngân hàng thế giới ở 38 quốc gia và khu vực, tiến bộ
công nghệ đóng góp 50% vào tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển, hơn 30% ở
các nước đang phát triển. Tại Hàn Quốc, đột phá trong khoa học công nghê giúp kinh
tế - xã hội nước này tăng trưởng mạnh, mức thu nhập bình quân đầu người tăng cao từ
1.040 USD (1977) lên 3.360 USD sau 10 năm. Đầu tư cho khoa học công nghệ của
nước này tăng nhanh từ 378 triệu USD lên 5 tỷ USD, tăng 13 lần. Với Trung Quốc,
đầu tư cho khoa học và công nghệ tăng mạnh từ 0,6% GDP (2001) lên 1,43% GDP
(2007) đã tạo đòn bẩy đưa GDP bình quân đầu người tăng từ 1.047 USD lên 2.604
USD.
Theo tài liệu của TS. Cù Chí Lợi, Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Khoa học - Xã hội
Việt Nam): Ở nước ta, trong thời kỳ 1998-2002, tỷ trọng đóng góp của yếu tố khoa học
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 18
công nghệ vào tăng trưởng GDP chiếm gần 23%, kéo mức thu nhập bình quân đầu người
từ vài trăm USD đạt ngưỡng 1.000 USD. Trong khi dân số không ngừng tăng (từ hơn 50
triệu người năm 1979 lên hơn 85 triệu người năm 2009), diện tích đất canh tác bị thu hẹp
nhưng nhờ áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ngành nông nghiệp vẫn đóng góp
hơn 65% vào tăng trưởng kinh tế nước nhà.
Đưa kim ngạch xuất khẩu tăng hàng chục lần
Nhiều năm gần đây, những mặt hàng như: lúa gạo, thủy sản, hạt tiêu, cà phê, cao su
luôn đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam. Có kết quả này là nhờ những đóng
góp quan trọng của hoạt động khoa học công nghệ. Hàng nghìn giống, quy trình sản xuất
mới từ phòng thí nghiệm đã đến với người dân, được ứng dụng rộng rãi, đã và đang trở
thành đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Trong nông nghiệp, khoa học công nghệ đóng vai trò lớn trong lai tạo, nhân giống
cây trồng mới, tăng năng suất thay thế giống nhập ngoại. Nhiều công nghệ mới được ứng
dụng làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa
nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao
su. Đến nay, hơn 170 giống lúa được công nhận, trong đó có nhiều giống lúa lai tốt như
VL20, TH3-3, TH304, HY83, HYT92, HYT100. 90% diện tích đất được trồng bằng các
giống lúa cải tiến. Năng suất lúa bình quân năm 2007 đạt 49,5 tạ/ha, gấp 2,4 lần năm 1980
và Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực triền miên đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ
2 trên thế giới.
Trong thủy sản, các kết quả nghiên cứu về sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến thủy
sản đã đạt trình độ tương đương của thế giới và khu vực; nâng kim ngạch xuất khẩu lên
4,4 tỷ USD (2008), gấp 22 lần năm 1990. Các mặt hàng thủy sản chế biến xuất khẩu của
Việt Nam bảo đảm yêu cầu về chất lượng thị trường Nhật Bản, EU và Mỹ.
Trong công nghiệp, khoa học công nghệ giúp cải tiến, đổi mới công nghệ của các
ngành, lĩnh vực và đang chứng tỏ hiệu quả trong thời gian qua. Việt Nam đã sản xuất
được nhiều thiết bị cơ khí chính xác, siêu trường, siêu trọng; làm chủ công nghệ đóng tàu
trọng tải lớn… Từ kết quả nghiên cứu của một số chương trình khoa học công nghệ trọng
điểm, Việt Nam đã thiết kế, chế tạo thành công máy biến áp 220 kV - 250 MVA với giá
thành thấp hơn giá nhập khẩu (khoảng 2 triệu USD so với giá nhập khẩu 2,4 triệu USD).
Dù còn nhiều khó khăn nhưng không thể phủ nhận một thực tế rằng, khoa học công
nghệ đã và đang đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội, xứng đáng là nền
tảng cho CNH -HĐH . Đóng góp của khoa học và công nghệ đã kéo thu nhập bình quân
đầu người của Việt Nam từ vài trăm USD đến ngưỡng 1.000USD.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 19
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát
triển của nền kinh tế. Nền kinh tế của một quốc gia nói chung và của một địa phương nói
riêng sẽ không thể phát triển được nếu không được đảm bảo các điều kiện về nguồn nhân
lực cũng như về cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Các nước thành công phải cung cấp được cơ sở hạ tầng cần thiết cho nền kinh tế và
cho xã hội để duy trì tăng trưởng. Kinh nghiệm phát triển cho thấy đầu tư khoảng 7%
GDP vào cơ sở hạ tầng là qui mô vừa đúng để duy trì tăng trưởng cao và bền vững. Đài
Loan và Hàn Q uốc từng đầu tư rất mạnh vào cơ sở hạ tầng trong thời kỳ công nghiệp hóa
nhanh chóng. (Đài Loan là 9,5% GDP trong giai đoạn 1970-90 và Hàn Quốc là 8,7%
trong giai đoạn 1960-1990). Trung Quốc bình quân đầu tư 8% GDP vào cơ sở hạ tầng
giai đoạn 2003-2004. Cả ba nước đều xây dựng được những hệ thống cơ sở hạ tầng tiện
ích hiện đại.
Cơ sở hạ tầng cũng là một thành phần quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt
Nam. Trong 20 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã duy trì mức đầu tư hạ tầng khoảng 10%
GDP. M ức đầu tư cao ngoạn mục này đã nhanh chóng mở rộng nguồn cung cơ sở hạ tầng
và cải thiện khả năng tiếp cận sử dụng. Từ năm 2000 - 2005, tổng chiều dài đường bê tông
đã tăng gấp ba lần từ 30.000 km đến gần 90.000 km, đưa đến những cải thiện rất lớn cho
giao thông nông thôn. Tỉ lệ hộ gia đình nông thôn kết nối mạng lưới điện cũng tăng từ
73% lên 89% trong giai đoạn 2000-2005. Thành công trong phát triển cơ sở hạ tầng nông
thôn quy mô nhỏ là nét chính trong những thành tựu xóa nghèo và phát triển mang tính
bao phủ của Việt Nam, điều mà cộng đồng tài trợ quốc tế thường xuyên khen ngợi.
Hình1.Đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt
Nam
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 20
Nguồn:TổngcụcThốngkê Việt
Nam
Sau hơn 20 năm kể từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới, Việt Nam đang bước vào
giai đoạn phát triển đòi hỏi phải đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng giao thông đại trà
như xa lộ, đường sắt, cảng biển, và sân bay, và đầu tư vào hỗn hợp năng lượng hiệu quả
như các nhà máy thủy điện, chạy than và khí đốt.
Trong thập niên vừa qua tổng đầu tư hạ tầng ở Việt Nam đã chiếm bình quân hơn
10% GDP, vượt qua khỏi các nền kinh tế Đông Á vốn nổi tiếng về mức đầu tư cơ sở hạ
tầng cao. Kết quả từ tỉ lệ đầu tư cao của Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng khối lượng cơ
sở hạ tầng và cải thiện tiếp cận, góp phần vào sự thành công về tăng trưởng và phát triển
của đất nước. M ặt dù có những thành tựu này, những trở ngại về cơ sở hạ tầng của Việt
Nam vẫn chưa được giải quyết một cách hiệu quả. Thực tế, chính những tắc nghẽn về cơ
sở hạ tầng thay vì những chính sách phức tạp và khó tiên liệu của nhà nước, hiện được
xem là vấn đề lớn nhất cản trở môi trường kinh doanh của đất nước, như nhiều khảo sát
quốc tế đã nhận định. Theo đó, Việt Nam đối mặt với thách thức bảo vệ cơ sở hạ tầng
trước thiên tai và việc thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Đối với Việt Nam, vượt qua nhiều
rào cản cơ sở hạ tầng này có tầm quan trọng rất lớn để tiếp tục tăng trưởng với tốc độ
tương tự thành tựu đã đạt được trong hai thập niên vừa qua, và theo hướng bền vững, hiện
thực hóa những mục tiêu phát triển tham vọng đã đề ra cho những thập niên sắp tới.
Tuy nhiên, hiệu quả và trình độ chuyển giao công nghệ không cao do bị hạn chế
nhiều mặt về lựa chọn công nghệ tối ưu, tỷ lệ chuyển giao phần mềm thấp, hiệu suất sử
dụng chỉ đạt tối đa là 70% - 80% công suất thiết kế. Do thiếu vốn đầu tư mà trong một số
trường hợp doanh nghiệp buộc phải nhập thiết bị đã qua sử dụng, dẫn đến làm chậm tiến
tốc độ đổi mới công nghệ, còn gây lãng phí.
Chỉ riêng qua khảo sát đối với các ngành công nghiệp nhẹ, chúng ta thấy trong số hơn
700 thiết bị, 3 dây chuyền nhập tại 42 nhà máy có 76% số máy mới nhập thuộc thế hệ
máy sản xuất từ những năm 1950 – 1960, 70% số máy nhập khẩu đã hết khấu hao, 50%
số máy móc thiết bị là đồ cũ tân trang lại
Do sử dụng nhiều máy móc, thiết bị và công nghệ quá lạc hậu, ước tính ở Việt Nam
hiện nay có khoảng 300-400 thương tật dẫn đến chết người và hơn 20.000 tai nạn nghề
nghiệp xảy ra hàng năm.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 21
2.2.4.Các yếu tố khác ngoài mô hình:
Vị trí địa lý
Với hình thể đất nước hẹp chiều ngang, trải dài theo hướng á kinh tuyến, toàn bộ lãnh
thổ đất liền của nước ta có thể ví như” vùng duyên hải” và tạo ra một lợi thế ”mặt tiền”
hướng biển - thuận lợi cho giao thương và hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt
khoảng 47- 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần biển” đạt khoảng 20-
22% tổng GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế
diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải
biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai
thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy hải sản, thông tin
liên lạc, bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng
2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước), song trong tương lai sẽ có mức gia tăng
nhanh hơn. Trong đó:
Dầu khí : Từ bước đi chập chững của một ngành công nghiệp dầu khí non trẻ, sau
nửa thế kỷ xây dựng đội ngũ và phát triển vượt bậc, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam ngày nay đã có thể tự hào về những thành quả đạt được. Liên tục từ năm 1991
đến nay, Tập đoàn đã đóng góp vào tăng trưởng GDP với tỉ trọng trên 20%, chiếm trên
30% tổng thu ngân sách Nhà nước; khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
Thủy sản: Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua nhà
nước đã chú trọng đầu tư phát triển khá toàn diện cả về khai thác và nuôi trồng, tốc độ
tăng trưởng 2006 – 2010 bình quân tương đối cao.
Khai thác thủy sản được đầu tư theo hướng khai thác xa bờ, năm 2008 được Chính
phủ hỗ trợ dầu cho khai thác, nên số lượng phương tiện khai thác tăng nhanh. Trong
đó, những sản phẩm có giá trị cao như tôm, mực đạt tỷ lệ khá cao.
Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của nhiều tỉnh, có nhiều tiềm năng phát triển làm
cho kinh tế chuyển dịch nhanh và có hiệu quả. Giai đoạn 2006 – 2010 nuôi
trồng thuỷ sản cũng đã đóng góp một phần vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế
.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 22
Bảng thống kê giá trị sản phẩm thu được trên 1 hécta mặt nước nuôi trồng
thủy sản trong giai đoạn 2004-2010
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Giá tr
ị sản phẩm thu
được trên 1 hécta m
ặt
nư
ớc nuôi trồng thủy
sản( triệu đồng)
42,5 47,4 55,4 67,4 77,4 87,1 103,8
Nguồn: theo số liệu lấy từ Tổng cục thống kê
Gần đây, kinh tế trên một số đảo đã có bước phát triển nhờ chính sách di dân và đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo (hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cung cấp
nước ngọt, trường học, bệnh xá ). Tuy vậy, có thể nhận định một cách khái quát rằng, sự
phát triển của kinh tế biển còn quá nhỏ bé và nhiều yếu kém. Quy mô kinh tế biển Việt
Nam chỉ đạt khoảng hơn 10 tỷ USD; trong khi sản lượng kinh tế biển của thế giới ước
1.300 tỷ USD, Nhật Bản là 468 tỷ USD, Hàn Quốc là 33 tỷ USD. Cơ sở hạ tầng các vùng
biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu. Hệ thống cảng biển nhỏ bé, manh mún,
thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp. Các chỉ tiêu hàng
thông qua cảng trên đầu người rất thấp so với các nước trong khu vực (chỉ bằng 1/140 của
Xingapo, 1/7 của M alaixia và 1/5 của Thái Lan)
Vì vậy chiến lược biển Việt Nam trong những năm tới đã xác định rõ năm ngành và
lĩnh vực đột phá: khai thác, chế biến dầu, khí; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến thuỷ,
hải sản; du lịch biển và kinh tế hải đảo; các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp, khu chế
xuất ven biển gắn với các khu đô thị dọc dải ven biển. Nước ta đang xây dựng 14 KKT
ven biển, trong đó có 9 KKT đã cơ bản hoàn thành các công tác quy hoạch chung, quy
hoạch chi tiết các phân khu chức năng và đang tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật - xã hội, xây dựng các khu tái định cư. Các KKT khác hiện đang trong giai đoạn xây
dựng quy hoạch, chuẩn bị và hoàn thiện bộ máy và nhân sự, chuẩn bị các điều kiện tiền đề
cho việc lập dự án và huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai công tác đền
bù giải phóng mặt bằng các khu chức năng.
Y tế-Giáo dục:
Trong giai đoạn 2001-2005, các chỉ tiêu về y tế giáo dục của nước ta đã có chuyển
biến tích cực đáng kể, tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học trong độ tuổi đạt 80% và tỷ lệ
học sinh phổ thông trung học đi học trong độ tuổi đạt 45% vào năm 2005, nâng tỷ lệ lao
động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 23
Trong năm 2005, đã tuyển mới 230 nghìn học sinh học nghề dài hạn, tăng 13,9% so
với năm 2004 và 977 nghìn học sinh học nghề ngắn hạn, tăng 2,9% Vấn đề y tế từ giai
đoạn này cũng bắt đầu được chú trọng một cách đúng mức để đảm bảo sức khỏe cho
người dân nói chung và người lao động nói riêng. Đáp ứng 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh
sản xuất trong nước. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 22-25% vào năm 2005
.Điều này đã tác động 1 cách tích cực đến nền kinh tế nước ta, từ năm 2000 đến nay, nền
kinh tế Việt Nam đã lấy lại được đà tăng trưởng với tốc độ tăng năm sau luôn luôn cao
hơn năm trước (Năm 2000 tăng 6,79%; năm 2001 tăng 6,89%; năm 2002 tăng 7,08%;
năm 2003 tăng 7,34%; năm 2004 tăng 7,79% và năm 2005 ước tính tăng 8,43%). Bước
qua năm 2006,vẫn duy trì được ở tốc độ tăng trưởng khá cao. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế
do chính phủ đặt ra đều đạt được và vượt kế hoạch. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
ước tăng gần khoảng 8,23%, và năm 2007 ước tính tăng 8,48%
Năm 2011 ,Công tác đào tạo nghề cũng được các cấp, các ngành và địa phương tiếp
tục quan tâm đầu tư. Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 128 trường cao đẳng nghề, tăng
8,5% so với năm 2010; 308 trường trung cấp nghề, tăng 8,1%; 908 trung tâm dạy nghề,
tăng 12,1% và trên 1 nghìn cơ sở có các lớp dạy nghề. Số học sinh học nghề được tuyển
mới trong năm nay là 1860 nghìn lượt người, tăng 6,4% so với năm trước, bao gồm: Cao
đẳng nghề và trung cấp nghề là 420 nghìn lượt người; sơ cấp nghề 1440 nghìn lượt
người.14 triệu người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 2,5 triệu học sinh nghèo được
miễn, giảm học phí năm học 2010-2011
Với sự ổn định của y tế- giáo dục, (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm
2010, tuy thấp nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung
ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá cao và
hợp lý.
Tài nguyên Việt Nam
Việt Nam được ưu đãi với những trữ lượng kim loại và khoáng chất lớn, trong đó có
quặng bô-xít, đất hiếm, vonfram, titan, phốt-phát, than đá và sắt. Tuy nhiên, ngoại trừ than
đá, phần lớn các dự án khai thác hiện tại trong nước có quy mô nhỏ, đây là cơ hộitiềm
năng để phát triển quy mô lớn hơn.
Tăng trưởng kinh tế GVHD: TS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm 12 Page 24
Tuy ngành công nghiệp khai thác mỏ của Việt Nam đã phát triển với tốc độ nhanh
(tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR trong giai đoạn 2000-2009 là 14,1% tính trên
đóng góp của ngành công nghiệp khai thác mỏ vào GDP thực), nhưng ngành này (trừ dầu
khí) chỉ cấu thành khoảng 2,2% GDP của Việt Nam (dữ liệu năm 2009), cho dù có cả sự
đóng góp của ngành than đá, thể hiện tiềm năng đáng kể cho sự tăng trưởng.
Hơn nữa, quyền sở hữu đối với các mỏ kim loại và khoáng chất, đặc biệt là ngành
kim loại hiếm, hiện còn rất manh mún. Điều này tạo ra cơ hội để chúng tôi có thể hợp
nhất ngành và giảm thiểu rủi ro bằng cách tạo ra hiệu quả thông qua quy mô.
Nhận xét chung: theo mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow thì Có lẽ Việt Nam
sẽ khó có thể quay lại thời kỳ tăng trưởng nhanh. Vòng kim cô của đầu tư vốn và sử
dụng lao động giá rẻ nhưng năng suất không cao sẽ tiếp tục giới hạn tiềm năng phát
triển, trong khi sự yếu kém của công nghệ, kỹ năng và tính sáng tạo vẫn là thách thức
không dễ khắc phục trong ngắn hạn.
2.3.Phân tích tương quan nền kinh tế Việt Nam và các nước Đông Nam Á
Trước tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam và các nước Đông
Nam Á đều chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Nhưng cũng trong bối cảnh quốc tế
không thuận lợi như vậy, các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á vẫn đang có
những bước cải thiện và phát triển mạnh mẽ, đối lập cơ bản với tình trạng u ám hiện
nay của nền kinh tế Việt Nam
Trên thị trường chứng khoán
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hồi năm 2008 tác động khá giống nhau đến
cả 4 nước (Philippines, M alaysia, Indonesia và Việt Nam). Cả bốn chỉ số chứng khoán