Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Kiễm tra, sữa chữa trục khuỷu động cơ Zil 130

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 23 trang )

ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
LỜI NÓI ĐẦU
Từ thế kỷ 19, xe hơi xuất hiện như là sản phẩm của nền văn minh thế giới,
của nền công nghiệp lúc bấy giờ. Sang thế kỷ 20, những loại đó chứng kiến
bước nhảy vọt trong ngành công nghệ ưu tú. Số lượng tiêu thụ trên thế giới tăng
mạnh. Mỗi chiếc ô tô là thành quả của sự sáng tạo không ngừng, ngoài các yêu
cầu về kỹ thuật như ABS, EFI các nhà chế tạo đó đưa hầu hết các tiện nghi
trong cuộc sống và trong xe như điều hòa nhiệt độ, sưởi ấm, điện thoại, TV, CD,
hệ thống định vị toàn cầu, .v.v có thể nói nó giống như một ngôi nhà di động
nhỏ.
Vào thế kỷ 21, các nhà chế tạo ô tô đang chạy đua với công nghệ mới như:
Công nghệ vật liệu, cộng nghệ chế tạo, môi trường, nhiên liệu thay thế Hoặc ô
tô tự vận hành theo một lập trình có sẵn, ô tô có thể tự điều chỉnh trọng tậm ở
vận tốc cao. Ô tô hoàn toàn không gây ô nhiễm cho môi trường trường
Ở Việt nam, cách đây chưa lâu xe hơi cũng được coi như là món đồ xa xỉ.
Em được giao đề tài: “ Kiễm tra, sữa chữa trục khuỷu động cơ Zil 130 “
Nội dung gồm:
1 Nhiệm vụ, điều kiện làm việc cuiar trục khủyu.
2 Vật liệu chế tạo và cấu tạo trục khuỷu động cơ zil 130.
3 Các hư hỏng và phương pháp kiểm tra trục khuỷu.
4 Quy trình sữa chữa trục khuỷu động cơ zil 130.
Mặc dầu tài liệu tham khảo còn hạn chế, khả năng bản thân có hạn nhưng
được sự giúp đỡ, sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa cơ khí
động lực cùng với sự cố gắng của bản thân, đến nay em đã hoàn thành đồ
án.Tuy vậy đồ án cũng có nhiều khiếm khuyết rất mong sự chỉ bảo của các thầy
cô.
Em xin chân thành cảm ơn !.
Vinh, ngày …, tháng 03, năm 2011.
Sinh viên thực hiện :
Nguyễn Văn Mạnh
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh


1
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN












………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
2
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
MỤC LỤC
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
3

ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
A. PHẦN THUYẾT MINH
I. Nhiệm vụ điều kiện làm việc của trục khuỷu
1) Nhiêm vụ
Trục khuỷu có nhiệm vụ nhận lực tác dụng của môi chất công tác từ phía
piston do thanh truyền chuyển tới và chuyển hóa lực này thành momen làm quay
máy công tác. Khi hoạt động trục khuủy chịu tác dụng của các lực quán tính và
lực do áp suất môi chất bên trong xilanh tạo ra theo chu kỳ, luôn luôn thay đổi
về phương, chiều và độ lớn gây va đạp và gây biến dạng uốn, xoắn lớn. Vì vậy
trục khuỷu phải có sức bền tốt, độ cững vững lớn, phải nhẹ và cân bằng tốt.
2) Điều kiện làm việc.
-Trục khuỷu làm việc trong điều kiện bôi trơn ma sát ướt, nhưng khi cò ma sát
khô hoặc tới hạn ( lúc khởi động hoặc tắt máy, tăng hoặc giảm đột ngột vận tốc
góc, khi khe hở trục bạc lớn.
-Chịu nhiệt độ từ 150 đến 2500C, do nhiệt truyền từ buồng cháy qua piston
thanh truyền hoặc do bản thân ma sát giữ trục và bạc.
-Chịu ma sát lớn.
-Tải trọng biến thiên, có tính chất va đập và phân bố không đều.
-Vận tốc trượt khá lớn 5 đến 10 m/s
Trong quá trình làm việc trục khuỷu chịu tác dụng của lực khí cháy, lực
quán tính.
Các lực tác dụng gây ra ứng suất uốn và xoắn trục. Đồng thời còn gây ra
dao động dọc và dao động xoắn làm động cơ rung động và mất cân bằng.
Ngoài ra các lực nói trên còn gây ra hao mòn lớn trên các bề mặt ma sát
cổ chính và cổ biên.
II. vật liệu chế tạo và cấu tạo trục khuỷu động cơ zil 130
1) Vật liệu chế tạo trục khuỷu động cơ zil 130
Thép cacbon hoặc gang cầu
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
4

ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
- Thép: Có hệ số ma sát lớn nên giảm dao động xoắn tốt nhưng sức
bền không cao bằng thép hợp kim. Tạo phôi bằng phương pháp đúc lượng
dư gia công ít hơn so với phương pháp rèn tuy nhiên không cao bằng.
- Gang cầu: Là loại gang có độ bền cao nhất trong các loại gang do
than chì ở dạng cầu tròn, bề ngoài cũng có màu xám tối như gang xám.
Nên khi nhình bề ngoài không thể phân biệt hai loại gang này.
- Gang cầu còn được gọi là gang bền cao có than chì ở dạng cầu nhờ
biến tính bằng các nguyên tố mg, ce các nguyên tố rất hiếm
- Gang cầu dễ đúc rẻ chịu mòn tốt .
2) Cấu tạo trục khuỷu.
- Trục khuỷu là chi tiết phức tạp gồm các bộ phận: Đầu trục, đuôi
trục và các khuỷu trục trên đó có cổ trục, chốt khuỷu và các đối trọng.
1: đầu trục; 2: Chốt khuỷu; 3: Cổ khuỷu; 4: Má khuỷu;
5: Đối trọng; 6: Đuôi trục khuỷu.
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
5
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
a) Đầu trục khuỷu
- Hình 2-26 thể hiện một loại kết cấu đầu trục khuỷu động cơ ô tô. Đầu trục
lắp vấu để quay trục khi càn thiết hoặc để khởi động bằng tay quay(maniven).
Trên đầu trục khuỷu thường có then đẻ lắp puli dẫn động quạt gió, bơm nước
cho hệ thống làm mát,đĩa giảm giao động xoắn(nếu có) và lắp bánh răng trục
khuỷu. Bộ truyền bánh răng từ trục khuỷu để dẫn động trục cam phối khí và
bơm cao áp (của động cơ ddieezel) hoặc bộ chia điện đánh lửa(của động cơ
xăng) và bơm dầu của hệ thống bôi trơn. Ngoài ra đầu trục khuỷu loại này còn
có kết cấu hạn chế di chuyển dọc trục. Cá bề mặt đàu của cổ trục đầu tiên khi di
chuyển dọc trục sẽ tì vào các tấm chặn có táng hợp kim chịu mòn.
Hinh 2-26 một loai kết cấu đầu trục khuỷu động cơ ô tô
- Đầu trục khuỷu có ngõng trục để lắp bánh răng dẫn động cơ cấu phân

phối khí, lắp buli dẫn động các hệ thống khác và đôi khi lắp đĩa giảm dao động
xoẵn co trục khuỷu.Đầu trục còn có lỗ ren lắp vấu để quay trục khi cần khởi
động bằng tay.
- Đầu trục khuỷu dùng để lắp bánh răng chuyển động, bơm cao áp, bơm
dầu
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
6
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
b) Cổ khuỷu.
Có trục khuỷu được gia công và xử lí bề mặt đạt độ cứng và độ bóng cao
thường là động cơ cỡ lớn, với đường kính cổ trục lớn dần từ đầu đến đuôi trục
khuỷu để có sức bền đều.Tuy nhiên nó sẽ rất phức tạp vì có nhiều bạc lót hoặc ổ
đỡ có đường kính khác nhau.Cổ khuỷu thường rỗng để làm rãnh dẫn dần bôi
trơn đến các cổ và chốt khác của trục khuỷu.
+ Chốt khuỷu.
Chốt khuỷu củng phải được gia công và xử lý bề mật để đạt độ cứng và độ
bóng cao. Đường kính chốt thường nhỏ hơn đường kính cổ,nhưng cũng có
những trường hợp động cơ cao tốc – do lực quán tính lớn – dường kính chốt
khuỷu có thể bàng đường kính cổ khuỷu.Trong trường hợp đầu to thanh truyền
làm liền khối lắp ổ bi kim ở một số động cơ 2 kỳ, do phải lồng thanh truyền tù
đầu trục khuỷu nên đường khính chốt phải lớn hơn đường kính cổ. Cũng như cổ
khuỷu,chốt khuỷu có thể làm rổng để giảm trọng lượng và chứa dầu bôi trơn. Để
dẫn dầu bôi trơn lên bề mặt chốt khuỷu có các phương pháp kết cấu như trên
hình 2-27.
Hinh2-27 kết cấu đẫn dầu bôi trơn chốt khuỷu
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
7
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Dầu bôi trơn thường được dẫn từ thân máy đến các cổ trục khuỷu,rồi
theo các đường rảnh trong cổ,má khuỷu dấn lên chốt khuỷu(hình 2-27a). Vị trí

lấy dầu ra bôi trơn chốt khuỷu thuận lợi nhất là vị trí mà tại đó áp suất tiếp xúc
nhỏ nhất(hình 2-27a) nhưng chi tiết kiểu này khó gia công. Lấy dầu ra như (hình
2-27b) thì dễ gia công chi tiết hơn nhưng nó làm giảm đáng kể sức bền trục
khuỷu. Phương án lấy dầu ra như trên hình 2-27c thì dễ gia công hơn và ảnh
hưởng không lớn đến sức bền trục khuỷu. Do lực ly tâm,các cặn bẩn chứa trong
dầu bôi trơn văng ra xa tâm quay nên nhờ có ống nhỏ dâu sạch ỏ phía trong
khoang rỗng của chốt được ra bôi trơn(hình 2-27a). Do trục khuỷu có các
khoang chứa dầu nên khi khởi động phải có thời gian đẻ dầu điền đày các
khoang. Để nhanh chóng đua dầu lên bôi trơn lên bề mặt trục khuỷu, người ta
dùng ống dẫn lắp ép trong trục khuỷu(hình 2-27d), tuy nhiên dàu không được
lọc sạch thêm nhờ hiệu ứng li tâm như đã nói ở trên.
c) Má khuỷu.
Má khuỷu đơn giản và giễ gia công nhất là có dạng chữ nhật và dạng
tròn (hình 2-28a và b). Đối với động cơ có cổ khuỷu lắp ổ bi, má khuỷu tròn
đồng thời đóng vai trò cổ khuỷu. Đẻ giảm trọng lượng người ta thiết kế má
khuỷu chữ nhật được vát góc (hình 2-28c). Má khuỷu ô van (hình 2-28d) có sức
bền đều hơn.
Hinh 2-28 các dạng má khuỷu.
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
8
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Để trục khuỷu có độ cứng vững và sưc bền cao,trục khuỷu thường
được thiết kế có độ trùng điệp. Độ trùng điệp, ki hiệu là ε (hình 2-29a), có thể
xác định theo công thức sau :
ε = ((d
ch
+ d
c
)/2) – R (2-19)
Độ trùng điệp càng lớn, độ cứng vững và độ bền của má khuỷu, hay nói

chính xác hơn, của toàn bộ trục khuỷu càng cao. Muốn tăng độ trùng điệp, theo
công thức (2-19), hoặc tăng đường kính cổ trục, cổ chốt d
c ,
d
ch
– áp suất tiếp
xúc và mài mòn ở các cổ này sẽ giảm – hoặc giảm bán kính quay R của trục
khuỷu tức là giảm hành trình S hay vận tốc trung bình của piston - xilanh
Hình 2-29. Các biện pháp kết cấu tăng bền mã khuỷu
.
d) Đối trọng.
+ Các đối trọng là các chi tiết được chế tạo rời và lắp vào 1 số má khuỷu ở
những vị trí nhất định để giúp trục khuỷu cân bằng trong quá trình làm việc.
+ Đối trọng được lắp trên trục khuỷu có 2 tác dụng chủ yếu:
+ Cân bằng lực và momen quán tính không cân bằng của động cơ
+ Giam phụ tải cho cổ trục. Mặt khác truc khuỷu và thân máy là những bộ
phận không đứng vững, bien dạng nên đối trọng còn có tác dụng cân bằng và
giảm rung động.
- kết cấu đối trọng : đối trọng có nhiều loại:
+ Đối trọng được ghép vào má khuỷu ở động cơ diezel.
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
9
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
+ Đối trọng được ghép với má khuỷu bằng bu lông
- Đối trọng là các khối lượng gắn trên trục khuỷu để tạo ra lực quán tính li tâm
nhằm những mục đích sau:
+ Cân bằng lực quán tính li tâm của trục khuỷu (hình 2-30a)
+ Cân bằng một phần lực quán tính chuyển động tịnh tiến cấp I (hình 2-30b).
Thông thường người ta cân bằng một nửa lực quán tính chuyển động tính tiến
cấp I của nhóm piston-thanh truyền. Đối trọng-lắp ngược với hướng của trục

khuỷu tạo ra lực quán tính ly tâm có giá trị bằng p
jl
/2=mRω
2
/2. Như vậy trên
phương ngang sẽ xuất hiện lực mất cân bằng mRω
2
sinφ/2. Phương pháp cân
bằng này về thực chất là chuyển một phần lực mất cân bằng trên một phương
sang phương vuông góc. phương pháp này thường dùng cho những động cơ đặt
nằm ngang. Để cân bằng triệt để lực quán tính chuyển động tịnh tiến, người ta
dùng cơ cấu cân bằng Lawngctche thường dùng ở những động cơ một xilanh, ví
dụ: Động cơ máy kéo Bông Sen. Đối trọng trong trường hợp này không lắp trực
tiếp trên trục khuỷu mà lắp trên hai trục chuyển động.
+ Giảm tải trọng cho một cổ khuỷu, ví dụ cho cổ giữa trục khuỷu động cơ 4 kỳ,
4 xilanh. Đối với trục khuỷu này các lực quán tính li tâm P
k
tự cân bằng nhưng
tạo ra cặp mô men M
pk
luôn gây uốn cổ giữa. Khi có đối trọng, các mô men M
pdt
của đối trọng sẽ cân bằng cặp mô men M
pk
nên giảm được tải cho cổ giữa.
+ Đối trọng là nơi để khoan bớt các khối lượng khi cân bằng động hệ trục
khuỷu.
+ Về mặt nguyên tắc đối trọng càng bố trí xa tâm quay thì lực quán tinbhs li tâm
càng lớn, tuy nhiên, khi đó sẽ làm tăng kích thước hộp trục khuỷu.
Về mặt kết cấu có các loại đối trọng sau:

+ Đối trọng liền với mã khuỷu, thông thường dùng cho động cơ cỡ nhỏ và
trung bình như động cơ ô tô máy kéo.
+ Để dễ chế tạo, đối trọng được làm rời rồi lắp với trục khuỷu. Lắp bằng
phương pháp hàn thường làm cho trục khuỷu biến dạng và để lại ứng suất dư
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
10
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
làm giảm sức bền mỏi của trục khuỷu nên phương pháp này ít được dùng.
Thông thường đối trọng được lắp bằng bu lông với trục khuỷu. Để giảm lực tác
dụng lên bu lông, đối trọng được lắp với mã trục khuỷu bằng rãnh mang cá và
được kẹp chặt bằng bu lông.
e) Đuôi trục khuỷu.
Đuôi trục khuỷu có mặt bích để lắp bánh đà và được làm rỗng để lắp vòng
bi đỡ trục sơ cấp hộp số. Trên bề mặt ngóng trục có lắp phớt chắn dầu, tiếp đó
là ren hồi dầu có chiều xoắn ngược với chiều quay của trục khuỷu để gạt dầu trở
lại. Sát với cổ trục cuối cùng là đĩa chắn dầu. Dầu được các kết cấu chắn dầu
ngăn lại sẽ rơi xuống và theo lổ thoát trở về cacte dầu.
Ngoài ra, ở một số động cơ, đuôi trục khuỷu còn là nơi lắp chắn di chuyển
dọc trục, lắp bánh răng chuyển động các cơ cấu phụ như bơm cao áp, bơm
dầu như ở động cơ ô tô TATRA 928 chẳng hạn.
Cổ biên:(chốt khuỷu): nối trục khuỷu với thanh truyền,đường kính cổ biên
có thể lấy nhỏ hoặc bằng dường kính cổ chính
Chiều dài cổ biên phụ thuộc vào khoảng cách giữa 2 đường tâm xi lanh kề
nhau và chiều dài cổ trục.
III. Các hư hỏng và phương pháp kiểm tra trục khuỷu
1) Các hư hỏng thường xảy ra ở trục khuỷu
a) Hao mòn trục khuỷu
- Có 2 dang hao mòn: Hao mòn có quy luật và hao mòn không có quy
luật
+ Hao mòn có quy luật: hao mòn, hư hỏng bình thường do quy luật làm việc

của trục khuỷu.
Ví dụ như : Thanh truyền chế tạo lệch tâm nên phân bố lực không đều
(dạng hình thang). Do đó hao mòn không đều.
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
11
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Khoan lỗ dầu không hợp lí : Do quán tính li tâm mà các cặn dầu bám vào
thành bên trái. Vì vậy, ở phía trái chốt khuỷu mòn nhiều hơn ở phía phải.
Mòn các bề mặt làm việc (cổ trục, bạc) do đó làm tăng khe hở lắp ghép giữa
trục và bạc, dẫn đến áp suất dầu bôi trơn và phát sinh tiếng va đập khi động cơ
làm việc, đầu và đuôi trục khuỷu bị mòn do ma sát vói các cô cấu dẫn động.
Mài mòn do ma sát không đều theo các phương.
Trục khuỷu bị xói mòn do dòng chảy của dầu bôi trơn.
Xước bề mặt do cặn dầu không đươc lọc sạch.
+ Hao mòn không có quy luật: hao mòn hư hỏng không bình thường do các
dạng kết cấu của trục khuỷu. Ví dụ như:.
Biến dạng làm cong. xoẵn trục, làm sai lệch góc công tác hoặc vi phạm chế
độ lắp ghép giữa trục và bạc do các cổ mất đòng tâm gây nên. Thanh truyền khi
bị kéo dãn hoạc bạc bị mòn rộng còn dẫn đến hiện tượng sai lệch tỉ số nén của
động cơ.
b) Tróc rỗ bề mặt.
Là một dạng hư hong bề mặt, thể hiện ở sư hình thành và bong tách các mối
liên kết cục bộ giữa hai bề măt ma sát do biến dạng dẻo vì lực.
Nguyên nhân: do ảnh hưởng của tải trọng lơn (áp suất tiếp xú xú bộ cao) mà
hai bề mặt bị biến dạng dẻo mạnh, bề mặt dính sát nhau ở khoảng cách ô tinh
thể, nguyên tử bề mặt này khuyếch tán sang bề mặt khác và hình thành liên kết
b) Rạn nứt.
Trong một số trường hợp quá tải, trục khuỷu còn có thể bị rạn nứt hoặc gãy.
Nguyên nhân gãy trục khuỷu:
+ Qúa tải trong điều kiện sử dụng.

+ Nhiên liệu bị lẫn nước.
+ Ly hợp (côn) không đáp ứng (chẳng hạn quá cưng do đĩa ma sát bị
động không mềm,lò xo bị sửa chữa tăng cứng).
+ Chất lượng gia công trục khuỷu quá kém
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
12
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
+ Dầu bôi trơn kém gây ma sát quá lớn.
+ Do kẹt píton.
Phát sinh vết nứt trên bề mặt do mỏi vật liệu, những vết nứt này xuất hiện
ở nhưng vùng chuyển tiếp giữa cổ trục và má, ở những nơi có gờ cạnh sắc hoặc
những rãnh xước tế vi trên bề mặt trục. Theo thời gian các vết nứt này lớn
dần,dẫn đén gãy trục đột ngột, với bề mặt gãy khá nhẵn và nghiêng 45 so với
đường tâm.
Các chi tiết có kích thước lớn như trục khuỷu còn có thể gặp hư hỏng ngầm
như rỗ, kẹt khí, nứt bên trong do quá trình tạo phôi không tốt gây nên.
c)Cháy bạc lót
Nguyên nhân: do khe hở bạc lót quá lớn hoặc quá bé, diện tích tiếp xúc của
bạc lót quá bé.
Bạc lót chưa áp chặt hoặc dính chặt ở giữa quá cao làm cho nó nhô lên và bị
kẹt. Bu lông thanh truyền vặn quá chặt làm cho bạc lót bị biến dạng, làm giảm
khe hở lắp ghép giữa nó và trục nên bị cháy.

)2 Kiểm Tra
a) Phương pháp kiểm tra chủ yếu.
Quan sát: chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để xá định mức độ hư hỏng của
chi tiết.
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
13
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Đo lượng mòn : dùng các dụng cụ đo đẻ xác định kích thước như: kẹp,
panme, đồng hồ đo lỗ, đo chiều sâu, căn lá, mũi v, bàn rà.
Sử dụng các dụng cụ chuyên dùng: calips, các loại dưỡng con lăn, trục
chuẩn các loại vòng chuẩn.
Sử dụng các đặc biệt đẻ phát hiện hư hỏng ngầm hoặc kiểm tra tính chất
chi tiết. Máy đo độ cứng, độ bóng, đàn hồi, các máy cân bằng tĩnh, cân bằng
động, các máy dò khuyết tật Các thiết bị đo sử dụng quang học khí động, các
loại dụng cụ, đồ gá để kiểm tra các vị trí tương quan giữa các bề mặt, các đường
tâm.
b) Các phương pháp đo kích thước và sai lệch hình học
+ Kiểm tra chi tiết dạng lỗ: các chi tiết dạng lỗ như xi lanh, lỗ ổ trục
khuỷu, ổ trục cam chịu mài mòn hoặc biến dạng trong quá trình làm việc, vì
vậy phương pháp kiểm tra các chi tiết dạng lỗ chủ yếu là đo lượng mòn và sai
lệch hình dạng.
+ Nguyên tắc: dựa vào đặc tính mòn và đặc tính biến dạng của chi tiết để
chọn vị trí kiểm tra.
- Dung cụ kiểm tra: thường dùng dụng cục đo lỗ với đồng hồ so có độ
chính xác 0,01mm hoăc panme đo lỗ.
+ Cách đo: giữ cho cán đồng hồ ở vị trí thẳng đứng, bằng cách lắc
qua, lác lại sao cho kim đồng hồ dao động ít nhất. Chọn dmax để
quyết định cốt sửa chữa.
Đối với các chi tiết dạng lỗ khắc, dựa vào đặc tính hao mòn, kích thước,
yêu cầu độ chính xác của chúng để chọn dụng cụ và phương pháp kiểm tra thích
hợp.
- Kiểm tra độ mòn.
Kiểm tra ở các cổ biên, cổ chính, cổ lắp bánh răng, cổ lắp ổ bi trục sơ cấp hộp
số, chiêu dài cổ lắp bạc hạn chế dọc trục.
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
14
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Dựa vào đăc tính hao mòn, kích thước và yêu cầu độ chính xac của
chúng để chọn dụng cụ đo và phương pháp kiểm tra thích hợp
- Kiểm tra cong, xoẵn.
Xác định độ cong: chông tâm hai đầu truc khuỷu hoăc đặt hai cổ hai đầu
lên hai khối v. Xoay truc khuỷu một vòng sao cho mũi tì của đồng hồ so tì vào
chỗ không mòn (ít mòn) sát lỗ dầu (vì chỗ đó ứng với rãnh của bạc nên không
có ma sát) hoặc ở vai trục. Dao động của đồng hồ so sẽ cho ta xác định được độ
cong của trục khuỷu.
c) Kiểm tra sơ bộ:
Kiểm tra xem bề mặt các cổ biên trục bằng thước thẳng hoặc bột màu.
Nếu độ mòn nhỏ cần mài lại cho bóng, bôi trơn dầu và kiểm tra độ cặn của
dầu, hệ thống lọc dầu. Độ biến dạng của trục khuỷu vượt quá giới hạn cho phép
và cơ cấu làm việc không cao.
Các dạng mòn.
- Mòn méo:
+ Mòn méo tại các ổ trục do tăng áp lực lên các cổ ở kỳ nén và kỳ nổ.
+ Các cổ biến có đường kính nhỏ hơn cổ trục nên thường mòn méo lớn
hơn.
- Mòn côn:
+ Mòn côn ở cổ chính và do vênh nắp ở ổ đớ hoặc giá đớ của cổ trong
hộp trục.
+ Mòn côn ở cổ biên do biên bị cong lỏng chốt hoặc do mặt kim loại
trong dầu.
Trong các rảnh dầu các cặn cứng làm mòn một phía nhiều hơn phía kia.
d) Kiểm tra trục khuỷu.
Đo lượng mòn của trục: dụng cụ đo độ mòn trục phổ biến là panme có độ
chính xác 0,01mm. Đối với trục khuỷu phải kiểm tra mòn cổ chính và cổ biên.
Nhằm tránh góc chuyển tiếp giữa trục và mã, chọn các tiết diện đo tách mã
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
15

ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
khuỷu khoảng từ 5mm đến 10mm để kiểm tra lượng mòn. Do cổ biên mòn
nhiều nhất trên phương AA và lấy hiệu số của hai kích thước đo cùng phương,
trên hai tiết diện A-A và B-B cho ta độ côn cổ trục.
Đối với cổ chính, nên kiểm tra thêm kích thước của các phương CD lệch
45
0
so với phương nối tâm
e) Kiểm tra cong trục khuỷu.
Để kiểm tra độ cong trục cần có các đồ gá và dụng cụ sau:
+ Bàn phẳng(bàn rà) có kích thước đủ lớn
+ Các khối V để định vị hai cổ chính ở hai đầu trục.
+ Đồng hồ so có độ chính xác 0,01mm.
Khi kiểm tra, để chân đồng hồ so tì vào phần không mòn ở cổ giữa của
trục(do rảnh dầu trên bạc tạo nên), quay trục và xác định độ chênh lệch ∆
d
của đồng hồ so ở hai vị trí đối xứng, độ cong trục sẽ bằng ∆
d
/2
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
16
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Để kiểm tra đồng thời hiện tượng cong và xoắn các cổ trục, có thể
dùng thiết bị kiểm tra như hình 9.3 mô tả. Trục khuỷu được chống tâm hai
đầu, một giá gắn các đồng hồ so tỳ vào bề mặt từng cổ. Khi kiểm tra, chỉ cần
quay trục một vòng, sự dao động của kim đồng hồ tỳ trên các cổ chính so với
chuẩn (0) ban đầu sẽ cho biết độ cong trục, còn độ sai lệch của kim đồng hồ
so tỳ trên hai cổ biên sẽ phản ánh độ xoắn trục
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
17

ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Hình 9.3 Thiết bị kiểm tra cong và xoắn trục khuỷu
Trong thực tế hiện tượng trục khuỷu bị cong làm các cổ trục chính mất
đồng tâm, thường do các cổ biên bị uốn khiến mã khuỷu bị sai lệch vị trí, hoặc
mã bị biến dạng gây nên. Vì vậy, trong trường hợp mã khuỷu được gia công tinh
các mặt phẳng, có thể kiểm tra khoảng cách giữa hai mã ở phía trên và phía dưới
để phát hiện độ biến dạng này, nếu khoảng cách không bằng nhau tức là trục đã
bị cong. Sơ đồ kiểm tra khoảng cách mã khuỷu bằng dưỡng đo gắn đồng hồ so
dưới thiệu trên hình 9.4
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
18
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Hình 9.4 Biến dạng trục và phương pháp kiểm tra bằng dưỡng đo khoảng
cách hai mã
Ngoài việc đo mòn và kiểm tra biến dạng, cũng cần kiểm tra các hư hỏng
hoặc khuyết tật của trục khuỷu, bao gồm:
+ Kiểm tra các vết nứt trên bề mặt làm việc.
+ Kiểm tra các khuyết tật ngầm.
+ Kiểm tra lỗ tâm(biến dạng, bẹp méo do va đập khi tháo gây nên).
+ Kiểm tra góc lượn trên cung chuyển tiếp giữa mã và cổ, các góc này có
thể không đúng do quá trình mài cổ trục đã không xử lý tốt đá mài ( hình 9.5)
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
19
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Hình 9.5 Kiểm tra góc chuyển tiếp cổ và mã khuỷu
IV. Quy trình sữa chữa trục khuỷu xe zin 130
Tháo trục khuỷu ra khỏi động cơ sau đó làm theo các bước.
1) Kiểm tra và nắn cong.
Trong trường hợp trục bị cong quá mức cho phép thì phải nắn lại. Độ
cong cho phép ∆

c
được xác định.

c
≤ (D

-D
i
)/(2-a)
Trong đó: D

: Kích thước trục khi gia công.
D
i
: Kích thước trục sau khi gia công.
a: lượng dư tối thiểu dành cho mài a=0,02 ÷ 0,04mm.
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
20
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Thực chất hiện tượng cong trục khuỷu là do cong đoạn cổ hoặc biến dạng
mã nào đó làm các cổ chính mất đồng tâm, vì vậy có thể dùng các phương pháp
sau để nắn cong trục.
a) Nắn trên thiết bị ép thủy lực.
Trục được định vị bằng các mũi tâm có một bệ đớ đàn hồi. Hai cổ chính
đầu và cuối trục đặt trên hai khối V để chịu lực ép. Giữa trục có đồng hồ so để
kiểm tra lượng biến dạng. Đầu ép thủy lực tỳ vào cổ chính giữa.
Thiết bị nắn trục:
+ Bàn máy
+ Khối V
+ Đồng hồ so

+ Kính thủy lực
+ Áp kế chỉ thị lực nắn.
b) Nắn bằng phương pháp áp suất dư:
Phương pháp này sử dụng đầu búa nhỏ dẫn động bằng điện, cho gõ liên
tục vào các vị trí mã khuỷu theo chiều cong ban đầu nhằm tạo ra ứng suất dư
ngược với ứng suất biến dạng, do đó làm mã và trục thẳng trở lại. Sau một thời
gian gõ, kiểm tra khoảng cách giữa hai mã phía trên và dưới, hoặc kiểm tra độ
đồng tâm cổ chính bằng đồng hồ so để xác đình kết quả.
2) Kiểm tra và sửa lỗ tâm
Nếu lỗ tâm bị hỏng do quá trình sử dụng không cẩn thẩn gây ra, phải
thực hiện việc sửa lại cho chính xác vì đây sẽ là chuẩn định vị trục trong quá
trình gia công cơ sau này. Khi sửa lỗi tâm, trục được gá đặt lên hai cổ chính hai
đầu bằng khối V.
3) Mài cổ chính và cổ biên.
Thực hiện mài cổ khuỷu trên các máy mài chuyên dùng theo trình tự: Mài
cổ chính trước, mài cổ biên sau, mài từ cổ giữa sang hai bên.
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
21
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Trục được chống tâm hai đầu bằng các mũi tâm gắn trên bàn trượt của
mâm cặp ụ động và bị động, đồng thời có cặp tốc để truyền momen và có giá
đỡ(luy-net). Ở cổ giữa để tránh võng trục khi mai. Khi mài cổ chính, bàn trượt
được điều chỉnh để đường tâm trục đồng tâm với tâm quay của ụ dẫn động, khi
mài cổ biên, bàn trượt được đánh tụt một đoạn bằng bán kính khuỷu R để tâm cổ
biên cần mài đồng tâm với tâm quay. Lúc này ở phía đối diện trên mâm cặp,
phải gắn thêm các đối trọng cân bằng với khối lượng trục khuỷu đã đánh lệch để
chống rung động cho hệ máy.
Đá mài dùng loại có độ cứng CM3 và độ hạt 28. Để đảm bảo mài hết
chiều dài của trục, đá mài phải vừa tiếp xúc với hai bên mã khuỷu, đồng thời để
tạo ra góc chuyển tiếp giữa cổ và mã, cần phải sữa góc đá chính xác theo quy

trình của nhà thiết kế.
Trong quá trình mài, thường xuyên phun dung dịch NaHCO
3
3÷5% hoặc
hỗn hợp 85% dầu Diezen và 15% dầu nhờn để tẩy rửa hạt mài và làm bóng trục
các chế độ mài
Thông số gia công Mài thô Mài tinh
Tốc độ(m/s) 25÷30 25÷30
Tốc độ trục(m/ph) 12÷15 15÷25
Chiều sâu cắt(mm) 0,02÷0,025 0,005÷0,1
Bước tiến dọc đá(mm/vòng) 0,3÷0,7 0,2÷0,3
Yêu cầu kỹ thuật khi mài.
+ Độ côn, méo cổ trục ≤ 0,01.
+ Độ không song song các cổ trục ≤ 0,03.
+ Độ bóng bề mặt Ra= 0,16÷0,08
+ Không có các vết lõm trên bề mặt trục đo không được mài tới.
+ Các mép lố dầu bôi trơn được khoét côn hoặc ép để khử hết cạnh sắc.
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
22
ĐỒ ÁN CN SỮA CHỮA KHOA: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
+ Các cổ biên phải có cùng một kích thước, các cổ chính cho phép có
chênh lệch kích thước nếu cần có.
4) Đánh bóng cổ trục.
Đánh bóng cổ trục sẽ có tác dụng làm tăng độ bóng và khử bớt các vết
xước tế vi do mài để lại trên bề mặt trục. Đặc biệt dùng phương pháp cán lăn sẽ
cho phép tăng bền và tăng khả năng chịu mỏi của trục rất nhiều.
Có thể áp dụng các cách làm bóng sau đây:
+ Đánh bằng bột nghiền trên máy đánh bóng hoặc bằng thủ công, nếu đánh
bằng tay phai chế tạo các bộ phận kẹp gỗ trong có lót dạn mềm bao quanh cổ
trục sử dụng loại bột có độ hạt ≤ 5 µm xoa lên miếng dạ để đánh.

+ Cán lăn bằng dụng cụ lăn ép, gá trực tiếp lên trục các con lăn được dẫn
động cơ khí hay thủy lực có cấu tạo hợp lý để có thể đánh bóng cả góc chuyển
tiếp giữa má và cổ.
Nói chung việc đánh bóng chỉ làm tăng độ bóng mà không làm ảnh
hưởng đến độ chính xác về hình dáng và kích thước cổ trục.
5) Kiểm tra cân bằng tĩnh và động của trục khuỷu.
Mặc dù trục khuỷu đã được cân bằng khi chế tạo nhưng qua sử dụng và
sữa chữa, do các biến dạng cũng như sai số gia công dẫn đến sự mất cân bằng
tĩnh và động của trục. Vì vậy việc cân bằng lại trục khuỷu là điều cần thiết.
Thông thường trục được cân bằng tĩnh riêng và cân bằng động cùng với bánh đà.
Độ không cân bằng cho phép của động cơ zin 130 là: 30(g/cm).
B. PHẦN BẢN VẼ ( Có hình vẽ kèm theo)
SVTH: Nguyễn Văn Mạnh
23

×