BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP
ĐỖ NGỌC DŨNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Mã số: 60.62.60
Tên ñề tài
"THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN GÂY
NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở TỈNH ĐẮK LẮK"
Họ tên tác giả: Đỗ Ngọc Dũng
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆPNgành h
ọc:
Lâm học
Khóa học: 2008 - 2011
Style Definition: Heading 6,bang: Font: 13 pt
Style Definition: Heading 5,Hinh: Font: 13 pt
Style Definition: Heading 4: Font: 13 pt, Not
Italic, English (U.K.), Indent: Left: 0.33", No
bullets or numbering
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Centered
Formatted: Font: 16 pt, Bold
Formatted: Centered, Line spacing: single
Formatted: Font: Bold
Formatted: Line spacing: single
Formatted: Font: 16 pt, Bold
Formatted: Justified
Formatted: Centered
Formatted: Font: Not Bold
Formatted: Justified
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP
ĐỖ NGỌC DŨNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Tên ñề tài :
"THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN GÂY NUÔI
ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở TỈNH ĐẮK LẮK"
Người hướng dẫn: TS. Cao Thị Lý
Họ tên tác giả: Đỗ Ngọc Dũng
Chuyên nNgành học: Lâm học
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Khóa học: 2008 - 2011
Formatted: Justified
Formatted: Justified
Formatted: Font: Not Bold
Formatted: Font: Not Bold
Formatted: Centered
Formatted: Font: 16 pt, Not Bold
Formatted: Font: Not Bold
Formatted: Centered
Formatted: Font: Not Bold
Formatted: Line spacing: single, Tab stops:
0.98", Left
Formatted: Font: Not Bold
Formatted: Justified
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi,
công trình ñược thực hiện trong thời gian từ tháng 8 năm 2010 ñến tháng 10 năm
2011. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và chưa ñược công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Nếu có gì sai tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Người cam ñoan
Đỗ Ngọc Dũng
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian hai năm học tập và gần một năm thực tập, ñến nay tôi ñã hoàn thành
luận văn tốt nghiệp. Để có ñược những kết quả ñó, tôi xin chân thành cảm ơn:
Lãnh ñạo trường Đại Học Tây Nguyên ñã tạo ñiều kiện cho tôi hoàn thành
khóa học và ñợt thực tập này.
Các thầy cô giáo trong và ngoài trường Đại học Tây Nguyên ñã dạy tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
TS. Cao Thị Lý người trực tiếp ñã hướng dẫn tôi thực hiện ñề tài.
Lãnh ñạo, cán bộ của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Lăk, Hạt Kiểm lâm các
huyện, ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ cho tôi hoàn thành bài luận văn này.
Các chủ trại, cơ sở gây nuôi ñộng vật hoang dã (ĐVHD) ở 15 huyện, thị xã
Buôn Hồ và Thành phố Buôn Ma Thuột ñã cung cấp thông tin, dữ liệu và tham gia
các hoạt ñộng nghiên cứu mà ñề tài triển khai tại ñịa phương.
Tập thể lớp Cao học khóa 3 trường Đại học Tây Nguyên.
Trong thời gian học và làm ñề tài còn phải tham gia công tác tại ñơn vị cũng
như theo học các lớp ñào tạo khác về chuyên ngành nên chắc chắn sẽ có nhiều thiếu
sót. Mong thầy cô chỉ bảo thêm và sự góp ý của bạn bè.
Đắk Lắk, ngày 1 tháng 11 năm 2011
Người thực hiện
Đỗ Ngọc Dũng
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Những quan ñiểm về gây nuôi ñộng vật hoang dã: 3
1.2 Thế giới 4
1.3 Trong nước 6
1.3.1 Tình hình gây nuôi ñộng vật hoang dã 6
1.3.2 Quản lý việc gây nuôi ñộng vật hoang dã 10
Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 15
2.1 Đối tượng nghiên cứu: 15
2.1.1 Khái quát về lớp Bò sát (Reptilia): 15
2.1.2 Khái quát về lớp thú (Mamalia): 16
2.2 Giới hạn nghiên cứu: 16
2.3 Đặc ñiểm khu vực nghiên cứu 17
2.3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 17
2.3.2 Điều kiện kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu 25
Chương 3 : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 29
3.2 Nội dung nghiên cứu 29
3.3 Phương pháp nghiên cứu 29
3.3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu: 29
3.3.2 Phương pháp cụ thể: 30
Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 Thực trạng gây nuôi và quản lý gây nuôi ñộng vật hoang dã 38
4.1.1 Thực trạng gây nuôi ñộng vật hoang dã ở ñịa phương 38
4.1.2 Thực trạng quản lý gây nuôi ĐVHD 53
4.2 Hiệu quả gây nuôi và những nhân tố ảnh hưởng ñến gây nuôi ĐVHD 61
4.2.1 Kết quả ñánh giá nhanh hiệu quả gây nuôi 61
4.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng ñến gây nuôi một số loài ĐVHD tại ñịa
phương 65
4.2.3 Ứng dụng các mô hình quan hệ ảnh hưởng trong gây nuôi ĐVHD 70
4.3 Hướng quản lý và phát triển gây nuôi hiệu quả và bền vững 75
4.3.1 Hướng phát triển gây nuôi bền vững 75
4.3.2 Hướng quản lý gây nuôi hiệu quả 78
Field Code Changed
iv
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
5.1 Kết luận 82
5.2 Kiến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 90
Formatted: Font: 11 pt
Formatted: tieu de
v
Formatted: tieu de
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
BCR : Benefit Cost Rate – Tỷ lệ Thu nhập Chi phí
BPV : Benefit Present Value – Giá trị hiện tại của thu nhập
BCTN : Báo cáo tốt nghiệp
CBA : Phân tích chi phí – lợi ích
CITES : Công ước về buôn bán quốc tế các loài ñộng vật, thực vật
hoang dã nguy cấp
CT TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
CCKL : Chi cục Kiểm lâm
ĐHTN : Đại học Tây Nguyên
ĐVHD : Động vật hoang dã
ĐDSH : Đa dạng sinh học
GPGN : Giấy phép gây nuôi
GPKD : Giấy phép kinh doanh
GVHD : Gíao viên hướng dẫn
IFAW : Quỹ Cứu trợ ñộng vật quốc tế
IRR : The Internal of Return – Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ
NPV : Net Present Value – Giá trị hiện tại ròng
TP. BMT : Thành phố Buôn Ma Thuột
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
UBND : Uỷ ban nhân dân
SWOT : (Strengths – Weaknesses – Opportunities - Threats)
phân tích Điểm mạnh - Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức
VND : Việt Nam ñồng
VBPL : Văn bản Pháp luật
VQG : Vườn quốc gia
WCS : Hiệp hội Bảo vệ ñộng vật hoang dã
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các nhóm ñất chính ở Đắk Lắk 22
Bảng 2.2: Diện tích rừng và ñất lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk, 24
Bảng 2.3: Diện tích rừng và ñất lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk phân theo chức năng quản
lý, sử dụng: 24
Bảng 3.1: Mã hóa các biến ñể phân tích hồi quy tìm quan hệ giữa các nhân tố ảnh
hưởng ñến hiệu quả gây nuôi Nhím và Heo rừng lai 34
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp số cơ sở và ñịa phương gây nuôi ĐVHD ở Đắk Lắk 38
Bảng 4.2: Danh mục các loài ĐVHD gây nuôi 39
Bảng 4.3: Các loài ĐVHD ñược gây nuôi ở Đắk Lắk 41
Bảng 4.4: Danh mục các cơ sở và số lượng ĐVHD gây nuôi tại Đắk Lắk 42
Bảng 4.5: Phân tích SWOT về “Thực trạng gây nuôi ñộng vật hoang dã ở ñịa
phương” 46
Bảng 4.6: Quy trình gây nuôi và chăm sóc ñối với các loài vật nuôi 48
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp tình hình ñăng ký gây nuôi ĐVHD trên ñịa bàn tỉnh 57
Bảng 4.8: Kết quả phân tích SWOT về “Thực trạng quản lý gây nuôi ĐVHD ở ñịa
phương” 60
Bảng 4.9: Kết quả ñánh giá nhanh hiệu quả của các cơ sở gây nuôi ở ñịa phương . 62
Bảng 4.10: Quy luật mã hóa các biến ảnh hưởng ñến hiệu quả nuôi Nhím 66
Bảng 4.11: Quy luật mã hóa các biến ảnh hưởng ñến hiệu quả nuôi Heo rừng lai 68
Bảng 4.12: Tổ hợp biến số ảnh hưởng ñến hiệu quả nuôi Nhím 71
Bảng 4.13: Tổ hợp biến số về hiệu quả nuôi Heo rừng lai 74
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản ñồ tỉnh Đắk Lắk và những ñịa phương nghiên cứu 19
Hình 3.1: Sơ ñồ mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu 37
Hình 4.2: Sơ ñồ cây vấn ñề: “Những tồn tại, khó khăn trong gây nuôi ĐVHD tự
phát, kém hiệu quả” 76
Hình 4.3: Cây mục tiêu: “ Gây nuôi ĐVHD hiệu quả và bền vững” 77
Hình 4.4: Sơ ñồ cây vấn ñề “Những tồn tại, khó khăn trong quản lý gây nuôi ĐVHD
tại ñịa phương” 79
Hình 4.5: Sơ ñồ cây mục tiêu “Hướng quản lý gây nuôi ĐVHD hiệu quả” 80
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước tình trạng nhiều loài ñộng vật hoang dã quý, hiếm bị suy giảm nghiêm
trọng do môi trường sống bị thu hẹp; nạn săn bắt, buôn bán trái phép và nhu cầu sử
dụng cao; việc gây nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài ñộng vật rừng là một trong
các hướng giải pháp cần ñược quan tâm và khuyến khích, nhằm gắn mục tiêu phát
triển kinh tế với chiến lược bảo tồn lâu dài ñối với ñối tượng này. Hiện có nhiều
quan ñiểm khác nhau về vấn ñề “Gây nuôi và phát triển ñộng vật hoang dã”. Theo
nhiều nhận ñịnh, nếu như kết hợp tốt giữa gây nuôi gắn với bảo tồn thì không những
không làm suy giảm số lượng các loài ñộng vật hoang dã (ĐVHD) có giá trị kinh tế,
mà còn tạo ñiều kiện cho chúng phát triển, sinh sôi ñể phục hồi số lượng của một số
loài ngoài tự nhiên.
Hoạt ñộng gây nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài ñộng vật hoang dã ñã xuất
phát từ khá lâu và ñang phát triển mạnh trong những năm gần ñây, tập trung chủ
yêú là các loài phổ biến với mục ñích kinh tế, thương mại, lẫn với một số loài
ĐVHD quý hiếm hiện còn với số lượng rất ít ngoài tự nhiên. Việc nuôi hươu, nai
lấy nhung; nuôi nhím, heo rừng lấy thịt ñã ñược triển khai ở nhiều ñịa phương.
Tuy vậy, hầu hết các hoạt ñộng gây nuôi ñộng vật hoang dã vẫn mang tính tự phát,
nhỏ lẻ, chưa thực hiện ñúng hướng dẫn, quy trình quy phạm gây nuôi chưa mang
tính hệ thống, mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của từng cơ sở, cá nhân gây nuôi.
Nhu cầu và thị hiếu của thị trường ñối với ñộng vật hoang dã lớn, một mặt thúc ñẩy
phát triển gây nuôi, mặt khác gây xáo trộn và không bền vững cho việc gây nuôi
một cách chân chính. Nhiều vấn ñề phát sinh như: Lợi dụng giấy chứng nhận ñăng
ký gây nuôi ñể ñưa những cá thể ĐVHD ñược bẫy, bắt ngoài tự nhiên bổ sung vào
số lượng vật nuôi; buôn bán trao ñổi các loài không có nguồn gốc, xuất xứ; nuôi tự
phát, không ñăng ký…
Công tác quản lý trại nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVHD chưa ñược quan tâm
ñúng mức, nên ñã hình thành các trại nuôi tự phát, không báo cáo hoặc ñăng ký. Cơ
quan chức năng còn lúng túng trong việc xác ñịnh nguồn gốc ñộng vật và hướng
dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng hồ sơ ñăng ký. Thực tế công tác quản lý gây nuôi
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
2
ñộng vật hoang dã ở nhiều ñịa phương trong cả nước còn gặp nhiều khó khăn, ñiều
ñó ñã dẫn ñến nhiều bất cập ñối với hoạt ñộng này.
Đắk Lắk là một trong những ñịa phương cũng ñang ñứng trước những khó
khăn về mặt quản lý như thế, bởi nếu việc quản lý không chặt sẽ dẫn ñến tình trạng
ñưa những cá thể ĐVHD ngoài tự nhiên vào, mặt khác nếu quá cứng nhắc trong
khâu quản lý thì lại hạn chế cho việc gây nuôi, phát triển. Do vậy nghiên cứu thực
trạng, phân tích hiệu quả và phương hướng phát triển gây nuôi ĐVHD ở ñịa
phương, từ ñó ñề xuất giải pháp cụ thể về ñiều kiện, trình tự thủ tục ñăng ký gây
nuôi cũng như vận chuyển, xuất bán sản phẩm nhằm phát triển và quản lý việc gây
nuôi theo hướng bền vững, gắn phát triển kinh tế với mục tiêu bảo tồn ĐVHD
trong ñiều kiện ñặc thù của ñịa phương. Đó chính là hướng nghiên cứu của ñề tài:
“Thực trạng quản lý và hướng phát triển gây nuôi ñộng vật hoang dã ở tỉnh Đắk
Lắk"
Formatted: Font: 13 pt
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Những quan ñiểm về gây nuôi ñộng vật hoang dã:
Gây nuôi ñộng vật hoang dã là hình thức ñưa ñộng vật hoang dã ngoài tự
nhiên về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng trong môi trường có sự quản lý của con
người. Trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng ñộng vật hoang dã là nơi ñể của các loài
ñộng vật hoang dã sinh ñẻ ra các thế hệ kế tiếp hoặc nuôi con non, trứng của các
loài từ tự nhiên ñể nuôi lớn cho ấp nở thành cá thể con trong môi trường có kiểm
soát [3Trích số tài liệu nào ở phần TLTK nói về ñiều này].
Động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm là loài ñộng vật có giá trị ñặc biệt về
kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị
tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài ñộng vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính
phủ quy ñịnh [4Trích số tài liệu nào ở phần TLTK nói về ñiều này].
Trước nạn săn bắt và buôn bán ĐVHD ñang khiến nhiều loài phân bố ở Việt
Nam nói riêng và trên thế giới nói chung có nguy cơ tuyệt chủng. Vấn ñề gây nuôi
ĐVHD ñã hình thành, hiện các trang trại gây nuôi ĐVHD ñang phát triển mạnh về
số lượng. Những người khởi xướng mô hình này cho rằng, các hoạt ñộng gây nuôi
trang trại sẽ làm giảm bớt nạn săn bắt trong tự nhiên bởi ĐVHD gây nuôi và sản
phẩm của chúng là mặt hàng thay thế hợp pháp và có chi phí ñầu tư thấp [16]. Họ
còn cho rằng, các trang trại gây nuôi cũng góp phần ñảm bảo an ninh lương thực và
là công cụ hữu hiệu giúp xoá ñói giảm nghèo cho các vùng nông thôn và làm giàu
cho một số ñịa phương như TP.HCM, Bình Dương [25].
Một số người cho rằng gây nuôi ĐVHD sẽ góp phần tạo công ăn việc làm và
tăng thu nhập cho người dân, góp phần chuyển ñổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ñồng
thời bảo tồn lâu dài nguồn tài nguyên ĐVHD. Trái lại, một số khác lại cho rằng gây
nuôi ĐVHD có thể sẽ khiến một số loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trong tự
nhiên. Mặt khác, gây nuôi ĐVHD gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong
việc thực thi luật bảo vệ ĐVHD vì khó có thể phân biệt giữa các vụ buôn bán
ĐVHD hợp pháp và trái phép. Một số người cho rằng giới bảo tồn phản ñối mọi
hình thức gây nuôi và buôn bán ĐVHD bởi họ muốn bảo vệ “tất cả các loài
4
ĐVHD”. Các tổ chức bảo tồn phản ñối mọi hình thức buôn bán ĐVHD trái phép và
ủng hộ những nỗ lực nhằm ngăn chặn các hoạt ñộng săn bắt và buôn bán ĐVHD
một cách không bền vững cũng như các mối ñe doạ làm mất môi trường sống.
Nhiều nhà bảo tồn cũng thừa nhận rằng một số loài ĐVHD có thể ñược gây nuôi
thành công trong các trang trại mà không gây tác hại nghiêm trọng ñến quần thể
ĐVHD trong tự nhiên [29].
Con người ñã biết gây nuôi ñộng vật rừng từ thời xa xưa và tạo ra nhiều loài
gia súc, gia cầm có giá trị. Ngày nay, gây nuôi các loài ñộng vật trong ñó ñộng vật
rừng vẫn ñang tiếp tục ñược phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Gây nuôi ĐVHD
không những mang lại lợi ích kinh tế mà nó còn là giải pháp quan trọng nhằm bảo
tồn hoặc cứu nguy các nguồn gen ñang có nguy cơ bị tiêu diệt.
Việc xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ thiên nhiên là một
trong các giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ một hay nhiều loài ñộng vật hoang dã
quý hiếm, có giá trị kinh tế, có ý nghĩa lớn nhằm bảo vệ nguồn gen. “Nguồn gen”
này ñược coi như nguồn tích lũy cơ sở di truyền cho sự phát triển và duy trì nòi
giống. Thật vậy, các gia súc nuôi hiện nay có xu hướng thoái hóa dần (sức ñề kháng
giảm). Nhằm góp phần tăng khả năng chống chịu bệnh tật, phát triển tầm vóc,… các
nhà di truyền, chăn nuôi ñã lai tạo giữa con vật nuôi ñã ñược thuần dưỡng với ñộng
vật hoang dã. Con lai ñạt ñược những ưu ñiểm cao hơn trước và ñặc biệt là khả
năng chống chọi với ñiều kiện khắc nghiệt của môi trường sẽ ñược tăng cường [19].
1.2 Thế giới
Trên thế giới gây nuôi ñộng vật hoang dã và quản lý gây nuôi ñộng vật
hoang dã ñã hình thành rất sớm, có thể nói tại nhiều nước việc chăn nuôi ĐVHD ñã
trở thành ngành công nghiệp, kéo theo nó là ngành chế biến và xuất khẩu các sản
phẩm của chúng như: Thành tựu nuôi hươu ở New Zealand và ứng dụng mô hình
này ñể phát triển dự án nuôi hươu ñang ñược xem xét ñể phát triển ở các nước ñang
phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Thái Lan. Không chỉ ở
New Zealand mà còn ở Australia, Trung Quốc, một số nước châu Âu, Hoa Kỳ và
Canada, khi số lượng ngày càng tăng của các sản phẩm hươu ñược trao ñổi, mua
bán trên thị trường thế giới, cạnh tranh giữa các trang trại hươu ngày càng trở nên
Comment [C1]:
Nên ñưa phần này vào một trong
những nội dung của tổng quan nghiên cứu. Tiêu ñề
“Những quan ñiểm khác nhau về gây nuôi ĐVHD”
ñể dẫn chứng và phân tích. Từ ñó nhận ñịnh của
người nghiên cứu về các quan ñiểm ntn? Tính phù
hợp ñối với thực tế VN & ñịa phương?
Comment [C2]:
Thêm một số nội dung ñối với
các nước trên thế giới, ĐNA
Đối với nhiều loài
Formatted: Font: 13 pt, Vietnamese
5
gay gắt, ñiều ñó ñòi hỏi cần phải chú ý ñến việc quản lý. Một số cách quản lý hiện
hành và tiếp thị trực tiếp tại New Zealand ñược thảo luận, với hy vọng có thể cung
cấp thông tin ở nhiều quốc gia khác nhau nhằm thúc ñẩy cho việc liên doanh nuôi
Hươu thành công [20].
Trước năm 1990, Thái Lan là nước ñã hình thành nghề nuôi Heo rừng từ
nguồn Heo rừng thiên nhiên. Việc thuần hóa Heo rừng cũng bắt ñầu từ những người
nông dân ở vùng gần biên giới Thái Lan – Miến Điện. Đến năm 1996, Bộ Nông
nghiệp Thái Lan ñã chính thức công nhận nghề nuôi Heo rừng và phổ biến rộng rãi
quy trình nuôi loài ñộng vật này. Và khoảng 10 năm sau ñó, nghề nuôi Heo rừng ñã
phổ biến khắp nơi ở Thái Lan và tạo thêm nguồn cung ứng ñạm từ ñộng vật với
lượng mỡ ít và giá thành tương ñối rẻ (125 ÷ 130 Baht/kg) (tương ñương 50 ÷ 60
nghìn ñồng Việt Nam). Có nhiều trang trại hiện ñang gây nuôi Heo rừng ở nước
này, ñiển hình là các trang trại quy mô lớn như: trang trại Bán Bưng (tỉnh Buri –
Đông Bắc Thái Lan), trại Nunthaphisan (200 con), trại Iter (huyện Châu Athanh,
tỉnh Nakhon Pa Thổm), trại Heo rừng Bò Thong (huyện Bò Thong), trai Lăm
Diên,… ngoài ra Cục Kiểm lâm cũng xây dựng trại Heo rừng ñể nhân giống heo
cho dân [8]
Tại Malaysia, ñến năm 2007, Nhím Đuôi ngắn ñược Sở Động vật hoang dã
và Công viên quốc gia (PERHILITAN) (Department of Wildlife and National
Parks) của nước này thành lập sự án 5 mô hình trang trại gây nuôi nhím. Dự án này
cũng ñược tài trợ từ Viện công nghệ sinh học nông nghiệp Malaysia, cùng với sự
tham gia nghiên cứu của trường ñại học Putra, Kebangsaan và Mardi của Malaysia
nhằm quản lý và nâng cao năng suất, dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy thịt nhím có lượng protein tương ñương với thịt bò và thịt cừu nhưng lượng
chất béo thấp hơn. Các loại acid amin có vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết
thương và các loại acid béo khác [19]
Cũng tại Malaysia, Perhilitan ñã có 2 dự án chăn nuôi nhím thương mại hợp
tác với người dân, một dự án bắt ñầu từ năm 2005 tại Negeri Sembiann với 20 ñực
và 30 con cái, một dự án khác bắt ñầu từ năm 2006 tại Bangting, Selangor với 32 cá
thể, tất cả các cá thể nhím ñược cấy ghép các vi mạch với mục ñích nhận dạng, cán
Formatted: Font: 12 pt
Formatted: Font: 13 pt, Vietnamese
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt, Vietnamese
6
bộ thú y cung cấp các dịch vụ tư vấn và theo dõi. Mục ñích dự án là ñảm bảo số
lượng lớn nhím bị giam cầm có thể ñạt ñược thông qua hệ thống chăn nuôi và ứng
dụng các công nghệ sinh học mới nhất [29]
Như vậy, có thể thấy việc gây nuôi ĐVHD ở nhiều nước trên thế giới ñã phát
triển mạnh ñể ñáp ứng nhu cầu sử dụng cũng như xuất khẩu sản phẩm một cách
rộng rãi. Việc liên doanh cũng ñã ñược chú ý trong gây nuôi ñối với một số loài cho
sản phẩm có tính cạnh tranh, nhằm hướng ñến phát triển gây nuôi bền vững và phát
triển mở rộng thị trường. Việc áp dụng công nghệ nhằm quản lý và giám sát gây
nuôi ñối với các loài cũng ñã ñược chú trọng. Tất cả những thành quả ñó rất ñáng ñể
chúng ta có thể tham khảo và áp dụng một cách phù hợp cho phát triển gây nuôi
ĐVHD ở Việt Nam.
1.3 Trong nước
1.3.1 Tình hình gây nuôi ñộng vật hoang dã
Hệ thống các trung tâm cứu hộ ĐVHD ñã và ñang ñược xây dựng ở một số
ñịa phương trong cả nước như Cúc phương, Tam ñảo, Củ Chi, Cát Tiên,…nơi tiếp
nhận, thu thập những cá thể ñộng vật hoang dã từ săn bắt, nuôi nhốt, vận chuyển
buôn bán trái phép,…nhằm phục hồi sức khỏe, chăm sóc và nuôi dưỡng tạo ñiều
kiện ñể có thể trả lại tự nhiên. Đặc biệt, một số trung tâm cứu hộ với sự hỗ trợ về kỹ
thuật và kinh phí từ các tổ chức bảo tồn quốc tế, ñã triển khai nhiều hoạt ñộng
nghiên cứu về sinh học, sinh thái, ñặc ñiểm sinh sản, tập tính, thức ăn,…của các loài
nhằm cung cấp cơ sở khoa học không chỉ phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng;
mà còn hướng ñến phục vụ cho công tác bảo tồn loài và sinh cảnh của loài ngoài tự
nhiên [30]. Trong số ñó tiêu biểu có thể kể ñến như: Trung tâm cứu hộ linh trưởng,
trung tâm cứu hộ rùa ở Cúc Phương, trung tâm cứu hộ ĐVHD Củ Chi. Bên cạnh ñó,
một số trung tâm cứu hộ hiện cũng gặp phải nhiều khó khăn về kinh phí và kỹ thuật
ñể có thể thực hiện các hoạt ñộng ñúng chức năng và nhiệm vụ ñặt ra cho cứu hộ
ĐVHD như trung tâm cứu hộ ĐVHD Sóc Sơn.
Các vườn thú, thảo cầm viên, các ñịa ñiểm du lịch trong cả nước là môi
trường nuôi dưỡng và phát triển nhiều loài ñộng vật hoang dã, trong ñó có những
loài hiện xếp bậc ñe dọa cao và quý hiếm ngoài tự nhiên. Một số loài khác không có
Comment [C3]:
Ở nội dung này sử dụng tất cả
những thông tin liên quan ở bên dưới, sắp xếp theo
các ý:
-Gây nuôi bảo tồn nguồn gen, cứu hộ trong các TT
cứu hộ (Tt cứu hộ Cúc Phương, Củ chi, Cát tiên
-Gây nuôi phục vụ giải trí, giáo dục, nâng cao nhận
thức: Vườn thú, thảo cầm viên, các ñịa ñiểm du lịch
-Gây nuôi phát triển kinh tế
Cuối mỗi phần ñều có nhận ñịnh của tác giả về
những ñiều làm ñược, chưa làm ñược của thực tế ñó
và những nghiên cứu hỗ trợ cho các vấn ñề ñó thế
nào? Còn những gì chưa ñược quan tâm…
7
phân bố tự nhiên ở Việt Nam cũng ñược thu thập và nuôi ở ñây nhằm giới thiệu tính
ña dạng phong phú của ñộng vật hoang dã. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc các loài
trong ñiều kiện này, góp phần lớn cho công tác giáo dục, nâng cao nhận thức ñối
với ñộng vật hoang dã của cộng ñồng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy ở một
số vườn thú lớn như Hà Nội vấn ñề vệ sinh, kỹ thuật chăm sóc, ñặc ñiểm sinh thái
ñối với một số loài vẫn chưa ñược chú trọng ñúng mức, nhằm tạo một môi trường
nuôi phù hợp hơn cho các loài. Đa số các loài nuôi nhốt hoàn toàn trong các loại
chuồng, khung, củi,…Từ chăm sóc, nuôi dưỡng các loài, kỹ thuật nuôi và theo dõi,
chăm sóc bệnh ñối với một số loài cũng ñã ñược ñúc kết và viết thành hướng dẫn
như “Nuôi thú linh trưởng ở thảo cầm viên Sài Gòn” của PhanNguyễn Việt Lânm
[11].
Hoạt ñộng gây nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài ñộng vật hoang dã phát
triển trong những năm gần ñây tại Việt Nam bước ñầu mang lại thu nhập cao cho
nhiều hộ gia ñình, bảo tồn ñược nhiều nguồn gen ñộng vật hoang dã quý hiếm, song
vẫn còn mang tính tự phát. Bên cạnh ñó, tình trạng buôn bán, xuất nhập khẩu và quá
cảnh ñộng vật hoang dã bất hợp pháp gia tăng là nguyên nhân trực tiếp làm suy
giảm nguồn tài nguyên ñộng vật hoang dã tự nhiên và ña dạng sinh học, dẫn ñến
nhiều loài ñang có nguy cơ tuyệt chủng cao [26].
Hiện nay, phong trào gây nuôi ñộng vật hoang dã ñang phát triển và ñược
khuyến khích. Nhiều nơi coi ñó là một nghề ñể phát triển kinh tế, làm giàu chính
ñáng. Thành phố Hồ Chí Minh có thể ñược nhìn nhận là nơi ñi ñầu trong phát triển
trang trại nuôi trồng cây con chất lượng cao, có giá trị kinh tế lớn. Chính quyền, các
ngành chức năng thành phố Hồ Chí Minh rất năng ñộng, sáng tạo ñề ra nhiều
chương trình ñể phát triển nông thôn, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng ñổi mới.
Các chương trình chuyển ñổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chương trình bò sữa,
chương trình hoa lan cây cảnh, cá cảnh; chương trình cá sấu, chương trình nông
thôn mới ñang ñược phát ñộng và ñem lại hiệu quả khá thiết thực. Trồng cây gì,
nuôi con gì, ñể trên cùng một diện tích ñất nông nghiệp nhưng giá trị cao hơn rất
nhiều so với năng suất trồng lúa, ñó là câu hỏi luôn trăn trở ñối với các cán bộ
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn [22].
8
Tại thành phố Hồ Chí Minh các trang trại gây nuôi ñộng vật hoang dã trong
những năm gần ñây phát triển mạnh. Hàng trăm tổ chức và cá nhân ñang gây nuôi
hàng chục loài với hàng trăm ngàn cá thể ñộng vật hoang dã. Trong ñó có nhiều loài
quý hiếm ñáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, giải quyết
nhiều việc làm và thu nhập cho bà con nông dân. Nhiều người không những thoát
nghèo mà còn làm giàu từ nghề gây nuôi ñộng vật hoang dã. Một số ngành nghề
mới như thuộc da, sản xuất ñồ mỹ nghệ, chế biến các món ăn ñặc sản từ ñộng vật
hoang dã xuất hiện. Giá trị xuất khẩu và tiêu thụ trong nước sản phẩm của ñộng vật
hoang dã ñem lại giá trị nhiều tỉ ñô la cho ñất nước, góp phần thực hiện thành công
chương trình chuyển ñổi kinh tế nông nghiệp nông thôn [22].
Theo nguồn tin từ Chi cục Kiểm lâm, hiện chủng loài ĐVHD nuôi thuần
dưỡng ở TPHCM khá phong phú, gồm: hơn 187.000 con cá sấu, 3.500 con nhím,
hơn 24.000 con trăn, 368 con gấu (trong ñó có 320 gấu ngựa, còn lại là gấu chó),
hơn 28.000 con rắn các loại, 1.370 con heo rừng, hơn 7.000 con rùa các loại, gần
3.000 con kỳ ñà, 755 khỉ ñuôi dài, 17.500 chim yến và hơn 500.000 con bò sát
lưỡng cư. Số ĐVHD này có nguồn gốc rõ ràng, nuôi hợp pháp dưới sự quản lý chặt
chẽ của Chi cục Kiểm lâm. Số loài khan hiếm giống là: Cầy vòi hương, nhím, dông,
kỳ ñà [17].
Việc nuôi ĐVHD hiện nay diễn ra theo phong trào và chứa ñựng nhiều rủi ro
cho người dân. Những năm trước, nghề nuôi heo rừng tại TP.HCM phát triển mạnh,
nay nhu cầu nuôi ñã bão hòa nên giá bán heo giống giảm 30% so với trước. Ngành
nuôi nhím cũng ñang ñi theo quy trình tương tự. Hiện giá nhím giống lên ñến trên
10 triệu ñồng/cặp. Theo tính toán, chỉ 3-5 năm nữa thị trường nhím giống sẽ bão
hòa. Mới ñây nhất là phong trào nuôi yến phát triển mạnh mẽ tại TP.HCM. Thật ra
chỉ một số hộ nuôi yến thu ñược lợi nhuận cao nhưng ñã kéo theo hàng trăm nhà
ñầu tư khác ñổ tiền tỉ ra xây nhà yến. Rất khó quản lý hoạt ñộng nuôi ĐVHD vì còn
thiếu các quy ñịnh cụ thể. Hiện chưa có thông tư hướng dẫn quản lý gấu nuôi, chưa
có tiêu chuẩn ngành cho từng trại nuôi, chưa có quy chế quản lý loài ví dụ như chim
yến [18].
9
Nhìn chung, việc nuôi ĐVHD ñang ñược khuyến khích, nhưng phát triển mô
hình này cũng chứa ñựng nhiều rủi ro. Do tình hình suy thoái kinh tế thế giới và tác
ñộng cạnh tranh của các nước trong khu vực nên ña số các trại nuôi xuất khẩu ñang
phải cầm cự chờ thời cơ.
Gây nuôi ĐVHD có ý nghĩa quan trọng, góp phần bảo tồn ĐVHD ñồng thời
ñem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, do các loài ĐVHD có bản năng hoang dã
nên người nuôi cần phải tuân thủ các quy ñịnh, tránh nguy cơ ảnh hưởng ñến sự an
toàn cho con người và môi trường xung quanh. Dù ñã ñẩy mạnh công tác quản lý
nhưng việc mua bán, vận chuyển trái phép ĐVHD vẫn thường xuyên xảy ra; các
hành vi nuôi nhốt ĐVHD trái phép, hiện tượng trại nuôi mua ñi bán lại kiếm lời,
hợp thức hóa số ñộng vật mua từ các nơi khác về, gây khó khăn trong việc kiểm
soát. Hơn nữa, công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, việc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản có những mức phạt rất cao nhưng thẩm quyền xử phạt của Chi cục Kiểm lâm
còn hạn chế, không có biện pháp chế tài ñối với các chủ trại nuôi không khai báo,
ñăng ký gây nuôi ĐVHD hoặc ñối xử tàn nhẫn, bỏ bê không chăm sóc ĐVHD; quản
lý hoạt ñộng xuất nhập khẩu, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo
các loài ñộng vật, thực vật hoang dã ñến nay vẫn chưa ñược cấp giấy phép. Từ thực
trạng này, các cơ quan hữu trách tạo ñiều kiện hơn nữa ñể công tác gây nuôi ĐVHD
ñược quan tâm ñúng mức, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện ñời sống
người dân, giảm áp lực cho việc săn bắt, mua bán trái phép ĐVHD [17].
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, ĐVHD ñược gây nuôi không làm giảm sức
ép lên ĐVHD trong tự nhiên. Ngược lại, nhiều trường hợp ñộng vật bị săn bắt trái
phép trong tự nhiên ñược hợp pháp hoá trong trang trại. Hơn nữa, các trang trại luôn
tiềm ẩn nguy cơ vật nuôi xổng chuồng và có thể truyền bệnh cho các cá thể loài
trong tự nhiên; và khi ñó, chính các trang trại gây nuôi lại làm chệch hướng các
nguồn lực bảo tồn. Theo khảo sát của WCS, 20% số chủ trang trại gây nuôi ĐVHD
cho biết ñã xảy ra hiện tượng sổng chuồng. Trong số này, ñặc biệt có một số loài
gây nguy hiểm ñến tính mạng con người như trăn, rắn hổ mang, cá sấu,… [22]
10
Như vậy, có thể thấy gây nuôi ĐVHD ñã góp phần tăng thu nhập kinh tế. Tuy
nhiên do phát triển gây nuôi tự phát, thiếu quản lý nên ñã gây khó khăn cho phát
triển gây nuôi ñối với các loài có khả năng phát triển thương mại, ảnh hưởng ñến
bảo tồn một số loài, ñặc biệt là các loài có nguy cơ cao ngoài tự nhiên. Do vậy song
hành cùng với gây nuôi ĐVHD, cần thiết phải có quản lý và hướng dẫn ñể ñảm bảo
phát triển ĐVHD với hai mục ñích là bảo tồn loài, bảo tồn nguồn gen và góp phần
tăng thu nhập cho cộng ñồng.
1.3.2 Quản lý việc gây nuôi ñộng vật hoang dã
Thời gian qua, việc nuôi nhốt ñộng vật hoang dã trong toàn quốc diễn ra rất
phức tạp. Dư luận xã hội có nhiều ý kiến trái chiều về vấn ñề này. Để tạo ñiều kiện
thuận lợi cho những trang trại, hộ gia ñình, cá nhân ñã, ñang và sẽ nuôi nhốt ñộng
vật hoang dã hợp pháp, về chủ trương của Nhà nước và pháp luật hiện hành là tạo
ñiều kiện và bảo hộ cho mọi thành phần kinh tế bảo tồn, gây nuôi, phát triển ñộng
vật hoang dã có nguồn gốc và ñảm bảo các ñiều kiện ñăng ký hoạt ñộng gây nuôi
hợp pháp [26].
Các văn bản pháp luật và Công ước quốc tế có liên quan ñến quản lý gây
nuôi ĐVHD như:
Nghị ñịnh số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy ñịnh về
ñộng vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ñược phân thành 2 nhóm bao gồm: i) Nhóm
IB: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục ñích thương mại, gồm những loài ñộng
vật rừng có giá trị ñặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số
luợng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao; ii) Nhóm
IIB: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục ñích thương mại, gồm những loài ñộng vật
rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần
thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Công ước CITES là Công ước về buôn bán quốc tế các loài ñộng vật, thực
vật hoang dã nguy cấp. Phụ lục của Công ước CITES bao gồm: i) Phụ lục I: Danh
mục những loài ñộng vật, thực vật hoang dã bị ñe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm
xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự
nhiên vì mục ñích thương mại; ii) Phụ lục II: Danh mục những loài ñộng vật, thực
Comment [C4]:
Ở phần này cũng hệ thống lại tất
cả các thông tin theo các ý
-Chủ trương của nhà nước
-Luật pháp liên quan ñến gây nuôi: Chính sách, văn
bản hướng dẫn, …(liệt kê hết tất cả…)
-Quy trình hướng dẫn của từng ñịa phương
-Thực tế quản lý gây nuôi ĐVHD trong cả nước
Từ ñó cũng ñúc kết những ñiều làm ñược, chưa làm
ñược, những bất cập về chính sách, về quản lý, về
nghiên cứu hỗ trợ quản lý…ñể thấy ñược những “lỗ
hổng” về quản lý gây nuôi …cần phải nghiên cứu
khắc phục
Điều này liên quan ñến tính cấp thiết của nghiên cứu
của mình
Formatted: Font: Not Italic
Comment [C5]:
Nội dung này ñưa vào tổng quan
ở Việt Nam – phần chính sách
Formatted: Font: Not Italic
11
vật hoang dã hiện chưa bị ñe dọa tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn ñến tuyệt chủng,
nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật
từ tự nhiên vì mục ñích thương mại những loài này không ñược kiểm soát; iii) Phụ
lục III: Danh mục những loài ñộng vật, thực vật hoang dã mà một nước thành viên
của Công ước CITES yêu cầu nước thành viên khác của Công ước CITES hợp tác
ñể kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục ñích thương mại.
Điều kiện ñể ñăng ký trại nuôi ñộng vật hoang dã ñược quy ñịnh tại Nghị
ñịnh số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ quy ñịnh về quản lý hoạt
ñộng xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, nuôi sinh sản, nuôi sinh
trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài ñộng vật, thực vật hoang dã, quý, hiếm. Các
ñiều kiện gây nuôi ñược quy ñịnh cụ thể gồm:
− Chuồng, trại ñược xây dựng phù hợp với ñặc tính của loài nuôi và năng lực
sản xuất của trại nuôi.
− Những loài ñộng vật ñã ñược cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận
có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát
và việc nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài ñó trong tự
nhiên.
− Bảo ñảm các ñiều kiện an toàn cho người và vệ sinh môi trường theo quy
ñịnh của Nhà nước.
− Có người ñủ chuyên môn ñáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi, chăm sóc
loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.
− Trường hợp khai thác con non, trứng từ tự nhiên ñể nuôi sinh trưởng, ấp nở
phải ñược cơ quan quản lý quy ñịnh tại Điều 9, Nghị ñịnh 82/2006/NĐ-CP
cho phép.
Tùy từng trường hợp cụ thể, các trại nuôi hiện chưa ñảm bảo các quy ñịnh
của pháp luật sẽ ñược cơ quan chức năng của ñịa phương rà soát, phân loại ñể giải
quyết cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế, pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Việc khai thác và sử dụng các sản phẩm của ñộng vật hoang dã gây nuôi tùy thuộc
vào từng loài theo quy ñịnh cụ thể của pháp luật trong nước và quốc tế. Nếu mẫu
vật từ các loài ñộng vật thuộc các Phụ lục của Công ước CITES có nguồn gốc gây
Formatted: Font: Not Italic
Formatted: Indent: Left: 0.25", Hanging:
0.24", Bulleted + Level: 1 + Aligned at: 0.25"
+ Indent at: 0.5"
12
nuôi hợp pháp ñược phép khai thác sử dụng tiêu thụ xuất khẩu nhập khẩu theo quy
ñịnh của Công ước này; ñộng vật rừng hoang dã nguy cấp quý hiếm quy ñịnh tại
Nghị ñịnh số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ, về việc quản lý bảo
vệ thực vật rừng, có nguồn gốc gây nuôi hợp pháp ñược phép khai thác, sử dụng tùy
theo quy ñịnh trong Nghị ñịnh này, trường hợp xuất khẩu theo quy ñịnh của Nghị
ñịnh 82/2006/NĐ-CP; sản phẩm gây nuôi hợp pháp các loài ñộng vật hoang dã khác
người nuôi ñược tự do khai thác và sử dụng [26].
Về quy ñịnh của pháp luật thì không có loài ñộng vật nào không ñược gây
nuôi, vấn ñề là việc gây nuôi phải hợp pháp, có nghĩa là có nguồn giống hợp pháp,
ñảm bảo các ñiều kiện trại nuôi, không làm ảnh hưởng ñến bảo tồn trong tự nhiên.
Quản lý Nhà nước về gây nuôi ñộng vật hoang dã là của cả hệ thống cơ quan và các
ngành, các cấp có liên quan, Kiểm lâm chỉ là cơ quan nhà nước có vai trò quan
trọng trong tình hình hiện nay, khi mà hoạt ñộng gây nuôi ñộng vật hoang dã còn có
quan hệ trực tiếp ñến bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn thiên nhiên. Kiểm lâm ñã
và ñang tập trung vào việc tổ chức thực hiện một số công việc sau:
1.− Hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật gây nuôi, cứu hộ ñộng vật
hoang dã;
2.− Lập quy hoạch bảo tồn và phát triển các loài ñộng vật hoang dã phù hợp với
tình hình phát triển của ñất nước;
3.− Tổ chức ñăng ký trại nuôi theo quy ñịnh của pháp luật, kiểm tra, giám sát,
ngăn chặn xử lý những vi phạm. Hỗ trợ liên kết sản xuất, tìm ñầu ra cho
những mặt hàng xuất khẩu lớn ñang ñược gây nuôi hợp pháp như cá sấu,
trăn ;
4.− Hướng dẫn các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng thực hiện ñúng quy ñịnh của
Nhà nước, ñặc biệt ñối với các trại nuôi ñộng vật hung dữ, ñảm bảo an toàn
cho người nuôi và nhân dân trong vùng, và an toàn dịch bệnh;
5.− Đẩy mạnh các hoạt ñộng tuyền truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân về
các quy ñịnh, chủ trương, chính sách của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, kinh
doanh buôn bán, gây nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài ñộng vật hoang dã.
Công khai hóa thủ tục quản lý, cấp phép và ñăng ký trại nuôi;
Formatted: Bulleted + Level: 1 + Aligned at:
0.25" + Indent at: 0.5"
13
6.− Tăng cường hợp tác quốc tế, ñặc biệt với các nước trong khu vực, ñấu tranh
ngăn chặn tình trạng buôn bán trái phép ñộng vật hoang dã qua biên giới.
Việc nuôi ĐVHD hiện nay diễn ra theo phong trào và chứa ñựng nhiều rủi ro
cho người dân. Rất khó quản lý hoạt ñộng nuôi ĐVHD vì còn thiếu các quy ñịnh cụ
thể. Hiện chưa có thông tư hướng dẫn quản lý gấu nuôi, chưa có tiêu chuẩn ngành
cho từng trại nuôi, chưa có quy chế quản lý từng loài [21].
Chủ trương của nhà nước là tạo ñiều kiện và bảo hộ cho mọi thành phần kinh
tế bảo tồn, gây nuôi, phát triển ĐVHD có nguồn gốc. Điều này ñược thể hiện trong
một số văn bản pháp luật liên quan như: Nghi Định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10
tháng 8 năm 2006 của Chính Phủ quy ñịnh về quản lý hoạt ñộng xuất khẩu, nhập
khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy
nhân tạo các loài ñộng vật, thực vật hoang dã, quý, hiếm; Công ước về buôn bán
quốc tế các loài ñộng vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES); Chỉ thị số 359/TTg
ngày 29 tháng 5 năm 1996 của Thủ tướng Chính Phủ về những biện pháp cấp bách
ñể bảo vệ và phát triển các loài ĐVHD; Chỉ thị số 1284/CT-BNN-KL ngày 11
tháng 4 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường
công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo
ñộng, thực vật hoang dã; Công văn số 515 /KL-VPCITES ngày 14 tháng 5 năm
2007 của Cục Kiểm lâm về việc ñăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng ñộng vật
hoang dã thông thường; Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm
2011của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa ñổi, bổ sung, bãi bỏ
một số quy ñịnh về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo
Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 [21].
Tuy nhiên trong thực tế triển khai việc quản lý gây nuôi ĐVHD cũng còn
nhiều bất cập như công tác quản lý trại nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVHD chưa ñược
quan tâm ñúng mức, nên ñã hình thành các trại nuôi tự phát, không báo cáo hoặc
ñăng ký; các cơ quan chức năng còn lúng túng trong việc xác ñịnh nguồn gốc ñộng
vật và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng hồ sơ ñăng ký. Thực tế công tác
quản lý gây nuôi ñộng vật hoang dã ở nhiều ñịa phương trong cả nước còn gặp
nhiều khó khăn, ñiều ñó ñã dẫn ñến nhiều bất cập ñối với hoạt ñộng này.
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Formatted: Font: 13 pt
Field Code Changed
Formatted: Font: 13 pt
14
Đắk Lắk là một trong những ñịa phương cũng ñang ñứng trước những khó
khăn về mặt quản lý như thế, bởi nếu việc quản lý không chặt sẽ xãy ra tình trạng
người nuôi lợi dụng ñưa những cá thể ĐVHD ngoài tự nhiên vào ñể mua bán, sử
dụng trái phép. Mặt khác, quản lý quá cứng nhắc sẽ hạn chế việc gây nuôi, phát
triển ĐVHD tại ñịa phương. Để giải quyết vấn ñề này, ñòi hỏi trên cơ sở chính sách
và luật pháp hiện hành, các ñịa phương cần phân tích thực tế tình hình gây nuôi
ĐVHD ở ñịa phương, phát hiện những vấn ñề ảnh hưởng ñến hiệu quả gây nuôi và
phát triển ñể có thể quản lý việc gây nuôi và phát triển ĐVHD hiệu quả hơn.
15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu với ñối tượng là các loài ĐVHD gây nuôi trong
ñiều kiện có ñăng ký với cơ quan Kiểm lâm, công tác quản lý trại nuôi sinh sản, trại
nuôi sinh trưởng ĐVHD của cơ quan chức năng.
Hầu hết các loài ĐVHD hiện ñang ñược các trại trên ñịa bàn tỉnh Đắk Lắk
gây nuôi thuộc hai lớp ñộng vật
− Lớp thú gồm các loài như: Hươu, Nai, Nhím, Heo rừng, Cầy vòi hương, Gấu,
Khỉ,
− Lớp bò sát gồm các loài như: Ba ba, cá Sấu, Kỳ ñà, Rùa, Trăn, Rắn,…
Trong ñó ñề tài ñiều tra, nghiên cứu chi tiết ñối với các loài ĐVHD thuộc hai
lớp trên. Riêng ñối với các loài thú thuộc họ Hươu nai (Cervidae) ñề tài chỉ ghi
nhận số liệu và tình hình ñăng ký, không ñiều tra nghiên cứu vì ñặc ñiểm gây nuôi
loài này tại Đắk Lắk có những ñặc thù riêng, cần có ñề tài nghiên cứu riêng.
2.1.1 Khái quát về lớp Bò sát (Reptilia):
Bao gồm các loài ñộng vật biến nhiệt, có cấu tạo hệ thống tuần hoàn chưa
phát triển, có 4 chi với khớp ñộng nằm ngang, một số loài có số chi tiêu biến. Đa số
các loài bò sát ñẻ trứng, không biết ấp trứng, một số loài có tập tính canh chừng
trứng. Trứng có vỏ can xi hoặc vỏ dai, nhiều noãn hoàn. Da khô có vảy sừng. Dạ
dày ñơn. Cơ quan cảm giác kém phát triển.
Thuộc lớp bò sát có 3 bộ gồm:
Bộ có vảy (Squamata): Gồm ñại ña số loài bò sát với ñặc ñiểm thân phủ vảy
sừng; khe huyệt nằm ngang; con ñực có cơ quan giao cấu chẻ ñôi; ñẻ trứng (một số
loài ñẻ con với kiểu "noãn thai sinh"); trứng có vỏ cứng hoặc màng dai, thiếu lòng
trắng. Bộ có 02 bộ phụ: Bộ phụ thằn lằn (Lacertilia) và bộ phụ rắn (Ophidia)
Bộ Rùa (Testudinata): Gồm những loài bò sát cổ; cơ thể ñặt trong hộp giáp
xương; ñầu, cổ và chi có khả năng thu vào trong hộp; rùa không có răng, có mỏ
sừng. Bộ gồm các họ: Họ Ba Ba (Trionychidae); họ Rùa vàng (Testudinidae); họ
Rùa ñầm (Emydidae).
Formatted: Bulleted + Level: 1 + Aligned at:
0.25" + Indent at: 0.5"
16
Bộ Cá Sấu (Crocodylia): Gồm các loài bò sát có hình dạng thằn lằn, có cấu
tạo giải phẩu tiến hóa hơn cả trong lớp bò sát. Cấu tạo tim phổi khá hoàn thiện,
thích nghi cao với ñời sống dưới nước. Mõm dài, hơi cong lên, khi bơi ñể lộ mũi và
mắt; ñuôi to, khỏe và ñẹp. Chi trước 5 ngón, chi sau 4 ngón; giữa các ngón có màng
bơi. Thân phủ giáp sừng, dưới giáp là những tấm xương lớn. Ở Việt Nam, trong bộ
này chỉ có họ cá Sấu chính thức (Crocodinidae), với hai loài cá Sấu nước lợ, hay
còn gọi là cá Sấu hoa cà (Crocodylus porosus) và cá Sấu nước ngọt, hay còn gọi là
cá Sấu xiêm (Crocodylus siamensis).
2.1.2 Khái quát về lớp thú (Mamalia):
Các loài ñộng vật thuộc lớp thú gồm những loài có tổ chức cơ thể cao nhất
trong các lớp ñộng vật có xương sống, thể hiện qua các ñặc ñiểm:
− Toàn bộ cơ thể ñược phủ một lớp lông mao, thân nhiệt cao và ổn ñịnh
− Hệ thần kinh rất phát triển, ñặc biệt là lớp vỏ xám của não bộ. Các hệ cơ
quan trong cơ thể như: hệ cơ, hệ xương, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa,
hệ bài tiết, hệ sinh dục phát triển hoàn thiện.
− Trong hệ cơ có sự xuất hiện của cơ hoành, ngăn xoang ngực, xoang bụng và
bảo vệ các nội quan bên trong cơ thể.
− Đặc ñiểm sinh sản của thú là thụ tinh trong, ñẻ con và nuôi con bằng sữa.
Danh mục thú hoang dã Việt Nam (2008) mô tả tất cả 295 loài, trong ñó có
288 loài và 7 phân loài thú, không kể thú biển, thuộc 37 họ và 13 bộ có phân bố ở
Việt Nam.
2.2 Giới hạn nghiên cứu:
Về ñịa ñiểm: Đề tài ñã thực hiện tại 15 huyện, thị và Thành phố có ñăng ký
gây nuôi ñộng vật hoang dã trong toàn tỉnh, gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột; Thị
xã Buôn Hồ và các huyện Ea Kar, Krông Pắk, Ea Sup, Cư M'gar, Krông Buk, Ea
H’leo, M' Drăk, Lăk, Buôn Đôn, Krông Năng, Krông Ana, Cư Kuin và Krông
Bông.
Dữ liệu ñiều tra chi tiết ñược thực hiện ở hầu hết các huyện, trong ñó tập
trung nhiều ở thành phố Buôn Ma Thuột và chủ yếu các loài ñược nuôi nhiều và
phổ biến như: Nhím, Heo rừng lai, và một số loài Bò sát.
Formatted: Bulleted + Level: 1 + Aligned at:
0.25" + Indent at: 0.5"