Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

đánh giá chu trình sản phẩm. lý thuyết và thực tiễn áp dụng( học phần cơ sở quản lý môi trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.74 KB, 19 trang )

Tiểu luận: Đánh giá chu trình sản phẩm.lý thuyết và thực
tiễn áp dụng
Học phần: cơ sở quản lý môi trường
Nhóm: 01
Nhóm thự hiện: 06
Sinh viên:
1.Lê Thị Hiền
2. Dương Thị Diệu Hiền
Giáo viên hướng dẫn: ths.Nguyễn Bắc Giang
Tiểu luận: Đánh giá chu trình sản phẩm.lý thuyết và
thực tiễn áp dụng
I. Đặt vấn đề
Với xu thế hội nhập trong những năm gần đây thì có rất nhiều khu cồng nghiệp,
khu chế xuất ra đời, nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát
triển mạnh.Tuy nhiên song song với sự phát triển đó, vấn đề môi trường do ngành này
gây ra cũng đang trở nên nghiêm trọng và cần được quan tâm nhiều hơn vì quá trình sản
xuất gây ra cho môi trường trên nhiều mặt như không khí, tiếng ồn, bụi Nghiên cứu
giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình sản xuất là việc cần thiết và cấp bách
nhằm bảo vệ môi trường công nghiệp.
Gần đây, việc đưa tiêu chuẩn ISO 14000 vào quản lý môi trường trong các cơ
sở sản xuất là một bước đi mới ở nước ta trong công tác bảo vệ môi trường. Đó là biện
pháp hữu hiệu nhất khi nhất quán giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế vì vừa
bảo vệ môi trường vừa nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Một yêu cầu mà bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập là thực hiện “ Đánh giá vòng
đời sản phẩm” ( Life Cycle Assessment -LCA ). Nghiên cứu phương pháp đánh giá
vòng đời sản phẩm cho các ngành công nghiệp ở nước ta là một hướng nghiên cứu
mới. LCA dùng để đánh giá, định lượng và kiểm tra các vấn đề môi trường trong suốt
vòng đời sản phấm nhằm giảm thiểu nguyên liệu, năng lượng, hạn chế ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người. Một đánh giá LCA là cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng kế hoạch
quản lý môi trường và là nền tảng tiến tới tiêu chuẩn ISO 14000. Việc nghiên cứu áp
dụng đánh giá vòng đời sản phẩm trong các ngành sản xuất là việc làm có ý nghĩa


khoa học và thực tiễn. Vận dụng phương pháp LCA trong điều kiện Việt Nam trong
trường hợp ngành sản xuất sẽ giúp nhận dạng các tác động môi trường ở từng công
đoạn sản xuấtTừ đó sẽ đề ra các giải pháp khắc phục và giảm thiểu có hiệu quả.
1. Vòng đời sản phẩm
 Các sản phẩm, dịch vụ hay quá trình đều có vòng đời.
 Vòng đời của một sản phẩm bắt đầu từ khi khai thác/thu hoạch nguyên liệu qua các
công đoạn chế biến thành sản phẩm phân phối đến người sử dụng sản phẩm được
thải bỏ hoặc tái sử dụng .
 Vòng đời sản phẩm ( chu trình sản phẩm ) là tổng thể về một sản phẩm hay dịch vụ từ
nguyên liệu thô qua khâu sản xuất đến phân phối và xử lý thải.
Sau đây là hình vẻ tóm lược về một chu trình sản phẩm
Tác động qua lại

Các tác động môi trường
2. Đánh giá vòng đời sản phẩm
2.1. Khái niệm
Tác động Đánh giá vòng đời sản phẩm là một quá trình đánh giá sự ảnh hưởng đến
môi trường lien quan đến quá trình hay các hoạt động tạo ra sản phẩm ,bằng cách
xác định và định lượng năng lượng và nguyên vật liệu sử dụng ,các chất thải tạo ra
;đánh giá ảnh hưởng của năng lượng và nguyên liệu sử dụng củng như các chất
thải đến môi trường;xác định và xem xét khả năng cho việc cải tiến môi trường
 Đánh giá vòng đời sản phẩm là quy trình phân tích các tác động toàn diện tới môi
trường của sản phẩm bắt đầu từ quá trình sản xuất sản phẩm đến tay người tiêu dung và
tạo thành chất thải
Phát triển tiếp
sản phẩm thị
Nguyên
Liệu
Thải bỏ
Thải bỏ

Khách hàng
sử dụng
Khách hàng
sử dụng
Đóng, phân
phối. vận
chuyển
Đóng, phân
phối. vận
chuyển
Đóng gói
Đóng gói
Sản
xuất/ chế
biến
Sản
xuất/ chế
biến
2.2. công việc đánh già bao gồm:
+toàn bộ vòng đời của sản phẩm
+quy trình của hoạt đọng
+xuyên suốt từ khi :-khai thác và xử lý nguyên liệu
-sản xuất vận chuyển và phân phối
-sử dụng ,tái sử dụng
-bảo hành,tái chế và thải bỏ sau cùng
3. phương pháp và quy trình đánh giá vòng đời
3.1. mục tiêu và phạm vi đánh giá vòng đời sản phẩm
 tại sao nghiên cứu được tiến hành ?
Là để xác định hiện trạng gánh nặng lên môi trường và cách giảm sức ép môi trường
của sản phẩm trong một vòng đời “từ cái nôi đến nấm mồ”.trên cơ sở đó người quản lý

có thể điều chỉnh hoạt động sản xuất theo hướng có lợi cho mình,cũng như đưa ra cá
bằng chứng cho nhửng lời tuyên bố ,quảng cáo hoặc các thong tin về môi trường về sản
phẩm
 nghiên cứu sẽ được phổ biến như thế nào và phổ biến đến ai và mang lại lợi ích cho ai?
câu trả lời này phụ thuộc vào người nhận là các chuyên gia ,những người ra quyết định
hoạc công chúng nói chung
Mặc dù tốn rất nhiều nguồn nhân lực ,đánh giá vòng đời sản phẩm rất có ích cho mọi tổ
chức dang cố gắng khẳng định vị thế của mình tại thị trường mới nổi hay tạo ra sự khác
biệt trong một thị trường cạnh tranh hơn .nó có thể cung cấp bằng chứng để tuyên bố
rằng sản phẩm đó than thiện với môi trường .nếu cần khẳng định thêm ,có thể sử dụng
các tiêu chuẩn vveef nhãn sinh thái để xây dựng cho các quá trình có nhiều bên tham
gia
 mục đích của đánh giá vòng đời sản phẩm: là xác định số lượng và đánh giá các
hậu quả môi trường một cách khoa học và hệ thồng cho một sản phẩm nhằm giảm
thiểu tác động môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm .mục đích cụ thể của
đánh giá vòng đời sản phẩm là:cung cấp một bức tranh toàn diện về tác động môi
trường của sản phẩm,tăng cường hiểu biết về bản chất chung và tính phụ thuộc lẩn
nhau của các hậu quả môi trường phát sinh từ hoạt động của con người ,cung cấp
cho người ra quyết định thong tin để cải thiên môi trường sản xuất
3.2. các giai đoạn chính của vòng đời sản phẩm
Một quá trình LCA thường được chia làm 4 giai đoạn :
1. xác định mục tiêu và phạm vi đánh giá.
2. Phân tích kiểm kê.
3. Đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm.
4. Diễn giãi kết quả.
3.2.1. Xác định mục tiêu và phạm vi LCA:
• Xác định những mục tiêu của vấn đề đang xem xét : mục đích là chọn ra
các sản phẩm, quy trình sản xuất, dịch vụ tốt nhất đồng thời ít tác động
đến môi trường và sức khoẻ con người.
• Xác định những loại thông tin nào cần thiết cho việc ra quyết định

• Xác định các dữ liệu sẽ được chuẩn bị và cho kết quả trực tiếp như thế
nào.
• Xác định những gì sẽ đưa vào và không đưa vào LCA
• Xác định các nguyên tắc nền tảng để tiến hành công việc : giả định nguy
cơ tiềm ẩn, xem xét các nhu cầu.
• Xác định mức độ chính xác của dữ liệu.
 Giai đoạn này sẽ xác định thời gian và nguồn tài nguyên cần thiết trong quy
trình sản phẩm. Đây là giai đoạn then chôt vì nó quyết định đến kết quả sau
cùng.
3.2.2. Phân tích kiểm kê
Xác định sô" lượng vật liệu, năng lượng sử dụng cũng như lượng chất thải thải
vào môi trường không khí, nước, rắn, trong suốt quá trình sản xuất. Đây là giai
đoạn mang tính quyết định khi thực hiện LCA vì nếu không phân tích, kiểm kê
đầu vào đầu ra trong vòng đời sản phẩm thì sẽ không xác định rõ được tác động
đến môi trường và không thực hiện được sự đổi mới, cải tiến trong sản xuất.
Vòng đời này liên tục bao gồm việc khai thác xử lý nguyên liệu, sản xuất vận
chuyển và phân phôi, sử dụng, tái sử dụng, duy tu, tái chế và xử lý thải. Đầu
vào bao gồm nguyên vật liệu và năng lượng. Đầu ra bao gồm sản phẩm chất
thải ( rắn, lỏng, khí)
k
đầu vào đầu ra
năng nước thải
lượng
khí thải
CTR
Nguyên các vấn
Liệu đề mt
khác
sản phẩm
sơ đồ


: Quá trình kiểm kê của LCA
Vào năm 1995, Cục Môi trường Hoa Kỳ đã xuất bản quyền sách hướng dẫn
việc đánh giá chất lượng của quá trình kiểm kê, trong đó có trình bày 4 bước cần thực
hiện trong quá trình phân tích kiểm kê là :
• Xây dựng một b Đánh giá và xem xét kết quả
• biểu đồ chỉ sự tiến triển của quá trình sẽ được đánh giá
Thu nhận nguyên vật liệu
Sản xuất, chế biến, tạo sản phẩm
Vận chuyển và phân phối
Sử dụng/ tái sử dụng/ bảo dưỡng
Tái chế
Quản lý chất thải
Kiểm kê vòng đời
• Xây dựng khung dữ liệu đã thu thập
• Thu thập dữ liệu mới
Phân tích kiểm kê không đnáh giá trực tiếp của các tác động môi trường của
đầu vào và đầu ra mà nó chỉ cung cấp thông tin cho việc đnáh giá ở giai đoạn sau.
3.2.3. Đánh giá tác động vòng đời sản phẩm:
Sử dụng các thông tin thu được từ phân tích kiểm kế để xác định các tác động
lên môi trường. Giai đoạn này được gọi là phân tích tác động của vòng đời sản phẩm.
Nó xác định các tác động ảnh hưởng thực tế, tiềm ẩn đến môi trường và sức khoẻ con
người do việc sử dụng các nguồn tài nguyên, nguyên vật liệu và việc thải bỏ các loại
chất thải ra từ vòng đời sản phẩm vào môi trường Các bước thực hiện trong quá trình
đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm:
♦ Xem xét tác động môi trường
♦ Ma trận đánh giá tác động
♦ Chọn lọc và xếp hạng các tác động
♦ Phân loại tác động
♦ Mô tả đặc điểm tác động

♦ Tổng hợp thành nhóm
♦ Đánh giá và xem xét kết quả phân tích kiểm kê
3.2.4. Diễn giải kết quả:
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình đánh giá vòng đời sản phẩm. Diễn
giải các kết quả là một kỹ thuật mang tính hệ thông giúp định tính, định lượng, kiểm
tra và xác định được những thông tin kết quả của các giai đoạn trên.
Mặc dù quy trình trên về mặc lý thuyết là quy trình lý tưởng nhưng thường
không được sử dụng trong thực tế. Phần lớn các nguyên cứu LCA chưa đi quá giai
đoạn phân tích kiểm kê vòng đời sản phẩm trong việc định lượng nguồn năng lượng và
chất thải. Lí do là phương pháp luận chưa phát triển tốt, đôi khi có thể thực hiện phân
tích một hệ thông mà không cần tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm chẳng hạn
chỉ tập trung vào một sô' nguyên liệu.
4. Lợi ích của LCA:
Khi thực hiện LCA, các Nhà máy, Công ty sẽ có nhiều lợi ích như:
• Giảm lượng chất thải và kiểm soát rủi ro:
LCA có thể giúp một Công ty nhận ra các cơ hội giảm lượng chất thải
năng lượng và nguyên liệu sử dụng, sử dụng phép phân tích kiểm kê chu
kì chuyển hoá, một công ty có thể xác lập mmọt ngưỡng thồng tin về
việc sử dụngnguồn lực và năng lượng của mình và nhận ra được các cơ
hội cải thiện. Nó có thể đưa ra quy định về việc lựa chọn nhà cung cấp
tốt nhất hoặc về việc có nên thay thế nguyên liệu thô để tiết kiệm nguồn
lực sử dụng hay không.
LCA cũng là một công cụ quản lý rủi ro, giúp các Công ty nhận rõ các rủi ro
môi trường trong toàn bộ vòng đời sản phẩm. Nếu công ty xây dựng một cao độ
chính xác của các chì số thực hiện môi trường
• Phát triển sản phẩm:
LCA có thể là quy trình hữu ích trong việc phát triển, lập kế hoạch và
thiết kế sản phẩm. Các Công ty không những chỉ tập trung vào vấn đề
thải sinh ra và năng lượng sử dụng mà còn xem xét đến các yếu tố liên
quan tới thiết kế sản phẩm. Phép phân tích LCA giúp một Công ty định

ra các giai đoạn trong chu kì chuyển hoá của sản phẩm trong đó nảy sinh
các tác động mạnh nhất. Trong một sô" trường hợp có thể lập quan hệ
tương hỗ giữa sô" lượng nguyên vật liệu, năng lượng, chất thải và một
sản phẩm cụ thể trong một Nhà máy để xác định mức độ đóng góp vào
tổng tài nguyên sử dụng của quá trình sản xuất.
• Vai trò trong việc cấp nhãn:
Một quy trình LCA đóng một vai trò quan trọng trong các chương trình cấp
nhãn đòi hỏi các khẳng định về môi trường và trong khâu tiếp thị sản phẩm.
Một vài hình thức LCA cũng được sử dụng trong nhiều chương trình cấp nhãn
trong sô' hơn 24 chương trình đang hoạt động.
5. Ứng dụng của LCA:
Trong công nghiệp LCA được ứng dụng để phát triển và cải tiến sản phẩm, kết
quả nghiên cứu LCA tạo ra những động lực thúc đẩy cho những kế hoạch chiến lược
và chính sách phát triển. LCA còn là cơ sở để đưa ra quyết định lựa chọn các phương
pháp và quy trình sản xuất để cho ra đời các sản phẩm xanh, thân thiện với mồi
trường.
LCA cũng có thể áp dụng cho khu vực quổc doanh không những đôì vớ các
yêu sách về môi trường, mà còn đôi với việc xây dựng các biện pháp trong chính sách
của nhà nước. Thí dụ, theo EPA ở Hoa Kì LCA được xem là một công cụ để thực hiện
mệnh lệnh hành chính ( executive ordcr ) về sự “ cung ứng xanh và các giải pháp
khác. Đức cũng sử dụng thông tin LCA để làm cơ sở dánh thuế bao bì, các tổ chức phi
chính phủ có thể sử dụng thông tin LCA để góp ý kiến cho chính sách.
6. Hạn chế của LCA:
LCA cũng có những hạn chế của nó như:
• LCA đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực
LCA chưa được chuẩn hoá. Lý thuyết về phần định nghĩa mục tiêu phạm vi và giai
đoạn kiểm kê của quy trình LCA được xác lập rõ ràng trong khi khâu đánh giá tác
động môi trường và đánh giá mức cải thiện là các phương pháp được xác định mô
tả nhưng chưa được phát triển nhiều hoặc chưa được chứng thực bằng tài liệu.
• Các quá trình mà LCA phân tích là rất phức tạp, đòi hỏi nhiều nguồn dữ liệu

khác nhau nhưng không phải mọi dữ liệu. Do đó, LCA không thuần
tuý là một quá trình khoa học mà nó còn đòi hỏi đưa ra các giả định, nhận xét,
sự phán đoán và sự tương xứng.
• Mốì quan hệ nhân quả trong quy trình đánh giá tác động là khó xác định.
Các kết quả đánh giá tác động phần lớn mang tính chủ quan.
• Có sự khó khăn khi áp dụng kết quả của LCA về các vấn đề địa phương vào khu
vực toàn cầu và ngược lại.
• Các yêu sách dựa trên nghiên cứu LCA, đặc biệt các khẳng định mang tính so
sánh hoặc xác nhận so sánh thường không nhất quán, không có cơ sở chắc chắn,
đẽ gây ra lầm lẫn.
• LCA không phải là công cụ duy nhất vì hoạt động đámh giá rủi ro và kiểm định
mổi trường có thể cho kết quả đầy đủ các khía cạnh và hoạt động môi trường có
thể cho kết quả đầy đủ các khía cạnh và hoạt động môi trường của một vòng đời
sản phẩm.
II. Thực tiễn áp dụng.
Ví dụ thực tiễn về việc áp dụng LCA trong quá trình sản xuất giày của công ty da dày
tỉnh Quảng Nam .
Với mục tiêu đánh giá tác động môi trường trong suốt vòng đời của hệ thống
sản phẩm giày nhằm định hướng cho công tác bảo vệ môi trường. Các giai đoạn thực
hiện LCA với đối tượng đã chọn là quy trình sản xuất giày ở các công đoạn : pha cắt,
in ép, may, gò ráp. Các giai đoạn thực hiện bao gồm :
o Mục tiêu và phạm vi đánh giá
o Phân tích quy trình công nghệ
o Phân tích kiểm kê đầu vào và đầu ra của các giai đoạn sản xuất
o Đánh giá tác động môi trường của các giai đoạn sản xuất sản phẩm giày
1. Mục tiêu và phạm vi đánh giá
1.1. Mục tiêu
• Định hướng công tác quản lý môi trường ở quy trình sản xuất, và toàn Công ty.
• Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình sản xuất dựa
trên kết quả đánh giá.

1.2. Phạm vi đánh giá
Phương pháp sử dụng LCA được áp dụng cho quy trình sản xuất giày ( giai đoạn pha
cắt, in ép, may, gò ráp) từ nguyên liệu đầu vào (thuộc da, vải các loại, đế giày ) và
chất thải đầu ra, không đánh giá quá trình sản xuất của nguyên liệu đó.
về chất thải đầu ra chỉ đánh giá đến tại Công ty, không thực hiện đánh giá cho các
công đoạn sau khi chất thải chuyển ra khỏi Công ty.
2. Phân tích quy trình công nghệ
2.1. Phân tích quy trình công nhệ tại giai đoạn chặt (pha cắt)
Trong giai đoạn chặt ( pha cắt) này máy dập, máy vạt hoạt động đều nhờ vào điện
năng, và khi đưa da ( vải ) vào máy đập thì ngoài việc cho ra các chi tiết da ( vải) cần
sử dụng, nó còn tạo ra da ( vải ) phế và bụi. Đôi với xương gót, da nếu mà từ pha
cắt đem đi may liền thì rất khó, vì rất cứng nên phải cho qua công đoạn vạt này để có
thể làm mỏng các đường may. Nhưng cũng chính vì thế mà ở khâu này sinh ra rất
nhiều bụi hô hấp.
2.2. Phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn in ép
Ở giai đoạn này thì riêng khuôn ép hoạt động nhờ vào điện năng. Còn đôi với khâu in
thì sử dụng nhân công, trong quá trình in các chi tiết da ( vải ) hoá chất được sử dụng
gồm : mực in, bột in Vì thế mà ở công đoạn này sẽ có lượng hoá chất dư, gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ công nhân.
2.3. Phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn may
Các chi tiết từ giai đoạn sắp xếp được chuyển đến giai đoạn may, và ở công đoạn này
máy may hoạt động cũng đều nhờ điện năng. Ngoài việc may đã sử dụng nguyên liệu
đầu vào bằng các cuộn chỉ, và các chi tiết còn được dán lại với nhau bằng các keo dán,
trong quá trình may, dán đã sinh ra các keo phế phẩm, bụi, chỉ phế phẩm .
2.4. phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn gò ráp
Đôi với giai đoạn gò ráp, đế giày ở hình dạng ban đầu chưa đạt tiêu chuẩn nên cần
phải cho qua máy mài để mài đế giày cho đúng kích cỡ theo yêu cầu của sản phẩm. Vì
thế mà ở khâu này sẽ sinh ra rất nhiều bụi hô hấp rất ảnh hưởng đến sức khoẻ của công
nhân. Khi đưa mũ giày vào phôm để gò và dán đế giày bằng keo dán cũng cho ra keo
phế phẩm. Đây là một trong những công đoạn ảnh hưởng đến môi trường rất nhiều.

3. Phân tích kiểm kê đầu vào và đầu ra của các giai đoạn sản xuất
Quá trình này thực hiện công việc lập bảng phân tích đánh giá , kiểm tra các chỉ tiêu:
nguyên liệu, phế phẩm,các hoá chất, bụi… theo từng giai đoạn cụ thể:
• Giai đoạn chặt (pha cắt)
- Đđầu vào: nguyên liệu và điện năng
- Đầu ra : Thành phẩm, phế phẩm, bụi.
• Gai đoạn in ép
- Đầu vào : các chi tiết da, điện năng, hoá chất
- Đầu ra: Phế phẩm, hoá chất, thành phẩm
• Giai đoạn may
- Đầu vào: các chi tiết từ giai đoạn sắp xếp, điện năng, chỉ, keo dán.
- Đầu ra: phế phẩm, chỉ dư, keo dán dư, bụi, thành phẩm
• Giai đoạnh gò ráp
- Đầu vào: mũ giày, đé giày, keo dán, điện năng
- Đầu ra: phế phẩm, bụi, keo phế phẩm, thành phẩm
4. Đánh giá tác động môi trường của các giai đoạn sản xuất sản phẩm giày
- Đôi với giai đoạn chặt (pha cắt):
Tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn này là : nhiệt độ, tiếng ồn,
chất thải rắn, bụi do quá trình cắt da ( vải) , các máy móc va cham nhau. Mức độ ồn
trong giai đoạn này cũng không vượt quá TCCP. Bụi là thành phần sinh ra trong quá
trình sản xuất và là nguồn ô nhiễm đặc trưng cho quá trình sản xuất giày. Tuy nhiên ở
giai đoạn này thì lượng bụi cũng ít tác đông nhiều. Trong giai đoạn chủ yếu là chất
thải rắn như các da (vải) vụn trong quá trình cắt.
- Đôi với giai đoạn in ép :
Nguồn ô nhiễm trong quá trình này gồm : tiếng ồn, mùi, nhiệt, khí thải, ơ giai
đoạn này mùi của hoá chất trong mực in luôn ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao
động, nếu làm việc lâu dài trong môi trường đầy hoá chất này thì sẽ gây ra những bệnh
như đau đầu, chóng mặt, ngạt mũi. Bụi, nhiệt, tiếng ồn trong giai đoạn này không
nhiều như giai đoạn trên nhưng nó cũng ảnh hưởng đến môi trường làm việc.
- Đôi với giai đoạn may :

Ô nhiễm môi trường trong công đoạn may chủ yếu là: tiếng ồn, nhiệt, chất thải
rắn, mùi, bụi. Trong giai đoạn này nhiệt độ sinh ra rất lớn vì mật độ người lao đông rất
đông, hơn nữa các bóng đèn được bô" trí rất gần và thấp, chính vì thế toả ra một lượng
nhiệt rất lớn, gây ra sự khó chịu cho công nhân khi làm việc trong môi trường này.
Còn tiếng ồn cũng gây ảnh hưởng đến người lao động vì máy móc rất nhiều nên khi
hoạt động sẽ có sự va chạm các thiết bị tạo nên sự cộng hưởng làm cho khu vực này
phát ra tiếng ồn rất lớn.
Bụi sinh ra trong giai đoạn này cũng không nhiều, nhưng khi trong qua trình
may các công nhân hay theo thói quen rũ sạch chỉ dư bám vào mũ giày nên thường
phát sinh ra bụi. Và đôi với mùi của khâu may thì bắt nguồn từ quá trình keo dán khi
dán các chi tiết may lại với nhau, nhưng mùi trong công đoạn này cũng không đáng kể
- Đôi với giai đoạn gò ráp:
Tác nhân gây ô nhiễm trong giai đoạn này chủ yếu là : bụi, nhiệt, chất thải rắn,
tiếng ồn, mùi.
Bụi trong giai đoạn này phát sinh ra rất nhiều, vì khi mài các đế giày sẽ cho ra
một lượng bụi cao su rất lớn. Đôi với bụi cao su nếu bám vào da của công nhân sẽ ảnh
hưởng rất lớn thường gây ra các bệnh ung thư da.
Khi dán đế giày và mũ giày sẽ dùng một lượng keo dán rất lớn nên mùi được sinh
trong giai đoạn này cũng rất lớn. Mùi chủ yếu là mùi của dung môi hoá chất: Benzen,
Toluen, Xylen, xăng, hỗn hợp Hexan. Đây là thành phần hoá chất rất nguy hiểm đến
sức khoẻ của người lao đông.
5. Kết luận
Trong những năm gần đây ngành da giày phát triển rất mạnh, nhưng quá trình
sản xuất giày đã gây một sô" tác hại đến môi trường.Vì thế , việc nghiên cứu áp dụng
đánh giá vòng đời sản phẩm trong ngành da giày là việc làm có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn. Vận dụng phương pháp LCA trong điều kiện Việt Nam trong trường hợp
ngành da giày sẽ giúp nhận dạng các tác động môi trường ở từng công đoạn sản xuất.
Vì vậy, sè đề ra được các giải pháp khắc phục và giảm thiểu có hiệu quả.
Ap dụng phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm, bao gồm phân tích quy
trình công nghệ, phân tích kiểm kê và đánh giá tác động môi trường trong vòng đời

sản phẩm tại các giai đoạn sản xuất giày của công ty da giày tỉnh Quảng Nam. Trên cơ
sở đó, đề xuất các mục tiêu và giải pháp quản lý môi trường. Các kết quả phân tích
LCA và các đề xuất của đồ án có thể tóm tắt sau đây :
Đôi với các giai đoạn chặt (pha cắt), in ép, may, gò ráp:
Tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn này là: nhiệt độ, tiếng ồn,
bụi, hơi độc, mùi, chất thải rắn sinh ra do mật độ công nhân đông, va cham của máy
móc, do sử dụng các chất dán, in có dung môi hoá chất độc hại. Mức độ ồn thay đổi
khác nhau ở các khu vực, cao nhất là khu vực may, gò đế. Bụi là thành phần sinh ra
trong suôt quá trình sản xuất giày, tuỳ theo từng giai đoạn mà bụi sinh ra có khác nhau
về kích thướt, mật độ. Tuy nhiên chúng đều có đặc điểm chung là tác động nhiều đến
môi trường và gây hại cho sức khoẻ của con người.
Giải pháp môi trường :
Tăng cường các biện pháp chông nóng, hơi độc
Xử lý bụi bằng các thiết bị lọc
Giải pháp chống tiếng ồn của Công ty
Thay thế các máy móc cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường như máy mài, máy
may bằng máy mới, hiện đại.
Trồng cây xanh quanh khu vực Công ty.
Các kết quả nghiên cứu của đồ án là những phương án cơ bản giúp cho Công ty
da giày tỉnh Quảng Nam tham khảo khi thiết lập hệ thông quản lý môi trường của
Công ty. Đó là cơ sở để mở rộng đánh giá các tác động môi trường của toàn bộ quá
trình sản xuất, nhằm xác định chiến lược bảo vệ môi trường và kế hoạch quản lý môi
trường hoàn chỉnh.
III. Kiến nghị
Mỗi sản phẩm nếu được thực hiện đánh giá LCA sẽ có nhiều cơ hội phát triển và có nhiều lợi
ích nên cần được khuyến khích và phổ biến trong doang nghiệp, các công ty, các Nhà máy sản
xuất. Qua nghiên cứu áp dụng phương pháp LCA cho quá trình sản xuất. Có thể đề xuất một
sô" kiến nghị nhằm thức đẩy chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm cho các cơ sở sản xuất như sau:
• Cần phải tiến hành đầu tư phát triển Công ty để đạt đến tiêu chuẩn ISO 14000 về hệ
thống quản lý chất lượng môi trường.

• Nhà nước, cơ quan môi trường cần có biện pháp, chiến lược để khắc phục vấn đề xử
lý và giảm thiểu tác động của chất thải gây ra. giúp các cơ sở sản xuất có ý nghĩa
hơn về môi trường và sẩn sàng tham gia hợp tác trong chiến dịch bảo vệ môi
trường.
• Tiến hành kiểm tra, phạt nặng những đơn vị sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Đây
là động lực giúp các Công ty đẩy mạnh đầu tư trong việc xử lý ô nhiễm môi trường.
• Cần thay thế các máy móc cũ bằng các máy móc mới, hiện đại nhằm rút ngắn công
đoạn trong dây chuyền sản xuất, nâng cao năng suất, giảm thiểu tác động môi
trường. Khi đó sản phẩm làm ra vừa đạt tiêu chuẩn chất lượng vừa thoả tiêu chuẩn
môi trường nên sẽ dễ dàng chiếm lĩnh được thị trường trong nước và nước ngoài.
• LCA là một phương pháp quốc tế giúp đánh giá được các tác động môi trường trong
một vòng đời sản phẩm mọtt cách sâu sắc. Mặc dù phương pháp LCA đã được ứng
• dụng nhiều trên thế giới và có từ lâu nhưng ở Việt Nam phương pháp này hãy còn
khá mới mẻ. Chính vì vậy LCA chưa được áp dụng nhiều trong các doanh nghiệp
sản xuất. Bên cạnh đó các báo cáo về LCA chưa được công bô" rộng rãi. Vì vậy cần
phổ biến rộng rãi về phương pháp LCA cũng như đào tạo nhiều chuyên gia am hiểu
về LCA để áp dụng vào điều kiện cụ thể của từng laọi hình sản xuất.
• Với tình trạng môi trường hiện nay, cần kết hợp phương pháp quản lý và phương
pháp xử lý ô nhiễm mới đem lại kết quả và bảo vệ môi trường tốt hơn.
.
Mục lục
Tiểu luận: Đánh giá chu trình sản phẩm.lý thuyết và thực tiễn áp dụng 2
I. Đặt vấn đề 2
1. Vòng đời sản phẩm 3
2. Đánh giá vòng đời sản phẩm 3
2.1. Khái niệm 3
2.2. công việc đánh già bao gồm: 4
3. phương pháp và quy trình đánh giá vòng đời 4
3.1. mục tiêu và phạm vi đánh giá vòng đời sản phẩm 4
3.2. các giai đoạn chính của vòng đời sản phẩm 5

4. Lợi ích của LCA: 8
5. Ứng dụng của LCA: 9
6. Hạn chế của LCA: 9
II. Thực tiễn áp dụng 10
Ví dụ thực tiễn về việc áp dụng LCA trong quá trình sản xuất giày của công ty
da dày tỉnh Quảng Nam 10
2.3. Phân tích quy trình công nghệ tại giai đoạn may 11
5. Kết luận 14


×