Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 133 trang )

Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã
hội
Biên tập bởi:
nguyễn Thị Thấn
Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã
hội
Biên tập bởi:
nguyễn Thị Thấn
Các tác giả:
nguyễn Thị Thấn
Phiên bản trực tuyến:
/>MỤC LỤC
1. "Lịch sử phát triển các môn học về tự nhiên và xã hội "
2. Dạy cái gì
3. "Chương trình các môn học về tự nhiên và xã hội "
4. "Định hướng đổi mới chương trình tiểu học 2000 "
5. "Đặc điểm chung của chương trình các môn học về tự nhiên và xã hội "
6. "Mục tiêu các môn học về tự nhiên và xã hội "
7. "Những vấn đề tồn tại trong phương pháp dạy học các môn về tự nhiên và xã hội ở
tiểu học "
8. "Định hướng đổi mới "
9. Phương pháp thảo luận
10. Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học
11. Kiểm tra và đánh giá trong các môn học về tự nhiên và xã hội
12. Các hướng đổi mới các hình thức tổ chức dạy học các môn về tự nhiên và xã hội
13. Hình thức tổ chức dạy học bài - lớp các môn học về tự nhiên và xã hội
14. Các hình thức tổ chức dạy học chủ yếu của các môn về tự nhiên và xã hội
15. Các hình thức tổ chức dạy học ở trong lớp các môn học về tự nhiên và xã hội
16. Các hinh thức tổ chức dạy học ở ngoài lớp các môn học về tự nhiên và xã hội
17. Dạy học ngoài thiên nhiên
18. Tham quan


19. Trò chơi học tập trong các môn học về tự nhiên và xã hội
20. Vai trò của các phương tiện dạy học
21. các phương tiện dạy học chủ yếu của các môn về tự nhiên và xã hội
22. Mô hình
23. Bảng tổng kết kiến thức, bảng số liệu
24. Bản đồ, quả địa cầu
25. Tự làm các phương tiện dạy học
26. Môn học tự nhiên và xã hội
27. Môn khoa học
28. Nội dung dạy học của chủ đề
29. Môn lịch sử và địa lí
30. Đặc trưng của môn lịch sử và yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
31. Phần địa lí
32. tài liệu tham khảo
Tham gia đóng góp
1/131
"Lịch sử phát triển các môn học về tự nhiên
và xã hội "
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC MÔN HỌC VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Trước Cách mạng Tháng 8: môn học có tên gọi “Cách trí”Nội dung: - Cấu tạo cơ thể
người- Vệ sinh cơ thể người- Môi trường và thiên nhiên Sau Cách mạng Tháng 8: Từ
cuộc Cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950) “"Cách trí cải tiến"Nội dung: - Giống Cách
trí nhưng có lược bỏ những phần có liên quan đến PhápSau 1954, từ cuộc Cải cách giáo
dục lần thứ hai (1956): "Tìm hiều khoa học thường thức" và "Truyện kể lịch sử"
Hình thức: Bị lồng ghép vào môn tiếng Việt - Lớp 1,2 được dạy thông qua môn Tập đọc
đó là những bài tập đọc khoa,sử, địa- Lớp 3: Nội dung các phần khoa, sử, địa được in
thành bài riêng ở cuối sáchPhương pháp: Chủ yếu là thuyết trình (do dạy qua môn Tập
đọc)- Lớp 4: Có sách giáo khoa riêng cho môn THKHTTNội dung: - Cấu tạo và vệ sinh
cơ thể người- Một số cây lương thực- Một số con vật nuôi- Một số bệnh thông thườngvà
các biện pháp phòng chống bệnh tật (đau mắt hột, giun sán , cấp cứu người bị thương, bị

bỏng)- Đất trồng trọt- Khoáng vật- Điện Sau năm 1981 (từ cuộc Cải cách giáo dục lần
thứ ba) : "Tự nhiên và xã• hội" Nhưng đến tận năm học 1996-97 mới được thực hiện
chính thức trên cả nước, sau qua trình thực nghiệm lâu dài ở nhiều nơi. Năm 2001: Tự
nhiên và Xã hội (các lớp 1,2,3); Khoa học (các lớp 4,5); Lịch sử và Địa lí (các lớp 4,5)
2/131
Câu hỏi 1
Ở nước ta từ trước đến nay đã trải qua mấy cuộc cải cách giáo dục?
Hint
Lưu ý: Một cuộc cải cách giáo dục không phải đơn thuần là một lần thay sách giáo
khoa.
2 cuộc
3 cuộc
4 cuộc
3/131
5 cuộc
Sai
Đúng
Sai
Sai
Câu hỏi 2
Read the paragraph below and fill in the missing words.
1. Cuộc cải cách giáo dục gần đây nhất (lần thứ 3) được tiến hành vào khoảng những
năm sau 2000?True False
Hint
Chương trình tiểu học mới được Bộ trưởng kí duyệt vào năm 2001, nhưng nhièu tài liệu
lại gọi đó là Chương trình 2000
Incorrect!
Correct!
2. Trong lần đổi mới giáo dục sau năm 2000, tên môn học Tự nhiên và Xã hội đã thay
đổi?True False

Hint
Hãy xem xét tên gọi của các môn học ở cả hai giai đoạn.
Correct!
4/131
Incorrect!
Câu hỏi 3
Môn học với tên gọi "Tự nhiên và Xã hội" lần đầu tiên được dạy ở nước ta từ khi
nào?
Hint
Từ cuộc cải cách giáo dục lần thứ mấy?
1945
1950
1956
1981
2002
Sai
Sai
Sai
Chính xác
Chưa chính xác
Câu hỏi 4
5/131
Vì sao có thể nói trong lần đổi mới giáo dục sau năm 2000, tên môn học "Tự nhiên
và Xã hội" đã thay đổi?
6/131
Dạy cái gì
"DẠY CÁI GÌ"
Chúng ta đang sống trong thời đại "bùng nổ thông tin". Thông tin ngày nay phát triển
vớí tốc độ rất cao không chỉ về lượng mà cả nguồn. Ngày càng có nhiều lĩnh vực thông
tin mới. Nhà trường không thể thờ ơ với những thông tin đó vì chúng có quan hệ mật

thiết với đời sống của xã hội và của từng thành viên trong đó có các em học sinh.
Vậy làm thế nào để bổ sung những thông tin đó vào nội dung dạy học ở nhà trường.
Trên thế giới có hai hướng lựa chọn và đưa thông tin mới vào nội dung học tập trong
trường học. Đó là:
Tăng thêm môn học mới, kéo dài thời gian đào tạo trong nhà trường.
Sắp xếp lại kiến thức cũ theo hướng tích hợp, bỏ đi những kiến thức trùng lặp và bổ
sung thêm những thông tin mới.
Trong hai hướng trên đa số các nước đều lựa chọn hướng thứ hai, tức là hướng tích hợp.
Cụ thể là sắp xếp và tích hợp các môn học hiện hành và bổ sung thêm các thông tin mới
vào các môn học đã có.
Tích hợp đã trở thành xu hướng phát triển giáo dục trên thế giới trong nhiều thập kỉ qua.
Quan điểm tích hợp được đề cao từ bao giờ?
Cách tiếp cận tích hợp trong việc xây dựng chương trình giáo dục bắt đầu được đề cao
ở Mỹ và các nước châu Âu từ những năm 50 – 60, ở Châu Á vào những năm 70.
Cách tiếp cận tích hợp trong việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta
được bắt đầu từ cuộc Cải cách Giáo dục lần thứ 3. Một ví dụ điển hình cho cách tiếp cận
nêu trên là trong chương trình này lần đầu tiên các kiến thức về khoa học tự nhiên và
7/131
khoa học xã hội được kết hợp trong một môn học. Môn học này được học từ lớp 1 đến
lớp 5 ở trường tiểu học với tên gọi Tự nhiên và Xã hội.
Trên thế giới từ những năm 50 của thế kỉ trước.
Ở Việt Nam từ Cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3.
Tích hợp là gì?
Có thể hiểu nôm na rằng: tích hợp là sự sắp xếp xen kẽ các kiến thức của nhiều lĩnh vực
khoa học khác nhau thành một chỉnh thể thống nhất.
Dạy học theo tư tưởng tích hợp là cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học
cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học tránh nhấn mạnh sư sai
khác giữa các lĩnh vực khoa học(UNESCO, Pari 1972).
Dạy học theo tư tưởng tích hợp theo nghĩa hẹp là việc đưa ra những nội dung của nhiều
môn học vào quá trình chung nhất trong đó các khái niệm được đề cập đến theo một tinh

thần và phương pháp thống nhất.
=> Dạy học theo tư tưởng tích hợp là đề cao mối liên hệ giữa các môn học làm cho
đối tượng học tập giống với bản chất thực tế của nó, là giáo dục hoc sinh thành những
người có tầm nhìn Holistic (bao quát, toàn diện, liên quan ), để họ có khả năng giải quyết
những vấn đề của thực tiễn, hình thành ở học sinh khả năng tự học, tự nghiên cứu.
Vì sao tích hợp lại trở thành xu thế phát triển giáo dục?
Ngoài việc bùng nổ thông tin còn một lí do khác. Đó là ngày nay loài người đang phải
đối mặt với nhiêu vấn đề như vấn đề môi trường, tài nguyên, dân số
Các chuyên gia cho rằng việc chuyên môn hoá quá cao các lĩnh vực kiến thức chính là
nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề của thời đại.
Sự phát triển của khoa học theo chiều hướng phân khoa và chuyên khoa giúp cho nhân
loại ngày càng hiểu một cách tỉ mỉ về vũ trụ bao quanh. Song phương hướng phát triển
này làm cho các chuyên gia chuyên sâu một lĩnh vực quá nhỏ nên ngày càng mất đi khả
năng bao quát, liên kết và nhìn nhận các sự vật và hiện tượng trong mối liên hệ qua lại
vốn tồn tại trong thế giới tự nhiên và xã hội. Điều đó làm cho nhiều công trình nghiên
cứu về khoa học và công nghệ cứ cố gắng làm cải thiện một mặt nào đó của thế giới tự
nhiên và xã hội nhưng lại làm ảnh hưởng xấu đến các mặt khác, làm phá vỡ sự cân bằng
của hệ thống vốn thống nhất và hoàn chỉnh của môi trường tự nhiên và xã hội.
8/131
Đó là nguyên nhân sâu xa của nhiều vấn đề đang xảy ra hiện nay. Một trong các vấn đề
đó là vấn đề môi trường – một vấn đề đang nảy sinh trên quy mô toàn cầu và liên quan
đến sự sống còn của toàn nhân loại. Vì vậy, Miller A (1981) đã khẳng định rằng nguyên
nhân của các vấn đề môi trường là do cách tư duy không phù hợp và thiếu hụt khả năng
suy nghĩ vượt ra ngoài chuyên môn và trách nhiệm hẹp hòi của các nhóm chuyên gia.
Vì sao tích hợp lại trở thành xu thế phát triển giáo dục trong nhiều thập kỉ qua?
9/131
"Chương trình các môn học về tự nhiên và
xã hội "
CHƯƠNG TRÌNH CÁC MÔN HỌC VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BẢNG SO SÁNH CẤU TRÚC CỦA HAI CHƯƠNG TRÌNH

BẢNG SO SÁNH CẤU TRÚC CỦA MÔN (PHẦN) KHOA HỌC
BẢN SO SÁNH CẤU TRÚC CỦA MÔN (PHẦN) LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
10/131
11/131
"Định hướng đổi mới chương trình tiểu học
2000 "
ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC 2000
Chỉ có một chương trình tiểu học thống nhất trong toàn quốc.
Chương trình phải đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Đặt trọng tâm vào đổi mới các phương pháp dạy học.
Đẩy cao mức độ tích hợp trong cấu trúc chương trình các môn học.
Chương trình được xây dựng dựa trên nguyện vọng và sở thích của học sinh.
Là một chương trình mở và mềm dẻo hơn các chương trình cũ.
Đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá.
THỰC HÀNH
Trong Chương trình Cải cách có những loại chương trình tiểu học nào? Dành cho
những đối tượng nào?
Từ cuộc cải giáo dục lần thứ 3 tồn tại 4 loại chương trình:
1. chương trình hệ 165 tuần (đại trà)
2. Chương trình hệ 120 tuần (những vùng khó khăn)
3. Chương trình hệ 100 tuần (phổ cập)
4. Chương trình thực nghiệm công nghệ giáo dục (các trường thực nghiệm của Trung
tâm công nghệ giáo dục)
Hãy lấy ví dụ để chứng minh rằng Chương trình 2000:
1. Được xây dựng dựa trên nguyện vọng và sở thích của học sinh.
2. Là một chương trình mở và mềm dẻo hơn các chương trình cũ.
12/131
"Đặc điểm chung của chương trình các môn
học về tự nhiên và xã hội "

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CÁC MÔN HỌC VỀ TỰ
NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHƯƠNG TRÌNH ĐƯỢC XÂY DỰNG THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
CHƯƠNG TRÌNH ĐƯỢC XÂY DỰNG THEO QUAN ĐIỂM ĐỒNG TÂM
CHƯƠNG TRÌNH ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN KINH NGHIỆM VÀ VỐN SỐNG
CỦA HỌC SINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐƯỢC XÂY DỰNG THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
BIỂU HIỆN CỦA QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
• Coi tự nhiên,xã hội và con người là một thể thống nhất trong đó các sự vật và
hiện tượng có mối liên hệ qua lại lẫn nhau.
• Kiến thức của các môn học được tích hợp từ nhiều môn khoa học như: sinh
học, vật lí, hóa học, địa lí, lịch sử và các lĩnh vực kiến thức liên ngành như môi
trường, dân số và sức khỏe.
• Chương trình có cấu trúc thích hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học (theo giai
đoạn):
Giai đoạn I (lớp 1,2,3) được cấu trúc thành các chủ đề (môn Tự nhiên và Xã hội)
Giai đoạn II (lớp 4,5) được cấu trúc theo chủ đề (môn Khoa học) và
theo phân môn (môn Lịch sử và địa lí)
Câu hỏi 1
So sánh mức độ tích hợp ở giai đoạn I và II thì giai đoạn nào có mức độ tích hợp cao
hơn?
13/131
Hint
Cấu trúc theo chủ đề và theo phân môn thì cách cấu trúc nào thể hiện mức độ tích hợp
kiến thức cao hơn?
Mức độ tích hợp kiến thức ở giai đoạn I cao hơn giai đoạn II.
Mức độ tích hợp kiến thức ở giai đoạn II cao hơn giai đoạn I.
Chính xác
Sai
Câu hỏi 2

Chương trình nào có mức độ tích hợp cao hơn?
Hint
So sánh chương trình cải cách và chương trình 2000.
Chương trình cải cách
chương trình mới
Sai
Đúng
Câu hỏi 3
14/131
Chúng ta biết rằng trong chương trình cải cách chỉ có một môn học Tự nhiên và Xã hội,
còn trong chương trình 2000 là 3 môn học Tự nhiên và Xã hội; Khoa học; Lịch sử và
Địa lí. Chương trình nào có mức độ tích hợp cao hơn? Tại sao?
Tuy về số môn học về tự nhiên và xã hội ở chương trình mới nhiều hơn so với chương
trình cũ. Song cấu trúc nội dung của các môn học này lại thể hiện mức độ tích hợp cao
hơn. Vì vậy chương trình mới có mức độ tích hợp cao hơn.
Câu hỏi 4
Tại sao có thể nói chương trình mới có mức độ tích hợp cao hơn?
• Nội dung giáo dục sức khỏe đã được tích hợp vào.
• Số chủ đề ít hơn, bao quát và tổng hợp hơn.
• Lịch sử va Địa lí cũng là một môn học tích hơp.
Câu hỏi 5
Nội dung giáo dục sức khỏe được tích hợp vàp những chủ đề nào, môn học nào trong
chương trình 2000?
Tất cả các chủ đề của môn Tự nhiên và Xã hội và môn Khoa học.
MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRONG CHƯƠNG TRÌNH 2000
Sức khỏe cá nhân (chủ đề Con người và Sức khỏe)
Sức khỏe xã hội (Chủ đề Xã hội)
Sức khỏe môi trường (Các chủ đề: Tự nhiên, Vật chất và Năng lượng, Thực vật và Động
vật, Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên)
Sức khỏe thể chất (chủ đề Con người và Sức khỏe)

15/131
Sức khỏe tinh thần và cảm xúc (Chủ đề Xã hội)
TÁC DỤNG CỦA VIỆC TÍCH HỢP VỚI NỘI DUNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
Việc tích hợp với nội dung giáo dục sức khỏe có tác dụng:
1. Tránh sự trùng lặp về nội dung
2. Góp phần giảm thời lượng học tập cho học sinh
3. Thực hiện tốt hơn các mục tiêu giáo dục sức khỏe
4. Nâng cao tính thiết thực của các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học
THỰC HÀNH
Hãy lấy ví dụ chứng minh cho từng tác dụng của việc tích hợp với nội dung giáo dục
sức khỏe như đã nêu ở trên.
QUAN ĐIỂM ĐỒNG TÂM
CHƯƠNG TRÌNH ĐƯỢC XÂY DỰNG THEO QUAN ĐIỂM ĐỒNG TÂM
Các kiến thức được sắp xếp từ gần đến xa, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và
phát triển dần qua các lớp theo các chủ đề nhất định.
Câu hỏi 1
Trong hai chương trình, Chương trình cải cách và chương trình 2000 (phần các môn về
tự nhiên và xã hội) chương trình nào có mức độ đồng tâm cao hơn? Vì sao?
Phần nội dung các môn về tự nhiên và xã hội trong chương trình mới được xây dựng ở
mức độ đồng tâm cao hơn chương trình cải cách.
Câu hỏi 2
Những bằng chứng nào thể hiện chương trình mới có mức độ đồng tâm cao hơn?
16/131
• Các chủ đề lớn và bao quát hơn.
• Tính nối tiếp của hai giai đoạn rõ nét hơn
• Môn khoa học cũng được cấu trúc theo quan điểm đồng tâm, trong khi đó trong
chương trình cũ tính đồng tâm của phân môn khoa học không rõ ràng.
• Biểu hiện rõ nhất là chủ đề Con người và Sức khỏe của chương trình mới.
THỰC HÀNH
Hãy lựa chọn một chủ đề bất kì trong các môn học về tự nhiên và xã hội và chứng minh

rằng chủ đề đó được xây dựng theo quan điểm đồng tâm.
CHƯƠNG TRÌNH ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN KINH NGHIỆM VÀ VỐN SỐNG
CỦA HỌC SINH
Nội dung chương trình được lựa chọn cần thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với học sinh,
giúp các em có thể áp dụng các kiến thức khoa học vào cuộc sống hàng ngày.
Chương trình chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng trong học tập và kĩ
năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
TÌNH HUỐNG
Vì sao có thể nói Tự nhiên và Xã hội là môn học mà học sinh có nhiều vốn sống và kinh
nghiệm để tham gia xây dựng bài học?
Đối tượng học tập của môn học là chính các sự vật, hiện tượng cụ thể, gần gũi học sinh.
(với các môn học khác chúng chỉ là phương tiện)
Các sự vật, hiện tượng này các em học sinh đã được tiếp xúc từ trước khi tới trường từ
nhiều nguồn khác nhau: gia đình, các phương tiện thông tin đại chúng, cộng đồng, bạn

Kiến thức thuộc môn học được xây dựng theo quan điểm đồng tâm, nên những cái đã
biết, đã học luôn là cơ sở, điểm tựa cho viẹc học tập những kiến thức tiếp theo.
17/131
"Mục tiêu các môn học về tự nhiên và xã hội
"
MỤC TIÊU CÁC MÔN HỌC VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Môn
học
TỰ NHIÊN VÀ
XÃ HỘI
KHOA HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
MỤC
TIÊU
VỀ
KIẾN

THỨC
- Con người và
sức khỏe (cơ thể
người, cách giữ vệ
sinh cơ thể người
và phòng tránh
bện tật, tai nạn)-
Một số sự vật,
hiên thương đơn
giản trong tự
nhiên và xã hội
xung quanh
- Sự trao đổi chất, nhu cầu
dinh dưỡng và sự lớn lên của
cơ thể người; cách phòng
tránh một số bệnh tật thông
thường và bệnh truyền
nhiễm. - Sự trao đổi chất, sự
sinh sản của động vật, thực
vật. - Đặc điểm và ứng dụng
của một số chất, một số vật
liệu và dạng năng lượng
thường gặp trong đời sống và
sản xuất .
- Các sự vật, sự kiện,
hiện tượng lịch sử và địa
lí, các mối quan hệ thuộc
phạm vi: địa phương, đất
nước Việt Nam và một
số nước trên thế giới.

MỤC
TIÊU
VỀ KĨ
NĂNG
- Tự chăm sóc sức
khỏe bản thân;
ứng xử và đưa ra
quyết định hợp lí
trong đời sống để
phòng tránh bệnh
tật và tai nạn. -
Quan sát, nhận
xét, nêu thắc mắc,
đặt câu hỏi, diễn
đạt những hiểu
biết của mình
(bằng lời nói hoặc
hình vẽ ) về các
sự vật, hiện tượng
đơn giản trong tự
nhiên và xã hội)
- Ứng xử phù hợp với với
các vấn đề về sức khỏe của
bản thân, gia đình và cộng
đồng Quan sát và làm một
số thí nghiệm thực hành
khoa học đơn giản và gần
gũi với đời sống, sản xuất
Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi
trong quá trình học tập, biết

tìm tòi thông tin để giải đáp,
diễn giải những hiểu biết
bằng lời nói, bài viết, hình
vẽ, sơ đồ Phân tích, so
sánh để rút ra dấu hiệu chung
và riêng của một số sự vật
hiện tượng đơn giản trong tự
nhiên.
- Quan sát các sự vật,
hiện tượng; thu thập tìm
kiếm tư liệu lịch sử, địa
lí từ các nguồn khác
nhau Nêu thắc mắc, đặt
câu hỏi trong quá trình
học tập và chọn thông tin
để giải đáp Phân tích so
sánh, đánh giá các sự
vật, sự kiện, hiện tượng
lịch sử và địa lí Thông
báo những kết qủa học
tập bằng lời nói, bài viết,
hình vẽ, sơ đồ Vận
dụng các kiến thức đã
học vào thực tiễn đời
sống.
MỤC
TIÊU
- Có ý thức thực
hiện các quy tắc
- Tự giác thực hiện các quy

tắc vệ sinh, an toàn cho bản
- Ham học hỏi, ham hiểu
biết thế giới xung
18/131
VỀ
THÁI
ĐỘ

HÀNH
VI
giữ vệ sinh, an
toàn cho bản thân,
gia đình và cộng
đồng Yêu thiên
nhiên, gia đình,
trường học, quê
hương.
thân gia đình và cộng đồng
Ham hiểu biết khoa học, có ý
thức vận dụng những kiến
thức đã học vào đời sống. -
Yêu thiên nhiên, con người
đất nước, yêu cái đẹp, có ý
thức bảo vệ môi trường xung
quanh.
quanh Yêu thiên nhiên,
con người, quê hương,
đất nước, yêu cái đẹp
Có ý thức bảo vệ thiên
nhiên và các di sản văn

hóa.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Hãy nghiên cứu các mục tiêu dạy học ở bảng trên và phân tích mức độ đồng tâm của
từng mục tiêu cụ thể theo hai giai đoạn.
19/131
"Những vấn đề tồn tại trong phương pháp
dạy học các môn về tự nhiên và xã hội ở tiểu
học "
NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC
MÔN VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC
- Đa số giáo viên khi dạy còn coi mình là nguồn tri thức duy nhất truyền đạt tới học sinh.
Vì vậy họ luôn có xu hướng "nhồi nhét" cho học sinh càng nhiều kiến thức càng tốt.
- Hiện tượng "dạy chay" vẫn còn phổ biến do cả những lí do khách quan và chủ quan
của giáo viên.
- GV chưa nắm được bản chất của các phương pháp dạy học tích cực hay cách dạy học
lấy HS làm trung tâm.
DẠY HỌC TÍCH CỰC?
1. "Tích cực" trong dạy học cần được hiểu như thế nào?
"Tích cực" trong dạy học cần được hiểu là chủ động, sáng tạo, năng động, hoạt động
2."Tích cực" ở đây có đối lập với "Tiêu cực" không?
"Tích cực" ở đây không đối lập với "Tiêu cực"
3. Ai cần là người tích cực?
Người tích cực được đề cập ở đây là học sinh không phải là giáo viên, học sinh chủ động
chiếm lĩnh kiến thức, hăng hái, năng động lĩnh hội và tiếp thu kiến thức.
4. Biểu hiện cụ thế của tính tích cực ở đây là gì?
20/131
Học sinh chăm chú lắng nghe, chủ động đặt câu hỏi, nêu thắc mắc, tích cực tham gia
vào các hoạt động như thảo luận, đóng vai, điều tra
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Hãy bằng những kinh nghiệm của mình hãy nói về hiện tượng"Dạy chay". Những

nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Tác hại của việc "Dạy chay"? Cần phải cải
tiến tình trạng này như thế nào?
21/131
"Định hướng đổi mới "
ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI
1. Tăng cường tính chủ động nhận thức của người học. Giáo dục HS thành những người
có năng lực thực hành, có khả năng tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề.
2. Không phủ nhận các phương pháp dạy học truyền thống nhưng phải sử dụng chúng
theo tinh thần mới bằng cách luôn kích thích vai trò chủ động nhận thức của HS.
3. Bổ sung các phương pháp dạy học mới như: thảo luận, điều tra, đóng vai, truyền đạt
4. Đổi mới phương tiện dạy học. Tận dụng không gian trong lớp học để xây dựng góc
bộ môn để trưng bày các đồ dùng dạy học, các sản phẩm học tập của học sinh.
5. Đổi mới kiểm tra và đánh giá trong các môn về tự nhiên và xã hội. Đánh giá coi trọng
thái độ và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT LÀ GÌ?
• Quan sát là phương pháp dạy học khi giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng
thị giác kết hợp với các giác quan khác để tiếp nhận thông tin.
22/131
VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
Cơ sở khoa học: Thị giác là giác quan có nhiều tế bào thần kinh nhất, hoạt động quan
sát là nguồn gốc và phương tiện nhận thức và phát triển trí tuệ.
Quan sát là phương pháp dạy học phù hợp với trình độ phát triển tâm sinh lí của học
sinh tiểu học, nhất là học sinh ở giai đoạn I.
Quan sát là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội.
TÌNH HUỐNG
Vì sao có thể nói:
1. Quan sát là phương pháp dạy học phù hợp với trình độ phát triển tâm sinh lí của học
sinh tiểu học nhất là học sinh ở giai đoạn I?
Học sinh tiểu học nhất là ở giai đoạn I (từ lớp 1 đến lớp 3) có đặc điểm là khả năng tư

duy cụ thể chiếm ưu thế còn khả năng tư duy trừu tượng thì còn kém phát triển. Khi tư
duy các em phải dựa vào những hình ảnh cụ thể.
2.Quan sát là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học Tự nhiên và Xã hội?
Vì đối tượng học tập của môn học chính là các sự vật, hiện tượng cụ thể, gần gũi, học
sinh có thể tri giác được, thậm chí, tri giác một cách trực tiếp.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
A - Học sinh phải biết rõ mục đích quan sátB - Học sinh phải được quan sát một cách
trực tiếp
C - Quan sát phải có kế hoạch D - Học sinh phải được tự rút ra kết luận
Câu hỏi
23/131

×