Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho giống hồng không hạt bắc cạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.1 MB, 111 trang )







BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




LÊ TRƯỜNG GIANG



NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC
XÂY DỰNG HỒ SƠ BẢO HỘ “CHỈ DẪN ĐỊA LÝ”
CHO GIỐNG HỒNG KHÔNG HẠT BẮC KẠN




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP











HÀ NỘI - 2012

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




LÊ TRƯỜNG GIANG


NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC
XÂY DỰNG HỒ SƠ BẢO HỘ “CHỈ DẪN ĐỊA LÝ”

CHO GIỐNG HỒNG KHÔNG HẠT BẮC KẠN


Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01




Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐÀO THẾ ANH








HÀ NỘI - 2012

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
TS. Đào Thế Anh, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển Hệ thống nông
nghiệp đã tận tình hướng dẫn trong quá trình tôi thực hiện đề tài. Xin cảm ơn các
đồng nghiệp, đặc biệt là ThS. Nguyễn Ngọc Mai, ThS. Vũ Nguyên, ThS. Vũ Hữu
Cường – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban đào tạo sau đại học – Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt nam đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học
tập, hoàn chỉnh và bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn!



Tác giả




Lê Trường Giang

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận vặn này là trung
thực, chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn. Các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả




Lê Trường Giang

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………



iv

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CẢM ƠN ii
LỜI CAM ĐOAN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 4
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1.Khái niệm 5
1.2. Tình hình nghiên cứu về CDĐL trong và ngoài nước 8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 13
1.2.2.1. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam 13
1.2.2.2. Đánh giá chung về CDĐL tại Việt Nam 15
1.3. Một số thông tin chung về cây hồng và hồng không hạt Bắc Kạn 19

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


v

1.3.1. Nguồn gốc 19
1.3.2. Một số giống hồng phổ biến tại Việt Nam 20
1.3.3. Hồng không hạt Bắc Kạn 27

1.3.3.1. Yêu cầu sinh thái 27
1.3.3.2. Đặc tính sinh vật học, nông học của hồng không hạt Bắc Kạn 29
CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Vật liệu nghiên cứ 32
2.2. Địa điểm nghiên cứu 32
2.3. Phạm vi nghiên cứu 32
2.4. Nội dung nghiên cứu 32
2.4.1. Danh tiếng của sản phẩm 32
2.4.2. Tính chất/chất lượng đặc thù của sản phẩm 32
2.4.3. Xác định nguồn gốc lịch sử hình thành địa danh và sản phẩm 33
2.4.4. Các yếu tố ngoại cảnh tạo nên chất lượng đặc thù của sản phẩm 33
2.4.5. Bản đồ khu vực địa lý mang Chỉ dẫn Địa lý 33
2.5. Phương pháp nghiên cứu 33
2.5.1. Phương pháp chuyên khảo tài liệu 33
2.5.2. Điều tra có sự tham gia của người dân 34
2.5.3. Đánh giá cảm quan và phân tích chất lượng sản phẩm 34
2.5.3.1. Phương pháp thử nếm 34
2.5.3.2. Phương pháp phân tích lý hoá 35
2.5.4. Phương pháp phân tích đất và mô tả phẫu diện 36

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


vi

2.5.5. Phương pháp phân tích thống kê nhiều chiều 37
2.5.6. Phương pháp chồng ghép bản đồ trong khoanh vùng sản phẩm 38
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. Danh tiếng địa danh Bắc Kạn và các điều kiện tự nhiên 39
3.1.1. Danh tiếng của địa danh Bắc Kạn 39

3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn 39
3.1.2.1. Vị trí địa lý 40
3.1.2.2. Địa hình địa mạo 40
3.1.2.3. Khí hậu, thủy văn 41
3.1.2.4. Đất đai 41
3.2. Danh tiếng, đặc điểm và nguồn gốc lịch sử phát triển của cây hồng không
hạt tại Bắc Kạn
42
3.2.1. Danh tiếng của hồng không hạt Bắc Kạn 42
3.2.2. Lịch sử và quá trình phát triển của hồng không hạt Bắc Kạn 43
3.3. Chất lượng hồng không hạt Bắc Kạn qua đánh giá của các tác nhân 46
3.3.1. Đánh giá của người sản xuất và thu gom tại địa phương 46
3.3.2. Đánh giá của người bán lẻ 48
3.3.3. Đánh giá của người tiêu dùng 49
3.4. Phân bố của hồng không hạt qua đánh giá của các tác nhân 50
3.4.1. Tác nhân sản xuất 50
3.4.2. Tác nhân thu gom 50
3.4.3. Tác nhân bán lẻ và tiêu dùng 51

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


vii

3.5. Chất lượng hồng qua đánh giá cảm quan 51
3.5.1. Các chỉ tiêu cơ lý 51
3.5.2. Các chỉ tiêu lý hóa 52
3.5.3. Chất lượng hồng không hạt so với các giống khác 56
3.6. Đặc thù của hồng không hạt Bắc Kạn 56
3.6.1. Đặc thù về hình thái 56

3.6.2. Đặc thù về cơ lý và hóa sinh của hồng không hạt Bắc Kạn 58
3.6.2.1. Về cơ lý 84
3.6.2.2. Về hóa sinh 59
3.7. Đặc thù về điều kiện tự nhiên – xã hội của Bắc Kạn 60
3.7.1. Về địa hình 60
3.7.2. Về nông hóa 61
3.7.3. Về phẫu diện 63
3.7.4. Về khí hậu 65
3.7.5. Về văn hóa và thực hành của người dân 68
3.8. Mối quan hệ giữa các yếu tố bên ngoài và chất lượng hồng không hạt 71
3.9. Bản đồ khoanh vùng bảo hộ hồng không hạt Bắc Kạn 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
1. Kết luận 75
2. Kiến nghị 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 81

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


viii

DANH MỤC BẢNG
Stt Tên bảng Trang
2.1. Thang điểm đánh giá cảm quan cho hồng không hạt 35
2.2 Chỉ tiêu cơ lý và hóa sinh 36
2.3 Chỉ tiêu các chất dinh dưỡng trong đất 36
3.1 Cơ cấu sử dụng đất Bắc Kạn 42
3.2 Đánh giá của người sản xuất và người thu gom hồng tại địa phương
về độ ngon của các giống hồng hiện trồng ở Bắc Kạn

47
3.3 Đánh giá của người bán lẻ hoa quả về độ ngon của hồng không hạt
Bắc Kạn
48
3.4 Đánh giá của người tiêu dùng về độ ngon của hồng không hạt 49
3.5 Tổng hợp tỷ lệ phân vùng của các tác nhân 51
3.6 Kết quả đánh giá cảm quan về cơ lý hồng không hạt 52
3.7 Kết quả đánh giá cảm quan về lý hóa hồng không hạt 53
3.8 Kết quả tổng hợp các mẫu thử nếm trong vùng nghiên cứu 54
3.9 So sánh chất lượng hồng không hạt Bắc Kạn với một số loại khác 56
3.10 Đặc thù hình thái hồng không hạt Bắc Kạn 57
3.11 Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của hồng không hạt Bắc Kạn 59
3.12 Tổng hợp các chỉ tiêu hóa sinh của hồng không hạt Bắc Kạn 60
3.13 Hàm lượng các chỉ tiêu trong đất trồng hồng không hạt 62
3.14 Nhiệt độ trung bình tháng và cả năm 66
3.15 Lượng mưa trung bình tháng và cả năm 66
3.16 Độ ẩm trung bình tháng và số giờ nắng 67
3.17 So sánh sự khác nhau về chất lượng quả hồng giữa các vùng 72




Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


ix

DANH MỤC HÌNH
Stt Tên hình Trang
2.1 Mặt cắt phẫu diện 37

3.1 Bản đồ địa hình tỉnh Bắc Kạn 40
3.2 Bản đồ phân vùng chất lượng hồng không hạt Bắc Kạn 55
3.3 Sơ đồ các vị trí lấy phẫu diện 63
3.4 Bản đồ nhiệt độ tháng lạnh nhất trong năm của Bắc Kạn 67
3.5 Bản đồ thực hành trồng hồng của người dân 70
3.6
Đ
ồ thị tương quan giữa chất lượng hồng và các yếu tố bên ngoài 71
3.7 Bản đồ vùng bảo hộ CDĐL hồng không hạt Bắc Kạn 74


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý (Protected Geographical Indication) bắt nguồn từ châu
Âu. Xuất hiện ở Pháp từ đầu thế kỷ XX, thuật ngữ Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) được
phát triển rộng trên thế giới và được Hiệp định quốc tế về sở hữu trí tuệ (TRIPS)
thừa nhận vào năm 1994. TRIPS đã xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu đối
với các sản phẩm CDĐL.
Chỉ dẫn địa lý là một hình thức của quyền sở hữu trí tuệ - dấu hiệu để xác định
một sản phẩm có xuất xứ từ một địa điểm tạo ra sản phẩm có chất lượng đặc biệt, có
uy tín hoặc có các đặc tính khác.
Từ khi thực hiện chính sách đổi mới (1986), từ vị trí nhập khẩu, Việt Nam đã
trở thành nước xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu trên thế giới: gạo, cà phê, hạt
tiêu, điều, thuỷ sản, mật ong và bước đầu hướng tới thị trường rau, quả, hoa Thị

trường quốc tế và nội địa là động lực của sự tăng trưởng này. Thu nhập và an sinh
của nông dân đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, tính thiếu ổn định của giá hàng
nông sản trong và ngoài nước đã bộc lộ rõ những bất cập của nền nông nghiệp mới
tham gia vào cơ chế thị trường dẫn đến hàng nông sản của chúng ta có tính cạnh
tranh kém cả trên thị trường thế giới và nội địa (gạo, cà phê, rau, hoa, quả ). Một
trong hướng đi mới để giải quyết những yếu kém này là xây dựng và phát triển các
nông sản đặc sản theo hướng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
CDĐL giúp cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế của sản phẩm
(giá hàng chất lượng thường ít biến động và cao hơn so với hàng chất lượng kém
trên thị trường quốc tế và nội địa), bình ổn thu nhập của nông dân bằng cách đa
dạng hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả bảo quản/chế biến và tiếp thị đối
với hàng nông sản. Cụ thể:
- CDĐL hỗ trợ nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, lẻ trong bối cảnh người sản xuất
chưa đủ khả năng để xây dựng, phát triển thương hiệu hàng hóa riêng. Thông qua

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


2

đó, thiết lập ngành hàng riêng cho nông sản đặc sản của Việt Nam (sản xuất, lưu
thông, phân phối, tiêu dùng gắn với hệ thống quản lý chất lượng).
- Xu hướng tiêu dùng trong và ngoài nước đang chuyển sang sử dụng các sản
phẩm tự nhiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Đáp ứng các yêu cầu về CDĐL và quy tắc xuất xứ hàng hóa sẽ nâng cao khả năng
tiếp cận, cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.
- Trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam phải ký kết các điều ước song phương,
đa phương về bảo hộ CDĐL. Xây dựng và phát triển tốt các sản phẩm nông
nghiệp/nông thôn dựa trên cơ chế bảo hộ CDĐL sẽ tạo cơ sở pháp lý để hợp tác và
giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.

- Xây dựng, phát triển sản phẩm theo hướng CDĐL còn là tiếp cận mới trong
bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì và phát huy các giá trị bản địa, góp phần đa dạng
hóa sinh kế của các vùng khó khăn gắn với điều kiện sinh thái. Ví dụ: Pháp và Thụy
Sỹ đã khai thác các giá trị của hàng nông sản mang CDĐL để thúc đẩy du lịch và
phát triển nông thôn bền vững).
- Một số sản phẩm đặc sản của Việt Nam được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý đang
ngày càng phát huy tác dụng (Thanh long Bình Thuận, chè Shan tuyết Mộc Châu,
soài cát Hòa Lộc).
Nhu cầu của chính quyền địa phương, người sản xuất, kinh doanh các sản
phẩm nông lâm thủy sản đặc sản mang CDĐL đang gia tăng. Nhằm phát huy các
giá trị kinh tế, văn hóa-xã hội của nông sản, Chính phủ cùng các cơ quan Nhà nước
đang hỗ trợ việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản: Chương trình 68
(Bộ KH-CN), Chương trình hỗ trợ Sở hữu trí tuệ (Bộ NN và PTNT)
Bắc Kạn nổi tiếng là Hồ Ba Bể - một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất
thế giới. Đây là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam, nằm trên vùng núi đá
vôi. Nhờ có tiểu vùng khí hậu hồ Ba Bể mà Bắc Kạn có những cây trồng bản địa rất
đặc thù, trong đó cây hồng không hạt Bắc Kạn. Đây là cây ăn quả đã có từ lâu đời
trên 100 năm.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


3

Hồng không hạt Bắc Kạn có chất lượng nổi tiếng trong vùng, mẫu mã đẹp
nên thường được dùng làm quả biếu cho bạn bè, người thân về thăm quê. Trong dân
gian hồng không hạt Bắc Kạn còn là vị thuốc chữa bệnh: tai hồng hay còn gọi là thị
đế sắc khô tán thành bột chữa các bệnh về đường ruột, ăn hồng có thể hạ huyết áp
và là một trong những cây trồng được xác định là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao
của tỉnh Bắc Kạn.

Hồng không hạt Bắc Kạn là một trong những loại quả ngon và hiếm của
vùng Đông Bắc Việt Nam. Theo đánh giá của các tác nhân thương mại, hồng không
hạt Bắc Kạn là một trong những mặt hàng luôn được yêu thích vì quả có chất lượng
ngon hơn các giống hồng khác.
Những chương trình, dự án hỗ trợ cây hồng không hạt từ trước tới nay chủ yếu
vẫn tập chung hỗ trợ các vấn đề về kỹ thuật, cây giống, còn thiếu các chương trình
hỗ trợ tổng thể cả về kỹ thuật, thương mại cũng như các vấn đề thể chế, tổ chức sản
xuất đồng bộ. Quả hồng không hạt trên thị trường được đánh giá cao nhưng người
tiêu dùng rất dễ nhầm với một số giống hồng khác như hồng Lạng Sơn, Tuyên
Quang.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững của hồng không hạt Bắc Kạn, bên cạnh các
biện pháp kỹ thuật, phát triển sản xuất, cần thiết phải tiến hành xây dựng, quản lý và
khai thác sản phẩm này theo hướng chỉ dẫn địa lý. Khai thác các sản phẩm đặc sản
nói chung và hồng không hạt nói riêng theo hướng CDĐL giúp đản bảo về mặt pháp
lý cho thương hiệu sản phẩm, góp phần nâng cao danh tiếng và giá trị sản phẩm.
CDĐL cũng có thể coi như một công cụ xóa đói giảm nghèo cho những hộ nông
dân nhỏ, đặc biệt ở những vùng sâu; vùng xa như Bắc Kạn.
Từ các lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “nghiên cứu cơ sở
khoa học xây dựng hồ sơ bảo hộ “chỉ dẫn địa lý” cho giống hồng không hạt
Bắc Kạn”.


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


4

2. Mục đích của đề tài
- Xây dựng cơ sở khoa học xác định quan hệ giữa đặc thù tự nhiên và kinh tế
xã hội của hồng không hạt Bắc Kạn với vùng địa lý phục vụ bảo hộ Chỉ dẫn

địa lý.
- Góp phần hoàn thiện quy trình xây dựng hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các
sản phẩm nông sản khác.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đối với lĩnh vực KH & CN có liên quan
Khái quát cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc nghiên cứu xây dựng, quản lý
và khai thác chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản của Việt Nam.
Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Hiệu quả kinh tế: Việc xây dựng thành công CDĐL giúp nâng cao khả năng
cạnh tranh và hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân.
- Góp phần đa dạng hóa sinh kế cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ tại địa
phương.
Đối với kinh tế - xã hội và môi trường
- Bảo tồn nguồn gen quí của địa phương.
- Sản xuất ra sản phẩm có giá trị cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao về chất lượng của người tiêu dùng.


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


5

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Khái niệm
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể (Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), 2005 [30]).
Điều kiện áp dụng đối với sản phẩm (Cục SHTT, 2007 [14]):

- Sản phẩm có danh tiếng hoặc chất lượng đặc thù do điều kiện tự nhiên, con
người vùng sản xuất mang lại;
- Ngành sản xuất sản phẩm có truyền thống lâu đời, có nguy cơ mai một và
cần phát triển;
- Có thị trường, tiềm năng phát triển;
- Có nhiều nhà sản xuất, kinh doanh trong cùng một khu vực chất lượng, nhãn
hiệu, mẫu mã khác nhau mà chưa được kiểm soát;
- Danh tiếng, uy tín của sản phẩm có hiện tượng hàng giả, hàng nhái…
Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điệu kiện sau đây (Điều 79 -
Luật SHTT, 2005 [30]):
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương,
vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng chất lượng hoặc đặc tính chủ
yếu do điều kiện địa lý khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng
với chỉ dẫn địa lý quyết định; Trong đó:
+ Danh tiếng của sản phẩm được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người
tiêu dùng đối với sản phẩm thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và
chọn lựa sản phẩm đó;
+ Đặc tính của sản phẩm được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định
tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


6

khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương
pháp kiểm tra phù hợp.
- Không thuộc các trường hợp loại trừ sau (Điều 80 - Luật SHTT, 2005 [30]):

+ Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam; chỉ
dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị
chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
+ Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ,
nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc
của sản phẩm;
+ Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý
thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm các tài liệu sau (Điều 100, 106 - Luật
SHTT, 2005 [30]) và (Điểm 7.1, 43 Thông tư số 01 theo trích dẫn của cục SHTT,
2007 [14]):
+ Tờ khai: theo mẫu quy định, trong đó phải nêu rõ tên gọi, dấu hiệu là chỉ
dẫn địa lý, tên sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và tóm tắt tính chất/chất lượng đặc thù
và/hoặc danh tiếng của sản phẩm;
Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý:
phải bao gồm các nội dung tối thiểu sau: mô tả loại sản phẩm, bao gồm cả nguyên
liệu thô và các đặc tính lý học, hoá học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm; cách xác
định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý; chứng cứ về loại sản phẩm có xuất
xứ từ khu vực địa lý; phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có
tính ổn định; thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh
tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý theo quy định; thông tin về cơ chế tự kiểm
tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.
+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


7


- Đơn phải bảo đảm tính thống nhất: mỗi đơn chỉ được đăng ký một chỉ dẫn
địa lý dùng cho một sản phẩm;
- Trong trường hợp chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ, chủ đơn phải nộp
kèm theo đơn 10 mẫu thể hiện cách trình bày chỉ dẫn địa lý sẽ được sử dụng (kích
thước không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 20mm)
- Trong trường hợp chỉ dẫn địa lý nước ngoài, phải nộp thêm tài liệu chứng
minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó;
Thuyết minh về tính đặc thù của sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý
- Bản mô tả tính đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý (Điểm 43.4
Thông tư 01; theo trích dẫn của cục SHTT, 2007 [14]) phải có các thông tin sau
đây:
+ Liệt kê các tính chất/chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
do điều kiện địa lý quyết định - được xác định bằng các chỉ tiêu cảm quan, định
tính, định lượng về vật lý, hoá học, sinh học, có khả năng kiểm tra được bằng
phương tiện kỹ thuật hoặc bằng chuyên gia theo một phương pháp thử xác định;
và/hoặc
+ Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết
định - được xác định thông qua sự biết đến sản phẩm đó một cách rộng rãi trong
giới tiêu dùng liên quan, có khả năng kiểm chứng được; và
+ Điều kiện địa lý tạo nên tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bao gồm: các yếu tố độc đáo về khí tượng, thuỷ văn, địa
chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác; các yếu tố độc đáo về kỹ
năng, kỹ xảo của người sản xuất, bao gồm cả quy trình sản xuất truyền thống của
địa phương (có thể bao gồm một, một số hoặc tất cả các công đoạn, từ sản xuất
nguyên liệu, chế biến nguyên liệu đến tạo ra sản phẩm và có thể gồm cả công đoạn
đóng gói sản phẩm, nếu công đoạn đó có ảnh hưởng đến tính chất/chất lượng, danh
tiếng của sản phẩm), nếu quy trình đó là nhân tố tạo ra và duy trì tính chất/chất
lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, trong đó có các thông
tin rõ ràng và chi tiết đến mức có thể kiểm tra được (nếu trong các thông tin nêu


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


8

trên có các thông tin bí mật, bí quyết kỹ thuật chưa được bộc lộ hoặc chưa được biết
đến một cách rộng rãi bên ngoài địa phương thì người nộp đơn có quyền từ chối
cung cấp các thông tin chi tiết về bí mật, bí quyết đó nếu không được cam kết bảo
mật các thông tin đó theo yêu cầu của mình); và
+ Mối quan hệ hữu cơ giữa tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý với điều kiện địa lý.
- Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm phải kèm theo tài liệu
xác nhận rằng các thông tin về tính chất/chất lượng/danh tiếng là có căn cứ và xác thực
(dựa trên các kết quả khảo nghiệm, nghiên cứu, điều tra…).
Mô tả vùng địa lý
Danh giới vùng chỉ dẫn địa lý phải được xác định một cách chính xác bằng
từ ngữ và bản đồ, trong đó, bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý phải
thể hiện đầy đủ thông tin tới mức có thể xác định chính xác vùng địa lý hội đủ các
điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất/chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm
(Điểm 43.5 - Thông tư 01, theo trích dẫn của cục SHTT, 2007 [14]).
1.2. Tình hình nghiên cứu về CDĐL trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo nhiều tác giả (Bùi Kim Đồng, 2009 [15], 2010 [16]; Bùi Thị Thái và
cộng sự, 2008 [32]; Trịnh Văn Tuấn và cộng sự, 2009 [13]), Chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ là một hình thức của quyền sở hữu trí tuệ - dấu hiệu để xác định một sản
phẩm có xuất xứ từ một địa điểm tạo ra sản phẩm có chất lượng đặc biệt, có uy tín
hoặc có các đặc tính khác. Có nhiều khái niệm liên quan đến CDĐL, điển hình là:
Chỉ dẫn Nguồn gốc (Indications of Source và Tên gọi xuất xứ (Appellations of
Origin).

- Chỉ dẫn Nguồn gốc (Indications of Source): Có hai Hiệp định về vấn đề
này: i) Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (năm 1883) và ii) Hiệp định
Madrid về Chỉ dẫn giả mạo hoặc lừa dối về nguồn gốc hàng hoá (năm 1891). Theo
Hiệp định Madrid, Điều 1: "Tất cả hàng hoá mang một chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa
dối nếu bị phát hiện thì sẽ bị thu giữ khi nhập khẩu vào bất kỳ quốc gia nào. Theo

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


9

Hiệp định này, Chỉ Dẫn Nguồn Gốc có thể được định nghĩa là Từ ngữ hoặc Dấu
hiệu, sử dụng để chỉ ra một sản phẩm/dịch vụ được bắt nguồn từ một quốc gia, khu
vực hoặc một nơi cụ thể, nhưng không bao hàm các yếu tố chất lượng và uy tín
(E.g. Munchen Bier).
- Tên gọi xuất xứ (Appellations of Origin): Quy định trong Hiệp định Lisbon,
là tên địa lý của một quốc gia, hoặc vùng, hoặc địa phương để chỉ một sản phẩm có
nguồn gốc ở đó, chất lượng và đặc tính của sản phẩm có được là do sự độc quyền,
hoặc do bản chất của môi trường địa lý (bao gồm cả tự nhiên và các yếu tố con
người). Từ định nghĩa này, có thể suy ra rằng một sản phẩm được bảo hộ dưới dạng
tên gọi "xuất xứ" phải thể hiện một tên địa lý trực tiếp hoặc một quốc gia, hoặc
vùng, hoặc địa phương mà nó bắt nguồn (Ví dụ: Stilton Cheese). Các phần danh
tiếng bị loại trừ khỏi điều khoản của định nghĩa trên.
- Điều 22,1 của Hiệp định TRIPS định nghĩa thuật ngữ CDĐL như sau: Chỉ
dẫn (indications) xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm là một lãnh thổ hoặc
vùng hoặc địa điểm, nơi mà chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính của sản phẩm
có được là do nguồn gốc địa lý của nó. Chỉ dẫn địa lý (geographical indications)
được người tiêu dùng hiểu để biểu thị nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm. Như
vậy, định nghĩa của TRIPS về CDĐL đã bao hàm cả Tên Gọi Xuất Xứ (TGXX) và
Chỉ Dẫn Nguồn Gốc.

Hiện nay việc bảo hộ CDĐL trên thế giới có thể quy về ba hình thức:
+ Bảo hộ bằng hệ thống luật pháp riêng: nghĩa là có các quy định pháp luật
riêng bảo hộ CDĐL (Pháp, Thụy sĩ, Nga, Bồ Đào Nha, Việt Nam…)
+ Bảo hộ bằng pháp luật về nhãn hiệu: CDĐL được bảo hộ thông qua việc đăng
ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận (Mỹ, Canađa, Anh, ấn Độ …)
+ Bảo hộ bằng luật pháp về kinh doanh: phổ biến nhất là luật chống cạnh
tranh không lành mạnh, chống lại các chỉ dẫn sai lệch, gây nhầm lẫn về xuất xứ
hàng hóa. Hình thức này thường được sử dụng như một hình thức bổ sung, song
song với các hình thức khác (Đức, Hungari ).

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


10

Đến tháng 6/2006, tại Châu âu đã có 413 sản phẩm được bảo hộ tên gọi xuất
xứ và 297 sản phẩm được bảo hộ Chỉ dẫn Địa lý (trong đó Pháp chiếm 27%, Italia
17% và Bồ Đào Nha là 13%). Kinh nghiệm của các nước cũng cho thấy các sản
phẩm được bảo hộ dưới tên gọi TGXX là những sản phẩm yêu cầu cao về sự đặc
thù cũng như khả năng quản lý chất lượng vì thế nó được sử dụng nhiều cho các sản
phẩm được chế biến. Ví dụ, các sản phẩm chế biến từ thịt, sữa chiếm tới 54,1%
trong tổng AOP của châu Âu, hoa quả chỉ chiếm 17,4%. Còn CDĐL thường dành
cho các sản phẩm tươi sống nhiều hơn. Vì vậy, các sản phẩm thịt chưa qua chế biến
và rau quả chiếm tới 55,6% tổng số CDĐL được bảo hộ tại châu Âu (Vũ Trọng
Bình & cộng sự, 2007 [4]).
Những giai đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng CDĐL và TGXX
của các nước thuộc Liên minh châu Âu
Theo tổng kết của tác giả Bùi Kim Đồng, (2009 [15], 2010 [16]), Châu Âu là
khu vực có nhiều kinh nghiệm nhất về CDĐL trên thế giới với lịch sử dài hàng trăm
năm cho việc xây dựng bảo hộ CDĐL và TGXX cho sản phẩm. Quá trình này trải

qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng có thể tổng hợp được bốn giai đoạn quan
trọng từ các nước có kinh nghiệm xây dựng và phát triển CDĐL và TGXX như
Pháp, Italia, Thụy sỹ, …
- Giai đoạn chống lại sự cạnh tranh trên thị trường. Đây là giai đoạn quan
trọng nhất thúc đẩy quá trình xây dựng thể chế để bảo hộ sản phẩm. Giai đoạn này
dài hay ngắn tùy thuộc tình hình của từng nước. Nhưng giai đoạn này thường kéo
dài nhất, ví dụ ở Pháp giai đoạn này bắt đầu vào năm 1905-1970, Italia từ 1716-
1962, Thụy sỹ từ 1890-1981.
- Điều tiết thị trường. Đây là giai đoạn thúc đẩy sự phát triển và duy trì sự ổn
định về thị trường của sản phẩm sau khi được bảo hộ. Những chính sách của nhà
nước, các biện pháp của các tổ chức sản xuất và thương mại đều hướng tới việc ổn
định thị trường và mở rộng phạm vi được bảo hộ (Pháp từ năm 1970 đến 1985,
Italia từ 1963 đến 1992,…).

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


11

- Phát triển nông thôn: Đây là giai đoạn tổ chức lại sản xuất nhằm phát triển
sự ổn định khu vực nông thôn (Pháp từ năm 1985 đến 2000, Thụy sỹ bắt đầu từ
1997).
- Giá trị về mặt di sản: Đàm phán và đề nghị công nhận những sản phẩm đặc
thù của quốc gia trở thành những di sản của nhân loại. Giai đoạn này ở Pháp diễn ra
từ năm 2000.
Bài học rút ra từ việc phát triển sản phẩm CDĐL trên thế giới
Theo quan điểm của EU, chỉ dẫn địa lý là quyền sở hữu trí tuệ đứng trên các
thương hiệu, thiết kế và bằng sáng chế. Không có quyền sở hữu trí tuệ phân biệt đối
xử giữa các loại sản phẩm ở cấp bảo vệ. CDĐL cũng nên được phép mở rộng tới
các sản phẩm khác. Chỉ dẫn địa lý là tên được đặt (hoặc một địa điểm) được sử

dụng để xác định nguồn gốc và chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của
sản phẩm (Bùi Kim Đồng, 2009 [15]).
- CDĐL giúp phân biệt được một sản phẩm theo những tiêu chí chất lượng
đặc biệt liên quan tới các cộng đồng có nguồn gốc địa lý và phương pháp sản xuất,
sử dụng riêng. Là giải pháp chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị
trường.
- CDĐL giúp tổ chức sản xuất của một khu vực bằng cách xác định chỉ tiêu
cơ bản để tăng các giá trị của sản phẩm, tạo điều kiện tiếp thị và thâm nhập vào bất
kỳ thị trường nào.
- CDĐL là công cụ để phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững thông
qua khai thác các sản phẩm/dịch vụ đặc biệt của nông thôn. Pháp, Tây Ban Nha,
Thụy Sỹ là những minh chứng sống của sự thành công.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghiệp và đô thị hóa, nông thôn Pháp
đứng trước tình trạng bị bỏ rơi (Monde perdu). Tổ chức Đón tiếp Nông dân Pháp
(Accueil Paysan français) đã làm sống lại khu vực này bằng cách tổ chức hoạt động
tiếp đón du khách kết hợp với các dịch vụ đặc thù của địa phương (ẩm thực các
nông sản mang chỉ dẫn địa lý sản xuất tại trang trại, du lịch cộng đồng ). Ngày nay,

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


12

hoạt động này đã phát triển thành mạng lưới có qui mô quốc tế (Bùi Kim Đồng,
2009 [15].
Tương tự như vậy, những khu vực chăn nuôi cừu trên núi cao của Tây Ban
Nha có nguy cơ biến mất. Nông thôn chỉ còn những người già và những người chăn
cừu sinh sống. Những người chăn cừu này rất khó có 1 gia đình riêng vì phụ nữ trẻ
đã đi khỏi nông thôn. Để cứu vãn tình trạng này, việc xây dựng CDĐL cho sản
phẩm thịt cừu cùng với các dịch vụ du lịch bằng cừu, ẩm thực thịt cừu trên núi, và

khôi phục lại các lễ hội truyền thống đã giúp thay đổi bộ mặt nông thôn khốn khó
này. Kinh tế phát triển, thu nhập tăng, những nam thanh niên chăn cừu cảm thấy tự
hào khi được sử dụng các kiến thức bản địa vốn có của họ và ngày càng có nhiều
phụ nữ không muốn rời bỏ nông thôn để ra thành phố nữa (Nguồn: Hội thảo Quỹ vì
sự Tiến bộ của Con người, Hà Nội tháng 9 năm 2008, theo trích dẫn của (Bùi Kim
Đồng, 2009 [15]).
- Các sản phẩm CDĐL đặc thù của quốc gia được xây dựng thành các giá trị
di sản của nhân loại (Pháp đã bắt đầu từ quá trình đàm phán năm 2000 đối với sản
phẩm rượu vang mang chỉ dẫn địa lý Bordeaux).
- CDĐL góp phần vào việc đa dạng hóa sản xuất và bảo tồn sự đa dạng sinh
học, bảo tồn các kiến thức bản địa dựa vào nguồn lợi tự nhiên (Agridea, 2009, theo
trích dẫn của (Bùi Kim Đồng, 2009 [15]).
Ngược lại, Nhiều hàng hóa đã đạt được danh tiếng giá trị vốn có của sản
phẩm mang CDĐL, nếu không được bảo vệ đầy đủ, nó có thể bị các nhà khai thác
thương mại không trung thực bóp méo (Malavika Kumar, 2008. in Geographical
Indications and Extension of Enhanced Protection beyond Wines and Spirits).
Việc sử dụng sai lệch CDĐL của các bên gây bất lợi cho người tiêu dùng và
cho người sản xuất hợp pháp. Người tiêu dùng bị lừa dối, ảnh hưởng đến niềm tin
để mua được sản phẩm đúng với chất lượng và đặc điểm cụ thể. Về phía người sản
xuất ra giá trị thật của sản phẩm CDĐL, họ bị người khác lấy cắp danh tiếng sản
phẩm của mình.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


13

1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
1.2.2.1. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam
Mặc dù Luật SHTT ra đời vào năm 2005, nhưng hệ thống đăng ký CDĐL

của Việt Nam đã được xây dựng từ năm 1995 và được coi là nước đi đầu trong khối
ASEAN về xây dựng bảo hộ CDĐL cho hàng nông lâm thủy sản. Nước mắm Phú
Quốc và chè Shan tuyết Mộc Châu là 2 sản phẩm đầu tiên là của Việt Nam được
đăng ký bảo hộ vào năm 2001. Sau 16 năm xây dựng, Việt Nam đã đăng ký 29
CDĐL trong đó có 26 sản phẩm của Việt Nam và 3 sản phẩm của nước ngoài (Cục
SHTT, 2011), có thể phân loại như sau (Bùi Kim Đồng, 2011 [17], số liệu về sản
phẩm được bảo hộ đã được cập nhật thêm theo thời gian làm luận văn):
1. Nhóm cây ăn quả: Có 10 sản phẩm, chiếm 34 % tổng số CDĐL của Việt
Nam, bao gồm: Bưởi Đoan Hùng; Thanh long Bình thuận; Vải thiều Thanh Hà; Vải
thiều Lục Ngạn; Xoài cát Hòa Lộc; Cam Vinh; Chuối ngự Đại Hoàng; Hồng không
hạt Bắc Kạn; Bưởi Phúc Trạch và Mãng cầu Bà Đen.
2. Nhóm cây công nghiệp: Có 9 sản phẩm, chiếm 31 % tổng số CDĐL, bao
gồm: Chè Shan tuyết Mộc Châu; Cà phê nhân Buôn Ma Thuột; Hoa hồi Lạng Sơn;
Chè Tân Cương - Thái nguyên; Quế vỏ Vân Yên - Yên Bái và Thuốc lào Tiên Lãng
(Chè Shan tuyết Mộc Châu là 1 trong 2 sản phẩm đầu tiên được đăng bạ); Chiếu Cói
Nga Sơn, Quế vỏ Trà My và Hạt Dẻ Trùng Khánh .
3. Nhóm sản phẩm thủy sản chế biến: Có 3 sản phẩm, chiếm 10 %, gồm:
Nước mắm Phú Quốc; Nước mắm Phan Thiết và Mắm tôm Hậu Lộc (nước mắm
Phú Quốc là 1 trong 2 sản phẩm đầu tiên được đăng bạ).
4. Nhóm cây lương thực: Có 3 sản phẩm, chiếm 10%: Gạo tám xoan Hải
Hậu; Gạo một bụi đỏ Hồng Dân và Gạo Nàng Nhen Thơm - Bảy Núi.
5. Sản phẩm truyền thống: Có 1 sản phẩm, chiếm 3 % (Nón lá-Huế)
6. Sản phẩm nước ngoài đăng ký tại Việt Nam: Có 3 sản phẩm, chiếm 10 %,
gồm: Rượu Cognac của Pháp; Rượu Pisco của Peru và Rượu Scotch whisky của
Scotlen và là sản phẩm duy nhất được đề xuất đăng bạ ở thị trường Châu Âu.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………


14


Thống kê trên cho thấy các sản phẩm mang CDĐL được bảo hộ còn quá ít so
với trên 500 sản phẩm nông lâm thủy sản đặc sản có tiềm năng đăng bạ CDĐL của
Việt Nam (Nguồn: số liệu ước tính của Cục SHTT) và còn tồn tại nhiều hạn chế
(Bùi Kim Đồng, 2011 [17]):
- CDĐL của Việt Nam rất đơn điệu. Một CDĐL cho 1 sản phẩm, khác với
các nước trên thế giới là 1 CDĐL cho nhiều sản phẩm hoặc cho nhiều dòng sản
phẩm;
- Có tới trên 70 % CDĐL là các sản phẩm thô (không qua chế biến) thuộc
nhóm cây ăn quả, cây công nghiệp và cây lương thực;
- CDĐL với các sản phẩm chế biến hoặc tiểu thủ công rất hạn chế, chỉ chiếm
dưới 16% tổng số CDĐL của Việt Nam. Trong khi đó, CDĐL quốc tế chủ yếu dành
cho các sản phẩm chế biến, cũng như đa dạng hóa các sản phẩm chế biến khác nhau
dưới cùng một tên địa lý. Chiến lược này cho phép họ thuận lợi hơn trong việc
marketing và quản lý chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó còn thiếu một số qui định chỉ dẫn địa lý như văn bản về việc
xác định nguồn gốc của sản phẩm được sản xuất như thế nào, kiểm soát ra sao để
chứng minh rằng sản phẩm đó được sản xuất tại vùng địa lý được bảo hộ… Các qui
định về ranh giới lãnh thổ vùng được bảo hộ chỉ dẫn địa lý không qui định rõ ràng
trong thuyết minh, đây là bản đồ mô tả lãnh thổ của địa phương sẽ được mang chỉ
dẫn địa lý hay bản đồ mô tả vùng sản xuất. Nếu trường hợp vùng bảo hộ chỉ dẫn địa
lý nằm trên phạm vi của hai tỉnh sẽ được giải quyết như thế nào để tránh trường
hợp: vì những thủ tục phức tạp nên khi gặp phải trường hợp như trên, người ta cố
gắng khoanh vùng sản phẩm gọn trong một đơn vị hành chính. Điều này làm mất cơ
hội cho những người dân trong vùng có điều kiện sản xuất sản phẩm đặc thù nhưng
lại không nằm trong vùng được bảo hộ. Mặt khác, nhiều các sản phẩm đã được cấp
văn bằng chỉ dẫn địa lý nhưng các đối tượng nộp đơn vẫn chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………



15

1.2.2.2. Đánh giá chung về CDĐL tại Việt Nam
Từ quá trình nghiên cứu kết hợp tham khảo những thông tin từ các nghiên
cứu đang triển khai tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp,
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, chúng tôi đưa ra một số đánh giá sau :
Tác động tích cực
Hạn chế rủi ro do biến động giá và mở rộng thị trường tiêu thụ:
Nông nghiệp thị trường và hội nhập luôn chịu ảnh hưởng của những biến động
bất lợi về giá nông sản trong và ngoài nước. Một số sản phẩm mang CDĐL đã đứng
vững trước thách thức này, giá bán được giữ vững và liên tục tăng. (So với năm được
bảo hộ (2001) giá Chè Shan tuyết Mộc Châu đã tăng 1,15 lần (năm 2004 ) và 2,63 lần
(năm 2010), ít chịu ảnh hưởng bất lợi của ngành hàng chè thế giới trong thời gian
qua. Nhờ có bảo hộ CDĐL, Chè Shan tuyết Mộc Châu đã từ bỏ thị trường truyền
thống Iraq để phát triển sang các thị trường châu Âu (Anh, Pháp…). Hoặc, Vải thiều
Thanh Hà đã được xuất khẩu sang Đức, Canada và Trung Đông… )
Công cụ xây dựng thương hiệu hàng hóa cho nông sản:
Với đặc điểm sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, phân tán, người nông dân chưa thể
tự mình xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa riêng. CDĐL chính là thương
hiệu hàng hóa và thiết lập kênh hàng riêng cho nông sản đặc sản của Việt Nam.
Tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập cho các tác nhân trong ngành hàng:
Nhiều sản phẩm bảo hộ CDĐL đã phát huy được hiệu quả kinh tế và tăng thu
nhập cho các tác nhân trong ngành hàng. So với năm bảo hộ (2001), doanh thu của
công ty chè Mộc Châu đã tăng lên 4,55 lần (năm 2010) nhờ giá bán, năng suất và
sản lượng chè tăng. Lương của công nhân chè cũng tăng 3,1 lần. Với sản phẩm
chuối ngự, so với trước thời điểm bảo hộ, doanh thu trên 1 đơn vị diện tích của
Chuối ngự Đại Hoàng từ 1,55 triệu đồng/ha (trước năm 2005) lên 2,7 triệu đồng/ha
(năm 2008) và 6,75 triệu đồng/ha (năm 2010).

Giúp quy hoạch kinh tế - xã hội:
Một số sản phẩm CDĐL được quản lý và khai thác tốt đã góp phần tích cực
trong việc quy hoạch phát triển vùng đặc sản của địa phương. Ví dụ Chè Shan tuyết

×