Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu đục nõn hellula undalis fabricius trên rau họ hoa thập tự vụ thu - đông 2011 tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NG
HIỆP HÀ NỘI











DƯƠNG THỊ VÂN



NGHIÊN CỨU ðẶC ðIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA
SÂU ðỤC NÕN Hellula undalis Fabricius TRÊN RAU HỌ HOA
THẬP TỰ VỤ THU - ðÔNG 2011 TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP





Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT



Mã số: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HỒ THỊ THU GIANG







HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan: Luận văn “Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái
học của sâu ñục nõn Hellula undalis Fabricius trên rau Họ hoa thập tự vụ
Thu - ðông 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội” là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ ñúng nguyên tắc và kết quả
trình bày trong luận văn ñược thu thập trong quá trình nghiên cứu là hoàn
toàn trung thực và chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Tác giả luận văn


DƯƠNG THỊ VÂN








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN

Có ñược kết quả nghiên cứu này, tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc ñến:
PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang - Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp ñỡ
tôi, truyền cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu ñể tôi hoàn thành
luận văn nghiên cứu khoa học này.
Tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Côn trùng - Khoa Nông học, Viện
ðào tạo Sau ñại học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ, tạo
ñiều kiện cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện ñề tài.
Uỷ Ban Nhân Dân, bà con nông dân các xã Văn ðức, ðặng Xá - Gia
Lâm, Hà Nội ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
ñề tài ở ñịa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình, bạn bè, ñồng nghiệp ñã ñộng viên,
tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài.

Tác giả luận văn


DƯƠNG THỊ VÂN

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng biểu vi
Danh mục các hình viii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích của ñề tài 2
1.3 Yêu cầu của ñề tài 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC 3
2.1 Nghiên cứu ngoài nước 3
2.1.1 Thành phần sâu hại chủ yếu trên rau họ Hoa thập tự 3
2.1.2 Triệu chứng và thiệt hại do sâu ñục nõn 3
2.1.3 Những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học của sâu
ñục nõn H.undalis F. 4
2.1.4 Biện pháp phòng chống 10
2.2 Nghiên cứu trong nước 12
3 ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ðỊA ðIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 15
3.2 ðối tượng,vật liệu, dụng cụ nghiên cứu 15

3.3 Phương pháp nghiên cứu 15
3.3.1 ðiều tra diễn biến sâu ñục nõn H.undalis F. 15
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

3.3.2 Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của sâu ñục nõn
H.undalis F. 15
3.3.3 Ảnh hưởng của thức ăn thêm ñến thời gian sống và sứ sinh sản
trưởng thành sâu ñục nõn H.undalis F. 19
3.3.4 ðánh giá hiệu lực của một số loại thuốc sâu ñến sâu non H.undalis F. 20
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xử lý số liệu 20
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
4.1 Thành phần và mức ñộ phổ biến sâu hại chính trên rau họ Hoa
thập tự vụ Thu - ðông 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội 22
4.2 Diễn biến mật ñộ một số loại sâu hại trên cây rau hoa thập tự vụ
Thu - ðông năm 2011 tại Giai Lâm, Hà Nội 25
4.2.1 Diễn biến mật ñộ sâu ñục nõn H.undalis F. trên rau cải canh và
cải ngọt tại ðặng Xá và Văn ðức, Gia Lâm, Hà Nội 25
4.2.2 Diễn biến số lượng sâu hại khác trên cây cải bắp vụ Thu - ðông
2011tại Gia Lâm, Hà Nội. 28
4.3 ðặc ñiểm hình thái sinh học của sâu ñục nõn H.undalis F. 31
4.3.1 ðặc ñiểm hình thái của sâu ñục nõn H.undalis F. 31
4.3.2 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ tới một số ñặc ñiểm sinh học của sâu
ñục nõn H.undalis F. 37
4.3.3 Ảnh hưởng của các loại cây kí chủ thời kì sâu non tới một số ñặc
ñiểm sinh học của sâu ñục nõn H.undalis F. 44
4.3.4 Sự lựa chọn cây kí chủ ñển khả năng ñẻ trứng của trưởng thành
sâu ñục nõn H.undalis F. 50
4.3.5 Tỷ lệ sống sót các pha của sâu ñục nõn H.undalis F. trên các cây

kí chủ khác nhau. 52
4.3.6 Sự gây hại của sâu ñục nõn H.undalis F. trên các loại rau họ Hoa
thập tự 53
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.4 Hiệu lực một số loại thuốc phòng trừ sâu ñục nõn H.undalis F.
trong phòng thí nghiệm 54
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 56
5.1 Kết luận 56
5.2 Kiến nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Tên bảng Trang
4.1 Thành phần và mức ñộ phổ biến các loài sâu hại trên rau họ Hoa
thập tự vụ Thu - ðông năm 2011 tại Gia Lâm, Hà nội 23
4.2 Diễn biến mật ñộ sâu ñục nõn H.undalis F. trên cây cải ngọt vụ
Thu - ðông năm 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội 26
4.3 Diễn biến mật ñộ sâu ñục nõn H.undalis F. trên cây cải canh vụ
Thu - ðông năm 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội 27
4.4 Diễn biến mật ñộ một số loài sâu hại khác trên cây cải bắp vụ
Thu - ðông 2011 tại xã ðặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội 29

4.5 Kích thước các pha phát dục của sâu ñục nõn H.undalis F. 32
4.6 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến vòng ñời của sâu ñục nõn H.undalis F. 38
4.7 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sức sống các pha phát dục của sâu
ñục nõn H.undalis F. 40
4.8 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến nhịp ñiệu ñẻ trứng của trưởng thành
cái sâu ñục nõn H.undalis F. 41
4.9 Tỉ lệ trứng nở của sâu ñục nõn H.undalis F. ở các lần thí nghiệm 43
4.10 Ảnh hưởng của cây ký chủ ñến thời gian phát dục của sâu ñục
nõn H.undalis F. 45
4.11 Ảnh hưởng của thức ăn thời kì sâu non ñến sức sinh sản của
trưởng thành H.undalis F. 46
4.12 Ảnh hưởng của thức ăn cây ký thời kì sâu non ñến nhịp ñiệu ñẻ
trứng (quả/con cái) của trưởng thành sâu ñục nõn H.undalis F. 47
4.13 Ảnh hưởng của ăn thêm ñến thời gian sống và sức sinh sản của
trưởng thành sâu ñục nõn H.undalis F. 49
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

4.14 Sự lựa chon cây kí chủ ñến khả năng ñẻ trứng của trưởng thành
sâu ñục nõn H.undalis F. 51
4.15 Tỷ lệ sống sót các pha của sâu ñục nõn H.undalis F. trên các cây
kí chủ khác nhau 52
4.16 Tỉ lệ cây bị hại do sâu ñục nõn trên các loại rau họ Hoa thập tự 53
4.17 ðánh giá hiệu lực của một số thuốc trừ sâu ñối với H.undalis F. 55

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
3.1 Khả năng ñẻ trứng và thời gian sống của H.undalis F. 17
4.1 Diễn biến mật ñộ một số loài sâu hại trên cây cải bắp vụ Thu -
ðông 2011 tại ðặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội 30
4.2 Triệu chứng gây hại của sâu ñục non H.undalis F. 31
4.3 Trưởng thành H.undalis F. 33
4.4 Sâu non tuổi 1 H.undalis F. 34
4.5 Sâu non tuổi 2 H.undalis F. 35
4.6 Sâu non tuổi 3 H.undalis F. 36
4.7 Sâu non tuổi 4 H.undalis F. 36
4.8 Nhộng H.undalis F. 37
4.9 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến nhịp ñiệu ñẻ trứng của trưởng thành
cái sâu ñục nõn H.undalis F. 42
4.10 Ảnh hưởng của thức ăn cây ký thời kì sâu non ñến nhịp ñiệu ñẻ
trứng của sâu ñục nõn H.undalis F. 48
4.11 Tỉ lệ trứng sâu ñục nõn H.undalis F. ñẻ trên 5 loại rau họ Hoa
thập tự 51
4.12 Tỉ lệ cây bị hại do sâu ñục nõn trên các loại rau họ Hoa thập tự 53


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Rau là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, không thể thiếu trong bữa
ăn hàng ngày của mọi người. Rau cung cấp vitamin và các chất oxi hóa, góp

phần cân bằng dinh dưỡng cho con người. Rau còn mang lại giá trị kinh tế, là
nguồn nguyên liệu quan trọng cho chế biến xuất khẩu mang lại nguồn lợi lớn
cho ñất nước và thu nhập chính cho nông dân nhiều vùng trong cả nước. Sản
xuất rau xanh và rau chế biến thu hút một lượng lớn lao ñộng và tạo việc làm
thông qua phát triển chế biến dịch vụ ñóng góp quan trọng vào kim ngạch
xuất khẩu của ngành nông nghiệp
Việt Nam nằm trong ñiều kiện khí hậu nhiệt ñới gió mùa vì vậy có ñiều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của thực vật nói chung và cây rau nói riêng.
Cây rau có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều vùng miền trên cả nước và
vào tất cả các mùa trong năm. Vì vậy ở nước ta quanh năm có rau xanh trong
ñó rau họ Hoa thập tự (Brasicacae) chiếm tỉ lệ lớn trong diện tích gieo trồng.
Ở vùng ñồng bằng sông Hồng, rau họ Hoa thập tự chủ yếu ñược trồng vào vụ
ñông với các loại chính như bắp cải, su hào, súp lơ, cải ngọt, cải canh,…Nhìn
chung năng suất rau họ Hoa thập tự ở nước ta còn thấp. Nguyên nhân chính
dẫn ñến hiện tượng này là do sâu bệnh phá hoại làm giảm năng suất tới
46,5%, thậm chí gây mất trắng trong ñó gây hại nặng nhất là sâu tơ (Plutelle
xylostella), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), sâu khoang (Spodoptera
litura F.) và bọ nhảy (Phylotreta striolata F.)
Hiện nay nhóm sâu hại trên rau họ Hoa thập tự khá phong phú, ngoài
các loài sâu như rệp muôi, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, bọ nhảy ñặc biết có
loài sâu ñục nõn H.undalis F. . Sâu ñục nõn là loài sâu hại nghiêm trọng trên
rau họ Hoa thập tự chúng phân bố các vùng nhiệt ñới (Waterhouse et al. 1989)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

[25]. Sự gây hại có thể làm giảm năng suất ñến 100%
như ở
Hawai, Ấn ðộ,
Malaysia,

Philippines, ðài Loan, Ai Cập, Iraq và Nhật Bản. Ở Việt Nam ñối với
rau không chính vụ của nhóm rau họ Hoa thập tự, thành phần sâu hại khá phong
phú, ngoài các loại sâu hại như rệp muội, sâu tơ, bọ nhảy, ñặc biệt có sâu ñục
nõn H.undalis F. . Loài này ñã làm năng suất, phẩm chất rau họ hoa thập tự vụ
thu ñông giảm thấp. Chính vì vậy, việc ñi sâu nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học,
sinh thái học loài sâu ñục nõn H.undalis F. là việc làm cần thiết. Xuất phát từ
thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh
học, sinh thái học của sâu ñục nõn Hellula undalis Fabricius trên rau Họ
hoa thập tự vụ Thu - ðông 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội”
1.2. Mục ñích của ñề tài
Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của sâu ñục nõn
H.undalis F. trên cơ sở ñó ñề xuất biện pháp phòng chống có hiệu quả.
1.3. Yêu cầu của ñề tài
- Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học của sâu ñục nõn
H.undalis F.
- ðiều tra diễn biến mật ñộ sâu ñục nõn trên ñồng ruộng
- ðánh giá hiệu lực của thuốc trừ sâu trong phòng thí nghiệm ñối với
sâu ñục nõn H.undalis F.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC

2.1 Nghiên cứu ngoài nước
2.1.1. Thành phần sâu hại chủ yếu trên rau họ Hoa thập tự
Do tác hại nghiêm trọng gây tổn thất nặng nề cho người sản xuất, vấn

ñề nghiên cứu về sâu hại rau họ hoa thập tự ñược ñặt ra một cách cấp thiết
trên toàn thế giới và ñặc biệt vùng chuyên canh rau.
Năm 1986, Lee. H. S cho rằng có 9 loài sâu hại trên cải bắp trong ñó
quan trọng nhất vẫn là sâu tơ (Plutella xylostella), rồi ñến bọ nhảy sọc cong
vỏ lạc ( Phylotreta striolata), rệp ñào (Myzus persicae) H.undalis F. xuất hiện
từ tháng 4 ñến tháng 10 nhưng mật ñộ thấp.
Những nghiên cứu ở Jamaica cho thấy có 14 loài sâu hại nhưng chỉ có
7 loài sâu hại chính ( A Lam, 1992) [8].
Ở Malaixia có 3 loài chính phổ biến là sâu tơ (Plutella xylostella), sâu
xanh bướm trắng (Pieris rapae) và sâu ñục nõn (Hellula undalis) (Lim,
1996) [17].
Tại Trung Quốc có 7 loài sâu hại quan trọng.[22]
2.1.2. Triệu chứng và thiệt hại do sâu ñục nõn
H.undalis F. gây hại chủ yếu trên cây bắp cải và cải ngọt ở giai ñoạn
cây non. ðặc biệt là gây hại nghiêm trọng ở giữa ñỉnh sinh trưởng và trong
quá trình hình thành bắp. Sâu non xuất hiện trên ruộng rau qua các vụ mùa
khác nhau (Sivapragasam et al. 1990)
[22].
ðối với cây cải bắp ở giai ñoạn ñầu thời kì sinh trưởng, loài sâu này
thường phá hại ñỉnh sinh trưởng của cây và những lá ñang phát triển. Sau ñó
chúng ñục xuyên vào giữa thân cây làm cho cây ñang phát triển bị cằn cỗi
thậm chí dẫn ñến chết cả cây non. Thông thường sự phá hại ñó sẽ làm cho
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

ñỉnh sinh trưởng bị biến dạng và tạo nhiều nhánh. Còn ở những cây lớn hơn
sâu non ăn lá và ñục xuyên vào trong cuống lá. Do bản chất tự nhiên ẩn nấp
mà triệu chứng phá hại của sâu H.undalis F. là không thường xuyên tìm thấy
ñến khi biểu hiện cằn cỗi hoặc biến dạng. Tuy nhiên nếu kiểm tra kĩ cây bị hại

sẽ phát hiện thấy màng tơ và phân ấu trùng. ðây là một ñặc ñiểm ñặc thù của
loài sâu này.
Theo Parker B. L và cộng sự, 1995 [20], chỉ ra rằng tại chỗ bị hại xuất
hiện màng tơ và phân ấu trùng. Giai ñoạn phát triển của cây con chúng làm
cho cây bị rụng lá nghiêm trọng dẫn ñến chết còn ñối với những cây lớn hơn
sẽ phát triển tạo nên nhiều chồi.
Sự bùng phát và gây hại của loài sâu này ở phía Bắc của Nhật Bản gây
thiệt hại nặng nề ( Tanaka et al, 1979; Shirai và cộng sự, 1988; Shirai và
Kawakmoto, 1990, 1991). Sâu ñục nõn ñã làm giảm năng suất ñến 41% ở
Malaysia
(Sivapragasam, 1994) [22].
Sâu ñục nõn có thể gây hại làm giảm năng suất ñến 100%
như ở
Hawai
Ai Cập,
Philippines, ðài Loan, Ẩn ðộ, Iraq và Nhật Bản (Harkly, 1969)
Ở Ấn ðộ, sâu ñục nõn gây hại nặng nề nhất vào khoảng tháng 2 ñến tháng
3 (BhalanI, 1984) và tháng tám ñến tháng 10 (Sachan et al, 1972)
Ở ðài Loan, sâu ñục nõn gây hại nghiêm trọng vào mùa hè từ tháng sáu
ñến tháng 9 (Avrdc, 1978; Chuang, 1994)
Ở Ai Cập thời gian sâu ñục nõn phá hoại nặng nề nhất vào tháng 6 ñến
tháng 11 (Harkly. 1969b)
2.1.3 Những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học của sâu ñục
nõn H.undalis F.
Sâu ñục nõn có tên khoa học là H.undalis F. thuộc họ Pyralidae và phân họ
Glaphyriinae (Munroe, 1972), là một trong những loài gây hại quan trọng trên rau
họ Hoa thập tự trên thế giới cũng như ở Việt Nam
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


*Phân bố và phạm vi kí chủ
Sâu ñục nõn là loài sâu hại nghiêm trọng trên rau họ Hoa thập tự. Chúng
ñược phát hiện lần ñầu tiên ở Italia sau lan rộng ñến Trung ðông, Châu Á và
Thái Bình Dương. Chúng phân bố các vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới
(Waterhouse et al, 1989) [25] nhưng cũng có thể ñược tìm thấy ở các nước có
khí hậu ôn hòa. Theo Waterhouse et al, 1989 [25], không tìm thấy H.undalis F.
ở Bắc và Nam Mỹ hay phía Tây Ấn ðộ. Tại Hawai lần ñầu tiên loài sâu này
ñược phát hiện ở Oahu năm 1899, ñến nay ñã lan rộng ra toàn bộ các hòn ñảo.
Ngoài ra H.undalis F. còn xuất hiện ở Châu Âu, Nhật, Mỹ Hà Lan và Irelan. Ở
Nhật Bản ñã ghi nhận sự phân bố số lượng bùng phát của H.undalis F. (Tanaka et
al, 1939; Shirai et al, 1989). [13]
Waterhouse, 1992, ñã mô tả sự xuất hiện của sâu H.undalis F. ở khu vực
Thái Bình Dương. ðặc biệt là ñảo Thái Bình Duơng, sâu ñục nõn xuất hiện phổ
biến và gây hại nghiêm trọng
Sâu ñục nõn là loài gây hại chính trên cây rau họ Hoa thập tự. Kí chủ ưa
thích của H.undalis F. là cải bắp (Brassica oleracea), súp lơ (Brassica oleracea
var. botrytis), cải củ (Raphanus sativus), củ cải ñường (Beta vulgaris), mù tạt
Trung Quốc. Bên cạnh ñó là cải ngọt, cải canh, cải củ, su hào. Ở Hawai,
H.undalis F. ñược coi là một loài sâu hại chủ yếu của tất cả các cây thuộc họ
Hoa thập tự. Ngoài ra các cây thuộc họ Capparidaceae có chứa các chất thứ cấp
như tinh dầu mù tạt hay glucosinolate cũng là kí chủ của loài sau này.
Cây Cleome rutidosperma và C.viscosa như là kí chủ phụ của sâu non, có
vai trò quan trọng là nguồn thức ăn cho sâu non khi trên ñồng ruộng không còn
rau họ Hoa thập tự (Sivapragasam, 1994; Sivapragasam et al, 2000) [22]. C.
viscosa là một trong ba loài cỏ dại chiếm ưu thế trong các ruộng trồng hành
(Baltazar et al, 1998)
Theo Talekar et al, 1981, [13] kí chủ ưa thích của loài sâu ñục nõn ở ðài
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


6

Loan là cải bắp và củ cải Trung Quốc.
Sivapragasam et al, 1992, [22]kí chủ ưa thích của sâu ñục nõn là mù tạt
Trung Quốc sau ñó là cải bắp và cải củ
Theo El Sherif SI et al, 1976 [11] cho thấy H.undalis F. phát triển tốt
trên cải bắp.
Nhưng năm 1987, ở Katanaka, Peter et al [21] lại khẳng ñịnh rằng sự
có mặt của 4 loài cây trồng là súp lơ, cải bắp, su hào, cải củ thì súp lơ lại là
loài cây trồng thích hợp nhất cho sự phát triển của H.undalis F.
Theo Srihari et al, 1992 [24] H.undalis F. là loài dịch hại trên rau họ Hoa
thập tự ñặc biệt là trên cải bắp ở phía Nam Ấn ðộ.
*Trứng
Có hình bầu dục dài, có chiều dài 0.41 ± 0.02mm và chiều rộng 0.81 ±
0.01mm, bề mặt của quả trứng nhẵn. Trứng mới ñẻ ra ban ñầu hoàn toàn có
màu trắng sau chuyển sang màu hồng nhạt và cuối cùng chuyển thành màu ñỏ
nâu và lúc này quan sát ta sẽ thấy ấu trùng có ñầu ñen (Harakly, 1968) [13,
14]. Trứng ñược ñẻ rải rác từng quả hoặc ñẻ tập trung hoặc ñẻ thành cụm từ
2 - 3 quả, thường nằm ở phía mặt dưới của những lá gần chồi (Sivapragasam
et al, 1990) [22]. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ phòng và ñộ ẩm tương ñối khoảng
60 – 70% giai ñoạn trứng kéo dài khoảng 3 – 4 ngày.
*Sâu non
Sâu non có màu vàng xám, có 5 dải màu nâu ñỏ chạy dọc theo chiều cơ
thể. Sâu non có 4 tuổi. Giai ñoạn sâu non kéo dài khoảng 15 – 16 ngày, nếu
thức ăn là súp lơ thì giai ñoạn này chỉ kéo dài 10 – 13 ngày (Kessing et al,
2007). Sâu non sau khi nở có màu trắng vàng, tuổi 1 dài khoảng 1mm, sâu
non tuổi 4 dài khoảng 15 - 17mm, có màu xám hay vàng.
* Nhộng
Sâu non tuổi 4 ñẫy sức tìm nơi kín ñáo hóa nhộng. Trước khi hóa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


7

nhộng sâu non kéo kén bao xung quanh cơ thể, kích thước cơ thể ngắn lại và
chuyển sang màu vàng nhạt (Harakly, 1968 - 1969) [13,14]. Thời gian hóa
nhộng phục thuộc vào nhiệt ñộ và kéo dài từ 0,87 – 4,1 ngày (Harakly, 1969)
[13, 14]. Nhộng ban ñầu có màu trắng hay vàng sau ñó chuyển sang màu nâu
có lớp biểu bì sclerotied. Nhộng có chiều dài khác nhau từ 6 - 11mm. Nhộng
có thể ñược tìm thấy trên các bộ phận khác nhau của cây kí chủ và trong ñất.
Nhộng hóa trưởng thành sau 8 ngày ở nhiệt ñộ 27
o
C (Sivapragasam et al, 1990)
[22]. Nhộng thường vũ hóa vào ban ñêm (Fullaway et al, 1945) [12].
*Trưởng thành
Trưởng thành có màu nâu xám, cánh trước có những vết xám gợn sóng,
cách gốc cánh 2/3 chiều dài có ñốm hình quả thận màu xám nhạt. Cánh sau có
màu nhạt hơn. Trưởng thành có chiều dài cơ thể từ 6 - 9 mm và chiều dài sải
cánh 12 - 16mm. Thời gian sống dao ñộng từ 3 ñến 12 ngày ở nhiệt ñộ 35
o
C
và 15
o
C. Nhiệt ñộ ảnh hưởng ñến thời gian sống của trưởng thành, nếu nhiệt
ñộ tăng thì vòng ñời sẽ giảm (Sivapragasam et al, 1990) [22], nếu nhiệt ñộ
thấp thời gian sống của trưởng thành ñực và cái ñều dài hơn.
Sau khi vũ hóa, trưởng thành tiến hành giao phối, 1 ngày sau khi giao
phối trưởng thành cái bắt ñầu ñẻ. Trưởng thành ñẻ trứng rải rác thành ñám.
* Tập tính sinh học và sinh thái
Trưởng thành cái ñẻ trứng ở mặt dưới của lá vào giai ñoạn cây con. Sau
khi trứng nở, sâu non bắt ñầu ăn lá, ñặc biệt là những lá non ở dưới và chúng

thường giăng tơ quanh mình giữa hai mặt lá (Fullaway et al, 1945) [12].
Ngài vũ hóa sau 24h thì ñẻ trứng và tiếp tục ñẻ 3 ñến 10 ngày ở nhiệt
ñộ 27
o
C. Mỗi trưởng thành cái ñẻ trung bình 27 trứng/ ngày và số trứng ñẻ
của một trưởng thành trung bình là 175 quả (Sivapragasam et al, 1990) [22].
Theo Labhsing et al, 1990, số trứng ñẻ trung bình của một trưởng thành
cái là 154 trứng và tỷ lệ ñực/ cái là 2/1. Ở nhiệt ñộ trung bình 27
o
C thì thời
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

gian phát dục của trứng là từ 2 -3 quả (Awai, 1958) [10], (Sivapragasam et al,
1990) [22].
ðiều kiện ngoại cảnh và môi trường sống thay ñổi cũng ảnh hưởng
khác nhau ñến vòng ñời của H.undalis F. . Ở Hawai, vòng ñời của loài sâu
này kép dài từ 17 ñến 52 ngày (Awai, 1958) [10].
Theo Ching ShuLin et al. cho rằng thời gian phát dục các pha thay ñổi
phụ thuộc nhiệt ñộ. Trong khoảng nhiệt ñộ từ 22 ñến 32
o
C sâu phát triển
manh nhất vào tháng 7 ñến tháng 8 sau phát triển chậm dần từ tháng 12 ñến
tháng 2 năm sau và vòng ñời của sâu vào tháng 7 ñến tháng 8 là 24,5 ngày,
thời gian phát dục của trứng từ 3 – 4 ngày, sâu non 11 – 12 ngày, nhộng 5 -6
ngày và trưởng thành là 4 ngày. Ở nhiệt ñộ 30
o
C giai ñoạn trứng, sâu non,
nhộng kéo dài lần lượt là 3,1 ngày; 10,8 ngày; 5,6 ngày, trưởng thành là 4

ngày. Vòng ñời là 24,1 ngày. Còn ở 16
o
C, giai ñoạn trứng là 8,7 ngày, sâu
non là 39,6 ngày, nhộng 18, 7 ngày và trưởng thành 10,5 ngày. Vòng ñời là
77, 5 ngày. Nhiệt ñộ thấp hơn 12
o
C sâu non sẽ chết.
Chất lượng thức ăn cho giai ñoạn sâu non cũng làm ảnh hưởng ñến thời
gian phát dục của các pha của chúng. Ở bắp cải sâu ñục nõn H.undalis F. có
vòng ñời từ 16 ñến 19 ngày. Nếu sâu này ñược nuôi trên súp lơ thì vòng ñời là
11 ñến 13 ngày. Ở nhiệt ñộ 27
o
C, sâu non tuổi 1 là 3 ngày, tuổi 2 là 2 ngày,
tuổi 3 là 3 ngày, tuổi 4 là 2 ngày và nhộng là 5 ngày.
Theo Ching Shulin et al.[23] cho biết ở 25
o
C sâu non nuôi trên cải ngọt
cần 21,8 ngày ñể hóa nhộng, Trong khi ñó nuôi trên cải củ là 16,8 ngày ñể
hóa nhộng.
Số lứa trong năm cũng rất khác nhau ở các nước. Theo Labsing et al.
1990 [16] ở Ấn ðộ có 12 lứa/ năm. Còn ở Nhật Bản có từ 5 ñến 8 lứa/ năm
(Yamada, 1981) [26].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

Shirai et al. 1994 ñã nghiên cứu khả năng bay của trưởng thành ñực và
cái H.undalis F. . Họ kết luận rằng trưởng thành cái không có khả năng bay
ñường dài (dựa trên mối quan hệ giữa chuyến bay và thành công sinh sản
trong phòng thí nghiệm) và trưởng thành ñực không có bất kỳ xu hướng phát

tán khoảng cách dài trong một thử nghiệm ñánh dấu lấy lại (Shirai et al.1990).
Tuy nhiên, chúng có khả năng bay khoảng từ 50 - 80 km trong một vài ngày
(Shirai et al. 1994). Nhiệt ñộ cũng ảnh hưởng ñến hành vi bay. Tốc ñộ bay
tăng lên khi nhiệt ñộ tăng. Tuy nhiên, khi nhiệt ñộ cao hơn 30°C tốc ñộ bay
giảm. Nhiệt ñộ 20°C ñược cho là thích hợp nhất cho hoạt ñộng bay. Tại ðài
Loan, hoạt ñộng bay ñược quán sát thấy bắt ñầu vào lúc hoàng hôn (Avrdc,
1987)[9] và tiếp tục vào ban ñêm (Talekar et al. 1981).
Ở Ấn ðộ cao ñiểm gây hại của loài H.undalis F. từ tháng 2 ñến tháng 3.
Ở ðài Loan sự gây hại nặng vào mùa hè từ tháng 6 ñến tháng 9. Ở Ai Cập sự
lây nhiễm xuất hiện từ ñầu tháng 6 ñến tháng 11 (Harakly, 1968) [13,14]. Ở
Nhật Bản gây hại nghiêm trọng từ tháng 7 ñến tháng 9 trên cải canh, cải bắp.
Nhiệt ñộ ảnh hưởng ñến vòng ñời của sâu ñục nõn. Thời gian phát triển
từ trứng ñến trưởng thành là khác nhau khoảng 14 – 108 ngày khi nhiệt ñộ
35oC và 15oC (Sivapragasam, 1994) [22]. Nhiệt ñộ thấp quá (dưới 10oC) hay
cao quá (trên 40oC) tỉ lệ sống sót là 0%. Nhiệt ñột tối ưu nằm ñó giữa khoảng
25 – 35oC, nhiệt ñộ tối thích là 27oC (Harakly, 1968) [13,14]. Nhiệt ñộ cũng
ảnh hưởng ñến sự phát triển của giai ñoạn sâu non, khi nhiệt ñộ dưới 20oC
sâu non phát triển chậm lại. Có mối tương quan tích cực giữa nhiệt ñộ và tuổi
thọ của trưởng thành ñực và trưởng thành cái. Tuổi thọ của trưởng thành từ 12
ngày ñến 3 ngày, khi nhiệt ñộ là 35°C và 15°C, tương ứng (Sivapragasam,
1994; Sivapragasam et al,1994) [22]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

* Kẻ thù tự nhiên
Có rất ít nghiên cứu về kẻ thù tự nhiên của sâu ñục nõn. Theo
Sivapragasam et al. ở Malayxia có biết 4 loài kí sinh trên sâu non của sâu ñục
nõn. Trong ñó trên cải bắp có 2 loài phổ biến là Basup sp (họ ong kén nhỏ) và
Trathala flavoor bitalis (Cam) ( họ ong cự). Xong những loài này không phải

ong kí sinh quan trọng trên bắp cải vì chúng xuất hiện chủ yếu vào cuối thời
vụ và thường số lượng của chúng không cao. Bắt mồi quan trọng hơn chủ yếu
là kiến lửa Solenopsis geminata (F.).
Ở Ai Cập, Youssefl et at. 1973 ñã phát hiện hai loài kí sinh giai ñoạn
nhộng và sâu non của sâu ñục nõn là Apanteles sp. Và Ichneumonid
Harakly, 1969, ñã phát hiện hai loài kẻ thù tự nhiên của sâu ñục nõn là
Nythobia sp. Và Habrobracon hebetor
Còn theo Water Houae, 1989 [25], ñã thu ñược 17 loài kẻ thù tự nhiên.
2.1.4. Biện pháp phòng chống
Biện pháp sinh học: Có rất ít các loài ký sinh hoặc bắt mồi của sâu ñục
nõn H.undalis F. Theo Zimmerman (1958) [27], ở Hawai có loài ong kí sinh
Chelonus blackburni Cameron có khả năng ñẻ trứng lên trứng của sâu ñục
nõn và tiếp tục phát triển trong cơ thể sâu non và giăng tơ kéo kén trong
nhộng. Tuy nhiên tầm quan trọng của loài kí sinh này trong việc ngăn chặn sự
phát triển của sâu ñục nõn H.undalis Fabr. thì chưa ñược biết ñến. Ở Malaysia
kẻ thù tự nhiên không có tác ñộng ñến quần thể H.undalis F. (Sivapragasam,
1994) [22] , tỷ lệ kí sinh dưới 17% với Bassus sp. Các loài kí sinh khác là
clenius sp, kí sinh ở trứng, nhộng chưa xuất hiện.
Ở Ai Cập ñã ghi nhận kí sinh Apanteles sp và Ichneumonid vũ hóa từ
nhộng, loài Bassus sp vũ hóa từ ấu trùng.
Kiểm soát sâu ñục nõn bằng biện pháp sinh học mang lại hiệu quả
không cao. Sivapragasam (1996), ñã sử dụng biện pháp quản lý tổng hợp với
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

loài sâu hại này tại Malaysia tuy nhiên kết quả ñạt ñược không cao.
Sivapragasam ñã xác ñịnh có khảng 12 loài ký sinh của sâu ñục nõn
(Waterhouse et al. 1989; Sivapragasam, 1994) [22].
Biện pháp hóa học: Nhiều loại thuốc trừ sâu có hiệu quả ở các khu vực

khác trên thế giới. Carbaryl, Methomyl, Mevinphos, Trichlorfon ñều có hiệu
lực với sâu non loài sâu hại này.
Theo Parker B. L et al. 1995 [20], cho biết những cây rau dưới 4 tuần
sau khi trồng cần ñược bảo vệ và loài sâu ñục nõn này không có khả năng
kháng lại bất kì thuốc hóa học nào. Các loài thuốc thường dùng là
Mephosfolan, Terbufos, Carbofuran phun vào lúc trồng cũng giống như ESP,
Triazophos ñều có hiệu quả. Sử dụng nhóm WP hoặc EP theo hướng dẫn 2
tuần phun 1 lần sau 3 ngày gieo trồng sẽ có hiệu quả. Ngoài ra còn có các loại
thuốc như Permethrin, Abamectin, Teflu benzuronm,… Ở Malaysia người
nông dân ñã phát hiện ra cách xử lý thuốc vào lúc cây ñâm chồi sẽ cho hiệu
quả hơn khi cây ñã trưởng thành. Phương pháp phun thuốc này vừa bảo vệ
ñược loài thiên ñịch ñồng thời phòng trừ ñược các loài dich hại khác
Hai chủng vi khuẩn Bacillus thuringiensis (H3, H7) ñã ñược phân lập
ñể chế tạo thuốc trừ sâu vi sinh và ñược ñưa thực nghiệm tại ðài Loan nhưng
cho hiệu quả thấp (Avrdc, 1985) [9]. Chang et al. 1971, ñã tiến hành thí
nghiệm sử dụng chế phẩm Bt ñể phòng trừ H.undalis F. tại Singapore tuy
nhiên hiệu quả thu ñược rất thập. ðến năm 1992, Fauziah et al. tiến hành thí
nghiệm thực ñịa tại Malaysia với 10 nhãn hiệu khác nhau của thuốc trừ sâu vi
sinh Bt thu ñược kết quả khả quan, chỉ có 1 nhãn hiệu thuốc không có hiệu
quả phòng trừ.
Biện pháp giống chống chịu: Năm 1979, tại Trung tâm nghiên cứu và
phát triển rau châu Á ñã tìm ñược 4 giống cải bắp không bị H.undalis F. phá
hại là B159, B186, B448, B501.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

Brar et al. (1989) kiểm tra 26 dòng súp lơ khác nhau có tính kháng
H.undalis Fabr. .Tác giả ñã tìm thấy 5 dòng kháng có tỷ lệ nhiễm dao ñộng từ
10-20%

Theo Parker B.L. et al. 1995 [20], việc phòng trừ sâu ñục nõn H.undalis
F. chủ yếu sử dụng giống chống chịu, bên cạnh ñó là sử dụng những bẫy
pheromone ñể thu bắt trưởng thành.
Biện pháp canh tác: Bảo vệ ruộng rau giống và vệ sinh ñồng ruộng làm
giảm ñến mức tối thiểu sự gây hại của loài sâu ñục nõn H.undalis F. Rau
trước khi ñem trông cần ñạt ñộ cao từ 127 ñến 152,4 mm ñồng thời có sức
sinh trưởng khỏe (Fullaway et al. 1945) [12]. Quan trọng là phải sử dụng các
giống sạch nếu không cần phải sử dụng 1 – 2 lần thuốc trừ sâu khi phát hiện
thấy triệu chứng gây hại.
2.2. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam ñã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sâu hại rau họ
Hoa thập tự. Thành phần sâu hại rất ña dạng có 23 loài côn trùng ñược pháp
hiện từ những năm 1967 – 1968 ở các tỉnh phía Bắc cũng như các tỉnh phía
Nam. Trong ñó chỉ có một số loài gây hại phổ biến và nghiêm trọng như sâu
tơ, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy sọc cong, rệp muội và sâu khoang.
Vào những năm 1970 – 1990 sâu tơ ñược coi là ñối tượng dịch hại
nghiêm trọng và khó trừ nhất trên cây họ Hoa thập tự.
Theo kết quả ñiều tra cơ bản thành phần côn trùng của Viện bảo vệ
thực vật; Nguyễn Văn Cảm và Hà Minh Trung ñã xác ñịnh trên rau họ Hoa
thập tự có 23 loài côn trùng thuộc 13 họ, 6 bộ, mật ñộ và thời gian phát sinh
của từng loài có sự khác nhau rõ rệt. Trong 23 loài ñược phát hiện thì có 14
loài gây hại rau họ Hoa thập tự.
Theo Hồ Khắc Tín và cộng sự (1982) cho biết có 6 loài sâu hại nghiêm
trọng trên cải bắp, su hào, cải xanh là sâu tơ, bọ nhảy sọc cong vỏ lạc, sâu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

khoang, rệp muội, rệp cải và sâu xám.
Theo Phạm Thị Nhất (1993), Nguyễn Thị Hoa (2001), sâu hại rau họ

hoa thập tự chủ yếu có 6 loại gồm sâu tơ, sâu khoang, sâu xám, bọ nhảy, rệp
và sâu xanh bướm trắng.
Hoàng Anh Cung (1994) cho rằng có 5 loài sâu hại nghiêm trọng cần
phòng trừ là sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy, và rệp muội.
Nguyễn Công Thuật (1996) cho biết 4 loài sau hại chủ yếu trên bắp cải
là sâu tơ, sâu xám, sâu xanh bướm trắng và rệp muội
Nguyễn Xuân Thành ñã tiến hành nghiên cứu thành phần sâu hại trên
rau họ Hoa thập tự. Kết quả cho thấy các ñối tượng hại có ý nghĩa kinh tế trên
rau không chính vụ ở vùng chuyện canh ra phía nam Hà Nội gồm sâu xanh,
sâu anh bướm trắng, sâu tơ, bọ nhảy và rệp muội.
Lê Văn Trịnh (1998) cho rằng trong 1 vài năm gần ñâu sâu xanh bướm
trắng phát sinh gây hại nặng và ñược coi là ñối tượng phải phòng trừ ở những
ruộng rau trong cả nước.
Tạ Thu Cúc và cộng tác viên (2000) cho rằng sâu khoang là ñối tượng
gây hại nặng nhất trên cải bắp
Những năm gần ñây ñối tượng bọ nhẩy ñã trở thành ñối tượng ñáng lo
ngại trên rau họ Hoa thập tự vụ ñông xuân. Chúng làm cho 12% hộ trồng rau
cải ngọt ở ngoại ô Hà Nội bị thất thu hoàn toàn (Tô Thị Thu Hà, 2000;
Nguyễn Thị Hoa, 2001)
Hồ Thị Thu Giang (2005) [3] ñã nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của sâu
ñục nõn cải H.undalis F. sâu ñục nõn họ cải có 4 tuổi, vòng ñời trung bình của
sâu là 25 ngày. Thức ăn cũng ảnh hưởng ñến vòng ñời và khả năng sinh sản
của trưởng thành.
Tạ Thị Huỳnh ðào và Nguyễn Văn Huỳnh (2008) [4] nghiên cứu ñặc
tính sinh học, khả năng gây hại và phản ứng ñối với một số thuốc trừ sâu của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

sâu ñục nõn tại ñồng bằng sông Cửu Long. Theo tác giả, sâu ñục nõn tấn công

11 loài cải thường ở giai ñoạn 5 – 10 ngày sau khi gieo và gây hại nặng trong
mùa nắng. Ở ñiều kiện nhiệt ñộ 30,5
o
C với thức ăn là cải ngọt cho thấy vòng
ñời là khoảng 17 – 19 ngày, trong ñó gia ñoạn trứng từ 2 - 3 ngày, giai ñoạn
sâu có 4 tuổi từ 7 – 12 ngày, giai ñoạn nhộng 5 – 6 ngày, giai ñoạn trưởng
thành 6 – 7 ngày, con cái ñẻ khoảng 125 – 308 trứng.




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15

3. ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ðỊA ðIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
- ðề tài ñược thực hiện tại phòng thí nghiệm Bộ môn Côn trùng – Khoa
Nông học – trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội
- Vùng trồng rau Gia Lâm (Văn ðức, ðặng Xá)
- Thời gian: từ 08/2011 –12/2011
3.2. ðối tượng,vật liệu, dụng cụ nghiên cứu
- ðối tượng: Sâu ñục nõn H.undalis F. một số sâu hại chính trên rau
hoa thập tự
- Vật liệu nghiên cứu:
+ Cây rau họ hoa thập tự: cải bắp (Brassica oleracea var. Capitala), cải
ngọt (B. integrifolia), cải củ (Rhaphanus sativus), cải canh (B. juncea), cải
thìa (B. sinensis), …

- Dụng cụ:
+ Chậu ñể trồng cây, ñĩa petri , lồng mica, kính lúp soi nổi, kéo, bút
lông, panh, hộp ñựng mẫu, bông, mật ong, giấy thấp, sổ ghi chép,…
+ Hóa chất bảo vệ thực vật: 1 số nhóm thuốc sử dụng trên rau như:
Vertimec 1,8 EC, Shepatin 1 8EC, Reasgant 3,6 EC, Pegasus 500SC
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. ðiều tra diễn biến sâu ñục nõn H.undalis F.
- ðiều tra ñịnh kì 5 ngày một lần, chọn 3 ruộng cố ñịnh tương tự nhau (cùng
giống và cùng thời ñiểm). Mỗi ruộng ñiều tra theo 5 ñiểm chéo góc, mỗi ñiểm ñiều
tra 5 cây (ñối với rau bắp cải), ñối với rau cải mỗi ñiểm ñiều tra 1m
2
ñếm trực tiếp
số sâu trên rau.
3.3.2. Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của sâu ñục nõn
H.undalis F.
* Nhân nuôi nguồn sâu ñục nõn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16

Chúng tôi tiến hành thu thập nhộng, sâu non ngoài ñồng ruộng mang về
phòng thí nghiệm nuôi. Khi trưởng thành vũ hóa ghép ñôi 2- 3 cặp thả vào
lồng nuôi sâu bên trong có ñể sẵn các cây cải ñể trưởng thành ñẻ trứng. Thức
ăn cho trưởng thành ăn thêm là dung dịch mật ong 10% ñược thấm qua bông
ở trong lọ nhựa. Trứng nở ra tiếp tục nuôi 10 sâu non/ hộp nhựa bằng các lá
cải ñược thay 1- 2 ngày /lần.
* Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức nhiệt ñộ ñến vòng ñời của sâu
ñục nõn, tỷ lệ chết của các pha
Chúng tôi tiến hành nuôi theo phương pháp nuôi cá thể. Sử dụng các
trứng ñẻ cùng ngày, sau khi nở tách riêng từng con sâu non cho vào ñĩa petri

và tiến hành nuôi ở các mức nhiệt ñộ khác nhau. Mỗi mức nhiệt ñộ theo dõi
30 cá thể. Thức ăn ñược thay ñổi hàng ngày theo dõi là ghi chép sự lột xác
các pha của sâu, ño kích thước các pha phát dục, số trứng nổ, số cá thể sâu
chết các pha.
* Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức nhiệt ñộ ñên một số ñặc ñiểm
sinh học của sâu ñục nõn
Thí nghiệm ñược thực hiện theo phương pháp nuôi cá thể (N = 30) ở
các mức nhiệt ñộ khác nhau 20
o
C, 25
o
C, 28,5
o
C và 30
o
C
* Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại cây kí chủ khác nhau ñến thời
gian phát dục các pha của sâu ñục nõn
Thí nghiệm ñược nuôi theo phương pháp cá thể (N= 30): Thức ăn ở các
công thức là rau cải ngọt, bắp cải, cải canh…
Chọn những quả trứng ñẻ cùng ngày nuôi riêng từng cá thể trong từng
hộp petri ñường kính 10cm bên dưới có lót giấy ẩm ñể ñảm bảo ñủ ñộ ẩm cho
trứng nở. Hàng ngày theo dõi số trứng nở trong từng hộp, thời gian nở và tỉ lệ
nở của trứng.
Sâu non sau khi nở nuôi từng cá thể trong hộp petri có thức ăn với
công thức là các loại rau khác nhau và sạch. Sau 2 - 3 ngày thay thức ăn cây

×