Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

GIỚI THIỆU KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.41 KB, 30 trang )

PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ
CHƯƠNG TRÌNH LỚP TẬP HUẤN: KỸ NĂNG SỐNG
LaHỌC: 2012 - 2013
Gồm 5
chuyên đề:
+ Chuyên đề 1: - Tìm hiểu về giá trị và hệ giá trị.
- Mối quan hệ giữa GTS và KNS
- Các bước thực hiện giáo dục
GTS và KNS
+ Chuyên đề 2: Kỹ năng giải quyết xung đột
Buổi
sáng
Buổi
chiều
+ Chuyên đề 3: Kỹ năng lắng nghe
+ Chuyên đề 4: Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân
+ Chuyên đề 5: Kỹ năng hợp tác
* Lưu ý: - Thảo luận, trao đổi ý kiến
- Tham gia các trò chơi…
C.ĐỀ 1: 1/ TÌM HIỂU VỀ GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG
? Thế nào là giá trị? Thế nào là hệ giá trị?
1/ Giá trị: là các khách thể vật chất hay tinh thần có
khả năng thoả mãn những nhu cầu nào đó của con
người hoặc giai cấp, xã hội… đáp ứng được những
mục đích và lợi ích của họ.
* Thí dụ: Giá trị của 1 bài hát, 1 bài thơ, 1 câu chuyện… để thỏa mãn
nhu cầu về tinh thần giải trí của con người chúng ta.
2/ Hệ giá trị (hay còn gọi là hệ thống giá trị): là một tổ hợp
giá trị khác nhau được sắp xếp, hệ thống lại theo những
nguyên tắc nhất định, thành một tập hợp mang tính toàn
vẹn, hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trong việc


đánh giá của con người theo những phương thức vận hành
nhất định của giá trị.
* Thí dụ: 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
C.ĐỀ 1: 1/ TÌM HIỂU VỀ GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG
? Thế nào là thang giá trị? Chuẩn giá trị là gì ?
1/ Thang giá trị (thước đo giá trị) là một tổ hợp giá
trị, một hệ thống giá trị được sắp xếp theo một
trật tự ưu tiên nhất định.
* Thí dụ: Xã hội thời phong kiến, theo bậc thang giá trị, nhà giáo xếp
sau vua nhưng trước cha mẹ: “Quân – Sư – Phụ”.
2/ Chuẩn giá trị là những giá trị giữ vị trí cốt lõi, chiếm vị trí
ở thứ bậc cao hoặc vị trí then chốt và mang tính chuẩn mực
chung cho nhiều người.

Thí dụ: - Lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ
- Các quy định về chuẩn nghề nghiệp…
C.ĐỀ 1: 1/ TÌM HIỂU VỀ GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG
? Vậy thế nào là giá trị sống?
1/ Giá trị sống ( Hay giá trị của cuộc sống): là một hình
thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện,
cái ác trong các mối quan hệ của con người với con người.
Giá trị sống về bản chất là những quy tắc, những chuẩn
mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển
trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận.
* Giá trị sống: là quy tắc sống, nó có vị trí to lớn trong đời
sống, và định hướng cho cuộc sống của mỗi cá nhân, điều
chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
2/ Định hướng giá trị sống: là nhân tố trung tâm chi phối
mọi suy nghĩ, điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người.
Từ đó, hướng hoạt động tới mục đích cơ bản của cuộc đời.

* Thí dụ: UNESCO từng đưa ra quan điểm giáo dục phải đảm bảo được
4 điều: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống; Học để tự khẳng
định.
CHUYÊN ĐỀ 1: 1/ TÌM HIỂU VỀ GTS VÀ KỸ NĂNG SỐNG
? KỸ NĂNG ĐƯỢC CHIA LÀM MẤY LOẠI ?
1/ Kỹ năng "mềm" (soft skills): là thuật ngữ dùng để chỉ các
kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con người như:
một số nét tính cách (quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua
khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng
xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng l àm việc
theo nhóm…
2/ Kỹ năng “cứng” (hard skills): thường xuất hiện trên bản lý lịch,
khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên
môn. Kỹ năng này liên quan đến chỉ số thông minh (IQ) của cá nhân.
* Thí dụ: Qua quá trình học tập -> khi tốt nghiệp đạt loại giỏi hay khá
hoặc trung bình… (Thuộc vấn đề chuyên môn)
* Thí dụ: Khi gặp thất bại nào đó -> Có người thì suy sụp tinh thần, có
khi tìm đến cái chết (tự tử)…; Nhưng có người biết nhìn thẳng, dám đối
mặt với sự thật để vươn lên…; Hay có người biết chớp thời cơ để thành
công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống…
C.ĐỀ 1: 1/ TÌM HIỂU VỀ GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG
? Vậy thế nào là kỹ năng sống?
1/ Kỹ năng sống: là năng lực tâm lý xã hội, giúp các cá
nhân giải quyết có hiệu quả những nhu cầu (sống, học
tập, lao động, vui chơi giải trí ) và biết đối mặt, giải
quyết với các thách thức của cuộc sống (tệ nạn, căng
thẳng, mâu thuẫn…)
2/ Kỹ năng xã hội: là một tập hợp các kỹ năng mà cho phép
chúng ta giao tiếp, tương tác và hòa nhập, thích nghi với XH.
Hình minh họa cho

thấy kỹ năng giao
tiếp, tương tác giữa
hai người trong một
cuộc mua bán.
Chuyên đề 1: 2/ MỐI QUAN HỆ GIỮA GTS & KNS
2. Kỹ năng sống
là công cụ hình
thành và thể hiện
giá trị sống.
1. Giá trị sống
là nền tảng để
hình thành kỹ
năng sống.
Thí dụ: GTS “Đoàn kết”-> Thái độ, suy nghĩ,
cảm xúc… -> Hành động ntn phù hợp ( Sử
dụng KNS)
Chuyên đề 1: 3/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIÁO DỤC GTS VÀ KNS
3.1: Các phương pháp dạy GTS & KNS.
1/ Phương pháp mô hình mẫu
2/ Phương pháp thuyết trình kết hợp với các phương pháp khác
3/ Phương pháp động não (Đặt Hsinh vào tình huống có vấn đề)
4/ Phương pháp nghiên cứu tình huống
5/ Phương pháp trò chơi
6/ Phương pháp hoạt động nhóm (Thảo luận nhóm)
7/ Phương pháp đóng vai
8/ Phương pháp tưởng tượng, nội suy
9/ Phương pháp bản đồ tư duy, sơ đồ hóa
10/ Phương pháp mô hình hóa
11/ Phương pháp trải nghiệm, thực hành.
* Lưu ý: Khi giảng dạy, phải linh hoạt và biết kết hợp các phương

pháp đảm bảo ấn tượng, vui tươi và đạt hiệu quả giáo dục cao.
Chuyên đề 1: 3/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIÁO DỤC GTS VÀ KNS
3.2: Các bước thực hiện hoạt động giáo dục GTS&KNS.
(ND giáo
dục GTS và
KNS về vấn
đề gì)
- Gồm 5 bước:
Chuyên đề 1: 3/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIÁO DỤC GTS VÀ KNS
3.1: Các phương pháp dạy GTS & KNS.
* Bước 1: Tạo bầu không khí lớp học
* Lưu ý: Bầu không khí lớp học phải được giữ suốt quá trình học.
+ Các phương pháp tạo bầu không khí lớp học:
- Tạo không gian lớp học tương tác ( Kê bàn ghế sao cho hợp lý,
mọi người đều có thể nhìn được với nhau, luôn tương tác)
- Hành vi của giáo viên cần được chia sẻ thân mật, chân tình và cởi
mở (Tạo được sự gần gũi, dễ đồng cảm và chia sẻ, lắng nghe… của
Hsinh)
- Tương tác tích cực giữa các thành viên trong lớp
- Nghe nhạc, thư giãn, yên tĩnh là cách rất tốt để người học cảm nhận
về các giá trị
- Sử dụng hệ thống các ký hiệu để điều chỉnh hành vi
Chuyên đề 1: 3/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIÁO DỤC GTS VÀ KNS
3.1: Các phương pháp dạy GTS & KNS.
* Bầu không khí GD GTS & KNS chỉ có được khi trẻ em cảm thấy:
1/ Hsinh được cảm thấy an toàn
? Hành vi của thầy, cô
giáo cần phải như thế
nào thì các học sinh
mới có cảm nhận này?

- Coi lỗi lầm là thông tin, là một phần của quá
trình học tập (không nên đánh giá quá bi quan về
hành vi phạm lỗi…)
- Không ai được tự cho phép mình làm tổn thương
người khác và không ai bị tổn thương ( tiết chế
cảm xúc và ngôn từ)
-
Tỏ ra thông hiểu trong quá trình thảo luận nhằm
giúp người học đưa ra các quyết định tốt hơn
( Lắng nghe, gợi mở, tán thưởng…)
- Kiên định về các chuẩn mực cư xử, xử lý một
cách công bằng trong mọi tình huống…
Chuyên đề 1: 3/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIÁO DỤC GTS VÀ KNS
3.1: Các phương pháp dạy GTS & KNS.
- Tạo ra môi trường mà người học có thể
biểu lộ, thể hiện chính họ, cảm thấy được
yêu thương bởi vì được là chính bản thân
mình (tổ chức nhiều HĐ để HS thể hiện).
- Cử chỉ G.viên nhẹ nhàng, ân cần. Lời nói
dịu dàng, thân mật, gần gũi. Lắng nghe lời
tâm sự của HS.
- Tôn trọng ý kiến của HS. Biết động viên,
giúp đỡ, khích lệ, khoan dung, độ lượng,
vị tha, ấm áp, quan tâm, tử tế, khẳng
định các phẩm chất tốt đẹp ở HS.
- Công bằng với mọi HS, không phân biệt
đối xử.
* Bầu không khí GD GTS & KNS chỉ có được khi trẻ em cảm thấy:
2/ Được yêu thương
Chuyên đề 1: 3/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIÁO DỤC GTS VÀ KNS

3.1: Các phương pháp dạy GTS & KNS.
- Lắng nghe một cách quan tâm, chăm chú
-
Lắng nghe những gì học sinh nói
-
Dành thời gian để nhận ra các cảm xúc
- Cùng với HS thiết lập các nội quy của lớp
- Tạo giới hạn và bình tĩnh khi HS vi phạm nội quy
- Luôn giữ cho âm điệu, giọng nói trong lớp, tạo ra
bầu không khí dựa trên các giá trị. Tuỳ theo tình
huống, có lúc giọng nói mang tính chất quan
tâm, phấn khởi, khuyến khích, có lúc rõ ràng,
kiên quyết, nghiêm khắc.
* Bầu không khí GD GTS & KNS chỉ có được khi trẻ em cảm thấy:
3/ Được cảm thấy tôn trọng
Chuyờn 1: 3/ CC BC THC HIN GIO DC GTS V KNS
3.1: Cỏc phng phỏp dy GTS & KNS.
- Lắng nghe, cố hiểu HS
- Cho HS thời gian để HS diễn đạt ý nghĩ và
bộc lộ c m xúc.
- Cho HS thời gian để chấp nhận và xử lý
các câu tr lời một cách rõ ràng.
- Lắng nghe hoàn toàn cởi mở, linh hoạt
* Bu khụng khớ GD GTS & KNS ch cú c khi tr em cm thy:
4/ Cm thy c hiu
Chuyên đề 1: 3/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIÁO DỤC GTS VÀ KNS
3.1: Các phương pháp dạy GTS & KNS.

Làm cho HS cảm thấy phấn khởi về nhiệm vụ
của mình.


Lắng nghe, truyền đạt, giao tiếp, tin tưởng
vào khả năng tiếp nhận, tiếp thu của HS.

Tạo tình huống học hỏi tích cực để giúp HS
học, hiểu và chấp nhận họ.

Nâng cao sự quan tâm và sự tự tin của HS.

Khẳng định hành động và thay đổi tích cực,
khuyến khích sự phát triển của HS.
* Bầu không khí GD GTS & KNS chỉ có được khi trẻ em cảm thấy:
5/ Cảm thấy mình có giá trị
Chuyên đề 1: 3/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIÁO DỤC GTS VÀ KNS
3.1: Các phương pháp dạy GTS & KNS.
- Đưa ra những câu hỏi và nhiệm vụ vừa sức để
học sinh có thể thực hiện – tạo cơ hội thành
công.
- Tạo môi trường học tập khám phá, kích thích sự
tò mò – thỏa mãn nhu cầu tự hào về bản thân
- Lắng nghe khi học sinh nói, để học sinh có thể
khẳng định và thể hiện.
- Khen và củng cố hành vi tốt kịp thời.
- Phát huy sở trường của học sinh.
* Bầu không khí GD GTS & KNS chỉ có được khi trẻ em cảm thấy:
6/ Được thể hiện
* Tóm lại khi G.viên biết lằng nghe Hsinh -> Học sinh sẽ cảm thấy: Được
tôn trọng, được yêu thương, được thể hiện, được hiểu, được an toàn và
được thấy có giá trị.
Chuyên đề 1: 3/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIÁO DỤC GTS VÀ KNS

3.1: Các phương pháp dạy GTS & KNS.
* Bước 2: Phương pháp nhận diện giá trị sống
- Đọc tài liệu, nghe giảng
- Hoạt động suy ngẫm, tưởng tượng
- Phân tích trường hợp xảy ra trong cuộc sống xung quanh, trình bày
quan điểm cá nhân.
* Thí dụ: GTS về “Đoàn kết”:
-
Đọc tài liệu (Sách báo lịch sử, văn học…), nghe Gv giảng về vấn đề “đoàn kết”
-
Hsinh suy ngẫm, tưởng tượng về các vấn đề liên quan đến “đoàn kết”
-
P.tích các trường hợp, vấn đề xảy ra xung quanh có thể hiện tinh thần
“đoàn kết” không? ( Bão lụt, nghèo khó, trẻ em cơ nhỡ… có được giúp đỡ không?)
* Lưu ý: Giáo viên phải chú ý khai thác các em Hsinh có trí thông minh
và sự nhanh nhạy, thích ứng nhanh…
* Bước 3: Các cách chia sẻ về các giá trị
- P.pháp tổ chức thảo luận nhóm
-
P.pháp tổ chức cho các Hsinh phản biện
-
P.pháp kể chuyện.
Chuyên đề 1: 3/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIÁO DỤC GTS VÀ KNS
3.1: Các phương pháp dạy GTS & KNS.
* Bước 4: Cho Hsinh thể hiện giá trị
- Diễn kịch, đóng các tiểu phẩm…
-
Hoạt động tạo sản phẩm
-
Thông qua các trò chơi

* Bước 5: Trải nghiệm qua thực tiễn
-
Tham gia các hoạt động xã hội.
-
Tổ chức các buổi dã ngoại, đi thực tế.
-
Tham gia các sự kiện.
-
Thể hiện trong thái độ và hành vi của mỗi cá nhân
học sinh ở thực tế cuộc sống hằng ngày.
* Lưu ý: Khi giảng dạy cần chú ý vào việc khích lệ Hsinh (Tìm ra điều trẻ
“làm đúng” thay vì tập trung vào những điều trẻ “làm sai” )
Chuyên đề 1: 3/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIÁO DỤC GTS VÀ KNS
Một số giá trị sống thể hiện trong thơ ca Việt Nam
+ Nhất sự thuận, vạn sự lành
+ Một điều nhịn là chín điều lành
+ Dĩ hòa vĩ quí…
+ Lời nói chắng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
+ Ai ơi chớ vội cười nhau
Cười người hôm trước, hôm sau người cười
+ Giấy rách phải giữ lấy lề
+ Thuyền dời bến, nào bến có dời
Khăng khăng quân tử, một lời nhất ngôn
1/ Giá trị hòa bình
2/ Giá trị tôn trọng
Chuyên đề 1: 3/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIÁO DỤC GTS VÀ KNS
Một số giá trị sống thể hiện trong thơ ca Việt Nam
+ Đói lòng ăn đọt chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng

+ Chồng giận thì vợ làm lành,
Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì?
+ Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
+ Thương người như thể thương thân
+ Đi đâu cho thiếp cùng đi
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam
+ …
3/ Giá trị yêu thương
Chuyên đề 1: 3/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIÁO DỤC GTS VÀ KNS
Một số giá trị sống thể hiện trong thơ ca Việt Nam
+ Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài
+ Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay.
+ Chín bỏ làm mười
+ Giơ cao đánh khẽ
+ Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại
+ Con nhà người như con nhà ta
+ Của anh như của chú
+ Yêu con cậu mới đậu con mình….
4/ Giá trị khoan dung
Chuyên đề 1: 3/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIÁO DỤC GTS VÀ KNS
Một số giá trị sống thể hiện trong thơ ca Việt Nam
+ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
+ Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
+ Anh em cùng cha như ong cùng tổ
Chị em cùng mẹ như quế cùng rừng
+ Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn
+ Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng
+ Cả bè hơn cây nứa
+ Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm
+ …
4/ Giá trị đoàn kết
Chuyên đề 1: 3/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIÁO DỤC GTS VÀ KNS
Một số giá trị sống thể hiện trong thơ ca Việt Nam
+ Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên
+ Con ơi giữ trọn lời thề
Tự do, Độc lập, không nề hy sinh
+ Đừng khinh dưa muối tương cà
Tuy không lịch sự nhưng mà tự do
+ Chim xanh mà nhốt lồng son
Đẹp thì có đẹp không còn tự do
+ …
4/ Giá trị tự do
Chuyên đề 1: 3/ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIÁO DỤC GTS VÀ KNS
Một số giá trị sống thể hiện trong thơ ca Việt Nam
+ Ăn chắc mặc bền
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
+ Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
+ Áo vải, cơm rau
+ Ở hiền thì phải gặp lành
Áo rách tan tành thì trời lại vá cho
+ Sống đơn giản, sống lâu trăm tuổi
+ …
4/ Giá trị giản dị

×