Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số giải pháp thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.6 KB, 22 trang )

1. Phần mở đầu:
1.1 Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc học nền tảng. Sự thành công
của giáo dục Tiểu học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển và chất lượng của các
bậc học tiếp theo. Đây là bậc học cơ sở đặt nền móng cho sự phát triển của một Quốc
gia. Mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học hiện nay: “ Hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ
năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở…”
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp
dạy và học theo mô hình VNEN. Các Sở - Phòng Giáo dục đang thực hiện dạy thử
nghiệm mô hình trường học mới cho một số trường trên toàn quốc. Năm học 2013-
2014 trường tôi được chọn dạy thử nghiệm theo mô hình trường học mới (VNEN).
Bản thân tôi được trực tiếp giảng dạy lớp 3A. Đây là năm thứ hai thực hiện đổi mới
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, mọi cái vẫn còn bỡ ngỡ vì thế người giáo
viên tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy và
học, hình thành phương pháp tự học, hình thành nhân cách cho học sinh. Nhưng làm
được điều đó không phải là dễ và đây là điều tôi luôn trăn trở trong quá trinh thực
hiện dạy học theo mô hình VNEN.
Xuất phát từ nhận thức trên, là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 3, bản thân tôi luôn
nghiên cứu, tìm ra những phương pháp dạy học đạt hiệu quả góp phần đổi mới sự
nghiệp giáo dục. Vì vậy tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp thực
hiện dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) đạt hiệu quả” để nghiên cứu.
1.2. Điểm mới của của sáng kiến kinh nghiệm:
Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới VNEN khác phương pháp dạy
học hiện hành: Đây là mô hình dạy học không những đổi mới về tổ chức lớp học, về
trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy -
học theo nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động
dạy học, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học
sinh được tham gia vào quá trình học tập giáo viên tổ chức hoạt động học tập giúp
học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về


phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu. Giáo viên quan tâm vận
dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây
dựng bài học. Phương pháp học theo nhóm luôn hiện hữu, cố định, xuyên suốt cả quá
trình tham gia học tập của học sinh. Học theo phương pháp này các em được học tập
thoải mái, được trải nghiệm, được vui chơi trong giờ học giúp các em rất tự tin, nên
các em rất thích đến lớp đến trường và hứng thú trong học tập. Phương pháp dạy học
theo mô hình trường học mới giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo
trong học tập và rèn luyện một số kĩ năng cơ bản như kĩ năng hợp tác, kĩ năng học
nhóm, kĩ năng giao tiếp. Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện.
1.3 Phạm vi áp dụng sáng kiến
Sáng kiến này áp dụng vào dạy và học ở tất cả các môn học ỏ các khối lớp dạy học
theo mô hình VNEN.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của việc đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường
Tiểu học mới ( VNEN).
Trường tôi đang công tác đóng trên địa bàn của một xã thuộc vùng nông thôn,
nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ nông nghiệp, một số ít buôn bán nhỏ, đời
sống kinh tế xã hội tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa thoát được nghèo khó,
trình độ văn hóa, nhận thức của nhân dân không đồng đều thì việc học của học sinh
nơi đây vẫn là một điều hết sức trăn trở.
- Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra đối với tất cả các cấp học trong
hệ thống giáo dục. Đặc biệt, khi chúng ta tiến hành đổi mới chương trình và sách giáo
khoa thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết.
Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã diễn ra rộng khắp trong ngành giáo dục
toàn quốc. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học
mới (VNEN) đang thử nghiệm chưa được thực hiện một cách đồng bộ ở các trường
học, cấp học, các vùng miền trong cả nước.
- Môi trường giáo dục nhà trường đảm bảo, dân chủ, thân thiện, đổi mới các hoạt
động giáo dục, đủ các điều kiện cho việc triển khai chủ trương thực hiện việc làm đổi

mới của nhà trường.
- Nhà trường đã chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng tự học, tự bồi
dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp qua sinh
hoạt chuyên môn tại tổ, trường. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu Hướng
dẫn học tập để tự học, tự đánh giá; tổ chức cho học sinh hoạt động khám phá, phát
hiện kiến thức, kĩ năng mới thông qua quá trình học tập mang tính hợp tác. Giáo viên
chỉ hỗ trợ và hướng dẫn học sinh khi cần thiết.
- Trong thực tế vẫn còn có hiện tượng giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp
dạy học, họ chỉ cố gắng để học sinh ghi nhớ bài học một cách máy móc, thậm chí áp
đặt một cách cứng nhắc. Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều môn học hiện nay vẫn là
giáo viên truyền thụ những nội dung được trình bày trong sách giáo khoa, học sinh
nghe và ghi nhớ một cách thụ động.
- Một số giáo viên còn lúng túng khi thực hiện dạy học theo phương pháp VNEN. Họ
chưa thấy hết tầm quan trọng của việc rèn cho học sinh phương pháp tự học và học
theo nhóm. Vì vậy có những bài tập có liên quan đến kiến thức mới họ còn làm thay
cho học sinh vì họ sợ học sinh không hiểu bài. Thói quen trước đây giáo viên giảng
giải, thuyết trình vẫn còn. Với cách dạy như trên không rèn được cho học sinh thói
quen tự học và học theo nhóm, các em luôn có thói quen chờ đợi, không tự mình suy
nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra kiến thức mới.
- Một số nhóm trưởng chưa mạnh dạn tự tin để lãnh đạo nhóm mình hoạt động.
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2013 – 2014:
Môn
Tổng
số
Số HS
dự KT
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
Toán 22 22 5 22,7 9 40,9 7 31,9 1 4,5
T Việt 22 22 5 22,7 8 36,4 8 36,4 1 4,5

2.2. CÁC GIẢI PHÁP:
Ngay từ đầu năm học 2012 - 2013 trường chúng tôi đã vận dụng phương pháp dạy
học theo mô hình VNEN. Qua một thời gian giảng dạy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu
sáng kiến “Một số giải pháp thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới đạt hiệu
quả” và có những giải pháp như sau:
2.2.1. Giải pháp 1 : Xây dựng lớp học thân thiện.
a.Tăng cường công tác trang trí lớp học :
Mỗi ngày đến trường, đến lớp là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường
yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung đó. Việc trang trí lớp học thân thiện là một sự
sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh nó tạo cho các em nhận thức về cái
đẹp và có ý thức gìn giữ trường lớp của mình sạch đẹp, góp thêm cho lớp học một
luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ
năng sống cho học sinh. Vì vậy, tôi đã kết hợp với phụ huynh và học sinh để tổ chức
trang trí lớp học. Tôi đã hướng dẫn cho phụ huynh và học sinh dùng các tờ giấy bìa
để gấp các phong bì thư, các ngôi nhà nhỏ xinh xắn sau đó cùng trang trí lên tờ giấy
A
0
để làm “Hộp thư vui kết tình bè bạn”, “Ngôi nhà yêu thương 3A” :
- Hộp thư vui kết tình bè bạn”, “Ngôi nhà yêu thương 3A”: Đây là nơi hội tụ
những cảm xúc của các thành viên trong lớp. Ngay lập tức, góc nhỏ đáng yêu ấy tạo
nên hiệu ứng sôi nổi tới các bạn học sinh. Mỗi buổi sáng, những lá thư với dòng chữ
còn hơi nguệch ngoạc nhưng chất chứa bao tình cảm sâu lắng, những mảnh giấy nhỏ
bé, rồi cả hình vẽ ngộ nghĩnh đáng yêu về bạn bè trong lớp, những bức ảnh ghi lại
khoảnh khắc của lớp lần lượt xuất hiện trên tường ngôi nhà.
- Hòm thư điều em muốn nói: Mục đích nhằm giúp cho học sinh có cơ hội bày tỏ ý
kiến, những điều em không tiện nói trước lớp, những ý kiến, những chia sẽ về cuộc
sống, hoàn cảnh gia đình, về tâm sinh lý….Giúp cho học sinh bày tỏ tất cả những
vướng mắc trong cuộc sống và trong học tập, các em viết một bức thư nhỏ và gửi vào
hòm thư của lớp. Cuối mỗi tuần GV sẽ mở hòm thư phân loại và có cách xử lý cho
từng vấn đề học sinh đặt ra, có thể phối hợp với gia đình, nhà trường, địa phương để

có cách giải quyết tế nhị và có hiệu quả nhất.
- Góc cộng đồng: Giáo viên và học sinh sưu tầm, giới thiệu về văn hóa lịch sử của
địa phương, dân tộc, các tác phẩm thơ ca hò vè, trò chơi dân gian….Các sản phẩm
của địa phương làm ra. Chính hoạt động này kích thích các em hứng thú tìm tòi, sưu
tầm, giới thiệu và qua đó cũng sẽ giúp các em thêm yêu văn hóa, lịch sử truyền thống
một cách tự nhiên, bền vững.
- Thư viện lớp học: Là tủ sách thân thiện có sự đóng góp của phụ huynh, học sinh ,
giáo viên, có sự giúp đỡ của nhà trường và địa phương tạo điều kiện cho các em ham
đọc sách, mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng đưọc cho các em. Rèn kĩ năng sống
có trách nhiệm, có ý thức bảo quản tài sản chung, có thói quen sống gọn gàng, ngăn
nắp. Ngoài việc đọc sách tăng thêm vốn tri thức, học sinh còn tham gia các hoạt động giới
thiệu quyển sách của em do giáo viên phụ trách lớp hướng dẫn, giúp các em tự tin hơn, diễn
đạt tốt hơn. Đây là một trong những kĩ năng sống rất cần thiết cho học sinh sau này.
- Cây hoa học tập, bảng bông hoa điểm tốt : Phản ánh rõ ràng, chính xác, công khai
kết quả học tập của mỗi nhóm, cá nhân học sinh sau mỗi hoạt động. Việc tuyên
dương cá nhân, nhóm trong mỗi giờ chào cờ đầu tuần kích thích học sinh tích cực, tự
giác học tập để đạt được kết quả cao hơn.
Giáo viên luôn thân thiện, gần gũi với học sinh, những lời nhắc nhở nhẹ nhàng của
giáo viên sẽ đạt được kết quả cao. Viết câu nhắc nhở hóm hỉnh như: “Cho tôi xin
rác !” được dán trước mặt thùng rác nơi HS dễ thấy. Hay câu: “Tắt đèn, tắt quạt khi
không cần thiết bạn nhé ! ” Xây dựng đủ các góc học tập, các bảng, biểu mẫu đúng
qui định của lớp VNEN
b.Thành lập ban hội đồng tự quản làm việc có hiệu quả.
Giáo viên phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, tìm hiểu kĩ về từng học
sinh của lớp mình. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu năm học. Xây dựng
được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có năng lực chỉ đạo lớp.
Đây là mô hình không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp mà quá
trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy - học theo nhóm. Nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học giúp các em tự

chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào
quá trình học tập.
Ngoài ra mô hình trường Tiểu học kiểu mới giúp học sinh rèn phương pháp tự
học, tự giác, tự quản, tự trọng, tự tin, tự đánh giá, tự hợp tác, tự rèn luyện kỹ năng,
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú
học tập cho học sinh.
Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển
về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động
thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ với những người xung quanh.
Cách lập hội đồng tự quản của học sinh theo sơ đồ sau:
Sự thay đổi của tổ chức lớp học theo mô hình VNEN với Hội đồng tự quản
học sinh đã thay đổi căn bản vai trò, nhiệm vụ của học sinh trong tổ chức
của mình; thể hiện được tính tự chủ, tự giác, phát huy sáng tạo và tôn trọng
ý kiến của các em nhiều hơn. Nhóm là một bộ phận gắn kết cơ bản xuyên
suốt cả quá trình dạy và học nó tạo điều kiện để rèn luyện các kĩ năng và
hợp tác của nhóm.
c. Phát huy vai trò của một nhóm trưởng:
Học theo mô hình VNEN, bàn ghế sẽ được sắp xếp cho học sinh ngồi đối diện nhau.
HS tự thảo luận, tự tìm vướng mắc và tự đưa ra phương án giải quyết.
Ưu điểm của phương pháp học nhóm được phát huy rất rõ nét trong học nhóm theo
mô hình VNEN, tất cả học sinh trong nhóm đều được luân phiên nhau làm nhóm
HĐTQHS
PHÓ CT HĐTQ
PHÓ CT HĐTQ
BAN
HỌC TÂP
CHỦ TỊCH HĐTQ
BAN
ĐỐI NGOẠI
BAN

SỨC KHỎE
VỆ SINH
BAN
VĂN NGHỆ
TDTT
BAN
THƯ VIỆN
BAN
QUYỀN LỢI
HỌC SINH
trưởng, hướng dẫn các bạn trong nhóm để điều hành các hoạt động do giáo viên yêu
cầu và không có một bất cứ học sinh nào ngoài cuộc, không một học sinh nào ngồi
chơi. Tuy nhiên để tiết học dạy theo mô hình VNEN thành công hay không thì phụ
thuộc rất nhiều vào các nhóm trưởng. Và công việc chính của nhóm trưởng đó là:
thay giáo viên điều hành các bạn hoạt động nhóm. Xác định được mục tiêu của hoạt
động nhóm. Phân công nhiệm vụ cho công bằng giữa các thành viên trong nhóm.
Một điều quan trọng nữa đó là nhóm trưởng phải biết tự mình làm thế nào để huy
động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo
ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm. Hướng dẫn các bạn biết
cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó khăn gặp phải. Biết quản lí và sử
dụng thời gian hiệu quả, biết sử dụng và bảo quản tài liệu học tập. Biết tổ chức và
quản lí công việc. Biết giơ thẻ khi đã hoàn thành công việc và biết giơ thẻ cứu trợ khi
không tự giải quyết được công việc.
Cách 1: Vào cuối hoặc đầu mỗi buổi học giáo viên cần mời các nhóm trưởng ngồi lại
tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em cụ thể từng bước một.
Ví dụ: Sau khi đã ghi xong đề bài nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc mục tiêu:
- Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe (Mời các bạn đọc mục tiêu. Bạn nào
đọc xong thì giơ tay lên)
- Nhóm trưởng nói: Mình mời bạn A đọc mục tiêu thứ nhất
- Mời bạn B đọc mục tiêu thứ hai….

(Sau khi các bạn trong nhóm mình đọc xong thì giơ thẻ hoàn thành lên để giáo viên
biết đến kiểm tra).
Cách 2: Đối với những nhóm còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng túng. Vì vậy,
người giáo viên phải là người “làm mẫu” và đóng vai trò là một nhóm trưởng chứ
không phải vai trò là một người giáo viên.
Cách 3: Giáo viên chọn ra một số học sinh học giỏi, nhanh nhẹn trong học tập xếp
cho các em này ngồi vào một nhóm để giáo viên huấn luyện khi học sinh đã biết việc
và biết cách điều hành nhóm rồi thì chia các bạn này đến mỗi nhóm mỗi bạn làm
nhóm trưởng các nhóm.
Cách 4: Hoặc có thể cho nhóm làm tốt làm mẫu thảo luận một hoạt động nào đó và
các nhóm còn lại chú ý để học tập theo. GV cũng không quên động viên, tuyên
dương kịp thời các nhóm làm tốt.
- Một điều nữa cần phải lưu ý đó là vị trí đứng của giáo viên khi các nhóm thảo luận
cũng hết sức quan trọng. Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên nên bao
quát lớp, vừa đánh giá đúng nhóm nào làm nhanh nhất, chậm nhất, nhóm nào giơ thẻ
hoàn thành lên trước hoặc nhóm nào chậm nhất, nhóm nào giơ thẻ cần cứu trợ, để từ
đó giáo viên kịp thời đến kiểm tra hay giúp đỡ.
d. Xây dựng tập thể lớp hoà đồng trong giờ giải lao.
Muốn xây dựng được mối đoàn kết giữa các bạn trong lớp với nhau, thì vai trò của
hội đồng tự quản cũng không kém phần quan trọng đặc biệt là ban văn nghệ của lớp.
Ban văn nghệ dưới sự hướng dẫn của giáo viên, vào giờ ra chơi ban văn nghệ tự tổ
chức, tự khởi xướng ra các hoạt động, các trò chơi và giáo viên cùng tham gia chơi
với học sinh. Trước khi chơi, giáo viên thường đưa ra những giải thưởng thú vị, giải
nhất có thể là gói bánh, gói kẹo, hộp phấn…. để kích thích tinh thần chơi của các em.
Ví dụ: Trò chơi “Kéo co” không chỉ đòi hỏi sức mạnh, sự khéo léo mà còn đòi hỏi
tinh thần đoàn kết cao. Nếu như không có sự hợp tác - đoàn kết cao thì chắc chắn sẽ
thua cuộc.
Qua trò chơi, giáo viên vừa giúp ban văn nghệ thêm mạnh dạn, tự tin, rèn luyện thêm
kỹ năng điều hành lớp vui chơi, văn nghệ, vừa giúp các em thể hiện sự đoàn kết, hợp
tác, giúp đỡ nhau để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thông qua những giờ giải

trí thú vị ấy, HS càng thân thiết, quý mến nhau hơn và chắc chắn rằng các em sẽ sẵn
sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Qua một thời gian áp dụng phương pháp trên, bản thân tôi nhận thấy công tác tự
quản trong lớp học mang lại những lợi ích cụ thể, sát thực như sau:
- Nền nếp lớp học ngày một tốt hơn, có quy củ hơn. Học sinh tự giác trong việc tự
học, trình bày bài trong vở.
- Kỹ năng giao tiếp của các em trôi chảy, lưu loát hơn; các em tự tin hơn trong giao
tiếp, học tập…
- Học sinh ý thức được tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động, phong trào thi đua
của lớp; tinh thần đoàn kết, kĩ năng hợp tác và khả năng làm việc theo nhóm hiệu quả
cao hơn.
Như vậy xây dựng lớp học tự quản là việc làm cần thiết của bất cứ giáo viên nào,
người giáo viên cần chủ động đóng vai trò là người cố vấn, hướng dẫn, điều khiển từ
xa trợ giúp học sinh nuôi dưỡng ý thức, tạo dựng môi trường tự quản. Bởi vì chỉ có
học sinh, chính các em chứ không phải ai khác mới là người có quyền lợi và trách
nhiệm gắn bó, xây dựng, điểm tô cho lớp học - ngôi nhà thứ hai của mình trở lên thân
thiện, gần gũi và đẹp hơn trong mắt mọi người. Học theo nhóm là chủ yếu, học ở
trong lớp và cả ở ngoài lớp học.
2.2.2 Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên
a. Người giáo viên phải hiểu đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình VNEN
là như thế nào?
Phương pháp dạy học theo mô hình VNEN là phương pháp dạy học lấy học sinh
làm trung tâm vừa là giá đỡ, vừa là trụ cột chi phối các hoạt động sư phạm trong nhà
trường VNEN. Tổ chức lớp học không chỉ phù hợp với phương pháp của VNEN mà
còn tạo ra môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, hợp tác giữa các thành viên trong
trường và với cộng đồng. Mô hình VNEN sẽ tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh
phát huy tốt nhất các năng lực cá nhân và giá trị đích thực của các em.
Kiểu cấu trúc bài học được khuyến khích sử dụng trong mô hình VNEN, đó là tổ
chức dạy học người ta thường khuyến khích sử dụng quy trình thông qua các hoạt
động trải nghiệm, khám phá, phát hiện của HS, quy trình gồm 5 bước chủ yếu sau:

Gợi động cơ, tạo hứng thú Trải nghiệm Phân tích, khám phá,rút ra bài
học Thực hành vận dụng.
Để làm tốt 5 bước này, đòi hỏi bản thân người giáo viên phải tự thiết kế, đạo
diễn các hoạt động học tập để giúp học sinh tự phát hiện kiến thức, phân tích kiến
thức và sử dụng kiến thức.
Chẳng hạn:
Bước1: Tạo hứng thú cho học sinh
Muốn không khí lớp học vui tươi, kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học
sinh về chủ đề sẽ học. Giáo viên phải nghiên cứu thật kỹ tài liệu để lựa chọn hình
thức sao cho phù hợp, có thể là: đặt câu hỏi, câu đố vui, kể chuyện, một tình huống,
tổ chức trò chơi hoặc sử dụng các hình thức khác…
Ví dụ : Bài 5: Ôn tập các bảng nhân và bảng chia ( tài liệu Toán lớp 3 trang 15)
Trước khi vào tiết học, GV tổ chức HS chơi trò chơi “Kết bạn”. Các em sẽ biết nếu
“kết 4” mà lớp mình có 24 bạn thì sẽ thành lập được 6 nhóm, nếu “kết 5” thì lớp mình
sẽ thành lập được 4 nhóm còn dư 4 bạn ( bạn bị dư sẽ bị phạt). Thông qua trò chơi,
HS sẽ cảm thấy trò chơi mà mình vừa được tham gia rất gần gũi với bản thân, không
chỉ thế trò chơi còn kích thích tính tò mò, khơi dậy hứng thú trong học tập giúp các
em muốn tiếp tục được trải nghiệm kiến thức mới.
b. Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên:
- Tăng cường việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học
để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, gắn nội dung dạy học với các tình
huống thực tiễn cũng như để giải quyết các chủ đề phức hợp của thực tiễn. Trước tiên
mỗi giáo viên phải nắm chắc các phương pháp dạy học tích cực và các kỹ thuật dạy
học tích cực được áp dụng rộng rãi ở nhiều vùng miền và đã mang lại kết quả cao đó
là :
- Các phương pháp dạy học tích cực :
+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
+ Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ.
+ Phương pháp trò chơi
+ Phương pháp đóng vai

- Các kỹ thuật dạy học tích cực
+ Kĩ thuật hỏi và trả lời
+ Kĩ thuật khăn trải bàn
+ Kĩ thuật mảnh ghép
+ Kỹ thuật KWL
+ Kỹ thuật trình bày một phút
Trao đổi với đồng nghiệp, chuyên môn để tuỳ theo theo từng môn, từng bài, từng lớp
tuỳ theo từng hoạt động để vận dụng phương pháp dạy học nào, kỹ thuật dạy học nào
cho phù hợp đặc biệt gắn bài học với thực tế cuộc sống để học sinh nhớ lâu, không bị
gò ép.
Mỗi giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng để biết cách khai thác những yếu tố tích cực
của các phương pháp dạy học truyền thống một cách phù hợp và có hiệu quả, đồng
thời đưa các quan điểm, phương pháp dạy học theo mô hình VNEN , tạo điều kiện
cần thiết để giáo viên có thể thực hiện được sự chuyển biến về các hoạt động dạy và
học, chuyển từ lối truyền thụ kiến thức một chiều sang việc tổ chức các hoạt động tự
lập, tự khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực tự học, năng lực sáng tạo
của học sinh, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học. Bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy
học theo nhiều hình thức đa dạng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi (cả tinh
thần và vật chất) cho giáo viên và học sinh để tổ chức một cách hiệu quả các hoạt
động dạy học. Cụ thể như sau :
* Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa trên tài liệu hướng dẫn
thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng.
Tài liệu chuẩn kiến thức giúp cho giáo viên chủ động lượng kiến thức cho bài dạy. Bởi
vậy khi thực hiện giảng dạy tôi đã phân loại học sinh theo năng lực thông qua kết quả
học tập. Khi thấy lượng kiến thức quy định theo chuẩn kiến thức kỹ năng ở một số
tiết không phù hợp tôi đã mạnh dạn đề xuất với tổ chuyên môn, nhà trường có
phương án điều chỉnh phù hợp.
* Sử dụng tài liệu hướng dẫn học hợp lý khi giảng bài trên lớp, khắc phục dạy học
theo lối đọc, chép:
Khi thực hiện dạy học theo mô hình VNEN việc sử dụng tài liệu hướng dẫn học làm

phương tiện dạy học là hết sức cần thiết. Giáo viên chú trọng khai thác đầy đủ nội
dung tài liệu hướng dẫn học và cập nhật thêm kiến thức các nội dung tích hợp như
giáo dục môi trường, giáo dục môi trường biển đảo, giáo dục kỹ năng sống
* Sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong các bài học, khai thác tối đa thiết bị dạy
học.
Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho tiết dạy thêm sôi động, thu hút sự tập trung
của học sinh. Giáo viên thật sự phải có kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin, sử
dụng thành thạo máy, nếu không sẽ phản tác dụng khi thực hiện.
Bên cạnh đó, để dạy học theo mô hình VNEN đạt hiệu quả thì giáo viên phải phối
kết hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng tham gia vào hoạt động giáo dục của nhà
trường. Ngoài ra, bản thân mỗi giáo viên phải có quyển sổ dự kiến kế hoạch dạy học
ghi lại những thành công hoặc những khó khăn vướng mắc khi thực hiện các bước
dạy học trên lớp.
- Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tự chủ, linh hoạt trong phương pháp dạy học. Tích
cực tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các hoạt động chuyên đề của tổ của
trường để học tập về đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần VNEN.
- Trong sinh hoạt tổ chuyên môn kịp thời đưa ra những khó khăn, vướng mắc như:
biện pháp để học sinh học nhóm tốt, biện pháp để giúp em nhóm trưởng có thể điều
khiển tốt các hoạt động học tập của nhóm, hoặc biện pháp về đổi mới phương pháp
dạy học của một hoạt động nào đó ở một bài dạy cụ thể… trong tổ sẽ cùng nhau thảo
luận để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
- Thường xuyên tự học hỏi qua sách báo, thông tin đại chúng, qua đồng nghiệp
thông qua các tiết học tốt, chuyên đề, thao giảng, tự tìm kiếm những thông tin trên
mạng nhằm nâng cao tay nghề, tìm ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối
tượng học sinh.
- Hàng năm, bản thân đều đăng kí một định hướng đổi mới trong năm học có thể
nhân rộng làm tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp.
2.2.3 Giải pháp 3: Đổi mới về cách học của học sinh.
Trước hết giáo viên phải rèn cho học sinh các kĩ năng làm việc có hiệu quả ngay từ đầu
năm học. Để thực hiện có hiệu quả phương pháp dạy học theo mô hình VNEN người

giáo viên cần chú trọng rèn cho học sinh một số kĩ năng học tập. Trước hết phải rèn
cho học sinh kĩ năng tự học theo nhóm. Mỗi hướng dẫn học trong sách bao gồm một
chuỗi các hoạt động được thiết kế nhằm giúp học sinh tự học bằng cách thực hiện các
yêu cầu, các chỉ dẫn, trong bài học. Vì vậy, trước hết người giáo viên cần quan tâm
luyện tập cho học sinh các kĩ năng sau:
- Kĩ năng đọc - hiểu tài liệu, giáo viên cần cho học sinh hiểu được các câu lệnh, các
chỉ dẫn, các yêu cầu, các loại dạng hoạt động học tập.
- Kĩ năng làm việc cá nhân, khi học sinh hoạt động cá nhân giáo viên phải rèn cho
học sinh ý thức tập trung suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tự mình trình
bày ý kiến cá nhân và tự đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân.
- Kĩ năng làm việc hợp tác theo cặp, theo nhóm, giáo viên phải rèn cho học sinh biết
tổ chức hoạt động nhóm, nhận nhiệm vụ, lên kế hoạch, phân công, đảm nhận trách
nhiệm, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành tốt công việc của
nhóm.
- Kĩ năng sử dụng đồ dùng học tập ở các góc học tập, sử dụng tài liệu tham khảo ở
thư viện trong lớp học.
- Kĩ năng tự học ở môi trường xung quanh, gia đình và cộng đồng.
Đồng thời giáo viên phải rèn cho học sinh có được nhận thức đúng đắn về mục đích
học tập và tự lực, tích cực thực hiện mục đích đó bằng hành động của chính mình.
Học sinh được học tập theo khả năng và nhịp độ của riêng mình phù hợp với trình độ
nhận thức của cá nhân học sinh. Vì vậy, kế hoạch dạy học cần được bố trí một cách
linh hoạt. Mỗi học sinh được giao nhiệm vụ và mục tiêu học tập cụ thể, nhưng luôn
có thể tự điều chỉnh hoạt động của chính mình để việc học phù hợp với nhịp độ tiếp
thu của bản thân.
Hoạt động tự học của học sinh vừa rèn luyện tính độc lập tích cực của học sinh, đồng
thời thúc đẩy sự tham gia hợp tác, tăng cường ý thức tập thể của học sinh .
Việc học tập tích cực trong nhóm cũng hình thành cho các em kĩ năng lắng
nghe, kĩ năng ra quyết định… trước khi đưa ra vấn đề, tạo sự tương tác thân
thiện giữa các bạn cùng nhóm, luôn có thái độ hỗ trợ, tương trợ lẫn nhau.
Tăng cường tính tích cực, chủ động, linh hoạt hơn và học sinh thật sự tham

gia vào quá trình chiếm lĩnh kiến thức.
- Tuy nhiên để học sinh dễ nhớ, dễ vận dụng và thuận tiện cho giáo viên trong tổ chức
trong hoạt động tự học, học sinh thực hiện 10 bước học tập sau:
Với hình thức học nhóm trong quá trình học tập, học sinh có nhiều cơ hội
độc lập suy nghĩ, bộc lộ ý kiến riêng khi làm việc cá nhân và có nhiều cơ
hội phát huy năng lực hợp tác khi học nhóm, được tranh luận, tự đánh giá
bản thân và đánh giá các bạn. Học sinh đã quen với học nhóm; tự điều
khiển hoạt động trong nhóm từ đó đã giúp học sinh có ý thức để chủ động
trong học tập. Học sinh đã thể hiện được khả năng của mình khi điều khiển
và có thể hướng dẫn các bạn khác học, giúp cho việc tổ chức hướng dẫn
luôn chỉ là của cô giáo như trước đây. Một điều dễ nhận thấy, đó là học
sinh đã mạnh dạn, linh hoạt và sáng tạo hơn trong học tập, tư duy độc lập,
hợp tác để phát hiện chiếm lĩnh kiến thức bài học.
2.2.4 Giải pháp 4: Đánh giá động viên khuyến khích học sinh kịp thời
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được xem như là một bộ
phận không chỉ của cả quá trình dạy học mà là một bộ phận của mỗi hoạt động học
tập. Kiểm tra đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ngay trong quá
trình thực hiện mỗi hoạt động học tập để kịp thời khuyến khích, động viên và nhất là
giúp các em điều chỉnh những sai sót để hoạt động học tập có hiệu quả. Để đánh giá
học sinh học theo mô hình VNEN giáo viên cần kết hợp hai hình thức đánh giá: Đánh
giá thường xuyên và đánh giá định kì. Việc đánh giá hoạt động chủ yếu do học sinh
thực hiện, học sinh tự đánh giá. Có những hoạt động học sinh tự đánh giá trong cặp,
trong nhóm bằng cách đổi bài cho nhau để cùng rà soát xem kết quả nào đúng và đủ,
kết quả nào chưa đúng và còn thiếu. Có những hoạt động học sinh tự đánh giá chéo
giữa các nhóm. Có những hoạt động học sinh cùng giáo viên đánh giá theo những
tiêu chí giáo viên đã nêu.
Giáo viên luôn tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau trong học tập, để từ
đó các em thấy được những việc làm đúng và việc làm sai, những điều mình cần phải
học tập bạn để phát huy và khắc phục. Không nên chê các em trước các bạn khi các
em mắc phải những khuyết điểm như bài làm sai, chữ viết chưa đẹp… Những em có

khuyết điểm giáo viên nên trực tiếp trò chuyện và nhắc nhở.
Trên đây là những giải pháp mà bản thân tôi đã đúc rút và vận dụng trong quá
trình thực hiện dạy học theo mô hình trường học kiểu mới và đã đạt được những kết
quả đáng mừng. Các phụ huynh đã quan tâm và có nhận thức đúng đắn về việc học
tập của con em mình. Học sinh đều có ý thức tự học và học theo nhóm có hiệu quả
cao, đặc biệt hầu hết các em đều có ý thức tự quản và tự giác trong mọi hoạt động. Chất
lượng học sinh được tăng lên rõ rệt.
* Kết quả, chất lượng học sinh trong năm học vừa qua đạt được như sau:
+ Số lượng duy trì: 100 % ( 23/23 em).
+ Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 23 em đạt 100%.
+ Thi trạng nguyên nhỏ tuổi : đạt 2 giải nhất cấp huyện
+ Về vở sạch chữ đẹp: Loại A: 20 em chiếm 90,9 %.
Loại B: 2 em chiếm. 9,1 %.
+ Thi sinh hoạt sao tự quản đạt giải Nhì
+ Thi văn nghệ đạt giải Ba.
+ Chất lượng cuối năm đạt được như sau:
XÕp lo¹i Giái Kh¸ Trung b×nh YÕu
SL % SL % SL % SL %
To¸n 10 45,5 10 45,5 2 9.0 0 0
TiÕng
ViÖt
10 45,5 10 45,5 2 9.0 0 0
- Xếp loại học lực cuối năm : Xuất sắc: 9 em đạt 40,9 % . Khá 11 em đạt 50 %
- Trung bình 2 em đạt 9,1 %. Không có học sinh yếu.
Đặc biệt đã giúp đỡ được 1 em khuyết tật học hoà nhập tiến bộ. Các em đã mạnh
dạn, tự giác trong các hoạt động vui chơi cũng như học tập.

III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua gần 2 năm vận dụng các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình

trường học kiểu mới nói trên bản thân tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy
học ở trường Tiểu học nói chung và các khối lớp dạy theo mô hình trường học kiểu
mới nói riêng là rất cần thiết. Qua quá trình thực hiện đã mang lại những kết quả tốt
đẹp. Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học nên đã phát
huy được tính tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác, chia sẻ để cùng nhau tìm tòi,
khám phá kiến thức trong học sinh. HS luôn tự lập, tự khám phá, tự chiếm lĩnh tri
thức, hình thành năng lực tự học, năng lực sáng tạo. Các em phát triển tốt các kỹ năng
sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử Tạo được một môi trường học tập thân
thiện, vui vẻ, thoải mái. Chất lượng học tập ngày càng cao.
2.Kiến nghị, đề xuất:
* Với các cấp quản lý giáo dục :
- Cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp cụm trường với các trường dạy thí điểm
VNEN để tạo mối quan hệ chia sẻ, học tập lẫn nhau.
Mặc dù rất cố gắng nhng do kinh nghiệm và trình độ bản thân còn hạn
chế nên chc chn vn cũn nhiu thiu sút. Tụi mong rng s c cỏc ng nghip,
quý lónh o giỳp , gúp ý bn sỏng kin hon thin hn, tng bc nõng cao
cht lng giỏo dc ton din .


TI LIU THAM KHO
1. T chc lp hc theo mụ hỡnh trng hc mi - NXBGDVN
2. Ti liu tp hun : Dy hc theo mụ hỡnh trng hc mi , Tp 1 - NXBGDVN
3. Ti liu tp hun : Dy hc theo mụ hỡnh trng hc mi , Tp 2 - NXBGDVN
4. Cỏc phng phỏp dy hc hiu qu. - NXBDGVN.
5. Sỏch hng dn hc Ting Vit lp 3 . Tp 1A - 2B.
6. Sỏch hng dn hc Toỏn lp 3 . Tp 2A - 2B.
7. Hi ỏp v phng phỏp dy hc Tiu hc NXBGDVN
8.Tng cng nng lc dy hc ca giỏo viờn - NXBGDVN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIÊN DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG
HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM (VNEN) ĐẠT HIỆU QUẢ


Tuyên Hoá, tháng 5 năm 2014


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIÊN DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG
HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM (VNEN) ĐẠT HIỆU QUẢ

Họ và tên: Nguyễn Thị Phượng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Thuỷ
Tuyên Hoá, tháng 5 năm 2014
MỤC LỤC
PHẦN NỘI DUNG TRA
NG
1. Phần mở đầu
2. Phần nội dung
3. Phần kết luận
1.1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.

1.3. Phạm vi áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thực trạng của việc đổi mới phương pháp dạy học
theo mô hình trường Tiểu học mới ( VNEN).
2.2. Các giải pháp.
2.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng lớp học thân thiện.
2.2.2. Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên.
2.2.3. Giải pháp 3: Đổi mới về cách học của học sinh.
2.2.4. Giải pháp 4: Đánh giá động viên khuyến khích học
sinh kịp thời.
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
2. Kiến nghị, đề xuất.
Tài liệu tham khảo
1
1
2
2
3
3
8
11
12
14
14
15

×