Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Dạy học theo chủ đề tích hợp Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Ngữ văn 6 Tiết 25 26 Bài dự thi đạt giải nhì cấp huyện 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.6 KB, 16 trang )

PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM DỰ THI
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh
Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Yên
Trường THCS Đông Ngũ.
Địa chỉ: Xã Đông Ngũ – Tiên Yên – Quảng Ninh
Điện thoại:0333.744.042;
Email:
Họ và tên giáo viên :
Điện thoại:
Email:
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP.
Chủ đề: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU DỰ THI :
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
I/ Tên dự án dạy học: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
II/ Mục tiêu dạy học
- Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là:
*Môn Ngữ văn:
1. Kiến thức: HS nắm được
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của
vị thủ lĩnh Xi –át – tơn.
2. Kĩ năng: HS biết
- Cách đọc, tìm hiểu nội dung một văn bản nhật dụng.
- Cảm nhận được tình cảm thiết tha với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi –
át –tơn.
- Phát hiện và nêu tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.
3. Thái độ:


- Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống.
*Môn Lịch sử, Địa lý: HS nắm được:
+ Đặc điểm tự nhiên và xã hội của Châu Mĩ, Bắc Mĩ
+ Nắm được quá trình khai thác và xâm chiếm thuộc địa vùng Bắc Mĩ của thực
dân Anh (Thế kỉ XVII – XVIII - XIX)
+ Sơ lược cuộc đời, sự nghiệp tổng thống Mĩ Phlen – kin và thủ lĩnh da đỏ Xi –
at – tơn.
*Môn Giáo dục công dân:
1. Kiến thức: HS nắm được
+ Nắm được sơ lược nội dung của Luật bảo vệ môi trường.
Tích hợp kiến thức:
Giáo dục CD lớp 6: Bài 7: yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên;
Giáo dục CD lớp 7: Bài 14- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
2. Kĩ năng: Học sinh biết
+ Tuyên truyền cho người xung quanh về tác hại của các hành vi tàn phá môi
trường và Luật bảo vệ môi trường.
+ Thực hiện tích cực các hành động bảo vệ môi trường sống xung quanh.
3. Thái độ:
+ Phê phán các hành vi làm ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi trường sống: vứt
rác, phá rừng, săn bắt động vật trái phép
+ Yêu thiên nhiên, quê hương và môi trường sống xung quanh.

*Môn Hóa học, Sinh học:
+ Học sinh biết được đặc điểm của các yếu tố môi trường: đất, nước, không
khí và tác dụng của chúng đối với cuộc sống con người.
+ Nắm được nguyên nhân, biểu hiện của hậu quả mà con người phải gánh chịu do
ô nhiễm môi trường sống
+ Có biện pháp phòng, chống ô nhiễm môi trường.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Văn học với Lịch
sử, Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân,

III/ Đối tượng dạy học của dự án
- Học sinh khối 6 trường THCS Đông Ngũ.
- Số lượng : 100 HS.
- Đặc điểm:
+ Một bộ phận học sinh (trong đó HS dân tộc thiểu số chiếm 30- 40%) có năng
lực nhận thức chậm, có hiểu biết chưa sâu về vai trò của môi trường cũng như ý
nghĩa của việc bảo vệ môi trường đối với cuộc sống của con người.
+ Gia đình, người thân và những người xung quanh có nhận thức thấp, thói quen
sống lạc hậu nên nhiều người thường xuyên có các hành vi làm ô nhiễm, tàn phá
môi trường (vứt rác bừa bãi, đốt phá rừng tự nhiên, săn bắn động vật trái phép )
Điều này tác động không nhỏ đến ý thức và hành vi của các em học sinh.
+ Nhà trường, địa phương và toàn xã hội đang tuyên truyền về Luật Bảo vệ môi
trường; đồng thời tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ của phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “xây dựng trường học xanh –
sạch – đẹp”; “Xây dựng Nông thôn mới”
IV/ Ý nghĩa, vai trò của dự án:
- Dự án có vai trò rất quan trọng trong đời sống thực tiễn và cả trong dạy học hiện nay.
*Đối với thực tiến dạy học:
+ Dự án đã góp phần giúp cho việc dạy học đảm bảo tốt việc thực hiện chuẩn
kiến thức, kĩ năng.
+ Tích hợp các kiến thức của các môn học khác vào bài giảng góp phần giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh.
*Đối với thực tiễn đời sống xã hội:
+ Dự án góp giáo dục cho học sinh biết được vai trò của môi trường sống và tác
hại của việc tàn phá môi trường (vứt rác bừa bãi, phá rừng, thải khí thải độc hại
ra khôn khí ). Từ đó, học sinh có hành vi bảo vệ môi trường và tích cực tuyên
truyền đến những người xung quanh.
+ Góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường sống trong lành. Từ đó nâng cao đời sống
sức khỏe cho người dân, hình thành một xã hội văn minh.
V/ Thiết bị dạy học:

− Máy chiếu, máy vi tính.
− Bút dạ.
− Giấy A
4.
VI/ Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
- Mô tả hoạt động dạy và học qua giáo án: Tiết 125 - 126 “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”
để dạy học theo chủ đề tích hợp các môn học.
VII/ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
1. Nội dung:
1.1.Về kiến thức: Đánh giá ở 3 cấp độ
a. Nhận biết:
- Nhận biết được hành vi hủy hoại mô trường và tác hại của chúng.
- Nắm được đặc điểm của văn bản nhật dụng.
b. Thông hiểu:
- Hiểu được ý nghĩa của môi trường thiên nhiên.
- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường đối với cuộc sống con người.
- Hiểu được một cách cơ bản nhất về luật Bảo vệ môi trường.
c. Vận dụng ( Cấp độ thấp, cấp độ cao):
- Có giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tàn phá môi trường xung
quanh.
- Liên hệ thực tế nơi bản thân học sinh đang sống.
1.2. Về kĩ năng:
Đánh giá:
- Đọc - hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
- Tạo lập văn bản (đoạn văn, bài văn ngắn) về vấn đề môi trường.
1.3. Về thái độ
Đánh giá thái độ học sinh :
- Ý thức, tinh thần tham gia học tập của họa sinh trong môn Ngữ văn.
- Tình cảm, ý thức học tập của học sinh đối với môn học và các môn học khác có
liên quan.

- GD học sinh ý thức tuyên truyền cho mọi người hiểu được tác hại to lớn của các
hành vi hủy hoại tàn phá môi trường thiên nhiên; có quyết tâm và hành động thiết thực
phòng, chống nạn ô nhiễm môi trường; bỏa vệ môi trường sống.
2. Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập , sản phẩm của học sinh.
- GV đánh giá két quả, sản phẩm của học sinh: bài viết của học sinh.
- HS tự đánh giá kết quả, sản phẩm lẫn nhau.
- Phiếu trắc nghiệm về đánh giá kết quả, sản phẩm của HS
- Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút.
VIII/ Các sản phẩm của học sinh:
− HS điều tra, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về tình trạng ô nhiễm môi trường và
nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi trường ( vào giấy A
4
, Học sinh cả lớp).
− Sưu tầm tranh ảnh về hành vi bảo vệ môi trường; tư duy sáng tạo để đưa ra các
giải pháp bảo vệ môi trường sống.
− Bản đồ tư duy về kiến thức bài học (theo cá nhân, giấy A4)
− Viết đoạn văn theo chủ đề môi trường (cá nhân).
− Phiếu trả lời trắc nghiệm của học sinh tìm hiểu về Luật Bảo vệ môi trường (cả
lớp)
− Bài kiểm tra 15 phút.
Ngày soạn: Tiết: 125, 126
Ngày giảng: 6A 6B 6C
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
(Theo Tài liệu Quản lí môi trường phục vụ phát triển bền vững).
- Xi-át-tơn-
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm được
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên. Môi trường sống của vị thủ lĩnh
Xi-át-tơn.

2. Kĩ năng: HS biết
* Kĩ năng bài dạy:
- Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.
* Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức về giá trị của lối sống tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.
- Làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân
về những giá trị của bức thư.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV: SGK, SGV, máy chiếu
- HS: soạn bài.
III. Phương pháp
- PP: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở,
- KT: động não.
IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục
1. Ổn định
6A 6B 6C
2. Kiểm tra bài cũ:
GV nêu một số câu hỏi trắc nghiệm về nôi dung văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.
(Slide 1)
3. Bài mới
Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của Mĩ là Phrengklin Pĩơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ.
Thủ lĩnh người da đỏ Xiattơn đã viết bức thư này để trả lời. Đây là 1 bức thư rất nổi tiếng, từng được
nhiều người xem là VB hay nhất viết về bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
Những người da đỏ sinh sống trên đất Mĩ cách đây hơn một thế kỉ vốn rất nghèo khổ. Vậy tại
sao thủ lĩnh của họ lại viết thư cho Tổng thống Mĩ, kiên quyết không bán mảnh đất quê hương mình

cho những người da trắng mới nhập cư ?
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Tiết 125
?Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của văn
bản này?
(GV chiếu lược đồ khu vực Bắc Mĩ.)
- Đọc, nhận xét
I. Giới thiệu chung
- Bức thư của thủ lĩnh Xi-át-
tơn gửi tổng thống Mĩ
Phreng-klin Pi-ơ-xơ năm
1854.
GV thuyết trình: (Slide 3-4-5-6)
Thế kỉ XV, nhà thám hiểm Cô – lôm - bô phát hiện ra lục địa Châu Mĩ. Sau đó, người da trắng từ châu Âu di
cư sang châu Mĩ. Ở khu vực Bắc Mĩ, người Anh di cư sang khai thác vùng đất này đã đẩy người da đỏ bản địa
vào các khu vực hoang vắng, cằn cỗi.
Năm 1776, 13 thuộc địa của thực dân Anh đã tuyên bố độc lập và thành lập một quốc gia lấy tên là Hợp
chủng quốc Hoa Kì hay còn gọi là nước Mĩ. (Phần kiến thức này HS sẽ được học trong chương trình lịch sử lớp
7 và 8.)
Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của Mĩ là Phrengklin Pi-ơ - xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh
người da đỏ Xi- at- tơn đã viết bức thư này để trả lời.
Giáo viên tích hợp kiến thức :
Lịch sử 7 (Bài 2-Mục 1, Những cuộc phát kiến địa lí),
Lịch sử 8 (Bài 3 - Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới, mục III).
GV nêu yêu cầu đọc: Giọng tình cảm,
tha thiết khi nói đến thiên nhiên, đất
nước, mỉa mai kín đáo khi nói với Tổng
thống Mĩ.
- Đọc mẫu, gọi HS đọc, nhận xét.
- GV: Y/c HS giải thích chú thích 1, 3,

4, 9
?Em hiểu gì về Người da đỏ
GV chiếu H/a Tộc người Anh điêng
và lục địa châu Mĩ: Người da đỏ là
cư dân ở lục đại châu Mĩ thuộc
chủng tộc Anh – điêng. có nguồn gôc
là người châu Á khi người da trắng
phát hiện ra châu Mĩ vào thế kỉ 15,
đã nhầm tưởng là một tộc người mới
và gọi là người da đỏ. Họ có tiếng
nói và nền VH phong phú mang bản
sắc riêng, mang dấu ấn của nền văn
hóa Inca, . Thế kỉ 18 châu Mĩ còn 2,5
triệu người. Trải qua mấy trăm năm
bị tàn sát và dồn vào những nơi
hoang vắng cằn cỗi thì đến này
người da đỏ còn lại không nhiều.
Kiến thức về các chủng tộc HS sẽ
được học trong chương trình Địa lí
7.
( Tích hợp Địa lí 7- Bài 2- sự phân bố
dân cư. Các chủng tộc trên thế giới)
? Văn bản này thuộc loại văn bản nào?
? Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng?
?Vấn đề nhật dụng của văn bản này?
(?) Xác định hình thức của văn bản ?
(?) ND bức thư được chia làm mấy
phần ? ND và ranh giới của từng phần là
gì ?
(Slide 7)

- Giải thích chú thích
- HS trả lời : cư dân ở lục đại châu
Mĩ thuộc chủng tộc Anh – điêng.
- Văn bản nhật dụng
- Văn bản nhật dụng không phải là
một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ
kiểu văn bản. Đó là những bài viết
có nội dung gần gũi, bức thiết đối
với cuộc sống trước mắt của con
người và cộng đồng trong xã hội
hiện đại: thiên nhiên, môi trường,
năng lượng, dân số, quyền trẻ em,
ma túy,
- Thiên nhiên và môi trường.
- 3 phần:
(1) Từ đầu cha ông chúng tôi:
Những điều thiêng liêng trong kí ức
người da đỏ
(2) Tiếp có sự ràng buộc: Cách
đối xử với thiên nhiên, môi trường
giữa người da đỏ và ngưòi da trắng.
.
(3) Còn lại: Kiến nghị của người da
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, chú thích
2. Kết cấu, bố cục
- Thể loại: văn bản nhật
dụng.
- Hình thức: Thư từ.
- Bố cục: 3 phần

(?) Các ND trên được trình bày qua 1
đối lập lớn. Đó là đối lập nào ?
(?) ý nghĩa của sự đối lập này là gì ?
(?) Theo em, bức tranh minh hoạ trong
SGK có ý nghĩa gì ?
(?) Bức thư in đậm dấu ấn của tác giả.
Đó là dấu ấn gì ?
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung của
phần đầu bức thư ?
(?) Trong kí ức của người da đỏ có
những điều thiêng liêng nào?
(Slide 8- 9)
(?) Tại sao vị thủ lĩnh da đỏ nói rằng đó
là "những điều thiêng liêng"?
? Để lí giải cho tình cảm của người da
đỏ dành cho TN. Em hãy nêu vai trò của
các yếu tố đất, nước nói riêng và thiên
nhiên nói chung đối với đời sống con
người ? (Môn sinh học – Địa lí 6)
GV : Thuyết trình về vai trò của đất,
nước đối với sự sống.
?Hãy chỉ ra nghệ thuật được sử dụng
trong phần đầu bức thư ?
?Hãy nêu tác dụng của phép so sánh,
pháp nhân hóa, điệp ngữ trong việc thể
hiện tình cảm của người da đỏ đối với
đất, thiên nhiên?
đỏ.
- Giữa thái độ của người da đỏ với
thái độ của người da trắng trong việc

cư xử với đất đai, môi trường tự
nhiên.
- Khẳng định tình yêu với đất đai,
môi trường của người da đỏ; lo âu
sâu sắc của họ về sự tàn phá môi
trường của người da trắng.
- Phản ánh hành động phá hoại môi
trường tự nhiên của người da trắng.
- Dấu ấn tâm hồn: xúc cảm mãnh
liệt, tình yêu sâu xa với đất đai, môi
trường thiên nhiên.
- Phần đầu : Từ đầu cha ông
chúng tôi (Những điều thiêng liêng
trong kí ức người da đỏ)
- Mỗi tấc đất, mỗi lá thông, mỗi
bờ cát, mỗi hạt sương long
lanh, là những điều thiêng liêng
trong kí ức và kinh nghiệm của
đồng bào tôi.
- Những bông hoa là người chị,
là người em; con suối là máu
của tổ tiên chúng tôi;
- Tiếng thì thầm của dòng nước
là tiếng nói của cha ông chúng
tôi.
- Những thứ đó đều đẹp đẽ, cao quý
không thể tách rời với sự sống của
người da đỏ(là máu, là chị, là em, là
gia đình)
- Những thứ đó không thể mất, cần

được tôn trọng và giữ gìn
- HS nêu vai trò của đất, nước với
cuộc sống.
- Nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,
điệp ngữ.
3. Phân tích
3.1. Những điều thiêng
liêng trong kí ức người da
đỏ :
- Mỗi tấc đất, lá thông, bờ
cát, hạt sương long lanh,
- Mảnh đất là là mẹ.
- bông hoa là người chị,
người em.
- mỏm đá, vũng nước,
cùng chung một gia đình.
- Dòng nước là máu của tổ
tiên
- Tiếng thì thầm của cha
ông.
-> Nghệ thuật: so sánh, nhân
hóa, điệp ngữ
GV chốt chuyển ý: Với nghệ thuật so
sánh, nhân hóa đã thể hiện được mối
quan hệ giữa người da đỏ với đất đai,
thiên nhiên. Thiên nhiên, đất đai không
còn là những vật vô tri mà nó được thổi
vào đó linh hồn. Đó là người chị, là em,
là mẹ gắn bó mật thiết với người da đỏ
? Qua thái độ sống của người da đỏ với

môi trường thiên nhiên em học tập được
tình cảm gì từ họ? (GDCD 6 - Bài 7:
yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với
thiên nhiên )
Tiết 126______________
GV liên kết muc 3.1 và mục 3.2 : Với
tình cảm gắn bó khăng khít ; tình yêu
sâu nặng với thiên nhiên như thế thì
người da đỏ lo lắng về điều gì, chúng ta
sẽ chuyển sang phần 3.2/ Cách đối xử
với thiên nhiên, môi trường giữa người
da đỏ và ngưòi da trắng
(?) Cách đối xử với thiên nhiên, môi
trường giữa người da đỏ và ngưòi da
trắng với đất đai, không khí, muông
thú có gì khác nhau ?
Tìm chi tiết ?
GV chiếu Bảng so sánh. (Slide 3 )
Hệ thống câu hỏi gợi mở:
?Nếu như người da đỏ coi đất là mẹ thì
người da trắng đã cư xử với đất đai, môi
trường ra sao?
? Theo Xi át tơn, bầu không khí, muông
thú có vai trò quan trọng như thế nào với
người da đỏ và con người nói chung?
?Bằng kiến thức môn Sinh học- Địa lí-
GDCD, em hãy nêu ngắn gọn hiểu biết
của em về vai trò của không khí và động
vật đối với cuộc sống của con người ?
(Môn Sinh học, Địa lí, GDCD 6 - Bài

7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với
thiên nhiên )
- Trân trọng, yêu quý và bảo vệ môi
trường sống xung quanh.
_________________________
HS tìm chi tiết trả lời.
- Mảnh đất này không phải anh
em của họ, mà là kẻ thù của họ;
mồ mả của họ, họ còn quên
- Họ lấy từ trong lòng đất những
gì họ cần; họ cư xử với đất mẹ và
anh em bầu trời như những vật
mua được, bán đi; lòng thèm khát
của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, để
lại đằng sau ngững bãi hoang
mạc;
- không khí quả là quý giá là
của chung, muông thú, cây cối và
con người cùng nhau hít thở
Muông thú trên mảnh đất này là
anh em con người là gì nếu thiếu
=> Tình cảm gắn bó khăng
khít ; tình yêu sâu nặng
thiêng liêng với đất nước, với
thiên nhiên.
____________________
3.2. Cách đối xử với thiên
nhiên, môi trường giữa
người da đỏ và ngưòi da
trắng

GV chiếu H/a, vi deo về khí hậu, trâu
rừng sinh sống trên đồng cỏ ở Bắc Mĩ
để HS quan sát và liên tưởng. (Slide 4)
?Khí hậu và muông thú có ý nghĩa quan
trọng đối với sự sống như vậy. Nhưng
người da trắng đã đối sử với không khí
và muông thú như thế nào ?
?Qua những các chi tiết trên, em có liên
tưởng gì đến các hoạt động hủy hoại môi
trường của con người nói chung, người
da trắng nói riêng ?
?Ngoài những hành động tàn phá MT
của người da trắng trên, em còn biết
những hành vi nào khác làm ô nhiễm
MT của con người hiện nay ?
?Hãy liên hệ thực tế địa phương em ?
- GV chiếu các h/a – Vi deo về hoạt
động gây ô nhiễm môi trường của con
người. (Slide 5)
(Tích hợp kiến thức GDCD 6 - Bài 7
Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với
thiên nhiên)
?Ở nước ta có quy định pháp luật nào về
vấn đề bảo vệ môi trường thiên nhiên ?
?Theo Luật Bảo vệ MT năm 2005 quy
định, các hành vi nào bị nghiêm cấm ?
- GV chiếu điểu 7 – Luật Bảo vệ môi
trường. (Slide 6)
(GDCD : Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005 – điều 7)

GV : Luật Bảo vệ MT năm 2014 được
ban hành tháng 6/2014 bắt đầu có hiệu
lực vào 1/1/2015. Cho nên hiện tại thời
điểm này, chúng ta vẫn thực hiện theo
Luật Bảo vệ MT năm 2005.
? Từ cách ứng xử với môi trường của
người da trắng, Xi –at – tơn đã chỉ ra
những hậu quả nào mà con người phải
gánh chịu khi tàn phá môi trường thiên
nhiên ?
đi những con thú ?
- HS trả lời :
+ Không khí tạo bầu khí quyển có
vai trò điều hòa khí hậu, cung cấp ô
xi cho sự sống con người và sinh
vật,
+ Động thực vật cung cấp thức ăn
cho con người, tạo sự cân bằng sinh
thái cho môi trường
- Họ hít thở bầu không khí đó .
Nhưng chẳng để ý gì đến nó;
- Cả ngàn con trâu rừng bị người
da trắng bắn mỗi khi tàu chạy
qua.
- Hoạt động : khai thác khoáng sản
bừa bãi; thải các khí thải công
nghiệp độc hại ra bầu không khí, săn
bắn trái phép động vật tự nhiên
-HS liên hệ thực tế trả lời:
+ phá rừng bừa bãi, bỏ hoang đất

trống đồi trọc ,.
+ khai thác than, khoáng sản bừa
bãi
+ săn bắn, buôn bán động vật tự
nhiên : nuôi gấu hút mật, buôn bán
sừng tê giác,
+ xả rác thải, túi ni lông, nước thải
ra sông, suối
- Luật Bảo vệ MT năm 2005 và Luật
Bảo vệ môi trường (sửa đổi) năm
2014.
- HS trả lời.
?Em còn biết những hậu quả nào khác
của những hành vi làm ô nhiễm môi
trường của con người trong nhiều thế kỉ
qua ?
(Tích hợp Kiến thức Địa lí – Sinh học
– Vật lí)
- GV chiếu H/a Vi- deo về các hậu quả
do hành động tàn phá môi trường của
con người.(Slide 5)
GV : Có thể nói vị Thủ lĩnh người da đỏ
đã đi trước thời đại khi tiên đoán được
những hậu quả do chính hành vi phá
hoại môi trường và ý thức ích kỉ của con
người gây ra.
(?) Vậy, từ sự cách hành xử với môi
trường trên , thủ lĩnh da đỏ đã phản ánh
sự đối lập nào giữa cách sống của người
da trắng với cách sống của người da đỏ ?

(?) Đoạn văn lôi cuốn người đọc bởi
những biện pháp nghệ thuật gì ?Tìm chi
tiết NT đó ?
(?) NT ấy có những tác dụng gì ?
(?) Những lo âu về đất đai, môi trường
tự nhiên bị xâm hại cho em hiểu gì về
cách sống của người da đỏ ?
GV :Đây là cánh sống mà tất cả chúng
ta hôm nay phải trân trọng và học tập
GV : Phần cuối bức thư vị thủ lĩnh
nêu lên nội dung gì ?
(?) Những lời kiến nghị nào được nhắc
tới ở phần cuối bức thư của thủ lĩnh da
đỏ ?
(Slide 7)
- HS tìm chi tiết, trả lời :
+ để lại đằng sau những bãi
hoang mạc.
+ thành phố của người da
trắng chẳng có nơi nào yên tĩnh
cả chẳng có nơi nào nge được
tiếng lá cây tiếng vỗ cánh của
côn trùng
+ cả ngàn con trâu rừng bị
bắn nếu chúng ra đi, thì con
người sẽ chết dẫn chết mòn vì nỗi
buồn bởi điều gì xảy ra với
muông thú thì chính xảy ra đối
với con người.
- HS liên hệ :

+ Hiện tượng E –ni –nô do thủng
tầng Ô- zôn làm nhiệt độ trái đất
tăng nhanh dẫn đến hiện tượng
nước biển dâng, sóng thần, xâm
thực
+ Thiên tai bất thường như lũ lụt,
hạn hán,
- Cách sống vật chất thực dụng ><
cách tôn trọng các giá trị tinh thần
- Giữa 2 cách sống cách biệt của
"người da trắng", "người da đỏ",
giữa "ngài" và "chúng tôi"
->So sánh, đối lập
- "Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu
nghiến đất đai "; "con ngựa sắt nhả
khói"->Nhân hoá
- Ngài phải nhớ ; tôi là kẻ hoang
dã ; người da trắng ; người da
đỏ-> Phép lặp từ ngữ.
-> Sự khác biệt giữa cách sống của
- Sự đối lập: Cách sống vật
chất thực dụng >< cách tôn
trọng các giá trị tinh thần
- NT:
+ So sánh, đối lập
+ Nhân hoá
+ Phép lặp từ.
-> Sự khác biệt giữa cách
sống của người da trắng và
người da đỏ

(?) Em hiểu gì về câu nói "Đất là mẹ" ?
?Đi xa hơn nữa, người da đỏ còn cảnh
báo điều gì?
?Em hiểu như thế nào về lời cảnh báo
trên ?
?Trong thực tế cuộc sống tại huyện Tiên
Yên, em đã thấy những hậu quả nào đã
xảy ra mà nguyên nhân của nó là do các
hành vi tàn phá môi trường, đất đai ?
Nguyên nhân
(Tích hợp môn GDCD)
GV chiếu H/a về Môi trường bị hủy
hoại ở Tiên Yên và cơn lũ lịch sử 2008
(Slide 8)
GV : Có thể nói giá trị của bức thư được
nâng cấp. mang tính chất vĩnh cửu chính
là nhờ mệnh đề chứa ý nghĩa khoa học
và triết lí đúng đắn, sâu sắc của Xi – at –
tơn.
? Để khẳng định dứt khoát, mạnh mẽ các
quan điểm của mình, tác giả bức thư đã
sử dụng các phép tu từ nào ?
(?) Em nhận thấy giọng điệu trong đoạn
thư này có gì khác trước ?
(?) Tại sao người viết thay đổi giọng
điệu như thế ? (Việc thay đổi giọng điệu
cùng với các BP nghệ thuật trên có tác
dụng như thế nào ?)
(?) Tại sao « Bức thư thủ lĩnh da
đỏ » cách đây hơn 1 thế kỉ vẫn được

người da trắng và người da đỏ
=> Bộc lộ những lo âu của người da
đỏ về môi trường và thiên nhiên khi
đất đai của họ thuộc về người da
trắng.
- Tôn trọng sự hoà hợp với tự nhiên;
yêu quý và đầy ý thức bảo vệ môi
trường, tự nhiên như mạng sống của
mình.
- Phần cuối bức thư : Kiến nghị của
người da đỏ.
- Phải biết kính trọng đất đai
- Hãy khuyên bảo chúng: đất là
mẹ
- Đất là nơi sản sinh ra muôn loài.
- Cái gì con người làm cho đất đai là
làm cho ruột thịt của mình
- Con người cần phải sống hoà hợp
với môi trường, đất đai và phải biết
cách bảo vệ nó.
- Người phải dạy, phải bảo, phải
kính trọng đất đai
- Điều gì xảy ra với đất đai tức
là xảy ra với những đứa con của
đất.
->Cảnh báo nếu con người tàn phá
thiên nhiên đất đai là gieo tai họa
cho chính mình.
- Thiên tai bất thường : hạn hán, lũ
lụt, lũ ống, xâm thực

+ Lũ lụt năm 2008
+ Nuôi tôm chết hàng loạt tại xã Hải
Lạng.
+ Lở đất tại xã vùng cao Hà Lâu,
Đại Dực
- Nguyên nhân : Phá rừng tự nhiên,
xả nước thải sinh hoạt và nước thải
chưa qua xử lí của nhà máy chế biến
gỗ ở xã Tiên Lãng, huyện Ba Chẽ ;
chặt phá rừng ngập mặn ở các xã
=> Bộc lộ những lo âu của
người da đỏ về môi trường và
thiên nhiên

3.3. Kiến nghị của người
da đỏ:
- Phải biết kính trọng đất đai.
- Phải biết đối xử với đất như
người da đỏ
- Cảnh báo nếu con người tàn
phá thiên nhiên đất đai là
gieo tai họa cho chính mình.
xem là một văn bản hay nhất về môi
trường ?
(?) Vấn đề chung ý nghĩa toàn nhân loại
mà « Bức thư của thủ lĩnh da đỏ » đã đề
cập là vấn đề nào ?
? Để bảo vệ môi trường sống, con người
chúng ta phải làm gì?
?Em có thể nêu các giải pháp cụ thể để

bảo vệ môi trường hiện nay ?
(Tích hợp GDCD lớp6)
GV: Khi viết bức thư này, thủ lĩnh da đỏ
có lẽ cũng chưa ý thức được đầy đủ vấn
đề bảo vệ môi trường. Bức thư xuất phát
từ một trái tim dạt dào yêu quê hương
đất nước, coi thiên nhiên như là anh em
bầu bạn, coi đất là mẹ hiền. Ngày nay,
nhân loại càng tiến bộ, văn minh thì
dường như họ càng sống tách biệt đối
với môi trường. Những lời của thủ lĩnh
da đỏ lại mang tính thời sự trong xã hội
hiện đại. Nó trở thành lời cảnh báo
chúng ta.
?Em học tập được những gì từ nghệ
thuật của văn bản?
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
?Em hãy thuật lại những lời dạy của Bác
Hồ về bảo vệ môi trường, thiên nhiên
mà em biết ?
(Tích hợp Tư tưởng và Tấm gương
Đạo đức Hồ Chí Minh)
?Hãy kể tên các việc làm của HS các em
nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên ?
Chiếu h/a về công tác bảo vệ MT(Slide
ven biển : Hải Lạng, Đông Ngũ,
Động Hải, vứt rác bừa bải
- Điệp ngữ « ngài phải rằng »,
so sánh, nhân hóa « Đất là Mẹ »
- Giọng vừa thống thiết, vừa đanh

thép, hùng hồn
- Khẳng định sự cần thiết phải bảo
vệ đất đai, môi trường sống; cư xử
đúng đắn với đất đai và môi trường
- Nó đề cập đến 1 vấn đề chung cho
mọi thời đại, có ý nghĩa toàn nhân
loại.
- Nó được viết bằng sự am hiểu,
bằng trái tim tình yêu mãnh liệt dành
cho đất đai, môi trường, thiên nhiên.
- Nó được trình bày trong 1 lời văn
đầy tính nghệ thuật (giàu hình ảnh,
các biện pháp tu từ)
- Vấn đề môi trường và mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên.
- Con người phải biết sống hoà hợp
với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ
môi trường, thiên nhiên như mạng
sống của mình.
-HS :
+ Trồng cây, gây rừng
+ Tiết kiệm năng lượng, nước, khai
thác khoáng sản hợp lí
+ Sử dụng nguồn năng lượng sạch :
năng lượng mặt trời, giáo, thủy
triều
+ Bảo tồn các loài động thực vật tự
nhiên
+ Tuyên truyền về luật Bảo vệ môi
trường

-> Giọng vừa thống thiết, vừa
đanh thép, hùng hồn
=> Khẳng định sự cần thiết
phải bảo vệ đất đai, môi
trường sống; cư xử đúng đắn
với đất đai và môi trường
4. Tổng kết
4.1 Nội dung
- Tình cảm gắn bó thiêng
liêng, mãnh liệt với đất nước,
môi trường của người da đỏ.
- Vấn đề môi trường và mối
quan hệ giữa con người với
tự nhiên.
9)
- Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
- Thủ pháp đối lập, tương phản.
- Ngôn ngữ biểu lộ tình cảm chân
thành, tha thiết với mảnh đất quê
hương.
- HS đọc.
- Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì
lợi ích trăm năm trồng người.
- Mùa xuân là Tết trồng cây, làm
cho đất nước càng ngày càng Xuân
- Rừng là vàng Nếu mình biết bảo
vệ, xây dựng thì rừng rất quý
- Trồng rừng, dọn vệ sinh trường lớp
và khu dân cư, bỏ rác đúng nơi quy
định

4.2 Nghệ thuật
- Phép so sánh, nhân hóa,
điệp ngữ.
- Thủ pháp đối lập, tương
phản.
- Ngôn ngữ biểu lộ tình cảm
chân thành, tha thiết với
mảnh đất quê hương.
4.3 Ghi nhớ(SGK).
III. Luyện tập :
4, Củng cố: (Slide 10)
*GV chia lớp làm 2 nhóm ( theo 2 dãy bàn) thực hiện các yêu cầu :
- Nhóm 1 : Vẽ Bản đồ tư duy về vấn đề môi trường ?
- Nhóm 2 : Vẽ Bản đồ tư duy về văn bản « Bức thư của thủ lĩnh da đỏ » ?
*GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện thuyết trình Bản đồ tư duy của mình trước lớp ; các học sinh khác
nhận xét. GV kết luận.
5, Hướng dẫn về nhà :(Slide 11)
- Nắm vững nội dung và nghệ thuật của văn bản. Hoàn thành lại Bản đồ tư duy của bài học và
treo tại góc học tập.
- Hoàn thành câu hỏi Cuộc thi về kiến thức bảo vệ môi trường cấp trường. (Làm ở nhà)
- Soạn văn bản đọc thêm : Động Phong Nha,
- Bài tập chuẩn bị cho tiết 134 - Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi: Trường em đã thành lập
Câu lạc bộ bảo vệ môi trường. Em hãy viết đơn xin tham gia Câu lạc bộ đó.
- Tiết 126 học tiếng Việt : Ôn tập về dấu câu
V. Rút kinh nghiệm







Họ và tên: Lớp: Điểm:
CUỘC THI
TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
PHẦN I : TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau?
Câu 1: Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) hiện nay được ban hành ngày tháng năm
nào? Có hiệu lực thi hành kể từ ngày nào?
a) Ngày 29/11/1993, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1994.
b) Ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006.
c) Ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006.
Câu 2: Luật BVMT giải thích “Ô nhiễm môi trường” là ?
a) Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi
trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
b) Sự biến đổi của các yếu tố vi khí sáng hậu, vật lý, hoá học … trong môi trường
vượt quá tiêu chuẩn cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
c) Cả a và b đều đúng.
Câu 3: Điều mấy Luật BVMT quy định những hành vi bị nghiêm cấm? Có bao
nhiêu hành vi?
a) Điều 7, có 12 hành vi.
b) Điều 7, có 16 hành vi .
c) Điều 8, có 12 hành vi .
Câu 4: Điều 52 Luật BVMT quy định về “BVMT nơi công cộng” như sau:
a) Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các
quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng; đổ, bỏ rác vào thùng
chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây
mất vệ sinh nơi công cộng.
b) Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí,
khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác
có trách nhiệm sau đây: Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng; Bố trí

đủ công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu
cầu giữ gìn vệ sinh môi trường; Có đủ lực lượng thu gom chất thải, làm vệ sinh môi
trường trong phạm vi quản lý.
c) Cả câu a và b
Câu 5: Luật BVMT trường quy định “Hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các
quy định về BVMT” sau đây:
a) Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh
môi trường tại địa bàn quy định; xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải; không
được phát tán khí thải, gây tiếng ồn và tác nhân khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh;
b) Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí BVMT theo quy định của pháp luật;
tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng
và hoạt động tự quản về BVMT của cộng đồng dân cư;
c) Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh,
an toàn đối với khu vực sinh hoạt của con người; thực hiện các quy định về BVMT
trong hương ước, bản cam kết BVMT.
d) Cả a, b và c.
Câu 6: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa năng, năng lượng hạt nhân được
coi là năng lượng có khả năng tái tạo vì?
a) Chúng sạch và dễ sử dụng;
b) Chúng có thể chuyển thành điện và nhiệt một cách dễ dàng;
c) Chúng có thể được tái tạo lại một thời gian ngắn sau khi con người khai thác;
d) Chúng không gây ô nhiễm không khí.
Câu 7: Lựa chọn giải pháp năng lượng cho tương lai trước mắt tốt nhất là:
a) Sử dựng tiết kiệm điện và hiệu quả năng lượng, đa dạng hóa các nguồn năng
lượng, tăng cường năng lượng tái tại;
b) Điện hạt nhân và năng lượng tái tại;
c) Năng lượng nhiệt hạch và nền kinh tế Hydrogen;
d) Năng lượng mặt trời và địa nhiệt.
PHẦN II: TỰ LUẬN

Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 – 10 câu về vấn đề môi trường (ô nhiễm môi
trường, một tấm gương người tốt, việc tốt trong việc tham gia bảo vệ môi trường ).

×