Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

bài giảng gdcd 7 bài 16 quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.48 KB, 16 trang )

TIẾT 29
BÀI 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ
TÔN GIÁO (Tiếp theo)
KIỂM TRA BÀI CŨ
+ Đạo Phật + Đạo Hòa Hảo
+ Đạo Thiên Chúa + Đạo Cao Đài…
1. Em hãy phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với
mê tín dị đoan?
2. Hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết?
Tín ngưỡng , tôn giáo
-Là tin vào một cái gì đó thần bí,
hư ảo, vô hình như : thần linh,
thượng đế, chúa trời với các hình
thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái
thần linh…( Đạo phật thờ phật Di
Lạc đi lễ chùa vào ngày rằm…).
Mê tín dị đoan
-Là tin vào những điều mơ hồ ,
nhảm nhí, không phù hợp với lẽ
tự nhiên( như tin vào bói toán,
chữa bệnh bằng phù phép…)
CHÚA GIÊ-SU
PHẬT DI LẠC
XEM BÓI
BÀI 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG
VÀ TÔN GIÁO (Tiếp theo)

I. TÌM HIỂU THÔNG TIN - SỰ KIỆN:

II.NỘI DUNG BÀI HỌC:


1.Khái niệm:

a.Thế nào là tín ngưỡng?

b.Thế nào là tôn giáo?

c.Thế nào là mê tín dị đoan?
II.NỘI DUNG BÀI HỌC:
1.Khái niệm:
2.Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo?
Thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng ,tôn giáo?
Nhóm 2: Đảng và Nhà nước ta đã có những quy định như thế
nào về quyền tự do tín ngưỡng ,tôn giáo?
Nhóm 3: Như thế nào là thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng,tôn giáo?
Nhóm 4: Như thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng,tôn
giáo?
a/ Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo có nghĩa là: công dân có quyền
theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo
một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa,hoặc
bỏ để theo tín ngưỡng ,tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hay
cản trở.
b/ Đảng và Nhà nước ta đã có những quy định về quyền tự do tín
ngưỡng và tôn giáo: (HP nước CHXHCN VN 1992, điều 70)
+ Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
+ Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng,tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
+ Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng ,tôn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.


II.NỘI DUNG BÀI HỌC:

2.Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo?
* Điều129 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN
VN năm 1999

“ Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện
quyền hội họp, …., quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lí kỉ
luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn
vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một
năm…”
II.NỘI DUNG BÀI HỌC:
2.Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo?

c/ Những hành vi thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo:

+ Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng,tôn giáo như: Đền,
chùa, miếu thờ , nhà thờ…

+ Không bài xích, gây mất đoàn kết chia rẽ giữa những người có tín
ngưỡng tôn giáo với người không có tín ngưỡng , tôn giáo , giữa
những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

+ Không bắt buộc người khác theo cùng tôn giáo với mình hoặc bỏ
một tôn giáo nào đó…


d/ Như thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo?

+ Truyền bá tôn giáo kêu gọi chống phá nhà nước.

+ Ép buộc người khá từ bỏ đạo thiên Chúa.

+ Cản trở người khác theo một tôn giáo mới.

+ Người thuộc tôn giáo này nói xấu một tôn giáo khác…
Em hãy nêu một vài hành vi vi phạm quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo hoặc mê tín dị đoan mà em biết?

BÀI TẬP NHANH

Những hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng quyền
tự do tín ngưỡng ,tôn giáo?

A.Khuyên nhủ người khác theo tôn giáo mới.

B.Truyền bá tôn giáo trong nhân dân.

C.Chấp hành mọi chủ trương,chính sách pháp luật
của Đảng và Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng ,
tôn giáo.

D.Thấp hương khấn vái tổ tiên ông bà.
Hậu quả của việc mê tin dị đoan
Lợi dụng tôn giáo để chông phá nhà nước
* Nếu em phát hiện có người đang lợi
dụng tín ngưỡng ,tôn giáo để làm việc

xấu ,em sẽ làm gì?
đ/ Em cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín
ngưỡng ,tôn giáo của công dân?

- Có lối sống lành mạnh,tích cực.

- Chấp hành các quy định của Nhà nước ,pháp luật về
quyền tự do tín ngưỡng ,tôn giáo.

- Tuyên truyền mọi người chống mê tín dị đoan.

- Báo cho cơ quan pháp luật nếu phát hiện hành vi lừa
đảo hay vi phạm quyền tự do ti ngưỡng, tôn giáo.
BÀI 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG
VÀ TÔN GIÁO (Tiếp theo)
III. LUYỆN TẬP: ( Bài tập đ, e SGK/Trang 53-54)
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Xử lí tình xuống sau:
Cứ vào ngày mùng một và ngày rằm mỗi tháng là mẹ Hà lại
thấp hương cúng khấn ông bà, tổ tiên. Hơn thế nữa, hằng tháng
mẹ và mấy cô bạn cùng cơ quan lại rủ nhau đi lễ chùa. Thấy
vậy Hà cho rằng việc làm của mẹ là mê tín dị đoan.
Câu hỏi: Em có đồng ý với Hà không ? Vì sao?
Trả lời: Không đồng ý . Vì việc làm của mẹ Hà là thể hiện sự
tín ngưỡng chứ không phải là mê tín dị đoan.
BÀI 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
I.TÌM HIỂU CHUNG:
II.NỘI DUNG BÀI HOC:
1.Khái niệm:
a/ Tín ngưỡng:

b/ Tôn giáo:
c/ Mê tín dị đoan:
2.Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo?
a/ Khái niệm:
b/ Những quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo:
c/ Hành vi tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo:
d/ Hành vi không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo:
Hướng dẫn về nhà:

HS về học nội dung phần 2.

Hoàn thành các bài tập .

Chuẩn bị bài 17: Nhà nước CHXHCN Việt
Nam ( trả lời các câu hỏi gợi ý SGK/Trang 55-
56).

×