Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN nâng cao chất lượng đọc đồng thanh môn tiếng Anh lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 14 trang )

Trường THCS Lê Quý Đôn SKKN nâng cao chất lượng đọc đồng thanh môn Tiếng Anh lớp 7
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
I.1.Lý do chọn đề tài:
Tiếng Anh là ngôn ngữ được nhiều quốc gia sử dụng nhất, nó trở thành tiếng
bản ngữ của nhiều nước. Với xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đang ngày càng phát
huy hết khả năng sẵn có trong mọi lĩnh vực. Ngôn ngữ giao tiếp luôn trở thành công
cụ đắc lực và có sức mạnh trong mọi lĩnh vực. Ngoài tiếng mẹ đẻ, người Việt Nam đã
coi tiếng Anh như ngôn ngữ giao tiếp thứ hai , hết sức hữu ích và đưa tiếng Anh như
một môn học chính khoá vào các trường học, thậm chí ngay từ bậc Tiểu học.
Chúng ta cũng xác định thấy rõ vị trí của môn học đối với sự phát triển chung
của toàn xã hội: là một công cụ tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu
vực; tiếp cận thông tin quốc tế và khoa học kỷ thuật; tiếp cận những nền văn hoá khác
cũng như những sự kiện quốc tế quan trọng. Vì vậy Bộ Giáo Dục – Đào tạo đã đưa ra
mục tiêu cho bộ môn tiếng Anh là: Chương trình môn tiếng Anh cấp Trung Học Cơ
Sở nhằm hình thành và phát triển ở học sinh kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếng
Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống
lao động.
Riêng đối với cá nhân tôi, với cương vị là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng
Anh ở trường Trung Học Cơ Sở, tôi nắm rõ đặc trưng phương pháp của bộ môn mình
phụ trách. Cùng với thực tế giảng dạy và kinh nghiệm giảng dạy, tôi luôn nghiên cứu,
tìm tòi để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh, đặc biệt đối với một
trường ở vùng cách xa trung tâm huyện như trường tôi.
Đặc trưng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai nên cũng là bộ môn khó đọc, khó học.
Đối với học sinh Trung Học Cơ Sở, để học thuộc từ mới và có nói được tiếng Anh hay
không còn phụ thuộc vào việc học sinh có đọc được từ, câu, đoạn văn đó hay không?
Trong một tiết học, có bốn kỷ năng mà học sinh phải thực hiện là nghe, nói,
đọc, viết. Trong đó, đọc bao gồm đọc đồng thanh và cá nhân. Đối với đọc cá nhân thì
Giáo viên: Nguyễn Thanh Hùng Trang Năm học: 2013 - 2014
1
Trường THCS Lê Quý Đôn SKKN nâng cao chất lượng đọc đồng thanh môn Tiếng Anh lớp 7
việc đọc được thực hiện theo từng đối tượng riêng lẻ: giỏi, khá, trung bình, yếu nên


tương đối dễ dàng hơn so với luyện đọc đồng thanh vì chúng ta có thể áp dụng những
phương pháp khác nhau cho từng đối tuợng học sinh . Tuy nhiên, việc luyện đọc đồng
thanh thì khác hẳn vì đọc đồng thanh đòi hỏi bốn đối tượng học sinh ( giỏi, khá, trung
bình, yếu) này phải đọc cùng một thời gian và chắc chắn nếu không có một phương
pháp thích hợp sẽ là khó thành công trong việc luyện đọc này. Bởi lẽ, số đối tượng
học trung bình, yếu hay lười học sẽ không chịu đọc, hoặc nản đọc vì không đọc kịp
các bạn giỏi, khá. Nhưng tôi tin rằng nếu có phương pháp thích hợp thì đây cũng sẽ là
cơ hội để những đối tượng trung bình , yếu không những phát huy được tối đa khả
năng đọc đồng thanh của mình mà còn cảm thấy hứng thú đọc và sẽ đọc tốt hơn cũng
như việc luyện đọc của giáo viên sẽ thành công hơn.
Chính vì thế nên tôi mạnh dạn nghiên cứu và trình bày đề tài “Sáng kiến kinh
nghiệm nâng cao chất lượng luyện đọc đồng thanh cho học sinh môn tiếng Anh
lớp 7.”
I.2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Tạo được dấu ấn cho học sinh, giúp học sinh có được sự hứng thú, tạo đà phát
triển kỷ năng đọc lưu loát; giúp cho việc tiếp thu kiến thức mới dễ dàng hơn.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Qua giảng dạy học sinh khối lớp 7 nhiều năm nêm tập trung nghiên cứu chủ yếu
là đối tượng học sinh lớp 7, đặc biệt là lớp 7D tôi đang phụ trách.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Khối lớp 7 là một trong hai khối nền tảng cho học sinh bậc Trung Học Cơ Sở
và Trung Học Phổ Thông sau này. Cũng chính vì lẽ đó, tôi chọn đối tượng khối 7 của
trường để nghiên cứu đề tài.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
Tôi đã tìm tòi nghiên cứu các tài liệu, kết hợp dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp,
thực nghiệm, kiểm tra, đối chiếu kết quả học tập của các em học sinh.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Hùng Trang Năm học: 2013 - 2014
2
Trường THCS Lê Quý Đôn SKKN nâng cao chất lượng đọc đồng thanh môn Tiếng Anh lớp 7
II PHẦN NỘI DUNG

II.1. Cơ sở lý luận :
Trong nhà trường, tiếng Anh là bộ môn có đặc thù riêng, gây sự tò mò ham mê
với học sinh nhưng cũng không tránh khỏi gây ra những khó khăn, làm nản chí người
học. Do đó, giáo viên cũng giống như người nghệ sĩ, cần nhận biết một cách tinh tế,
nhạy cảm để có thể tạo cho học sinh những hứng thú và niềm yêu thích đặc biệt với bộ
môn mình phụ trách.
Nghị Quyết Trung Ương 2 – Khoá VII đã quy định phương pháp dạy học thay
đổi theo hướng “khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng
tạo của người học, từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện
hiện đại vào quá trình dạy học”. Định hướng này đã được pháp chế hoá trong Luật
Giáo Dục điều 24, 25 : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn
học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỷ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh.”
Xuất phát từ quan điểm “lấy người học làm trung tâm”, phương pháp dạy và
học đã có những thay đổi căn bản. Người dạy không phải là người duy nhất nắm giữ
kiến thức và truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, người hổ trợ, người cố
vấn… Người học không còn là người thụ động tiếp thu kiến thức mà là trung tâm của
quá trình dạy hoc, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. Dạy ngoại ngữ nói
chung, tiếng Anh nói riêng thì việc đổi mới phương pháp dạy học là rất rõ ràng và
quan trọng đặc biệt trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. Từ những luận điểm trên, việc các
em tham gia vào việc đọc đồng thanh có chất lượng, đồng đều sẽ tạo được niềm vui
hứng khởi và học tập tiếng Anh tốt hơn.
II.2. Thực trạng:
Giáo viên: Nguyễn Thanh Hùng Trang Năm học: 2013 - 2014
3
Trường THCS Lê Quý Đôn SKKN nâng cao chất lượng đọc đồng thanh môn Tiếng Anh lớp 7
- Năm học 2013-2014 tôi được Ban giám hiệu phân công dạy môn Tiếng Anh
các lớp 6,7,8,9 tại Điểm Phụ. Đây là điểm trường cách xa trung tâm xã đến 6 km, cách
xa trung tâm huyện dến 20km. Địa bàn rộng, gia đình học sinh sống rãi rác dọc theo

những ngọn đồi, đường xá đi lại vô cùng khó khăn, lầy lội vào mùa mưa, bụi bẩn vào
mùa khô. Mỗi khối chỉ có một lớp nên rất khó triển khai các hoạt động thi đua cũng
như thử nghiệm các phương pháp để rút ra khinh nghiệm.
a. Thuận lợi, khó khăn
- Thuận lợi:
Là điểm trường đóng trên địa bàn đa số là người kinh, dân tộc thiểu số chỉ chiếm
20%. Đay cũng là địa bàn có nhiều truyền thống Cách mạng và hiếu học.
Được sự luôn quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, tạo mọi điều kiện thuận lợi
về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và thời gian giảng dạy phù hợp để thuận lợi cho
việc học tập và nghiên cứu.
- Khó khăn:
Điển phụ này có nhiều cấp học chung trong một trường nên cơ sở vật chất vô
cùng khó khăn và thiếu thốn đặc biệt thiếu phòng học toàn trường phải học hai ca nên
không thể triển khai học phụ đạo hay bồi dưỡng học sinh giỏi được.
b. Thành công-hạn chế
Đề tài này đã được áp dụng nhiều lần vào thực tiễn giảng dạy tại các lớp. Bước
đầu đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên số lượng học sinh ở đây quá ít, tiếng
địa phương của các em ảnh hưởng rất nhiều đến việc đọc Tiếng Anh. Ví dụ chữ “l”
các em là “n”, khi đọc Tiếng Anh “look” thì các em đọc là “nook” điều đó dẫn đến các
em e ngại đọc vì sợ sai.
c. Mặt mạnh-mặt yếu
Là giáo viên đã giảng dạy bộ môn tiếng Ạnh trên 15 năm kinh nghiệm, được
tham gia tập huấn các lớp tập huấn do sở GD và GD tổ chức nhiều lần, được Ban
giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi học tập và nghiên cứu.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Hùng Trang Năm học: 2013 - 2014
4
Trường THCS Lê Quý Đôn SKKN nâng cao chất lượng đọc đồng thanh môn Tiếng Anh lớp 7
Cơ sở vật chất còn thiếu đặc biệt là công nghệ thông tin dẫn đến còn nhiều hạn
chế trong việc dạy và học.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động;

Việc dạy học “đọc đồng thanh” cho học sinh tại một điểm có nhiều cấp học,
thời gian ra chơi cảu các cấp học không đồng đều dẫn đến việc ồn ào gây ảnh hưởng
đến thành công nhất định của tiết học này.
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.
Việc dạy đọc đồng thanh cho học sinh cần nhiều đến việc thuận lợi về cơ sở vật
chất và công nghệ thông tin như: Phòng học bộ môn, các trang thiết bị về dạy học;
băng đĩa, máy cassette, máy chiếu,…
Tiếng nói Tiếng việt của các em cần phải chính xác và có sự đồng nhất với
nhau.
Môi trường học tập của cá em phải thuận lợi, thoáng,mát, không có sự ồn ào tác
động.
Giáo viên luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em học tập, niềm nỡ giao
tiếp và luôn giúp đỡ học sinh khi các em mắc lỗi.
Học sinh luôn có tinh thần thái độ học tập nhiệt tình, hăng say học tập và luôn
có sự hợp tác với nhau, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh và giáo viên.
II.3. Giải pháp, biện pháp:
Để giúp các đối tượng học sinh nói trên đọc đồng thanh tiếng Anh có hiệu quả,
tôi đã thực hiện các phương pháp sau:
a.Phương pháp phân tích đối với luyện đọc đồng thanh có sử dụng máy
cassette:
Cũng như ngôn ngữ tiếng Việt và các ngôn ngữ khác, ngôn ngữ tiếng Anh khi
đọc hay nói đều phải ngắt, nghỉ đúng chổ trong một câu hoặc trong một đoạn văn và
nói, đọc với giọng lúc trầm hay bổng theo ngữ điệu (Intonation) và những giọng đọc
khác nhau tùy thuộc vào nội dung của câu hay đoạn văn đó.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Hùng Trang Năm học: 2013 - 2014
5
Trường THCS Lê Quý Đôn SKKN nâng cao chất lượng đọc đồng thanh môn Tiếng Anh lớp 7
Vào những tiết có nhiều thời gian thì sau khi giới thiệu tình huống, từ mới … và
đến phần luyện đọc, tôi mở máy cho học sinh lần đầu để học sinh đọc bằng mắt và có
nhận xét khái quát về đoạn văn hay bài hội thoại : giọng đọc vui, nhạc nhiên, bình

thường …
Tôi mở máy lần hai, ba. Tôi bấm nút dừng (Pause) ở câu dài sau những dấu
phẩy, dấu chấm câu, dấu chấm than, dấu chấm hỏi và học sinh cứ thế nghe và đọc
theo máy. Trong khi đọc thì ghi nhớ giáo viên đã ngắt dừng ở những vị trí nào.
Sau đó tôi yêu cầu học sinh đọc đồng thanh (không sử dụng máy) nguyên một
đoạn văn hay một bài đối thoại. Học sinh tự đọc và ngắt cụm từ, câu dựa trên những vị
trí mà giáo viên đã bấm nút dừng trước đó.
Nếu học sinh khá, giỏi đọc hơi nhanh so với học sinh trung bình và yếu thì
hướng dẫn học sinh đọc từ cuối của cụm từ hay của một câu đó chậm lại và đợi các
bạn khác để đọc theo cho đều. Và tất nhiên cả bốn loại đối tượng học sinh giỏi, khá,
trung bình, yếu phải đọc đồng thanh kết hợp với ngữ điệu phù hợp với nội dung.
Ví dụ đơn cử dưới đây là nội dung trong đĩa phần A1/ Unit 3: At Home /
/trang 29 / English 7. Và những chổ tôi gạch ngang (-) là những vị trí tôi bấm nút
dừng:
Hoa: What an awful day! (-) You must be cold, Lan. (-)
Come in and have a seat. (-) That armchair is comfortable. (-)
Lan: Thanks. (-) What a lovely living room! (-)
Where are your uncle and aunt? (-)
Hoa: My uncle is at work (-) and my aunt is shopping. (-)
Would you like some tea? (-)
Lan: No, thanks. (-) I’m fine. (-)
Hoa: OK. (-) Come and see my room. (-)
Lan: What a bright room! (-)
And what nice colors! (-) Pink and white. (-)
Pink is my favorite color. (-)
Giáo viên: Nguyễn Thanh Hùng Trang Năm học: 2013 - 2014
6
Trường THCS Lê Quý Đôn SKKN nâng cao chất lượng đọc đồng thanh môn Tiếng Anh lớp 7
Can I see the rest of the house? (-)
Hoa: Of course. (-)

Hoa: This is the bathroom. (-)
Lan: What a beautiful bathroom! (-)
It has a sink, (-) a tub and a shower. (-)
Hoa: Yes. (-) It’s very modern. (-) Now come and look at the kitchen. (-)
You’ll love it.
. . . . .

Đây là một ví dụ nữa trong đĩa phần B1/ Unit 3: At Home /trang 33 / English
7:
Lan: Tell me about your family, Hoa. (-)
What does your father do? (-)
Hoa: He’s a farmer. (-) He works on our farm (-) in the countryside. (-)
He grows vegetables (-) and raises cattle. (-)
Lan: What about your mom? (-) What does she do? (-)
Hoa: She’s always busy. (-) She works hard fro morning till night. (-)
She does the housework, (-) and she helps on the farm. (-)
Lan: Do they like their jobs? (-)
Hoa: Yes, (-) they love working on their farm. (-)
Lan: Do you have any brothers (-) or sisters? (-)
Hoa: Yes. (-) I have a younger sister. (-) She’s only 8. (-)
Here is a photo of her. (-)
b.Phương pháp phân tích đối với luyện đọc đồng thanh không sử dụng máy
cassette:
Sau khi giới thiệu tình huống, từ mới … và đến phần luyện đọc, tôi đọc mẫu
toàn bộ đoạn văn hay bài đối thoại cho học sinh nghe một lần để học sinh có một
nhận xét khái quát về đoạn văn hay bài đối thoại.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Hùng Trang Năm học: 2013 - 2014
7
Trường THCS Lê Quý Đôn SKKN nâng cao chất lượng đọc đồng thanh môn Tiếng Anh lớp 7
Ở lần đọc thứ hai, tôi đọc ngắt từng cụm từ có nghĩa (nếu câu đó dài) hoặc đọc

ngắt theo dấu chấm câu, dấu chấm than, dấu chấm hỏi để học sinh đọc theo.
Trong hai lần đọc này nếu đối tượng học sinh mới được áp dụng phương pháp
này chưa quen hoặc chưa nhớ được những vị trí giáo viên ngắt thì giáo viên hướng
dẫn học sinh dùng bút chì và ghi nhớ bằng cách chấm (.) vào những chổ giáo viên
đọc ngắt. Ngoài ra, tôi cũng dùng bảng phụ, phấn màu và viết có ghi chú ngắt cụm từ,
câu giúp học sinh đở mất thời gian.
Ví dụ : Phần A6 / Unit 4 : At School / trang 44 / English 7
Schools in the USA (.) are a little different (.) from schools in Viet Nam. (.)
Usually, (.) there is no school uniform. (.) Classes start (.) at 8.30 each morning (.)
And the school day ends (.) at 3.30 (.) or 4 o’clock. (.) There are no lessons (.) on
Saturday. (.)
Students have one hour for lunch (.) and two 20-minute breaks each day. (.)
One break is in the morning, (.) the other is in the afternoon. (.) Students often go to
the school cafeteria (.) and buy snacks and drinks (.) at a break (.) or at lunch time. (.)
The most popular after school activities are baseball, (.) football and basketball. (.)
c. Phương pháp phân tích đối với luyện đọc đồng thanh sử dụng máy chiếu:
Trong những tiết dạy học giáo án điện tử thì tôi ghi chú trực tiếp trên những
slide luyện đọc dấu ( _ ) những chổ cần ngắt. Tôi mở máy cho các em nghe một lần
và ở những bài đơn giản học sinh có thể đọc đồng thanh được ngay.
Sau đây là một ví dụ trong tiết học giáo án điện tử của tôi:
Giáo viên: Nguyễn Thanh Hùng Trang Năm học: 2013 - 2014
8
Trường THCS Lê Quý Đôn SKKN nâng cao chất lượng đọc đồng thanh môn Tiếng Anh lớp 7
II.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Qua việc áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng luyện đọc
đồng thanh cho học sinh môn tiếng Anh lớp 7 đã giúp tôi cảm nhận được rằng :
+ Hầu hết các em đều rất thích phương pháp học này.
+ Qua một thời gian luyện đọc đồng thanh, học sinh cũng đã tự rút ra được kinh
nghiệm cho mỗi cá nhân và ở những phần đọc đơn giản không có sự trợ giúp của máy
cassette hay giáo viên đọc mẫu, học sinh đã biết cách dừng những chổ cần dừng đọc

và học sinh giỏi, khá có thể “dìu” những học sinh đọc yếu đem lại không khí sôi động
cho lớp học và thành công cho tiết dạy. Học sinh yếu cảm thấy hào hứng, tự tin hơn.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Hùng Trang Năm học: 2013 - 2014
9
Trường THCS Lê Quý Đôn SKKN nâng cao chất lượng đọc đồng thanh môn Tiếng Anh lớp 7
+ Phương pháp này đã tạo cho học sinh có hướng chủ động trong việc tự luyện
đọc ở nhà, phát triển kỷ năng đóng vai đối thoại…
Tôi xin trình bày cụ thể như sau:
a. Đối với phương pháp 1:
Sau một thời gian thực hiện ở các lớp của khối 7 tôi phụ trách, học sinh đã quen
dần và đọc đồng thanh có hiệu quả dựa trên các bước của phương pháp mà tôi đã áp
dụng. Tuy nhiên mặt hạn chế của việc nghe đĩa CD là chúng ta không thể ngắt dừng
ngắn hơn theo ý muốn đối với những lớp học yếu hơn.
b. Đối với phương pháp 2:
Tôi cũng đã áp dụng ở các lớp tôi phụ trách thì phần thành công rất nhiều bởi lẽ
giáo viên chủ động hơn về phần nội dung, ở những câu dài thì vị trí ngắt sẽ theo ý
giáo viên.
Nói chung đối với cả hai phương pháp, học sinh đã phát hay được tính tích cực,
không ngại đọc đồng thanh nữa khi chưa theo kịp các bạn giỏi, khá mà còn xem đây là
cơ hội rèn đọc cho mình vì khi đọc đồng thanh nếu học sinh đó có phát âm sai từ nào
thì cũng không ngại người khác sẽ nghe được từ mình vừa phát âm sai và lại luyện
đọc tiếp. Một khi luyện đọc đồng thanh thành công thì cả học sinh lẫn giáo viên đều
thấy hào hứng hơn trong tiết học đó. Cộng thêm một lời nhận xét khen ngợi kết quả
đọc tốt của giáo viên đối với học sinh sẽ là nguồn động lực không nhỏ để giúp các em
học tốt hơn bộ môn mình giảng dạy.
c. Đối với phương pháp 3:
Điều thuận lợi của việc dạy giáo án điện tử là học sinh không mất thời gian để
dùng bút chì ghi chú những chổ cần đọc ngắt mà chỉ cần tập trung lên màn chiếu nghe
máy đọc, sau đó đọc đồng thanh.
d. Kết quả cụ thể

Dưới đây là thống kê kết quả thí nghiệm lớp tôi phụ trách dạy năm học 2012-2013
Giáo viên: Nguyễn Thanh Hùng Trang Năm học: 2013 - 2014
10
Trường THCS Lê Quý Đôn SKKN nâng cao chất lượng đọc đồng thanh môn Tiếng Anh lớp 7
Lớp Sĩ số
Giỏi Khá Trung Bình
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số
lượng
Tỉ lệ %
7A 38 8
21%
12
32% 18 47%
Như vậy, việc sử dụng phương pháp này đã mang đến cho học sinh những giờ
học hiệu quả, thú vị. Qua sự phân tích và thực nghiệm tôi thấy rằng làm cho học sinh
cảm thấy thêm yêu thích bộ môn học này.

III. PHẦN KẾT LUẬN
III.1 Kết luận
Việc nâng cao chất lượng luyện đọc đồng thanh cho học sinh môn tiếng Anh
lớp 7 đã giữ một vị trí quan trọng trong việc dạy học, giúp cho việc dạy của giáo viên
và việc học của học sinh thêm phần thành công và hào hứng, từ đó phát huy tính tự
giác luyện đọc của học sinh cũng như đọc và tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
Với đề tài này, tôi rất mong được đón nhận sự đóng góp chân tình của các thầy
cô, bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được thêm phần hoàn thiện, có hiệu quả và
chất lượng cao trong công tác giảng dạy hơn. Xin chân thành cảm ơn.
III.2 Kiến nghị
a. Đối với trường:
Chúng tôi mong muốn BGH trường THCS Lê Quý Đôn tiếp tục đầu tư trang
thiết bị dạy học của bộ môn Tiếng Anh đầy đủ để việc tiến hành dạy học có kết quả

hơn.
b. Đối với phòng Giáo Dục:
Là giáo viên nên thời gian nghiên cứu bài và giảng dạy trên lớp là chủ yếu, việc
nghiên cứu làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm còn gạp nhiều khó khăn về thời gian tìm
Giáo viên: Nguyễn Thanh Hùng Trang Năm học: 2013 - 2014
11
Trường THCS Lê Quý Đôn SKKN nâng cao chất lượng đọc đồng thanh môn Tiếng Anh lớp 7
tòi và nghiên cứu lí luận. Do vậy tôi đề nghị cấp trên cần tăng thời gian bảo lưu những
sáng kiến đạt giải để bổ sung hằng năm tại đơn vị cho phù hợp với thực tế tại đơn vị
chứ không cần thiết phải viết đề tài mới.
Buôn triết, ngày 10 tháng 3 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thanh Hùng



TÀI LIỆU THAM KHẢO
I/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giao viên THCS chu kì III ( 2004-2007)
Môn Tiếng Anh ( Quyển 1) – Bộ GD & ĐT – Nhà Xuất Bản Giáo Dục.
II/ Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS –
Tác giả Nguyễn Hạnh Dung – Đào Ngọc Lộc – Vũ Thị Lợi /
Nhà xuất bản Dự án phát triển giáo dục THCS – Bộ GD & ĐT .
III/Sách Giáo Khoa Tiếng Anh 7 –
Tác giả Nguyễn Văn Lợi – Nguyễn Hạnh Dung – Đặng Văn Hùng –
Thân Trọng Liên Nhân
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam
Giáo viên: Nguyễn Thanh Hùng Trang Năm học: 2013 - 2014
12
Trường THCS Lê Quý Đôn SKKN nâng cao chất lượng đọc đồng thanh môn Tiếng Anh lớp 7
IV/Teaching English ( Adrian Roff) – Cambridge University Press in association

with the British Council.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Hùng Trang Năm học: 2013 - 2014
13
Trường THCS Lê Quý Đôn SKKN nâng cao chất lượng đọc đồng thanh môn Tiếng Anh lớp 7
Giáo viên: Nguyễn Thanh Hùng Trang Năm học: 2013 - 2014
14

×