I. Đặt vấn đề
Nghiện ma tuý (NMT) là một tình trạng nhiễm độc mãn tính do dùng lặp
đi lặp lại lâu ngày một chất gây nghiện. Ở nước ta hiện nay NMT chủ yếu vẫn
là nghiện các chất dạng thuốc phiện.Thời gian đầu người nghiện sử dông ma
tuý để tìm kiếm những cảm giác lạ, trạng thái lâng lâng đi mây về gió…mà
không dùng ma tuý không thể có được. Sử dụng lâu ngày thành quen, thèm
nhí sử dụng lại, và đã nghiện lúc nào không hay. Khi người nghiện sức khoẻ
giảm sút hay vì một lý do nào đấy phải ngừng sử dụng ma tuý sẽ xuất hiện hội
chứng cai với những biểu hiện chính: thèm nhớ mãnh liệt, chảy nước mắt
nước mũi, vã mồ hôi, nổi da gà, đau mỏi người, buồn nôn, nôn, đi ngoài, mất
ngủ…Hội chứng cai với những triệu chứng rất khó chịu, thường xảy ra cấp
tính đã buộc người nghiện phải quay lại sử dụng ma tuý. Chính vì vậy việc
điều trị hội chứng cai là việc không thẻ thiếu trong các liệu trình điều trị
NMT. Điều trị hội chứng cai, giúp người nghiện vượt qua hội chứng cai nhẹ
nhàng và nhanh chóng hồi phục sức khoẻ là vấn đề vẫn luôn nhận được sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học không những ở Việt nam mà cả
trên thế giới. Thực hiện quyết định số 2259/QĐ-BYT ngày 23/06/2008 về
việc nghiên cứu bài thuốc Heantos 4 điều trị hỗ trợ cắt cơn cai NMT nhóm
opiats, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với những mục đích sau:
- Đánh giá hiệu lực lâm sàng và tính an toàn của thuốc Heantos4
trong điều trị hỗ trợ cắt cơn cai NMT nhóm opiats tại Bệnh viện Tâm thần
Bắc Ninh.
- Khảo sát tác dụng không mong muốn của thuốc Heantos 4 điều trị
hỗ trợ cắt cơn cai nghiện ma túy nhóm opiats.
1
II.Tổng quan
2.1.Tổng quan về các phương pháp cắt cơn cai NMT.
Người ta đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để cắt cơn cai NMT:
+ Phương pháp cắt ngang: Còn gọi là cai khô( Việt nam gọi là cai bo)
được áp dụng tại Mỹ năm 1983.Bằng cách cô lập bệnh nhân, không cho tiếp
xúc với môi trường bên ngoài, ngừng hoàn toàn việc sử dụng ma tuý mặc cho
bệnh nhân lên cơn vật vã, kêu la.Cơn nghiện sẽ nguôi dần sau 6- 7 ngày và
những di chứng còn kéo dài vài tháng.Phương pháp này không tốn kém,
nhưng có nhược điểm làm cho người bệnh đau khổ, một số người không chịu
nổi do cắt thuốc đột ngột.Nếu bị nghiện trở lại mà phải vào cai lại, đa số bệnh
nhân không chấp nhận phương pháp này.
+Phương pháp giảm dần: Còn gọi là phương pháp cai giảm liều.Bằng
cách giảm lièu lượng ma tuý mỗi ngày một Ýt trong thời gian từ 13- 30 ngày,
đồng thời tăng cường các thuốc bổ, thuốc an thần. Phương pháp này có ưu
điểm là người nghiện thích nghi dần, cơn nghiện giảm dần, không vật vã
nhiều nh phương pháp cắt ngang, nhược điểm là vẫn đòi hỏi dùng chất ma
tuý, thời gian cắt cơn kéo dài.
+Phương pháp thuỳ miên: Đưa bệnh nhân vào một giấc ngủ nhân tạo
kéo dài từ 3- 7 ngày.Bệnh nhân được nuôi dưỡng bằng truyền dịch, săn sóc
đặc biệt.Hội chứng cai cơ bản đã hết, một số triệu chứng như ngáp, thèm ma
túy có thể vẫn còn kéo dài hàng tháng. Phương pháp này có ưu điểm là giảm
bớt được cơn vật vã, nhưng có nhược điểm là nếu có bệnh lý nội tạng sẽ gặp
khó khăn trong phát hiện, điều trị nên tình trạng bệnh có thể nặng có ảnh
hưởng đến tính mạng người bệnh.
+Phương pháp choáng điện: Còn gọi là phương pháp sốc điện.Dùng
dòng điện gây co giật làm mất cơn vật vã.Người nghiện quên chất ma tuý và
2
có cảm giác sợ hãi khi thực hiện chúng, phương pháp này có ưu điểm: đơn
giản, rẻ tiền, cắt cơn nhanh.Nhưng có nhược điểm thô bạo, không được bệnh
nhân chấp nhận, hiện nay người ta không dùng.
+ Phương pháp dùng chất đối kháng ma túy các chất dạng thuốc phiện:
Dùng các chất đối kháng morphin như cyclazocin, naloxon và naltrexon làm
cho bệnh nhân dù có sử dụng chất ma túy cũng không còn cảm thấy thích thú
nữa. Phương pháp này có ưu điểm là làm cho bệnh nhân không thèm chất ma
túy nữa. Nhưng có nhược điểm là lên cơn vật vã và bứt dứt, khó chịu, táo bón
và tăng tình dục. Nếu bệnh nhân dùng lại các chất dạng thuốc phiện có thể
nguy hiểm vì mất khả năng dung nạp.
+ Dùng các chất hướng thần: Dùng các thuốc giải lo âu (diazepam,
seduxen), thuốc an thần kinh (tisercin, nozinan) và các thuốc chống trầm cảm
(melapramin, amitriptylin) cắt cơn trong vòng 7-10 ngày, hiện nay được dùng
ở nước ta để hỗ trợ cắt cơn được Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn chính thức.
+ Sử dụng thuốc hạ huyết áp Clonidin (Catapressane): được sử dụng ở
một số nước châu Âu, thuốc có tác dụng cắt cơn tương đối êm dịu nhưng kèm
theo còng hay gặp nguy cơ hạ huyết áp ở bệnh nhân.
+ Dùng liệu pháp tâm lý: có thể dùng liệu pháp tâm lý đơn thuần hay
liệu pháp tâm lý kết hợp với thuốc hướng thần. Phương pháp này có ưu điểm
là chỉ bằng liệu pháp tâm lý Ýt tốn kém, nhưng đòi hỏi phải có bác sĩ chuyên
khoa tâm thần nắm vững kỹ năng điều trị tâm lý (thuyết phục, ám thị ) vì vậy
khó thực hiện ở các tuyến cơ sở và cũng chỉ giải quyết được những trường
hợp nghiện nhẹ.
+ Phương pháp thay thế: Dùng methadon thay các chất ma túy. Phương
pháp này có ưu điểm cắt cơn và chống tái nghiện, giảm hại nên thực hiện điều
trị duy trì, được dùng phổ biến nhất chính thức hiện nay ở nhiều nước và được
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên dùng. Nhưng có nhược điểm là tốn
3
kém, dùng lâu dài lệ thuộc methadone. Các tác giả cho rằng đây là phương
pháp tình thế nhưng bắt buộc bởi vì đã thay thế một chất ma túy tai hại này
bằng một chất ma tuý khác Ýt tác hại hơn.
Để cắt cơn nghiện cho người nghiện, ngoài việc ứng dụng các phương
pháp trên người ta cũng đã nghiên cứu một số phương pháp của y học cổ
truyền.
+ Thuốc cổ truyền: Một số bài thuốc y học cổ truyền đã và đang được
nghiên cứu có thể dùng hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy như bài Heatos của Trần
Khuông Dẫn, bài thuốc Hufusa của Bùi Thị Phúc, bài Bông sen, bài
Cedemex
Ưu điểm của thuốc cổ truyền là nâng cao thÓ trạng, hỗ trợ cắt cơn và
nhanh bình phục cơ thể.
+ Châm cứu: Dùng điện châm, ngày châm nhiều lần tùy thuộc vào trạng
thái đói thuốc của bệnh nhân. Nếu biết được thời điểm lên cơn thì châm đón
trước khi sắp sửa lên cơn. Châm có ưu điểm Ýt tốn kém, nhưng những trường
hợp nghiện nặng cũng không giải quyết được.
2.2. Tổng quan về bài thuốc Heantos , chế phẩm Heantos 4 và việc
nghiên cứu ở trong nước
Heantos là bài thuốc y học dân tộc tân phương gia giảm sưu tầm được
trong dân gian. Công thức thuốc gồm 13 vị thuốc đông y, thời gian đầu thuốc
chế ở dạng xirô và có những tên gọi khác nhau: Thuốc giải độc ma tuý Đại
dương TKD, thuốc giải độc thuốc phiện TKD, Heatos và đã được sử dụng để
điều trị cai nghiện ma tuý ở một số địa phương từ năm 1989.
Năm 1990 Bé Y tế đã đưa vào thử nghiệm lâm sàng và Hội đồng Khoa
học Kỹ thuật đánh giá bài thuốc do GS Nguyễn Văn Đàn - Nguyên Thứ
trưởng Bộ Y tế làm chủ tịch. Tại Quyết định số 803/BYT - QĐ ngày
3/10/1990 đã có kết luận:
4
"Trên 33 người nghiện thuốc phiện được thử nghiệm, kết quả bước đầu
cho thấy thuốc có tác dụng cắt cơn nghiện, chưa thấy phản ứng phụ đáng
kể".
Để đảm bảo số lượng người nghiện được thử nghiệm đúng yêu cầu
nghiên cứu. Để đáp ứng một phần yêu cầu cấp bách về kinh tế, xã hội thời kỳ
đó, căn cứ vào kết luận đánh giá bước đầu của Hội đồng khoa học, Bộ trưởng
Bộ Y tế GS Phạm Song đã có quyết định 149/BYT- QĐ ngày 8/2/1991.
"Cho phép dùng thuốc giải độc thuốc phiện TKD của ông Trần Khuông
Dẫn ở các cơ sở cai nghiện do Bé Lao động - Thương binh - Xã hội chỉ đạo
theo mét quy trình thống nhất có theo dõi kết quả”.
Tháng 5/1996 bài thuốc được chuyển giao cho Viện Hoá học thuộc Trung
tâm KHTN – CNQG, nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hoá
học trở thành cơ quan chủ quản của bài thuốc, Ýt lâu sau bài thuốc được đổi tên
thành Heantos và được UNDP tài trợ nghiên cứu, thông qua dự án "Phát triển
khoa học quốc tế bài thuốc Heantos" mang mã số VIE/96/033.
Viện Hoá học đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu cải tiến bài
thuốc về công nghệ chiết suất, mẫu mã và dạng bào chế. Các phế phẩm
Heantos 1,2,3 là sản phẩm nghiên cứu ở thời kỳ này. Bộ Y tế đã cho phép
thử nghiệm lâm sàng các chế phẩm này. Song, vì nhiều lý do nên nghiên
cứu phải kéo dài hơn thời gian dự kiến. Qua thử nghiệm lâm sàng giai
đoạn 1: bước đầu nhận thấy thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị cắt cơn cai
nghiện ma tuý, thuốc có tác dụng tốt với các triệu chứng: mất ngủ, rối
loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn ở người cai nghiện, nhưng cũng còn một
số tác dụng phụ như co cơ, tăng trương lực cơ, bồn chồn ở một số bệnh
nhân. Kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 1 thời kỳ đó đã được Hội
đồng Khoa học - Kỹ thuật Bộ Y tế nghiệm thu ngày 21/11/2001 đánh giá
5
đạt loại khá và cho phép thử nghiệm giai đoạn 2 nhưng vì lô thuốc sản
xuất đã hết hạn nên nghiên cứu phải ngừng lại.
Từ đó đến nay Viện Hoá tiếp tục nghiên cứu cải tiến bài thuốc và
Heantos 4 là sản phẩm của quá trình này. Heantos 4 được bào chế bằng các
phương pháp cổ truyền kết hợp với kỹ thuật hiện đại gồm 13 vị dược liệu với
thành phần như sau:
Công thức dùng điều chế 300g thành phẩm bột thuốc Heantos 4
- Phòng đảng sâm (Radix Campanumoeae) : 600g
- A giao (Colla Corii Asini) : 80g
- Mạch môn ( Radix Ophiopogonis Japonici) : 200g
- Hoàng kỳ ( Radix Astragali mebranacei) : 200g
- Cam thảo ( Radix Glycyrrhizae) : 150g
- Đương quy ( Radix Angelicae sinensis) : 150g
- Sinh địa ( Radix Rehmanniae glutinosae) : 150g
- Bình vôi ( Tuber Stephaniae sp) : 150g
- Can khương ( Rhizoma Zingiberis) : 150g
- Quế chi ( Ramulus Cinnamomi) : 150g
- Đại táo ( Fructus Ziziphi Jujubae) : 150g
-Táo nhân ( Semen Zizyphi mauritianae) : 100g
- Viễn chí ( Radix Polygalae) : 100g
Xét về mặt công thức Heantos 4 có công thức gần giống với công thức ban
đầu (Heantos 1). Tuy nhiên tỷ lệ giữa các vị thuốc có thay đổi, tác giả có
hướng tăng cường các vị thuốc bổ. Cải tiến cơ bản của Heantos 4 là về cách
bào chế. Trước đây tác giả đem một số vị nấu thành cao lỏng rồi trộn với A
giao và bột xay mịn của các vị còn lại để thành bột thuốc Heantos 1. Nay
trong Heantos 4 các vị thuốc (trừ A giao) đều được chiết xuất bằng dung môi
hữu cơ rồi cô đặc và trộn với A giao sau đó sấy khô tán mịn thành bột thuốc
6
Heantos 4, cách bào chế như vậy đã loại bỏ được phần lớn các tạp chất độc
hại có trong các vị thuốc sống trước đây, đảm bảo được sự cân bằng về tỷ lệ
giữa các vị thuốc trong công thức. Bước đầu có thể thấy Heantos 4 có phần an
toàn hơn so với các chế phẩm Heantos khác trước đây.Các vị thuốc trong
Heantos 4 có thể chia làm 3 nhóm: Nhóm các vị thuốc bổ, nhóm an thần định
trí và nhóm các vị điều trị triệu chứng.
•
Nhóm các vị thuốc bổ:
- Phòng đảng sâm: Có tác dụng bổ trung, Ých khí, chỉ khát sinh tân
Công dụng gần như nhân sâm là chủ vị của nhóm.
- Đương quy: Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận trường Sử dụng
đương quy nhằm hoạt huyết, điều huyết thông kinh và trị chứng táo bón kinh
niên ở người nghiện.
- Hoàng kỳ: Có tác dụng bổ khí, lợi tiểu.
- Sinh địa cùng đương quy bổ huyết, mát máu.
- Đại táo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, Ých khí trong Heantos 4 còn
cùng cam thảo điều hoà tác dụng của các vị thuốc khác, để các vị thuốc phát
huy được tác dụng cao nhất.
- A giao: Góp phần bổ phế, cơ quan bị huỷ hoại nhiều nhất khi nghiện
ma tuý.
* Nhóm an thần, định trí:
- Củ bình vôi: Có tác dụng an thần, gây ngủ, giảm đau.
- Táo nhân: Có tác dụng bổ can đởm, an thần, định tâm sử dụng nhân
của táo ở tác dụng định tâm là trọng tâm lập phương của bài thuốc
-Viễn chí có tác dụng an thần, Ých trí, tán uất chủ trị các chứng hồi
hộp, hay quên, hay sợ hãi.
* Nhóm điều trị triệu chứng:
7
- Can khương trong Heantos 4 dùng bào khương (can khương bào chế
rồi), vì vị thuốc có tính đại nhiệt, lại vào những 6 kinh: Tâm, phế, tỳ, vị,
thận, đại trường sẽ nâng nhiệt độ của người bệnh lên và ngăn chặn một loạt
các chứng ngoại cảm phát sinh: đau bụng, nôn mửa, đi ngoài, chân tay
lạnh, mạch nhỏ
- Quế chi: Có tác dụng bổ mệnh môn, tướng hoả chủ trị các chứng
chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, bụng quặn đau.
Phối hợp 2 vị có tính đại nhiệt quế chi, can khương đã giải quyết cơ bản các
chứng nóng lạnh bất thường, nổi da gà, nhức mỏi chân tay Đồng thời cùng với
đương quy, Agiao làm cho máu huyết lưu thông đã trị triệt để chứng dòi bò
trong xương là chứng người nghiện sợ nhất.
- Mạch môn: Có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, hoá đờm, chỉ phế
cùng A giao trị các chứng ho phát sinh từ phế.
- Cam thảo: Có tác dụng bổ tỳ vị hư nhược. Cùng đại táo điều hoà tác
dụng các vị thuốc.
Có thể thấy Heantos 4 đã tuân thủ chặt chẽ lý luận cơ bản của đông y
"phù chính, khu tà". Hỗ trợ người nghiện vượt qua hội chứng cai bằng tác
dụng hỗ trợ thể trạng chung, ngăn chặn sự phát sinh và phát triển của một số
triệu chứng cai cơ bản. Đặc biệt hỗ trợ người nghiện duy trì trạng thái tâm lý
tích cực, theo đuổi việc điều trị cai nghiện, đây là điểm khác biệt không thấy
ở các bài thuốc khác.
Heantos 4 đã qua phần nghiên cứu tiền lâm sàng. Kết quả trên động vật
thí nghiệm cho thấy Heantos 4 an toàn. Đề tài
“
Nghiên cứu tiền lâm sàng
thuốc Heantos 4
“ đã được Hội đồng Khoa học-Công nghệ Bộ y tế thành lập
theo quyết định số 1893/QĐ - BYT họp ngày 15 tháng 6 năm 2006 nghiệm
thu đánh giá: đạt hoàn thiện . Hội đồng cũng đã nhất trí đề nghị Bộ y tế cho
phép thử nghiệm lâm sàng thuốc Heantos 4.
8
Kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn I ở 14 bệnh nhân nghiện ma
túy nhóm opiats được điều trị bằng Heantos 4 với những mức liều khác nhau (
các phác đồ 1, 2, 3 khác nhau ở mức liều sử dụng ) bước đầu nhận thấy:
- Heantos 4 có tác dụng hỗ trợ điều trị cắt cơn cai nghiện ma túy nhóm
opiats.
- Bệnh nhân điều trị theo phác đồ 1 ( liều 6-7 viên Heantos 4/ lần
uống) có thời gian tồn tại của hội chứng cai ngắn nhất, hội chứng cai cũng
diễn ra nhẹ nhất. Bệnh nhân điều trị theo phác đồ 3 ( liều 2-3 viên Heantos 4/
lần uống) hội chứng cai diễn ra nặng nhất, thời gian tồn tại của hội chứng cai
cũng dài hơn cả.
- Không thấy xuất hiện tác dụng không mong muốn ở những bệnh
nhân nghiên cứu. Các chỉ số xét nghiệm sinh hoá, huyết học, điện tim biến đổi
trong giới hạn bình thường.
Kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn I bài thuốc Heantos 4 đã được
hội đồng khoa học kỹ thuật – Bé Y tế họp ngày 27 tháng 3 năm 2007 xem xét
đánh giá nghiệm thu. Hội đồng cũng thống nhất đề nghị Bộ Y tế cho phép thử
nghiệm lâm sàng giai đoạn II bài thuốc Heantos 4, với phác đồ được sử dụng
là phác đồ 1 trong nghiên cứu giai đoạn I. Bé Y tế cũng đã có công văn số
2024/BYT – K2ĐT ngày 3 tháng 4 năm 2007 cho phép Bệnh viện Tâm thần
TWI tiếp tục triển khai nghiên cứu lâm sàng giai đoạn II theo đúng các kết
luận và kiến nghị tại báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn I.
Nghiên cứu lâm sàng giai đoạn II bài thuốc Heantos 4 được tiến hành
tại Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Tâm thần TWI. Tổng số bệnh nhân
tham gia nghiên cứu giai đoạn II là 61 người được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm điều trị thuốc Heantos 4 gồm 31 người.
- Nhóm điều trị phác đồ ATK gồm 30 người.
Kết quả nghiên cứu giai đoạn II nhận thấy:
-Thuốc Heantos 4 có tác dụng hỗ trợ điều trị cắt cơn cai nghiện ma tuý
nhóm opiats.
+ Hiệu quả điều trị tương đương với phác đồ ATK.
9
+ Thuốc Heantos 4 có tác dụng giảm nhẹ rõ rệt mức độ biểu hiện và rút
ngắn thời gian tồn tại của 6/12 triệu chứng của hội chứng cai, đặc biệt giảm
nhẹ sự xuất hiện của các triệu chứng tiêu chảy, nôn và buồn nôn ở bệnh nhân
Heantos 4 còn có tác dụng giảm nhẹ các biểu hiện trầm cảm, lo âu có ở bệnh
nhân nghiện ma túy.
- Khi sử dụng thuốc Heantos 4 cắt cơn nghiện ma túy cả trên lâm sàng
và các chỉ số huyết học, sinh hóa, điện tim không thấy xuất hiện tác dụng
không mong muốn.
Sử dụng Heantos 4 để điều trị cắt cơn nghiện ma túy theo phác đồ trên
thấy đơn giản, an toàn hơn khi sử dụng thuốc ATK để điều trị hỗ trợ cắt cơn
cai nghiện ma túy nhóm opiats.
Kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn II thuốc Heantos 4 đã được
Hội đồng Khoa học – Kỹ thuật Bộ Y tế họp ngày 18 tháng 2 năm 2008
nghiệm thu . Hội đồng cũng đã thống nhất đề nghị Bộ Y tế cho phép tiến hành
nghiên cứu giai đoạn III. Bệnh viện Tâm thần TWI đã xây dựng đề cương
nghiên cứu lâm sàng giai đoạn III bài thuốc Heantos 4 và Bé Y tế đã có quyết
định số 2259/QĐ- BYT ngày 23 tháng 6 năm 2008 về việc phê duyệt đề cương
nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu đánh giá hiệu lực và tính an toàn bài thuốc
Heantos 4 hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy nhóm opiats giai đoạn III ”.
2.3. Tình hình nghiên cứu thuốc Heantos 4 ở nước ngoài
Thuốc Heantos 4 cũng đã được một trong những phòng thí nghiệm
hàng đầu của Cộng hoà Liên bang Đức (phòng thí nghiệm Sebastian Kneipp
Forschung, Labor fur Ruckstands-und Spuren analytik ) nghiên cứu phân tích
các chỉ số vÒ: hàm lượng kim loại nặng ( chì, cadimi, thuỷ ngân ) độ nhiễm
khuẩn, hàm lượng độc tố từ nấm (aflatoxin) và dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy:các chỉ số nghiên cứu của thuốc Heantos 4
đều nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn EU.
Từ cuối năm 2000 Bệnh viện Tâm thần và Tâm lý trị liệu thuộc trường
Đại học Essen, bang Nordrhein Westfalen - Cộng hoà Liên bang Đức đã
xây dựng đề cương nghiên cứu lâm sàng thuốc Heantos 4. Đề cương
10
nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức của Khoa Y, trường Đại học Essen
xem xét và cho phép thử nghiệm lâm sàng thuốc Heantos 4 ở 60 bệnh nhân
nghiện heroin. Cho đén nay nghiên cứu đã sắp kết thúc, kết quả sơ bộ cho
thấy thuốc không có tác dụng phụ nào đáng kể đối với những người đã tham
gia thử nghiệm.
11
III. Thuốc nghiên cứu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1. Thuốc Heantos 4 dùng trong nghiên cứu
Thuốc Heantos 4 dùng trong nghiên cứu này được sản xuất tại Công ty
cổ phần dược phẩm Nam Hà ngày sản xuất 10 tháng 10 năm 2008, có số lô
08102, hạn dùng tháng 4 năm 2011. Thuốc có hình thức là viên nang cứng
một nửa màu đỏ, một nửa màu vàng trong chứa bột thuốc màu nâu đen mùi
thơm dược liệu, vị đắng. Thuốc có độ tan rã không quá 30 phút, độ đồng đều
về khối lượng ± 7,5%, độ Èm không quá 9,0%, độ nhiễm khuẩn đạt yêu cầu
của Dược điển Việt Nam 3 mức 4, phụ lục 10.7. Độc tính bất thường đạt yêu
cầu của Dược điển Việt Nam 3, phụ lục 10.6. Bột thuốc thể hiện phép thử
định tính của các vị thuốc Đảng sâm, Cam thảo, Bình vôi, Táo nhân. Hàm
lượng Rotundin trong mỗi viên thuốc dao động từ 2,0mg đến 3,0mg. Lô thuốc
nghiên cứu đã được Bộ môn Dược lý- Trường Đại học Y Hà Nội kiểm tra và
xác nhận đạt yêu cầu về tiêu chuẩn cơ sở.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng tham gia nghiên cứu gồm 51 bệnh nhân nghiện ma túy nhóm
opiats vào điều trị cắt cơn nghiện tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Ninh trong
khoảng thời gian từ ngày 20 tháng 11 năm 2008 đến ngày 20 tháng 7 năm 2009.
3.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu
+ Tiêu chuẩn lâm sàng:
Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD
10
) nghiện ma tuý gồm
các tiêu chuẩn sau:
- Thèm muốn mãnh liệt dùng chất ma tuý.
- Có khả năng dung nạp cao đối với ma túy, cókhuynh hướng ngày càng
tăng liều sử dụng chất ma tuý để thoả mãn nhu cầu.
- Khó khăn trong việc kiểm soát hành vi sử dụng chất ma túy.
- Khi ngừng dùng chất ma tuý sẽ xuất hiện hội chứng cai buộc phải dùng
trở lại.
12
- Sao nhãng các thú vui, thích thó cũ, giành nhiều thời gian để tìm và sử
dụng ma túy.
- Biết rõ tác hại của chất ma túy mà vẫn tiếp tục dùng.
Bệnh nhân được chẩn đoán nghiện ma túy trên lâm sàng khi có 3/6 tiêu
chuẩn trên
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cai (theo phụ lục của quyết định
số 5070/QĐ- BYT ngày 12/12/2007)
Hội chứng cai gồm các dấu hiệu sau:
Thèm chất ma tuý; ngáp; chảy nước mắt, ngạt mòi hoặc hắt hơi; nổi da
gà hoặc ớn lạnh; đau cơ chuột rút; buồn nôn hoặc nôn; tiêu chảy; nhịp tim
nhanh hoặc huyết áp tăng; giãn đồng tử; co cứng cơ bụng; ngủ không yên.
Hội chứng cai (+) khi bệnh nhân có 3/12 triệu chứng trên.
+ Tiêu chuẩn cận lâm sàng:
XÐt nghiệm nước tiểu tìm Opiats dương tính (NT+).
3.2.2.Tiêu chuẩn loại trừ
Không đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân sau:
+ Những bệnh nhân xét nghiệm nước tiểu không tìm thấy chất ma tuý khi
mới vào viện (kết quả nước tiểu -).
+ Những bệnh nhân xét nghiệm nước tiểu tìm thấy chất ma tuý khi vào
viện (kết quả nước tiểu +) nhưng không có triệu chứng héi chứng cai.
+ Những bệnh nhân có bệnh cơ thể cấp, mạn tính đã có biểu hiện suy
giảm các chức năng nặng như suy tim, suy gan cÊp, mãn, suy hô hấp, suy
thận… và chống chỉ định dùng thuốc Heantos 4 và ATK.
+ Những bệnh nhân có HIV(+).
+ Những bệnh nhân có tổn thương thực thể não (động kinh, u não,
viêm não ).
+ Bệnh nhân tâm thần phân liệt, trầm cảm kèm theo nghiện ma túy.
13
3.2.3.Tiêu chuẩn loại trừ trong quá trình nghiên cứu.
Không đưa vào diện tổng kết nghiên cứu những trường hợp sau:
+ Những trường hợp sau khi vào viện xét nghiệm máu có HIV (+).
+ Những trường hợp có chỉ số chức năng gan (SGOT, SGPT, γGT,
Bilirubin) cao gấp 3 lần bình thường.
+ Những trường hợp trong quá trình điều trị phát hiện có bệnh lý cơ thể,
tâm thần, não…chống chỉ định dùng thuốc Heantos 4.
+ Những trường hợp phải dừng nghiên cứu khi có lý do chính đáng.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu với hồ sơ nghiên cứu được thiết kế chuyên biệt chi
tiết đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu lâm sàng
mở đánh giá trực tiếp trên cơ sở theo dõi điều trị trong 7 ngày, có so sánh
trước, sau.
3.3.1.Các bước tiến hành
- Thiết kế hồ sơ nghiên cứu, các chỉ số theo dõi đánh giá diễn biến bệnh
và kết quả điều trị đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu.
- Tổ chức tập huấn:
+ Tập huấn cho nhóm bác sỹ về phương pháp sử dụng thuốc Heantos 4,
cách ghi chép hồ sơ, cách theo dõi đánh giá diễn biến của hội chứng cai trên
lâm sàng và tác dụng phụ nếu có, cách xử trí cấp cứu người bệnh…
+ Tập huấn cho điều dưỡng và các nhân viên y tế khác về cách theo dõi
các chỉ số sinh lý mạch, nhiệt độ, huyết áp…theo dõi tình trạng ăn, ngủ và
các diễn biến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, cách chăm sóc bệnh
nhân và cách ghi chép hồ sơ bệnh án phần theo dõi bệnh nhân của các
điều dưỡng viên.
3.3.2. Quy trình tiếp nhận, điều trị nghiên cứu
- Những trường hợp có đơn tự nguyện tham gia nghiên cứu và đáp ứng
đầy đủ các tiêu chuẩn bệnh nhân nghiên cứu.
14
- Tổ chức đăng ký tiếp xúc từng bệnh nhân nghiện ma túy xin vào viện.
- Bệnh nhân nghiên cứu được đón tiếp tại 1 phòng riêng, được giải thích về
ý nghĩa công việc, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia vào nghiên cứu, được phổ
biến nội quy, thay toàn bộ tư trang và kiểm tra loại trừ các chất ma tuý mang
theo. Sau đó mới chuyển đến phòng điều trị.
- Các bác sĩ thăm khám lâm sàng, làm hồ sơ bệnh án.
- Tiến hành xét nghiệm nước tiểu tìm chất ma tuý, xét nghiệm máu, điện
tim, test tâm lý lần 1 ở ngày đầu tiên vào viện.
- Bệnh nhân được uống thuốc khi bắt đầu có triệu chứng cai. Tiếp đó
hàng ngày bệnh nhân uống thuốc theo phác đồ, bác sĩ thăm khám, theo dõi
diễn biến bệnh, ghi chép đầy đủ vào hồ sơ, giải quyết các vấn đề nảy sinh.
- Quá trình điều trị, hai ngày một lần xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra
chất ma tuý.
- Các xét nghiệm máu, điện tim, test tâm lý lần 2 được làm vào ngày thứ 7
trước khi ra viện.
- Hàng ngày các bác sĩ điều trị thăm khám bệnh nhân và ghi chép hồ sơ
bệnh án Ýt nhất 5 lần đánh giá cho điểm các triệu chứng cai đã xuất hiện ở
từng bệnh nhân theo bảng đánh giá hội chứng cai (có phụ lục).
- Sau 7 ngày bệnh nhân ra viện tiến hành tổng kết hồ sơ bệnh án, ghi
chép những thông tin ghi nhận được vào mẫu hồ sơ chung (có phụ lục)
3.4. Phác đồ điều trị:
3.4.1. Phác đồ điều trị nhóm bệnh nhân nghiên cứu dùng thuốc Heantos 4:
Là phác đồ I trong nghiên cứu giai đoạn I đã được Hội đồng KH – CN
Bé Y tế họp đánh giá nghiệm thu ngày 27 tháng 3 năm 2007 lùa chọn và Bộ
Y Tế đã có công văn số 2024/BYT – K2ĐT ngày 3 tháng 4 năm 2007 cho
phép sử dụng trong nghiên cứu giai đoạn II. Cụ thể nh sau:
- Ngày thứ nhất(24 giờ kể từ lần dùng ma tuý cuối cùng).
15
Uống 2 lần mỗi lần từ 6- 7 viên (tuỳ theo tình trạng bệnh nhân).
Khoảng cách giữa 2 lần uống là từ 6- 8 giê.Uống lần đầu khi bệnh nhân xuất
hiện hội chứng cai.
- Ngày thứ 2 và thứ 3.
Uống 2 lần vào buổi trưa và buổi tối sau khi ăn, mỗi lần từ 6- 7 viên.
- Ngày thứ 4 đến ngày thứ 7.
Uống 1 lần từ 6- 7 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ.
3.5. Chỉ tiêu nghiên cứu
3.5.1.Nghiên cứu lâm sàng.
+ Đánh giá mức độ nghiện của bệnh nhân.
Dựa vào bảng điểm Himmelback cải tiến có bổ sung 4 triệu chứng:
dị cảm, mạch nhanh, thèm chất ma túy, tăng thân nhiệt và bỏ 7 triệu chứng
không có trong ICD 10 và DSM III-R: (mệt mỏi, đau lưng, nóng ngực, khô
cổ, nhức đầu, tăng huyết áp, hôn mê, xuất huyết). Nguyên tắc xây dựng bảng
điểm của Himmelbach dựa vào mức độ nặng, nhẹ, tính chất của triệu chứng
để cho điểm (thấp nhất 1 điểm, cao nhất 3 điểm), không dựa vào tần số xuất
hiện của triệu chứng.( có tham khảo một số đề tài đã được nghiệm thu).
Bảng đánh giá mức độ nghiện Himmelbach
STT Triệu chứng Điểm
1.
Ngáp 1
2.
Chảy nước mắt, nước mũi 1
3.
Tăng thân nhiệt 1
4.
Toát mồ hôi, ớn lạnh nổi da gà 2
5.
Thèm chất ma túy 2
6.
Đau mỏi các khớp 2
7.
Mất ngủ 2
8.
Tiêu chảy 2
9.
Mạch nhanh (> 90 ck/1 phót) 2
10.
Buồn nôn, nôn 3
11.
Dị cảm (dòi bò trong xương) 3
12.
Dãn đồng tử 3
16
Tổng số điểm 24
Dựa vào điểm số chia 3 mức độ nghiện:
+ Nghiện nhẹ: < 8 điểm.
+ Nghiện trung bình: 8 - 16 điểm.
+ Nghiện nặng: > 16 điểm.
Theo dõi diễn biến hàng ngày của hội chứng cai, cuối đợt điều trị thống
kê, cho điểm và xếp loại mức độ nghiện theo tiêu chuẩn trên.
+Đánh giá diễn biến hội chứng cai:
Đánh giá và cho điểm các triệu chứng cai theo Bảng đánh giá hội chứng
cai. Bảng đánh giá được xây dựng trên nguyên tắc:
- Đánh giá chủ quan của bệnh nhân (bằng hình thức phỏng vấn)
- Những biểu hiện khách quan của bệnh nhân thể hiện ra (bằng quan sát).
BẢNG ĐÁNH GIÁ HỘI CHỨNG CAI
1. Ngáp:
0 điểm: Không ngáp
1 điểm: Ngáp 1 - 2 lần/phút vào thời gian dùng CMT.
2 điểm: Ngáp ≥ 3 lần/phút hoặc ngáp liên tục.
2. Nổi da gà, ớn lạnh:
0 điểm: Không bị nổi da gà hoặc ớn lạnh.
1 điểm: Nổi da gà Ýt, sờ vào mới thấy hoặc ớn lạnh từng lúc.
2 điểm: Nổi da gà nhiều, nhìn thấy rõ hoặc ớn lạnh nhiều yêu
cầu được đắp chăn, sưởi Êm.
3. Thèm chất ma túy:
0 điểm: Không thèm
1 điểm: Thèm nhưng chịu đựng được
2 điểm: Không chịu được, yêu cầu được dùng CMT
17
4. Đau cơ, chuột rút :
0 điểm: Không bị đau mỏi cơ, chuột rút.
1 điểm: Đau mỏi cơ, chuột rút từng lúc bệnh nhân chịu được
2 điểm: Đau cơ, chuột rút nhiều, yêu cầu can thiệp hoặc tự có những tư
thế, động tác làm giảm nhẹ đau cơ, chuột rút.
5. Tiêu chảy:
0 điểm: Đi phân bình thường
1 điểm: Đi ngoài phân nát từ 1 - 4 lần/ngày
2 điểm: Đi phân lỏng có nước > 4 lần/ngày
6. Dãn đồng tử:
0 điểm: Đồng tử giãn ≤ 2mm
1 điểm: Giãn > 2 - 4mm
2 điểm: Giãn ≥ 4mm
7. Chảy nước mắt:
0 điểm: Không chảy nước mắt.
1 điểm: Rơm rớm nước mắt.
2 điểm: Nước mắt chảy nhìn thấy rõ.
8.Ngạt mũi, hắt hơi:
0 điểm: Không bị ngạt mũi, hắt hơi.
1 điểm: Ngạt mũi nhẹ, hắt hơi 1-3 lần/phút vào thời gian dùng CMT.
2 điểm: Ngạt mũi nhiều phải dùng thuốc hoặc hắt hơi liên tục.
9. Mạch nhanh, huyết áp tăng:
0 điểm: Mạch ≤ 80 lần/phút. Huyết áp tối đa trong khoảng 90 – 140
mmHg, huyết áp tối thiểu < 90 mmHg
1 điểm: Mạch > 80 lần/phút đến <100 lần/phút. Huyết áp tối đa trong
khoảng 140- 160 mmHg, huyết áp tối thiểu > 90 mmHg.
18
2 điểm: Mạch ≥ 100 lần/phút. Huyết áp tối đa > 160 mmHg, huyết áp
tối thiểu > 90 mmHg.
10. Ngủ không yên:
0 điểm: Không mất ngủ
1 điểm: Ngủ được 1 - 2h mỗi đêm
2 điểm: Hoàn toàn không ngủ được trong đêm
11. Co cứng cơ bụng:
0 điểm: Không có co cứng cơ bụng.
1 điểm: Xuất hiện, tồn tại từng lúc chịu đựng được
2 điểm: Co cứng cơ bụng từng lúc hoặc thường xuyên khó chịu phải thực
hiện những động tác, hành vi để làm giảm nhẹ hoặc yêu cầu thầy thuốc can
thiệp.
12. Buồn nôn, nôn:
0 điểm: Không buồn nôn, không nôn.
1 điểm: Chỉ buồn nôn, nôn khan
2 điểm: Nôn ra nước hoặc thức ăn làm bệnh nhân không dám ăn hoặc ăn
Ýt.
* Cách theo dõi và cho điểm
Hàng ngày các bác sỹ trong nhóm nghiên cứu theo dõi, ghi chép các triệu
chứng cai xuất hiện ở bệnh nhân. Nhận xét diễn biến mức độ nặng nhẹ của
từng triệu chứng theo bảng đánh giá hội chứng cai ở những thời điểm khác
nhau (trước và sau uống thuốc). Hết ngày bác sỹ điều trị kiểm tra lại và cho
điểm các triệu chứng cai xuất hiện trong ngày. Mỗi triệu chứng cai được đánh
giá và cho điểm ở mức cao nhất mà triệu chứng đó đã thể hiện trong ngày.
Điểm số của triệu chứng cai được ghi vào bảng theo dõi hội chứng cai:
Không điểm không ghi, một điểm ghi dấu (+); hai điểm ghi (++).
19
* Đánh giá mức độ nặng nhẹ của từng triệu chứng cai và chung của hội
chứng cai theo tỷ lệ % của TSĐ đạt được/TSĐ tối đa. Cụ thể chúng tôi chia
ra 4 mức độ như sau:
- Nặng từ 76 - 100% TSĐ tối đa
- Vừa từ 51 - 75% TSĐ tối đa
- Nhẹ từ 26 - 50% TSĐ tối đa
- Rất nhẹ từ 0 - 25% TSĐ tối đa
+ Tình trạng cơn cai: số lần xuất hiện, thời gian tồn tại, thay đổi trước và sau
khi dùng thuốc
+ Theo dõi toàn trạng bệnh nhân: Mạch, nhiệt độ, huyết áp
+ Tình trạng cân nặng: Khi vào và khi ra.
+ Tác dụng không mong muốn:
Ghi chép, mô tả và nhận xét những tác dụng không mong muốn xuất
hiện trong quá trình điều trị.
Đánh giá và cho điểm tác dụng không mong muốn của thuốc qua các
mức độ:
- Không xuất hiện : 0 điểm
- Có tác dụng phụ nhưng không phải điều trị : 1 điểm
- Có tác dụng phụ phải điều trị : 2 điểm
- Có tác dụng phụ nghiêm trọng phải điều trị tích cực : 3 điểm
3.5.2. Nghiên cứu cận lâm sàng
+ Xét nghiệm nước tiểu tìm chất ma túy
Bệnh nhân được lấy nước tiểu để xét nghiệm tìm opiats 4 lần trong quá
trình điều trị: Lần đầu tiên khi bệnh nhân vào viện, những lần sau vào buổi
sáng các ngày thứ 3, 5, 7 của quá trình điều trị.
Bệnh nhân được lấy nước tiểu và xét nghiệm tìm chất ma túy bằng que
thử nhanh của Mỹ ngay tại nơi điều trị. Việc lấy nước tiểu do các điều dưỡng
viên thực hiện, thử và đọc kết quả do bác sỹ thực hiện. Trong trường hợp nghi
20
ngờ xét nghiệm lại bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng. Xét nghiệm được tiến
hành tại Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.
+ Các xét nghiệm sinh hóa máu, huyết học
Tiến hành các xét nghiệm sinh hóa máu, huyết học: công thức máu, máu
lắng, hemoglobin, hematocrit, SGOT, SGPT, bilirubin, urê, creatinin, protein
toàn phần 2 lần trong quá trình nghiên cứu. Lần đầu khi bệnh nhân vào viện. Lần
2 vào ngày thứ 7 trước khi bệnh nhân ra viện.
Tiến hành các xét nghiệm bằng máy phân tích sinh hóa lâm sàng Human
Lyzer của hãng Human (Cộng hòa Liên bang Đức) sản xuất năm 2000 theo
tiêu chuẩn ISO 9001.
Chỉ đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân có chỉ số huyết học lần đầu với
(số lượng hồng cầu, hemoglobin, số lượng bạch cầu ) trong giới hạn bình
thường, chỉ số men gan (SGOT, SGPT) không cao quá 3 lần giới hạn cho phép,
chỉ số về chức năng thận (urê, creatinin huyết) không quá cao.
So sánh các chỉ số sinh hóa, huyết học trước và sau điều trị để đánh giá:
- Ảnh hưởng của thuốc đến chức năng tạo huyết, miễn dịch
- Ảnh hưởng của thuốc đến chức năng gan, thận, thể trạng chung.
+ Xét nghiệm phân tích sinh hóa nước tiểu
Xét nghiệm phân tích sinh hóa nước tiểu 2 lần trong quá trình điều trị.
Lần đầu khi vào viện, lần 2 ở ngày thứ 7.
Dùng máy phân tích nước tiểu Cliniter loại 10 thông số do hãng Bayer sản
xuất năm 1996.
+ Điện tâm đồ: Bệnh nhân được làm điện tim 2 lần, lần đầu trước khi
điều trị và lần 2 sau khi đã điều trị 7 ngày. Điện tim ddược làm bằng máy
điện tim Model 6851 của hãng Nihon Kohden Nhật bản do các cán bộ khoa
Chẩn đoán chức năng Bệnh viện Tâm thần TWI thực hiện.
+ Các test tâm lý
21
Bệnh nhân được làm các test tâm lý Beck, Zung 2 lần ở ngày thứ 1 ngay
sau khi bệnh nhân vào viện và ngày thứ 7 trước khi ra viện. Các test này đã
được chuẩn hóa quốc gia.
Nghiệm pháp Beck (Beck depression Inventory): Đánh giá mức độ trầm
cảm, bao gồm 21 đề mục đánh số từ 1 - 21, ở mỗi đề mục có ghi 4 tình huống
để người đọc nhận cảm về trạng thái của mình. Người bệnh sau khi đọc cẩn
thận tất cả các tình huống có thể và chọn ra một tình huống mô tả gần giống
như tình trạng mà bệnh nhân cảm thấy trong một tuần qua kể cả hôm nay.
Người bệnh phải được bảo đảm chắc chắn là đọc tÊt cả các câu phát biểu
trước khi lựa chọn. Ở mỗi đề mục người bệnh đánh dấu chéo ở đầu câu
phát biểu mà họ đã chọn (không để sót đề mục nào).
Các mức độ trầm cảm được đánh giá qua 3 mức độ theo các mức điểm
như sau (chuẩn hóa ở Việt Nam theo Viện Tâm lý giáo dục):
+ Tổng số điểm 3 x 21 = 63
+ Bình thường ≤ 13
+ Trầm cảm nhẹ 14 - 19
+ Trầm cảm trung bình 20-29.
+ Trầm cảm nặng > 30
* Thang tự đánh giá lo âu (Self Rating Anxiety Scale) của W.W.K.Zung:
Nghiệm pháp này gồm 20 câu phát biểu đánh số từ 1 - 20. Mỗi câu phát biểu
được đánh giá theo 4 mức độ thời gian mà người bệnh cảm nhận được. Sau
khi đọc cẩn thận, người bệnh tiến hành trong thời gian 3 phút, đánh dấu chéo
vào 1 trong 4 ô chia mức độ thời gian mà bệnh nhân cảm nhận qua mỗi câu
phát biểu. Điểm cũng được tính từ 1 - 4 điểm cho mỗi câu phát biểu. Sau đó
cộng cả 4 cột điểm của 20 câu cho kết quả đánh giá nh sau (chuẩn hóa theo
Viện Tâm lý - giáo dục):
Tổng sè 20 x 4 = 80 điểm
22
- Có lo âu ≥ 50% (≥ 40 điểm)
- Không có lo âu < 50% (< 40 điểm)
3.6. Chỉ tiêu đánh giá kết quả
2.6.1. Tiêu chuẩn bệnh nhân cắt cơn nghiện bằng thuốc Heantos 4 thành công.
Bệnh nhân uống thuốc Heantos 4 đúng phác đồ, điều trị đủ liệu trình,
không còn hội chứng cai khi ra viện, kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm opiats
và test naloxone khi ra viện âm tính.
2.6.2. Tiêu chuẩn bệnh nhân điều trị Heantos 4 không thành công.
+ Những bệnh nhân trong giai đoạn điều trị nghiên cứu có sử dụng
thuốc khác không tuân thủ đúng phác đồ dùng thuốc Heantos 4.
+ Những trường hợp xin thôi không sử dụng Heantos 4.
+ Những trường hợp không thực hiện đủ quy trình điều trị nghiên cứu vì
tự thấy thuốc không có tác dụng.
+ Kết thúc liệu trình test opiats còn (+) và test naloxone còn (+).
* Những trường hợp điều trị đủ liệu trình kết quả được chia làm 4 loại:
Loại
Chỉ tiêu
A
(tốt)
B
(khá)
C
(trung bình)
D
(kém)
Thời gian cắt cơn
nghiện
2 - 3 ngày 4 - 5 ngày 6 - 7 ngày > 7 ngày
Diễn biến hội chứng
cai
Âm tính Âm tính Âm tính Âm tính
XN Opiates nước tiểu Âm tính Âm tính Âm tính Âm tính
3 .7. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng máy vi tính với phần mềm Stata 10.0
23
IV.Kết quả nghiên cứu.
4.1. Mét sè đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu
4.1.1. Tuổi
Bảng 1: Phân bố tuổi ở nhóm bệnh nhân.
Lứa tuổi n %
≤ 20 1 1.96
21- 30 13 25.49
31- 40 25 49.02
≥ 41 12 23.53
Tổng sè 51 100
Đa số bệnh nhân được nhận vào điều trị cắt cơn ở nhóm nghiên cứu và
đối chứng có độ tuổi từ 21- 40 tuổi.
4.1.2.Giới.
Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều là nam giới.
4.1.3.Trình độ văn hoá.
Bảng 2: Trình độ văn hóa ở nhóm bệnh nhân.
Trình độ văn hóa n %
Cấp I 5 9.80
Cấp II 27 52.94
Cấp III 19 37.26
TC- CĐ - ĐH 0 0
Tổng sè 51 100
Đa số bệnh nhân của nhóm nghiên cứu và đối chứng có trình độ văn hoá
cấp 2 và cấp 3.
4.1.4. Nghề nghiệp.
Bảng 3: Nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân.
Nghề nghiệp n %
Không nghề 23 45.10
24
Lái xe 7 13.73
Kinh doanh 5 9.80
Làm ruộng 13 25.49
Thợ tù do 3 5.88
Tổng sè 51 100
Đa số bệnh nhân là không có nghề nghiệp 45,10% và làm ruộng
(25,49%) số bệnh nhân còn lại rải rác làm các nghề khác nhau lái xe, kinh
doanh, thợ tự do…
4.1.5.Thời gian nghiện ma tuý
Bảng 4: Phân bố bệnh nhân theo thời gian nghiện ma túy.
Thời gian nghiện n %
< 1 năm 1 1.96
1- 5 năm 21 41.18
6- 10 năm 22 43.14
> 10 năm 7 13.72
Tổng sè 51 100
Đa số bệnh nhân nghiên cứu đã có thời gian nghiện từ 1-5năm và từ 6 -10
năm. Có 7 bệnh nhân (13,72%) nghiện trên 10 năm.
25