ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP MATXA BỤNG
TRONG ĐIỀU TRỊ CHẬM NHU ĐỘNG RUỘT
Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
CNDD: Trần Phương Hạnh, Vương Xuân Bình
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở trẻ sơ sinh thông thường sau khi ra đời 6 đến 10 giờ bắt đầu bài tiết
phân có mầu xanh lục, mầu đen hoặc mầu nâu đen gọi là phân su, sang ngày thứ
2 thứ 3 trẻ bài tiết ra phân mang tính chất quá độ pha lẫn nửa đen nửa vàng, đến
ngày thứ 4 phân bắt đầu chuyển sang mầu vàng, hoa cà hoa cải.
Tần suất đi ngoài ở trẻ sơ sinh khá đa dạng (khác nhau giữa bé này với bé
khác, hoặc thời điểm này với thời điểm khác). Có trẻ đi 6 - 8 lần / ngày, song
cũng có trẻ 1 - 2 lần / ngày. Những ngày đầu mới sinh, trẻ thường đi nhiều lần
trong ngày hơn so với những ngày sau.
Trẻ sơ sinh ≥ 24 giờ chưa đi ngoài, mặc dù trước đó trẻ đã đi ngoài hết
phân su, phân sệt hoặc khô, đóng thành khuôn nhỏ đầu bãi hoặc cả bãi được gọi
là chậm nhu động ruột ở trẻ sơ sinh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm bài tiết phân hàng ngày ở trẻ sơ
sinh, như chế độ ăn, do sữa, do giảm vận động… song nguyên nhân dễ thấy nhất
là do nhu động ruột của trẻ kém hoặc không đủ mạnh để bài tiết phân ra ngoài
và đồng thời phản xạ rặn của trẻ sơ sinh còn yếu.
Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm trẻ quấy khóc, ăn kém, ngủ kém và đôi
khi bụng chướng nhẹ, dễ nôn trớ và có lúc hậu môn rách, chảy máu. Trẻ chậm
lên cân. Đây chính là điều băn khoăn, lo lắng không nhỏ của các bà mẹ đang
điều trị tại khoa Sơ sinh
Trong nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp matxa bụng cho trẻ sẽ
làm tăng nhu động ruột và giúp trẻ có phản xạ rặn tốt hơn. Tuy nhiên ở trẻ sơ
sinh ít được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá
hiệu quả của phương pháp mát xa bụng trong điều trị chậm nhu động ruột
ở trẻ sơ sinh”
1
2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Gồm tất cả các bệnh nhân nằm điều trị tại khoa sơ sinh có đủ tiêu chuẩn
chẩn đoán
- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng:
o Trẻ sơ sinh đã đi ngoài hết phân su, bú mẹ được hoặc nuôi dưỡng
bằng đường miệng.
o Được chẩn đoán chậm nhu động ruột
- Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu:
Tình trạng trẻ nặng: như suy hô hấp, suy tuần hoàn, viêm ruột hoại tử,
nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch
- Trẻ có dị tật bẩm sinh gây cản trở lưu thông đường ruột.
2.2. Thời gian và địa điểm
Từ ngày 20/12/2011 đến ngày 20/3/2012 tại khoa Sơ Sinh – Viện Nhi
Trung Ương
2.3. Phương pháp ngiên cứu
Can thiệp lâm sàng phân nhóm có đối chứng
2.4. Cách thức tiến hành
- Chọn ngẫu nhiên trẻ vào hai nhóm N1 và N2, là những trẻ vào viện hoặc
từ khu hồi sức sơ sinh đã qua giai đoạn cấp cứu được chuyển lên nằm
cùng mẹ mà qua một ngày (>24 giờ) quan sát không thấy đi ngoài. Hai
nhóm này được nằm ở hai khu riêng biệt không quan sát được nhau.
Nhóm N (nhóm có matxa): Những trẻ này được xoa bụng theo
đường đi của cung đại tràng từ phải qua trái (theo chiều kim đồng
hồ) vào khoảng giữa hai bữa ăn trong thời gian 3 - 5 phút / lần.
Đồng thời kết hợp với gập duỗi và matxa chân để tạo thêm phản xạ
mót rặn cho trẻ.
Nhóm N2 (nhóm chứng): không có matxa
- Thông số đánh giá hiệu quả của phương pháp: số lần đại tiện sau mỗi
ngày matxa, triệu chứng trong ngày (bụng chướng, nôn trớ, quấy khóc,
kém ngủ), số lần matxa, loại sữa trẻ ăn, cân nặng.
- Trẻ ở cả hai nhóm N1 và N2 sau 72 giờ không đại tiện đều được thụt hậu
môn bằng Microlax Babe.
2
2.5. Phương pháp phân tích số liệu
o Các số liệu thu thập theo bệnh án nghiên cứu thống nhất.
o Nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Đặc điểm chung cua nhóm nghiên cứu
- Tuổi và giới:
Bảng 1: Đặc điểm chung về tuổi, giới và cân nặng lúc đẻ (n = 42)
Tuổi thai (tuần)
33,97 ± 3,54
Cân nặng lúc đẻ (gram)
2127,60 ± 829,45
Giới tính
Nam
0,95 ± 0,67
Nữ
0,87 ± 0,58
Nhận xét:
Trong 42 bệnh nhân nghiên cứu (21 bệnh nhân được matxa và 21 bệnh
nhân không được matxa) đều có tuổi thai từ 29 đến 40 tuần. Tuổi thai trung bình
của nhóm nghiên cứu là 33,97 ± 3,54 tuần và có cân nặng từ 700 đến 4000
gram. Cân nặng trung bình là 2127,60 ± 829,45 gram.
- Đặc điểm của hai nhóm khi bắt đầu nghiên cứu:
Bảng 2: Đặc điểm của hai nhóm khi bắt đầu nghiên cứu
Nhóm có matxa
n = 21
Nhóm không
matxa
n = 21
P
Cân nặng khi NC
(gram)
2502,43 ± 723,21 2276,23 ± 897,71
0,222
Tuổi khi NC
( ngày)
28,06 ± 17,39 23,47 ± 11,60
0,505
Thời gian chưa đại
tiện trước khi NC
(giờ)
38,72 ± 13,12 35,14 ± 8,62
0,511
Nhận xét:
3
Cả hai nhóm bệnh nhân khi bắt đầu nghiên cứu đều không khác biệt về
cân nặng, ngày tuổi và số giờ chưa đi đại tiên (p > 0,05).
- Chế độ ăn của trẻ hàng ngày:
Bảng 3: So sánh loại sữa
Loại sữa trẻ ăn hàng ngày
n
Sữa mẹ
Sữa công
thức
Hỗn hợp
N1
N2
10 (47,6 %)
8 (38,1 %)
4 (19 %)
3 (14,3 %)
7 (33,3 %)
10 (47,8 %)
21 (100 %)
21 (100 %)
P 0,639
Nhận xét:
Chế độ ăn của hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.3. Kết quả của matxa đến trẻ sơ sinh chậm nhu động ruột
- Thay đổi các triệu chứng lâm sang:
Bảng 4: So sánh hiệu quả của matxa sau 5 ngày nghiên cứu
Đại tiện
sau 1 ngày
nghiên cứu
Đại tiện sau 2 ngày nghiên
cứu
Đại tiện
trung
bình/ngày
Không đại
tiện lần nào
Đại tiện ít
nhất 1 lần
Nhóm có
matxa (n = 21)
Nhóm không
matxa (n = 21)
6
(28,57 %)
2
(9,52 %)
1
(4,76 %)
8
38,09 %
20
(95,24 %)
13
(61,90 %)
1,4 ± 0,5
0,4 ± 0,3
P 0,000
Nhận xét:
Sau năm ngày nghiên cứu, ở nhóm matxa, số lần đại tiện trung bình/ngày
là 1,4 ± 0,5, trong khi đó, ở nhóm không matxa, số liệu này chỉ đạt 0,4 ± 0,3. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê: P < 0,05.
Bảng 5: So sánh các triệu chứng sau khi nghiên cứu
Triệu
chứng
Ngày
NC
Nhóm có matxa Nhóm không matxa
P
n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%)
4
Bụng
chướng
1
2
3
15
6
0
71,43
28,57
0
14
7
5
66,67
33,33
23,21
0,011
Nôn trớ
1
2
3
3
5
1
14,29
23,81
4,76
1
5
8
4,76
23,81
38,10
0,026
Nhận xét:
Ở nhóm có matxa, tỉ lệ trẻ bị chướng bụng ở ngày nghiên cứu thứ nhất
(71,43 %) đã giảm rõ rệt sau ba ngày matxa (0%). Trong khi đó, ở nhóm không
matxa, tỉ lệ này giảm ít hơn (từ 66,67% xuống 23,81%). Kết quả này có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05.
Ở nhóm được matxa, tỉ lệ nôn trớ sau ba ngày nghiên cứu cũng giảm rõ
rệt (từ 14, 29% xuống 4,76%). Trong khi đó ở nhóm không matxa, sau ba ngày
nghiên cứu, tỉ lệ nôn trớ không những không giảm mà còn tăng lên (từ 4,76%
lên 38,10%).
Bảng 6: Sự thay đổi cân nặng của trẻ sau năm ngày nghiên cứu
Cân nặng tăng (gram) P
Nhóm có matxa
Nhóm không matxa
152,87 ± 70,79
40,28 ± 72,15
0,035
Nhận xét:
Sau năm ngày nghiên cứu, cân nặng tăng thêm ở nhóm có matxa là
152,87 ± 70,79 gram và ở nhóm không matxa là 40,28 ± 72,15 gram. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê: P < 0,05.
4. BÀN LUẬN
4.1. Đăc điểm chung
4.2.Kết quả của phương pháp matxa
5
5.KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu ,rút ra một số nhận xét sau:
- Matxa bụng là một phương pháp điều trị chậm nhu động ruột bài tiết phân
hàng ngày ở trẻ sơ sinh có hiệu quả.
- Matxa bụng là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng có ý nghĩa
trong điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh, vì không tốn kém, tránh được triệu
chứng chướng bụng, nôn trớ , giúp trẻ ăn tốt ngủ tốt hơn và lên cân tốt
hơn. Qua đó tư vấn, hướng dẫn cho các bà mẹ giúp họ tự tin, biết cách
chăm sóc trẻ, góp phần thưc hiện tốt hơn khẩu hiệu của Bệnh viện: “ Sự
hài lòng của người bệnh là niềm tự hào của chúng ta”.
Khuyên nghị:
Nên chăng: matxa bụng cũng là một thủ thuật không thể thiếu trong công
tác chăm sóc trẻ sơ sinh táo bón hàng ngày. Matxa nói chung và matxa bụng nói
riêng cũng là một nội dung trong nói chuyện sức khỏe với các bà mẹ.
6