MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người, phụ nữ (PN) đã có vai
trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (XH), từ phạm vi gia
đình đến cả cộng đồng. Vì vậy, phụ nữ là một lực lượng XH to lớn.
Phải khẳng định, sức sống mãnh liệt của tư tưởng Hồ Chí Minh
(TTHCM) chính là chủ nghĩa nhân đạo cao cả, tất cả vì con người, lấy con
người làm điểm xuất phát, là mục tiêu của mọi tư tưởng (TT), hành động cách
mạng (CM). Tư tưởng này được thể hiện sinh động nhất trong cách nhìn của
Người đối với vấn đề PN. Ngay trong thời kỳ tìm đường cứu nước, Hồ Chí
Minh đã đánh giá đúng đắn vị trí và tầm quan trọng của PN đối với sự phát
triển của XH nói chung và dân téc (DT) Việt Nam (VN) nói riêng. Không chỉ
dừng lại ở đó, là nhà TT, lý luận CM lớn của DT, Hồ Chí Minh còn thấy rõ
tầm quan trọng của sự nghiệp giải phóng PN, coi đó là thước đo của trình độ
văn minh: "Nếu không giải phóng phụ nữ (GPPN) thì không GP một nửa loài
người". Có thể nói, đây chính là lý do quan trọng nhất để TTHCM không bị
lỗi thời bởi sự vận động nghiệt ngã nhưng rất công bằng của lịch sử (LS).
Cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin, TTHCM là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động CM của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN).
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, PNVN ở thời đại Hồ Chí Minh đã được
GP về cơ bản và có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp GPDT, GP giai
cấp (GC) và GPXH.
Ngày nay, Đảng CSVN đang kế thừa, vận dụng và phát triển TTHCM
về vấn đề GPPN lên tầm cao mới, phù hợp với yêu cầu của thời đại. Vì vậy,
chúng tôi chọn đề tài này nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn nữa TTHCM về
vấn đề đó trong các giai đoạn phát triển của DT, đặc biệt là ở thời kỳ đổi mới.
1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề GPPN được nhiều nghiên cứu đề
cập tới với những hình thức và mức độ khác nhau. Ngay từ những ngày đầu
của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành sự quan tâm thích đáng trong
việc đề ra chủ trương, đường lối, chính sách nhằm thực hiện vấn đề giải
phóng phụ nữ.
Nghiên cứu vấn đề phụ nữ trong TTHCM đến nay chúng tôi thấy có
một số Ên phẩm của Nhà xuất bản phụ nữ: "Hồ Chí Minh với vấn đề giải
phóng phụ nữ" (1970); "Bác Hồ với phát triển phụ nữ Việt Nam" (1982);" Hồ
Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ" (1990) Trong đó chủ yếu thống
kê các bài nói, bài viết của Người về vấn đề giải phóng phụ nữ. Một số luận
án thạc sĩ Lịch sử Đảng, Triết học, Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải
phóng phụ nữ: "Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ trong cách mạng
Việt Nam" của Đặng Thị Lương (1993); "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải
phóng phụ nữ" của Lê Minh Hà (1995). Một số luận văn cử nhân cao cấp đề
cập đến vấn đề phụ nữ như: "Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ" của Vũ Văn
Vinh (2000); "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ" của Vũ Thị Thúy
Nhơn (2000); "Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ" của Đào
Tố Uyên (2003); Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ vào
hoạt động thực tiễn của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới" của Trương thị Thu Thủy (2006), v.v
Gần đây, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (TWHLHPNVN),
Trung tâm nghiên cứu khoa học về PN, Bảo tàng PN đã tổ chức nhiều hội
thảo khoa học về vấn đề này và sản phẩm của nó đã được công bố trên các tạp
chí, sách, báo và các hình thức xuất bản khác. Các luận án tiến sĩ cũng đã đề
cập đến nội dung cụ thể của TT này. Theo đó, các nhà khoa học đã khái quát
một số nội dung của TTHCM về GPPN và biểu hiện sinh động của TT Êy
trong quá trình CMVN. Tuy vậy, cho đến nay, chưa có một đề tài có tính
chuyên khảo nào nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề này.
2
3. Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
- Đề tài chỉ nghiên cứu nội dung TTHCM về vấn đề GPPN và biểu
hiện giá trị thực tiễn trong CMVN. TT này vừa giàu tính lý luận vừa có giá trị
thực tiễn. Vì vậy, đề tài có nhiệm vụ sau:
- Chứng minh tính tất yếu của vấn đề GPPN trong LS phát triển nhân
loại, theo đó cũng chính là yêu cầu của LSVN.
- Làm sáng tỏ những quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề GPPN và
sự vận dụng trong công cuộc đổi mới. Theo đó bước đầu đề xuất một số
những giải pháp với Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện di huấn của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về vấn đề GPPN trong thời kỳ hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu và tài liệu
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác- Lênin, đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật LS; LS - lôgic; phân tích- tổng
hợp; lý luận - thực tiễn từ các nguồn tài liệu: Các tác phẩm của Hồ Chí Minh;
các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các tài liệu nghiên cứu LS phát triển của
phong trào PNVN. Đề tài còn kế thừa có chọn lọc những công trình khoa học
nghiên cứu TTHCM của các nhà khoa học trong nước và quốc tế
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
gồm 3 chương 7 tiết.
3
Chương 1
GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ - YÊU CẦU TẤT YẾU
CỦA LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VÀ LỊCH SỬ VIỆT NAM
1.1. YÊU CẦU TẤT YẾU CỦA LỊCH SỬ NHÂN LOẠI
Phụ nữ là một nửa của nhân loại, điều đó được xác định từ khi có loài
người. Tuy vậy, trong quá trình phát triển của LS, vai trò của PN không phải
lúc nào cũng được đánh giá và nhận thức giống nhau.
Dưới chế độ công xã thị téc, vai trò của PN rất lớn. LS đã ghi nhận
từng tồn tại một chế độ mà quan hệ XH là mẫu hệ hay mẫu quyền. Bản chất
của chế độ này không phải là vai trò thống trị của PN đối với đàn ông, mà là
vai trò của họ đối với cuộc sống của cả cộng đồng. Lúc này, do chiếm vị thế
chủ đạo trong nền sản xuất theo phương thức săn bắt, hái lượm nên vật chất
đảm bảo cho đời sống cộng đồng được làm ra bởi PN; con cái sinh ra chỉ biết
mẹ, mang họ mẹ; chia cái ăn, cái mặc cho các thành viên của cộng đồng cũng
là PN. Chế độ XH này kéo dài hàng triệu năm, và cũng bấy nhiêu thời gian
vai trò của PN được khẳng định.
Đến thiên niên kỷ I trước công nguyên, loài người tìm thấy kim loại,
vì vậy sản xuất ngày càng phát triển bởi sự tiến bộ của công cụ lao động.Thực
trạng này đòi hỏi nhiều hơn sức lao động của đàn ông và theo đó, đảm bảo
cuộc sống cho cộng đồng lại chính là đàn ông, XH phụ quyền ra đời thay thế
XH mẫu quyền. Và khác với XH mẫu quyền, đàn ông không chỉ xác lập uy
tín của mình trong gia đình và XH, mà còn cả quyền áp bức PN. Của cải vật
chất làm ra nhiều dẫn đã xuất hiện tư hữu, hệ quả là GC ra đời và cuộc đấu
tranh GC cũng bắt đầu, nhằm đòi các quyền tự do, bình đẳng của cá nhân.
Trong quá trình đó, đấu tranh GPPN, đòi quyền bình đẳng và nâng cao vị trí
của người PN trong XH là một nội dung mang tính phổ biến và là yêu cầu tất
yếu của LS, nó phản ánh một mặt của nền văn minh nhân loại trong từng nấc
thang khác nhau.
4
Suốt thời kỳ trung cổ, chế độ phong kiến vốn là cơ sở kinh tế (KT), XH
của các hệ TT bảo thủ và phản động đối với vấn đề PN. Những quy định hà khắc
của lễ giáo phong kiến và TT đẳng cấp trong XH đã kìm hãm tận cùng sự
phát triển của cá nhân người, trong đó PN bị khinh miệt, coi thường, rẻ róng và
bị tước hết quyền làm người. Khổng Tử đã viết: " Chỉ có bọn tớ gái và bọn tôi
trai là mình khó ở cho họ vừa lòng. Hễ mình gần gũi, dễ dãi với họ thì họ
khinh lờn. Còn nh mình xa cách nghiêm nghị với họ thì họ oán ghét" [9, tr.
283]. Phải chăng khi phát ngôn nh vậy, người sáng lập đạo Nho mà chữ
"hiếu" được đặc biệt coi trọng đã quên rằng mình cũng có mẹ. Từ chỗ khinh
miệt PN đến tột cùng, Nho giáo đã có tư tưởng phi lý đến phi nhân đối với PN
với các thuyết: tam cương, tam tòng…
Có thể khẳng định, suốt hàng ngàn năm, giáo lý phong kiến đã có
chung quan niệm: phụ nữ là loại người khó giáo dục; nam ngoại nữ nội; đạo
tam tòng; trai 5 thê 7 thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng; một con trai
coi là có, 10 con gái coi là không…Đó thực chất là nhà tù vô hình giam cầm
bao thân phận PN, biến họ thành nô lệ của đàn ông và nô lệ của cả XH. Thực
tế đó đặt ra cho nhân loại một nhiệm vụ tất yếu: giải phóng phụ nữ.
Thời trung cổ, một số người mang trong mình chủ nghĩa (CN) nhân
văn đã có vài động thái hướng tới quyền làm người ở giai đoạn văn hóa phục
hưng. Sự tiến bộ đó đã le lói chút ánh sáng cho TTGPPN. Nhưng trên tư cách
công dân và cá nhân người, TT đó chỉ được bắt đầu hình thành tương đối đầy
đủ trong quá trình phát triển của XH tư sản. TT tù do, bình đẳng xuất hiện từ
thời phục hưng được GC tư sản nắm lấy và coi là vũ khí sắc bén để tấn công
vào chế độ phong kiến, xác lập vị trí của GC tư sản trong lịch sử. Người Mỹ
nói: " Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong các quyền Êy, có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phóc" [16, tr. 1], còn người
Pháp lại quan niệm " Người ta sinh ra tù do và bình đẳng về quyền lợi và luôn
luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi" [16, tr. 1] Theo đó, nhân loại vượt
qua bóng đêm u ám của thời Trung cổ để vươn tới ánh sáng của văn minh,
5
đồng thời làm cho 2 bản Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp trở nên bất hủ. Tuy vậy,
do hạn chế về bản chất GC, tính nhân văn của các TT đó đã bị vi phạm thô
bạo. GC tư sản đã quay lưng lại những người từng là bạn đường của mình
trong cuộc đấu tranh chống CN phong kiến và biến họ thành kẻ bị thống trị.
Ách áp bức GC không chỉ vẫn tồn tại mà còn rất tàn bạo thể hiện ở mức độ
tinh vi hơn nhiều. Trong số những người thuộc giai cấp bị trị, PN lại là những
nạn nhân bi thảm nhất. Họ bị tước đoạt mọi thứ, kể cả những quyền sơ đẳng
trong đời sống XH. Thực tế đó làm nảy sinh hàng loạt vấn đề mới, mà tự do
bình đẳng của GC vô sản trong đó có PN là một đòi hỏi khách quan. Nhận
thức được yêu cầu của lịch sử, CNXH không tưởng đã xuất hiện ở đầu thế kỷ
XIX với các nhà tư tưởng lớn: Xanh-xi-mông, Phu ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh).
Mỗi người có một ý tưởng, một phương pháp riêng, nhưng nhìn chung các
ông đều phê phán hạn chế của CM tư sản, lên án sự bóc lột tàn bạo của GC tư
sản đối với ND nói chung và PN nói riêng và dự đoán về một XH tương lai
tốt đẹp, không có áp bức bóc lột, mọi người đều được tự do, bình đẳng. Để
thực hiện, theo các ông, nhất định một cuộc CM mới sẽ phải nổ ra. Nếu Phu-
ri-ê coi trình độ GPPN là biểu hiện của GPXH thì Ô-oen lại áp dụng TT tù do,
bình đẳng cho PN và trẻ em ngay trong chính công xưởng của mình. Song các
nhà CNXH không tưởng có hạn chế lớn, họ chỉ nhìn thấy sự cùng khổ và coi
quần chúng ND lao động là đám đông phải cứu vít mà không thấy yếu tố CM
trong sự cùng khổ đó. Chính vì vậy, quần chúng ND lao động không được coi
là động lực của các cuộc CM xã hội. Các ông cho rằng, phải dùa vào vĩ nhân
nào đó hay chân lý vĩnh cửu; cải tạo XH bằng cải cách dần dần, hòa hợp GC chứ
không phải bằng bạo lực CM, và hạn chế lớn nhất là các ông không phát hiện
được lực lượng GPXH chính là GCCN. Chính vì vậy, trào lưu TT này đã không
có sức sống, đến những năm 40 của thế kỷ XIX thì trở nên lỗi thời, thậm chí
phản động. Tuy vậy, ở vào thời điểm LS đó, với TT và hành động của mình,
các nhà sáng lập CNXH không tưởng- phê phán cũng đã góp phần thức tỉnh
quần chúng lao khổ đấu tranh. Và nh vậy, họ góp một phần thúc đẩy LS tiến
lên, đặt một trong những dấu son ghi nhận sự phát triển của LSTT nhân loại.
6
Cách mạng công nghiệp ở Anh và một số nước hoàn thành, nền đại
công nghiệp phát triển. Giai cấp tư sản củng cố hơn nữa vai trò thống trị của
mình, mâu thuẫn GC trong XH tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt. Giai cấp
vô sản cũng lớn mạnh và trở thành một lực lượng độc lập, bước lên vũ đài
chính trị (CT). LS đòi hỏi phải có một TTCM tiên tiến hơn, đáp ứng yêu cầu
kim chỉ nam cho cuộc đấu tranh của GC vô sản.
Chủ nghĩa XH khoa học ra đời với tên tuổi của các nhà TT vĩ đại:
C.Mác và Ph.Ăngghen. Lý luận CM của CNXH khoa học không chỉ thấm
đẫm bản chất nhân văn sâu sắc mà còn vượt lên những hạn chế của các TT
trước đó. Với quan điểm duy vật biện chứng, duy vật LS, CN Mác đã coi con
người là chủ thể duy nhất có khả năng nhận thức và cải tạo thế giới, trong đó
công lao lớn và cũng là nhân văn nhất chính là ở chỗ các ông đã ghi nhận, đánh
giá đầy đủ vai trò và vị trí của PN: Trong lịch sử nhân loại, không có một phong
trào to lớn nào của những người bị áp bức mà lại không có phụ nữ lao động
tham gia. Phụ nữ lao động là những người bị áp bức nhất trong tất cả những
người bị áp bức, nên không bao giê họ đứng ngoài và không thể đứng ngoài
các cuộc đấu tranh giải phóng, kể từ phong trào nô lệ đến các phong trào của
XH đương thời. Đặc biệt trong phong trào Công xã Pari (1870), PN đã tham
gia đông đảo và có vai trò lớn, họ đã sát cánh chiến đấu cùng đàn ông để đánh
đổ GCTS. Từ thực tế đó, C.Mác đã khái quát: " Ai đã biết LS thì biết rằng
muốn sửa sang XH mà không có PN giúp vào, thì chắc chắn không làm nổi"
[11, tr. 217]. Hơn nữa, các ông còn lấy chính mức độ GPPN làm một trong
những tiêu chuẩn để đánh giá trình độ văn minh của nhân loại: " Xem TT và
việc làm của đàn bà con gái thì biết XH tiến bộ như thế nào" [11, tr. 217].
Cách mạng vô sản có nhiệm vụ xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột, xây
dựng một XH mới văn minh và nhân đạo hơn. Đối tượng được giải phóng và
cũng chính là một trong những động lực của CM là PN. Theo đó, đây là cuộc
CM triệt để nhất trong LS, là hòn đá tảng phân biệt bản chất của các cuộc
CMXH. V.I.Lênin cho rằng: "Chõng nào mà PN không những chưa được tự
do đời sống chính trị nói chung và cũng chưa được quyền gánh vác một công
7
việc thường xuyên và chung cho cả mọi người, thì chõng Êy chưa có thể nói
đến CNXH được, mà cũng chưa thể nói đến ngay cả một chế độ dân chủ toàn
vẹn và bền vững được" [10, tr. 158]. Theo ông, Đảng Cộng sản phải có nhiệm
vụ tổ chức và lãnh đạo họ tham gia CM.
Khi nêu lên các giải pháp GPPN, các nhà kinh điển của CNXH khoa
học đã xuất phát từ một quan điểm rất khoa học và thực tế. Đó là việc PN bị
loại khỏi các hoạt động kinh tế, dẫn tới bị tước đoạt quyền bình đẳng với đàn
ông về mọi mặt. Ph.Ăngghen đã có cách nhìn rất biện chứng: "Sù GPPN,
quyền bình đẳng giữa nam và nữ đều không thể có được và mãi mãi không
thể có được, chõng nào mà PN còn bị gạt ra ngoài lao động sản xuất XH và
còn phải bị bó hẹp trong công việc riêng tư của gia đình" [11, tr. 506]. Như
vậy, muốn GPPN, điều tiên quyết là phải để PN tham gia sản xuất trên một
quy mô XH rộng lớn và chỉ làm công việc nội trợ Ýt thôi. Nhưng một mâu
thuẫn khó giải quyết sẽ xẩy ra, đó là, người PN lại không đảm bảo chức năng
làm vợ, làm mẹ trong gia đình. Lại cũng Ph.Ăngghen, bằng tư duy chính trị của
mình đã đưa ra giải pháp như sau: biến công việc nội trợ thành công việc
chung của XH và thành lao động hàng hóa. Giải pháp này trở thành hiện thực
bởi V.I.Lênin.
Cách mạng XHCN tháng Mười Nga (1917) thành công, nước Nga xô
viết ra đời, chấm dứt tình trạng áp bức GC và XH ở nước Nga. Vấn đề GPPN
có điều kiện thực hiện. Vừa là nhà lý luận CM, vừa là người hoạt động thực
tiễn, sự nghiệp GPPN theo V.I.Lênin phải thực hiện hai bước:
- Bước 1: Vạch trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, lừa bịp và chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất của chế độ tư sản. Đem chính quyền CM trao cho số
đông quần chúng ND lao động. Chính quyền CM phải thủ tiêu bất bình đẳng
trong pháp luật về hôn nhân, gia đình và con cái.
- Bước 2: GPPN ra khỏi cảnh " nô lệ gia đình" bằng cách chuyển công
việc nội trợ gia đình vụn vặt thành công việc lớn của XH, để PN tham gia lao
động sản xuất chung.
Theo V.I. Lênin, đây là một việc làm không dễ, vì thực chất là chúng
8
ta đang thay đổi một trật tự thâm căn cố đế, đã thành thãi quen của toàn XH.
Tuy vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhà nước Xô viết đã từng bước
thực hiện GPPN bằng các chủ trương và chính sách khác nhau. Việc lập một
số cơ quan làm mẫu nh nhà ăn, nhà trẻ; để PN tham gia hoạt động chính trị,
quản lý nhà nước và các xí nghiệp công cộng là một biện pháp hiệu quả nhất.
Lúc đó, nước Nga xô viết là nơi đầu tiên trên thế giới, PN đã được bình đẳng
hoàn toàn về mọi mặt với đàn ông ở trong gia đình cũng như ngoài XH. Thực
tiễn của CMXHCN tháng Mười Nga đã khẳng định chân lý: Chỉ có giải
phóng giai cấp, phụ nữ mới được giải phóng, giai cấp vô sản sẽ không được
tự do hoàn toàn nếu PN không được tự do.
Như vậy, kế thừa, phát triển những TT của nhân loại về GPPN, chủ
nghĩa Mác- Lênin thể hiện tính vượt trội ở chỗ, đã chỉ rõ nguyên nhân sự bất
bình đẳng giữa nam và nữ để từ đó nêu lên nguyên lý và những giải pháp có
tính khả thi cho sự nghiệp GPPN. Đó là phải gắn sự nghiệp giải phóng phụ nữ
với cuộc cách mạng XHCN, đặt vấn đề giải phóng phụ nữ vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của cuộc cách mạng vô sản. Song để nó trở thành hiện thực
trong cuộc sống, yêu cầu các lãnh tụ cách mạng phải biết vận dụng sáng tạo
vào hoàn cảnh LS cụ thể của nước mình, bởi không có một công thức cũng
như một biện pháp tuyệt đối nào cho từng trường hợp riêng biệt cụ thể.
1.2. VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ TRONG LỊCH SỬ DÂN TÉC VIỆT NAM
Trong quá trình phát triển của LSDT, PNVN cũng đã có một thời kỳ
được nhận thức đúng và đánh giá rất cao bởi vai trò của mình trong xã hội
mẫu quyền. Chả thế mà, ở Việt Nam, người ta có khái niệm "cái" để gọi một
số thứ mang tính chất và ý nghĩa "quan trọng", "đứng đầu", "to lớn" như:
đường cái, sông cái, cổng cái, cửa cái, đũa cái,…Thế nhưng khi tư hữu và
GC xuất hiện, nhất là chế độ phong kiến ra đời lại lấy Nho giáo, thuyết
Khổng- Mạnh làm mực thước và công cụ củng cố trật tự xã hội thì thân phận
của PN bị đảo lộn ghê gớm. Điều này thể hiện trong sách Việt Nam văn hóa
sử cương: Trong chế độ phụ quyền, đàn ông là gia trưởng có uy quyền tuyệt
9
đối trong nhà. Ví dô:
+ Có quyền sở hữu và quản lý tài sản của gia đình, vợ con phải làm
lụng cho gia trưởng.
+ Có quyền sở hữu đối với vợ con và có thể bắt đi làm thuê hay đem
bán đi được. Gia trưởng là một vị chủ nhân chuyên chế, cũng như một vị quân
chủ chuyên chế.
Luật nhà Lý quy định: Vợ con người bị tội lưu đày đều bị sung công.
Lệ nhà Trần cho phép người chồng có vợ ngoại tình được coi vợ là nô tỳ và tự
ý đem cầm bán [25, tr. 125].
Đến thời nhà Lê, Nho giáo với yếu tố tiêu cực nhất là coi khinh PN đã
trở thành TT chính thống, vượt lên trên đạo Phật, thâm nhập vào triều
đình,vào nhân dân và phong tục tập quán xã hội. Từ đó trở đi, chế độ tôn pháp
và lễ giáo Khổng - Mạnh ngày càng gắn bó với chế độ phong kiến thì thân
phận PN lại càng bi thảm hơn bao giê hết.
Đặc biệt đến đầu thế kỷ XIX, luật Gia Long lại tròng lên đầu, lên cổ
người PN những điều khoản hà khắc nặng nề. Nạn nhục hình PN bằng các
biện pháp khiếp đảm vừa chà đạp thô bạo lên thể xác, vừa xúc phạm nhân
phẩm ghê gớm mà di chứng của nó mãi không xóa được, như gọt gáy bôi vôi;
voi dày, ngựa xé; thả trôi sông được coi là phổ biến. Và không chỉ vậy, GC
phong kiến còn sử dụng cả sự đàm tiếu độc ác của dư luận để đe dọa và trừng
trị những người PN muốn thoát khỏi vòng trãi buộc của lễ giáo phong kiến.
Thực trạng đó làm cho nhiều thế hệ PNVN bị gông cùm trong xích xiềng đồng
sắt và đau khổ bất công suốt cả cuộc đời. Lúc ở nhà phải "tòng phô". Mất quyền
tự do hôn nhân không được chọn người lấy làm chồng. người con gái trở thành
món hàng mua bán với gánh nặng gia đình nhà chồng cả cuộc đời với thuyết
"tòng phu". Ngoài ra, họ còn bị chôn sống ngay trong buồng ngủ của mình bởi
cảnh ngộ " phu tử tòng tử"nếu không may là góa phô khi còn trẻ. Một tình
trạng xấu xa như vậy đã vây hãm PN, làm hạn chế vai trò của PN vào sự
10
nghiệp chung của đất nước. Theo đó GPPN cũng là một yêu cầu tất yếu trong
LS phát triển của XHVN nhằm chống lại các TT phi nhân đối với PN.
Đáp ứng yêu cầu đó, từ rất sớm sự phản kháng của con người nói
chung và PN nói riêng đã xuất hiện dưới những hình thức phong phú mà văn
học dân gian là hình thức hay và rất có hiệu quả. Bằng lời lẽ hóm hỉnh, hài
hước, trí tuệ dân gian đã lưu truyền những câu ca dao nhằm chống lại những
nhà tù vô hình giam cầm PN:
Chống lại TT trọng nam khinh nữ, ND nói: Lệnh ông không bằng
cồng bà. Bác bá quan điểm về tiết thì:
Mẹ ơi con muốn lấy chồng;
Con ơi mẹ cũng một lòng nh con
Khẳng định hạnh phóc lứa đôi là một thực tế thì ca dao cất lên nhưng
câu thuyết phục:
Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ
Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình là ba
Chữ trung thì để thờ cha
Chữ hiếu thờ mẹ, đôi ta chữ tình
Ca ngợi phẩm chất anh hùng của PN thì có những vần thơ đầy khí
phách:
Con ơi con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
11
Hoặc:
Nước sông trộn lẫn nước ngòi
Con gái Bình Định cầm roi đi quyền
Quan trọng hơn, chính phụ nữ đã khẳng định vai trò của mình trong lịch
sử giữ nước và dựng nước để dân téc tồn tại và phát triển. Những người đầu
tiên đứng lên giành độc lập cho Tổ quốc là phụ nữ " Từ đầu thế kỷ thứ nhất,
Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước cứu dân" [22, tr.148].
Tục ngữ có câu: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" là truyền thống đặc biệt
của phụ nữ Việt Nam từ thời đại Hùng vương- Trưng vương đến thời đại Hồ
Chí Minh chống Mỹ cứu nước. Lịch sử đã khắc sâu một chân lý: Phụ nữ Việt
Nam không chỉ lo việc nhà mà còn lo việc nước: Hai Bà Trưng cùng các nữ
tướng của mình; bà Triệu và các thế hệ phụ nữ kế thừa ở những giai đoạn lịch
sử tiếp theo là một bằng chứng tường minh.
Không chỉ góp công sức đánh giặc giữ nước mà người phụ nữ còn
đảm nhiệm cả những công việc xã hội, tổ chức và quản lý xã hội. Chúng ta có
thể nhìn thấy điều này qua hình ảnh của Nguyên Phi Ỷ Lan, Thái Hậu Dương
Vân Nga- những phụ nữ tài ba đã thay chồng lãnh đạo đất nước vượt qua
những khó khăn thách thức. Và vô số những phụ nữ khác thay chồng và con
trai quản lý xóm làng khi có giặc xâm lăng. Ngoài ra, trên diễn đàn văn hóa
nghệ thuật, nhiều phụ nữ đã để lại những áng văn thơ nổi tiếng lưu truyền đến
tận ngày nay: Nhạn Khanh; Lý Ngọc Kiều; Nguyễn Thị Điểm Bích; Đoàn Thị
Điểm; Nguyệt Đình; Lê Ngọc Hân; Ngô Chi Lan; Bà Huyện Thanh Quan…
Công lao của người phụ nữ không chỉ được dân gian ví như nguồn
nước vô tận của sông, suối mà những truyện Nôm khuyết danh còn lưu truyền
muôn đời lòng nhân hậu, tình nghĩa thủy chung của biết bao PNVN với
những phẩm chất cao cả mà đàn ông mấy ai có được: Cúc Hoa, Phương Hoa,
vợ Trương Viên, Thoại Khanh, Phương Cơ…rồi khát vọng yêu đương cháy
bỏng, vượt lên lễ giáo phong kiến và thãi đời đen bạc vì hạnh phóc của riêng
mình mà Thị Mầu, Xúy Vân là tiêu biểu. Đến thế kỷ XVIII- XIX, sự phản
12
kháng của PN thể hiện rõ hơn trong di sản văn chương bác học thể hiện qua
những tên tuổi Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm khúc;
Đặng Trần Côn với Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm dịch ra thơ quốc âm);
tiếp đến Nguyễn Du với Truyện Kiều và đặc biệt nhất là bà chóa thơ Nôm Hồ
Xuân Hương. Thông qua dòng văn học này, các tác giả đã tập trung sự phẫn
nộ của mình vào việc lên án sâu sắc hiện thực tàn bạo, bất công của XH, tấn
công vào lễ giáo phong kiến, mang nặng lòng yêu thương PN và khát vọng
GPPN.
Mặc dù còn những hạn chế do yếu tố lịch sử và còn nhiễm các độc tố
của hệ TT thống trị nên không chỉ ra được con đường GPPN, nhưng văn
chương bác học đã góp một tiếng nói nhân ái, một cách nhìn nhân bản về PN,
khác hẳn với sự độc ác phi nhân của Nho giáo và hệ TT phong kiến phản
động. Nhờ đó, PNVN đã có cơ hội để có thể thoát khỏi bóng đêm tăm tối,
vượt lên sự bủa vây của những ước lệ đạo đức phong kiến hà khắc.
Trong lĩnh vực luật pháp, một số bậc minh quân cũng có quan điểm
tương đối tiến bộ về vấn đề PN. Ví dụ:
Năm 1429, khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã ban hành phép công điền,
lấy ruộng công chia cho tất cả mọi người, tùy theo phẩm tước và không phân
biệt nam –nữ.
Cuối thế kỷ XV, người PN có cơ giảm thiểu thân phận tôi đòi bởi một
số điều tiến bộ trong Luật Hồng Đức triều vua Lê Thánh Tôn (1483).
+ Điều 307: quy định trách nhiệm của người chồng phải chăm sóc vợ,
nếu chồng bỏ rơi vợ 5 tháng(vợ chồng son), một năm (vợ chồng đã có con) thì
có quyền làm giấy trình quan đi lấy chồng
+ Điều 372, 374: người PN có quyền sở hữu về tài sản, gặp trường
hợp phải phân chia tà sản giữa vợ và chồng thì luật pháp công nhận cho người
PN có quyền sở hữu tài sản riêng của mình do cha mẹ cho khi đi lấy chồng và
quyền hưởng thụ bình đẳng (chia đôi) đối với tài sản do hai vợ chồng chung
sống gây dựng nên.
13
+ Điều 387: Con gái được quyền chia tài sản bình đẳng như con trai.
+ Điều 390: Nhà nào không có con trai, con gái được hưởng quyền
thừa kế hương hỏa.
Tất cả những điều đó không chỉ thể hiện trên giấy mà đã được hiện
thực hóa trong đời sống XH. Nh vậy Bé luật Hồng Đức ở một mức độ nào đó
đã công nhận và hợp pháp hóa mét sè phong tục, phản ánh truyền thống đoàn
kết thương yêu và tinh thần dân chủ của ND lao động. Tuy còn nhiều khoản
gò bó, áp bức, coi khinh PN, Luật Hồng Đức được coi là bộ luật có tính tiến
bộ ở phương Đông, thậm chí còn hơn cả một số bộ luật phương Tây lúc đó.
Tuy vậy, kể cả văn học dân gian; văn chương bác học và pháp chế phong kiến
mới chỉ manh nha ý tưởng giải phóng PN, vì vậy chưa thể cho ra đời một hệ
TT cao hơn, không thể chỉ ra con đường giải phóng con người nói chung và
GPPN nói riêng
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam,
dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến, dân téc Việt Nam sống trong nỗi nhục
mất nước, phụ nữ càng khèn khổ hơn. Gông xiềng cũ – mới làm cho PNVN
phải chịu ách một cổ 3 tròng: là người bản xứ; người lao động và người PN.
Câu kết với chế độ PK phản động, thực dân Pháp không từ một thủ đoạn nào
trong việc áp bức, bóc lột, làm nhục PN, làm cho họ đau đớn ê chề cả về thể
xác và tinh thần.
Trong xu thế chuyển mình của thời đại, ở Việt Nam xuất hiện các nhà
yêu nước tiến bộ theo khuynh hướng hệ TTTS, đại diện cho trào lưu này là
Phan Bội Châu.
Là nhà hoạt động chính trị và lãnh tụ CM đầu thế kỷ XX, Phan Bội
Châu nổi tiếng không chỉ ở tâm huyết với dân, với nước, cụ còn là người đầu
tiên có chủ trương GPPN với việc kêu gọi đoàn kết toàn dân mà PN cũng là
một lực lượng cần được động viên trong sự nghiệp GPDT. Về vấn đề này,
năm 1926, cô Phan có 2 bài diễn văn quan trọng, một bài đọc tại trường nữ
học Đồng Khánh, một đọc tại Hội nữ công Huế [3, tr. 49, 55] thể hiện quan
14
điểm của mình về các nội dung:
- Đánh giá cao vị trí và vai trò của PN: PN là "một phần cao quý của
loài người và của DT", "là mẹ của quốc dân và công thần của XH".
- Phê phán quan điểm khinh thường PN, bác bỏ thuyết " tam tòng", coi
đó là xiềng xích giam cầm và biến PN thành nô lệ. Đồng thời cụ nêu bật mối
quan hệ cha – con, chồng – vợ theo nguyên tắc của sự phục tùng: "Cha có
nghĩa vụ làm cha, con có nghĩa vụ làm con; chồng có nghĩa vụ làm chồng, vợ
có nghĩa vụ làm vợ. Cha có nên cha thì con mới nên con, chồng có nên chồng
thì vợ mới nên vợ " [3, tr. 57].
- Về vấn đề nhân quyền và bình đẳng giới, cụ Phan cho rằng chính chị em
PN phải tự nhận thức quyền lợi và nghĩa vụ của mình: rằng mình cũng là người,
là dân trong nước, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang với đàn ông [3, tr. 52]
- Về vấn đề GPPN: Cô Phan có quan điểm rất biện chứng và khoa học
rằng: PN phải có tinh thần tự lập, phải biết đấu tranh giành lấy nữ quyền; phải
lo và gánh vác một phần việc nước: "Ta hết lòng gánh vác việc XH tức là biết
nghĩa vụ làm người thì quyền người mới khôi phục được. Quyền người đã
khôi phục thì quyền gái chẳng cần nói nữa" [3, tr. 91]. Cụ khẳng định, PN
phải tự cởi trãi cho mình, không thể trông chờ vào ai khác….
Nh vậy, bằng sự kế thừa truyền thống văn hóa DT, kết hợp luân lý
Đông-Tây trong vấn đề PN, cô Phan đã đánh giá cao vai trò của PN, phê phán
các quan điểm khinh thường PN, đề ra quan điểm về nghĩa vụ và quyền lợi
của PN một cách đúng đắn. Đó chính là công lao lớn nhất của Phan Bội Châu.
Tuy vậy, vào thời điểm LS này, cũng như bao người khác, tâm huyết có thừa,
lòng dũng cảm không thiếu, song Cô Phan chưa chuyển hóa được những chủ
trương đúng đắn của mình thành hiện thực sinh động của đời sống XH.
PNVN biết ơn Cụ Phan lắm, nhưng để được "làm người" đúng nghĩa và có
khả năng tự GP, PNVN còn phải chờ đợi.
Chế độ phong kiến mục nát, giai cấp tư sản yếu đuối, không thể đáp
15
ứng nổi yêu cầu chung của lịch sử dân téc và bức bách riêng của phụ nữ về
nhân quyền, tự do và giải phóng. Tất cả vẫn chờ ở một lực lượng cách mạng
đang phôi thai, đó là giai cấp công nhân; là sự lãnh đạo kiên định và đầy trí
tuệ của một tổ chức chính trị tiên phong và một con người mang trong mình
không chỉ khát vọng của dân téc mà cả tư duy tiến bộ của nhân loại: lãnh tụ
Hồ Chí Minh.
16
Chương 2
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ
1.1. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI
PHÓNG PHỤ NỮ
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sinh ra trong mét gia đình khoa
bảng, giàu lòng yêu nước, yêu lao động, lại ở một quê hương có truyền thống
đánh giặc cứu nước, tụ nghĩa vì dân. Ngay từ những năm tháng Êu thơ, Hồ
Chí Minh đã được sống trong mái nhà thấm đẫm chất nhân đạo của ông, bà,
cha, mẹ. Qua đấng thân sinh, các bậc cha chú và các thày giáo ưu thời mẫn
thế đầy trách nhiệm, Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng và sớm tiếp cận và tiếp
thu những thành tựu văn hóa của dân téc trên các mặt: lịch sử, triết lý, văn
chương. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng thâu hái những tinh hoa, hạt
nhân nhân bản đồng thời nhận thức sâu sắc những hạn chế của các tôn giáo đang
tồn tại lúc đó ở Việt Nam, như Nho giáo, Phật giáo, Thiên chóa giáo. Với Phật
giáo, Hồ Chí Minh đã có những nhận xét rất công bằng: tư tưởng của đạo
Phật là vô ngã vị tha, cứu khổ cứu nạn; Đức Phật tổ đại từ bi, tốt biết
bao Còn với thiên chóa giáo, Người cũng có những đánh giá rất trân trọng:
"Cách đây gần 2000 năm, trong một đêm đông lạnh lẽo, đức Chóa đã giáng
sinh để cứu vít nhân loại, Đức Chóa là một tấm gương hy sinh triệt để vì
những người bị áp bức, vì những dân téc bị đè nén, vì hòa bình, vì công lý"
[16, tr. 67]. Tấm gương hy sinh đó đã làm xúc động hàng triệu người, Hồ Chí
Minh nguyện làm theo tấm gương đó của đức Chóa.
Trong hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh còn tiếp nhận tư
tưởng yêu nước vĩ đại mà Người cho là phù hợp với Việt Nam của Tôn Trung
Sơn. Đó là chủ nghĩa tam dân: dân téc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh
hạnh phóc. Đồng thời những tư tưởng nhân văn: tự do, bình đẳng, bác ái của
đại cách mạng Pháp; tư tưởng nhân quyền của cách mạng Mỹ cũng từng bước
được Người thâu hái trong suốt những năm tháng bôn ba khắp các châu lục,
17
làm giàu thêm bản chất nhân văn trong tư duy cứu nước của mình. Những tư
tưởng này đóng một vai trò khá lớn trong tư tưởng, tình cảm của Hồ Chí
Minh. Song phải đến khi đọc "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân téc thuộc địa" của Lênin (7-1920), thì Hồ Chí Minh mới gặp gỡ và tiếp
cận với chủ nghĩa Lênin và từ đó đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Đến với chủ
nghĩa Mác- Lênin, các trí thức phương Tây nhằm tìm hiểu một học thuyết,
còn Hồ Chí Minh cố gắng tìm ở đó con đường giải phóng dân téc nên Người
nhanh chóng nhận ra chủ nghĩa Mác- Lênin là học thuyết cách mạng tiên tiến,
thấm đẫm chủ nghĩa nhân văn mới, mà khẩu hiệu hành động của nó là: sự
phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi
người. Sinh thời, Hồ Chí Minh đã cho rằng: "Khổng tử, Giê-Su, Mác, Tôn
Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phóc
cho loài người, mưu lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này,
nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ chung sống với nhau rất hoàn mỹ nh
những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị Êy"
[24, tr. 158].
Như vậy, trên cơ sở kế thừa, phát triển truyền thống nhân ái của dân
téc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là cơ sở lý luận, phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư duy kiệt xuất của mình, Hồ Chí Minh
luôn nhấn quán một quan điểm lịch sử, đánh giá đúng đắn, khẳng định đúng
mức, với một thái độ trân trọng những giá trị văn hóa mà người xưa đạt được;
đồng thời cũng triệt để phê phán, bác bỏ các quan điểm không đúng. Vì vậy,
Người đã thu hái được những giá trị văn hóa quý báu nhất của thời đại trước
hình thành tư tưởng nhân văn ngời sáng. Có thể khẳng định chủ nghĩa nhân
văn Hồ Chí Minh thật độc đáo, khác người xưa khi có quan niệm rất khoa học
về con người, đó là không có con người chung chung, trừu tượng, phiến diện.
Hồ Chí Minh đã vượt lên ngang tầm văn minh của loài người, quan tâm đến
số phận của con người cụ thể, đồng thời còn vạch ra những biện pháp hữu
hiệu nhằm thực hiện triệt để việc giải phóng con người, trong đó tư tưởng
GPPN là một trong những điểm sáng nhất, thể hiện tầm nhìn sâu xa và triết
18
luận CM của Người.
2.2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ
Đảm bảo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, vận dụng
sáng tạo những vào điều kiện cụ thể Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đáp
ứng yêu cầu GPPN bằng những quan điểm rất đúng đắn, vừa mang tính quy
luật, vừa mang tính đặc thù, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam, tạo
nên cú hích vĩ đại làm biến đổi hoàn toàn thân phận lực lượng chiếm một nửa
sức mạnh của dân téc.
2.2.1. Chống áp bức nô dịch phụ nữ
Trong sự phát triển của lịch sử, phụ nữ có vị trí và vai trò thật lớn lao
trong mỗi gia đình cũng như ngoài xã hội. Song phụ nữ lại bị đối xử hết sức
bất công, thân phận bị rẻ róng, coi thường và chỉ là vật sở hữu, là nô lệ của
đàn ông. Sự bất bình đẳng của phụ nữ xuất hiện sớm nhất trong lịch sử và tồn
tại dưới nhiều hình thức khác nhau, nhất là dưới chế độ xã hội có áp bức, bóc
lột. Theo đó, lịch sử phát triển của nhân loại cũng chính là lịch sử từng bước
GPPN bằng những quan điểm tiến bộ của các đấng minh quân, các nhà chính
trị và tư tưởng. Dù còn nhiều hạn chế do yếu tố lịch sử và giai cấp nên vấn đề
GPPN chưa được đặt ra đúng với yêu cầu bức thiết của nó nhưng lịch sử đã
ghi nhận đó là những người có tấm lòng nhân ái và trong tư tưởng của họ đã
manh nha chủ nghĩa nhân văn.
Chủ nghĩa thực dân một biểu hiện vô nhân đạo nhất của chủ nghĩa tư
bản, không những đi ngược lại tiến trình của xã hội loài người đấu tranh vươn
tới tự do, bình đẳng, văn minh, tiến bộ, trong đó có vấn đề GPPN mà còn tái
lập ách áp bức bóc lột ở trình độ dã man đến khủng khiếp, chẳng khác gì thời
trung cổ ở các thuộc địa.
Khi còn ở trong nước còng nh trên hành trình đi tìm đường cứu nước,
Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi nhục của người dân vong quốc mà trước hết là
phụ nữ. Có lẽ, không ai nhận thức được nỗi khổ của phụ nữ nói chung và PNVN
19
nói riêng dưới chế độ thuộc địa bằng Hồ Chí Minh. Bằng sự hiểu biết sâu sắc
bản chất vô luân của chế độ thực dân, Hồ Chí Minh đã phản ánh thực trạng của
chế độ này rất đầy đủ trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
Trong đó nỗi khổ của phụ nữ bản xứ là một nội dung được Hồ Chí Minh phản
ánh sinh động đầy nước mắt: " Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi
những hành động bạo ngược. Ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay thôn quê, đâu
đâu họ cũng vấp phải những hành động tàn nhẫn của bọn quan cai trị, sĩ quan
cảnh binh, nhân viên nhà đoan, nhà ga" [13, tr. 435]. Thãi dâm bạo của bọn thực
dân không có giới hạn, thãi ăn cướp bóc lột của chúng cũng không kể xiết. Thuế
má nặng nề, nhiều phụ nữ khèn khổ, phải mang nặng gông xiềng đi quét đường
chỉ vì tội không nép nổi thuế. Họ và trẻ em còn bị đầu độc bởi thuốc phiện, rượu
và chế độ ngu dân. Người khái quát: "Người ta thường nói " chế độ thực dân là
ăn cướp". Chóng tôi xin thêm là hiếp dâm và giết người" [13, tr. 436].
Hồ Chí Minh đã tố cáo các tội ác tày trời của thực dân Pháp. Chẳng
hạn khi chúng đến một làng thì: "Tất cả dân chúng đều chạy trèn, chỉ còn lại
hai cô già, một thiếu nữ và một thiếu phụ đang cho đứa con mới đẻ bú, tay
nắm một em gái lên tám…Ông già bị 2 tên trong bọn lính đem thiêu trong
một đống củi hàng mấy giê liền để làm trò vui với nhau. Trong khi đó thì một
tên khác giở trò đồi bại với 2 phụ nữ và bé gái. Xong chúng vật ngửa cô thiếu
nữ ra, trãi lại, nhét giẻ vào miệng rồi một tên đâm lưỡi lê vào bông cô, chặt
ngón tay cô để lấy chiếc nhẫn và cắt đầu cô để lột cái vòng" [23, tr. 10,11].
Vô luân hơn khi chóng coi phụ nữ nh mét con chã, bắt phải hiến thân
cho chã, nếu không chịu chúng giết ngay bằng lưỡi lê. Tất cả những tội ác nh
vậy thật không kể xiết: "Thãi dâm bạo vô độ của bọn xâm lược thật không có
giới hạn nào cả. Cái tinh vi của một nền văn minh khát máu cho phép chúng
tưởng tượng được đến đâu thì chúng cứ thực hiện tính tàn ác lạnh ling của
chúng tới đó" [7, tr. 443].
Không những bị xâm phạm nhân phẩm, phụ nữ còn bị bóc lột sức lao
động hết sức nặng nề. Họ phải làm những công việc nặng nhọc, không có điều
20
kiện tối thiểu đảm bảo cho cuộc sống của một con người bình thường, khiến
nhiều người chết vì bệnh tật và tai nạn lao động. ở đó không có luật hay sự
hạn chế nào để kiềm chế bớt bọn bóc lột, người thợ bản xứ bị coi nh sóc vật.
Đã vậy, chúng còn đặt nhiều luật lệ cấm đoán, duy trì những tập tục lạc hậu
để ngăn cấm chị em phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị – xã hội. Bằng
chính sách ngu dân triệt để. Thực dân Pháp đã làm cho 98% phụ nữ Việt Nam
trong tình trạng tối tăm ngu dốt. Có thể nói, các thuộc địa là nơi hội tụ tất cả
sự dã man của thời trung cổ và chủ nghĩa tư bản. Nguyễn Ái Quốc mỉa mai
rằng: "Cứ 1000 làng thì có 1500 đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện, nhưng lại
chỉ vẻn vẹn có 10 trường học" [5, tr. 339]. Không dừng lại ở đó, giai cấp
thống trị còn khuyến khích các hủ tục mê tín, dị đoan để xoa dịu lòng căm
phẫn của chị em, khiến cho phụ nữ cam chịu kiếp sống nô lệ. Chính vì vậy,
sinh ra làm thân gái, phụ nữ vốn bị những thiên kiến độc ác, lạc hậu cầm cố,
lại bị chính sách chính trị –kinh tế –xã hội của chủ nghĩa thực dân tròng lên
đầu lên cổ gông xiềng nên phụ nữ bị trở thành líp người u mê, đần độn, dễ bề
sai bảo. Bằng lý lẽ sắc bén và sâu sắc, Hồ Chí Minh đã tố cáo đanh thép âm
mưu đen tối trong chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với phụ nữ Việt
Nam: " Chủ nghĩa tư bản bóc lột, dìm anh chị em trong cảnh tối tăm, ngu dốt,
áp bức anh chị em về mặt tư tưởng và tiêu diệt nòi giống của anh chị em bằng
rượu và thuốc phiện. Chế độ bản xứ bỉ ổi của bọn đế quốc tư bản đặt ra, tước
mất của chị em mọi quyền tự do cá nhân, mọi quyền lợi chính trị và xã hội, do
đó đã hạ anh chị em xuống thân phận trâu ngựa" [5, tr. 462].
Trong những ngày lao động ở các thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc,
chứng kiến tội ác của chúng đối với các dân téc thuộc địa, Hồ Chí Minh đã
kết luận rằng ở đâu chủ nghĩa thực dân cũng tàn ác, ở đâu các dân téc thuộc địa
cũng đau khổ. Chính từ nhận thức đó, lòng yêu thương con người nô lệ mất
nước Việt Nam đã mở rộng thành lòng yêu thương giai cấp cần lao thế giới.
Theo đó, Người không chỉ đau nỗi đau của phụ nữ Việt Nam mà dưới ngòi
bót của Người, sự thật về thân phận bi thảm của phụ nữ và tội ác của chủ
nghĩa thực dân đối với phụ nữ khắp các thuộc địa đã được hiện lên một cách
21
cụ thể nhất:
- Ở Công xtăng-tin, từng đoàn phụ nữ lũ lượt kéo đi ăn xin. Một
người trong đám người cùng khổ đó đã chết bên cầu En-căng-ta-ra, tay còn
ẵm đứa con nhá.
- Ở Tơ-ri-ni-tê, một phụ nữ tên là Luy-banh đã bị bắn gãy hai đùi mà
bọn thực dân vẫn còn muốn bắt chị đi bộ 32 km đến tòa án
- Ở Phết Mơ-đa-la (Angiêri), mỗi tên lính thực dân đã vồ lấy và hãm
hiếp một người trong sè 12 em gái ở độ tuổi 12, những phụ nữ có thai, những
bà cụ 70 tuổi, và những bà mẹ đang cho con bú suốt hơn một tháng trời…
- Năm 1929, Đảng Ku- Khec luc-Khamlan đã hành hình 12 phụ nữ ở
Mitxixipi, 7 phụ nữ ở Alabima, 6 phụ nữ ở Tếchdat, 5 phụ nữ ở ác - căng- da-
xơ, 5 phụ nữ ở Giooc-gi-a…
- "Công nhân phụ nữ ở Đông Dương chiếm một phần lớn trong giai
cấp vô sản. Bọn tư bổn và bọn đế quốc ngày càng mở rộng cách hợp lý hóa:
dùng công đàn bà cho rẻ, bởi vậy, số công nhân phụ nữ lại ngày càng thêm
đông. Trong đám quần chúng lao khổ ở thành phố và nhà quê, phụ nữ cũng
chiếm một phần lớn. Tình hình sinh hoạt của 2 hạng phụ nữ Êy rất cực khổ.
Ngoài những cảnh bóc lét nh: nhiều giê làm, Ýt tiền lương, họ lại bị phong
tục bó buộc, bị coi là hạng người tôi mọi rất đê tiện trong xã hội, không có
một chút tự do nào hết" [14, tr. 153].
Không chỉ đau nỗi đau của họ, mà khát vọng giải phóng phụ nữ Việt
Nam của Người được mở rộng thành khát vọng giải phóng phụ nữ ở tất cá các
dân téc thuộc địa
Phân biệt rạch ròi giai cấp thống trị và nhân dân lao động ở các nước
tư bản chính quốc, Hồ Chí Minh đã thật lòng xót thương các bà mẹ, những
người vợ, người chị, người em bị bọn thực dân cướp mất người thân ném vào
các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa bằng những lời lẽ chứa chan chủ
nghĩa nhân văn và chủ nghĩa quốc tế. Trong việc làm, Người và Đảng ta đã
22
cùng những người cộng sản và nhân loại tiến bộ tổ chức sự đoàn kết giữa phụ
nữ Việt Nam với phụ nữ tất cả các nước, trong đó có phụ nữ Pháp và phụ nữ
Mỹ đấu tranh chống chiến tranh xâm lược và bảo vệ hòa bình thế giới.
Từ những dẫn chứng cụ thể, Hồ Chí Minh đã biến sự phản ánh những
đau thương, tủi nhục của phụ nữ thuộc địa thành vũ khí sắc bén phê phán chủ
nghĩa thực dân. Theo Người, chủ nghĩa thực dân- con đẻ của chủ nghĩa đế
quốc và chính bản thân chủ nghĩa đế quốc là chế độ dã man nhất, là thủ phạm
gây nên những tội ác, kìm hãm sự phát triển của lịch sử nhân loại nói chung
và các thuộc địa nói riêng trong nghèo đói, lạc hậu, bất công. Chủ nghĩa thực
dân là kẻ thù của dân téc, đồng thời là kẻ thù nguy hiểm nhất của phụ nữ và
trẻ em. Chống áp bức, nô dịch phụ nữ và trẻ em phải gắn liền với xóa bá chủ
nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới. Có thể khẳng định nội dung này
chứa đựng chất nhân văn sâu sắc.
2.2.2. Đánh giá đúng đắn vị trí, vai trò và khả năng của phụ nữ
Việt Nam để tổ chức họ vào trận tuyến đấu tranh của cả dân téc.
Trải mấy nghìn năm, phụ nữ Việt Nam đã từng có những cống hiến
hết sức to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân téc. Trước lịch sử,
trước dân téc, họ đã khẳng định được khả năng và lòng dũng cảm của mình.
Mặc cho tư duy truyền thống phủ nhận, đánh giá thấp vai trò của phụ
nữ, trí tuệ dân gian đã sớm đề cao vai trò phụ nữ. Nếu người cha được so sánh
với núi Thái Sơn thì người mẹ được đánh giá nh nguồn của sông suối. Núi dù
cao còn có đỉnh, nguồn của sông suối là vô tận. Khái niệm " cái" nh đã nói
cũng là một minh chứng cho trí tuệ công bằng của dân gian. Đặc biệt, mở đầu
cho trang sử vàng chống giặc ngoại xâm, cứu nước của dân téc lại là các vị
nữ: Hai Bà Trưng, sau đó là Bà Triệu đã trở thành những anh hùng đầu tiên
của dân téc Việt Nam. Nh vậy, không phải ai khác, chính phụ nữ đã khẳng
định vai trò của mình trong lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức sớm
và đặt niềm tin vững chắc vào khả năng to lớn của phụ nữ: "Từ đầu thế kỷ thứ
nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu nước, cứu dân, cho đến
23
nay, mỗi khi nước nhà gặp nguy nan thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên góp
phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ" [11, tr. 64 ]. Trong
nhận thức của Hồ Chí Minh, lịch sử là do nhân dân lao động sáng tạo nên,
trong đó phụ nữ là một lực lượng to lớn. Người nói: "Xem trong lịch sử cách
mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà con gái tham gia… Vậy nên muốn
thế giới cách mệnh thành công thì phải vận động đàn bà con gái công nông
các nước" [14, tr. 219]. Từ thực tiễn cách mạng nhiều nước trên thế giới, Hồ Chí
Minh đã đi đến kết luận có tính nguyên tắc: "Dân chúng công nông là gốc của
cách mệnh, đàn bà, trẻ con cũng giúp làm việc cách mệnh được nhiều" [14, tr.
193].
Với Hồ Chí Minh, phụ nữ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách
mạng. Không chỉ nhận thức sức mạnh của phụ nữ, Hồ Chí Minh còn biết đánh
thức những khả năng đó và đưa họ vào trận tuyến đấu tranh chung của dân téc.
Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, Người luôn kêu gọi và có
biện pháp tổ chức để phụ nữ tham gia. Trong tài liệu huấn luyện "Đường
Kách mệnh", Người viết: "Cách mạng Nga mau thành công nh thế, đứng vững
nh thế, cũng nhờ đàn bà con gái giúp vào. An Nam cách mệnh cũng phải có
nữ giới tham gia mới thành công". Hưởng ứng lời kêu gọi đó, từ 1927 đến
1930, phụ nữ ở cả 3 miền đất nước đã tham gia tổ chức " Việt Nam cách
mạng thanh niên" như các chị Hoàng Thị ái, Nguyễn Thị Minh Lãng, Thái
Thị Bôi, Nguyễn Thị Nhỏ…Một số chị: Nguyễn Thị Minh Khai,Tôn Thị Quế,
Nguyễn Thị Xân đã tham gia hoạt động trong Tân Việt cách mạng Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930) đã mở ra một thời kỳ mới có tính
bước ngoặt đối với vấn đề GPPN. Các chị lần lượt trở thành đảng viên của
Đảng khi mới 19-20 tuổi. Bằng chính mồ hôi, công sức, thậm chí cả máu
xương của mình, các chị đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp GPDT. Trước
tòa đại hình của kẻ thù, chị Nguyễn Thị Nhâm đã đanh thép trả lời: " tôi làm
cách mạng để lấy lại nước tôi, tôi không có tội gì cả, nếu các người muốn
buộc tội tôi thì hãy buộc tội bà Gian Đa, anh hùng cứu nước của nước Pháp đi
đã". Lòng yêu nước, tên tuổi và tấm gương hy sinh của các chị đã sáng lên
24
trên Diễn đàn Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (7-1935) bởi báo cáo của
đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Thị Minh Khai.
Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, phù hợp với sự chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược của Đảng, phụ nữ đã tích cực tham gia vào việc chuẩn bị
mọi mặt cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và
khởi nghĩa Nam Kỳ (1940) đã thu hót đông đảo phụ nữ tham gia, có nhiều chị
trực tiếp chỉ huy nh Nguyễn Thị Bảy- tỉnh ủy viên Chợ Lớn; chị Nguyễn Thị
Hồng- Bí thư huyện ủy Vòng Liêm…. Nhiều chị đã anh dòng hy sinh, trong đã
lịch sử dân téc Việt Nam còn mãi mãi ghi nhớ tấm gương của người Xứ ủy
viên Nam Kỳ, Bí thư Thành ủy Sài Gòn: Nguyễn Thị Minh Khai lúc mới 31
tuổi. Càng tiến tới ngày tổng khởi nghĩa toàn quốc, hưởng ứng lời kêu gọi của
MTVM, phô nữ trong cả nước đã tham gia rộng rãi với nhiều hình thức đấu
tranh, từ việc nuôi giấu cán bộ như mẹ Tơm (Thanh Hóa); mẹ Luật ở Bần
(Hưng Yên); Bà Hai Vẽ ở Chèm… đến công tác lãnh đạo quần chúng đấu
tranh, làm giao thông liên lạc, chuyển tài liệu, đưa đón cán bộ, làm tài chính
cho Đảng, vận động binh lính địch quay về với cách mạng. Sát ngày khởi
nghĩa, phụ nữ chiếm 20% trong các đơn vị tự vệ chiến đấu "An toàn khu".
Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, nhiều chị giữ các trọng trách:
Chị Hà Thị Quế lãnh đạo giành chính quyền ở tỉnh Bắc Giang và được cử vào
ủy ban nhân dân tỉnh kiêm phụ trách công tác quân sự toàn tỉnh. Chị Nguyễn
Thị Định dẫn đầu đội quân giành chính quyền ở tỉnh Bến Tre…
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ra đời, công lao thuộc về khối đại đoàn kết dân téc mà phụ nữ có
những đóng góp không nhỏ các chị là những Bà Trưng, Bà Triệu ở thời đại
Hồ Chí Minh.
Đất nước được độc lập, thân phận của phụ nữ đã thay đổi. Họ càng có
điều kiện tham gia việc xã hội. Góp phần vào củng cố cơ quan quyền lực cao
nhất của Nhà nước, 48% phụ nữ trong tổng số cử tri đã đi bầu cử Quốc hội
ngày 6-1-1946. Điều đặc biệt là lần đầu tiên trong lịch sử dân téc, 10 đại biểu
phụ nữ đã tróng cử vào Quốc hội khóa I của nước VNDCCH.
25