Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.93 KB, 98 trang )






LUẬN VĂN:

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vận
động phụ nữ trên địa bàn xó ở tỉnh Hải
Dương trong giai đoạn hiện nay








Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác vận động quần chúng có vai trò hết sức quan trọng trong suốt tiến trình
lịch sử của cách mạng Việt Nam: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân
liệu cũng xong”. “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” đó là sự tổng kết của
cha ông ta. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưỏng Hồ Chí Minh đều khẳng định: “Cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng”, “quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử”.
Hơn ai hết, Hồ Chí Minh sớm nhận thức rõ vai trò của công tác dân vận nói chung,
vận động phụ nữ nói riêng, Người đã thấy rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của phụ nữ
ngay từ buổi đầu hoạt động cách mạng. Người coi công tác vận động phụ nữ là khâu
quan trọng của phong trào cách mạng quần chúng. Trình độ chính trị, văn hoá, điều kiện
sống của phụ nữ phản ánh trình độ văn minh của xã hội.
Thực tế cho thấy, phụ nữ có nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử dựng nước


và giữ nước. Với 52% dân số, 65% lực lượng lao động trong nông nghiệp, vai trò của phụ
nữ ngày càng được khẳng định trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội để phát huy khả năng
của mình. Kế thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động
phụ nữ, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện
nam nữ bình đẳng, đặt sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp xây dựng
CNXH. Gần đây nhất, sau khi thực hiện thành công chiến lược và kế hoạch hành động
quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2005, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến
lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010.
Nhìn chung, trong những năm qua, việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng và Nhà nước về dân vận nói chung công tác vận động phụ nữ nói riêng đã đạt
những thành tựu đáng kể, địa vị của phụ nữ ngày càng được đề cao tương xứng với
những đóng góp to lớn của họ trong thành tựu chung của cả nước và sự quan tâm của
Đảng cộng sản Việt Nam.


Do chưa nhận thức đầy đủ sự khác biệt về giới, chưa vận dụng, tiếp thu đúng mức
thành tựu lý luận quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt chưa vận dụng một cách
triệt để, chưa tuyên truyền một cách rộng rãi tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động
phụ nữ, nên sự tiến bộ của phụ nữ chưa được như ý; tư tưởng xem thường phụ nữ vẫn
diễn ra ở các địa phương, các vùng, các ngành chưa quan tâm chia sẻ đúng mức, chưa
chú ý bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển, đáp ứng
những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc đổi mới.
Hải Dương là một địa phương có tỷ lệ nữ chiếm 51% số người trong độ tuổi lao
động. Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Hội Liên hiệp Phụ nữ,
phong trào phụ nữ Hải Dương nói chung đã đạt nhiều thành tựu to lớn thông qua những
đóng góp của họ vào các lĩnh vực của địa phương.
Có nhiều vấn đề nẩy sinh trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá: trình độ học
vấn, chuyên môn, kỹ thuật của một bộ phận phụ nữ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương; tình trạng thiếu việc làm, nhà ở, phụ nữ nghèo, vẫn còn một bộ

phận nữ sinh con thứ 3…
Là giảng viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Dân vận ở Trường chính trị tỉnh,
tôi thấy cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu lý luận, công tác vận động
phụ nữ, đặc biệt phụ nữ trên địa bàn xã, góp phần khẳng định và tìm ra những giải pháp
chủ yếu nhằm phát huy vai trò phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là
nhiệm vụ vừa cơ bản, lâu dài, vừa có ý nghĩa thời sự cấp bách.
Chính thực tế trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về vận động phụ nữ trên địa bàn xó ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay” làm
luận văn tốt nghiệp, với mong muốn được góp một phần công sức nhỏ bé vào sự nỗ lực
chung của xã hội, của địa phương đối với sự tiến bộ của phụ nữ cả về phương diện lý luận
và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
* Các sách:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Nxb Thông tấn, HN, 2005.
- Nhiều tác giả, Bác Hồ trong trái tim phụ nữ Việt Nam, Nxb Phụ nữ, HN, 2007.
- Nhiều tác giả, Bác Hồ với sự tiến bộ của phụ nữ, Nxb Phụ nữ, HN, 2008.


- Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1970.
- Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1990.
- Chủ nghĩa Mác và vấn đề giải phóng phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1977.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hai mươi năm, một chặng đường phát triển của phụ
nữ Việt Nam (1975-1995), Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1996.
- Lê Thị Nhâm: Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1987.
- Nguyễn Thị Thập, Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, tập 2, Nxb Phụ nữ, HN,
1981
- Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Lân, Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị
trường, Học Viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996.
Những công trình trên đã nghiên cứu và làm rõ vị trí vai trò của phụ nữ Việt Nam
trong nhiều lĩnh vực.

* Một số bài viết đăng trên các tạp chí:
- Hoàng Thị Nữ, “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác đào tạo bồi dưỡng và đề bạt
cán bộ nữ”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 06/1989.
- Nguyễn Thị Mão, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và xây dựng đội
ngũ cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 10/1996.
- Nguyễn Khánh Bật, “Những quan điểm cơ bản về giải phóng phụ nữ trong Di chúc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 03/2000.
- Nguyễn Thị Kim Dung, “Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ nữ”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11/2001.
Các bài viết trên đã đề cập tới vai trò của phụ nữ, quyền bình đẳng của phụ nữ, các
giải pháp cơ bản để giải phóng phụ nữ.


Các luận văn:
- Đặng Thị Lương, “Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ trong cách mạng
Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
năm 1993.
- Trương Thị Phúc, Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, năm 2006, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữ với
việc thực hiện trong thời kỳ đổi mới”.


- Nguyễn Thị Thu Hương, “Xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh Ninh Bình theo tư
tưởng Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008.
- Đào Tố Uyên, “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ vào hoạt
động thực tiễn của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Luận văn cử
nhân ngành chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2003.
Những luận văn nêu trên mới chỉ khai thác ở góc độ tư tưởng của Hồ Chí Minh về
giải phóng phụ nữ nói chung. Chưa có luận văn nào nghiên cứu sâu về công tác vận động

phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh trên địa bàn xã.

Với phụ nữ Hải Dương đã có một số công trình nghiên cứu:
- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương, Bác Hồ với Hải Dương, Nxb Thông tấn,
năm 2008.
- Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương: “Lịch sử truyền thống cách mạng phụ nữ
Hải Dương giai đoạn 1930-1975”, năm 2000.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương: “Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Hải
Dương giai đoạn 1976-2000”, năm 2003.
- Hội Văn học - sử học Hải Dương, “Bà Chúa Sao Sa”, năm 2006.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương - Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tứ Kỳ: “Lịch
sử truyền thống cách mạng phụ nữ Tứ Kỳ 1945 - 2005”, năm 2006.
- Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương - Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Kinh Môn :
“Lịch sử phong trào phụ nữ huyện Kinh Môn (1946 - 2006)”, năm 2007.
Những công trình trên đã bước đầu đặt cơ sở cho việc nghiên cứu phụ nữ nói
chung và công tác vận động phụ nữ nói riêng, nêu lên những kiến nghị nhằm thay đổi bổ
sung chính sách đối với phụ nữ để họ có điều kiện phát triển, phát huy hết vai trò của
mình trong sự nghiệp đổi mới.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu các quan
điểm của Hồ Chí Minh về công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã để vận dụng vào công
cuộc vì sự tiến bộ của phụ nữ hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn


3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ,
tác giả vận dụng, xem xét công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương
trong giai đoạn 1997 - 2009.
Đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở Hải
Dương, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của địa phương trong thời gian từ 2010 - 2015.

3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đề ra, nhiệm vụ của luận văn tập trung giải quyết những
vấn đề sau:
- Làm rõ vai trò đóng góp của phụ nữ, công tác vận động phụ nữ trong tư tưởng
Hồ Chí Minh.
- Thực trạng về phụ nữ và công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải
Dương theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng: Luận văn tập trung vào nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về
vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để
vận động phụ nữ có hiệu quả cao nhất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ, công tác vận động phụ nữ trên địa
bàn xã ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 1997 - 2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Đảng
bộ địa phương về công tác vận động phụ nữ.
- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp
các phương pháp: biện chứng, lịch sử, lôgic, phân tích và tổng hợp, so sánh, phương
pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội học.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn


- Luận văn góp phần làm rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ.
- Đánh giá đúng thực trạng của công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã của tỉnh
Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác vận động phụ nữ trên
địa bàn xã ở địa phương.

7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học
tập và tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động phụ nữ ở Trường chính trị,
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
- Cung cấp những luận chứng về cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định
chính sách cụ thể về công tác vận động phụ nữ nói chung, vận động phụ nữ trên địa bàn
xã ở tỉnh Hải Dương nói riêng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
kết cấu thành 2 chương, 6 tiết.




Chương 1
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ
1.1. Một số khái niệm
- Dân: là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong các chế độ xã hội, nhưng
nội hàm của nó có sự khác nhau. Trên cơ sở kế thừa, phát triển những yếu tố tích cực
trong quan niệm về dân ở các chế độ xã hội trước, đặc biệt là quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin về dân, Hồ Chí Minh đã đưa ra một quan niệm về dân đơn giản, dễ hiểu,
nhưng lại rất sâu sắc.


Theo Hồ Chí Minh, dân là những người sống trong cùng một cộng đồng
quốc gia dân tộc, có chung một nguồn gốc, một cội nguồn. Dân gồm đủ các dân tộc
tôn giáo: Việt, Thổ, Nùng, Mường, Mán … Lương giáo, là tất cả các giai cấp, tầng
lớp trong xã hội sĩ, nông, công, thương, binh, là tất cả mọi người, không phân biệt
già - trẻ, trai - gái, giàu - nghèo, sang - hèn, có lòng yêu nước, một lòng một dạ đi
theo Đảng Cộng sản Việt

Nam làm cách mạng giải phóng dân tộc, đem lại tự do, hạnh phúc cho mọi người.
Theo Hồ Chí Minh, “dân” là tất cả mọi người, nhưng không bao hàm bọn phản
quốc, bọn tay sai bán nước hại dân, những kẻ đi ngược lại lợi ích, nguyện vọng của quần
chúng nhân dân, đó là kẻ thù của dân.
Trong nhiều bài viết, bài nói của mình, Hồ Chí Minh còn dùng thuật ngữ “quần
chúng”, cũng đồng nghĩa với “dân”. “Dân” là các tầng lớp nhân dân yêu nước, có tổ chức,
phân biệt với bộ phận cầm quyền lãnh đạo. Đó là lực lượng rất quan trọng trong mọi cuộc
cách mạng mà Hồ Chí Minh luôn luôn trân trọng.
- Dân vận
Trong bài báo Dân vận, Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm dân vận: “Dân vận là
vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để bỏ sót một người nào, góp
thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính
phủ và đoàn thể đã giao cho” [43, tr.698].
Hồ Chí Minh luôn quán triệt: cách mạng tức là đổi xã hội cũ thành xã hội mới, đó
là một công việc lâu dài, khó khăn gian khổ, đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hợp lực, nhất trí
của toàn dân tộc, không phân biệt giai cấp, tầng lớp; không phân biệt già, trẻ, gái trai, dân
tộc, tôn giáo, giàu nghèo … để tập hợp mọi giai cấp, tầng lớp, mọi người dân thành một
lực lượng hướng đến một xã hội mới tốt đẹp, chúng ta phải luôn đi sâu, đi sát quần chúng,
đi vào từng người, khơi dậy và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức tự
giác của từng người dân để huy động tối đa sức lực, trí tuệ, tài lực của nhân dân vào sự
nghiệp cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, dân vận không chỉ tuyên truyền suông bằng sách báo, mít tinh,
khẩu hiệu, mà phải bằng hành động cụ thể, thiết thực. Người nói: “Nói chung thì các dân
tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn giá trị hơn


một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [39, tr.263]. Vì vậy, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới
việc xây dựng những điển hình tốt, Bác trực tiếp viết thư khen ngợi, động viên, khuyến
khích những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động, sản xuất,
chiến đấu và đề nghị có mục “gương người tốt, việc tốt” trên báo để động viên mọi người

noi theo.
Hồ Chí Minh hiểu dân vận theo cả chiều rộng và chiều sâu. Theo chiều rộng, “dân
vận” là vận động tất cả mọi người dân, không để sót một người nào nhằm tập hợp, đoàn
kết lực lượng toàn dân, thực hiện những công việc chung, những công việc nên làm. Hiểu
theo chiều sâu, “dân vận” là phải hiểu rõ năng lực, tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh cụ thể
của từng đối tượng để có hình thức vận động cho phù hợp.
Theo Người: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng
thành công” [43, tr.700]. Do đó, cần phải nhận thức rõ công tác vận động, giác ngộ nhân
dân nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng.
- Vận động phụ nữ
Khái niệm vận động có nhiều cách hiểu với những phạm vi rộng, hẹp ở nhiều khía
cạnh khác nhau.
Theo Từ điển tiếng Việt, vận động được hiểu là sự tuyên truyền, giải thích, thuyết
phục người khác tự nguyện làm việc gì đó.
Trong đời sống xã hội, theo cách hiểu thông thường, “vận động phụ nữ” được coi
là việc tuyên truyền, giải thích, thuyết phục, làm để nữ giới hiểu, thấy đúng, tin và làm
theo cho có hiệu quả.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan
tâm tới phụ nữ và công tác vận động phụ nữ. Ngay từ rất sớm, Người đã có những quan
niệm rất khúc chiết, đúng đắn về phụ nữ và vận động phụ nữ. Qua những bài viết, bài nói
của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy thực chất của vấn đề vận động phụ nữ là một nội dung
quan trọng của dân vận. Hồ Chí Minh đã bàn nhiều tới dân vận và đưa ra khái niệm bất
hủ về dân vận nhưng với khái niệm “vận động phụ nữ” Người chưa đi sâu luận giải.
Trong từng trường hợp, Người coi “vận động phụ nữ” là “tuyên truyền”, là “giải
thích”, “huấn luyện”; “động viên”, “bồi dưỡng” để nữ giới hiểu và từ đó thoát khỏi “sự
khốn cùng” thực tại của họ.


Trong bài “Phong trào nông dân tỉnh Quảng Đông” Người khẳng định “Tuyên
truyền chính trị lúc đầu nông dân rất sợ chủ nghĩa cộng sản, vì họ nghe nói (do bọn địa

chủ nói) rằng những người cộng sản xã hội hoá phụ nữ. Bây giờ họ đã hiểu chút ít rằng
chủ nghĩa cộng sản thật ra là cái gì và họ tin rằng Đảng Cộng sản là Đảng duy nhất có thể
giải thoát họ khỏi sự khốn cùng hiện tại của họ” [40, tr.190].
Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh”, Người đã nhắc lại lời nói của V.I.Lênin:
“Đảng Cách mạng phải phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, vậy
nên muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái” [40, tr.288-
289].
Khi trả lời một phái đoàn đại biểu phụ nữ các nước đến thăm Người trên đất Pháp,
Hồ Chí Minh đã nói tới “phụ nữ vận động”, “trong mấy mươi năm vận động độc lập” [42,
tr.347].
Liên quan tới vận động phụ nữ và phụ vận, một lần nữa Hồ Chí Minh đã nhắc tới:
“Cán bộ phụ nữ đi vận động”, những chị em phụ nữ ấy có tác dụng lớn đối với xã hội [46,
tr.132].
Như vậy, qua các khái niệm, định nghĩa về vận động phụ nữ trong từ điển, trong
đời sống xã hội và quan điểm của Hồ Chí Minh, có thể nói: vận động phụ nữ là những
hoạt động, việc làm của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân nhằm giúp phụ nữ hiểu và làm
theo cho có hiệu quả.
- Phụ nữ trên địa bàn xã
Để làm rõ khái niệm này trước hết phải làm rõ khái niệm liên quan, đó là “địa bàn
xã”, “xã”. Trong cuốn “Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay” (Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội - 2001) thì: làng xã là đơn vị tụ cư sinh sống của một cộng đồng nông dân Việt
Nam, nhiều làng hợp thành một xã.
“Xã” là đơn vị hành chính mà chính quyền trung ương đặt ra để quản lý. Như vậy,
xã là đơn vị cơ sở của thiết chế chính trị nông thôn.
Theo Bách khoa tri thức phổ thông, Nxb Văn hoá - Thông tin, giải thích: “Xã” hay
“Làng Việt” là một thiết chế xã hội, một đơn vị tổ chức chặt chẽ của nông dân Việt trên
cơ sở địa vực, địa bàn cư trú, là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư


của người Việt trồng trọt. Nhiều làng cộng cư thành xã, làng phân thành nhiều xóm, xóm

phân thành nhiều ngõ.
“Xã” là đơn vị hành chính cơ sở của Nhà nước và là một tổ chức, còn là một tế bào
kinh tế, quân sự, văn hoá khá hoàn chỉnh.
Theo Từ điển tiếng Việt thì: “xã” là một đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn, bao
gồm một số thôn.
Trong đời sống xã hội, theo cách hiểu thông thường, “Địa bàn xã” là khu vực nhà
nước cấp cơ sở thấp nhất trong hệ thống 4 cấp ở nông thôn, do một số thôn hợp thành.
Từ các khái niệm, định nghĩa về “xã”, “làng, xã” trên đây có thể nói: “xã” là đơn
vị hành chính Nhà nước cấp cơ sở thấp nhất do chính quyền trung ương đặt ra và quản lý.
“Phụ nữ trên địa bàn xã” là khái niệm dùng để chỉ giới nữ đang sinh sống, hoạt
động trên phạm vi xã ở nông thôn.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của phụ nữ và vận động phụ nữ
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước
1.2.1.1. Vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tiếp nhận một cách đầy đủ, sáng
tạo những nguyên lý mà chủ nghĩa Mác - Lênin đề ra, trong đó có tư tưởng về vị trí, vai
trò của phụ nữ, vận động phụ nữ.
Người luôn quán triệt những câu nói của C.Mác, của V.I.Lênin về vai trò của phụ
nữ, “những lời ấy không phải câu nói lông bông” [40, tr.288] mà đó là sự ghi nhận vai trò to
lớn của phụ nữ đối với cách mệnh “xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có
đàn bà, con gái tham gia” [40, tr.288- 289]. Từ thực tiễn và lý luận đã soi rọi, với phụ nữ
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “An Nam Cách mạng cũng phải có nữ giới tham
gia mới thành công”, bởi lẽ “nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội”. Qua đó Hồ Chí Minh đã
nhìn nhận đánh giá đúng vai trò của phụ nữ Việt Nam. Phụ nữ chiếm số đông trong lực
lượng nhân dân, phụ nữ là một lực lượng to lớn, đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Bất cứ lĩnh vực nào cũng đều có bàn tay, khối óc của phụ nữ.



Phụ nữ vừa đảm đang, cần cù lao động, vừa anh hùng bất khuất trong đấu tranh, vừa nhân
nghĩa thuỷ chung trong quan hệ gia đình, xã hội, đó là những phẩm chất điển hình tốt đẹp
của phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Những ưu điểm đó kết tinh thành một sức
mạnh phi thường mà Hồ Chí Minh đã tổng kết:
"Phụ nữ ta chẳng tầm thường
Đánh Đông dẹp Bắc, làm gương để đời" [40, tr.222].
Lịch sử của dân tộc Việt Nam luôn luôn gắn liền giữa dựng nước và giữ nước,
chống xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển. Có thể thấy trong lịch sử, phụ nữ Việt Nam là những người đầu tiên đứng lên
đánh giặc giành lại độc lập cho tổ quốc: “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ
khởi nghĩa đánh giặc, cứu nước, cứu dân” [50, tr.148] “Do đó, ta có câu tục ngữ rất hùng
hồn “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Đó là truyền thống đặc biệt của phụ nữ Việt Nam
ta từ thời đại Hùng Vương - Trưng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh. Truyền
thống đặc biệt đó của phụ nữ Việt Nam được Hồ Chí Minh so sánh với phụ nữ thế giới
“Phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia bảo vệ đất nước chống sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc
phương tây. Phụ nữ ấn Độ vùng lên chống sự đô hộ của Anh. Phụ nữ Trung Quốc tham gia
cuộc cách mạng năm 1912. Phụ nữ Triều Tiên đã và đang đấu tranh vì sự độc lập của Tổ
quốc. Phụ nữ Nhật Bản đã buộc Chính phủ từ bỏ đạo luật cấm phụ nữ tham gia đời sống
chính trị và v.v”. Người ghi nhận công sức đóng góp của phụ nữ Việt Nam: “An Nam
Cách mạng phải có phụ nữ tham gia mới thành công” [40, tr.288]. Vì thế mà sau những tấm
gương anh hùng, bất khuất của phụ nữ Việt Nam “từ đầu thế kỷ thứ nhất” để lại 200 năm
sau cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh, một phụ nữ nông dân ở Thanh Hoá đứng lên tổ
chức lực lượng vũ trang chống xâm lược Đông Ngô. Cuộc khởi nghĩa ấy một lần nữa
khẳng định ý chí tự chủ, tinh thần độc lập dân tộc và khí phách của người phụ nữ Việt
Nam. Câu nói bất hủ của Bà Triệu còn mãi lưu truyền trong nhân gian và được Hồ Chí
Minh nhắc lại cho phụ nữ biết để tiếp tục phát huy: Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp
bằng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi
ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta.
Truyền thống đánh giặc giữ nước của phụ nữ Việt Nam đã được kế thừa và phát
huy từ thế hệ này đến thế hệ khác. Không chỉ có Hai Bà Trưng mà có hàng vạn “Bà



Trưng” đã hiện hữu, đó là Đô đốc Bùi Thị Xuân, bà Đốc Khuy (tên thật là Trần Thị
Khuy, người Hải Hưng cũ), con gái của ông Lãi Khuy, một lãnh tụ nghĩa quân Bãi Sậy.
Khi cha mình bị tử trận, bà đứng lên thay cha chỉ huy nghĩa quân và được phong tới chức
đốc binh và rất nhiều phụ nữ vô danh khác đã góp phần xương máu của mình làm rạng
danh cho “non sông gấm vóc Việt Nam”.
Không chỉ có “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, không chỉ góp công sức, xương
máu đánh giặc giữ nước mà người phụ nữ còn đảm nhiệm và tham gia tích cực vào mọi
công việc của xã hội, trong lao động sản xuất. “Từ trước đến nay phụ nữ Việt Nam đã có
nhiều đóng góp cho cách mạng, phụ nữ ta rất đáng kính” [48, tr. 87-88]. Những phẩm
chất đáng kính ấy được thể hiện qua hình ảnh của Nguyên phi ỷ Lan, một phụ nữ đại diện
cho việc giữ chính quyền. “Bà đã thay vua Lê Thánh Tông trông coi việc triều đình khi
nhà vua đem quân đi đánh Chiêm - Thành, lại gợi ý cho vua Nhân Tông trong việc bảo vệ
trâu bò để đảm bảo việc cày bừa của dân gian” [30, tr.130]. Đó là Thái hậu Dương Văn
Nga, bà là đại diện cho những hành động thức thời trong đời sống hoạt động chính trị của
những người phụ nữ, thay chồng lãnh đạo đất nước vượt qua những khó khăn thử thách.
Trên đất nước ta còn vô số những người phụ nữ khác thay chồng và con trai quản lý xóm
làng những lúc giặc tràn tới xâm lược. Ngoài ra, trên các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật,
nhiều phụ nữ đã để lại những áng văn thơ nổi tiếng có tác động đến thắng lợi của cách
mạng và được lưu truyền cho tới tận hôm nay. Đó là những thi sĩ nổi tiếng như: Nhân
Khanh, Đoàn Thị Điểm, Nguyệt Đình, Lê Ngọc Hân, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân
Hương v.v. Họ đều có chung một suy nghĩ: phụ nữ Việt Nam đã kiên trì dũng cảm đảm
nhiệm mọi công việc trong phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của
toàn dân ta. “Phụ nữ Việt Nam ta đã có truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần
cù” [48, tr.85]. Yêu nước thiết tha và sẵn sàng hy sinh vì nước, tinh thần ấy ở các thế hệ
phụ nữ đã trở thành truyền thống như Hồ Chí Minh đã tổng kết, và họ đã bền bỉ đem tinh
thần ấy phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc. Hơn ai hết, phụ nữ rất hiểu: Mục
đích và ước mơ ấy của họ chỉ trở thành sự thực, khi có Đảng của giai cấp công nhân,
Đảng của dân tộc ta ra đời. Ngay từ khi ra đời, Đảng đã là ngọn đuốc sáng chỉ lối đưa

đường cho phụ nữ cùng toàn dân tiến lên giải phóng dân tộc, giải phóng chính mình mà
Hồ Chí Minh là tác giả của công cuộc vĩ đại đó.


1.2.1.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ từ khi có Đảng
* Vị trí, vai trò của phụ nữ trong cách mạng giải phóng dân tộc
Phụ nữ Việt Nam nhận ra rằng, Đảng chẳng những là Đảng của giai cấp công
nhân, của dân tộc mà còn là Đảng của giới mình. Do đó, tập hợp dưới lá cờ Đảng, theo
Đảng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng cho dân tộc, cho giới mình, rõ ràng là tất yếu
đối với phụ nữ. Ghi nhận công lao của phụ nữ, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong thời
kỳ cách mạng hoạt động bí mật và trong những năm kháng chiến chống bọn thực dân
Pháp và lũ can thiệp Mỹ, phụ nữ ta đều có công lao lớn” [50, tr.148]. Đặc biệt trong thời
kỳ hoạt động bí mật, Hồ Chí Minh đã khen ngợi và đánh giá công lao to lớn của phụ nữ.
Nhiều phụ nữ đã bất chấp sự lùng sục, khủng bố dữ dội của kẻ thù, những mẹ, những chị
là cơ sở cho cách mạng, lúc nào cũng bền bỉ, xả thân giúp đỡ, nuôi nấng, che dấu và bảo
vệ cán bộ, vốn quý của phong trào. Nhiều chị em đã giác ngộ tham gia hoạt động cách
mạng rất dũng cảm, mặc dầu nguy hiểm, gian khổ rất nhiều, chị em cũng đã bảo vệ cách
mạng rất gan góc. Tại căn cứ địa cách mạng ở Việt Bắc: "rất nhiều chị em các dân tộc
thiểu số không những vượt gian nguy mà còn gạt bỏ cả mê tín để bảo vệ cách mạng và
cán bộ hoạt động cách mạng” [48, tr.87]. Bác đã dẫn ra một số ví dụ: “Ngoài những đội
du kích rất anh dũng đánh địch còn có các bà mẹ rất hiền từ tổ chức nhau lại thành hội các
bà mẹ chiến sĩ, giúp đỡ bộ đội đánh giặc” [48, tr.87]. Có thể nói ở khắp nơi, đông đảo phụ
nữ đến với Đảng, sự gắn bó giữa người phụ nữ với Đảng chặt chẽ hơn. ở đâu cũng có
những người phụ nữ sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ, đùm bọc, che chở cho cán bộ Đảng.
Trong Thư gửi đồng bào các tỉnh Việt Bắc vào năm 1947, Hồ Chí Minh đã viết: “Tôi
không bao giờ quên được trong những ngày gian nan cực khổ đó, đồng bào trong tỉnh ta,
các cụ già, các chị em phụ nữ, anh em nông dân, các em thanh niên, các cháu nhi đồng, ai
cũng hăng hái giúp đỡ. Mặc dù Tây và Nhật thẳng tay khủng bố, đốt làng, phá làng, bắt
người, nhưng đồng bào vẫn kiên quyết giúp đỡ cách mệnh” [43, tr.206].
Hậu phương là một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của

chiến tranh. Phụ nữ là những người đã quyết “đảm nhận công tác hậu phương thay thế
nam giới ra tiền tuyến và một mặt quan trọng nhất là đảm bảo sản xuất, đảm bảo có đồ ăn
thức mặc để kháng chiến lâu dài”. ý thức được điều đó, vượt qua muôn ngàn gian khổ,
phụ nữ là người đã nỗ lực vượt bực, “phụ nữ tham gia sản xuất, khuyến khích chồng con


ra trận, giúp đỡ binh lính may vá và giặt giũ quần áo, ưu đãi các gia đình kháng chiến,
quyên góp (tiết kiệm), trừ gian, đi du kích” [41, tr.438]. Những việc làm đó đã góp phần
cung cấp đủ cho bộ đội từ quân trang, lương thực, vải mặc, là ba khâu phấn đấu thực hiện
theo phương châm “tự lực cánh sinh” của nền kinh tế kháng chiến mà Đảng đã nêu ra. Vì
thế mà “nhân dân thì thi đua mua công phiếu kháng chiến, thi đua góp đảm phụ kháng
chiến, dù được Chính phủ miễn góp” [43, tr.657] để vừa sản xuất, vừa chiến đấu sẵn sàng
tiêu diệt địch trong mọi lúc, mọi nơi. Trong Thư gửi đồng bào Cao - Bắc - Lạng nhân dịp
chiến thắng trên chiến trường Biên giới ngày 14 - 10 -1950, Hồ Chí Minh đã vui lòng
thay mặt Chính phủ cảm ơn và khen ngợi đồng bào ở vùng Cao - Bắc - Lạng và những
công lao đặc biệt của phụ nữ ở đây: “Hàng vạn chị em Kinh, Thổ, Trại, Mán đã không
quản xa xôi, trèo đèo, lội suối, ăn đói nằm sương, đã thi đua làm việc sửa đường vận tải
giúp đỡ bộ đội để góp một phần vào thắng lợi” [44, tr.104]. Phong trào “hậu phương thi
đua với tiền phương” được thể hiện trên mọi phương diện đối với chị em phụ nữ, dù là
sửa đường, sản xuất, may vá, dù phải xông pha “mưa bom gió đạn” để giúp đỡ bộ đội
thì phụ nữ ta vẫn hăng hái thực hiện “Đồng bào đi dân công, đặc biệt là phụ nữ và thanh
niên, đã hăng hái tạm gác công ăn việc làm, xông pha mưa bom gió đạn, để giúp đỡ bộ
đội trong mọi việc” [44, tr.280]. Với tinh thần góp phần nhỏ bé của mình vào thắng lợi
của kháng chiến, dù đã có tuổi. “Nhiều bà cụ ngoài bảy tám mươi tuổi, chẳng những đã
xung phong đi dân công, mà còn thách thi đua với các cụ ông và con cháu” [44, tr.431].
Với tầm nhìn vừa khái quát vừa cụ thể, Hồ Chí Minh đã khơi sâu thêm lòng yêu nước của
phụ nữ, thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc, giữa các lực lượng “phụ nữ ở xí
nghiệp, ở nông thôn, ở cơ quan hăng hái tham gia thi đua ái quốc, thành tích không kém
đàn ông” nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp đưa kháng chiến nhanh chóng giành thắng lợi.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ, biết bao nhiêu tấm gương phụ nữ

từ trẻ đến già đã anh dũng hy sinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi thư tỏ lòng
biết ơn và ghi nhận công lao to lớn của phụ nữ: “Tôi kính cẩn nghiêng mình trước linh
hồn các nữ liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc Tôi kính chào các bà mẹ đã có con trong bộ
đội, và các bà mẹ cùng vợ con của các liệt sĩ mà trong cuộc kháng chiến to lớn của dân
tộc ta đang gánh một phần quan trọng” [44, tr.431, 432]. Tất cả những đóng góp to lớn


của phụ nữ như Hồ Chí Minh đã khẳng định thì: “Đồng bào” ta nói chung, phụ nữ ta nói
riêng “xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”. Tất cả là do
Ai cũng có một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ
ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến
những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ
khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong việc vận tải, cho đến
các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình [44, tr.172].
Đó là một trong những nhân tố quan trọng để làm nên thắng lợi của kháng chiến,
đó là “một phong trào quần chúng, toàn thể nhân dân tham gia”, đó là do “hàng triệu lỗ
tai, con mắt của nhân dân, chăng thành những bức “thiên la võng địa” và những nhân tố
đó đã giúp cho “phụ nữ ta chẳng tầm thường, đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời”
[41, tr.322]. Đó chính là công lao của phụ nữ mà trong bài “Lịch sử nước ta” (1945) Hồ
Chí Minh đã ghi nhận.
Đặc biệt hơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phụ nữ Việt Nam đã
phát huy hết khả năng và sức mạnh của mình được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trọn niềm
tin vào lực lượng phụ nữ, Người kêu gọi “Bác mong phụ nữ ta ra sức phát huy hơn nữa
truyền thống dũng cảm và đảm đang, cùng toàn quân và toàn dân ta bảo vệ độc lập, tự do
của Tổ quốc, đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn” [50, tr.150].
Đáp lại lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, phát huy truyền thống từ ngàn xưa của phụ
nữ, ở Nam Bộ, chị em đã kết thành lực lượng đông đảo nhất trong các cuộc đấu tranh rất
bền bỉ, ngoan cường, kiên trì trên cả ba mặt trận: chính trị, quân sự, binh vận. Phụ nữ
miền Nam đã đảm nhiệm xuất sắc vai trò của một lực lượng xung kích trong đấu tranh
chính trị chống quân thù. Binh chủng chủ lực trong đấu tranh chính trị trực diện chính là

“đội quân đầu tóc” hay “đội quân tóc dài”. Đấy là những đội quân có đủ các bộ phận
tham mưu, chính trị, hậu cần mà từ cán bộ chỉ huy cho đến các chiến sĩ đều là những phụ
nữ bình thường nhưng cũng rất mưu trí và dũng cảm làm cho địch phải khiếp sợ. “Miền
Nam anh hùng có đội quân đấu tranh chính trị gồm hàng vạn chiến sĩ toàn là phụ nữ. Họ
rất mưu trí và dũng cảm làm cho địch phải khiếp sợ và gọi là đội quân tóc dài” [50,
tr.149]. Đó là nhận xét và sự động viên của Hồ Chí Minh với phụ nữ miền Nam tại lễ kỷ
niệm lần thứ 20 ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Với lực lượng quần


chúng tay không, dựa vào lòng yêu nước và ý chí đánh thắng địch, biết sử dụng ưu thế
chính trị của mình và nhược điểm phi nghĩa của địch, với những lời lẽ đanh thép và nhiều
hình thức phong phú, phong trào đấu tranh trực diện của phụ nữ trở thành một vũ khí sắc
bén, tấn công liên tục làm cho chúng phải hoảng sợ chùn bước. Khẳng định cho điều đó,
Hồ Chí Minh đã nêu ra những gương sáng: “Trong phong trào thanh niên xung phong
chống Mỹ cứu nước, nhiều cháu thanh niên gái đã nêu gương dũng cảm trong sản xuất và
chiến đấu như thanh niên gái Vĩnh Linh vừa sản xuất giỏi, vừa chiến đấu giỏi”, “Những
cuộc đấu tranh ấy đã có tác dụng nêu cao chính nghĩa cách mạng, phát động căm thù,
nung nấu ý chí đấu tranh của quần chúng. Qua những cuộc đấu tranh đó, đội ngũ cách
mạng càng tăng cường đoàn kết, quyền lợi nhân dân được bảo vệ. Trong khi đó, bộ mặt
phi nghĩa của kẻ địch bị vạch trần, hành động phản động của chúng bị đẩy lùi, uy thế
không ngừng bị sa sút, hàng ngũ địch bị phân hoá sâu sắc”.
Phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam một lần nữa cho thấy sự tiếp nối
truyền thống yêu nước, đánh giặc, bất chấp những phương tiện chiến tranh tối tân hiện đại
của địch, phụ nữ giáng cho chúng những đòn trừng trị đích đáng trong những cuộc tấn
công “không hiểu được, không quen và không tài nào chống đỡ được” như sự thú nhận
cay đắng của chúng. Đại diện cho những “chiến tích này” đã được Hồ Chủ tịch biểu
dương: “Trong phong trào chống Mỹ cứu nước, ở miền Nam có nhiều chị em rất anh
hùng, như các cô út Tịch, Tạ Thị Kiều, Trần Thị Vân và nhiều cô khác” [50, tr.149].
Chính các chị là những người đã phát động và dấy lên ở khắp nơi phong trào “tìm Mỹ mà
diệt, tìm Nguỵ mà đánh”.

Bằng chính ngay gương sáng đấu tranh anh hùng và phẩm chất cao đẹp của mình,
với khả năng và kinh nghiệm ngày càng được tích luỹ và phát huy, dựa trên lối tấn công
lớn mạnh của cách mạng đã góp phần mở lối đưa đường cho những binh sĩ lạc đường bị
cưỡng ép ở hàng ngũ địch trở về với nhân dân. Những thành tích đó đã được Bác ghi
nhận: “Phụ nữ Việt Nam rất anh hùng bất khuất”.
Cùng với phụ nữ miền Nam, ở miền Bắc, hàng triệu phụ nữ hăng hái tham gia đấu
tranh chính trị quyết liệt, hỗ trợ cho đồng bào và chị em miền Nam ngăn chặn, hạn chế
những hành động tội ác của Mỹ - Diệm, gánh vác công việc gia đình để chồng, con đi
đánh Mỹ. “Các bà mẹ chiến sĩ đã khuyến khích con cháu mình vào bộ đội đánh giặc cứu


nước” [50, tr.149]. Khi đế quốc Mỹ thất bại trong “chiến tranh đặc biệt”, chúng điên
cuồng ném bom bắn phá miền Bắc, phụ nữ miền Bắc đã hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng,
Bác hăng hái thi đua thực hiện phong trào “ba đảm đang”, chống Mỹ cứu nước và xây
dựng chủ nghĩa xã hội do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động. Chị em
vừa chiến đấu, vừa dũng cảm để bảo vệ hậu phương, và chi viện cho chiến trường miền
Nam. Các chị xứng đáng nhận được lời tuyên dương khen ngợi của Hồ Chủ tịch: “Phong
trào “ba đảm đang” của phụ nữ miền Bắc là phong trào yêu nước nồng nàn và rộng khắp,
lôi cuốn đông đảo phụ nữ hai miền thi đua sản xuất, phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến
đấu, góp phần to lớn vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của toàn dân” [50, tr.149]. Có thể
nói trong kháng chiến chống Mỹ, phụ nữ miền Bắc đã làm tròn vai trò là hậu phương
vững chắc cho cả nước.
Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi thư khen ngợi phụ nữ miền Bắc. Người tặng huy hiệu
của mình cho các đội nữ du kích, nữ dân quân ở các địa phương đã chiến đấu dũng cảm, bắn
rơi nhiều máy bay địch, bắn cháy tàu chiến Mỹ, cùng các thành tích chiến đấu khác, Người nói:
“Tổ cầu đường Trần Thị Lý ở Quảng Bình và tiểu đội 9, đại đội 814 đã đảm bảo tốt giao thông
dưới làn bom đạn, đội dân quân gái ở Nam Ngạn đã góp phần bắn được nhiều máy bay giặc
Mỹ” [50, tr.149].
Hồ Chí Minh một mặt đánh giá cao vai trò to lớn của các mẹ, các chị “gan góc”, đã
anh dũng che chở cho cách mạng, cắn răng chịu đựng những mất mát đau thương để động

viên khuyến khích con em mình đi kháng chiến: “Các bà mẹ chiến sĩ đã khuyến khích con
cháu mình vào bộ đội đánh giặc cứu nước. Ngoài ra còn ân cần nuôi nấng, giúp đỡ và bảo
vệ cán bộ chiến sĩ khác như con cháu của mình” [50, tr.148]. Người dẫn ra những gương
phụ nữ Việt Nam điển hình, đó là: “Bà mẹ Suốt ở Quảng Bình đã xông pha bom đạn
không sợ sóng to gió lớn, suốt đêm chèo thuyền đưa bộ đội qua sông để chiến đấu” [50,
tr.148]. Theo Người, đó là “trực tiếp tham gia kháng chiến”. Đó là “Bà mẹ Cán, người Thái ở
Sơn La có sáu con thì hai con đi bộ đội, bốn vào du kích, bản thân bà mẹ cũng hăng hái Bạch
đầu quân” [50, tr.149]. Đó chẳng phải là những điển hình vì dân vì nước hay sao? Bác khen
ngợi và nêu gương: “Mẹ Đích còn rất tự hào là cả nhà gồm có bốn con trai, hai con gái, một
con rể đều vẻ vang được tham gia Đảng Lao động Việt Nam” [50, tr.149]. Đúng như Bác đã
khẳng định “Đảng của nhân dân lao động” và “Đảng của dân tộc Việt Nam”.


Lớp “cha trước”, lớp “con sau”, đó là truyền thống tiếp nối nhau cùng đánh giặc
của dân tộc Việt Nam nói chung, của phụ nữ Việt Nam nói riêng. Hồ Chí Minh đã ghi
nhận, nêu gương thành tích của các cháu gái còn ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng. Hưởng
ứng phong trào thiếu niên “làm nghìn việc tốt”, các cháu nhi đồng đã hăng hái thi đua
giúp đỡ nhau trong học tập để người lớn rảnh rang lo chiến đấu và sản xuất “Cháu Tứ, 13
tuổi, ở Thái Bình, đã cõng một bạn gái bị què chân đi học suốt ba năm liền”, “Cháu
Hoàng Thị Phiến và Lê Thị Thỉu ở Vĩnh Linh đều 10 tuổi đã thay nhau cõng cháu Việt 8
tuổi (con một chiến sĩ miền Nam tập kết) đi học vì chân cháu có tật, nhà trường lại cách
xa hai cây số, phải qua hai ngọn đồi” [50, tr.150]. “Cháu Nguyễn Thị Sành, 12 tuổi ở Hà
Bắc, đã nhảy xuống nước cứu hai bạn nhỏ khỏi chết đuối”. Đó là nhận xét của Bác Hồ về
sự dũng cảm của thiếu niên, thế hệ kế tiếp của phụ nữ Việt Nam [50, tr.150]. “Và đặc biệt hơn
nữa khi mới có 9 tuổi, khi máy bay giặc Mỹ đang điên cuồng bắn phá dữ dội nhưng cháu gái
vẫn cứu được đàn trâu của hợp tác thoát khỏi bom đạn, đó là cháu Dương Thị Đống”, quê ở
Vĩnh Linh.
Với tất cả những gì phụ nữ Việt Nam đã cống hiến, Hồ Chí Minh kết luận: “Từ
đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, cứu dân cho đến ngày
nay, mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên, góp phần xứng

đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc” [50, tr.148], “như thế là từ xưa đến nay,
từ Nam đến Bắc, từ trẻ đến già phụ nữ Việt Nam ta thật là anh hùng” [50, tr.150]. Thật
xứng đáng với danh hiệu đó.
* Vị trí, vai trò của phụ nữ trong xây dựng đất nước
Sau hiệp định Giơ ne vơ, miền Bắc được độc lập tự do và bước vào thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Phụ nữ cũng như nhân dân miền Bắc đã làm chủ vận mệnh của
mình, hào hứng, phấn khởi đóng góp công sức vào nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn
vết thương chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí
Minh, để phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ, để nhanh chóng phát triển đất nước thì
phải “Động viên toàn thể phụ nữ nhiệt liệt ủng hộ các chính sách của Đảng và Chính phủ,
ra sức góp phần vào công cuộc khôi phục kinh tế nước nhà” [46, tr.132]. Vì thế, phụ nữ
đã tích cực nâng cao giác ngộ chính trị, yêu chuộng lao động, thi đua sản xuất và tiết
kiệm, hăng hái tham gia vận động giảm tô và cải cách ruộng đất, tham gia các công tác


văn hoá xã hội v.v. Người nhận xét: “Từ ngày nước ta giải phóng đến nay phụ nữ đều
tiến bộ rõ về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội” [48, tr.184].
Người cho rằng phụ nữ đã trở thành lực lượng cơ bản trong các ngành sản xuất,
xây dựng đất nước: “ở nông thôn 60% xã viên hợp tác xã là phụ nữ” [48, tr.88], nhiều phụ
nữ đã trở thành những người đứng đầu các hợp tác xã làm chủ nhiệm hợp tác xã nông
nghiệp. Nói chuyện với đồng bào tỉnh Tuyên Quang, tháng 3 năm 1964 Người ghi nhận:
“Cả tỉnh có ba vạn chị em có tổ chức, hơn một vạn rưỡi vào hợp tác xã, hơn 700 chị em
tham gia công tác chính quyền như thế là khá” [48, tr.322]. Có thể nói ở tất cả các khu
vực phụ nữ đều ra sức thi đua để góp sức mình vào hoàn thành kế hoạch vì phụ nữ hiểu
rằng đó là trách nhiệm rất vẻ vang, Hồ Chí Minh khẳng định: “Mọi chị em, mọi giới nữ
đều thi đua góp sức hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1956, đều hăng hái tham gia
công cuộc củng cố miền Bắc, chiến cố miền Nam, để xây dựng một nước Việt Nam hoà
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [46, tr.133]. Từ phong trào thi đua,
“phong trào ba đảm đang” đã xuất hiện nhiều gương phụ nữ điển hình tiên tiến: “Cô
Hoàn là cô đầu tiên làm được 3000 cân phân”, “có người làm tới 7000 cân, cháu Dung

mới 13 tuổi còn đi học, cũng đã làm được 1000 cân phân” [48, tr.88]. Theo Hồ Chí Minh
có được những thành tích trên là do bản thân phụ nữ đã cố gắng, cần cù, chịu khó. Nói
chuyện với nhân dân Thanh Hoá, Người nhận xét: “Chị em phụ nữ Thanh Hoá có tinh
thần cần cù lao động rất tốt. Như thế là vừa làm lợi nhà, vừa làm ích nước” [46, tr.401].
Điều đó đã chứng tỏ rằng “Bất kỳ việc gì nặng nhọc mấy, họ cũng làm được. Có thể nói
rằng ở Đông - Nam á, phụ nữ Bắc Việt Nam là người lao động cừ nhất” [49, tr.538].
Theo Hồ Chí Minh, phụ nữ có những đóng góp to lớn trong các hoạt động chính trị,
văn hoá, xã hội. Chị em không ngừng học tập nâng cao trình độ hiểu biết của mình, để phục
vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thông qua các phong trào “Bình dân học vụ,
bổ túc văn hoá”, Người nhận xét: “Trong phong trào phát triển bình dân học vụ, phụ nữ
chiếm một phần lớn trong số người dạy cũng như người học” [44, tr.432]. Chính từ những cố
gắng trong học tập, nâng cao trình độ văn hoá đã giúp phụ nữ có khả năng tham gia tổ chức
quản lý xã hội, nhiều người đã trở thành Chủ tịch Uỷ ban hành chính, Bí thư chi bộ, “hàng
vạn phụ nữ đã trở thành cán bộ lãnh đạo”, làm Giám đốc và Phó giám đốc các xí nghiệp:
“Phụ nữ ta hiện nay tham gia chính quyền ngày càng nhiều” [48, tr.184] và “phụ nữ đã có


người gánh vác những trách nhiệm nặng như làm thẩm phán, chánh án, giám đốc” [48,
tr.184], góp phần gìn giữ kỷ cương xã hội. Không chỉ thế, chị em còn vận động nhau tham
gia công tác xã hội như: xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo, xây dựng công viên, tham gia Tết trồng
cây.
Chứng kiến những nỗ lực của phụ nữ cũng như những thành tựu chị em đạt được
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng: Dưới chủ nghĩa xã hội, người phụ
nữ dũng cảm có thể hoàn thành nhiệm vụ của người đàn ông dũng cảm có thể làm, dù nhiệm
vụ ấy đòi hỏi rất nhiều tài năng và nghị lực.
Có thể nói với tầm nhìn khoa học và cụ thể, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao và chính
xác vai trò, vị trí, khả năng của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình lịch sử đấu tranh cách
mạng, từ thuở đầu dựng nước, giữ nước, từ trước khi Đảng ra đời cho tới thời kỳ xây
dựng chủ nghĩa. Người rút ra kết luận: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ, trẻ cũng
như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” [44, tr.432]. Đây là một tổng kết mang

tính lịch sử, đồng thời mang tính dự báo chính xác của Hồ Chí Minh.
Xác định đúng vị trí, vai trò của phụ nữ là một trong những nhân tố đảm bảo cho
thắng lợi cách mạng, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời xác định đúng
vai trò của phụ nữ cũng là cơ sở hết sức quan trọng tạo tiền đề cho quan điểm vận động
phụ nữ nhằm giải phóng phụ nữ vì sự tiến bộ của phụ nữ và xã hội của Hồ Chí Minh và
của Đảng ta.
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác vận động phụ nữ
Dưới chế độ phong kiến, thực dân, người phụ nữ bị áp bức, bóc lột đến cùng cực,
bị khinh rẻ đến mức mất cả tư cách làm người. Thân phận và địa vị của họ bị trói buộc
bởi các quan niệm đạo đức phong kiến và các luật pháp phi lý. Phụ nữ Việt Nam luôn luôn
phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”, vừa bị tư tưởng phong kiến coi thường về địa vị xã hội,
vừa bị bọn thực dân cướp nước bóc lột tận xương tuỷ về sức lực, kinh tế, bị chà đạp nhân
phẩm và quyền làm người.
Không cam chịu cảnh dân tộc mình bị áp bức, bị nô dịch, bị tước quyền làm người,
Nguyễn ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân tộc khỏi đêm trường nô lệ, đem lại
quyền sống, quyền bình đẳng như bao dân tộc khác trên thế giới. Trong suốt quá trình bôn


ba tìm đường cứu nước, đi tới đâu Nguyễn ái Quốc cũng thấy cảnh phụ nữ bị đối xử bất
công, bị bóc lột và chà đạp nhân phẩm một cách tàn nhẫn như phụ nữ Việt Nam.
Người vạch mặt tố cáo chỉ nhờ thư vận: Chúng ta không thể tưởng tượng được
“hành vi bạo ngược” của thực dân đối với phụ nữ: “Hắn đổ nhựa cao su vào âm hộ của
một phụ nữ da đen. Sau đó hắn bắt chị ta đội một tảng đá to tướng đứng phơi nắng cho
đến chết” [40, tr.106]. Còn ở ấn Độ thì: “Các hầm mỏ đó dùng 42000 phụ nữ và 1171
trẻ em. Thật là nhục nhã cho thế kỷ XX phải thấy những phụ nữ bước run run đầu đội
thúng than nặng, mà vẫn phải bước vì đói; và những trẻ em từ 12 đến 13 tuổi bò trong
những đường hầm chật hẹp, vừa đi bằng bốn chân, vừa dùng răng kéo một thúng đầy”
[40, tr.134]. Như vậy ở đâu cũng thấy phụ nữ được “bảo hộ” và không thể thoát khỏi
cảnh dâm ô, đồi bại.
ở Việt Nam: “Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo

ngược. Ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay ở thôn quê, đâu đâu họ cũng vấp phải những
hành động tàn nhẫn của bọn quan lại cai trị, sĩ quan, cảnh binh, nhân viên nhà toa, nhà
ga” [40, tr.105]. Thậm chí ngay trên đất Bến Thành tại Sài Gòn mà “người Âu” vẫn cho
mình một cái quyền mắng phụ nữ là “con đĩ, con bú dù”, thẳng tay “dùng roi gân bò, dùi
cui đánh phụ nữ bản xứ” chỉ vì bắt họ tránh khỏi làm nghẽn lối
Theo Người, chỉ từng ấy thôi cũng đủ để minh chứng và kết tội chủ nghĩa tư bản.
Từ khi có chủ nghĩa tư bản, toàn bộ cơ thể xã hội đều bị ảnh hưởng tai
hại của nó. Các vật phẩm do tất cả mọi người sản xuất ra, đáng lẽ phải thuộc về
tất cả mọi người thì lại thuộc về đặc quyền của một vài người. ách áp bức kinh
tế đã nô dịch con người, cũng ách áp bức ấy đã biến phụ nữ thành những đồ vật
tuỳ thuộc quyền sử dụng của nam giới [39, tr.267-268].
Từ đó, Người cho rằng phải kêu gọi phụ nữ, “ở đây còn phải làm nhiều việc vận
động phụ nữ và thiếu nhi” [40, tr.3], phải vận động phụ nữ ở thời kỳ này vì ngoài tình
cảnh khốn cùng của chị em, sự dã man vô nhân đạo đến tột cùng của của chủ nghĩa thực
dân thì trên thế giới phụ nữ đã đấu tranh để tự giải phóng cho mình và họ đã làm được;
Người nêu ra những gương phụ nữ thế giới đấu tranh để từ đó vận động phụ nữ Việt
Nam:


Phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia bảo vệ đất nước chống sự xâm lược của chủ
nghĩa đế quốc phương Tây. Phụ nữ ấn Độ vùng lên chống sự đô hộ của Anh.
Phụ nữ Trung Quốc tham gia cuộc Cách mạng năm 1912. Phụ nữ Triều Tiên đã và
đang đấu tranh vì độc lập Tổ quốc. Phụ nữ Nhật Bản đã buộc Chính phủ phải từ bỏ
đạo luật cấm phụ nữ tham gia đời sống chính trị và v.v [39, tr.267].
Người nhắc lại quan điểm của C.Mác về vai trò của phụ nữ trong đấu tranh, đồng
thời muốn gửi một thông điệp tới phụ nữ nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng rằng:
phải đấu tranh mới có sự tiến bộ cho phụ nữ, mới có bình đẳng nam nữ, đó cũng là cách
vận động phụ nữ: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ
nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái, thì
biết xã hội tiến bộ ra thế nào?” [40, tr.288]. Nguyễn ái Quốc kết luận: “Vậy nên muốn thế

giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái công nông các nước” [40, tr.288].
Còn với phụ nữ ở An Nam, Người khẳng định: “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới
tham gia mới thành công, mà nữ giới An Nam muốn cách mệnh thì phải theo phụ nữ quốc
tế chỉ bảo” [40, tr.289]. Hơn ai hết, Người luôn nhận thức được cách mệnh Việt Nam là
một bộ phận của cách mệnh thế giới và “đàn bà con gái cũng nằm trong nhân dân, vì thế
phải vận động họ”. Chưa hết, Người còn so sánh giữa “cái được” của phụ nữ ở các
nước có cách mạng đã thành công với cái “chưa được” của phụ nữ mình để từ đó
“thức tỉnh” họ: “Hãy xem người Nga, họ cũng bị áp bức như anh em. Nhưng từ khi có
cách mạng, họ là người sung sướng nhất trần gian. Hết thảy mọi người đều có ruộng,
có nhà, mọi người đều được học hành và bỏ phiếu bầu cử” [40, tr.443]. Còn đối với
phụ nữ thì “ở nước Nga, không có sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà. Phụ nữ có
quyền bỏ phiếu và được bầu. Hiện nay có một bà là Bộ trưởng, một bà là Đại sứ, nhiều
người khác là dân biểu” [40, tr.443]. Hồ Chí Minh khẳng định: “Vì quyền lợi của đàn
bà con gái An Nam mà chúng ta làm cách mạng” [40, tr.443].
Thông qua tuyên truyền vận động mà “Những “bông hồng” của phương Đông bắt
đầu tỏ cho chủ nghĩa tư bản thấy ở họ có những chiếc gai nhọn. Những cuộc bãi công của
nữ công nhân ở các nhà máy và xưởng dệt lụa không còn là hiện tượng hiếm nữa” [39,
tr.267]. Mặt khác, Nguyễn ái Quốc cho rằng: “Mỗi Đảng Cộng sản phải có một bộ phụ
nữ, trực tiếp thuộc về phụ nữ quốc tế” [40, tr.289] thì sẽ làm cho phụ nữ tham gia tích cực


hơn vào Cách mệnh, “việc gì dẫu khó nhọc, nguy hiểm mấy cũng phải làm”. Tư tưởng đó
của Người đã cho thấy “Nhờ phụ nữ quốc tế mà các Đảng Cộng sản mới lập ra như Đảng
ở Java (nay là Inđônêxia), Đảng viên đàn bà mỗi ngày một thêm nhiều” [40, tr.289].
Người chỉ ra rằng, công việc giải phóng anh chị em chỉ có thể thực hiện được bằng
chính sự nỗ lực của bản thân anh chị em mà thôi. Đối với Người giải phóng dân tộc phải
gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trong tư tưởng giải phóng dân tộc
của Hồ Chí Minh luôn có tư tưởng giải phóng phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ bởi phụ
nữ luôn “chiếm nửa nhân loại”, “Đàn bà con gái cũng nằm trong nhân dân. Nếu cả dân
tộc được tự do đương nhiên họ cũng được tự do. Ngược lại, nếu dân tộc còn trong cảnh

nô lệ thì họ và con gái họ cũng sẽ sống trong cảnh nô lệ đó thôi” [40, tr.443].
Với quan điểm nhất quán đó, ngay từ những ngày đầu chuẩn bị cho công cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc, Người đã hết sức coi trọng việc tập hợp, đoàn kết rộng rãi
các tầng lớp phụ nữ: công nhân, nông dân, trí thức, tiểu thương mọi phụ nữ có tinh thần
yêu nước, thương nòi thành một lực lượng thống nhất đấu tranh cho mục tiêu chung là
độc lập, tự do của dân tộc và sự tiến bộ của phụ nữ. Trong bài Bà Trưng Trắc, Người viết:
“Như buổi ấy là buổi phong kiến mà đàn bà, con gái biết cách mệnh. Huống chi bây giờ,
hai chữ “nữ quyền” đã rầm rầm khắp thế giới, chị em ta lại gặp cảnh nước suy vi, nỡ lòng
nào ngồi yên được! Chị em mau mau đoàn kết lại!” [40, tr.457]. Cùng với lời kêu gọi,
Người chỉ đạo thành lập hẳn một tổ chức phụ nữ ngang hàng với các tổ chức khác để chị
em hoạt động.
Với công tác vận động phụ nữ, ngay từ đầu Hồ Chí Minh đã đánh giá cao phụ nữ
và nhìn nhận thấy phụ nữ là lực lượng quần chúng bị áp bức, bóc lột nhất nên khả năng
cách mạng rất to lớn. Tuỳ vào từng giai đoạn, từng thời điểm mà Hồ Chí Minh đưa ra
phương châm công tác, phương pháp lãnh đạo cách mạng, sử dụng những hình thức tổ
chức, phù hợp với từng đối tượng quần chúng và luôn luôn có những khẩu hiệu đòi quyền
lợi chính đáng cho phụ nữ.
Hồ Chí Minh cho rằng, để vận động phụ nữ có hiệu quả nhất thì ngoài vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản, Nhà nước thì vai trò, chức năng của Hội phụ nữ trong việc tập
hợp giáo dục phụ nữ làm cách mạng, đồng thời chăm lo quyền lợi cho phụ nữ.


Để tập hợp vận động phụ nữ tham gia cách mạng, Hồ Chí Minh đề ra nhiều tổ chức
phụ nữ có nội dung hoạt động phù hợp với trình độ, hoàn cảnh của phụ nữ và đáp ứng yêu
cầu của cách mạng. Trong bài Kính cáo đồng bào, Nguyễn ái Quốc kêu gọi “Phụ nữ cùng
toàn dân đoàn kết đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi
lửa bỏng” [41, tr.198], trong bài Thế giới đại chiến và phận sự dân ta, Người kêu gọi phụ
nữ vào “Phụ nữ cứu quốc hội”. Tháng 3, năm 1944, trong Báo cáo về tình hình các Đảng
phái đọc tại Đại hội các đoàn thể Cách mạng Việt Nam ở nước ngoài (Quảng Tây -
Trung Quốc), Hồ Chí Minh cho biết “Hội phụ nữ giải phóng đã được thành lập” [41,

tr.463]. Sau này, trong bài Ba mươi năm hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định:
“Hội Liên hiệp phụ nữ phải là lực lượng mạnh mẽ giúp Đảng động viên, tổ chức và lãnh đạo
phụ nữ tiến lên chủ nghĩa xã hội” [48, tr.21].
Trong Nhật ký hành trình của Hồ Chủ tịch, bốn tháng sang Pháp đã ghi:
Trong mấy mươi năm vận động độc lập, phụ nữ Việt Nam hăng hái tham
gia. Từ ngày dân Việt Nam tranh được Chính quyền, phụ nữ đều ra sức gánh
vác công việc: Nào giúp đỡ chiến sĩ, tăng gia sản xuất. Nào chống nạn mù chữ,
tham gia tuyển cử, tuần lễ vàng, đời sống mới việc gì phụ nữ cũng hăng hái
[42, tr.348].
Thực tiễn đã ghi nhận sự lớn mạnh của phong trào phụ nữ gắn liền từng bước với
mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Mỗi bước tiến của cách mạng Việt
Nam là làm thay đổi căn bản nhận thức, địa vị của người phụ nữ trong xã hội, làm thay
đổi sâu sắc cuộc sống của mỗi người phụ nữ Việt Nam. Người dẫn ra thí dụ về việc vận
động phụ nữ thực hiện đời sống mới. Trong kháng chiến, đất nước còn khó khăn, lúc
kháng chiến thành công thì cần phải kiến thiết.
Trong bài Dân vận, Người đã khẳng định: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém.
Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [43, tr.700]. Đối với công tác phụ vận: “Cán
bộ phụ nữ đi vận động, có cô vận động khéo đến đâu dân làm gì mình làm nấy, thân thiết
như người nhà, thì có thành tích. Cô nào không hoà lẫn được với nhân dân, vẫn giữ thói
quen thành phố, thì vận động không thành công” [45, tr.57]. Do đó, quan điểm “gần dân,
trọng dân, lấy dân làm gốc” luôn luôn được Hồ Chí Minh đề cao và cho đó là nhân tố dẫn
tới mọi thành công. Sự trưởng thành của phụ nữ gắn bó với sự lớn mạnh của Hội phụ nữ.

×