Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

tứ diệu đế của phật giáo trong các ca khúc trịnh công sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.78 KB, 63 trang )

Đề tài: "Tứ diệu đế" của Phật giáo trong các ca khúc Trịnh Công Sơn

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, hiện đại, tình trạng lệch chuẩn và thiếu
nghiêm túc trong nghệ thuật nói chung, trong âm nhạc nói riêng ở Việt Nam
hiện nay là vấn đề đang được các nhà văn hoá hết sức quan tâm và tìm cách
giải quyết.
Cuộc sống xô bồ, con người sống gấp gáp, vội vàng và quay cuồng vì
mưu sinh, vì đồng tiền, khoảng cách giữa các cá nhân ngày càng xa. Những lúc
lắng lòng, chúng ta tìm đến nhạc Trịnh như một sự chiêm nghiệm, như tìm lại
chính mình giữa dòng đời xuôi ngược.
Giữa cuộc đờỡ đầy náo động, đầy bon chen, xã hội phức tạp, con người
tìm đến nhạc Trịnh để suy ngẫm về kiếp người, về những nỗi khổ của đời người,
truy tìm căn nguyên của mọi khổ đau, bế tắc và tự tìm ra con đường vượt qua
khó khăn cho chính mình, hướng đến hạnh phúc, bình yên trong tâm hồn như
tìm sự an ủi, chở che, nâng đỡ nơi Đức Phật. Âm nhạc Trịnh Công Sơn là kho
báu của những giá trị Chân - Thiện - Mỹ đã được công luận yêu mến từ những
ca khúc đầu tiên của nửa thế kỷ trước.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trịnh Công Sơn là một hiện tượng hiếm gặp. Âm nhạc của ụng đó có ảnh
hưởng đến đời sống văn hoá - tinh thần người Việt Nam. Thời kỳ Trịnh Công
Sơn còn sống, trước năm 1975 có vài tờ báo viết về hiện tượng nhạc Trịnh Công
Sơn với những nhận định chung về thiên tài âm nhạc của Trịnh. Các bài viết đó
cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về âm nhạc Trịnh Công Sơn trong bối cảnh xã
hội chiến tranh loạn lạc, không có bài viết nào nghiên cứu sâu về ca từ Trịnh
Công Sơn. Năm 1991, một luận văn cao học viết về nhạc của ông do cô Yoshii
Michiko người Nhật nghiên cứu với đề tài Những bài hát nhạc phản chiến của
Trịnh Công Sơn, viết bằng tiếng Pháp chứng minh các bài hát của Trịnh Công
Sơn là kiệt tác âm nhạc. Sau khi nhạc sĩ qua đời thì rất nhiều các bài báo, nhiều
tác phẩm của nhiều tác giả ra đời viết về cuộc đời, âm nhạc của ông.


1
Cuốn sách ra đời đầu tiên viết về người nhạc sĩ tài hoa quá cố là cuốn
Trịnh Công Sơn - Một người thơ ca một cõi đi về do Nguyễn Trọng Tạo,
Nguyễn Thụy Kha, Đoàn Tử Huyến sưu tầm và biên soạn; sau đó được bổ sung,
biên soạn lại và xuất bản lại với tựa đề Một cõi Trịnh Công Sơn (2004). Tiếp
theo, lần lượt các cuốn khác được phát hành của các tác giả khác như Bửu Ý,
Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuõn… Tại nước ngoài, bạn bè của ông
cũng có nhiều bài viết dành cho âm nhạc của ông. Nhiều trang web tập hợp các
hình ảnh, bài hát, đĩa nhạc, bài viết, phê bình, thủ bút của ông như suutap.com
tại Mĩ và tcs-home.org. Triết học Phật giáo cũng đã được đề cập trong âm nhạc
của ông như Cái chết, Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinh trong nhạc Trịnh Công
Sơn (2007) của John C. Schafer (talawas.org); (tcs-home.org), tóm lược lại từ
văn bản tiếng Anh rất đồ sộ.
Trên cơ sở tiếp thu kết qủa nghiên cứu của các công trình đi trước, các bài
báo, bài viết khác nhau về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đặc biệt về ảnh hưởng của
triết học Phật giáo đối với âm nhạc của ông, đề tài này sẽ hệ thống lại và mở ra
một hướng tiếp cận về nhân sinh quan Phật giáo trong các ca khúc của ông với
nội dung là Tứ diệu đế - hạt nhân của triết học Phật giáo. Đề tài muốn góp phần
khẳng định giá trị nội dung các tác phẩm âm nhạc của Trịnh Công Sơn, qua đó
khắc sâu hơn những tri thức về nhân sinh của triết học Phật giáo trong dòng
chảy chung của triết học nhân loại.
3. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao sự hiểu biết của người nghiên cứu về những giá trị trong các ca
khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong thực tiễn.
Trình bày một cách có hệ thống nội dung "Tứ diệu đế" của Phật giáo
trong các ca khúc Trịnh Công Sơn, qua đó hiểu và khắc sâu thêm những tri thức
về triết học Phật giáo trong hệ thống tri thức người nghiên cứu đó tớch luỹ.
Trên cơ sở những kết quả của đề tài, người nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu
và nghiờn cứu về triết học Phật giáo trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn và
những đóng góp khác của Trịnh Công Sơn đối với đời sống văn hoá - tinh thần

dân tộc, đối với nền âm nhạc nước nhà.
2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm sáng tỏ "Tứ diệu đế" của Phật giáo trong các ca khúc Trịnh Công Sơn.
Làm sáng tỏ ảnh hưởng của tư tưởng đó đến đời sống văn hoá - tinh thần
người Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
Các ca khúc trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật - biện chứng Mác -
Lờnin.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phân tích tài liệu
7. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài đúng góp khoa học vào việc nghiên cứu các ca khúc của nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn.
Đề tài cũng khích lệ tinh thần ham học hỏi, độc lập, sáng tạo trong phẩm
chất người nghiên cứu.
8. Kết cấu đề tài gồm ba phần
Phần một: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Phần hai: Một số biểu hiện của "Tứ diệu đế"
Phần ba: Ảnh hưởng của "Tứ diệu đế" trong ca khúc của Trịnh Công Sơn
đến đời sống văn hoá - tinh thần người Việt Nam.
3
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHẠC
SĨ TRỊNH CễNG SƠN

1.1. Cuộc đời nhạc sỹ Trịnh Công Sơn
1.1.1. Thời tuổi trẻ (1939-1964)
Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 tại Buụn Mờ Thuột, tỉnh
Đắclắc trong một gia đình gốc Huế. Năm 1937, cha mẹ nhạc sĩ lờn Buụn Ma
Thuột lập nghiệp. Năm 1938, sinh con trai đầu lòng nhưng khụng nuụi được,
năm tiếp theo Trịnh Công Sơn chào đời, xem như con trưởng. Ông là anh cả của
tám người em trai và gái, người kế thừa quan trọng trong một gia đình trung lưu.
Cha ông là một doanh nhân yêu nước và tham gia chống Pháp, mẹ ông là một
người đàn bà nhân hậu, đảm đang và có cảm nhận nghệ thuật rất tinh tế.
Năm 1943, khi ụng lờn bốn, gia đình về lại Huế, ở tại vùng Bến Ngự, một
vùng đất xanh tươi, bên dòng sông An Cựu, nơi có nhiều chùa chiền, lăng tẩm.
Tiếng chuông chùa và lời cầu kinh thấm vào hồn ông từ tuổi thơ. Điều đó giúp
chúng ta hiểu vì sao những ca từ của ông về sau mang đậm dấu ấn Thiền, Phật
và giàu chất Huế. Khi ông được tám tuổi, gia đình ụng cú cửa hàng buôn bán xe
đạp và xe máy tại Sài Gòn. Ông thường xuyên ra vào Huế - Sài Gòn. Lên trung
học, Trịnh Công Sơn học ở Huế là trường Lycộe Francais, rồi đổi sang trường
Providence, rồi theo học ban Triết tại trường Chasseloup - Laubat, Sài Gòn.
Điều đó chứng tỏ ông là một trong những trí thức thấm nhuần văn hoỏ Phỏp
ngay từ khi còn rất trẻ, phần nào lý giải ảnh hưởng nền triết học phương Tây
hiện đại như Albert Camus, J.P.Sartre… lên cuộc sống tâm thức ông. Người có
công rất lớn trong việc đem triết học phương Tây hiện đại vào Việt Nam gây
ảnh hưởng và ấn tượng đối với thanh niên miền Nam Việt Nam những năm 50
của thế kỷ trước là giáo sư Nguyễn Văn Trung du học từ Bỉ về.
Năm 1955, khi ông 15 tuổi, cha ông bị tai nạn giao thông qua đời. Cái chết
đột ngột thảm khốc của người cha là cú sốc đầu đời, ám ảnh ông thường trực. Từ
đấy, ụng luôn suy nghĩ về sự sống và cái chết. Năm 1957, Trịnh Công Sơn 18
tuổi, một tai nạn bất ngờ đã làm thay đổi cuộc đời ông. Lúc ấy, nhạc sĩ đang
theo học trung học, vào một ngày khi đang tập judo với người em trai, ông bị
4
thương nặng ở ngực và phải nằm liệt giường gần hai năm ở Huế. Trong thời

gian nằm dưỡng bệnh, ông có nhiều thời giờ rảnh rỗi, suy nghĩ về kiếp người,
cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên. Để khuây khoả nỗi buồn, ông đọc
Apollinaire, Marcel Pagnol, Jacques Prộvẻt, Jean-Paul Satre… Ông đặc biệt yêu
thích những tác phẩm của Albert Camus, Truyện Kiều của Nguyễn Du và triết
lý Phật giáo. Ông không chỉ tiếp cận với văn học, thi ca mà còn tìm hiểu dân ca
Việt Nam, âm nhạc của người da đen: blues, gospel… Trịnh Công Sơn quyết
định chơi đàn guitare và bắt đầu sáng tác. Ông từng thổ lộ: "Khi rời khỏi giường
bệnh, trong tụi đó cú một niềm đam mê khác - âm nhạc. Nói như vậy hình như
không chính xác, có thể những điiờự mơ ước, khát khao đú đó ẩn chứa từ trong
phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy" (Theo Sâm Thưong).
Tai nạn trên là một cái rủi ro cho ông về thể xác nhưng là một cái may cho nền
âm nhạc Việt Nam. Nếu như không có khúc quanh bất ngờ này, có lẽ ụng đó
tiếp tục chơi thể thao, đi học tiếp và biết đõu đã trở thành một bác sĩ, kĩ sư… và
lịch sử Việt Nam sẽ không có được một nhạc sĩ tài hoa như vậy. Ca khúc được
in đầu tiên của Trịnh Công Sơn là bài Ướt mi sáng tác vào năm 1958 và công bố
năm 1959. Sau đó, đầu thập niên 60 là thời kỳ Trịnh Công Sơn sáng tác nhiều
bản nhạc tình và đã trở thành những kiệt tác ca khúc Việt Nam.
Những năm 1962 - 1964, chiến tranh diiễn ra ác liệt, thanh niên động viên
đi lính. Để hoãn quân dịch, Trịnh Công Sơn rời Huế thi vào trường Sư phạm
Quy Nhơn, trường mới thành lập và đây là thời khoá hai năm. Nơi thành phố
biên hiền hoà, yên tĩnh này, Trịnh Công Sơn đã sáng tác những tình ca nổi tiếng
như Biển nhớ, Nhìn những mùa thu đi, Nắng thuỷ tinh, Chiều một mình qua phố,
Vết lăn trầm, Dã tràng ca, Cát bụi… Những tình ca của Trịnh Công Sơn đã tạo
sự kinh ngạc cho mọi người thời đó, khi cả miền Nam vẫn quen dòng nhạc tiền
chiến sướt mướt với Biệt ly của Doãn Mẫn, Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong,
Bóng chiều xưa của Dương Thiệu Tước,… Những hình ảnh của Trịnh Công Sơn
mang đậm nét siêu thực, với những ca từ lạ hoá hình ảnh đời thường, đã đánh
thức cả một thế hệ. Lạ từ nhan đề tới hình ảnh tân kỳ trong lời ca như: Diễm
xưa, Tuổi đá buồn, Lời buồn thánh… Rồi những hình ảnh mắt xanh xao, hồn
xanh buốt, hai bàn tay đói, bàn tay chăn gió mưa… rất độc đáo, mang nhiều

màu sắc mới lạ, gây sự chú ý và chinh phục người nghe.
5
1.1.2. Thời "phản chiến" (1964-1975)
Năm 1964, sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn, ông được điều
lên Bảo Lộc dạy học. Trong thời gian này, cuộc chiến ở nước ta đang trong giai
đoạn ác liệt. Năm 1965, quân đội Mỹ đã đổ bộ mạnh mẽ lên miền Nam Việt
Nam. Phong trào đấu tranh của Phật giáo và sinh viên dâng cao. Giai đoạn 1965
- 1972, "nhạc phản chiến" trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác
của Trịnh Công Sơn. Ông bắt đầu sáng tác những ca khúc về thân phận con
người trong chiến tranh, nói lên cuộc sống đầy khổ đau, bất hạnh của nhân dân.
Khi có lệnh Tổng động viên Toàn quốc, không thể trốn mãi, ông bắt buộc tìm
cách làm cho mình không đủ sức khoẻ để đi lính. Hàng ngày, ông phải nhịn ăn,
uống thêm điamox, một thứ thuốc rút bớt nước trong cơ thể làm cho sút trọng
lượng cơ thể nhanh. Ông đã "thành công" khi tự huỷ hoại cơ thể mình với trọng
lượng cơ thể không đủ đi lính. Trốn lính như một cái "nghề" đầy tính chất phiêu
lưu của thanh niên miền Nam lúc bấy giờ, trong số đú cú Trịnh Công Sơn. Thái
độ trốn tránh ấy chứng tỏ quyết tâm không tham chiến của ông, ông từ chối
chiến tranh và phản đối nó. Dường như không khí thời đại đã thôi thỳc ụng
trong việc sáng tác và một gặp gỡ định mệnh giữa ông với ca sĩ Khánh Ly vào
năm 1965 tại Đà Lạt, người thể hiện rất thành công những nhạc phẩm của ông
và đã làm nên tên tuổi cả hai từ đó.
Vào cuối năm 1966, buổi ra mắt đầu tiên của ông trước công chúng Sài
Gòn là khoảnh sân sau trường Đại học Văn khoa, với hàng ngàn sinh viên và trí
thức. Các tác phẩm của ụng đó làm thức tỉnh, say đắm hàng ngàn khán giả. Tác
phẩm đã hoà nhập vào công chúng và là tiếng lòng của công chúng. Trịnh Công
Sơn và Khánh Ly trở thành một hiện tượng và trở thành một thần tượng của lớp
trẻ lúc bấy giờ. Hình ảnh Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thường đi hát cộng
đồng, nghĩa là hát không công, không lấy thù lao, chủ yếu là cho thớnh giả trẻ
tại các giảng đường, trường học đã tạo ra một hình ảnh lý tưởng trong nghệ
thuật, nhất là nghệ thuật ca hát - mang theo lý tưởng nhân đạo và tình yêu thể

hiện sự dấn thân của người nghệ sĩ. Trong khi đó, các ca sĩ khỏc hỏt để kiếm
tiền. Năm 1969, nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn nổi tiếng khắp thế giới,
ông được xem là một Bob Dylan (nhạc sĩ phản chiến số một ở Mỹ) của Việt
6
Nam. Trịnh Công Sơn từ đó trở thành thần tượng - Kẻ du ca bất khuất - trên đất
nước đầy bom đạn.
1.1.3. Những năm đầu hoà bình (1975-1990)
Tháng 4 năm 1975, chiến tranh chấm dứt, ông là người đầu tiên lên Đài
Phát thanh Sài Gũn hỏt vang bài Nối vòng tay lớn, một bài hát nói lên niềm khao
khát hoà bình, thống nhất. Uớc mơ hoà hợp dân tộc hai miền Nam - Bắc được
ông viết từ năm 1968. Ngày 30 tháng 4, người thân ông ra đi, bạn bè ông ra đi,
Khánh Ly đã rời xa đất nước. ễng ở lại bởi vì đó là lụgic của một con người ước
mơ được nhìn thấy ngày hoà bình thống nhất trên quê hương. Trước ngày 30
tháng 4 năm 1975 có nhiều lời mời đưa ông ra nước ngoài của các hãng thông
tấn quốc tế. Ông nói: "Việt Nam là nơi duy nhất tôi có thể sống và sáng tác. Ở
nước ngoài tụi khụng nghe ra tiếng nhạc trong đầu mình, tụi không nghe được
câu thơ tôi viết ra. Tôi thích đi nước ngoài, nhưng nếu ở lâu, tôi sẽ khô cạn và
chết mất. Hơi ấm của dân tộc Việt Nam giống như nước cần thiết cho hoa vậy".
Thời kỳ sau năm 1975, với không khí chính trị còn tả khuynh trong chính
quyền mới, ông bị coi là một nghệ sĩ của chế độ "mục nát" của miền Nam. Để
thoát khỏi không khí nghi kị của Sài Gòn lúc ấy, Trịnh Công Sơn về Huế. Thế
nhưng, thời gian đó một số phần tử quá khích theo phong trào "Vệ binh đỏ" của
Trung Quốc đã kích động sinh viên treo một tấm banderole to mang dòng chữ
xanh: Hạ bệ Phạm Duy - Hoàng Thi Thơ và Trịnh Công Sơn trước trường Đại
học Sư phạm Huế. Ông sững sờ và câm lặng, về quê hương ông lại bị gạt ra
ngoài như vậy. Và, cuộc toạ đàm luận tội Trịnh Công Sơn có công hay có tội tại
Hội Văn nghệ Thừa Thiên - Huế, có cả Trần Hoàn, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khoa
Điềm, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Viết Ngạc… Có người
lên án nhưng cũng có người bảo vệ. Xấp tài liệu đăng lệnh của cựu Tổng thống
Thiệu cấm phổ biến nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, lệnh cấm mang số 33

ngày 8 tháng 2 năm 1969 đã có sức thuyết phục lớn đối với những người tham
dự toạ đàm, sau cuộc toạ đàm, Trịnh Công Sơn phải viết bản kiểm điểm, những
bản kiểm điểm "nói không đúng vấn đề" thường bị viết lại. Trịnh Công Sơn
chưa quen lối sinh hoạt ấy nên rất đau khổ, chán chường.
Trong thời hậu chiến, cả nước rất khó khăn và như bao người Việt khác,
Trịnh Công Sơn cũng được đưa đi lao động sản xuất trên những cánh đồng
7
đầy bom đạn chưa tháo gỡ. Thời gian này, ông không thể sáng tác được, làm
sao một người làm tình ca mang tính triết lý trừu tượng nổi tiếng lại một sớm
một chiều có thể chuyển mạch bắt sáng tác theo hướng hiện thực xã hội chủ
nghĩa. Bên cạnh thực tế ấy, Trịnh Công Sơn lại không đủ sức chống đỡ những
thế lực khác kèn cựa tài năng của mình. Hiểu được bi kịch của ông, biết rõ tài
năng, nhân cách của người nhạc sĩ tài hoa này, một nhà lãnh đạo nổi tiếng ở
phía Nam đó dỏnh tiếng gọi ông vào Sài Gòn. Năm 1979, Trịnh Công Sơn từ
giã Huế vào Sài Gòn. Từ những năm 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác
lại. Tác phẩm của ông sau chiến tranh có những bài nổi tiếng như: Chiều trên
quê hương tôi, Em còn nhớ hay em đó quờn, Huyền thoại mẹ, Hà Nội mùa
thu, Tiến thoái lưỡng nan, Tôi ơi đừng tuyệt vọng, Lặng lẽ nơi này, Xin trả nợ
người, Lời thiên thu gọi… Những sáng tác này thường là tình ca, không có
bài hát nào liên quan đến chiến tranh, chủ yếu là các tác phẩm viết cho các
phim. Những tác phẩm sau này thường viết về thân phận con người, kiếp
người trong cõi tạm mang đậm chất Thiền.
Năm 1983, Trịnh Công Sơn định lập gia đình nhưng không thành. Tháng
5 năm 1985, Trịnh Công Sơn sang thăm Moskva. Năm 1989, ông sang Pháp
theo lời mời của nhà Việt Nam tại Paris. Tại đây, ngoài những bài thân thuộc
với khán giả, ông và Thanh Hải từ Đức sang, hát một loạt bài trong giai đoạn
1972 - 1975 nhưng chưa được phổ biến rộng rãi và thêm một số bài mới viết
sau 1975 mà tại Paris ít người biết tới. Ông đã gặp Khánh Ly tại Paris sau 14
năm xa cách.
1.1.4. Những năm sau ngày đất nước đổi mới đến khi nhạc sĩ qua đời

Năm 1990, Trịnh Công Sơn có ý định cưới vợ lần nữa nhưng vẫn không
thành và trong tình yêu ông vẫn là chàng lãng tử cô độc " từng người tình bỏ ta
đi như những dòng sông nhỏ"… cho đến cuối đời. Năm 1992, sau khi mẹ mất,
ông suy sụp hoàn toàn, ông sang Canada thăm những người em để mong tìm
thấy chút hơi ấm tỡnh thõn. Trịnh Công Sơn đã viết: "Khi một người mất mẹ ở
tuổi 50 điều ấy có nghĩa là không còn gì có thể dàn xếp được. Cái sa mạc để lại
trong lòng bạn cứ thế mỗi ngày lan rộng ra và cõi lòng bạn thì tan nát như một
cánh đồng xanh tươi vừa trải qua một cơn bão lớn". Những năm 90 sau thời kỳ
đổi mới của đất nước, nhạc của ông lại được hát rất nhiều trong các chương trình
8
ca nhạc, chủ yếu là những bản tình ca. Những bài hát phản chiến của ông vẫn
cấm được lưu hành. Cuối năm 1998, sau 35 năm ra trường, lần đầu tiên ông trở
lại trường Sư phạm Quy Nhơn nhân dịp thành phố Quy Nhơn tổ chức Bình Định
400 năm tuổi. Cùng đi lúc ấy với ụng cú cỏc nhạc sĩ trong nhóm "Những người
bạn" như Trần Long Ẩn, Tôn Thất Lập, Thanh Tùng, Nguyễn Ngọc Thiện,
Nguyễn Văn Hiên… Đó là một đêm đầy cảm động. Hội trường Đại học Quy
Nhơn đông người, sinh viên Đại học Quy Nhơn đún ụng như đón một người anh
trai lâu ngày trở về.
Festival Huế 2000 là một sự kiện văn hoá của cả nước. Trong Nhật ký Huế
ông viết: "Tháng tư năm nay ở Huế có tổ chức Festival 2000… cuối cùng tôi
cũng đến Huế trong những ngày nằm giữa bề dài của cuộc Festival… vỡ tôi là
thằng con của Huế… Khi bạn có một xứ sở trở về hoặc là thỉnh thoảng trở về
thì bạn có hạnh phúc nhiều lắm!". Trở lại Sài Gòn, ông ngã bệnh phải đưa vào
bệnh viện, sức khoẻ giảm sút rõ rệt. Ca khúc cuối cùng ông sáng tác trên giường
bệnh là ca khúc Biển nghìn thu ở lại. Và ngày 01 tháng 4 năm 2001, Trịnh Công
Sơn đã qua đời. "Con chim nhỏ hát trên đầu ngọn lau" không còn nữa, vết chim
hạc để lại trên cõi trần 62 năm. Cái chết của Trịnh Công Sơn làm chấn dộng
những người dân Việt cả trong và ngoài nước. Hàng triệu trái tim lặng lẽ khóc
thương, hàng ngàn người đi sau linh cữu ông, chưa có một đám tang nào mà mọi
người lại yêu thương nhau đến vậy, tất cả cùng nắm tay và hát trong nước mắt

bài Cát bụi và Một cõi đi về theo tiếng kèn thống thiết của Trần Mạnh Tuấn.
Người đời tinh lắm, Trịnh Công Sơn đã cho cuộc đời trái tim ông, ngày ông mất
người đời đã cho lại ông tất cả.
1.2. Sự nghiệp sáng tác
Số lượng nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn khoảng hơn 600 tác phẩm được
phân loại dưới ba đề mục lớn là: Tình yêu lứa đôi - Nhạc phản chiến - Thân
phận con ngưũi.
Quan niệm sáng tác của ông là một triết lý: "Tôi chỉ là tên hát rong đi qua
miền đất này để hỏt lờn những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo".
Gỉải thưởng, giá trị ca khúc của ụng đó đạt được to lớn. Nhiều ca khúc
được dịch sang các tiếng Anh, Pháp, Nhật… Năm 1970, ở Nhật Bản, bài Diễm
xưa được tuyển vào vòng chung kết những bài hát hay của nước ngoài và bài Ca
9
dao mẹ được giải Đĩa vàng và bán được hai triệu bản. Tiếp theo thành công này,
vào năm 1972, Mainichi Broadcasting đã đề nghị Trịnh Công Sơn sáng tác một
bài hát đặc biệt dành tặng cho Hiroshima và Nagasaki và Trịnh đã sáng tác ca
khúc Như tiếng thở dài. Nhạc Trịnh đặc biệt được người Nhật yêu thích vì
những giai điệu bài hát của ông như những lời ru rất gần gũi, quen thuộc với
người Nhật. Năm 1980, ca khúc Diễm xưa và bản dịch Utsukushii Mukashi được
đài truyền hình lớn nhất ở Nhật Bản chọn làm nhạc phẩm chính cho một bộ
phim nội dung trình bày những khác biệt văn hoá giữa một người Nhật có vợ
Việt Nam. Tháng 7 năm 2004, Diễm xưa trở thành nhạc phẩm châu Á đầu tiên
được Viện Đại học Kansai Gakuin đưa vào chương trình giáo dục của Viện
trong một bộ môn Văn hoá và Âm nhạc.
Năm 2004, "Giải thưởng Âm nhạc hoà bình thế giới " (WPMA) được trao
cho Trịnh Công Sơn vì một lý tưởng hoà bình mà ụng đó đấu tranh không mệt
mỏi cho hạnh phúc của nhân loại. Tờn ông được ghi trong bộ bách khoa Le
Million của Pháp (tập 8 trang 122, Genốve 1973).
10
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA "TỨ DIỆU ĐẾ"

2.1. Nhân sinh quan Phật giáo trong ca khúc của Trịnh Công Sơn
2.1.1. Thuyết luân hồi
Nghiệp báo luân hồi trong Phật giáo là khái nệm dùng để chỉ sự chuyển
sinh vô tận của đời sống. Trong vòng bánh xe sinh tử đó, kiếp sau sẽ gặt hái
những hậu quả của kiếp trước rồi để lại gieo nhân cho những kiếp sống kế tiếp.
Bức tranh hậu kiếp được hình thành từ những nét vẽ tiền kiếp.
Trong lịch sử nhân loại, tư tưởng nghiệp báo luân hồi đã được đề cập tới ở
những mức độ khác nhau, đặc biệt là tư tưởng về luân hồi tái sinh. Sự mong
manh, bất ổn của đời sống đã nảy sinh ở con người nỗi sợ hãi và khát vọng
trường tồn bất diệt. Không chấp nhận cái chết là đặt dấu chấm hết cho tất cả, con
người tìm cách nối dài cuộc đời bằng tư tưởng tái sinh sau khi chết. Khác với
các quan niệm, Phật giáo không thừa nhận có linh hồn bất tử song lại thừa nhận
có nghiệp báo luân hồi, nghiệp gắn bó với đời sống, chi phố đời sống, nghiệp
theo con người như bóng với hình. Người ta gieo nhân nào thì gặt quả ấy, làm
điều lành thì được quả tốt, làm điều ác thì gặt quả xấu, Sức mạnh của nghiệp chi
phối con người bề ngoài tưởng rất tự do. Nghiệp mang tính chất công bằng tuyệt
đối vỡ nú khụng chừa một ai. Nói đến luân hồi là nói đến vòng quay của mười
hai nhân duyên qua ba đời mà sức đẩy của vòng quay đó là năng lượng của
nghiệp. Dù sống thiện hay sống ỏc thỡ con người vẫn không thể thoát ra khỏi
vòng quay ấy nếu vẫn còn ảo tưởng vào sự trường tồn của cái ngã cá nhân biệt
lập. Tình yêu cuộc sống, sự tha thiết đối với bản thân khiến con người không
thoát khỏi ý chí về sự trở thành hay lòng ham muốn tiếp tục sinh thành. Bởi thế
họ mãi trôi nổi trong vòng sinh tử luân hồi để gánh những hậu quả đã tạo ra từ
kiếp trước để rồi lại tạo nhân cho một kiếp sống tiếp theo.
Nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn thể hiện được tư tưởng đó của nhà Phật,
muôn vật được tái sinh làm kiếp khác, tuỳ theo nghiệp của mỗi cá thể ở kiếp
hiện tại. Trong những bài hát của mình, Trịnh Công Sơn như muốn nhắc đến
một cõu rất phổ thông trong Phật giáo: "Hiện tại là chiếc bóng của quá khứ,
tương lai là chiếc bóng của hiện tại"
1

. Cao Huy Thuần cho rằng Trịnh Công Sơn
1
Xem Thích Thiên Ân, Zen philosophy, 54.
11
như vừa đứng ở hiện tại vừa linh cảm cùng trong một lúc quá khứ và tương lai.
Anh như thấy tiền kiếp rộo tên và cái chết vẫy gọi"
2
.
Trong ca khúc "Cát bụi", ông tự hỏi:
"Hạt bụi nào hoá kiếp thõn tụi
Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi cát bụi mệt nhoài
Tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi.

Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày".
Cát bụi là điểm xuất phát rồi lại trở về với cát bụi chở che, cuộc đời trải qua
bao thăng trầm, sóng gió, đến một ngày bước chân như đã mỏi mệt, kiếp sống
trần gian như quán trọ, đến một ngày lỏ trờn cõy đó úa vàng, tóc con người đã
bạc trắng, nghĩa là ở tuổi đã xế chiều nên con người tìm về một chốn bình yên,
trở về điểm khởi đầu, trở về với tạo hoá thiên nhiên để xoá đi mọi bỏm vớu của
trần gian, kiếp ngưũi.
Trong những bài hát khác, sự ám chỉ về sự tái sinh phần nào đó gián
tiếp hơn:
" Dưới ngọn đèn một bóng chim qua
Giữa đường đi một người đứng gọi
Có biết gì về ngày chưa tới
Những ngày ngồi rủ tóc âm u

Nghe tiền thân về chào tiếng lạ
Những mai hồng ngồi nhớ thiên thu".
(Cỏ xót xa đưa - 1969)

"Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô
Ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa.
22
Cao Huy Thuần, xem chú thích 9.
12
Rừng thu lá úa em vẫn chưa về
Rừng đông cuốn gió em đứng bơ vơ.
Ta thấy em trong tiền kiếp với mặt trời lẻ loi
Ta thấy em đang ngồi hát khi rừng về nhiều mây
Rừng thu thay lá mưa bay buồn rầu
Rừng đông buốt giá mưa bay dạt dào".
(Rừng xưa đó khộp - 1972)
"Về ngồi trong những ngày
Nhìn từng hôm nắng ngời
Nhìn từng khi mưa bay
Có những ai xa đời quay về lại
Về lại nơi cuối trời
Làm mây trôi
Thôi về đi
Đường trần đâu có gì
Tóc xanh mấy mùa
Có nhiều khi
Từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa".
(Phôi pha - 1960)

Quan niệm Phật giáo về kiếp luân hồi giúp giải thích tại sao Trịnh Công
Sơn thường không bao giờ nói đến sự ra đi mà lại không nhắc đến sự quay trở
về và ông luụn xoá nhoà sự khỏc biờt giữa hai hành động này. Trong bài "Phôi
pha" ở trên, cái chết là kết tủa của cái sinh thì khi một người ra đi cũng là lúc
người đó đang trở về. Nhìn sự sống và cái chết từ khía cạnh này cũng giống như
khi ta nhìn nước trong một dòng sông và tự hỏi liệu ta nờn núi nú đang trôi đi
hay đang đến, một điều mà Trịnh Công Sơn nắm bắt được trong bài "Gần như
niềm tuyệt vọng":
" Cú điều gì gần như niềm tuyệt vọng
13
Sông bao lần sụng đó ra đi
Những ngàn xưa trôi đến bây giờ
Sông ra đi hay mới bước về".
(Gần như niềm tuyệt vọng - 1973)
Khi nói về cái chết, Trịnh Công Sơn hay xoá nhoà giữa đi và về vì trong
Phật giáo cuộc hành trình từ cái sống đến cái chết ví như dòng nước, nó là một
quá trình luân chuyển nhẹ nhàng, khác với triết học phương Tây, nói như Renộ
Muller: "Từ sống đến chết là một sự gián đoạn cay độc". Và ông nói thêm rằng
điều nay cũng đúng với ngay cả "những tín đồ Thiên chúa vốn có niềm tin vào
đời sau và sự sống muôn đời"
1
. Phật giáo dạy ta về cái chết với một thái độ khác.
Các Phật tử tin rằng "không có một cá thể, một linh hồn hay một cái tôi vĩnh cửu
nào ngoài quá trình biến chuyển không ngừng của tinh thần và vật chất, cải tạo
nên sự tồn tại của chúng ta"
2
. Tuy vậy, theo lời dạy của Phật, một chút gì đó
trong một sinh vật khi chết đi sẽ được tồn tại trong sinh vật đó sau khi tái sinh.
Harvey giải thích như sau:
Mỗi con người trước tái sinh không giống và cũng khụng khác con người

sau tái sinh. "Con người đó sẽ không giữ hoàn toàn bản tính cũ và cũng không
khác hoàn toàn bản tính cũ"
3
. Không có một thực thể nào đi từ kiếp này sang
kiếp khác mà không thay đổi nhưng cái chết của một thực thể này dẫn đến cái
sống của một thực thể khác, giống như thắp một ngọn nến này đến một ngọn nến
khác
42
. Người "kiếp trước" và người "kiếp sau" kết nối với nhau bởi dòng xoỏy
của ý thức và luật nhân quả nên đặc tính của một kiếp này bắt nguồn từ những
đặc tính của "kiếp khác".
Mỗi con người trong vòng sinh - tử - tái - sinh giữ được một số khía cạnh
của tiền kiếp khi tái sinh thì quá trình nỏy cú cả sự ra đi và sự trở về - "một cõi
đi về" như Trịnh Công Sơn đã đặt tựa đề cho một bài hát nổi tiếng của ông.
"Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đụi chân ta đi sông còn ở lại
1
Xem René Mulle, Beyond Marginality; Constructing a self in the twilight of western culture
(Westport, CT:Praeger, 1998), 121 .
2
Xem Thích Thiên Ân, Zenphilosophya, 84.
23
Harvey trích dẫn từ Di Lan Đà Vấn Đạo, một đoạn đối thoại giữa Di Lan Đà, một vị vua Hi Lạp cai
trị đế quốc Ân - Hy Lạp vào những năm cuối thế kỉ thứ hai trước Công nguyên và một vị sư tên Na
Tiên. Di Lan Đà Vấn Đạo là một quyền quan trọng của tín lý Phật giáo, đặc biệt là nhánh Theravada
(Tiểu Thừa). Để biết thêm về giáo lí Phật liên quan đến vấn đề tái sinh, xem thêm Thích Thiên Ân,
"The matter of soul in buddhism", trong cuốn Zenphilosophya, 165-170. Giải thích về tái sinh, Thích
Thiên Ân cũng nói đến Di Lan Đà Vấn Đạo và hinh ảnh ngọn đèn.
4
Harvey, Introduction to Buddhism, 58

14
Con tim yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người".
Trong ca khúc "Ngẫu nhiên", Trịnh Công Sơn cho rằng không thể phân
tách giữa ra đi và trở về. Ở đây, chúng ta có lẽ cũng thấy quan niệm của Phật
giáo là con người không thể biết được vòng tái sinh bắt đầu từ đâu và bao giờ sẽ
kết thúc:
"Không có đâu em này, không có cái chết đầu tiên
Và có đâu bao giờ, đâu có cái chết sau cùng
Tự mình biết riêng mình, và ta biết riêng ta
………
Mệt quỏ thõn ta này, tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi
Mệt quỏ thõn ta này, nằm xuống với đất muôn đời
Kỡa còn biết bao người, dìu dặt tới quanh đây".
(Ngẫu nhiên - 1972)
Bởi vì không có sự khởi đầu hay kết thúc rõ ràng của vòng tái sinh nên
cũng rất khó phân biệt giữa ra đi và trở về. Vua Trần Nhõn Tụng (1279-1293),
một Phật tử đã viết bài thơ trong di chúc:
"Hết thảy phỏp khụng sinh
Hết thảy phỏp khụng diệt
Nếu hay hiểu như vậy
Chư Phật thường trước mặt
Đến đi sao cú đõy"
1
.
Trong âm nhạc Trịnh Công Sơn đó cú sự hoà trộn giữa ra đi và trở về, như
giữa "sắc" và "không", đó là sự dung nạp, hài hoà của những mặt đối nghịch,
vừa thống nhõt, vừa đấu tranh đối lập và chúng quy định ràng buộc chi phối lẫn
nhau. Sự ra đi và trở về, sự luân hồi như một lẽ tất nhiên của đời người. Trên đại
lộ lớn của cuộc đời, Trịnh Công Sơn đó giỳp cho con người thấy được thân phận

con người mình, ai cũng phải ra đi theo quy luật, con người hiểu được mình là ai
trên cõi đời này và nhạc của ụng giỳp ta nhìn thấy giá trị thực trên cõi đời, điểm
dừng chân là trở về hoá kiếp và khụng buụng xuôi cuộc sống.
2.1.2. Tứ diệu đế (hạt nhân của triết học Phật giáo)
1
Thích Thiên Ân dịch, Zenphilosophy, 17
15
Tư tưởng của Phật giáo nguyên thuỷ được hiểu là những lời Thích Ca
thuyết pháp trong 45 năm kể từ khi thành đạo cho đến khi ông mất. Về sau này,
có một số dị biệt trong quan niệm của hai trường phái Tiểu thừa và Đại thừa
song về cơ bản hai trường phái này vẫn dựa trên cơ sở những tư tưởng trọng yếu
của Phật giáo nguyên thuỷ mà nền tảng là Tứ diệu đế (Tứ đế, Tứ thánh đế) với
bốn nội dung:
1. Đời người là khổ (Khổ đế)
2. Nguyên nhân nỗi khổ (Tập đế)
3. Phương châm diệt khổ (Diệt đế)
4. Con đường, biện pháp diệt khổ (Đạo đế)
Đây là phát hiện căn bản của Thích Ca, đặt nền móng cho tất cả các trường
phái Phật giáo sau này khi bàn về giải thoát. Tư tưỏng nhà Phật về kiếp nhân
sinh sớm thấm sâu vào tâm hồn từ thuở nhỏ nên tư tưởng đi vào các ca khúc của
ông và trong đó Tứ diệu đế là một phần không thể không nhắc đến.
2.2. Tứ diệu đế của Phật giáo trong các ca khúc Trịnh Công Sơn
Khổ đế là chân lý nói về sự khổ. Đây là quan điểm của Phật giáo về bản
chất của nhân sinh. Theo Phật giáo, con người phải tìm giải thoát bởi vì cuộc
đời là bể khổ: "Nước mắt chúng sinh trong ba ngàn thế giới tích lại còn nhiều
hơn nước ngoài bốn bể"
1
, nỗi khổ nhiều hơn cỏt sụng Hằng (hằng hà sa số), áo
cà sa tượng trưng cho vô lượng nỗi khổ. Nỗi khổ khiến con người khắc khoải
tìm giải thoát. Bi kịch cuộc đời được Thích Ca đúc kết thành tám nỗi khổ trong

bài thuyết pháp đầu tiên với năm đệ tử ở thành Benares: "Thế nào là biết như
thật về khổ? Sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, lão khổ, tử khổ, oán tăng hội khổ, ái
biệt ly khổ, thủ ngũ uẩn khổ, sở cầu bất đắc khổ, nói tóm lại 5 ấm xí thạnh là
khổ"
2
.
Trong các tác phẩm âm nhạc của Trịnh Công Sơn, chúng ta thấy được nỗi
khổ của con người qua giai điệu, ca từ nói lên từng cung bậc khổ đau. Trước hết
là ngoại khổ con người khổ do chiến tranh, chiến tranh khiến bao người, bao gia
đình chìm trong tang thương li biệt, bao cảnh đời lầm than, con mất cha, vợ mất
chồng, mẹ già mất con… Mở đầu tập Ca khúc da vàng viết năm 1967, Trịnh
1
Nguyễn Đăng Thục: Lịch sử Triết học phương Đông, tr207.
2
Kinh Trung A Hàm, .
16
Công Sơn bày tỏ nỗi đau thống thiết: "Tất cả đã bể, đã vỡ toang. Tiếng thét đã
chìm xuống biển thành tiếng nói trầm tư, thành lời kêu uất về thân phận Việt
Nam. Tiếng nói vang lên từ những hố bom đào lên cùng khắp. Ơi những bạn bè
thân yêu đã chết từ vực thẳm hay đỉnh cao. Con người đó hoỏ thõn làm vết
thương. Cái chết hoỏ thõn làm biểu tượng vô nghĩa, đã biến hình đổi dạng từ
những cơn hiểm hoạ cay nghiệt nhất của nhân loại. Lìa cha mẹ, anh em, bằng
hữu yêu dấu vô cùng. Hãy kết hoả châu làm đèn đãi ngộ quỷ dữ, đốt đuốc cho
người điên ấm phố mùa đông. Cả một hành trình hùng vĩ của giống nòi từ miền
Triết Giang đổ về bây giờ như thế đó. Hỡi người yêu da vàng của tôi hãy duỗi
tay thật dài về phía hố thẳm vốc lấy những hạt đất mềm mỏng đó mà hôn. Tôi sẽ
làm người tiều phu đi nhặt từng cánh tay, từng bàn chân, từng đốt xương, sọ
người vung vãi khắp nơi về làm củi đốt sáng cho đêm tìm lại dấu vết của một
hành tinh Việt Nam da vàng bặt tăm. Ám khí dày đặc, làm sao thấy rõ mặt nhau.
Hãy thử bắt đầu bằng tiếng hát như ca dao của tổ tiên ta ngày xưa đó"

1
.
Trong ca khúc Gia tài của mẹ, Trịnh Công Sơn cho rằng đây là cuộc
chiến tranh mà trong đó:
"Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ một rừng xương khô
Gia tài của mẹ một núi đầy mồ.
…….
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ ruộng đồng khô khan
Gia tài của mẹ ruộng cháy từng hàng".
(Gia tài của mẹ - 1965)
Với trái tim nhạy cảm và lòng nhân ái bao la, ông đã nói lên nỗi thống khổ
của con người trong chiến tranh, chiến tranh gieo bao chết chóc, huỷ hoại làng
quê, huỷ hoại những gì là thiêng liêng nhất. Trong bài nói chuyện Trịnh Công
1
"Da vàng ca khúc", Trịnh Công Sơn
17
Sơn vì hoà bình và tình yêu do Hội Văn hoỏ Trịnh Công Sơn tổ chức tại Paris
đêm 3 - 5 - 2003, giáo sư Cao Huy Thuần đặt câu hỏi: "Có cái gì nổi bật trong
nhạc chống chiến tranh của Trịnh Công Sơn?" và khẳng định: "Chẳng có gì
ngoài chữ tình". Nhạc chiến tranh của ông bắt nguồn từ tình yêu thương, nó là
những bài tự tình dân tộc, ông nói hộ cho thân phận khổ ải của kiếp người trong
chiến tranh, là tiếng kêu thương tuyệt vọng của con người trong cảnh thịt nát
xương tan
"ễi da vàng Việt Nam vỡ nát

Thịt xương đó thiêng liêng vô cùng"
khắp đất nước đầy tràn những xác người:
"Xác người nằm quanh đây, trong mưa lạnh này
Bên xác người già yếu, cú xỏc cũn thơ ngây
Xác nào là em tôi, dưới hố hầm này
Trong những vùng lửa cháy, bên những vồng ngô khoai
Xác người nằm bên nhau treo trên gầm cầu
Trong góc nhà đổ nát dưới những hào thụng sõu
Xác người còn xương khô trong khắp bụi bờ
Sau những hè phố vắng trên dốc đường mấp mô".
(Bài ca dành cho những xác người - 1968)
Điều bi thảm nhất là cùng là người Việt Nam nhưng lại bắn giết lẫn nhau.
Trong thực tế hàng ngày, có khi họ là anh em, cha con, là người yêu nhưng vỡ
khỏc chiến tuyến nờn nhìn nhau xa lạ và sẵn sàng hại nhau:
"Tôi có người yêu chết trận Chu Prong
Tôi có người yêu bỏ xác trôi sông
Chết ngoài ruộng đồng, chết rừng mịt mù
Chết lạnh lùng, mỡnh cháy như than.
………
Tôi có người yêu chết trận Asao
Tôi có người yêu nằm chết còng queo
Chết vào lũng đốo, chết cạnh gầm cầu
Chết nghẹn ngào mỡnh khụng manh áo".
18
(Tình ca người mất trí - 1967)
Trịnh Công Sơn cho rằng đó là cái chết do một trận địa chấn, một cơn hồng
thuỷ. Một cái chết không nằm trong dự tính của họ, họ bị những cơn hiểm hoạ
cay nghiệt nhất của nhân loại vô hình xô đẩy nhau vào mâu thuẫn, hận thù. Nói
như Bửu Ý : "Chiến tranh diễn ra không phải ở chiến trường, không phải do
người cầm súng, nó diễn ra ở bàn tròn, ở trong lòng người, ở trong đầu óc

những con người mua bán chiến tranh… Giữa một nền trời như vậy, thân phận
con người là một vấn nạn, ta nờn núi ngay: đây là một chủ đề tư tưởng, nếu
không muốn nói là triết lý…". Theo Lê Thương, những bài ca nổi tiếng trong
giai đoạn đó như Tình ca của người mất trí, Ca dao mẹ, Gia tài của mẹ, Đi tìm
quê hương là những bài hát có ca từ rất buồn thảm, giai điệu blues dìu dặt, thở
than, kể lể như tiếng khóc của một người đàn bà trong góc phòng tối rồi bỗng
nhiên nức nở gào thét thảm thiết. Ông nói hộ những tâm hồn quá đau đớn, u uất
bởi sự giày xéo của chiến tranh. Những con người đã bị tước hết quyền tự do,
hạnh phúc… tất cả nỗi đau ấy đã được Trịnh Công Sơn nói lên với một tình yêu
thương con người tha thiết tận đáy lòng. Ông như nhìn thấu được những thảm
cảnh mất mát trong chính trái tim mình:
"Chiều đi qua những bãi dâu, hỏt trên những xác người
Tụi đã thấy, tụi đã thấy
Những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em".
(Hỏt trên những xác người - 1968)
Chính nhạc sĩ đã từng viết: "Đã có điều gì không thật suốt hai mươi năm
nay, một lầm lỡ đã lên đường và phải đi cho trót con đường máu xương. Như
một mũi tên vô tri bỗng lỗi thời trong một nhiệm kì vô định. Chúng ta dù muốn,
dự không, được biến thành những mũi tên định hướng được bắn đi từ những đồ
hình huy hoàng tưởng tượng và ngắn hạn. Dân ta tàn phế hai mươi năm. Nước
mắt và mỏu đó làm thành những con suối lớn chảy mòn tiềm lực sáng tạo"
1
.
Chiến tranh là nguyên nhân bên ngoài, tác động bên ngoài khiến con người
khổ đau, con người muốn tìm một sự giải thoát khỏi sự khổ đau đó không còn
cách nào khác là cầm súng đứng lên đấu tranh :
"Nước Việt Nam từ trong máu lửa
1
Trịnh Công Sơn, Kinh Việt Nam - 1968 (sưu tập.com)
19

Rũ bùn đứng dậy sáng loà".
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Nỗi khổ của đời người trong nhạc Trịnh Công Sơn không chỉ do ngoại khổ
mà còn do hành khổ, đú chính là sự vô thường của cuộc đời mà ụng đó tiếp thu
tư tưởng về khổ đế của đạo Phật. Cuộc đời cứ chảy trôi, mọi thứ cứ trôi dạt đi,
thời gian không chờ đợi ai và những giọt nước mắt cũng không thể níu kéo được
tháng năm. Đời ngưũi trở nên ngắn ngủi, con người như thờ ơ hơn với nhau bởi
cuộc sống quá nhiều điều lo toan vì đồng tiền, vì sự mưu sinh thường nhật. Cuộc
sống trở nên ngột ngạt, vô cảm và bỗng một lúc con người nhìn lại mình như
tiếc nuối mọi thứ đã qua, trong những lúc lắng lòng suy ngẫm bất chợt cảm thấy
cô đơn và buồn trong lòng bởi sự vô tình của dòng đời, khi nhận ra những người
thân và những gì là thân thuộc nay bỗng trở nên xa lạ. Trong Gần như niềm
tuyệt vọng, những câu ca như toỏt lờn nỗi buồn trước sự chảy trôi không ngừng
của dòng đời ngược xuôi:
"Đời sống mỗi khi đưa tiễn người
Là tôi lắng nghe lũng tụi rã rời
Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng
Trong xuõn thỡ thấy bóng trăm năm
Bỗng một hôm qua phố hoang tàn
Tôi quen như tụi đó cú lần
Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng
Môi em hồng như lá hư không
Có nhiều khi bên gối tôi nằm
Nghiêng sang em tôi thấy nắng vàng
Dường như bão qua dòng sông nước lên
Đời không có mưa mà vẫn ướt mềm".
(Gần như niềm tuyệt vọng - 1973)
Trong Gọi đời lên mau, nhạc sĩ cũng thể hiện một cách kín đáo mà sâu sắc
nỗi khổ của con người về sự vô tình của cuộc đời, sự vô tình của lòng người:
"Buồn trong mắt sâu

20
Nhạc hồn dâng cao
Tớm lờn mụi sầu
Nghìn đời trông nhau
Gọi vào cơn đau
Lá ru thay màu".
(Gọi đời lên mau - 1964)
Nỗi buồn như thấm sâu vào tâm hồn, trong tâm thức nhận ra điều đó, nó
như tiếng nhạc du dương đang dâng đầy trên đôi mắt sâu, đôi môi sầu mà không
thể diễn đạt. Phải chăng đó là sự chiêm nghiệm, sự cảm nghiệm của mỗi tâm
hồn khi đang cảm và nghĩ về cuộc đời nhiều vô tình này?
Trong ca khúc Hành hương trên đồi cao, Trịnh Công Sơn viết về sự ờm
trụi nhẹ nhàng của thời gian, của kiếp người và sự lãng quên vô tình của con
người đối với mọi thứ, kể cả tình yêu, sự lãng quên ấy là sự khắc nghiệt của
cuộc đời đem lại:
"Chiều đã chiều hơn
Người vẫn âm thầm gõ buồn gót chân
Người đi hành hương buồn đời viễn vông
Còn ai nhớ mong, còn ai nhớ mong
……………….
Cũn đêm mù sương
Người vẫn quên về ngại buồn chiếu chăn
Người đi hành hương
Hằn sâu vết nhăn
Một mai đó quờn, buồn ơi là buồn".
(Hành hương trên đồi cao - 1962)
Đó là nỗi khổ vì sự vô thường của cuộc đời, của con người, bên cạnh đó là
sự vô tình, vô thường của sự vật. Đau khổ do hoại khổ tức sự vật tan vỡ, vạn vật
mất đi. Theo Phật giáo, thế giới là vô thường vỡ nú nằm trong dòng trôi chảy
không ngừng, không nghỉ. Mọi sự vật, hiện tượng đều phải trải qua bốn thời kỳ

là "sinh, trụ, dị, diệt" hay "thành, trụ, hoại, không". Trong bốn thời kỳ đó, thời
kỳ trụ lại hết sức ngắn ngủi, chỉ bằng một satna - một đơn vị đo thời gian cực
nhỏ của nhà Phật, bằng một cái nháy mắt. Luật vô thường là luật về sự luân
21
chuyển không ngừng của vạn vật trong không gian vũ trụ: "Nên biết tất cả các
hành là vô thường, biến dịch, hư hoại, không đáng nương tựa"
1
.
Kinh Phật thường có cụm từ "sắc sắc, khụng không" để nói về sự vô
thường. Thế gian vô thường nên mọi vật đều vô tự tính (không có tự tính hay
không có bản thể riêng). Phật giáo cho rằng không có một cái ngã thường hằng,
ổn định tuyệt đối ở con người và ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.
Cuộc sống được ví như một dũng thỏc đổ, chảy mau và trôi xa, không có một
phút nào ngừng nghỉ. Mọi cái chỉ là phù du, ảo ảnh, tan hợp vô thường trong sự
biến ảo khôn cùng của đời sống. Trên thế giới này, mọi cái đều đổi thay, chỉ có
sự đổi thay là không bao giờ thay đổi. Nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã nắm
bắt lấy tư tưởng đó của Phật giáo để đưa vào các ca khúc của mình, từ đó nói lên
nỗi khổ của con người vì sự đời vô thường, vạn vật luôn biến đổi. Trong các ca
khúc Chiếc lá thu phai, Có một dòng sông đã qua đời, Gọi tên bốn mùa… đã thể
hiện được nỗi niềm của con người:
"Về đây đứng ngồi
Đường xa quá ngại
Để lòng theo chút nắng bên ngoài
Mùa xuân quá vội
Mười năm tắm gội
Giật mình ôi chiếc lá thu phai".
(Chiếc lá thu phai - 1973)
Trong bài "Gọi tên bốn mùa", Trịnh Công Sơn đã thể hiện một nỗi buồn vì
vạn vật thay đổi quá nhanh, muốn níu giữ sự bất biến, thường hằng mà không
thể nờn ụm một nỗi buồn gửi gắm trong ca từ, đó cũng là nỗi khổ của con người

khi muốn níu giữ mọi thứ trong cuộc đời, muốn những thứ mỡnh yờu thương là
chẳng bao giờ phải chia lìa, rời xa nhưng cuộc đời và sự vật vẫn vận động theo
đúng quy luật khách quan của nó, không gì có thể ngăn lại sự đổi thay ấy:
"Em đứng lên mùa xuân vừa nở
Nụ xuân xanh cành thênh thang
Chim về vào ngày tuổi em trên cành bão bùng
Rồi mùa xuân không về
Mùa thu cũng ra đi
1
Kinh trường A hàm, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2000, t.2, tr.437
22
Mùa đông vời vợi
Mùa hạ khúi mõy
Rồi từ nay em gọi
Tình yêu dấu chim bay
Gọi thân hao gầy
Gọi buồn ngất ngây".
(Gọi tên bốn mùa - 1963)
Trong bài "Nhìn những mùa thu đi", ông nói về tuổi trẻ, nhất là những
năm tháng của tuổi đôi mươi, là thời gian đặc biệt buồn bã của cuộc đời. Mùa
thu cứ trôi qua và lặp lại theo một chu trình tuần hoàn đúng quy luật của trời
đất, còn đời người thì mỗi năm mỗi tuổi, nhìn quanh đã đến xế chiều như tự
nhiên vào thu:
"Nhìn những mùa thu đi
Em nghe sầu lên trong nắng
Và lá rụng ngoài song
Nghe tờn mỡnh vào quên lãng
Nghe tháng ngày chết trong thu vàng
Nhìn những mùa thu đi
Tay trơn buồn ôm nuối tiếc

Nghe gió lạnh về đêm
Hai mươi sầu dâng mắt biếc
Thương cho người rồi lạnh lùng riêng
Gớú heo may đã về
Chiều tím loang vỉa hè
Và giú hụn tóc thề
Rồi mùa thu bay đi".
(Nhìn những mùa thu đi - 1961)
Không chỉ vậy, con người còn khổ bởi quy luật vật chất - sinh lý, nỗi khổ
mà không một ai trên đời không phải trải qua. Đó là nỗi khổ của sinh - lão -
23
bệnh - tử. Thích Ca đã coi đó là những nỗi khổ căn bản của đời người và cốt lõi
trong giáo lý của mình. Sinh ra là khổ, trong ca khúc "Gọi tên bốn mùa", cuối
bài ông thốt lên:
"Nghe xót xa hằn lên tuổi trời
Trẻ thơ ơi, trẻ thơ ơi
Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người".
Sinh ra trên cõi đời, với tiếng khóc chào đời như báo hiệu một cuộc đời đầy
khổ đau, đời là bể khổ. Ông đã sống và đã cảm nờn ụng thấu hiểu sự vật vã của
kiếp người trong trốn hồng trần. Cuộc sống tràn ngập những vất vả, bi lụy cùng
những giọt nước mắt xót xa. Do vậy, sinh ra trên đời để gánh chịu những đớn
đau, do vậy mà sinh ra là khổ.
Sinh ra rồi trải qua các giai đoạn biến đổi, phát triển của con người theo
quy luật tự nhiên. Con người cũng như cỏi cõy, sinh ra rồi lớn lên, đến một giai
đoạn sẽ héo úa, tàn phai. Con người cũng vậy, qua trẻ thơ rồi trưởng thành, rồi
lóo niên. Tuổi già đi liền với sự yếu ớt, ốm đau, bệnh tật. Ai đó đã nói rằng
người già như ngọn đèn trước gió, quả đúng là vậy. Ốm đau, bệnh tật, già yếu là
những nỗi đau giày vò con người về mặt thể xác và tinh thần. Khi không còn sức
khoẻ, con người trở nên bất lực trước cuộc đời, mất niềm tin vào cuộc đời. Ai đã
từng lâm vào bệnh tật, ốm đau sẽ thấu hiểu hơn bao giờ hết nếu đứng ngoài nhìn

vào. Trịnh Công Sơn là người đã từng phải nằm viện một thời gian dài, nỗi đau
về mặt thể chất đã đưa cuộc đời ông rẽ sang một lối khác. Bệnh tật của tuổi già
sẽ đưa con người đến một nỗi đau khác, nỗi đau cuối cùng và là nỗi đau nhất
trong cõi đời là cái chết. Ai rồi cũng phải từ biệt cuộc đời theo quy luật của tạo
hoá nhưng sao nghe nhói đau trong trái tim? Cuộc đời là vô thường, mọi thứ đều
xoay vần theo con tạo nhưng ai cũng muốn bỏm vớu lấy cuộc đời, trong những
ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, con người càng khao khát được
sống hơn bao giờ hết, cái chết kéo đi một kiếp người, người ra đi khổ đau và sự
khổ đau hằn sâu trong trái tim người ở lại. Phải chăng mọi thứ và mọi mối quan
hệ trên cõi đời này đều do nhân - duyên hoà hợp mà tạo thành, rồi khi duyờn đú
đó hết thì tất cả chia lìa, chỉ có cái nghiệp là theo ta mãi mãi như triết lý nhà
Phật? Một câu thật ý nghĩa và sâu sắc, chúng tôi đã được nghe:
24
"Một đời ta, muôn vạn đời nó"
Trong ca khúc "Giọt lệ thiên thu", Trịnh Công Sơn đã viết lên nỗi buồn khổ
của con người trong khoảng cách sinh - tử mong manh đến vô cùng, không ai
đoán trước được mình sẽ ra sao, mọi thứ chẳng có gì là ổn định, chắc chắn:
"Sống có bao năm vui vui buồn buồn, người người ngợm ngợm
Sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non
Cuộc đời cho tôi, cho tôi tiếng nói đôi khi vui tươi
Cuộc đời cho tôi, cho tôi tiếng nói đôi khi ngậm ngùi
Gớú núi bay qua lao xao bụi bờ lao xao bờm ngựa
Nắng quái yêu ma lung linh thành trì, lung linh cửa nhà
Bước tới hư vô khoác áo chân như long lanh giọt lệ
Long lanh giọt lệ, giọt lệ thiên thu".
(Giọt lệ thiên thu - 1973, 1974)
Khổ vì sinh ra được làm kiếp người đã đi vào nhạc Trịnh Công Sơn như
một lẽ tự nhiên. Quan niệm hữu thân hữu khổ của Thích Ca gần gũi với Lão Tử
- nhà triết gia Trung Hoa cổ đại đã từng than thở trong Đạo đức kinh:
"Ta sở dĩ đau khổ nhiều vỡ cú tấm thân mình".

Trang Tử đã phát triển tư tưởng này trong Đại tông sư :
"Trời đất cho ta hình hài, làm ta lao khổ vì phải sinh tồn".
Sau này, một triết gia phương Tây - Schpennhauer của nước Đức cũng
thừa nhận:
"Cuộc đời là một cơn ác mộng".

Vâng! Sinh - lão - bệnh - tử là một quá trình từ lúc bắt đầu sinh ra cho đến
khi kết thúc, sau đó sẽ là một kiếp khác. Trong cả quá trình sống ấy, con người
đã phải sẵn sàng đón nhận những nỗi đau khổ rồi sẽ đến với mình trong một chu
trình sống của chính mình. Qỳa trình sinh - lão - bệnh - tử của đời người cũng là
quá trình thành - trụ - hoại - không hay sinh - trụ - dị - diệt của vạn vật trong
trời đất.
Đó là những nỗi đau buồn vì quy luật khách quan của tạo hoá, còn nỗi khổ
do chính lòng người, do sự chia ly. Đó là nỗi khổ của thụ biệt ly khổ, nỗi buồn
đau của tình yêu thương mà phải xa cách nhau, trong ca khúc của Trịnh Công
25

×