Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

quan hệ từ trong tập di cảo thơ của chế lan viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.89 KB, 81 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ loại tiếng Việt là một hệ thống phong phú và đa dạng gồm nhiều tiểu
loại khác nhau. Trong hệ thống đó, quan hệ từ thường ít được quan tâm
nghiên cứu bởi lẽ nú khụng mang ý nghĩa từ vựng mà chỉ là một công cụ nối
kết.
Quan hệ từ trong thơ càng ít được chú ý hơn. Trong các trang thơ truyền
thống, số lượng câu chữ đều bị câu thức theo thể loại, niêm luật nên số lượng
các hư từ không nhiều. Theo tinh thần “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, các nhà
thơ trung đại rất ít sử dụng hư từ đặc biệt là quan hệ từ trong thơ. Cùng với sự
phát triển của văn chương, lớp ngôn từ giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói
hàng ngày đã dần dần bước vào những trang thơ hiện đại, tạo luồng gió mới
cho nền thơ ca hiện đại. Song, giá trị của hư từ nói chung và các quan hệ từ
nói riêng trong thơ vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy, nghiên cứu quan
hệ từ trong thơ là một vấn đề mới mẻ, hấp dẫn nhưng cũng nhiều thử thách.
Với hành trình sáng tác gần một thế kỷ, Chế Lan Viờn đó để lại cho nền
văn học nước nhà một khối lượng tác phẩm lớn gồm nhiều tập thơ, tiểu luận,
trong đó “Di cảo thơ” được xem là một trong những tập thơ xuất sắc nhất.
Trong suốt cuộc đời sáng tác của mỡnh, ụng được xem là người có vốn tri
thức uyên bác về ngôn ngữ, và là người rất có ý thức trong việc lựa chọn, vận
dụng ngôn ngữ dân tộc. Một trong những bất ngờ khi nghiên cứu tập “ Di cảo
thơ” là số lượng lớn quan hệ từ được sử dụng cùng với cỏc cỏch biểu đạt độc
đáo góp phần tạo nên một giọng thơ đậm chất suy tư, triết lí rất “ Chế Lan
Viờn”.
Vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: “Quan hệ từ trong tập Di cảo thơ của
Chế Lan Viên” để nghiên cứu và tìm hiểu với mong muốn sẽ tìm ra được
những giá trị nghệ thuật mà các từ công cụ đã tạo ra trong tập thơ nhiều giá trị
Dương Thị Ngà
1
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội


này và là cơ hội để người viết hiểu hơn về Chế Lan Viên - “Người có công đầu
trong việc tạo dựng nên khuôn mặt và tầm vóc thơ Việt Nam hiện đại.” [21]
2. Lịch sử vấn đề
Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, mặc dù chiếm số lượng không nhiều
nhưng hư từ có một vị trí rất quan trọng trong việc biểu đạt các ý nghĩa ngữ
pháp, làm nên một phương thức ngữ pháp tiêu biểu cho tiếng Việt, đó là
phương thức hư từ.
Là một tiểu loại nằm trong hư từ, quan hệ từ thường được các nhà
nghiên cứu đánh giá với tư cách một từ loại có chức năng nối kết. Hầu hết các
giáo trình, chuyên luận nghiên cứu về từ loại tiếng Việt đều có nhắc đến quan
hệ từ và khẳng định chức năng nối kết của chúng. Có thể kể tờn cỏc công
trình này là : Đinh Văn Đức (2001, Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt – từ loại,
(NXB ĐHQG, HN); Lê A, Đinh Trọng Lạc, Hoàng Văn Thung (2004, Giáo
trình Tiếng Việt 3 –sỏch dùng cho hệ đào tạo tại chức và từ xa, NXB Đại học
Sư phạm); Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương (2007, Giáo trình ngữ pháp
tiếng Việt –sỏch dùng cho các trường Cao đẳng Sư phạm,NXB ĐHSP);
Nguyễn Đức Dân, Logic ngữ nghĩa cú pháp, (1987, NXB ĐH &TH chuyên
nghiệp); Lờ Biên, Từ loại tiếng Việt hiện đại, (1998, NXB Giáo dục); Diệp
Quang Ban Ngữ pháp tiếng Việt, (2006, NXB Giáo dục)…
Ngoài ra, còn một số bài báo nghiên cứu cụ thể về hư từ và quan hệ từ
tiếng Việt: Đỗ Việt Hùng (2010, Một số cách giải nghĩa hư từ, Tạp chí ngôn
ngữ, số 10), Nguyễn Thị Thu Hà (2009, Cách biểu hiện quan hệ nhân quả
bằng quan hệ từ trong tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ và đời sống, số 8), Lờ
Đụng (1991, Ngữ nghĩa, ngữ dụng của hư từ, Tạp chí ngôn ngữ, số 2)
Những công trình và các bài viết này là những kiến thức nền giúp tác giả khóa
luận đi sâu triển khai đề tài này.
Đó có một vài công trình đi sâu nghiờn cứu giá trị của một lớp từ loại cụ
thể trong tác phẩm văn học như: Nguyễn Minh Ngọc (2006, Tìm hiểu hư từ
Dương Thị Ngà
2

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
trong “Truyện Kiều” – Nguyễn Du, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn);
Nguyễn Thị Thu Hạnh (2006, Hư từ trong thơ tình yêu Nguyễn Bính, Luận văn
thạc sĩ Khoa học Ngữ văn)… Nhìn chung, những luận văn này đã chỉ ra những
giá trị cơ bản mà hư từ góp phần làm nên giá trị nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm đó đồng thời khẳng định tài năng sử dụng ngôn từ của các nhà thơ, nhà
văn.
Trong khả năng bao quát tài liệu của mình, chúng tôi chưa khảo sát được
công trình nào đi sâu nghiên cứu về vai trò của quan hệ từ - một lớp hư từ trong
tiếng Việt đối với thành công chung của tác phẩm văn học. Vì vậy, chọn đề tài
“Quan hệ từ trong tập Di cảo thơ của Chế Lan Viên”, chúng tôi muốn đi sâu
khảo sát số lượng quan hệ từ và những giá trị mà những quan hệ từ này đem
đến cho tập thơ.
Thơ Chế Lan Viên không chỉ là mạch nguồn dồi dào đối với các nhà
nghiên cứu mà cũn cú một sức hấp dẫn lớn đối với độc giả yêu thơ. Đặc biệt,
kể từ khi ba tập “Di cảo thơ” của ông được nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành,
tập thơ này lập tức thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi.
Trần Mạnh Hảo trong “Người làm vườn vĩnh cửu” (1995, NXB Hội
nhà văn, H) đã xem “Di cảo thơ” là sự hòa hợp giữa cảm xúc và lớ trớ và với
tập thơ này, Chế Lan Viên trở thành “cõy đại thụ thế kỷ XX của nền văn học
nước nhà” [13]. Nguyễn Bá Thành trong cuốn “Thơ Chế Lan Viên và phong
cách suy tưởng” (1999, NXB GD, H) đã đề cập đến sự chuyển đổi trong tư
duy nghệ thuật của Chế Lan Viờn, ụng khẳng định “với Di cảo thơ, Chế Lan
Viờn đó trở về với thuở Điêu tàn”[29]. Đỗ Lai Thúy trong bài viết “Thỏp
Chàm bốn mặt” (2010, Tạp chí sông Hương, số 1) cho rằng “trong Di cảo
thơ, người ta sống lại những yếu tố của Điêu tàn, đó là những giằng co nội
tâm, những giay dứt về số phận con người”[30]. Trong“Nhận thức về quá
khứ trong Di cảo thơ” (2008, tạp chí văn học số 03), Thạc sĩ Nguyễn Diệu
Linh đã chỉ ra và phân tích khỏ rừ những vấn đề về truyền thống lịch sử, về
Dương Thị Ngà

3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
cách mạng, về kháng chiến chống Mỹ và cả hậu chiến trong tập thơ này. TS
Nguyễn Quốc Khánh trong “Sự đổi mới quan niệm về nhà thơ của Chế Lan
Viên qua Di cảo thơ” (1993, Tạp chí thông báo khoa học số 03) đã nghiên
cứu về những thay đổi trong quan niệm thơ của Chế Lan Viên qua tập Di cảo.
Trong bài báo này, tác giả đã khẳng định “giờ đây nhà thơ như một người đơn
độc đang trầm tư nhìn thẳng vào thực trạng xã hội, nhìn thẳng vào chính mình
cùng thơ mình và đưa tất cả nên một bàn cân mới để cân lại” [19]. Trong luận
văn thạc sĩ “Cỏi tôi trữ tình trong Di cảo thơ” (2001, Luận văn thạc sĩ khoa
học Ngữ văn, ĐHSP, H), tác giả Đặng Thu Thủy đã chỉ ra cho người đọc thấy
một cái tôi đa diện với ý thức mạnh mẽ về bản thể và khát vọng sống mãnh
liệt được viết bằng một giọng thơ đa thanh đa sắc.
Có thể núi, cỏc công trình trờn đó chỉ ra những thành công của tập thơ
này trên phương diện các giá trị nội dung và nghệ thuật đồng thời gúp thờm
một gúc nhỡn về tư tưởng, phong cách của Chế Lan Viên khi ụng đã ở bên
kia dốc của cuộc đời và có đầy đủ những trải nghiệm trong nghề cầm bút.
Thực tế nghiên cứu “Di cảo thơ”, chúng tôi thấy rng tác giả sử dụng rất
nhiều quan hệ từ với những cách kết hợp rất độc đáo và lớp từ này không chỉ
giúp thơ ông gần gũi với đời thường mà còn làm nổi bật chất suy tưởng, triết
lý của Chế Lan Viên. Song, cho đến nay chưa có công trình riêng biệt nào
dành nghiên cứu chuyờn sõu, cặn kẽ về quan hệ từ trong thơ Chế Lan Viên –
một trong những yếu tố làm nên phong cách thơ triết luận của ông.
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu các quan hệ từ và giá trị biểu đạt của
những quan hệ từ ấy trong ba tập “Di cảo thơ” của Chế Lan Viên. Đó là 567
bài thơ (nguồn tư liệu từ “Chế Lan Viên toàn tập” – tập 2, Nguyễn Thị
Thường biên soạn và tuyển chọn, NXB Thuận Hóa, 1993)
3.2. Mục đích nghiên cứu

Dương Thị Ngà
4
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Trong phạm vi một khóa luận, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục
đích sau:
• Tìm hiểu khái quát về quan hệ từ.
• Trên cơ sở khảo sát, thống kê số lượng quan hệ từ được sử dụng trong
ba tập “Di cảo thơ” tìm ra tác dụng mà các quan hệ từ đem lại, những giá trị
mà quan hệ từ tạo nên cho thành công chung của cả tập thơ.
• Đánh giá vai trò của quan hệ từ với tập “Di cảo thơ” nói riêng và thơ
Chế Lan Viên nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: phương
pháp khảo sát - thống kê, phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp
nghiên cứu liên ngành, phương pháp giải thích đánh giá.
5. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận gồm ba
chương sau:
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Chương 2. KHẢO SÁT QUAN HỆ TỪ TRONG TẬP “DI CẢO THƠ”
Chương 3. Ý NGHĨA CỦA QUAN HỆ TỪ TRONG TẬP “DI CẢO THƠ”
PHẦN NỘI DUNG
Dương Thị Ngà
5
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Quan hệ từ
1.1.1. Vị trí của quan hệ từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt
Từ loại tiếng Việt bao gồm một số lượng lớn nên khi nghiên cứu các
nhà ngôn ngữ học phải tiến hành phân loại. Mỗi hướng nghiên cứu khác nhau

sẽ tồn tại cỏc cỏch phân loại khác nhau.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu [7], có thể phân loại từ loại dựa vào ba chức
năng tín hiệu của từ: Chức năng miêu tả, chức năng dụng học, chức năng kết
học. Theo cách phân chia này, quan hệ từ thuộc chức năng kết học, thường
dùng để biểu thị mối quan hệ giữa các tín hiệu miêu tả, thông qua đó biểu thị
mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy.
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn [6] lại phân chia từ loại tiếng Việt dựa vào khả
năng tổ chức đoản ngữ của từ. Theo cách phân chia này, quan hệ từ nằm trong
những từ loại có liên quan đến tổ chức đoản ngữ, thuộc những từ không có
khả năng làm thành tố chính và thành tố phụ mà chỉ có chức năng nối kết. Cụ
thể được thể hiện qua bảng sau:
Dương Thị Ngà
6
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Dương Thị Ngà - G K58
7
Vốn từ tiếng Việt
Những từ loại có liên quan
đến tổ chức đoản ngữ
Từ loại không liên
quan đến tổ chức đoản
ngữ
Những từ loại có khả
năng làm thành tố của
đoản ngữ
Những từ loại kết hợp
với đoản ngữ để dạng
thức hóa đoản ngữ
Những từ loại
có khả năng

làm thành tố
chính
Những từ loại
chỉ có khả năng
làm thành tố
phụ
Từ loại có
khả năng kết
hợp hai chiều
Từ loại có khả
năng kết hợp
một chiều
Danh
từ
Đại
từ
Tính
từ
Động
từ
Số
từ
Phụ
từ
Quan
hệ từ
Trợ từ Thán từ
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
Các tác giả Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương phân chia từ loại tiếng

Việt dựa vào ba tiêu chí: ý nghĩa ngữ pháp khái quát của từ; khả năng kết hợp
và chức năng cú pháp của từ trong câu. Theo ba tiêu chí này, từ loại tiếng Việt
chia thành hai loại lớn: thực từ và hư từ; trong đó, quan hệ từ là một tiểu loại
của hư từ [33; tr27]. Kết quả phân loại cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Thực từ Hư từ
Danh
từ
Động
từ
Tính
từ
Đại
từ
Số từ Quan hệ
từ
Phụ
(phó) từ
Tình thái từ
(trợ từ, thán
từ)
Cỏc cách phân loại trên đây đều đã chỉ ra được các loại từ trong hệ
thống từ loại tiếng Việt, đồng thời khẳng định được vị trí của quan hệ từ và
chức năng nối kết của quan hệ từ. Khóa luận chọn cách phân chia của các tác
giả Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương (2007, Giáo trình Ngữ pháp Tiếng
Việt, NXB Đại học Sư phạm, H) làm cơ sở cho việc khảo sát các quan hệ từ
trong tập “ Di cảo thơ” của Chế Lan Viên.
1.1.2. Khái niệm và tên gọi quan hệ từ
“ Quan hệ từ là phương tiện ngữ pháp rất quan trọng trong số những
phương tiện tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập” [1; tr41]. Trong tiếng
Việt, quan hệ từ là lớp từ có số lượng không nhiều và chức năng lại không

thuần nhất. Vì vậy, bên cạnh tên gọi này, quan hệ từ cũn cú một số tên gọi
khác như từ nối, kết từ, giới từ…
Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương gọi lớp từ có chức năng nối kết
này là quan hệ từ và định nghĩa như sau: “Quan hệ là những từ biểu thị quan
hệ ngữ pháp giữa các từ, các cụm từ, giữa các bộ phận của câu hoặc giữa cỏc
cõu với nhau.” [33; tr48]. Tên gọi và chức năng này được chia sẻ bởi các tác
giả Lê A, Đinh Trọng Lạc, Hoàng Văn Thung: “Quan hệ từ (còn gọi là kết từ)
Dương Thị Ngà - G K58
8
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
là loại hư từ biểu hiện các quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các cụm từ, cỏc cõu
hay đoạn văn.” [1; tr40]; Diệp Quang Ban: “Quan hệ từ (còn gọi là kết từ, từ
nối) là những hư từ diễn đạt các quan hệ logic dùng để nối các từ, các tổ hợp
từ, cỏc cõu, thậm chí các tổ chức lớn hơn câu với nhau” [4]; và tác giả Lờ
Biên: “Quan hệ từ là những hư từ không có nghĩa sở chỉ, sở biểu mà là
những từ có chức năng diễn đạt các mối quan hệ giữa các khái niệm trong
tư duy.” [5].
Vẫn hiểu chức năng của quan hệ từ như các nhà nghiên cứu khác
nhưng tác giả Đinh Văn Đức đó tách lớp từ này thành hai loại liên từ và
giới từ: “Ngữ pháp truyền thống gọi các hư từ cú pháp là liên từ và giới từ.
Trong tiếng Việt cũn cú những thuật ngữ khác để gọi chúng, chẳng hạn là
các từ nối hoặc quan hệ từ” [10; tr 207]. Như vậy, theo ông, liên từ chính là
một nhóm của quan hệ từ hay từ nối; giới từ được tách ra và gọi tên thành
một tiểu nhóm thuộc quan hệ từ.
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về tên gọi của quan hệ từ như: kết
từ, từ nối, từ quan hệ, liên từ, giới từ nhưng nhìn chung, các khái niệm đó đều
thống nhất trong chức năng kết nối các đơn vị ngôn ngữ với nhau của quan hệ
từ. Khóa luận dùng thuật ngữ quan hệ từ để chỉ các từ có chức năng nối kết
các đơn vị ngôn ngữ với nhau.

1.1.3. Chức năng của quan hệ từ
Mặc dù đưa ra các khái niệm khác nhau nhưng hầu hết cỏc tỏc giả đều
khẳng định chức năng nối kết của chúng. Theo tác giả Bùi Minh Toán,
Nguyễn thị Lương: “Quan hệ từ không thể đảm nhận vai trò thành tố chính
lẫn vai trò thành tố phụ trong cụm từ, chúng cũng không thể đảm nhận chức
năng của các thành phần cõu. Chỳng chỉ thực hiện được chức năng liên kết
các từ, các cụm từ, cỏc cõu với nhau. Vì thế chỳng cũn gọi là từ nối, kết từ
hoặc từ quan hệ.” [33; tr 48].
Dương Thị Ngà - G K58
9
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
Ví dụ:
“Trời và bể, anh và em, cây và người cùng đối xứng”
(Đối xứng – Di cảo thơ)
Trong ví dụ trên, quan hệ từ “và” có chức năng nối kết các từ trong
cõu. Nú không có ý nghĩa từ vựng, không có khả năng làm thành tố chính
hay thành tố phụ trong cụm trên. Ở đây, quan hệ từ “và” đứng giữa hai yếu
tố: “Trời”, “biển”; “anh”, “em”; “cõy”, “người” mà không gắn bó với bất
kì yếu tố nào.
Theo các tác giả Lê A, Đinh Trọng Lạc, Hoàng Văn Thung: “Mỗi quan
hệ từ có thể biểu thị một kiểu ý nghĩa quan hệ riêng, nờn nú cú vai trò quan
trọng nhất định trong việc tạo ra nội dung ý nghĩa của quan hệ ngữ pháp mà
nó là phương tiện biểu hiện.” [1; tr 41].
Ví dụ:
- Quan hệ từ: “và” ⇒ quan hệ đẳng lập: “mẹ và tôi”. Ở đây, quan hệ từ
“và” nối hai đối tượng miêu tả: “mẹ”, “tụi”.
- Quan hệ từ: “của” ⇒ quan hệ chính phụ: “mẹ của tôi”. Ở đây, quan
hệ từ “của” có quan hệ nối kết chính phụ, trong đó “mẹ” là thành phần chính,
“tụi” là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trước nó. Ở ví dụ này

chỉ có một đối tượng miêu tả:“mẹ”.
1.1.4. Phân loại quan hệ từ
Theo quan điểm phân loại quan hệ từ của tác giả Bùi Minh Toán,
Nguyễn Thị Lương (2007, Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, NXB ĐHSP, H),
quan hệ từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn như sau:
• Các quan hệ từ phục vụ cho quan hệ đẳng lập: và, rồi, với, nhưng,
song, mà, chứ, hay, hoặc…
Ví dụ:
Dương Thị Ngà - G K58
10
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
“Anh đắn đo chi câu ngắn với câu dài
Mưa bắc lòng hay nam lòng cũng thế
Hoa sen tím, hoa sen hồng đều là em đấy cả
Và buồn lau hay buồn sậy cũng buồn thôi”
(Đằng nào cũng vậy - Di cảo thơ 1)
Trong bài thơ này, tác giả sử dụng ba quan hệ từ để nối cụm với cụm và
câu với câu: ngoài quan hệ từ “và” nối câu với cõu, cỏc quan hệ từ còn lại:
“với”, “hay” đều nối hai cụm từ có quan hệ đẳng lập.
- Quan hệ từ: “với”.
- Đơn vị nối kết: hai cụm danh từ:“cõu ngắn”, “cõu dài”, cả hai cụm
danh từ này đều có danh từ “cõu” làm thành tố chính.
câu ngắn (với) câu dài
- Quan hệ từ: “hay” .
- Đơn vị nối kết: hai cụm danh từ với danh từ trung tâm “lũng”:“bắc
lũng”, “nam lũng”.
bắc lòng (hay) nam lòng
- Quan hệ từ: “hay”.
- Đơn vị nối kết: “buồn lau”, “buồn sậy”. Đây là hai cụm danh từ có

thành phần chính là danh từ “buồn”.
buồn lau (hay) buồn sậy
• Các quan hệ từ phục vụ cho quan hệ chính phụ: của, bằng, rằng, với,
vì, tại, bởi, do, nên, để, cho…
Ví dụ:
Một nét đồi, một nét liễu, một hình hoa…
Bây giờ đây anh trân trọng từng chữ của câu thơ
(Ngôi đền lãng quên – Di cảo thơ)
- Quan hệ từ: “của”
- Đơn vị nối kết: “từng chữ”, “cõu thơ”.
+ cụm danh từ “từng chữ” là thành tố chính có cấu tạo là một cụm
danh từ
+ danh từ “cõu thơ” là thành tố phụ một từ ghép.
Dương Thị Ngà - G K58
11
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
- Quan hệ nối kết: quan hệ chính phụ, trong đó danh từ “cõu thơ” là
thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng trước nó.
từng chữ (của) câu thơ
Trong thực tế sử dụng, các quan hệ từ có thể được dùng thành cặp để
liên kết các bộ phận của câu với nhau, nhất là trong các câu ghép: nếu…
thỡ…; mặc dự…thỡ…; vỡ (tại, bởi, do)…nờn…; tuy…nhưng…
Ví dụ:
Trong cỏc lụng nga hôm ấy
Cú cỏi lụng nga quý nhất
Từng thấm lệ và thấm mỏu đụi tình nhân
Nếu có rải thì rải vào phỳt chút
Cùng với thi thể mình. My Châu biết thế”
(Lông nga máu – Di cảo thơ)

Cặp quan hệ từ nối “Nếu… thỡ…” mang ý nghĩa chỉ điều kiện, giả thiết
– kết quả dùng để nối hai côm C – V, tạo thành một câu ghép. Hai cụm C – V
này đều khuyết thành phần chủ ngữ, vị ngữ là những cụm động từ.
1.2. Chế Lan Viên và Di cảo thơ
1.2.1. Chế Lan Viên
Chế Lan Viên (1920 -1989) được xem là một trong những tác giả có
sức sáng tạo không mệt mỏi và là một cây đại thụ trong làng thơ ca Việt Nam
thế kỷ XX. Trong suốt hơn 50 năm cầm bút sáng tác, ụng đó để lại một khối
lượng tác phẩm đồ sộ cả về nội dung và số lượng. Quê gốc ở Quảng Trị, sinh
ra ở Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở Bình Định, Chế Lan Viờn được xem là
người “cú mối duyên tiền định với dân tộc Chàm”. Mười bảy tuổi, ông cho ra
đời “Điờu tàn” “như một niềm kinh dị” [29] với một nỗi buồn thời thượng
“vang lên như một dàn đồng ca thế hệ”, đến những năm cuối đời, ông viết
Dương Thị Ngà - G K58
12
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
“Di cảo thơ” với một “nỗi đau đớn nảy sinh từ những điều trông thấy,
nghiệm thấy” [20].
Trong cuộc đời lao động nghệ thuật của mình, Chế Lan Viờn đó để lại
13 tập thơ gồm hơn một nghìn bài thơ, và trở thành một hiện tượng nổi bật
trong đời sống văn học đương đại. Ông được xem là người có vốn tri thức
uyên bác, rộng rãi với một quan niệm thơ rõ ràng. Quan niệm thơ ấy có sự
vận động phù hợp với chặng đường sáng tác của nhà thơ nhưng vẫn có những
yếu tố ổn định, nhất quán. Ba tập “Di cảo thơ” được xuất bản sau khi ông qua
đời được xem là bước chuyển thứ ba trong đời thơ của ông. Sau khi Nhà xuất
bản Thuận Hóa liên tiếp cho in ba tập thơ này vào những năm: 1992, 1993,
1996, người đọc đã thực sự bất ngờ trước một Chế Lan Viên “hết sức đa dạng
sâu sắc, vừa quen thuộc, vừa mới lạ”. [24]
1.2.2. Tập “Di cảo thơ”

1.2.2.1 Hoàn cảnh ra đời
“Di cảo thơ” – bản tổng kết về thơ và đời của Chế Lan Viên gồm ba
tập với hơn 500 bài thơ chủ yếu được viết vào thời điểm rất đặc biệt khi nhà
thơ biết mình mắc bệnh hiểm nghèo khó qua khỏi. Có lẽ vì thế mà ở “Di cảo
thơ”, Chế Lan Viờn đó thực sự coi sáng tạo như một sự giãi bày, tâm sự về
chính cuộc đời mình. Và ở đó người đọc cũng thấy một tâm hồn thơ da diết và
nhân ái với đời.
Sau khi Chế Lan Viên qua đời, nhà văn Vũ Thị Thường cũng là người
bạn đời của ụng đó tuyển chọn và giới thiệu những bài thơ ụng đó viết kể cả
những bài ở dạng bản thảo và cho in thành ba tập “Di cảo thơ”. Ngay sau khi
ra đời, ba tập thơ đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt và giành được những
giải thưởng quan trọng: được trao giải thưởng chính thức của Hội nhà văn
(cho Di cảo thơ tập 2) năm 1994, được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí
Minh năm 1996.
1.2.2.2 Khái lược về “Di cảo thơ”
Dương Thị Ngà - G K58
13
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
Từ sau 1975, đặc biệt là ở “Di cảo thơ”, Chế Lan Viờn cú sự thay đổi
lớn từ cách nhìn, cách viết đến giọng điệu, cảm xúc, tư tưởng. Nói cách khác,
thơ Chế Lan Viờn cú sự chuyển đổi từ kiểu thơ hướng ngoại sang kiểu thơ
hướng nội và có xu hướng đa dạng hóa thơ ca.
Trước 1975, ông là nhà thơ đứng ở tầm cao của thời đại đối thoại với
lịch sử, với dân tộc, với đất nước thì đến “Di cảo thơ”, thơ ông có xu hướng
quay vào đối thoại với chính mình. Những vấn đề sống còn của dân tộc dần
giảm, nhà thơ tăng cường kiểu thơ tâm sự chiêm nghiệm bản thân. Cái tôi trữ
tình từ đại diện cho lý tưởng thời đại dần dần tìm lại cái tôi cá nhân trong đời
sống bình thường. Nhà thơ bộc lộ hết suy nghĩ về những cái có thể xảy ra với
bất kỳ ai: sống – chết, vinh – nhục, tài năng – sự nghiệp. Thay đổi tư duy

hướng ngoại sang hướng nội, nhà thơ thay đổi cả điểm nhìn. Từ một con
người đại diện cho dân tộc, mang vẻ đẹp trong cảm xúc cũng như tư duy của
thời đại, nhà thơ quay về với thế giới tâm hồn phức tạp của con người. Điều
này kéo theo cả sự thay đổi không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ ông.
Trước đây, Chế Lan Viên chuộng không gian cao rộng của đất nước, của lịch
sử, giờ đây ông chuyển dần về không gian đời tư, không gian của thế giới tâm
linh tinh tế huyền diệu. Từ thời gian lịch sử với những thời điểm có tính quyết
định vận mệnh dân tộc, ông trở về với những khoảnh khắc cảm xúc cá nhân.
Khi trở về với cuộc sống đời thường, thơ Chế Lan Viên không còn những
hình ảnh biểu tượng phù hợp với dòng văn học sử thi mà thay vào đó là
những hình ảnh dân dã, bình dị nhưng vẫn giữ được phong cách đa dạng
mang đầy tính trí tuệ. Càng về cuối đời, thơ Chế Lan Viên càng có nhiều đổi
mới. Từ một nhà thơ luôn hướng tâm hồn mình ra đất nước, ông có xu hướng
đi vào khám phá những trạng thái bí ẩn và tinh tế của tâm hồn. Đó là một cái
tôi cá nhân mang đầy dấu ấn của một con người từng trải qua nhiều thăng
trầm, biến đổi của cuộc đời. Và ở “Di cảo thơ”, người ta thấy nỗi cô đơn của
một con người đang đứng ở giai đoạn cuối cuộc đời, sắp sửa bước sang một
thế giới khác.
Dương Thị Ngà - G K58
14
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
Một điều dễ dàng nhận thấy là ở “Di cảo thơ”, thơ Chế Lan Viờn đó cú
sự đa dạng hóa cả về đề tài và giọng điệu. Có khi là một giọng thơ tâm sự, thủ
thỉ, có khi lại là giọng tiếc nuối và cú chỳt ân hận hay một giọng châm biếm,
chế giễu hoặc an ủi, động viên đã thay thế cho một giọng điệu sử thi hào
sảng ở thời kì của “Ánh sáng và phù sa”.
Những thay đổi về nội dung, tư tưởng kéo theo sự thay đổi về hình
thức. Viết về đề tài thế sự, đời tư với những số phận đời thường, những cuộc
đời bình thường, Chế Lan Viờn đó sử dụng các quan hệ từ với một số lượng

lớn. Chúng được sử dụng như một công cụ tạo nên chất keo kết dính giữa các
từ, cụm từ trong câu đồng thời tạo nên một nét đặc trưng cho phong cách thơ
Chế Lan Viên giai đoạn này: giọng suy tư mang màu sắc biện luận, triết luận
và giọng trữ tình suy tưởng gần với lời nói hằng ngày, gần với ngôn ngữ đời
thường dung dị, xích lại gần hơn với ngôn ngữ văn xuôi và tiếng nói hằng
ngày.
Có thể nói việc sử dụng quan hệ từ với một số lượng lớn đã góp phần
tạo nên thành công cho “Di cảo thơ”. Sử dụng từ nối là một nét đặc trưng của
thơ Chế Lan Viên nhưng ở tập thơ cuối đời này, chúng được sử dụng với một
số lượng nhiều hơn hẳn. Vì vậy việc tìm hiểu quan hệ từ trong “Di cảo thơ”
và đưa ra kết luận về những giá trị mà chúng mang lại cho tập thơ có một ý
nghĩa quan trọng nhằm góp phần đánh giá giá trị của tập thơ nói riêng và
phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên nói chung.
Tiểu kết chương 1
Trong chương một, chúng tôi đã trình bày những điểm khái quát nhất
về quan hệ từ, ở mỗi đặc điểm chúng tôi đều trích dẫn những ví dụ cụ thể từ
tập “Di cảo thơ” của Chế Lan Viên. Bên cạnh đó, chương một cũng nêu lên
những nét cơ bản nhất về vị trí của nhà thơ Chế Lan Viên trong nền văn học
dân tộc, cũng như khẳng định giá trị và những đổi mới của hơn 500 bài thơ Di
Dương Thị Ngà - G K58
15
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
cảo. Những cơ sở lí thuyết mà khóa luận trình bày là những kiến thức căn bản
để chúng tôi tiến hành khảo sát và là cơ sở lí luận tổng hợp để chúng tôi thực
hiện đề tài.
Dương Thị Ngà - G K58
16
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội

Chương 2: QUAN HỆ TỪ TRONG TẬP “DI CẢO THƠ”
2.1. Dẫn nhập
Chế Lan Viên thuộc số ít những nhà thơ có sức ảnh hưởng lớn đến thế hệ
cầm bút đi sau. “Di cảo thơ” – tập thơ cuối đời chủ yếu được viết khi nhà thơ
nằm trên giường bệnh là một trong những đỉnh cao của thơ ca Chế Lan Viên và là
tập thơ khá đặc biệt bởi lẽ ngôn ngữ thơ được kéo gần với ngôn ngữ đời thường,
một ngôn ngữ dung dị nhưng giàu tính triết lí, suy luận. Có nhiều yếu tố tạo nên
thành công ấy nhưng không thể không nhắc đến sự xuất hiện của quan hệ từ.
Trong những vần thơ Di cảo, Chế Lan Viờn đó sử dụng quan hệ từ với một số
lượng lớn khác thường so với các tập thơ khác. Vì vậy chúng tôi tiến hành khảo
sát quan hệ từ và tìm ra giá trị mà những quan hệ từ ấy đem lại tập thơ này.
2.2. Cách thức và kết quả khảo sát
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là 814 quan hệ từ và 30 cặp quan
hệ từ được sử dụng trong toàn bộ 567 bài của tập thơ Di cảo. Những quan hệ
từ và cặp quan hệ từ này biểu thị cả quan hệ chính phụ và quan hệ đẳng lập.
Sau khi thống kê số lượng và các quan hệ từ có trong tập thơ, chúng tôi
tiếp tục phân loại theo các tiêu chí:
- Khảo sát những quan hệ từ được sử dụng trong cả tập thơ Di cảo.
- Khảo sát số lượng và tần xuất xuất hiện của quan hệ từ trong tập “Di
cảo thơ”.
- Khảo sát chức năng của quan hệ từ, bao gồm chức năng nối kết từ với
từ, từ với cụm, cụm với cụm, câu với câu.
- Khảo sát vị trí của quan hệ từ, cụ thể: quan hệ từ đứng đầu câu, quan
hệ từ đứng giữa câu.
Sau đây, chúng tôi, xem xét vào từng trường hợp khảo sát cụ thể:
Dương Thị Ngà - G K58
17
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
2.2.1. Khảo sát các quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong tập “Di cảo thơ”

Lấy 567 bài thơ trong tập “Di cảo thơ”, chúng tôi tiến hành khảo sát
các quan hệ từ và cặp quan hệ từ. Kết quả này được thể hiện qua bảng sau:
Quan hệ từ Cặp quan hệ từ
Và Nếu… thì…
Mà Vì… nên…
Nhưng Dù… thì…
Với Dẫu… thì…
Rồi Ví dầu… thì…
Hay (hay là) Dạng kết hợp
Hoặc
Của


Nên
Để
Cho
Thì
Nếu
Như
Hơn
(Cho) dù
(Thế) rồi
(Cho) nên
(Vậy) mà
(Chỉ) vì
(Thế) mà
Trên
Dưới
Trong
Ngoài

Bên
Cạnh

Giữa
Bảng 1: Các quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong tập “Di cảo thơ”
Dương Thị Ngà - G K58
18
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
* Nhận xét: Như vậy, hầu hết các quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong
lớp quan hệ từ tiếng Việt đều được Chế Lan Viên sử dụng trong tập “Di cảo
thơ”. Kết quả khảo sát cho thấy có 31 quan hệ từ và 5 cặp quan hệ từ cùng 4
cặp quan hệ từ ở dạng kết hợp đặc biệt được sử dụng trong hơn 500 bài thơ Di
cảo. Trong đú cú cả những quan hệ từ được dùng phổ biến trong tiếng Việt
(và, mà, với, nhưng…) và cả những quan hệ từ được nhà thơ kết hợp với các
từ ngữ khác nhau (cho dù, thế rồi, cho nên, ). Bên cạnh đú cũn cú một số
dạng kết hợp không theo quy tắc thông thường được nhà thơ sử dụng tạo ra
những giá trị nghệ thuật cho cả tập thơ (“Nhưng thỡ…”; “Mà… thỡ…”;
“Vỡ… mà…”;…). Đây không chỉ là một sự khác biệt so với ngôn ngữ thơ ca
thông thường mà còn là một công cụ nghệ thuật độc đáo được nhà thơ sử
dụng hợp lí tạo nên những thành công cho tập thơ.
2.2.2. Khảo sát số lượng và tần xuất sử dụng quan hệ từ - cặp quan hệ từ
trong tập “Di cảo thơ”
Chế Lan Viờn đó sử dụng mỗi loại quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong tập
thơ cuối đời này với số lượng và tần xuất khác nhau. Qua khảo sát, chúng tôi
thu được kết quả như sau:
Quan hệ từ Số lượng Cặp quan hệ từ Số lượng
Và 202 Nếu…thì… 9
Mà 165 Vì…nên… 2
Nhưng 83 Dẫu…thì… 3

Với 40 Dù…thì… 2
Rồi 8 Ví dầu…thì… 1
Hay (hay là) 37 Dạng kết hợp 13
Hoặc 5 Tổng 30
Của 12
Vì 27
Dù 11
Dương Thị Ngà - G K58
19
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
Nên 11
Để 4
Cho 6
Thì 109
Nếu 12
Như 27
Hơn 5
(Cho) dù 3
(Thế) rồi 6
(Cho) nên 3
(Chỉ) vì 2
(Thế) mà 17
(Vậy) mà 1
Trên 3
Trong 2
Dưới 4
Ngoài 1
Bên 2
Cạnh 1

Ở 3
Giữa 2
Tổng 814
Bảng 2: Số lượng quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong tập “Di cảo thơ”
* Nhận xét: Bảng số liệu cho thấy, quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong
tập “Di cảo thơ” được sử dụng với số lượng lớn: 814 lượt quan hệ từ; 17 lượt
cặp quan hệ từ cùng 13 lượt cặp quan hệ từ được nhà thơ kết hợp không theo
quy tắc kết hợp thông thường.
Nhiều nhất phải kể đến quan hệ từ “và” (202/814). Đây là một quan hệ
từ có thể đứng ở cả hai vị trí: đầu câu, giữa câu; đồng thời có thể thực hiện
Dương Thị Ngà - G K58
20
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
được nhiều chức năng khác nhau: nối từ với từ, từ với cụm, cụm với cụm, câu
với câu. Vì vậy nó được sử dụng phổ biến với tần xuất lớn nhất trong số
những quan hệ từ của tập Di cảo:
Ví dụ 1: “Cho dù băng hà sẽ hủy diệt hết nhân loại và sinh vật
Và cái huyệt cá nhân sẽ vùi lấp từng người”
(Cho dù – Di cảo thơ)
Ví dụ 2: “Trời và bể, anh và em, cây và người cùng đối xứng”
(đối xứng – Di cảo thơ)
Ví dụ 3: “Chỳng ta là con của mây cha ta và sóng bể mẹ cha ta từng ly biệt”
(Sử - Di cảo thơ)
Quan hệ từ được sử dụng nhiều thứ hai là quan hệ từ: “mà” (165/814).
Điều này có thể dễ dàng giải thích bởi lẽ quan hệ từ “mà” có thể đứng ở đầu
câu hoặc giữa câu, được sử dụng trong cả quan hệ chính phụ và quan hệ đẳng
lập để nối từ với từ, từ với cụm, cụm với cụm, câu với câu.
Ví dụ: “Sức lực bé mà ham nói điều vĩ đại”
(Đất nước ta - Di cảo thơ)

Ngoài ra một còn số quan hệ từ được sử dụng với tần xuất lớn như:
“thỡ” (109/814), “nhưng” (83/814).
Các nhóm từ: “trờn”, “dưới”, “trong”, “ngoài”, “bờn”, “cạnh”, “ở”,
“giữa” được sử dụng với tần xuất ít hơn cả.
Bên cạnh quan hệ từ, trong tập thơ này, tác giả còn sử dụng nhiều cặp
quan hệ từ để nối câu với câu, cụm với cụm. Nhiều nhất là cặp quan hệ từ chỉ
điều kiện, giả thiết – hệ quả: “nếu… thỡ…”., ngoài ra cũn cú cặp quan hệ từ
chỉ nguyên nhân – kết quả: “vỡ… nờn…”; “vớ dầu… nờn…”; “tuy…
nhưng…”…
Ví dụ 1: “Nếu có đổ thì giữa đời tháp đổ”
(Tháp cao tăng - Di cảo thơ)
Dương Thị Ngà - G K58
21
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
Ví dụ 2: “Vì Mỵ nương rất bé
Nên được yêu rất nồng”
(Hoàng y Mỵ Nương – Di cảo thơ)
Điều đặc biệt là trong “Di cảo thơ”, Chế Lan Viờn đó sử dụng nhiều
cặp quan hệ từ ở dạng kết hợp bất quy tắc không theo quy luật sắp xếp thông
thường. Những cặp quan hệ từ này chính là một sáng tạo độc đáo của Chế
Lan Viên, góp phần tạo nên thành công chung cho tác phẩm. Đó là những cặp
kết hợp như: “Nhưng… thỡ…”; “Vỡ… mà…”; “Mà… thỡ…”…
Ví dụ 1:
“Này, có phải vì nú yêu nhiều mà hóa thành sao Chổi?
Quá khứ các vì sao ta chưa hiờu hết mà”
(Chu kì sao Chổi – Di cảo thơ)
Ví dụ 2: “Cuộc sống là trò chơi
Cuộc đời là trò chơi
Mà không chơi khổ đau thì khụng ù được nụ cười”

(Hai chiều – Di cảo thơ)
Ví dụ 3: “Tỡnh sử ấy vựi sõu thành ánh lửa
Nhưng bên ngoài ư, thì rêu phủ xanh rỡ.”
(Đá – Di cảo thơ)
Ví dụ 4: “Giờ anh đã là bọ dòi, là sọ dừa, là cả bộ xương
Nhưng đừng tiếc nuối
Ta đã nghĩ ra cái đẻ không đau
Nhưng cái chết không đau thì chưa nghĩ tới”
(Đến ngày – Di cảo thơ)
Dương Thị Ngà - G K58
22
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
2.2.3. Khảo sát chức năng của quan hệ từ trong tập “Di cảo thơ”
Quan hệ từ Cặp quan hệ từ
STT Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Từ - từ 387 47,5%
Từ - cụm từ 46 5,7%
Cụm từ – cụm từ 185 22,7% 21 70%
Câu – câu 196 24,1% 9 30%%
Tổng 814 100% 30 100%
Bảng 3: Chức năng của quan hệ từ - cặp quan hệ từ trong tập “Di cảo thơ”
* Nhận xét: Qua bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy trong tập “Di
cảo thơ”, quan hệ từ đảm nhiệm đầy đủ những chức năng nối kết có trong từ
loại tiếng Việt. Trong đó nhiều nhất là quan hệ từ nối từ với từ: 387/814,
chiếm 47,5%, quan hệ từ nối từ với cụm ít hơn (46/814, chiếm 5,7%). Quan
hệ từ nối câu với câu được sử dụng với số lượng tương đối lớn (196/814,
chiếm 24,1%) bởi lẽ trong tập thơ này, Chế Lan Viờn đó sử dụng cách ngắt
dòng đặc biệt, các ý thơ được ngắt xuống dòng kèm theo những quan hệ từ
góp phần tạo ra giá trị nghệ thuật cho cả tập thơ.

Cặp quan hệ từ được dùng để nối câu với câu, cụm với cụm, trong đó chức
năng nối kết cụm từ với cụm từ có số lượng lớn hơn: 21/30, chiếm 70,0%.
2.2.4. Khảo sát vị trí của quan hệ từ trong tập “Di cảo thơ”
Quan hệ từ
STT Số lượng Tỉ lệ
Đầu câu 391 48,04%
Giữa câu 423 51,96%
Tổng 814 100%
Bảng 4: Vị trí của quan hệ từ trong tập “Di cảo thơ”
* Nhận xét: Quan hệ từ thường đứng ở đầu câu và giữa câu. Trong tập
“Di cảo thơ”, Chế Lan Viên cũng đã sử dụng quan hệ từ ở hai vị trí này. Tuy
Dương Thị Ngà - G K58
23
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
nhiên số lượng và tần xuất sử dụng ở mỗi vị trí lại không giống nhau. Qua
bảng khảo sát có thể rút ra kết luận: số lượng quan hệ từ đứng ở giữa câu
(51,96%) nhiều hơn so với quan hệ từ đứng ở đầu câu (48,04%) tuy nhiên sự
hơn kém này là không đáng kể (3,92%). Hơn nữa có thể thấy, số quan hệ từ
đứng giữa cõu cú ba tác dụng: nối từ với từ, từ với cụm từ và cụm từ với cụm
từ nhưng quan hệ từ đứng ở đầu câu chỉ làm nhiệm vụ nối câu với câu. Vì thế
có thể cho rằng trong “Di cảo thơ” số lượng quan hệ từ nối câu với câu chiếm
số lượng lớn. Điều này có thể lí giải bởi cách ngắt dòng trong tập thơ này có
phần đặc biệt nhằm tạo nên những câu mang hình thức “điệu núi” gần gũi với
cuộc sống thường nhật, phản ánh những vấn đề đang diễn ra từng ngày trong
cuộc sống không ngừng vận động.
Ví dụ:
“Nửa thế kỉ tôi loay hoay
Kề miệng vực
Leo lên các đỉnh tinh thần

Chất ngất
Theo các con đường ngoắt ngoéo chữ chi
Gẫy gặp
Mà đâu được gì?
Khi tôi cười trờn mõy
Thì máu người rên dưới đất
Mẹ tôi hỏi:
- Con lên cao mà làm chi?
Mẹ ở dưới này cơ cực
Về đi !”
(Tìm đường – Di cảo thơ 3)
Đây là một trong những bài tiêu biểu cho cách ngắt dòng có phần đặc
biệt trong những vần thơ Di cảo. Hai từ nối “mà”, “thỡ” đứng ở đầu câu
Dương Thị Ngà - G K58
24
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội
mang ý nghĩa chỉ kết quả thể hiện những hụt hẫng thất vọng của nhà thơ khi
đánh giá lại chặng đường thơ của mình trong suốt những năm qua.
Chế Lan Viên là nhà thơ có ý thức cao trong việc tìm ra con đường đi
cho nghệ thuật thơ ca của mình nhưng đến những năm cuối đời, ông lại tự
đánh giá rằng đó là những “con đường không ra đường của kẻ tìm thơ” và
thơ ông cũng là “cỏi thơ không ra thơ của kẻ tìm đường”. Quan hệ từ đứng
đầu câu có tác dụng thể hiện những giằng xé nội tâm của Chế Lan Viên khi
nghĩ về con đường thơ ca của mình trong những năm tháng đã qua.
2.3. Phân tích một số ví dụ
2.3.1. Quan hệ từ nối từ - từ
Theo kết quả thống kê, số lượng quan hệ từ làm chức năng nối kết từ
với từ là 387/814 từ, chiếm 47,5% (bảng 3), nhiều hơn so với các quan hệ từ
nối kết từ với cụm từ (5,7% - bảng 3), cụm từ với cụm từ (22,7% - bảng 3),

câu với câu (24,1% - bảng 3). Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của quan
hệ từ trong việc nối kết các từ trong cõu, nú giỳp câu thơ trở nên mạch lạc, rõ
ràng hơn, đồng thời góp phần quan trọng vào việc thể hiện tư tưởng của nhà
thơ. Trong vai trò nối kết các từ, quan hệ từ đã thực hiện chức năng nối kết
danh từ - danh từ (đại từ), động từ - động từ (tính từ), tính từ - tính từ…
Trong chức năng nối từ với từ, quan hệ từ chủ yếu được dùng trong
quan hệ đẳng lập.
Ví dụ 1:
“Cho dù băng hà sẽ hủy diệt hết nhân loại và sinh vật
Và cái huyệt cá nhân vùi lấp từng người
Thì mỗi câu thơ hôm nay phải tiến hơn ngày qua một ớt”
(Cho dù – Di cảo thơ 3)
Ngoài những quan hệ từ nối kết câu với câu (“thế mà”, “và”, “thỡ”),
trong đoạn thơ trên, nhà thơ còn sử dụng quan hệ từ “và” dùng để nối hai
Dương Thị Ngà - G K58
25

×