Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài soạn D:ONhị người con gái trong bài thơ của Chế Lan Viên.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.21 KB, 16 trang )

O Nhị và kỷ niệm về nhà thơ Phạm Tiến Duật
"Cách đây 5-6 ngày, tôi đang ăn cơm thì anh Cù Huy Hà Vũ gọi điện báo tin anh Duật đã
mất. Tôi đặt bát cơm xuống, hai hàng nước mắt rơi ra, không ăn uống gì được nữa", bà Lê
Thị Nhị - nguyên mẫu bài thơ "Gửi em cô thanh niên xung phong" - nghẹn ngào khi nói về
sự ra đi của nhà thơ.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật thời trẻ. Ảnh
tư liệu.
- Bà gặp gỡ nhà thơ Phạm Tiến Duật - tác giả bài "Gửi em cô thanh niên xung phong" -
lần đầu tiên trong hoàn cảnh nào?
- Tôi đi thanh niên xung phong năm 1966, làm ở ngầm Bạng trong khoảng 2 năm. Năm
1968, Mỹ đánh phá ác liệt ở ngã ba Đồng Lộc. Đồng Lộc lúc đó là một túi bom của Mỹ.
Đơn vị tôi cử một tiểu đội công binh đi phá bom. Tuy là con gái nhưng tôi vẫn xung phong
vào đội cảm tử này. Hằng ngày chúng tôi lên đài quan sát để xem quả bom nào đã nổ, quả
nào chưa để tối đến còn cắm tiêu phá bom.
Một hôm, chúng tôi đang làm đường thì thấy có một đoàn xe vận tải từ trong ra. Một chiếc
xe dừng lại và các anh lái xe xuống hỏi han chúng tôi. Một anh, sau khi hỏi hết từng người
đã đến gần tôi nói: "Cô này quê ở đâu?". Tôi buột miệng trả lời: "Tôi ở Thạch Nhọn". Thế
là các bạn tôi cười ồ lên: "Không phải eng ơi, cô nớ là ở Thạch Kim".
Hôm đó, do đơn vị chưa kịp phát quân trang nên tôi mặc chiếc áo phin trắng mang từ nhà
đi. Nhờ chi tiết này mà về sau, khi nghe bài thơ, tôi mới nhớ lại chuyện gặp gỡ với người
lính năm xưa.
- Bà biết chuyện mình trở thành nguyên mẫu cho bài thơ
"Gửi em cô thanh niên xung phong" từ bao giờ?
- Sau đó vài năm, một lần, tôi bị Ban chỉ huy đơn vị gọi lên. Ông Đào Vũ Minh, lúc đó là
C trưởng hỏi: "Trong tiểu đội, có ai lừa bộ đội chuyện Thạch Kim, Thạch Nhọn không?".
Nghe thế tôi sợ lắm, không thú nhận thì không được, nhưng nói ra thì tôi lo bị kỷ luật. Cuối
cùng, tôi vẫn trình bày lại mọi chuyện và xin Ban chỉ huy kỷ luật chứ đừng đuổi tôi về quê.
Ông Minh có bảo: "Từ ni về sau, ai hỏi chi phải nói thật". Từ đó, tôi biết bài thơ Gửi em cô
thanh niên xung phong và thỉnh thoảng có nghe người ta ngâm bài này trên đài.
- Bà có ấn tượng như thế nào về nhà thơ trong lần gặp gỡ ngắn ngủi đó?
- Hôm đó, tôi chỉ nhìn lướt qua mặt anh ấy. Anh ấy rất trẻ, sống mũi dài, như mũi Tây.


Chắc vì người Bắc nên anh có giọng nói rất dịu dàng. Một cô trong tiểu đội tôi có vẻ quyến
luyến anh ấy, cứ nhìn anh mãi. Thấy thế, một cô khác trêu: "Dại gì mà lấy lái xe/ Đi 5 cây
số vẫn nghe mùi dầu". Cô ấy liền đáp lại: "Mùi dầu thì mặc mùi dầu/ Chúng tao yêu nhau
thì cũng được chứ sao".
Từ đó, tôi cũng không nhận được tin tức gì của nhà thơ. Năm 2000, anh Duật có gọi điện
hỏi thăm tôi. Nhưng có lẽ vì nhà thơ quá bận bịu và vì hoàn cảnh xa cách quá nên chúng
tôi không có điều kiện gặp gỡ nhau. Hồi anh Duật dẫn chương trình "Vui khỏe có ích", tôi
có xem thường xuyên và giới thiệu kỷ niệm về bài thơ cho người trong làng.
Lễ viếng nhà thơ Phạm Tiến
Duật bắt đầu từ 7h30 ngày
11/12 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc
Phòng, số 5 Lê Thánh Tông,
Hà Nội.
Tại TP HCM, lễ tưởng niệm
nhà thơ Phạm Tiến Duật diễn
ra vào 8h30 cùng ngày tại Tuần
báo Văn Nghệ, 43 Đồng Khởi,
với sự tham gia của các văn
nghệ sĩ phía Nam.
Bà Lê Thị Nhị ra Hà Nội tiễn đưa nhà thơ về nơi an nghỉ
cuối cùng. Ảnh: T.H.
- Vậy cuộc gặp giữa bà và nhà thơ khi ông nằm trên giường bệnh diễn ra như thế nào?
- Anh Cù Huy Hà Vũ gọi điện, báo là nhà thơ Phạm Tiến Duật đau nặng. Anh mời tôi ra
Hà Nội gặp nhà thơ lần cuối. Tôi cùng người cháu tất tả bắt xe ra thẳng bệnh viện 108. Lúc
vào giường bệnh nhà thơ, tôi không cầm được nước mắt. Mới đó mà trông ông tiều tụy,
còm cõi. Tôi cúi xuống sát ông gọi: "Anh Duật ơi, em đây này, em là cô thanh niên xung
phong ra thăm anh đây này. Anh mở mắt ra nhìn em một tý". Tôi gọi nhiều lần như thế,
ông mở mắt ra và rơi nước mắt. Sau đó, ông nhắm mắt lại và rồi nắm tay tôi. Tội lắm, anh
em ngày xưa chuyện trò tếu táo với nhau mà bây giờ anh chỉ còn là cái xác không hồn.
- Cuộc sống hiện tại của bà ra sao?

- Hồi đang ở tiểu đội thanh niên xung phong, cũng có vài ba người để ý đến tôi. Nhưng gia
đình tôi quá neo người. Nhà có 5 chị em, chị gái tôi đã lấy chồng. Ba anh chị trên tôi mất
sớm vì nạn đói. Tôi là con út nên phải chăm sóc mẹ già. Rồi thời gian qua đi, bây giờ tôi
chấp nhận cảnh sống một mình. Khi mẹ tôi mất, bà cụ trăn trở: "Mẹ còn có con chăm sóc,
mẹ chết đi rồi, con biết nương tựa vào ai". Lúc đó, tôi đành phải nói: "Mẹ cứ yên tâm trở
về với tổ tiên, phận con nó thế, nhưng rồi con sẽ được xã hội, đoàn thể chăm sóc".
Nguyên mẫu thứ nhất trong "nghi án văn chương" của Phạm Tiến Duật
"phản pháo"
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ:
Trên số báo hôm qua (22/11), chúng tôi có bài viết đề
cập đến bà Phạm Thị Nhị, một “nguyên mẫu thứ hai”
trong bài thơ "Gửi em cô thanh niên xung phong”.
Tuy nhiên, nguyên mẫu thứ nhất, bà Lê Thị Nhị cũng
nói rằng bà mới là người con gái trong bài thơ ấy.
Giá anh Luật còn khỏe
Chiều 18/11, chúng tôi đã gặp bà Lê Thị Nhị sau khi bà đến thăm nhà thơ, hiện đang nằm mê man
tại Viện 108 bởi căn bệnh ung thư.
Bà khóc, kể lại: Cách đây mấy hôm, anh Cù Huy Hà Vũ điện thoại cho tôi và nói anh Duật bệnh
nặng lắm rồi, chị nên thu xếp ra thăm hỏi động viên anh ấy. Tôi và người cháu đi ra Hà Nội luôn
nhưng cuộc gặp đã không trọn vẹn như mong muốn. Anh ấy nằm hôn mê nhiều ngày rồi, tôi khóc,
gọi tên anh ấy nhưng anh ấy chỉ hé mắt nhìn một chút rồi thiếp đi.
Theo bà Nhị, cuộc gặp này còn có thêm một mục đích khác: Nếu anh Duật còn khỏe, có thể trò
chuyện được thì tôi muốn anh ấy khẳng định giúp rằng tôi hay ai khác là nguyên mẫu trong bài
thơ. Bởi trong thời gian qua, có nhiều điều tiếng thị phi khiến tôi rất buồn.
Bà Lê Thị Nhị sinh năm 1948, tại xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, gia nhập thanh niên
xung phong (TNXP) vào ngày 26/3/1967, thuộc quân số C4-TNXP 55. Năm 1968, bà Nhị được
điều về đội phá bom cảm tử mặt trận Ngã ba Ðồng Lộc. Bà Nhị cho biết nhiều chi tiết trong bài thơ
này nói về mình. “Vào năm 1968, trong một đêm san lấp hố bom, đội TNXP của bà gặp một đơn vị
của Binh đoàn 559 từ miền Nam ra. Có một người lính rất đẹp trai với chiếc mũi dọc dừa, nói
giọng Bắc đến bắt chuyện. Anh ấy hỏi tôi quê ở đâu, tôi bảo ở Thạch Nhọn. Anh ấy lại gặng:

"Thạch Nhọn thì ở đâu?". Tôi trả lời: "Thạch Nhọn ở gần Thạch Kim, đi hết Thạch Kim là tới".
Lúc đó, tôi nghĩ đó là chuyện đùa tếu táo thôi. Một thời gian sau, qua đài phát thanh, chúng tôi
được nghe bài thơ “Gửi em cô thanh niên xung phong”. Lúc đó tôi mới nhớ người lính đã hỏi mình
là nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Cũng chính vì câu thơ "Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là Thạch Nhọn” mà tôi và một người

Bà Lê Thị Nhị và cháu vào viện 108 thăm nhà thơ
Phạm Tiến Duật
trong tiểu đội bị Tổng đội TNXP 55 triệu tập, làm kiểm điểm vì tội “lừa bộ đội”, ảnh hưởng đến
chính trị của địa phương.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật và bạn bè tại giường bệnh cuối tháng 10/2007
“Áo em hình như trắng nhất”
Bà Lê Thị Nhị giải thích câu thơ “Ðại đội thanh niên đi lấp hố bom /Áo em hình như trắng nhất”
rằng: Khi bà được điều lên Ðồng Lộc, đơn vị chưa phát quân phục cho người mới nên bà mặc tạm
chiếc áo trắng mang từ nhà đi. Có lẽ vì vậy mà trong nhiều người, bà nổi bật hơn.
Xã Thạch Kim hồi đó có ba người cùng tên là Nhị, cùng đi TNXP, một người là Phạm Thị Nhị, một
người là Ngô Thị Nhị và tôi. Bà Ngô Thị Nhị đã chết, còn bà Phạm Thị Nhị hiện đang sống tại Ðức
Thọ (thực sự thì bà Phạm Thị Nhị sống tại Huơng Sơn), có thể là có nhiều người tên Nhị nên đã
gây ra sự hiểu lầm. Vào thời điểm bị cấp trên gọi lên kiểm điểm vì tội “lừa bộ đội”, tôi đi cùng hai
người khác, có một chị tên là Phú, hiện đang sống tại TP.HCM, có thể làm chứng cho tôi về việc
này.
Năm 1975, bà Nhị ra quân với chế độ thương binh 4/4, đang học dở Trường đại học Thể dục thể
thao Từ Sơn thì mẹ ốm nặng nên bà nghỉ học về quê chăm sóc mẹ. Bà cũng đã có một vài mối
tình nhưng không thành vì hoàn cảnh. Mẹ mất, bà ở vậy cho đến nay.
Theo bà Nhị, kể từ lần gặp nhà thơ Phạm Tiến Duật vào năm 1968, sau đó “Ðã có vài lần anh
Duật gọi điện trực tiếp hỏi thăm tôi qua anh Phú (một nhà thơ ở Hà Tĩnh), cũng đôi lần tôi gửi quà
cho anh ấy. Với tôi, anh Duật là một nhà thơ lớn gắn bó với những người lính, những người
TNXP, tôi muốn gặp anh ấy để ôn lại câu chuyện năm xưa. Nếu có thể, cuộc trò chuyện giữa
chúng tôi sẽ làm sáng tỏ điều mà nhiều người nghi ngại. Nhưng tiếc là anh ấy không đủ sức khỏe

nữa”.
“Em là thanh niên xung phong”
Những người yêu thơ hẳn đều mong muốn có một cuộc hội ngộ giữa thơ và đời. Bấy lâu nay nhà
thơ Phạm Tiến Duật chắc cũng đinh ninh mình đã gặp được em gái Trường Sơn ngày ấy. Sức
khỏe không cho phép ông lần giở ký ức để nói cùng chúng ta về nguyên mẫu.
Ngày ấy ông cũng chỉ gặp họ, trò chuyện nhưng nhìn nhau rất nhanh: "Tranh thủ có ánh sáng đèn
dù/anh vội nhìn em và bạn em khắp lượt.../Ơi em gái chưa một lần rõ mặt...” Thế rồi chia tay, rồi
“Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu”.
Xã Thạch Kim thời điểm ấy có đến ba O Nhị cùng đi TNXP phục vụ trên những chặng khác nhau
của đường 559. Ai trong số đó là cô gái mà nhà thơ đã gặp?
Hôm nay, những con đường mới “Ðã có độ dài hơn cả độ dài/của đường sá ngày xưa đế lại” và
nhà thơ có thể sẽ vĩnh biệt chúng ta để đi vào miền thơ trong một ngày gần. Tên tuổi Phạm Tiến
Duật đã sống cùng lịch sử đường 559 Trường Sơn.
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều từng nói nếu chọn một nhà văn để tạc tượng trên đường Trường
Sơn, ông sẽ chọn tạc tượng Phạm Tiến Duật. Nhà thơ của một thế hệ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước”.
Vẫn biết từ nguyên mẫu đời thường đến nhân vật văn học luôn có những khoảng cách. Cô gái
Thạch Nhọn - Thạch Kim mà nhà thơ đã gặp chỉ là chất xúc tác để vẽ nên chân dung của những
cô gái TNXP ngày ấy. Cho dù O Nhị trong bài thơ thực sự là ai thì nhân vật nữ TNXP trong bài thơ
vẫn sống mãi. Một cuộc hội ngộ trọn vẹn giữa thơ và đời, đi tìm nhân vật nguyên mâu là điều
mong mỏi của tác giả và người yêu thơ. Nhưng nhân vật thực sự là ai thì ngay trong bài thơ,
Phạm Tiến Duật cũng đã nói rồi đấy thôi.
“Tên em đã thành tên chung anh gọi
Em là cô thanh niên xung phong…”
“... Em ở Thạch Kim sao em đùa bảo anh là Thạch... Nhọn/ Đêm ranh mãnh
ngăn cái nhìn đưa đón/ Cái miệng em ngoa cho bạn em cười giòn/ Giọng Hà
Tĩnh buồn cười đáo để...”. Tác phẩm Gởi em, cô thanh niên xung phong của
nhà thơ Phạm Tiến Duật một thời đã đi vào lòng bạn đọc và góp phần làm
nên tên tuổi ông.
Cô thanh niên xung phong đã đùa với nhà thơ để Phạm Tiến Duật có cảm

xúc viết nên những vần điệu vang tiếng ngày nào, giờ đã trở thành một phụ
nữ xế chiều, khắc khổ và lam lũ, chiều chiều vẫn ngồi bó gối nhìn xa xăm ra
biển...

×