Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN: Nâng cao chất lượng và phát triển thể lực học sinh THCS thông qua trò chơi vận động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.78 KB, 9 trang )

Kinh nghiệm:
“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC HỌC SINH
THÔNG QUA TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục thể chất cho học sinh là một trong những nội dung cơ bản
giáo dục toàn diện học sinh: “Trí lực và Thể lực” góp phần giáo dục tố chất
vận động, nhân cách, đạo đức lối sống, tác phong làm việc, ý thức tổ chức
kỷ luật thông qua bài dạy, các trò chơi vận động.
Việc gì cũng cần có sức khỏe thì mới có thể làm, có sức khỏe tốt, tinh
thần minh mẫn thì làm việc gì kết qủa đạt được cũng luôn luôn cao.
Trong học tập cũng vậy, muốn học tốt, tiếp tục theo học lâu dài qua hết
các cấp học …học nâng cao … “Học - Học Nữa - Học Mãi “.
Do vậy bồi bổ sức khỏe cho học sinh hiện nay, để làm nền tảng sau này
đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội, giáo viên chuyên ngành, các em
học sinh.
Như chúng ta đã biết trong bài phát biểu kêu gọi toàn dân tham gia
luyện tập Thể Dục Bác Hồ có khuyên chúng ta hãy tham gia luyện tập
TDTT thường xuyên giúp cho máu huyết lưu thông tinh thần minh mẫn làm
cho cơ thể cường tráng, khỏe mạnh điều đó chứng tỏ làm cho nước nhà thêm
phần mạnh khoẻ. Điều này không khó khăn tốn kém gì, ai ai cũng có thể
tham gia và luyện tập. Dân có giàu thì nước mới mạnh Bác mong ai cũng cố
công luyện tập, tự Bác Hồ ngày nào cũng tập.
Tạo được môi trường lành mạnh, góp phần “ Xây dựng trường hoc
thân thiện, học sinh tích cực”. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Thể Dục của
trường việc phát triến tố chất thể lực cho học sinh, đây là điều mà tôi luôn
Trang 1
quan tâm và lo lắng, vì thế tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm mà trải qua gần
20 năm thực tiễn và học hỏi : “ Nâng cao chất lượng và phát triển thể lực
học sinh thông qua trò chơi vận động ” Mục đích mang lại sức khỏe cho
các em từ đó phục vụ tốt hơn trong công tác học tập, các em thích thú khi


được đến trường rèn luyện và học tập.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ:
- Trong tập luyện TDTT, việc phát triển các tố chất thể lực là một vấn
đề hết sức quan trọng mà nhiều Huấn luyện viên, giáo viên, vận động viên,
học sinh tham gia luyện tập quan tâm.
- Các tố chất thể lực vận động viên, học sinh tham gia luyện tập giúp
cho chúng ta thực hiện được mục đích.
- Nâng cao năng lực làm việc của cơ thể.
- Nâng cao sức khoẻ cho người tập.
- Nâng cao thành tích thể thao.
- Phòng chống bệnh tật, nâng cao sức đề kháng của cơ thể con người.
- Tạo môi trường thân thiện.
- Kéo dài tuổi thọ ở con người .
“ Nâng cao chất lượng và phát triển thể lực học sinh thông qua trò
chơi vận động ”, bước đầu trình bày những cơ sở lý luận và phương pháp
tập luyện, song mới chỉ đi sâu vào khai thác một trong các hướng tập, các trò
chơi vận động với mục đích xây dựng tiết dạy phong phú hơn về nội dung
và hình thức lên lớp theo hướng cải cách sách giáo khoa, chuẩn kiến thức,
đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay.
- Khơi dậy tinh thần tự giác tích cực ở học sinh, phấn đấu vươn lên từ
chính bản thân mình để góp phần giáo dục các em một cách toàn diện cả về
“Trí Lực lẫn Thể Lực “ cho học sinh trường hiện nay, tương lai sau này cho
xã hội.
Trang 2
- Muốn có kết qủa tốt không chỉ kết hợp các dạng trò chơi trong tiết
giảng dạy mà còn phải quan tâm toàn diện, không ngừng chú trọng đến đặc
điểm tâm sinh lý của các em, tập luyện thường xuyên, không ngừng tăng
cường giáo dục đạo đức ý chí cho học sinh thông qua giờ dạy.
1.3. Đối tượng Phạm vi áp dụng:
Kinh nghiệm này áp dụng cho học sinh trường THCS với đối tượng là

học sinh cấp 2 ( lớp 6 đến lớp 9 )
Tăng cường khai thác triệt để hơn các trò chơi vận động trong tiết giảng
dạy bộ môn Thể Dục.
Khối 6, 7, 8 vận dụng triệt để hơn các trò chơi có trong sách giáo khoa
trong chương trình cải cách, trò chơi dân gian.
Khối 9 có thể vận dụng các trò chơi của lớp 6,7 ,8 sách TDTT lớp 9 .
1.4. Phương pháp sử dụng.
- Phương pháp tập luyện: Trò chơi, thi đấu… ( sử dụng nhiều nhất)
- Phương pháp trực quan: làm mẫu, thị phạm, xem tranh ảnh…
- Phương pháp lời nói: Đàm thoại, phân tích
II. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lý luận.
Sức mạnh thể lực của con người cho đến nay vẫn có nhiều cách hiểu
khác nhau. “ Sức mạnh là khả năng của cơ thể làm xuất hiện một lực nhất
định do sự gắng sức của cơ. Theo Nguyễn Toán “ Tố chất sức mạnh có thể
phân thành sức mạnh tuyệt đối và sức mạnh tương đối, sức mạnh tốc độ sức
mạnh bền”. Trong đó sức mạnh tuyệt đối là năng lực khắc phục lớn nhất.
Sức mạnh tương tối là sức mạnh lớn nhất của vận động viên / 1kg thể trọng
của họ. Sức mạnh tốc độ là sự chuyển động của cơ thể, có thể thực hiện với
các tốc độ khác nhau, hay nói cách khác cơ có thể co nhanh hay chậm khác
nhau. Sức mạnh bền là năng lực khắc phục lực cản nhỏ trong thời gian dài.
Trang 3
Còn Bonpa lại phân tích theo một cách khác bao gồm: Sức mạnh
chung, sức mạnh chuyên môn, sức mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ, sức mạnh
bền, sức mạnh tuyệt đối, sức mạnh tương đối và sức mạnh dự trữ. Ông cho
rằng sức mạnh chung là nền tảng của chương trình huấn luyện sức mạnh.
Trình độ sức mạnh chung thấp sẽ hạn chế khả năng phát triển toàn diện của
vận động viên làm cho vận động viên dễ bị chấn thương cơ thể phát triển
không cân đối hay làm giảm khả năng phát triển sức mạnh cơ bắp.
Năng lực sức mạnh bền: Đó là khả năng chống lại sự mệt mõi của vận

động viên khi hoạt động sức mạnh kéo dài năng lực này đòi hỏi vận động
viên vừa phải có sức mạnh vừa có sức bền và rất cần thiết đối với các môn
thể thao đòi hỏi phải khắc phục lực cản lớn với thời gian dài như: Đua
thuyền – Bơi ……
2.2. Thực trạng vấn đề kinh nghiệm:
Trong thực trạng giáo dục chúng ta nói chung và giáo dục thể chất
trong học đường ( bộ môn Thể Dục ) nói riêng, cùng với những đổi mới về
phương pháp dạy học, sách giáo khoa thì yêu cầu về tính tự giác tích cực
trong học sinh và tính chủ đạo của người giáo viên là yếu tố then chốt.
Trò chơi vận động giúp cho học sinh tự giác luyện tập và tập luyện
một cách nghiêm túc, có điều kiện chứng tỏ thực lực của bản thân mình.
Qua đó trò chơi vận động giúp cho các em ngày càng hoàn thiện hơn
về các tố chất vận động nhất là tố chất nhanh, khéo léo.
Với yêu cầu về phương pháp và nội dung cần phong phú và đa dạng
hơn , lượng vận động (cường độ và khối lượng ) cao hơn trong một tiết
giảng dạy thì việc áp dụng nâng cao đa dạng nội dung bài dạy và kết hợp
liên hoàn các bài tập nhất là trò chơi vận động trong tiết giảng dạy bộ môn
Thể Dục là điều vô cùng cần thiết, nhằm mục đích tăng cường lượng vận
động của học sinh trong tiết dạy thể dục, hào hứng hơn trong học tập của bộ
môn.
Trang 4
Không những thế mà còn làm cho tiết học vui hơn, hấp dẫn, lôi cuốn
các em nhiều hơn các em tự nguyện và tự giác tham gia.
Chính điều đó gây nên sự hương phấn trong tập luyện, quên đi mệt
mỏi, phấn đấu và phấn đấu hết sức điều này làm tăng lượng vận động trong
tiết giảng dạy mà không gây nhàm chán ở học sinh.
2.3. Một số giải pháp
2.3.1. Nội dung và cách thức thực hiện:
- Thông qua giáo án giảng dạy một tiết Thể dục
TÊN BÀI:

A. Mục tiêu giảng dạy: Nêu rõ nhiệm vụ chi tiết của bài học
B. Địa điểm - phương tiện: Cần chuẩn bị chu đáo, cẩn thận tránh để xẩy ra
chấn thương cho học sinh.
C. Tiến trình dạy học:
- Mục tiêu: Đảm bảo năm bước lên lớp, xây dựng phương pháp giảng
dạy, làm nổi bật trọng tâm bài, khai thác triệt để cán sự bộ môn, tính tự giác
tích cực trong học sinh .
Nội dung Lượng vận động
Phương pháp tổ
chức lớp học
Giáo viên thiết kế bài giảng cần nghiên cứu SGK trước, đi sâu và nắm chắc
về chuyên môn, học nội dung gì mà từ đó thiết kế các dạng trò chơi vận
động xen vào khi dạy cho các em.
Nghệ thuật phối hợp các trò chơi vào đầu hay giữa bài tập phụ thuộc
vào yêu cầu nội dung của bài giảng.
- Nội dung và biện pháp: Nhận lớp giáo viên tỏ ra sự quan tâm các em
học sinh thông qua việc hỏi thăm tình hình sức khỏe từ đó biết chắc hơn về
đối tượng học sinh từ đó phân nhóm và cho các em học sinh kiến tập phân
các bạn kiến tập làm nhóm trưởng hay trọng tài
Trang 5
Truyền đạt kết hợp với thị phạm mẫu từ 1 đến 2 lần, lời nói ngắn gọn,
chính xác cho học sinh.
- Mỗi quan hệ giữa các giải pháp: Áp dụng linh hoạt các trò chơi vận
động như:” Trò Chơi Chạy Nhanh Tiếp Sức, Trò Chơi Chạy Nhanh Chuyển
Vật, Trò Chơi Chạy Thoi, Ai Nhanh Hơn, Trò Chơi Bóng Chuyền 6, Thi
Nằm Sấp Chống Đẩy, Các Bài Tập Nhảy Bậc, Bài Tập Đẩy Tay, Nhảy
Cừu…”
Chia nhóm với phương pháp thi đấu giữa các đội các nhóm sau cho các
em thực hiện trong thời gian ngắn khoảng từ 20 đến 30 giây cho một học
sinh.

Khai thác triệt để sức phấn đấu của cá nhân và đội hay nhóm học sinh
thông qua từng trò chơi vận động.
Xây dựng các trò chơi, mang tính nhanh và khéo léo tập phải thường
xuyên bổ trợ và lập lại nhiều lần trong từng nội dung học từng học kỳ. Chính
vì thế tố chất thể lực của học sinh sẽ không ngừng phát triển cao độ, đúng
chiều hướng nhất là hệ xương và hệ cơ trong độ tuổi cấp 2.
Cơ sở vật chất cũng là yếu tố cần thiết, đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc nâng cao phát triển tố chất vận động.Vì vậy giáo viên phải chuẩn
bị trang thiết bị, dụng cụ thật đầy đủ trước khi lên lớp và tổ chức trò chơi
cho học sinh.
Sau mỗi trò chơi giáo viên có khích lệ tinh thần học sinh qua lời khen
các em , phân biện đội thắng, đội thua có khen thưởng và phạt nhẹ nhàng, từ
đó tiết giảng dạy hiệu qủa rất cao vì lượng vận động đảm bảo, nội dung thì
phong phú đa dạng
Chú ý tổ chức đội hình luyện tập chia nhóm và bố trí bài tập liên hoàn
trong đó giáo viên tổ chức lớp có từng nhóm trưởng hướng dẫn các bạn
nhóm nam, nữ, giáo viên thường xuyên khen các em qua lới nói, vổ tay hoan
hô các bạn khi thắng hay hoàn tất trò chơi.
Trang 6
- Kết quả: Chúng ta áp dụng thường xuyên trong giờ học Thể Dục thì
hiệu qủa sức khỏe các em tăng lên rõ rệt, học sinh thực hiện đủ lượng vận
động của yêu cầu tiết học. Đặc biệt là tiết học sinh động sổi nổi, mang ảnh
hưởng tới chương trình ngoại khóa của các em ở địa phương.
2.4. Kết quả
Qua thời gian thực hiện bản thân nhận thấy học sinh có sự tiến bộ đáng
kể, phần lớn các em có hứng thú học môn Thể Dục hơn, trong phần tập
luyện các em nhanh và khéo hơn tác phong nhanh nhẹn và khẩn trương hơn
ngay từ khâu nhận lớp ban đầu.
Các em có ý thức tự giác cao, tiết học vui tươi, sinh động hơn, từng
bước đã làm thay đổi cách nhìn của các em đối với bộ môn này. Không ít

học sinh đã cảm thấy yêu thích môn học và có những đột phá trong học tập.
Mỗi giờ học Thể Dục đã có nhiều học sinh tích cực tham gia nhiệt tình hơn,
nhất là khi tổ chức trò chơi cho các em, khi tham gia các em đoàn kết hơn
quyết tâm hơn để giành chiến thắng về cho đội, nhóm mình, các em hồ hởi,
động viên nhau từng bạn và thậm chí các em cũng reo hò , hô to để cổ động
cho các bạn.
Thật sự không khí học tập rất sinh động và vui tươi.
Khi kiểm tra tố chất vận động qua từng học kỳ, năm học thông qua tiêu
chuẩn RLTT các em luôn đạt điểm khá giỏi.
Thành tích trong các kỳ thi HKPĐ cấp huyện khá cao, còn cấp trường
thì hàng năm rất phong phú.
KẾT THÚC HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2013 - 2014
Sau đây là kết quả học tập các khối của trường tôi dạy.
TỔNG XẾP LOẠI TOÀN KHỐI 6, 8, 9
TỔNG SỐ HOC SINH XẾP LOẠI
XUẤT SẮC
Trang 7
273 245
28
* Tổ chức HKPĐ cấp trường thành công tốt đẹp.
* Học sinh tham gia HKPĐ cấp Huyện của trường đạt thành tích cao:
Xếp thứ nhì toàn huyện
* Học sinh tham gia HKPĐ cấp tỉnh: 02 em
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết quả.
Để nâng cao phát triển tố chất nhanh khéo léo thông qua trò chơi vận
động đây là một vấn đề không phải là nhỏ đối với người giáo viên, đòi hỏi ở
người giáo viên phải hết sức tận tụy theo sát, uốn nắn từng bước trong quá
trình thực hiện của các em, thường xuyên vận dụng một cách linh hoạt các

dạng trò chơi trong từng tiết dạy có như vậy mới mang lại kết quả mong
muốn. Như phần trình bày trên ở đây xin nêu tóm lược vài giải pháp mà bản
thân tôi đã áp dụng
- Thông qua giáo án giảng dạy một tiết Thể dục trước khi lên lớp
- Không nên yêu cầu học sinh phải thực hiện các động tác qúa phức tạp.
- Khai thác những dụng cụ hiện có hay tự giáo viên làm, thường xuyên
liên hệ bài học vào thực tế, nghiêm túc trong việc hướng dẫn học sinh đảm
bảo an toàn trong khi tập luyện và tham gia trò chơi.
Với một vài giải pháp nêu trên mà bản thân tôi nhận thấy có hiệu quả,
hợp với đều kiện thực tế của trường, đối tượng học sinh của lớp dạy.
Trong khi tham khảo nội dung trình bày tôi rất mong có thêm nhiều
góp ý chân tình của quý thầy cô giáo và đồng nghiệp để bản thân có thêm
kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
3.2. Kiến nghị:
Để cho học sinh các lớp, cũng như các khối lớp khác có hứng thú, ham
thích và tích cực học tập bộ môn Thể Dục nhất là tham gia trò chơi vận
Trang 8
động, mong rằng các cấp lãnh đạo ngành giáo dục tạo điều kiện thuận lợi
thêm về dụng cụ tập luyện của bộ môn Thể Dục trong trường học . . . Có
như vậy người giáo viên khi lên lớp sẽ tiếp kiệm nhiều thời gian và học sinh
chủ động, tích cực hơn trong học tập.
Về sân bãi luyện tập còn chật, diện tích sân trường nhỏ hẹp so với số
học sinh hiện nay .Việc giảng dạy cũng ảnh hưởng đến các bộ môn văn hóa
khác ( khi chơi trò chơi các em cổ vũ mạnh).
Rất mong trường có sân tập rộng hơn và xa các phòng học, các phòng
bộ môn khác.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
4.1. Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương
trình giáo dục phổ thông: Môn thể dục cấp THCS.
- Biên soạn gồm: Đinh Mạnh Cường, Trần Đồng Lâm, Đặng Ngọc

Quang, Vũ Ngọc Thư, Trần Nhị Hường.
4.2. Sách giáo viên Thể dục lớp 6, 7, 8, 9:
- Nhà xuất bản: Bộ giáo dục và đào tạo. Chịu trách nhiệm xuất bản:
Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Ngô Trần Ái, phó tổng giám đốc kiêm
tổng biên tập Nguyễn Quý Thao
4.3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn thể dục THCS.
- Nhà xuất bản: Bộ giáo dục và đào tạo. Chịu trách nhiệm xuất bản:
Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Ngô Trần Ái, phó tổng giám đốc kiêm
tổng biên tập Nguyễn Quý Thao.
4.4. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục THCS.
- Nhà xuất bản: Bộ giáo dục và đào tạo. Chịu trách nhiệm xuất bản:
Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Ngô Trần Ái, phó tổng giám đốc kiêm
tổng biên tập Nguyễn Quý Thao.
Trang 9

×