Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN: Giải bài tập tính theo phương trình hóa học ở THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.75 KB, 15 trang )

Trường THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2013 -
2014
ĐỀ TÀI
GIẢI BÀI TẬP TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
I/. PHẦN MỞ ĐẦU :
I.1/. Lý do chọn đề tài.
Trường THCS Lê Quý Đôn là một ngôi trường cách xa trung tâm của huyện
Lăk, còn khó khăn về nhiều mặt. Nên học sinh trong trường cũng nhiều hoàn cảnh
khác nhau, từ thực trạng đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến vấn đề học tập của các
em. Năm học 2013– 2014 tôi được phân công giảng dạy bộ môn Hóa học khối lớp
8, 9 và năm học này cũng là năm tiếp tục triển khai chương trình giáo dục phổ
thông đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục. Tiếp tục thực hiện
các cuộc vận động và phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện – học
sinh tích cực”. Đẩy mạnh về công tác giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ
như: “đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội
dung, phương pháp và từ đó làm chuyển biến cơ bản, toàn diện nền giáo dục nước
nhà.
Trong quá trình dạy học bộ môn Hóa ở lớp 8D, 9C ở điểm học Buôn Tung
trong thời gian học kì 1 vừa qua. Tôi đã chú ý đến việc hướng dẫn học sinh các
phương pháp tính theo PTHH, yêu cầu học sinh giải được các bài tập thông thường
trong sách giáo khoa, tuy nhiên còn nhiều học sinh rất lúng túng khi giải các bài
tập loại này, đặc biệt là những học sinh đang học lớp 9. Điều đó chứng tỏ học sinh
chưa được rèn luyện kỹ năng thực hành tính theo PTHH, đặc biệt trong việc đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay: Làm thế nào đẻ giúp học sinh chủ động, sáng
tạo tiếp thu kiến thức đồng thời có kỹ năng tính theo PTHH vấn đề được nhiều
giáo viên bộ môn Hóa học quan tâm và coi đây là một nội dung quan trọng trong
việc rèn luyện tay nghề, nghiệp vụ sư phạm.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, tôi vạch ra
nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để rút ra kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hoá Học 8
1


Trường THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2013 -
2014
trong việc rèn luyện kỹ năng tính theo PTHH cho học sinh lớp 8 và coi đây là cơ
sở khoa học quyết định để đạt được hiệu quả cao trong việc giảng dạy kiến thức về
PTHH nói riêng và công tác giảng dạy môn Hóa học ở trường THCS Lê Quý Đôn
nói chung .
Với những lý do trên tôi suy nghĩ và đã mạnh dạn đưa ra: “Một vài kinh
nghiệm giải bài tập theo PTHH ở khối lớp 8”.
I.2/. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
a) Mục tiêu.
Môn Hóa học là môn học mới trong chương trình của học sinh lớp 8. Bởi
vậy khi được học môn này đa phần học sinh như bị chững lại, vì đây là loại kiến
thức vừa mới, vừa trừu tượng rất khó đối với học sinh, bên cạnh đó giáo viên còn
gặp khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo … Như
vậy, bằng phương pháp dạy học tích cực để phần nào nhằm mục tiêu giúp học sinh
vượt qua khó khăn và rút kinh nghiệm trong phương pháp dạy học để đạt được kết
quả cao trong năm học này và những năm học tiếp theo của thầy và trò.
b) Nhiệm vụ.
* Nhiệm vụ vận dụng vào đề tài nhằm giúp học sinh về :
- Kĩ năng làm việc với sách giáo khoa .
- Kĩ năng quan sát, phân tích.
- Kĩ năng thực hành.
- Kĩ năng làm việc độc lập, tư duy, khả năng phán đoán.
- Kĩ năng hoạt động nhóm ….
Như vậy để giúp học sinh nắm được nội dung kiến thức bài học một cách
chủ động và chắc chắn hơn .
I.3/. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này được vận dụng với học sinh lớp 8D ở điểm học Buôn Tung của
trường THCS Lê Quý Đôn – Buôn Triết – Lăk.
I.4/. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hoá Học 8
2
Trường THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2013 -
2014
Đề tài này được vận dụng vào chương trình Hóa học lớp 8 và chỉ đề cập đến
một vấn đề nhỏ là nhằm đổi mới phương pháp giải toán Hóa học tính theo PTHH
của học sinh trường THCS Lê Quý Đôn – Buôn Triết – Lăk.
I.5/. Phương pháp nghiên cứu.
a) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
Qua công tác giảng dạy môn Hóa học 8 và thực hiện phương pháp dạy học
mới, với bản thân tôi và đồng nghiệp đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực,
kết quả học tập của học sinh được nâng cao rõ rệt.
b) Phương pháp điều tra.
Năm học 2013 – 2014 ở học kì I khi được phân công dạy Hóa học 8 và 9.
Để tìm hiểu về sở thích học bộ môn ở học sinh, đầu năm học tôi đã cho các em học
sinh lớp 8 trả lời câu hỏi sau :
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì khi học bộ môn Hóa học ?
a) Thích b) Không thích c) Học được d) Khó học
- Qua kết quả điều tra cho thấy :
+ Truyền thụ kiến thức theo phương pháp thụ động: số học sinh không thích
học bộ môn Hóa học chiếm tỉ lệ khá cao.
+ Truyền thụ kiến thức theo phương pháp tích cực: số học sinh yêu thích bộ
môn Hóa học chiếm tỉ lệ cao hơn.
c) Phương pháp thống kê toán học.
Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ như phương pháp trò
chuyện, bằng phương pháp này giúp tôi hiểu học sinh hơn về mọi phương diện,
đây cũng là điểm để gắn chặt tình cảm thầy trò gần gũi nhau hơn để cùng nhau dạy
và học tốt hơn.
II/. PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
II.1/. Cơ sở lý luận.

Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động
nhận thức của người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người
học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Hình
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hoá Học 8
3
Trường THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2013 -
2014
thành và phát triển tích cực là một điều kiện, đồng thời là kết quả của sự phát triển
nhân cách trong quá trình giáo dục. Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác
của thầy và trò, có sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt đông học thì mới thành
công.
* Phương pháp dạy học tích cực được nêu ra những đặc trưng sau :
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Trong
phương pháp tích cực, người học – đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ
thể của hoạt động học – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ
chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ
không phải tự động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt
vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận,
thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó vừa nắm
được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức kĩ
năng đó, không rập theo khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng
sáng tạo .
- Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt kiến thức
mà còn hướng dẫn hành động.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, phương pháp tích cực
xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp
nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.
Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện
cho người học có được phương pháp, kĩ năng , thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo
cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết quả học tập sẽ

được nhân lên gấp bội. Vì vậy ngày nay, người ta nhấn mạnh mọi hoạt động học
trong quá trình dạy – học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự
học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ
tự học ở nhà sau bài học trên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn trực
tiếp của thầy .
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hoá Học 8
4
Trường THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2013 -
2014
Trước đây thường quan niệm giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh.
Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng
tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan đến điều này, giáo viên cần tạo
điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau – tự đánh giá
đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là một năng lực rất cần cho sự thành đạt
trong cuộc sống mà nhà trường cần phải trang bị cho học sinh. Theo hướng phát
triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích
nghi với đời sống xã hội thì việc kiểm tra đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu
tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông
minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế .
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng
vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế,
tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực
chiếm lĩnh kiến thức nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ
năng,thái độ theo yêu cầu của chương trình.
Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng
hiểu được khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều
so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là
người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào
hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu
rộng, có trình độ Sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động

của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.
II.2/. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu :
Đối với các khối lớp học sinh đa số luôn phát huy tính tích cực của các em
trong năm học qua. Tuy nhiên tính tích cực chưa thể hiện đồng bộ đối với học sinh
trong lớp học. Điều này do việc học và chuẩn bị bài ở nhà của một số học sinh
chưa được chu đáo, học sinh khi trả lời câu hỏi còn dựa vào tóm tắt sách giáo khoa
để trả lời, làm bài tập còn dựa vào sách bài tập hướng dẫn giải. Hoạt động thảo
luận nhóm chưa bảo đảm tính trật tự, nghiêm túc, các thành viên trong nhóm chưa
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hoá Học 8
5
Trường THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2013 -
2014
thật sự cùng nhau bàn bạc mà còn dựa dẫm vào những học sinh khá, giỏi…Nhìn
chung chưa phát huy được tính hoạt động tập thể.
Riêng khối lớp 8, vì đây là môn học mới các em được tiếp cận với Hóa học,
thí nghiệm thực hành, giải bài toán dựa vào thực nghiệm và theo PTHH. Vì vậy,
để phát huy tính tích cực học tập của học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn.
II.3/. Giải pháp, biện pháp.
▼ Căn cứ vào thời gian cho phép trên lớp ( các tiết lí thuyết, tiết luyện tập,
tiết thực hành, tiết ôn tập) ta lựa chọn một số nội dung bổ sung cho học sinh dưới
dạng bài tập, luyện tập có gợi ý của giáo viên:
a) Rèn luyện kỹ năng lập PTHH:
Lập PTHH là yếu tố tiên quyết để giải bài toán tính theo PTHH , chỉ có thể
học tốt khi học sinh có kỹ năng lập PTHH một cách thành thạo.
- Kiến thức sách giáo khoa mới cho học sinh biết sơ lược một số sơ đồ phản
ứng và cá bước lập PTHH (ba bước) song còn đơn giản , đặc biệt là cách cân
bằng PT (chọn hệ số) vì vậy trước hết nên cho HS nắm vững vể rèn luỵên kỹ
năng chọn hệ số thật thành thạo.
- Có thể lựa chọn bổ sung 3 phương pháp sau đây cho học sinh
a.1) Ví dụ : cân bằng PTHH theo sơ đồ sau :

Al + O
2

AL
2
O
3
● Phương pháp 1 :
- Tìm BSCNN cho số nguyên tử ( của các nguyên tố có số nguyên tử chưa bằng
nhau ): ở đây là 2 (ở O
2
) và 3 (ở Al
2
O
3
) của nguyên tố ôxi
Ta có BSCNN ( 2, 3 ) = 6
- Chọn hệ số cho số nguyên tử O bằng BSCNN theo thứ tự
Al + O
2
- -> AL
2
O
3
(2 ) (1 )
- Chọn hệ số cho các nguyên tố còn lại ( ở đây là Al hệ số 4 )
 Ta có : 4Al + 3O
2
2Al
2

O
3
(3) (2) (1)
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hoá Học 8
6
Trường THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2013 -
2014
( con số trong ( ) chỉ thứ tự chọn hệ số )
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hoá Học 8
7
Trường THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2013 -
2014
● Phương pháp 2 : ( Phương pháp chẵn lẻ )
- Nếu bên trái và bên phải mũi tên có số nguyên tử của một nguyên tố nào đó
không bằng nhau mà lại có một bên có số nguyên tử chẵn một bên lẻ (ở đây là
O ). Ta lập luận như sau :
+ Muốn có số nguyên tử hai vế bằng nhau thì buộc cả hai vế phải có số nguyên
tử đều chẵn, ta phải chon hệ số chẵn là 2, 4, 6 cho các CTHH chứa các nguyên
tố có số nguyên tử lẻ .
+ Trừơng hợp ở PƯHH trên: O ở vế trái có số nguyên tử luôn luôn chẵn nên ta
phải chọ hệ số cho vế phải của Al
2
O
3
có hệ số chẵn, từ đó tiếp tục chọn các hệ
số còn lại, cụ thể :4Al + 3O
2
2Al
2
O

3
(3) (2) (1)
● Phương pháp 3 ( Phương pháp logic toán học )
- Chọn một công thức hóa học có liên quan nhiều đến các CTHH khác và cho
nó một hệ số đơn giản nhất ( có thể là 1 ), dựa vào phép suy luận logic để xác
định các hệ số khác, nếu các hệ số là phân số thì ta quy đồng và khử mẫu số :
- Ở ví dụ trên: Ta chọn Al
2
O
3
có liên quan nhiều nhất, cho hệ số đơn giản nhất
là 1.
* Lập luận :
- Để có số nguyên tử O ở vế trái là 3 thì hệ số O
2
phải là
2
3

- Để có số nguyên tử Al ở vế trái là 2 thì hệ số AL phải là 2
 ta có : 2Al +
2
3
O
2
Al
2
O
3


- Để khử mẫu số ta quy đồng và nhân hai vế với 2:
Ta được : : 4Al + 3O
2
2Al
2
O
3
b) Rèn luyện kỹ năng giải bài toán tính theo PTHH :
Cần củng cố và bổ sung một số kién thức để HS nắm vững từ đó rèn luyện
được kỹ năng:
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hoá Học 8
8
Trường THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2013 -
2014
* Trước hết cần xác định rõ các bước tiến hành để giải một bài toán, hiện nay
trong SGK đã thể hiện ba bước, theo tôi nên xây dựng thành ba bước chính như
sau ;
- Bước 1 : Đọc và tóm tắt đầu bài xác định các chất tham gia, chất tạo thành xác
định điều kiện đầu bài : đã cho biết chất nào , cần tìm chất nào? Đổi từ đơn vị khối
lượng (g) hoặc thể tích (l, ml) ra số mol ) từ đó lập PTHH .
Đây là bước quan trọng nhất, HS càn được rèn luyện thành kỹ năng ( Kết
hợp các kiến thức đã nêu ở mục 1 ). Cần chú ý viết đúng và đủ các PTHH của mỗi
phản ứng xảy ra, tóm tắt những điều đã biết ,cần tìm ghi bằng kí hiệu: khối lượng
(m), số mol (n), thể tích (V) ghi rõ CTHH các chất phía dưới kí hiệu, ghi rõ đơn vị,
nên hình thành thói quen cho học sinh (ghi vào một vị trí xác định trong bài làm ).
* Ví dụ : Với bài tập: Bỏ miếng kim loại Nhôm vào dung dịch có chứa 0,4 mol
axit HCl, khi nhôm phản ứng hết thu được 2,24l khí hiđro (đktc), hãy tìm khối
lượng Nhôm đã phản ứng. Ta có thể tóm tắt như sau:
 n
HCl

=0,4 mol - xác định chất tham gia : HCl , Al
 V
H2
= 2,24l - chất tạo thành : H
2
( và sản phẩm thế AlCl
3
)
 m
Al
= ? n
H2
= 2,24 /22,4 = 0,1 mol
- Bước 2 : Từ hệ số của PTHH và số mol bài ra ta đặt tỷ lệ thức :
a b
a' x hay a/a' = b/x
 x= b.
a
a'
 Từ đó tìm được số mol của chất cần tìm.
c) Phân loại bài tập ở lớp 8 theo 3 loại sau đây:
c.1)Bài toán cơ bản đơn: Là loại bài toán chỉ có 1 phản ứng xảy ra, đầu bài cho
biết lượng một chất và yêu cầu phải tính lượng những chất khác trong phản ứng.
Đây là dạng cơ bản và đơn giản nhất, yêu cầu 75- 80% HS phải tính được thành
thạo.
- Cách giải: Áp dụng ba bước giải cơ bản .
- Yêu cầu: Thành thục, tính nhanh, chính xác ( có ký năng tính toán, biết giản ước
các đơn vị).
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hoá Học 8
9

Trường THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2013 -
2014
c.2) Bài toán cơ bản kép: Yêu cầu tính lượng một chất tham gia hoặc tạo thành
trong hai hoặc nhiều phản ứng.
- Yêu cầu :
+ Phải xác định đầy đủ các phản ứng và lập đúng các PTHH
+ Giải thành thạo bài toán cơ bản đơn , áp dụng để giải theo từng PTHH.
* Ví dụ 1 : Khử 200g hỗn hợp Đồng (II) oxit và sắt (III) oxit bằng khí hiđro. Tính
thể tích khí hiđro cần dùng biết răng trong hỗn hợp CuO chiếm 20 %về khối
lượng .
- Yêu cầu HS phải phân tích kĩ đầu bài, viết dúng hai PTHH, tính toán chính xác.
Tóm tắt:
m
( CuO , Fe2O3)
=200g
%CuO = 20%
V
H2
= ?
Các PTHH :
CuO + H
2
Cu + H
2
O (1)
1mol 1mol
Fe
2
O
3

+ 3H
2
2Fe + 3H
2
O
1mol 3mol
HS phân tích và tìm ra cách giảI bằng cách tính V
H2
ở từng PTHH khi biết m
CuO

m
Fe2O3
( từ giả thiết m
CuO
= 20% ) sau đó cộng lại (Tính theo số mol sau đó tính thể
tích ).
c.3) Bài toán cho biết lượng của cả hai chất tham gia phản ứng và yêu cầu tính
lượng chất tạo thành .
Yêu cầu HS nắm được kiên thức cơ bản : trong hai chất tham gia phản ứng
sẽ có 1 chất phản ứng hết chất còn lại có thể hết hoặc dư. Lượng chất tạo thành
được tính theo lượng chất nào phản ứng hết .
Có nhiều cách xác định chất nào phản ứng hết, ta có thể hướng dẫn và bổ
sung kiến thức cho HS, tuy nhiên nên giới thiệu 2 phương pháp phổ biến sau đây:
* PP1 : Có PTHH tổng quát :
A + B C + D
Theo PTHH ta có tỷ lệ số mol : n
A
: n
B

= 1 : b
Theo đầu bài thì : n
A
: n
B
= 1 : b' ( rút gọn về đv)
 Ta so sánh b và b'( n
B
)
- Nếu b' < b thì chất B phản ứng hết
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hoá Học 8
10
Trường THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2013 -
2014
- Nếu b > b' thì B là chất còn dư tức là A phản ứng hết
* PP2 : Có PTHH tổng quát sau
A + B C + D
Theo PTHH : n
A
n
B
Theo đầu bài thì : n'
A
n'
B
 Ta lập tỷ số : n'
A
/ n
A
(1) và n'

B
/n
B
(2) so sánh giá trị (1) & (2), nếu :
(1) < (2) thì A hết, B dư, nếu (1) > (2) thì A dư B hết
* Ví dụ : Lấy vào bình 5,6 lít khí ôxi và 5,6lít khí hiđro (đktc) để tổng hợp nước.
Tính khối lượng nước thu được?
Tóm tắt
V
O2
= 5,6l -> n
O2
= 0,25mol
V
H2
= 5,6l -> n
H2
= 0,25 mol
m
H2O
= ?
Ta có PTHH:
2H
2
+ O
2
2 H
2
O
2mol 1mol

0,25mol 0,25mol
Xác định chất nào phản ứng hết như sau :
- Cách 1 : Theo PTHH : n
H2
: n
O2
= 2 : 1 = 1 : 0,5
Theo bài ra : n
H2
: n
O2
= 0,25 : 0,25 = 1 : 1
 Só sánh 1 (b') và 0,5 (b) ta thấy 1> 0,5 tức b' > b vậy B dư tức O
2
dư suy ra H
2
phản ứng hết.
- Cách 2 : Theo PTHH : n
H2
= 2 ; n
O2
= 1
Theo bài ra : n'
H2
= 0,25; n'
O2
= 0,25
 Ta có: n'
H2
/ n

H2
= 0,25/2 = 0,125
n'
O2
/ n
O2
= 0,25/1 = 0,25
 Ta có n'
H2
/ n
H2
< n'
O2
/ n
O2
vậy H
2
, O
2
dư.
II.4/. Kết quả thu được sau khảo nghiệm.
Trong chương trình hóa học lớp 8, những kiến thức liên quan đến kiến thức
tính theo PTHH chủ yếu ở các bài : 15, 16, 19, 20, 21, 22. Đặc biệt là kiến thức
trong bài 22 “ Tính theo phương trình hóa học”.
Mức độ yêu cầu của bài là Học sinh biết cách xác định khối lượng của
những chất tham gia hoặc khối lượng của các sản phảm, đồng thời từ PTHH và số
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hoá Học 8
11
Trường THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2013 -
2014

liệu của bài toán học sinh biết cách xác định thể tích của những chất khí tham gia
hoặc thể tích chất khí tạo thành .
Thực tế đòi hỏi về kiến thức của học sinh (theo sách giáo khoa - thông qua
các bài tập, câu hỏi) đa dạng và phức tạp hơn nhiều, học sinh phải có kỹ năng về
lập PTHH (áp dụng linh hoạt) thì mới giải quyết được. Theo dõi kết quả học tập bộ
môn của các khối lớp, tôi thấy HS đã có nhiều tiến bộ, trong đó kiến thức tính theo
PTHH đa số HS đã nắm vững và có kỹ năng tính toán khá tốt. Qua khảo sát một số
học sinh lớp 8D điểm học Buôn Tung cũng đã đưa ra kết quả từ các dạng bài tập
tính theo PTHH theo các mức độ khác nhau :
1- Bài tập dạng đơn giản và cơ bản
2- Bài tập dạng kép ( gồm 2 PTHH cơ bản ) bài tập hỗn hợp.
3- Bài tập tổng hợp phức tạp
* Kết quả như sau :
* Kết quả khảo sát đầu năm:
Tổng
số
HS
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
33 2 6% 7 21,2% 12 36,4% 9 27,3% 3 9,1%
Từ kết quả trên đây và thực tế học tập của HS đặc biệt những sai sót khi làm
bài, tôi nhận thấy :
Đa số học sinh chưa có phương pháp học tập bộ môn đặc biệt là kĩ năng lập
PTHH và tính theo PTHH , nhiều học sinh viết sai PTHH, chưa có phương pháp
giải bài tập đặc biệt những bài tập khó, phức tạp còn một số học sinh nhầm lẫn
giữa các đại lượng m, M hoặc V tính theo mol. Một số học sinh có năng lực toán
học nhưng vẫn lúng túng khi lập và tính theo PTHH, hoặc nếu tính được thì cách
diễn đạt còn dài, chưa khoa học.
Thực trạng trên đây đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp cải tiến phương pháp
và lựa chọn nội dung phù hợp đặc biệt chú ý đến các tiết luyện tập, ôn tập hoặc

Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hoá Học 8
12
Trường THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2013 -
2014
dạy tự chọn trong chương trình, kết hợp các tiết lí thuyết, rèn luyện kỹ năng cho
học sinh từ đó có hướng bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
Sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào bộ môn Hóa học 8
thì tôi thấy HS đã có nhiều tiến bộ, kiến thức tính theo PTHH đa số HS đã nắm
vững và có kỹ năng tính toán thành thạo hơn trước.
Với cố gắng của bản thân, tôi tin rằng tỉ lệ học sinh yếu sẽ được giảm hơn
nửa, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà, cũng như chất
lượng giáo dục trong nhà trường để ngày càng tiến lên
* Kết quả khảo sát sau khi áp dụng đề tài.
Tổng
số
HS
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
33 4 12,2% 11 33,3% 16 48,5% 2 6% 0
III/. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:
III.1/. Kết luận :
Rèn luyện kỹ năng học tập cho HS là một nhiệm vụ của giáo viên bộ môn,
đặc biệt trong phong trào " Hai không " hiện nay, cần phải tổ chức phụ đạo học
sinh yếu kém và bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi để có kết quả học tập một cách
thực chất. Chúng ta cần thường xuyên quan tâm và giúp đỡ HS thì chất lượng
được nâng lên rõ rệt. Để rèn luyện kỹ năng giải bài tập tính theo PTHH cho HS
lớp 8 và cả cho HS lớp 9 cũng như rèn luỵên các kỹ năng khác, người giáo viên
phải nhiệt tình tìm tòi, sáng tạo lựa chọn các nội dung cần thiết và phương pháp
phù hợp, bám sát đối tượng đồng thời và có tinh thần trách nhiệm, thường xuyên
kiểm tra, uốn nắn học sinh.

III.2/. Kiến nghị.
- Cần trang bị đầy đủ phương tiện,phòng thí nghiệm, dụng cụ, hóa chất để
giảng dạy bộ môn tốt hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hoá Học 8
13
Trường THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2013 -
2014
- Thư viện trang bị thêm nhiều sách tham khảo, sách bài tập
Vì thời gian và nguồn lực có hạn nên đề tài còn nhiều hạn chế. Kính mong
quý cấp, cùng đồng nghiệp đóng góp ý kiến để những năm tiếp theo đề tài của tôi
thêm đầy đủ và phong phú hơn.

Buôn Triết, tháng 3 năm 2014
Người thực hiện
Y Minh Đăk Căt
Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hoá Học 8
14
Trường THCS Lê Quý Đôn Năm học: 2013 -
2014
PHỤ LỤC - TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên Hóa học 8 (NXB Giáo dục)
2. Sách giáo khoa Ôn luyện Hóa 8(NXB Giáo dục).
3. Sách 270 bài tập Hóa học (NXB Đại học Quốc gia)
4. Một số tư liệu khác của đồng nghiệp .

Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hoá Học 8
15

×