Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu đục cuống quả vải conopomorpha sinensis bradley tại lục ngạn (bắc giang) vụ xuân hè năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.43 MB, 107 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
==============





BÙI THỊ HẢI YẾN





NGHIÊN CỨU ðẶC ðIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ðỤC CUỐNG QUẢ VẢI

CONOPOMORPHA SINENSIS BRADLEY TẠI
LỤC NGẠN (BẮC GIANG) VỤ XUÂN HÈ-NĂM 2011






LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP














HÀ NỘI - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
==============



BÙI THỊ HẢI YẾN



NGHIÊN CỨU ðẶC ðIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ðỤC CUỐNG QUẢ VẢI

CONOPOMORPHA SINENSIS BRADLEY TẠI
LỤC NGẠN (BẮC GIANG) VỤ XUÂN HÈ-NĂM 2011





Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số:

60.62.10




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Văn Liêm






HÀ NỘI - 2011
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

1


LỜI CẢMƠN

ðể hoàn thành ñược luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận ñược sự giúp ñỡ quý báu của các thầy hướng dẫn, cơ quan chủ quản, cơ
sở ðào tạo sau ðại học, gia ñình và bạn bè ñồng nghiệp.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến thầy hướng dẫn khoa
học TS. Nguyễn Văn Liêm ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn lãnh ñạo Viện Bảo vệ thực vật, Bộ môn
Chẩn ñoán Giám ñịnh dịch hại và thiên ñịch, ñặc biệt là các ñồng nghiệp
trong nhóm nghiên cứu ða dạng sinh học và IPM ñã nhiệt tình giúp ñỡ, tạo
mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban ðào tạo Sau ðại học (Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam) ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học tập
và thực hiện luận văn.
Xin ghi nhận nơi ñây tình cảm của chồng con, bố mẹ, anh chị em và
bạn bè ñã ñộng viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn.

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2011
Học viên



Bùi Thị Hải Yến



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


2

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan các số liệu và kết quả trong luân văn là trung thực và
chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tôi xin cam ñoan mọi thông tin, mọi sự giúp ñỡ trong Luận văn này ñã
ñược ñồng ý và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñược chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2011
Tác giả luận văn




Bùi Thị Hải Yến















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

3

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn i
Lời cam ñoan ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt iv
Danh mục bảng v
Danh mục hình vi
MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu 3
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 4
1.2.1. Tình hình sản xuất vải trên thế giới. 4
1.2.2. Tình hình sản xuất vải ở Việt Nam 6
1.3. Nghiên cứu về sâu hại vải trên thế giới 8
1.3.1. Nghiên cứu về thành phần sâu, nhện hại cây vải 8
1.3.2. Nghiên cứu về một số loại sâu hại chính 9
1.3.3. Nghiên cứu về sâu ñục cuống quả vải
Conopomorpha sinensis Bradley
10

1.3.4. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ 12
1.3.4.1. Nghiên cứu về biện pháp ñiều hoà sinh trưởng của cây vải

12
1.3.4.2. Nghiên cứu về biện pháp cắt tỉa 13

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

4

1.3.4.3. Nghiên cứu về biện pháp hoá học 13
1.4. Nghiên cứu về sâu hại vải ở Việt Nam 14
1.4.1. Nghiên cứu về thành phần sâu, nhện hại trên vải
1.4.2. Nghiên cứu về một số loài sâu hại chính
1.4.3. Nghiên cứu về sâu ñục cuống quả vải
Conopomorpha sinensis Bradley
1.4.4. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ
1.4.4.1.Nghiên cứu sử dụng chất ñiều tiết sinh trưởng
1.4.4.2.Nghiên cứu về tỉa cành tạo tán
1.4.4.3.Nghiên cứu biện pháp hoá học
14
15
17

20
20
21
21
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu

2.1.1. Dụng cụ nghiên cứu thí nghiệm
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
24
24
24
2.2. ðịa ñiểm và thời gian 24
2.3. Nội dung nghiên cứu và các vấn ñề cần giải quyết. 24
2.3.1. ðiều tra thành phần sâu hại vải tại vùng Lục Ngạn - Bắc Giang 24
2.3.2. Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của sâu ñục cuống quả
vải Conopomorpha sinensis Bradley tại vùng Lục Ngạn (Bắc Giang)
24
2.3.3. Nghiên cứu diễn biến mật ñộ của sâu ñục cuống quả vải
Conopomorpha sinensis Bradley tại vùng Lục Ngạn (Bắc Giang)
25
2.3.4. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu 25
2.4.1. Phương pháp ñiều tra thành phần sâu hại vải và ñánh giá mức ñộ
gây hại của loài Conopomorpha sinensis Bradley tại vùng Lục Ngạn
(Bắc Giang)
25
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của sâu ñục cuống 27

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

5

quả vải Conopomorpha sinensis Bradley tại vùng Lục Ngạn (Bắc Giang)
2.4.2.1. Nghiên cứu về ñặc ñiểm hình thái 27
2.4.2.2. Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái 27
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu diễn biến gây hại của loài

Conopomorpha sinensis Bradley tại vùng Lục Ngạn (Bắc Giang)
28
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trừ
2.4.4.1.Tiến hành các thí nghiệm ñánh giá hiệu quả của các biện pháp
canh tác (sử dụng chất ức chế sinh trưởng, tỉa cành)
28
29
2.4.4.2.Tiến hành các thí nghiệm ñánh giá hiệu lực các loại thuốc hóa
học với loài Conopomorpha sinensis Bradley
31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần sâu hại trên cây vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang) 33
3.2. Nghiên cứu về ñặc ñiểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài
Conomorpha sinensis Bradley
37
3.2.1. ðặc ñiểm hình thái 37
3.2.2. Tập tính sống của sâu ñục cuống quả vải Conopomorpha sinensis Bradley 41
3.2.3. ðặc ñiểm gây hại của loài Conopomorpha sinensis Bradley 41
3.2.4. ðặc ñiểm sinh học, sinh thái của sâu ñục cuống quả vải
Conopomorpha sinensis Bradley
43
3.2.5. Khả năng sinh sản của sâu ñục cuống quả vải
Conopomorpha sinensis Bradley
49
3.2.6. Tuổi thọ của trưởng thành loài Conopomorpha sinensis Bradley 50
3.2.7. Nơi trú ngụ của trưởng thành loài Conopomorpha sinensis Bradley 51
3.3. Diễn biến mật ñộ trưởng thành loài Conopomorpha sinensis Bradley 52
3.3.1. Diễn biến mật ñộ trưởng thành trên vải sớm và vải chính vụ 52
3.3.2. Diễn biến số lượng trưởng thành loài Conopomorpha sinensis Bradley


trên vải và nhãn
55

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

6

3.4. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu ñục cuống quả vải
Conopomorpha sinensis Bradley
58
3.4.1. Biện pháp canh tác 58
3.4.2. Biện pháp hoá học
61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận 68
Kiến nghị 69
Tài liệu tham khảo 70
A. Tài liệu tiếng Việt 70
B. Tài liệu tiếng Anh 73
PHỤ LỤC 76


















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

7

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Tên các cơ quan, tổ chức, chương trình nghiên cứu:
- FAO: Food and Agriculture Organization
2. Các chữ viết tắt trong luận văn
- SðCQV: Sâu ñục cuống quả vải
- TSXH : Tần suất xuất hiện
- TLH : Tỷ lệ hại
- TT : Trưởng thành
- TP : Trước phun
- NSP : Ngày sau phun
- TGPS : Thời gian phát sinh


















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang

3.1 Số lượng loài sâu hại vải theo các bộ ñã phát hiện ñược ở Lục
Ngạn, Bắc Giang
33
3.2 Thời gian phát sinh gây hại và mức ñộ phổ biến của các
loài sâu hại chính trên cây vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang
35
3.3 Kích thước các pha phát dục của sâu ñục cuống quả vải
Conopomorpha sinensis Bradley tại Lục Ngạn, Bắc Giang
39
3.4 Thời gian phát triển của các tuổi sâu non loài Conopomorpha
sinensis Bradley
46

3.5 Vòng ñời của loài Conopomorpha sinensis Bradley 47
3.6 Khả năng ñẻ trứng của trưởng thành cái loài Conopomorpha
sinensis Bradley
49
3.7 Diễn biến ñẻ trứng của trưởng thành cái loài Conopomorpha
sinensis Bradley
50
3.8 Tuổi thọ và tỷ lệ giới tính của trưởng thành loài
Conopomorpha sinensis Bradley
51
3.9 Nơi trú ngụ của trưởng thành loài Conopomorpha sinensis
Bradley
52
3.10 Ảnh hưởng xử lý lộc ñông bằng Ethrel trong phòng trừ loài
Conopomorpha sinensis Bradley
59
3.11 Ảnh hưởng của các hình thức cắt tỉa ñến khả năng ra hoa
của cây vải
60
3.12 Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa, tạo tán ñến phòng trừ loài
Conopomorpha sinensis Bradley
61
3.13 Ảnh hưởng của một số thuốc hoá học có nguồn gốc sinh
học ñến mật ñộ trưởng thành loài Conopomorpha sinensis
Bradley
62
3.14 Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hoá học có nguồn
gốc sinh học với trưởng thành loài Conopomorpha sinensis
Bradley
63

3.15 Tỷ lệ quả bị hại do loài Conopomorpha sinensis Bradley
gây ra trong các công thức thí nghiệm thuốc hoá học có
nguồn gốc sinh học
64
3.16 Ảnh hưởng của một số loại thuốc hoá học ñến mật ñộ
trưởng thành loài Conopomorpha sinensis Bradley
65
3.17 Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hoá học với
trưởng thành loài Conopomorpha sinensis Bradley
66
3.18 Tỷ lệ quả bị hại do loài Conopomorpha sinensis Bradley
gây ra trong các công thức thí nghiệm thuốc hoá học
67

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên hình Trang

3.1 Trứng của loài Conopomorpha sinensis Bradley trên quả
vải xanh
37
3.2 Sâu non tuổi 1 và tuổi 5 của sâu ñục cuống quả vải
Conopomorpha sinensis Bradley
38
3.3 Nhộng của sâu ñục cuống quả vải Conopomorpha sinensis
Bradley
39

3.4 Trưởng thành ñực loài Conopomorpha sinensis Bradley 40
3.5 Trưởng thành cái loài Conopomorpha sinensis Bradley 40
3.6 Vết ñục sâu ñục cuống quả vải trên cành hoa 42
3.7 Sâu ñục cuống quả vải gây hại trên hoa vải 42
3.8 Trứng sâu ñục cuống quả vải trên cành hoa 42
3.9 Sâu ñục cuống quả vải gây hại trên nụ hoa vải 42
3.10 Sâu ñục cuống quả vải gây hại trên quả vải non 42
3.11 Sâu ñục cuống quả vải ñục trong hạt vải 42
3.12 Sâu non tuổi 1 và mảnh ñầu khi lột xác 43
3.13 Sâu non tuổi 2 và mảnh ñầu khi lột xác 43
3.14 Sâu non tuổi 3 và mảnh ñầu khi lột xác 44
3.15 Sâu non tuổi 4 và mảnh ñầu khi lột xác 44
3.16 Sâu non tuổi 5 sâu ñục cuống quả vải 44
3.17 Tiền nhộng và Nhộng của sâu ñục cuống quả vải 45
3.18 Vòng ñời của sâu ñục cuống quả vải Conopomorpha sinensis
Bradley
48
3.19 Diễn biến mật ñộ trưởng thành loài Conopomorpha sinensis Bradley
trên vải sớm tại Lục Ngạn, Bắc Giang
53
3.20 Diễn biến mật ñộ trưởng thành loài Conopomorpha sinensis Bradley 54

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

10

trên vải chính vụ tại Lục Ngạn, Bắc Giang
3.21 Diễn biến mật ñộ trưởng thành loài Conopomorpha sinensis Bradley
trên cây vải và cây nhãn tại Lục Ngạn, Bắc Giang
55

3.22 Trứng sâu ñục cuống quả vải ñẻ trên quả nhãn 57
3.23 Sâu ñục cuống quả vải gây hại trên quả nhãn 57
3.24 Nhộng sâu ñục cuống quả vải trên lá nhãn 57
3.25 Trưởng thành sâu ñục cuống quả vải trên nhãn 57





















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

11

MỞ ðẦU



1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cây vải có tên khoa học là Litchi chinensis Sonn., thuộc họ Bồ hòn
(Sapidaceae), có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam.
Hiện nay, cây vải ñược trồng ở nhiều nước, phổ biến nhất là ở châu Á. Những
nước trồng vải mang tính chất hàng hoá gồm Trung Quốc, Ấn ðộ, Thái Lan,
Ôxtrâylia và Việt Nam. Ngoài ra vải còn ñược trồng nhiều ở Nam Phi, Brazin,
NiuDilan.
Ở Việt Nam, cây vải ñược trồng cách ñây 2000 năm có giá trị dinh
dưỡng và kinh tế cao. Quả vải ngoài ăn tươi còn ñược chế biến như sấy khô,
làm ñồ hộp, làm nước giải khát ñược thị trường thế giới ưa chuộng.
Ngày nay, diện tích trồng vải ở nước ta ñang tăng lên rất nhanh và ñã
trở thành cây xoá ñói giảm nghèo, góp phần làm giàu và nâng cao ñời sống
cho người dân ở những vùng trồng vải. Cùng với sự gia tăng về diện tích
trồng trọt, ñầu tư thâm canh thì sự bùng phát gây hại của một số loại sâu hại
chính trên cây trồng này ngày càng trở thành vấn ñề quan trọng.
Thực tế sản xuất vải quả ở nước ta cho thấy sâu ñục cuống quả vải
Conopomorpha sinensis Bradley là ñối tượng gây hại nguy hiểm nhất cho các
vùng trồng vải, gây nhiều tốn kém trong công tác phòng trừ. Loài sâu hại này
không chỉ làm giảm năng suất vải quả mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng ñến
chất lượng qủa vải thương phẩm trong chế biến và tiêu thụ. Tuy nhiên, các
nghiên cứu chi tiết về sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ ñối tượng
này ở nước ta hiện còn chưa nhiều, do vậy chúng tôi tiến hành ñề tài:
“Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu ñục
cuống quả vải Conopomorpha sinensis Bradley tại Lục Ngạn (Bắc Giang)
Vụ Xuân Hè - năm 2011”.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


12

2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài
Mục tiêu: Xác ñịnh một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái chính của sâu
ñục cuống quả vải Conopomorpha sinensis Bradley. Trên cơ sở khoa học ñó,
ñề xuất các biện pháp phòng trừ chúng có hiệu quả, dễ áp dụng, an toàn với
người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Yêu cầu của ñề tài: Nắm ñược ñặc ñiểm sinh học, sinh thái, diễn biến
phát sinh gây hại và ñề xuất một số biện pháp phòng trừ loài Conopomorpha
sinensis Bradley có hiệu quả.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
* Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp dẫn liệu mới về thành phần sâu, nhện hại trên cây vải ở
vùng Lục Ngạn (Bắc Giang) góp phần làm phong phú thêm những hiểu biết
về dịch hại trên cây vải ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài ñã bổ sung những dẫn liệu khoa học
mới về ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của loài sâu ñục cuống quả vải
Conopomorpha sinensis Bradley, làm nguồn tài liệu tham khảo cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy phổ biến kết quả ñến cán bộ kỹ thuật và khuyến nông ở
các vùng trồng vải.
* Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
- Góp phần giảm bớt ñược thiệt hại do loài Conopomorpha sinensis
Bradley gây ra, hạn chế việc sử dụng thuốc hoá học trên các vườn trồng vải.
ðồng thời, góp phần nâng cao ñược năng suất và chất lượng quả vải, ñóng
góp vào việc ổn ñịnh và cải thiện ñời sống của người dân ở vùng trồng vải.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
ðối tượng nghiên cứu: Sâu ñục cuống quả vải Conopomorpha sinensis Bradley
Phạm vi nghiên cứu của ñề tài: ði sâu nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học,
sinh thái, diễn biến số lượng loài Conopomorpha sinensis Bradley, ñánh giá
hiệu quả của một số biện pháp bảo vệ thực vật với loài sâu hại này.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

13

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu
Vải là cây ăn quả ñặc sản của các tỉnh ñồng bằng sông Hồng ñược
trồng nhiều ở Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà
Tây (cũ). Trong những năm gần ñây, cây vải cũng ñã ñược phát triển ở một số
ñịa phương thuộc vùng Tây Nguyên. Cây vải thuộc nhóm cây ăn quả á nhiệt
ñới, thích nghi với ñiều kiện mùa ñông ở miền Bắc nước ta, ñược trồng xen,
trồng thuần cho thu nhập khá cao so với các loại cây ăn quả khác.
Trong quá trình chuyển ñổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo hướng
phát triển mạnh tập ñoàn cây ăn quả ở Bắc Giang và một số ñịa phương khác,
cây vải thiều ñược chọn làm cây ăn quả chủ lực. Xây dựng vùng trồng vải sản
xuất hàng hoá là bước ñột phá quan trọng thúc ñẩy kinh tế của ñịa phương
phát triển một cách toàn diện, ñặt biệt là ở các huyện nghèo có ñiều kiện tự
nhiên phù hợp với cây vải.
Việc mở rộng các vùng trồng vải cùng với việc thâm canh tăng năng
suất vải thiều ở các vùng trồng vải ñã gặp không ít khó khăn do sự gây hại
của các loài sâu hại trên cây vải, ñặc biệt là sự gây hại nghiêm trọng của sâu
ñục cuống quả vải Conopomorpha sinensis Bradley. Loài này có mặt và gây
hại ở hầu hết các vùng trồng vải ở nước ta, ảnh hưởng ñến năng suất và chất
lượng vải quả thương phẩm, gây thất thu lớn cho người sản xuất. Việc phòng
trừ loài sâu ñục cuống quả vải Conopomorpha sinensis Bradley gặp rất nhiều
khó khăn và chủ yếu vẫn dựa vào biện pháp hoá học là chính.
Với mục ñích nâng cao năng suất chất lượng vải quả, hạn chế thấp nhất

sự thiệt hại do loài sâu ñục cuống quả vải Conopomorpha sinensis Bradley
gây ra, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, việc ñi sâu nghiên cứu ñặc
ñiểm phát sinh phát triển của loài sâu ñục cuống quả vải Conopomorpha

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

14

sinensis Bradley từ ñó ñưa ra biện pháp phòng trừ là một nghiên cứu có ý
nghĩa thiết thực cho nghề trồng vải ở tỉnh Bắc Giang nói riêng và trên cả nước
nói chung. Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ góp phần giải quyết các vấn ñề
khó khăn trong quản lý loài sâu ñục cuống quả vải Conopomorpha sinensis
Bradley trên cây vải hiện nay.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình sản xuất vải trên thế giới
Cây vải (Litchi chinensis Sonn); thuộc Chi Vải Litchi; Họ Bồ Hòn
Sapindaceae, Bộ Bồ Hòn Sapindales, Phân lớp Hoa Hồng Rosidae; Lớp Ngọc
Lan Dicotyledoneae (Magnoliopsida); Ngành Ngọc Lan Magnoliophyta
(Angiospermae). Họ Bồ hòn có 150 chi với trên 2000 loài ñược phân bố ở
vùng nhiệt ñới và á nhiệt ñới, tập trung chủ yếu ở Châu Á và Châu Mỹ
(Pandey, 1989; Schaffer, 1994) [47][49].
Cây vải có nguồn gốc ở giữa miền Nam Trung Quốc, miền Bắc Việt
Nam và bán ñảo Malay (Mitra, 2002) [45].
Theo FAO (1989) [35] tài liệu ñầu tiền viết về cây vải ñã ghi lại vào
khoảng 100 năm trước công nguyên, Hoàng ðế Hán Vũ ñã ñem vải vào trồng
ở miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Indonexia.
Tổng diện tích trồng vải trên thế giới năm 1990 là 183.700 ha, sản
lượng 251.000 tấn, năm 2000 là 780.000 ha với tổng sản lượng ñạt tới 1,95
triệu tấn (chiếm 78% diện tích và 90% sản lượng vải của thế giới) (Knight,
2000) [41].

Trung Quốc ñứng ñầu thế giới về diện tích và sản lượng vải. Năm
2001, diện tích trồng vải của Trung Quốc ñã lên ñến 584.000 ha với sản lượng
ñạt 958.700 tấn. Trong ñó, tỉnh Quảng ðông là tỉnh ñứng ñầu về cả diện tích
và sản lượng tương ứng là 303.080 ha và 793.200 tấn (Ghosh, 2000)[36].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

15

ðứng thứ hai trên thế giới về diện tích và sản lượng vải là Ấn ðộ. Năm
2000 diện tích vải của Ấn ðộ là 56.200 ha, sản lượng ñạt 428.900 tấn. Các
vùng trồng vải chủ yếu của Ấn ðộ là Bihar với sản lượng là 310.000 tấn,
Wesst Bengal (36.000 tấn), Tripura (27.000 tấn) và Uttar Pradesh (14.000 tấn)
(Ghosh, 2000) [36].
Theo Minas (2002) [44], năm 1999 diện tích vải ở Thái Lan là 22.200
ha, sản lượng 85.083 tấn. Vùng sản xuất vải chủ yếu của Thái Lan là Phayao,
Nan, Chiang Mai, Lamphun, Phrae và Fang.
Năm 2002, Ôxtrâylia có khoảng 250 hộ trồng vải với sản lượng 6.000
tấn. Ở Ôxtrâylia, thời gian thu hoạch vải từ tháng 10 năm trước ñến hết tháng
4 năm sau (Menzel, 1986; Minas, 2002)[43][44].
Châu Phi có bốn nước trồng vải theo hướng hàng hoá gồm Nam Phi,
Madagasca, Renyniong, Moritiuyt. Trong ñó Madagasca nằm ở phía Tây Ấn
ðộ Dương là nước có sản lượng vải lớn nhất Châu Phi, sản lượng hàng năm
ñạt 3,5 vạn tấn (FAO, 2003; Huang, 2000; Knigh, 2000)[34][37][41].
Kết quả về diện tích và sản lượng của một số nước trên thế giới ñược
ghi lại ở bảng 1.1
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới
STT Tên nước Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
1 Trung Quốc 2001 584.000 958.000
2 Ấn ðộ 2000 56.200 429.000

3 Thái Lan 1999 22.200 85.083
4 ðài Loan 1999 11.961 108.668
5 Ôxtrâylia 1999 1.500 3.500
Nguồn: Huang Y.L.,H.B [37]
Hiện nay, xuất khẩu vải trên thế giới còn hạn chế. Nước xuất khẩu vải
chủ yếu là Trung Quốc. Trung Quốc chiếm ưu thế về cả diện tích và sản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

16

lượng vải, ñặc biệt các giống vải chất lượng tốt năng suất cao ñều có ở ñây.
Thị trường tiêu thụ vải lớn nhất trên thế giới phải kể ñến Hồng Kông,
Singapore, hai thị trường này nhập vải chủ yếu từ Trung Quốc, ðài Loan,
Thái Lan. Vải chất lượng tốt xuất sang Malaixia, Singapore, Mỹ, Ôxtrâylia,
Nhật Bản, Hồng Kông (Ghosh, 2000) [37]. Năm 2000 Thái Lan xuất khẩu
12.475 tấn vải tươi và sấy khô trị giá 15,4 triệu ñôla Mỹ sang Singapore, Mỹ,
Hồng Kông, Malayxia (Anupunt, 2003) [27]. Ôxtrâylia là nước sản xuất vải ít
nhưng lại tập trung chủ yếu cho xuất khẩu. Khoảng 30 % sản lượng vải của
nước này ñược xuất khẩu cho Hồng Kông, Singapore, Châu Âu và các nước
Ả Rập. ðồng thời, Ôxtrâylia cũng nhập khẩu vải của Trung Quốc vào những
tháng trái vụ (Menzel, 2002) [43].
1.2.2. Tình hình sản xuất vải ở Việt Nam
Cây vải (Litchi chinensis Sonn); thuộc Chi Vải Litchi; Họ Bồ Hòn
Sapindaceae. Ở Việt Nam, họ Bồ hòn có 25 chi và trên 70 loài, phân bố trên
khắp các miền của ñất nước (Hoàng Thị Sản, 2003) [12].
Ở Việt Nam, cây vải là cây ăn quả ñặc sản có giá trị dinh dưỡng và
kinh tế cao. Vải quả thương phẩm là loại quả chất lượng cao, ñược thị trường
trong nước và trên thế giới ưa thích.
Diện tích trồng vải ở nước ta hơn chục năm trở lại ñây tăng lên nhanh

chóng. Trong tổng số 140.000 ha trồng cây ăn quả ở miền Bắc, diện tích trồng
vải chiếm 80% (Nguyễn Văn Tuất và cs, 2009)[18].
Theo số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu rau quả năm 2004 [24], 10
tỉnh phía Bắc Việt Nam có diện tích trồng vải lớn. Trong ñó, các tỉnh có diện
tích trồng vải tập trung gồm Bắc Giang (30.746 ha), Hải Dương (12.634 ha),
Lạng Sơn (5.501ha), Quảng Ninh (3.847 ha) và Phú Thọ (1.306 ha),… (bảng
1.2). Cây vải ñược coi là cây chủ lực của một một số vùng như Lục Ngạn
(Bắc Giang), Thanh Hà và Chí Linh (Hải Dương)…(Nguyễn Văn Tuất và cs,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

17

2009)[18]. Một số ñịa phương như Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải
Dương) ñã xây dựng ñược chỉ dẫn ñịa lý cho cây vải thiều của ñịa phương
mình.
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh phía Bắc, Việt Nam
năm 2004
TT ðịa phương Tổng diện
tích (ha)
Diện tích cho
sản phẩm
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
1 Bắc Giang 34.923 30.746 51,6 158.774
2 Hải Dương 14.219 12.634 37,7 47.632
3 Lạng Sơn 7.473 5.501 23,1 12.684

4 Quảng Ninh 5.174 3.847 45,1 17.349
5 Phú Thọ 1.705 1.306 72,0 9.400
6 Thái Nguyên 6.861 4.692 18,7 8.787
7 Vĩnh Phúc 2.923 1.325 83,7 11.087
8 Hà Tây (cũ) 1.573 1.125 56,6 6.370
9 Hoà Bình 1.332 525 73,3 3.850
10 Thanh Hoá 1.709 950 40,0 13.800
Nguồn: Viện Nghiên cứu rau quả (2004) [24]

Hiện nay, khoảng 70% sản lượng vải của nước ta ñược tiêu thụ ngay
trong thị trường nội ñịa. Phần còn lại ñược xuất khẩu chủ yếu sang Trung
Quốc, Hồng Kông, ðài Loan, ngoài ra còn một lượng nhỏ ñược xuất khẩu
sang một số nước trong khu vực và thị trường châu Âu. ðại ña số vải ñược

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

18

tiêu thụ dưới dạng quả tươi, một số ñem sấy khô làm ñồ hộp (Nguyễn Thị
Huế, 2010)[10].
Trong kế hoạch phát triển cây ăn quả hiện nay, cây vải ñã ñược chọn là
cây ăn quả chủ lực của một số tỉnh trong ñó có Bắc Giang. Các kết quả sản
xuất ñã khẳng ñịnh vị thế của cây vải trong cơ cấu cây trồng của các ñịa
phương, ñặc biệt là vùng trồng vải thiều hàng hoá Lục Ngạn (Bắc Giang).
1.3. Nghiên cứu về sâu hại vải trên thế giới
1.3.1. Nghiên cứu về thành phần sâu, nhện hại cây vải
Trên thế giới cho ñến nay ñã có nhiều nước công bố kết quả nghiên cứu
sâu hại vải. Trong ñó có ðài Loan, Trung Quốc, Thái Lan là những nước
nghiên cứu nhiều nhất về sâu, nhện hại trên cây vải. Các nghiên cứu tập trung
chủ yếu ở việc ñiều tra phát hiện, nhận dạng chẩn ñoán thành phần sâu và

biện pháp phòng trừ. Các nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của sâu
trên cây vải ít ñược ñề cập hơn. Những nghiên cứu về ñánh giá tác hại của sâu
hầu như không tài liệu nào ñề cập ñến. Trên một số giống vải cũng mới chỉ có
kết quả thành phần sâu và nghiên cứu thuốc hoá học ñể phòng trừ các ñối
tượng sâu hại chính.
Các loài dịch hại chủ yếu trên vải ở các nước châu Á và Thái Bình
Dương bao gồm sâu ñục cuống quả, sâu cuốn lá, rệp hại hoa và quả non, bọ
xít, nhện, dơi hại qủa và ruồi ñục quả (Menzel, 1998)[42].
Theo thống kê ở ðài Loan ñã ghi nhận ñược 54 loài sâu hại trên vải,
trong ñó có 10 loài ñược coi là dịch hại nguy hiểm (Hwang, 1996)[40]. Ở
Trung Quốc ñã phát hiện ñược khoảng 120 loài dịch hại trên cây vải, trong ñó
có 58 loài sâu và nhện hại (Schulte, 2007)[49]. Các loài dịch hại chính trên
cây vải ở Trung Quốc gồm bọ xít nhãn (Tessaratoma papillosa Drury ), sâu
ñục cuống quả (Conopomorpha sinensis Bradley), xén tóc ñục thân (Aristobia
testudo), muỗi năn (Dasineura sp.) và nhện lông nhung (Eriophyes litchi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

19

Keifer) (Schulte, 2007) [49]. ðây cũng là ñối tượng gây hại chính trên cây vải
ở ðài Loan và Thái Lan. Loài nguy hiểm nhất ñối với cây vải ở Ấn ðộ là sâu
ñục cuống quả vải Conopomorpha sinensis Bradley (Denis S. Hills, 1983)
[33].
1.3.2. Nghiên cứu về một số loại sâu hại chính
Nhện lông nhung (Eriophyes litchii Keifer)
Các nghiên cứu về nhện lông nhung cho thấy nhện lông nhung
(Eriophyes litchii Keifer) là loài dịch hại rất quan trọng trên cây vải tại vùng
Hawaii và Pakistan (Jeppon, 1975) [52].
Nhện lông nhung (Eriophyes litchii Keifer) phân bố rộng khắp các

vùng trồng nhãn, vải trên thế giới (Jeppon, 1975) [52].
Các nghiên cứu ñã chỉ rõ nhện lông nhung gây hại trên lá non, hoa, quả
non. Sợi lông nhung phát triển ở mặt sau lá là nguyên nhân làm cho lá bị co
và có thể rụng. Nhện lông nhung cũng gây hại trên hoa làm cho hoa, quả
ngừng phát triển (Channabasavanna, 1966; Cheng, 2002) [31][32].
Nhện lông nhung lan truyền nhờ gió, hoạt ñộng sản xuất của con người,
qua một số loài côn trùng như ong mật (Wen, 1991; Waite và McAlpine,
2003) [53][54]. Theo kết quả nghiên cứu của Xu và Li (1996) [55], nhện lông
nhung Eriophyes litchii Keifer có mật ñộ giảm dần vào các tháng trong năm,
mật ñộ ñạt ñỉnh cao vào tháng 6, tháng 7. Nhện lông nhung có 15-16 thế hệ
trong một năm và chúng qua ñông ở dạng trưởng thành.
Sâu ñục vỏ (Indarbela quadrinotata Walker và Indarbela tetraonis
Moore) là loài sâu ña thực xuất hiện cả trên cam, quýt, ổi, mít xoài và thường
gặp trên cây nhãn và vải già, cằn cỗi. Sâu non nở ra gặm vỏ cây, sau ñó ñục
vào trong vỏ phá huỷ mạch dẫn, dẫn ñến hỏng cây (FAO, 1989; Trung Quốc,
1997)[35][2].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

20

Loài rệp muội Toxoptera aurantii Boyer de Fons ñược ghi nhận hại
trên cây có múi, nhãn và vải ở nhiều nước trên thế giới. Rệp non và rệp
trưởng thành có màu nâu ñen hại ở lộc non, chùm hoa, quả non, hút dịch tế
bào dẫn ñến rụng lá (FAO, 1989; Trung Quốc, 1997) [35][2].
Bọ xít Tessaratoma papillosa Drury gây hại chính trên cam, quýt
nhưng cũng gây hại cả trên nhãn và vải, chúng phá vỡ lớp sáp ở mặt dưới lá
và lộc non. Sự gây hại của chúng không nguy hiểm nhưng làm giảm sự phát
triển của lá và gây vàng lá (FAO, 1989; Trung Quốc, 1997)[35][2].
1.3.3. Nghiên cứu về sâu ñục cuống quả vải Conopomorpha sinensis Bradley

Sâu ñục cuống quả vải Conopomorpha sinensis Bradley ñược xem là
loài dịch hại nghiêm trọng trên cây vải tại nhiều quốc gia trên thế giới ñặc biệt
là Trung Quốc và Thái Lan.
Các ñặc ñiểm sinh học của loài này ñã ñược nghiên cứu ở Trung Quốc,
ðài Loan, Thái Lan. Kết quả nghiên cứu ở ðài Loan cho thấy thời gian phát
dục các pha, vòng ñời, sức sinh sản và tỷ lệ sống sót của sâu ñục cuống quả
vải Conopomorpha sinensis Bradley phụ thuộc khá nhiều vào nguồn thức ăn
cung cấp. Thời gian phát dục của các pha trứng, sâu non, nhộng, nuôi trên hạt
quả vải, tương ứng là 2,8; 10,3; 7,1 ngày, nuôi trên lộc non vải 3,0; 9,9; 6,9
ngày và ñậu lima 3,9; 9,9; 6,7 ngày. Thời gian sống của trưởng thành ñực và
trưởng thành cái trên hạt quả vải là 20 và 19,3 ngày, trên lộc non vải là 24 và
20,7 ngày, còn trên ñậu lima chỉ 6,5 và 13 ngày. Một trưởng thành cái ñẻ
234,8; 167,0; 121,2 trứng với các nguồn thức ăn tương ứng hạt quả vải, lá lộc
non và ñậu lima (Hung, 2002)[39].
Schulte (2007) [48] ñã công bố kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi
sâu ñục cuống quả vải. Kỹ thuật này ñược sử dụng dùng giấy thấm bọc quả
vải có trứng loài Conopomorpha sinensis Bradley và ñặt trong môi trường ẩm
ñộ cao (100%) ñến khi sâu non nở chuyển chúng sang nguồn thức ăn khác

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

21

(phần mềm của hạt quả vải, cành chồi non, lá non) và ñặt trong ñiều kiện
nhiệt ñộ 25
o
C, ẩm ñộ 70%, chế ñộ chiếu sáng là 2 giờ sáng, 12 giờ tối. Kết
quả cho thấy thời gian phát dục trứng của sâu ñục cuống quả vải
Conopomorpha sinensis Bradley là 2,8-3,9 ngày, ấu trùng là 9,9-10,3 ngày và
nhộng là 6,7-7,1 ngày. Thời gian sống của trưởng thành ñực là 20-24 ngày,

trưởng thành cái là 19,3-20,7 ngày. Một trưởng thành cái ñẻ trung bình 121-
235 quả. Tỷ lệ sống sót khi nuôi bằng thức ăn là phần mềm của hạt vải chiếm
81,9%. Trứng thường nở ban ñêm, tập trung từ 8-10 giờ tối.
Sâu ñục cuống quả vải Conopomorpha sinensis Bradley ñẻ trứng màu
vàng, trên quả vải cũng như trên lá non hoặc các chồi cây vào bất kỳ thời
ñiểm nào sau khi cây ra hoa. Trứng của loài này có dạng giống như vảy, rất
nhỏ và hầu như không nhìn thấy bằng mặt thường, kích thước 0,2-0,4 mm.
Trứng nở trong khoảng từ 3-5 ngày sau ñẻ và ngay sau khi nở sâu non xâm
nhập vào quả, tán lá hoặc chồi cây. Sâu non ñục một ñường xuyên qua thịt
quả, ăn quanh phần cuống quả làm quả bị rụng. Khi cây bắt ñầu có quả nên
kiểm tra thường xuyên ñể phát hiện ra trứng của sâu ñục cuống quả vải.
Trưởng thành vũ hoá từ nhộng sau 5-7 ngày và sống từ 5-8 ngày (Schulte,
2007)[48].
Theo kết quả nghiên cứu Schulte và cs (2007)[48], trưởng thành loài
Conopomorpha sinensis Bradley ưa thích ñẻ trứng trên quả hơn là trên lộc
non .
Một trưởng thành của loài Conopomorpha sinensis Bradley có thể ñẻ
tối ña 160,3 trứng, tối thiểu 99,6 trứng. Thời gian phát dục của các pha trứng,
sâu non, nhộng, trưởng thành tương ứng là 2,7; 10,55; 7,6; 6,0 ngày (Huang,
1996) [38].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

22

Một số tập tính của loài Conopomorpha sinensis Bradley ñã ñược theo
dõi và quan sát. Theo Ghosh (2000)[37] trưởng thành loài này thường giao
phối từ 21 giờ-22 giờ, thời gian giao phối có thể kéo dài từ 20-90 phút.
Kết quả nghiên cứu của Core ISSN (2009) [30] cho thấy sâu non tuổi
cuối có xu hướng tìm chỗ tối ñể hoá nhộng, thời kỳ cao ñiểm giao phối của

trưởng thành loài Conopomorpha sinensis Bradley là 1-1,8 giờ, trưởng thành
cái không thể giao phối sau vũ hoá mà sau 2-8 ngày mới có thể giao phối, còn
trưởng thành ñực sau vũ hoá 1-15 ngày có thể giao phối.
1.3.4. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ
1.3.4.1. Nghiên cứu về biện pháp ñiều hoà sinh trưởng của cây vải
ðể phòng trừ loài Conopomorpha sinensis Bradley có hiệu quả và an
toàn cần kết hợp nhiều biện pháp. Trong ñó nghiên cứu về ñiều tiết sinh
trưởng của cây vải cũng tạo ñiều kiện thuận lợi cho phòng trừ loài
Conopomorpha sinensis Bradley.
Ở Hawaii, phun NAA trên cây vải vào mùa thu thúc ñẩy quá trình ra
hoa. Dùng GA
3
nồng ñộ 100 ppm, NAA nồng ñộ 20 ppm, 2,4,5 - TP nồng ñộ
10 ppm phun trên giống vải Rose Scente vào giai ñoạn quả bằng hạt ñậu làm
giảm rụng quả (Bose, 1990; Bose, 2001)[28][29].
Trên giống vải Early Seedless và Calcuttia, phun IAA nồng ñộ 20 ppm
làm giảm rụng quả, GA
3
nồng ñộ 50 ppm có tác dụng giữ quả tốt và GA
3

nồng ñộ 100 ppm làm tăng kích thước của quả (Nakasonne, 1998)[46].
Surnarayana và R.C.Das (1971) [51] khẳng ñịnh việc sử dụng các chất
ñể phun cho vải như: 2,4D; NAA; GA
3

và 2,4,5-T làm tăng tỷ lệ ñậu quả, tăng
khối lượng và chống nứt quả vải.
Theo các kết quả nghiên cứu trên thế giới, trong các chất ức chế sinh
trưởng, thì Ethrel là chất có tác dụng diệt lộc ñông, khống chế việc ra lộc

ñông của cây vải, kìm hãm sinh trưởng, xúc tiến phân hoá mầm hoa giúp cây

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

23

vải ra hoa ñậu quả tốt hơn. Khi xử lý Ethrel (1ml/l) trên giống vải Bombai ñã
làm 70% số cành ra hoa. Những tác ñộng ñó tuy không hứa hẹn một vụ quả
bội thu nhưng những năm mất mùa thì sự ra hoa ñó sẽ làm tăng năng suất
ñáng kể (Bose, 2001)[29].
Một trong các biện pháp ñể khắc phục những nhân tố hạn chế trong
việc sản xuất vải ở Trung Quốc là sử dụng Ethrel, Paclobutrazol và B9 ñể ức
chế sinh trưởng và thúc ñẩy phân hoá mầm. Phun Paclobutrazol nồng ñộ 500
ppm + Ethrel nồng ñộ 1000 ppm có thể làm tăng khả năng ra hoa của giống
Tai So trồng ở Mauritius (Zhiyuan Huang, 2000)[56].
1.3.4.2. Nghiên cứu về biện pháp cắt tỉa
ðối với cây ăn quả nói chung và cây vải nói riêng, tỉa cành tạo tán là
một kỹ thuật quan trọng, có hiệu quả rất rõ rệt ñối với năng suất và chất lượng
quả. Tạo tán hợp lý cho cây sẽ làm giảm chi phí sản xuất do tập trung ñược
dinh dưỡng vào các bộ phận có ích. Cây không ñược tạo tán thường mọc quá
nhiều cành, lá, kết trái ít, phẩm chất kém hoặc quả quá nhiều, nhỏ, giảm giá
trị dinh dưỡng và thương phẩm. Ngoài ra, tỉa cành tạo tán sẽ giúp ích cho việc
quản lý vườn, có thể chủ ñộng số lượng quả cũng như thời ñiểm ra quả, tăng
hiệu quả kinh tế (Su và Chen, 1991)[50].
1.3.4.3. Nghiên cứu về biện pháp hoá học
Các nghiên cứu về phòng trừ các loài dịch hại trên cây vải cũng ñược
tiến hành ở nhiều nước trên thế giới và quy trình phòng trừ của hầu hết các
loài dịch hại chính trên vải ñã ñược xây dựng ở các nước trồng vải. Tuy
nhiên, cho ñến nay hầu hết quy trình này vẫn chủ yếu dựa vào thuốc hoá học
là chính. Trong ñó việc phun thuốc theo lịch và phun ñịnh kỳ ñối với các loài

dịch hại chính ñược áp dụng rất phổ biến ở các nước trồng vải (Hwang, 1996;
Mitra, 2001)[40][45].

×