BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ - CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT
KHOA: TIẾNG NHẬT
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : NGHỆ THUẬT THƢ PHÁP VIỆT NAM – NHẬT BẢN
ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG VÀ SỰ KHÁC BIỆT
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Bích Liên
Sinh viên : Vũ Thị Lan
Khoa : Tiếng Nhật
Lớp : CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
Mã ID : 0910040026
Niên khoá : 2009 – 2012
Bắc Ninh, tháng 5 năm 2012
TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGOẠI NGỮ -CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT
Khoa: Tiếng Nhật
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Bắc Ninh, ngày 3 tháng 5 năm 2012
BẢN CAM KẾT
Kính gửi:
- Ban Giám Hiệu Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật
- Phòng Đào tạo; Hội đồng Khoa học và Ban giám khảo Chấm Đề cương
Báo cáo thực tập Tốt nghiệp và Khóa luận Tốt nghiệp
Họ và tên sinh viên:
Vũ Thị Lan
Giới tính:
Nữ
Số CMND số:
070883039
Sinh ngày:
18/07/1990
Cấp ngày:
02/05/2012
Quê quán:
Tuyên Quang
Nơi cấp:
CATP Tuyên Quang
Điện thoại:
0976869369
Nguyên quán:
Tân Long – Yên Sơn – Tuyên Quang.
Tên đề tài:
Nghệ thuật thư pháp Việt Nam – Nhật Bản.Điểm
tương đồng và sự khác biệt
Tôi xin cam kết đây là Báo cáo, khóa luận do tôi tự thực hiện, không sao
chép copy của người khác. Danh mục những tài liệu tham khảo phục vụ cho
việc hoàn thành nội dung và hình thức được ghi rõ cuối văn bản.
Kính mong nhà trường và các ban liên quan tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Người cam kết
Sinh viên
Vũ Thị lan
LỜI CẢM ƠN
Nói đến Thư pháp là nói đến một loại hình nghệ thuật độc đáo, hình tượng
mỗi chữ viết ra nói lên được hồn người, diễn tả dụng ý của ngôn từ bằng
chính chữ viết của mình, do đó, mỗi ký tự viết ra là một nét bút đặc trưng
khác nhau tùy theo vị trí và dụng ý của người viết, cũng như tùy thuộc vào
lời văn được viết. Tiếng Việt của chúng ta khác với các ngôn ngữ khác, vì
chúng ta có dấu.
Ở Việt Nam thủa xưa, vào mỗi dịp Xuân về, người dân hay đến nhà những
“Thầy Ðồ” hay những người “hay chữ” để xin chữ về treo như một bức
tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần. Thư pháp
là một môn nghệ thuật phát xuất từ Trung Hoa và đã được các nước Nhật,
Triều Tiên, Việt Nam âm thầm chấp nhận và lặng lẽ duy trì.
Được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Bích Liên
và sự nỗ lực của bản thân,tôi đã hoàn thành chuyên đề này với đề tài “ Nghệ
thuật thư pháp Việt Nam – Nhật Bản.Điểm tương đồng và sự khác biệt”Tôi
hy vọng đề cương này sẽ giúp mọi người có một cái nhìn rõ ràng hơn về
nghệ thuật thư pháp.Với thời gian có hạn, khả năng nắm bắt lý thuyết cũng
như thực tế chưa nhiều nên chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót.Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo hướng
dẫn thực tập để chuyên đề trở nên phong phú và thiết thực.Tôi xin chân
thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Lan
MỤC LỤC
PHẦN MỘT: PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƢƠNG I: ĐẶT VẪN ĐỀ .1
1.1 Lý do chọn đề tài……………………………………………………….1
1.2 Giới hạn đề tài nghiên cứu 2
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 2
1.3.1 Mục đích nghiên cứu 2
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 3
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 3
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu điều tra 3
1.5 Bố cục khoa học 3
PHẦN HAI: PHẦN NỘI DUNG .
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN VỀ THƢ PHÁP VIỆT NAM - NHẬT
BẢN .4
2.1 Quan niệm về thƣ pháp. .4
2.2 Đôi nét về thƣ pháp 5
2.2.1 Từ chữ viết đến nghệ thuật viết chữ. 5
2.2.1.1 Nguồn gốc chữ viết 5
2.2.1.2 Nghệ thuật viết chữ 6
2.2.1.3 Thư pháp 6
2.3 Điểm nổi bật của thƣ pháp Nhật Bản 7
2.3.1 Thư pháp Nhật Bản 8
2.3.2 Phong cách viết thư pháp Nhật Bản 8
2.3.3 Kaisho 8
2.3.4 Gyousho………………………………………………………….……………9
2.3.5 Sousho…………………………………………………………………………9
2.4 Điểm nổi của thƣ pháp Việt Nam…………………………………… 9
2.4.1 Đặc điểm của thư pháp Việt Nam………………………………………10
2.4.1.1 Tính linh hoạt………………………………………………… … 10
2.4.1.2 Tính biểu cảm, trữ tình…………………………………… ………12
2.4.1.3 Tính hài hòa…………………………………………………… …12
2.4.1.4 Tính tổng hợp…………………………………………………… 12
2.4.2 Thư pháp chữ viết trong đời sống của văn hóa dân tộc………… …12
CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Sơ lƣợc về phƣơng pháp nghiên cứu 14
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 14
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 14
3.1.3 Phương pháp nghiên cứu 14
3.1.3.1 Phương pháp trực quan 14
3.1.3.2 Phương pháp nghiên cứu lý luận 14
3.1.3.3 Phương pháp điều tra ……………………………………………………14
3.1.4 Kế hoạch nghiên cứu 14
3.2 Tiến hành nghiên cứu 15
3.3 Kết luận 15
CHƢƠNG IV: THỰC TRẠNG CỦA THƢ PHÁP 16
4.1 Sơ lƣợc thƣ pháp Đông - Tây 16
4.2 Thƣ pháp Việt Nam 17
4.2.1 Năm kiểu chữ chính trong thư pháp Việt Nam .18
4.2.1.1 Chữ Chân Phương………………………………………….…… 18
4.2.1.2 Chữ Cách Điệu…………………………………………….………18
4.2.1.3 Chữ Cá Biệt……………………………………………….……… 18
4.2.1.4 Chữ Mô Phỏng…………………………………………….……….18
4.2.1.5 Chữ Mộc Bản……………………………………………….…… 18
4.2.2 Nguyên tắc của thư pháp……………………………………….… 19
4.2.2.1 Chương pháp………………………………………………….……19
4.2.2.2 Ấn chương……… ……………………………………… …19
4.2.2.3 Nguyên tắc khắc ấn triện……………………………………….… 19
4.2.2.4 Vị trí con dấu…………………………………………………….…20
4.2.3 Thư pháp Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại…………….… 21
4.2.3.1 Quá trình hình thành thư pháp chữ Hán ở Việt Nam………… …21
4.2.3.2 Nghệ thuật thư pháp Quốc ngữ - Hiện đại………… …….………21
4.2.4 Thư pháp chữ Việt từ góc nhìn văn hóa……… …….……………21
4.2.5 Sự hài hòa và nét đẹp trong thư pháp Việt Nam………………………22
4.2.5.1 Thư pháp chữ Hán Việt Nam………… ……………………… 22
4.2.5.2 Thư pháp Quốc ngữ - Hiện đại….………… ………………….…24
4.2.5.3 Đôi nét về thư pháp Việt…… ………… …………………….….24
4.2.5.4 Nhà chùa và thư pháp Việt ………… ……………………….….39
4.2.6 Thư pháp chữ Việt trong đời sống văn hóa của dân tộc……….… 50
4.3 Thƣ pháp Nhật Bản…………………………………………… …51
4.3.1 Thư pháp đặc trưng……………………………….………… …….…53
4.3.1.1 Thư pháp viết bởi Takahashi Deishu………… …………… …53
4.3.1.2 Thư pháp thời Nara…………………….………………… … …54
4.3.1.3 Thư Pháp viết bởi Honda Tadamune ……………… ……………54
4.3.1.4 Thư pháp viết bởi Yamamoto Hokuzan……….………… ………55
4.3.2 Ba phong cách viết thứ pháp Nhật cơ bản….………… ………….58
4.3.2.1 Kaisho…………………………….………… ……………………58
4.3.2.2 Gyousho…………………………… …………………………….58
4.3.2.3 Sousho…………………………………………………… ………59
PHẦN BA: PHẦN KẾT LUẬN 63
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 63
5.1 Kết luận chung 63
5.2 Ý nghĩa 63
5.2.1 Ý nghĩa lý luận……………………………………………… …………63
5.2.2 Ý nghĩa thực tiễn…………………………………… ………… … …63
5.3 Đề xuất và kiến nghị…………………………………………… …….64
5.3.1 Kiến nghị………………………………………………….……… …64
5.3.2 Đề xuất…………………… ……… …………………………… 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO … …. 65
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.4.1.1: Chữ Ngộ - Trƣơng Tuấn Hải 11
Hình 4.2.5.3.1: Cụ đồ xƣa 23
Hình 4.2.5.3.2: Chữ nhẫn – Linh Lan 24
Hình 4.2.5.3.3: Chữ đồng triện 26
Hình 4.2.5.3.4: Chữ Tâm 27
Hình 4.2.5.3.5: Chữ cá biệt 27
Hình 4.2.5.3.6: Chữ cha mẹ 28
Hình 4.2.5.3.7: Khuôn mặt của đức phật 29
Hình 4.2.5.3.8: Chữ phật – Trần Bá Linh 29
Hình 4.2.5.3.9: Chữ Mẹ - Chính Văn 30
Hình 4.2.5.4.1: Sƣ Minh Đức triều tâm 30
Hình 4.3.2.3.2: Thƣ pháp viết bởi Honda Tadamune 50
H ình 4.3.2.3.3: Thƣ pháp viết bởi Gishi thời Heian 51
H ình 4.3.2.3.4: Thƣ pháp viết bởi Natsume Soseki……………………51
Trƣờng Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Nhật
1
Vũ Thị Lan – CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
PHẦN MỘT : PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Nói đến Thư pháp là nói đến một loại hình nghệ thuật độc đáo, hình tượng
mỗi chữ viết ra nói lên được hồn người, diễn tả dụng ý của ngôn từ bằng
chính chữ viết của mình, do đó, mỗi ký tự viết ra là một nét bút đặc trưng
khác nhau tùy theo vị trí và dụng ý của người viết, cũng như tùy thuộc vào
lời văn được viết. Tiếng Việt của chúng ta khác với các ngôn ngữ khác, vì
chúng ta có dấu.
Ở Việt Nam thuở xưa, vào mỗi dịp Xuân về, người dân hay đến nhà những
“Thầy Ðồ” hay những người “hay chữ” để xin chữ về treo như một bức
tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần. Thư pháp
là một môn nghệ thuật phát xuất từ Trung Hoa và đã được các nước Nhật,
Triều Tiên, Việt Nam âm thầm chấp nhận và lặng lẽ duy trì.
Ðối với phương Tây, thư pháp được thực hiện bằng nhiều phương tiện: bút
sắt, cọ, thước, compa, êke… Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ.
Ðó là cái đẹp của các con chữ theo thị giác người sử dụng hệ chữ La Tinh.
Ðối với người phương Ðông, nói đến môn Thư pháp, người ta thường nghĩ
đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt… Với cây bút lông, mực và
giấy người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh cao với lý
thuyết phong phú, mang tính triết học, thiền học.Thư pháp tại Nhật Bản gọi
là thư đạo. Theo các chuyên gia thư pháp Nhật Bản, chữ Hán được truyền
từ Trung Quốc sang Nhật Bản từ khoảng 2000 năm trước, được sử dụng phổ
biến ở Nhật Bản từ khoảng thế kỷ 5. Sau đó, dựa trên cơ sở chữ Hán, người
Nhật đã sáng tạo ra kiểu chữ của mình là chữHiragana và Katakana.Thư
Trƣờng Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Nhật
Vũ Thị Lan – CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
2
pháp Nhật Bản được hình thành từ hai kiểu chữ chính là kiểu chữ Hán từ
Trung Quốc đến và kiểu chữ Hiragana, Katakana. Hiện nay, ở Nhật Bản có
từ 8 đến 10 triệu người tham gia viết thư pháp, và thư pháp được coi là một
trong những môn nghệ thuật đặc sắc của Nhật Bản.
Tôi chọn đề tài “Nghệ thuật thư pháp Việt Nam – Nhật Bản.Điểm tương
đồng và sự khác biệt” để làm đề tài báo cáo thực tập của mình với mục đích
giúp cho mọi người có một cách nhìn hiểu rõ hơn về bộ môn nghệ thuật này.
1.2. Giới hạn đề tài nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nét đẹp trong thư pháp Việt Nam
Một số bức thư pháp đẹp của các nghệ sĩ
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Thư pháp Việt Nam và Nhật Bản
1.3. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Qua đề tài này tôi muốn giúp bản thân và mọi người có thể hiểu thêm về nền
thư pháp của Việt Nam - Nhật Bản, nhằm đẩy mạnh những vấn đề con người
chưa biết rõ về môn nghệ thuật này sẽ trở nên biết rõ và hiểu về nó một cách
sâu rộng hơn.
1.3.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Thư pháp, gợi mở nhiều
điều lý thú về Thư pháp chữ Việt cũng như tìm hiểu thêm về thư pháp của
đất nước mặt trời mọc.Qua đó có cái nhìn sâu sắc về bộ môn nghệ thuật
truyền thống cổ xưa.Có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần vào việc kế
thừa và phát huy Di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trƣờng Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Nhật
Vũ Thị Lan – CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
3
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu trực quan
Tổng hợp những ý hay, những kết luận có liên quan.Phân tích từng ý nhỏ
của nghệ thuật thư pháp.Sau đó tổng hợp thành một ý lớn, cô đọng toàn bộ
nội dung đã phân tích và làm sáng tỏ vấn đề.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng lời lẽ mang tính chất thuyết phục cao, kết hợp với những dẫn chứng
cụ thể lấy từ thông tin đại chúng như: sách báo, internet,…để đi sâu vào vấn
đề làm sáng tỏ từng khía cạnh của vấn đề.
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu điều tra
Tìm hiểu rõ ràng từng khía cạnh về môn nghệ thuật này để có số liệu cúng
như thông tin chính xác để đi vào phân tích làm sáng tỏ vấn đề.Tìm tòi điều
tra trên tất cả những thông tin hay sách báo viết về thư pháp.
1.5. Bố cục khoa học
Đề tài của tôi gồm các chương như sau :
Chương I. Đặt vấn đề
Chương II. Tổng quan về thư pháp của Việt Nam và Nhật Bản
Chương III. Phương pháp nghiên cứu
Chương IV. Thực trạng của thư pháp
Chương V. Phần kết luận
Trƣờng Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Nhật
Vũ Thị Lan – CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
4
PHẦN HAI: PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN VỀ THƢ PHÁP VIỆT NAM – NHẬT
BẢN
2.1. Quan niệm về thƣ pháp
Nói đến Thư pháp là nói đến một loại hình nghệ thuật độc đáo. Nhìn chữ
viết mà người ta biết được nhân cách của người viết. Do đó, mỗi ký tự viết
ra là một nét bút đặc trưng khác nhau tùy theo vị trí và dụng ý của người viết,
cũng như tùy thuộc vào lời văn được viết.
Thư pháp là nghệ thuật viết chữ đẹp. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thư
pháp là phép viết chữ của người Trung Hoa vàngười Ả Rập được nâng lên
thành một nghệ thuật. Về gốc Hán Việt, thư pháp có nghĩa là phép viết chữ.
Nhưng không đơn giản chỉ với cách hiểu là phép viết chữ sao cho đẹp, thư
pháp, hay thư đạo trong hàm nghĩa sâu xa còn là phương tiện để biểu hiện
tâm, ý, khí, lực của người dụng bút.
Tại Việt Nam, nghệ thuật thư pháp thường theo phong cách thư pháp Trung
Hoa, dùng bút lông và mực tàu.
Thư pháp Việt Nam và thư pháp Nhật Bản nằm trong nhóm thư pháp Á
đông. Thư pháp Á Đông là nghệ thuật viết chữ đẹp có nguồn gốc từ Trung
Quốc. Người ta dùng bút lông, chấm mực tàu, viết chữ Hán trên các loại
giấy tốt hay vải lụa, theo những phong cách khác nhau. Trong nghệ thuật thư
pháp Á Đông có 5 phong cách viết là Chân, Triện, Lệ, Hành và Thảo với
những quy luật đặc trưng riêng về đường nét, cách thức thể hiện.
Người Trung Quốc cho rằng Lý Tư, thừa tướng của triều đình nhà Tần, là
người khởi đầu cho nghệ thuậtthư pháp vì ông là người được giao việc thực
hiện cải cách và thống nhất văn tự sau khi Tần Thủy Hoàngthôn tính các
nước nhỏ khác đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia thống nhất. Trải qua
Trƣờng Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Nhật
Vũ Thị Lan – CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
5
các triều đại sau đó, sử sách đều có ghi nhận về sự xuất hiện của những thư
pháp gia nổi tiếng, như Vương Hy Chi hay Tề Bạch Thạch.
Tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm thư pháp thường bao gồm nhiều yếu tố
rất khắt khe như điểm hoạch, kết thể, thần vận….Cùng với sự xâm lược và
đồng hoá của văn hoá các triều đại Trung Quốc trong một khoảng thời gian
dài, môn nghệ thuật này cũng trở nên phổ biến tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt
Nam.
Thư pháp Việt Nam và thư pháp Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ
thư pháp Trung Quốc.
2.2. Đôi nét về thƣ pháp
Nghệ thuật Thư pháp có nguồn gốc từ Trung Hoa.Thư pháp là một môn
nghệ thuật xuất phát từ Trung Hoa và đã được các nước Nhật, Triều Tiên,
Việt Nam đón nhận, kế thừa và phát triển theo bản sắc văn hóa của dân tộc
mình. Ðối với phương Tây, thư pháp được thực hiện bằng nhiều phương
tiện: bút sắt, cọ, thước, compa, êke Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực
và tỷ lệ. Ðó là cái đẹp của các con chữ theo thị giác người sử dụng hệ chữ La
tinh.
2.2.1. Từ chữ viết đến nghệ thuật viết chữ
2.2.1.1. Nguồn gốc chữ viết
Chữ viết ra đời theo yêu cầu của xã hội loài người. Nó hình thành trên cơ sở
những thành quả lao động chân tay và trí óc. Tiển thân gần gũi của nó chính
là những hình vẽ mang ý nghĩa thực thể hoặc tưởng tượng.
2.2.1.2. Nghệ thuật chữ viết
Cái đẹp trong chữ viết, mà theo cách nói hiện đại là nghệ thuật chữ viết Thư
pháp từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới coi trọng và xem là một loại
hình nghệ thuật đặc thù "cao cấp" , là biểu tượng thẩm mỹ của nền văn hóa
Trƣờng Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Nhật
Vũ Thị Lan – CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
6
dân tộc ở một số nước phương Đông. Nghệ thuật chữ viết vừa tạo nên giá trị
thẩm mỹ, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong cuộc sống của mọi người trên hành
tinh của chúng ta.
2.2.1.3. Thư pháp
Cách hiểu về nghệ thuật Thư pháp có thể khái quát thành hai nội dung : Một
là, nội dung gắn bó với cơ sở mỹ học của thư pháp ( các cách viết, kỹ thuật
viết, những bút pháp, đường nét, màu sắc của người viết ). Hai là, gắn bó
với tính cách, tâm tư, tình cảm, quan niện triết học, nhân sinh quan của
người viết và phong khí của thời đại.
Vì vậy, ta có thể hiểu thư pháp là : nghệ thuật thể hiện chữ viết và là
phương tiện để bày tỏ tâm thức của con người. Với ý nghĩa này, thư pháp trở
thành một nghệ thuật biểu đạt mỹ cảm của mỗi dân tộc, chí hướng, tâm tư và
tình cảm chủ quan, có giá trị đạo đức và giá trị mỹ học.
2.3. Điểm nổi bật của thƣ phápNhật Bản
Thư pháp được coi là một trong những loại hình nghệ thuật độc tôn của xứ
sở Hoa Anh Đào. Tuy nhiên, không có bất cứ tiêu chuẩn nào đối với những
người muỗn trở thành nhà thư pháp, cũng không có sự phân biệt giữa nam
và nữ. Vấn là là ở chỗ họ có khả năng, đủ kiên trì và cái tâm để theo đuổi
loại hình nghệ thuật thanh tao này không? Nhà nữ thư pháp Kanagawa
Michico khẳng định: "Không có sự phân biệt nào giữa nam và nữ, điểm khác
biệt là ở chỗ mỗi người có cách thể hiện khác nhau”.
Nhật Bản là một quốc gia rất coi trọng nghệ thuật thư pháp, lĩnh vực có ảnh
hưởng rất lớn với nền mỹ thuật của nước này. Trong số 127 triệu người,
Nhật Bản có đến gần 10 triệu đang tham gia viết thư pháp bao gồm cả những
nhà thư pháp nổi tiếng và người đang học viết thư pháp.“Nghệ thuật thư
pháp Nhật Bản xuất hiện sau Trung Quốc và cũng bị ảnh hưởng bởi thư
pháp nước này rất nhiều. Có thể nhận thấy điều này qua phần lớn những tác
Trƣờng Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Nhật
Vũ Thị Lan – CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
7
phẩm được trưng bày trong triển lãm lần này. Nếu như thư pháp Trung Quốc
có lịch sử hình thành và phát triển hơn 2000 năm thì thư pháp Nhật Bản mới
chỉ xuất hiện từ thế kỷ 6 tức là cách đây khoảng 1500 năm. Mặc dù đã có
nhiều sự cách tân nhưng về cơ bản thư pháp Nhật Bản vẫn chịu ảnh hưởng
tương đối lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, người Nhật vẫn có sự sáng tạo
riêng mà bằng chứng rõ ràng nhất là hệ thống chữ Ca-na, chữ đặc trưng chỉ
xuất hiện trong thư pháp Nhật Bản. Nếu như chữ Hán được viết trên giấy
trắng thì chữ Ca-na được thể hiện trên nền giấy nhiều màu để phân biệt nét
đặc trưng của nghệ thuật thư pháp Nhật Bản. Các nhà thư pháp có cách thể
hiện trên các chất liệu khác nhau, dùng mực viết trên giấy và khắc chữ trên
gỗ và đá sau đó phủ nhũ lên Hiện tại có một số tên tuổi nổi tiếng về thư
pháp của Nhật Bản như: Mashiko Tetsushu, Miyake Soshu, Nagamori Soshu,
Tanagi Hekien và Kanagawa Michiko ”.
“Thư pháp là một môn nghệ thuật có xuất xứ từ Trung Hoa, du nhập vào các
nước Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam rồi được các nước này phát triển theo
những cách riêng. Ðối với người phương Ðông, nói đến môn Thư pháp,
người ta thường nghĩ đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt Với
cây bút lông, mực và giấy, người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ
vươn lên đỉnh cao với lý thuyết phong phú, mang tính triết học và nghệ thuật
cao. Thư pháp cũng giống như hội họa của Trung Quốc, đều là bộ phận quan
trọng nhất của nghệ thuật truyền thống Trung Hoa. Có thể phân ra làm 3 thời
kỳ phát triển của thư pháp: Thời kỳ Tiên Tần (trước năm 221 TCN) - giai
đoạn sơ kỳ của nghệ thuật thư pháp; Từ nhà Tây Hán đến cuối nhà Đường
(từ 206 TCN - 907 SCN) - giai đoạn chín muồi của thư pháp; Từ thời Ngũ
Đại đến cuối nhà Thanh (907-1911) - giai đoạn phát triển độc đáo”.
2.3.1. Thư pháp tại Nhật Bản
Trƣờng Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Nhật
Vũ Thị Lan – CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
8
Ở Nhật Bản nơi mà khiếu thẩm mỹ luôn dựa vào sự giản dị cùng với tính
trầm tư mặc tưởng của Thiên Đạo đã tiếp nguồn cho nghệ thuật thư pháp
phát triển thành một phong cách rất đặc biệt. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa
tinh hoa Thiên Đạo và nghệ thuật thể hiện. Với ý nghĩa này, thư đạo của
Nhật Bản không chỉ là môn nghệ thuật thể hiện, mà nó vượt ra ngoài hạn
lượng của ý thức để truyền tải nội dung tâm pháp.
2.3.2. Phong cách viết thư pháp Nhật Bản
2.3.3. Kaisho
Kaisho có nghĩa là “viết thư pháp kiểu vuông”. Nói cách khác, đây là phong
cách viết thư pháp mà mỗi nét chữ được viết ra trong sự cẩn thận và rõ ràng,
tạo được kiểu thư pháp theo lối chữ in mà chúng ta có thể nhìn thấy trên các
tờ báo. Đó cũng là kiểu viết thư pháp mà tất cả các học viên của thư pháp
phải học đầu tiên, và họ trở nên quen dần khi luyện viết kiểu thư pháp này
hàng ngày và chính điều đó tạo nên cơ hội tốt cho các học viên trong việc sử
dụng bút lông để viết chính xác kiểu thư pháp này.
2.3.4. Gyousho
Gyousho nghĩa đen là “viết thư pháp kiểu nhanh” muốn nói đến phong cách
viết nửa chữ thảo trong thư pháp Nhật. Cũng như cách viết chữ thảo bằng
tay trong tiếng Hoa, cách viết mà hầu hết mọi người hay sử dụng nhiều trong
ghi chú. Hơn thế nữa, tương ứng với cách viết chữ thảo trong tiếng Hoa, thì
trong phong cách Gyousho những nét chữ được viết rời rạc theo phong cách
Kaisho được kết hợp với nhau tạo thành phong cách viết trôi chảy và lưu
loát hơn. Chữ viết theo kiểu này thường phổ thông và dễ đọc hơn cho đại đa
số tầng lớp tri thức ở Nhật.
2.3.5. Sousho
Sousho là “kiểu thư pháp nhiều nét”, nói đến phong cách viết chữ thảo trôi
chảy trong thư pháp Nhật. Với kiểu thư pháp này, người đọc rất khó đọc vì
Trƣờng Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Nhật
Vũ Thị Lan – CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
9
các nhà thư pháp hiếm khi cho phép bút lông của mình rời khỏi giấy, để có
được nét chữ thanh nhã và nhanh hơn. Chỉ duy nhất những người nào học
viết kiểu thư pháp này mới có thể dễ dàng đọc được nguyên bản thể thư của
nó.
2.4. Điểm nổi của thƣ pháp của thƣ pháp Việt Nam
Thư pháp Việt Nam bao gồm hai dòng: Thư pháp Hán-Nôm và Thư pháp
Quốc ngữ.Xưa nay, trong lịch sử việt Nam không hoàn toàn có nhắc đến một
cách chính danh một bộ môn nghệ thuật nào mang tên Thư Pháp và danh
xưng chính thức như Thư pháp gia hay còn gọi là Nhà Thư pháp cho những
người hoạt động trong lĩnh vực này, chỉ có khái niệm viết chữ đẹp và người
viết chữ đẹp.
Ưu điểm nổi bật của chữ Hán – Nôm là chúng sẵn có nhiều yếu tố tạo hình
và các yếu tố đó lại được sắp đặt trong một khuôn khổ vuông vức. Vì vậy,
chưa cần đến nghệ thuật cách điệu, mỗi chữ Hán – Nôm đã có dáng dấp một
bức tranh.
Đối với chữ Việt (theo hệ Latin), người ta khó tìm thấy các yếu tố tạo hình
thuận lợi. Mỗi từ trong tiếng Việt thường bao gồm nhiều chữ cái, được sắp
xếp theo hàng ngang một cách đơn điệu. Điều đó giải thích tại sao có một số
người khẳng định: Không thể có cái gọi là thư pháp chữ Việt. Các tác giả
thư pháp chữ Việt muốn tạo nên một bức thư pháp đều phải cố gắng sắp xếp
các nét chữ sao cho chúng có thể ở trong một khuôn khổ “vuông vức” như
chữ Hán. Nếu tài nghệ không cao, các nét chữ có thể bị biến dạng một cách
tùy tiện gây phản cảm cho người xem. Đó cũng là lý do khiến người ta chê
bai thư pháp chữ Việt. Người ta cho các tác giả đang làm “bẩn” chữ Việt.
Qua những gì đã thấy trong thời gian vừa qua, ta có cảm giác các tác giả rất
lúng túng trong việc xử lý các yếu tố tạo hình (vốn rất ít ỏi) của chữ Việt để
tạo nên các tác phẩm thư pháp có tính thuyết phục cao. Nói cách khác họ đã
Trƣờng Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Nhật
Vũ Thị Lan – CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
10
thất bại. Nguyên nhân thất bại có thể là họ chưa nắm được nghệ thuật tạo
hình, cũng có thể do họ chưa tìm hiểu kỹ đặc điểm của chữ Việt, chưa phát
hiện và khai thác tốt các yếu tố tạo hình của các chữ.
2.4.1. Đặc điểm thư pháp Việt Nam
2.4.1.1. Tính linh hoạt
Sự linh hoạt là một trong những điểm quan trọng của nghệ thuật thư pháp và
văn hóa Việt Nam nói riêng và có lẽ văn hóa nông nghiệp nói chung. Đối
với thư pháp chữ Việt tính linh hoạt thể hiện rất cao độ - nó cũng là một đặc
tính điển hình của người Việt.Ta dễ dàng nhận thấy tính linh hoạt trong nghệ
thuật này của dân tộc Việt. Một trong những nguyên tắc trong khi viết, là rất
mức tôn trọng tính phóng khoáng tự nhiên, hoàn toàn không câu nệ khuôn
sáo, biểu lộ cách viếtõ linh hoạt. Chính cái nét linh động đó làm cho tác
phẩm thư pháp luôn có cái “hồn” của chữ. Ví như là hình vẽ một cô đang lắc
đầu có ý nghĩa dung tuyệt tác. Ví dụ hay nhất cho loại chữ này là họa sĩ Lê
Vũ - ông đã “vẽ” chân dung các danh nhân bằng chữ Latinh – đây là sự sáng
tạo rất đáng trân trọng. Đối với chữ Hán vốn là chữ tượng hình nên bản thân
mỗi văn tự với những chấm, phẩy, sổ, ngang, khung, mác… hợp thành đã
trở thành bức tranh sinh động, hay hình tượng cụ thể nào đó là điều đương
nhiên Nhưng đối với chữ Latinh không có sự mô phỏng như chữ Hán mà
các nghệ nhân chúng ta vẫn có thể làm thư pháp hóa thành những hình tượng
tuyệt vời quả thật là điều kỳ diệu của thư pháp Việt Nam hiện đại. Mặc khác,
tính linh hoạt còn thể hiện ở chất liệu làm nên bức tranh cũng như màu sắc
thể hiện chữ viết.
Trƣờng Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Nhật
Vũ Thị Lan – CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
11
Hình 2.4.1.1: Chữ Ngộ - Trƣơng Tuấn Hải
2.4.1.2. Tính biểu cảm, trữ tình
Là một đặc điểm tiêu biểu của các loại hình nghệ thuật và văn hóa Việt
Nam nói riêng và có lẽ văn hóa nông nghiệp nói chung. Với thư pháp chữ
Việt thì tính biểu cảm thể hiện rất rõ nét.
2.4.1.3.Tính hài hòa
Là một đặc điểm nổi bật của nền văn hóa Việt Nam và nó ảnh hưởng rất
đậm nét trong nghệ thuật thư pháp chữ Việt. Nó cũng là một trong những
yếu tố tạo nên một tác phẩm thư pháp hoàn hảo.
2.4.1.4. Tính tổng hợp
Sự giao hòa giữa văn hóa Đông - Tây ( bút lông_ sản phẩm của văn hóa
phương Đông và chữ Latinh_ sản phẩm của văn hóa phương Tây ).
2.4.2. Thư pháp chữ Việt trong đời sống của văn hóa dân tộc
Thực tế hiện nay, thư pháp chữ Việt đã hòa mạch sống nghệ thuật trong
vườn hoa dân tộc và nó có ảnh hưởng lớn trên mặt trận văn hóa tư tưởng,
Trƣờng Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Nhật
Vũ Thị Lan – CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
12
đạo đức giáo dục, Sở dĩ nó đặc biệt như vậy vì nó đã nối mạch được truyền
thống tôn trọng chữ, kính chữ đã có hàng ngàn đời trong lịch sử dân tộc.
Hơn nữa, nó mang thông điệp cho mọi người rằng: nếu biết khai thác và
sáng tạo thì chữ Việt cũng rất đẹp và rất có hồn. Hy vọng, việc chơi thư pháp,
thưởng lanm4 thư pháp chữ Việt hiện nay không chỉ dừng lại ở tính phong
trào mà là sự hiện diện có ý nghĩa của một môn nghệ thuật đặc thù mang
tính cao cấp, phát huy được cái đẹp, cái hồn của mỗi chữ Việt trong lòng
người dân nước Việt.
Trƣờng Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Nhật
Vũ Thị Lan – CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
13
CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Sơ lƣợc về phƣơng pháp nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nét đẹp trong thư pháp Việt Nam.
Một số bức thư pháp đẹp của các nghệ sĩ.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên mặt bằng cơ sở là nghệ thuật thư pháp Việt Nam
và Nhật Bản.
3.1.3. Phương pháp nghiên cứu
3.1.3.1. Phương pháp trực quan
Tổng hợp những ý hay, những kết luận có liên quan.Phân tích từng ý nhỏ
của vấn đề thể thao và sự phát triển toàn diện của thư pháp Việt Nam - Nhật
Bản.Sau đó tổng hợp thành một ý lớn, cô đọng toàn bộ nội dung đã phân tích
và làm sáng tỏ vấn đề
3.1.3.2. Phương pháp lý luận
Sử dụng lời lẽ mang tính chất thuyết phục cao, kết hợp với những dẫn chứng
cụ thể lấy từ thông tin đại chúng như: sách báo, internet,…để đi sâu vào vấn
đề làm sáng tỏ từng khía cạnh của vấn đề.
3.1.3.3. Phương pháp điều tra.
Tìm hiểu rõ ràng từng khía cạnh về thư pháp Việt Nam và Nhật Bản để có số
liệu cúng như thông tin chính xác để đi vào phân tích làm sáng tỏ vấn
đề.Tìm tòi điều tra trên tất cả những thông tin hay sách báo viết về nghệ
thuật thư pháp.
3.1.4. Kế hoạch nghiên cứu
Khi bắt đầu nghiên cứu đề tài này, tôi đã chia quá trình nghiên cứu cho đề tài
của tôi làm 2 lần như sau :
Trƣờng Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Nhật
Vũ Thị Lan – CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
14
Lần 1
Thời gian : Tôi nghiên cứu lần 1 của vấn đề này trong thời gian là vào ngày
15/01/2012.
Địa điểm : Vì điều kiện và thời gian nên tôi chưa thể trực tiếp sang Nhật Bản
để tìm hiểu một cách rõ ràng về nghệ thuật thư pháp Nhật Bản, chính vì thế
tôi đã tìm hiểu thông qua sách báo, internet.
Nội dung : Tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp Việt Nam – Nhật Bản có đặc
điểm gì nổi bật.
Lần 2
Thời gian : Để tiếp túc nghiên cứu vào ngày 31/01/2012.
Địa điểm : Tìm hiểu thông qua sách báo và internet.
Nội dung : Tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp Việt Nam – Nhật Bản có đặc
điểm gì nổi bật. Từ đó so sánh làm sáng tỏ những khía cạnh đặc biệt của thư
pháp Việt Nam – Nhật Bản.
3.2. Tiến hành nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu trên đất nước Việt Nam, sách báo và internet về Nhật
Bản với vấn đề thư pháp.
Nghiên cứu, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nghiên cứu không bỏ qua bất cứ vấn đề nào có liên quan.
Trƣờng Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Nhật
Vũ Thị Lan – CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
15
CHƢƠNG IV: THỰC TRẠNG CỦA THƢ PHÁP
4.1. Sơ lƣợc thƣ pháp Đông - Tây
Trong dòng chày văn hóa truyền thống của các nước phương Đông - Thư
pháp được xem như một mạch ngầm, lặng lẽ tồn tại với thời gian nhưng thư
pháp lại có vị trí đáng kể và hàm chứa nhiều giá trị nhân bản, đạo đức xã hội
trong thế giới nghệ thuật.
Thư pháp đối với người Trung Hoa : là linh hồn của mỹ thuật Trung Hoa,
là loại hình nghệ thuật có tính tổng hợp cao, có xu hướng vươn tới nghệ
thuật biểu hiện tâm hồn chủ quan.
Thư đạo Nhật Bản : Ở Nhật Bản nơi mà khiếu thẩm mỹ luôn dựa vào sự
giản dị cùng với tính trầm tư mặc tưởng của Thiên Đạo đã tiếp nguồn cho
nghệ thuật thư pháp phát triển thành một phong cách rất đặc biệt. Đó là sự
kết hợp hài hòa giữa tinh hoa Thiên Đạo và nghệ thuật thể hiện. Với ý nghĩa
này, thư đạo của Nhật Bản không chỉ là môn nghệ thuật thể hiện, mà nó vượt
ra ngoài hạn lượng của ý thức để truyền tải nội dung tâm pháp.
Ở các nước phương Tây : ngày xưa, khi nghề in chưa có ( hoặc đã có mà
chưa tinh vi ), những văn kiện quan trong hay tác phẩm thiêng liêng đầu cần
những Nhà thư pháp ( calligrapher ) nắn nót, trau chút từng nét một. Đặc
biệt, với Kinh Điển của nhiều Tôn giáo, các nhà Thư pháp còn dốc lòng tôn
trọng, giữ gìn trai giới và kiên tửu sắc trong suốt những ngày tháng tỉ mỉ
chép Kinh thành những tác phẩm mỹ thuật, mà ngày nay một số kiệt tác còn
may mắn giữ được đã trở thành tài sản văn hóa vô giá của các viện bảo tàng
tên tuổi trên thế giới.
4.2. Thƣ pháp Việt Nam
Thư pháp Việt Nam bao gồm hai dòng: Thư pháp Hán-Nôm và Thư pháp
Quốc ngữ (hay thư pháp chữ Việt).
Trƣờng Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Nhật
Vũ Thị Lan – CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
16
Xưa nay, trong lịch sử việt Nam không hoàn toàn có nhắc đến một cách
chính danh một bộ môn nghệ thuật nào mang tên Thư Pháp và danh xưng
chính thức như Thư pháp gia hay còn gọi là Nhà Thư pháp cho những người
hoạt động trong lĩnh vực này, chỉ có khái niệm viết chữ đẹp và người viết
chữ đẹp.
Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán, dùng văn tự Hán nhưng lại
không chính danh được cho bộ môn này. Các nhà nghiên cứu chưa tìm thấy
các tư liệu lịch sử của suốt quá trình bị phương Bắc đô hộ và cả thời kỳ độc
lập tự chủ nhắc đến bộ môn này. Một vài từ liệu rất ít ỏi như trong Kiến Văn
Tiểu Lục của Lê Quý Đôn hay Vũ Trung Tùy bút của Phạm Đình Hổ cũng
chỉ nhắc đến một cách sơ lược lối viết chữ của người phương Bắc mà thôi,
ngoài ra không đề cập gì hơn.
Thư pháp chữ Việt, hay thư pháp Việt ngữ được bắt đầu từ khoảng 30 năm
gần đây. Bắt đầu là nhà thơ Đông Hồ viết thư pháp bằng bút sắt. Sau này có
nhà thư pháp Nhất Linh viết một số bức in trên tạp chí nhưng chưa thành
phong trào. Mãi đến sau này, nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh khơi mào
cho phong trào viết thư pháp Quốc ngữ bằng bút lông. Câu lạc bộ Thư pháp
ban đầu chỉ có nhà thư pháp Nguyễn Đình và nhà sư Minh Đức Triều Tâm
Ảnh chơi thư pháp Quốc ngữ. Đến nay, thư pháp chữ Việt đã được nhiều
người quan tâm. Một trong những tác phẩm thư pháp nổi bật nhất là cuốn
thư pháp Truyện Kiều của Nguyễn Đình, tác phẩm này được thực hiện nhân
dịp Festival Huế 2002.
4.2.1. Năm kiểu chữ chính trong thư pháp Việt Nam
4.2.1.1.Chữ Chân Phương (còn gọi là Chân Tự): là cách viết rõ ràng dễ đọc,
rất giống chữ thường.
Trƣờng Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật Khoa: Tiếng Nhật
Vũ Thị Lan – CĐ Tiếng Nhật 1 – K4
17
4.2.1.2.Chữ Cách Điệu (còn gọi là Biến Tự): là cách viết biến đổi từ chữ
Chân Phương, nhưng các chữ cái hơi được biến dạng một chút để tạo lối viết
riêng của từng người.
4.2.1.3. Chữ Cá Biệt (còn gọi là Cuồng Thảo): là lối viết mà người phóng
bút "nhiếp tâm" giữa tư tưởng và quản bút. Lối viết này thể hiện cá tính của
người viết. Nhìn vào kiểu chữ này, người xem dễ nhận ra tác giả mà không
cần phải xem chữ ký. Kiểu chữ này thường được viết liền mạch trong một
nét nên khó đọc.
4.2.1.4. Chữ Mô Phỏng là lối viết dựa theo kiểu chữ của nước ngoài. Chẳng
hạn có người viết chữ Việt nhưng nhìn qua trông ngỡ chữ Tàu, hay chữ Ả
Rập, chữ Miên.
4.2.1.5. Chữ Mộc Bản là kiểu chữ giống như chữ khắc trên mộc hoặc như
kiểu thợ sắp chữ của nhà in mà khi viết thì theo một phương pháp đảo lộn,
khi xem phải dùng gương phản chiếu. Khi nhìn qua, chữ kiểu này trông
giống dạng Hán-Nôm, nhưng thực ra lại là chữ Việt viết ngược.
Ngoài ra thư pháp còn có thể trở thành thư họa. Đó là khi trong một số tranh
thư pháp còn có hình ảnh minh họa, trong đó phần tranh có thể chiếm
khoảng không gian lớn hơn phần chữ. Hoặc khi nhà thư pháp biến chữ thành
tranh, tranh là hình ảnh của chữ.
4.2.2. Nguyên tắc của thư pháp
4.2.2.1. Chương pháp
Tức là nguyên cứu phương pháp phân bố chữ với chữ, hàng với hàng, và các
hàng với toàn bộ bức thư pháp. Một bức thư pháp thành công hay không là
do ở chương pháp.
Ðầu câu không thụt vào.