Mục lục
Contents
Mục lục 1
Contents 1
MỞ ĐẦU 3
B .Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union- ITU) 4
I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP: 4
1. Nguồn gốc: 4
2. Sứ mệnh và hoạt động: 5
3.Cơ cấu tổ chức của ITU: 7
II. CÁC HOẠT ĐỘNG GẦN ĐÂY CỦA ITU: 7
1. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội Thông tin (World Summit on the Information Society –
WSIS) : 8
2. Hội nghị Toàn quyền ITU lần thứ 17 Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ (6-24/11/2006): 8
III. QUAN HỆ VIỆT NAM-ITU 9
1. Quan hệ Việt Nam với ITU: 9
2. ITU hỗ trợ Việt Nam: 9
3. Đánh giá quan hệ Việt nam - ITU: 10
4. Viettel và ITU 10
C.Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm – CAC 11
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 11
II. MỤC TIÊU CỦA CAC 12
III.Cơ cấu tổ chức CAC 13
3.1 Thành viên 13
3.2 Ngân sách nhà nước 13
1
3.3 Quản trị 14
3.4 Thư ký 14
3.5 Ủy ban vấn đề chung 15
3.6 Ủy ban hàng hóa 15
IV. HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN CAC 16
4.1 Vệ sinh thực phẩm 17
4.2 Tiêu chuẩn sản xuất 18
V. Việt Nam tham gia CAC 19
5.1 Chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban Codex Việt Nam 19
5.2 Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Codex Việt Nam có hệ thống tổ chức như sau: 20
5.3 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG 21
5.4 Nhiệm kỳ hoạt động 23
5.5 Kinh phí hoạt động 23
D. KẾT LUẬN 24
2
MỞ ĐẦU
Tiêu chuẩn hoá là một phương tiện có hiệu quả để phát triển công nghiệp nói
riêng và kinh tế nói chung, không những trong phạm vi từng nước mà còn trên
phạm vi toàn cầu
Tiêu chuẩn hoá thực tế đã có từ lâu đời, ban đầu là việc quy định về hình dáng
của đồ vật, những đơn vị đề đo lường phục vụ cho giao lưu buôn bán, trao
đổi.
Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ thứ XVIII là một sự kiện quan trọng tạo
điều kiện cho công tác tiêu chuẩn hoá phát triển lên một bước có tổ chức và hệ
thống. Sự phân công lao động cùng với việc sử dụng các máy móc trong sản xuất,
đòi hỏi phải chuyên môn hoá trong sản xuất. Muốn tiến hành tổ chức chuyên môn
hoá thì phải tiêu chuẩn hoá sản phầm. Tiêu chuẩn hoá sản phẩm trong phạm vi xí
nghiệp đã mang lại khả năng hợp lý hoá quá trình sản xuất và mang lại lợi nhuận
cao. Do công nghiệp phát triển, sự trao đổi hàng hoá ngày càng mở rộng, hoạt động
tiêu chuẩn hoá cũng được mở rộng từ phạm vi xí nghiệp và công ty sang phạm vi
quốc gia.
Ngày nay, tiêu chuẩn hoá đã trở thành một hoạt động liên quan đến mọi vấn đề
thực tiễn và cả các vấn đề tiềm ẩn mang ý nghĩa định hướng phát triển cho tương
lai. Công tác tiêu chuẩn hoá được tiến hành dựa trên kết quả nghiên cứu, ứng dụng
khoa học kỹ thuật và vận dụng các kinh nghiệm thực tiễn không những đã giúp
mọi loại hình sản xuất kinh doanh, của từng tổ chức, doanh nghiệp riêng lẻ vào nền
nếp, hiệu quả mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển hài hoà và hợp tác trong mọi lĩnh
vực giao lưu, thương mại ở khu vực và quốc tế.
Tiêu chuẩn hoá, thực chất là ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, là một phương tiện
có hiệu quả để phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung, không những
trong phạm vi từng nước mà kể cả trên phạm vi toàn cầu. Nhất là trong thời kì hội
nhập như hiện nay thì công tác tiêu chuẩn hóa quốc tế đóng vai trò vô cùng quan
trọng.
3
Tiêu chuẩn hoá quốc tế là hoạt động tiêu chuẩn hoá được mở rộng cho tất cả các
tổ chức tương ứng ở tất cả các nước tham gia. Tiêu chuẩn hoá quốc tế là hoạt động
của các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế dựa trên điều lệ của các tổ chức này. Một số
tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế lớn như: ISO, IEC, CAC, ITU, IOML…
Để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn hóa bài tiểu luận của nhóm em xin trình bày về hai
tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế là ITU, CAC
B .Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication
Union- ITU)
I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP:
1. Nguồn gốc:
Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) được thành lập ngày 15 tháng 7 năm 1947.
ITU là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Trụ sở ITU đặt tại Giơ-ne-vơ,
Thụy sĩ.
Ngày 17/5/1865, 20 nước đã ký Công ước Điện báo Quốc tế (International
Telegraph Convention) lần thứ nhất và hiệp ước thành lập Liên minh Điện báo
Quốc tế (Internatonal Telegraph Union - ITU) - tổ chức tiền thân của Liên minh
Viễn thông Quốc tế hiện nay. Liên minh được thành lập với mục tiêu ban đầu là:
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung, sửa đổi thường xuyên những điều khoản
của Công ước và những hiệp định quốc tế được ký kết trong lĩnh vực điện báo.
Các hoạt động chính hiện nay của ITU bao trùm tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực
viễn thông. ITU có ba khu vực hoạt động chính:
- ITU - R (Radiocommunication Sector): Liên quan đến hệ thống và thiết bị phát
thanh;
- ITU - T (Telecommunication Standardization Sector): Biên soạn các qui định kỹ
thuật về hệ thống, mạng và dịch vụ bưu chính viễn thông;
- ITU - D (Development Sector): Soạn thảo những khuyến nghị, nghị quyết, hướng
dẫn, sổ tay, báo cáo… 2. Thành viên của ITU:
4
ITU hiện có 193 quốc gia thành viên (Member States), 700 thành viên khu vực
nhân (Sector Member) và 169 thành viên liên kết (Associated) và 48 học viện
(Academia).
Ban Tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực truyền thông (ITU-T) là một ban tiêu chuẩn hoá
chuyên ngành của ITU, được thành lập ngày 01/3/1993 để thay thế cho Uỷ ban Tư
vấn quốc tế về điện thoại và điện báo (CCITT, thành lập năm 1865).
Các nước thành viên có trách nhiệm đóng góp tài chính tự nguyện. Mức đóng góp
tối đa là 40 đơn vị (năm 1995 ITU quy định mỗi đơn vị đóng góp là 330.000 Phơ
răng Thụy sĩ) và tối thiểu là 1/6 đơn vị dành cho các nước đang phát triển. Việt
nam đăng ký hàng năm đóng góp 1/2 đơn vị.
Các thành viên ITU-T bao gồm:
- Thành viên đương nhiên: Văn phòng ITU của các nước thành viên ITU;
- Thành viên tham gia: Các cơ quan, tổ chức khoa học và công nghiệp đang hoạt
động được thừa nhận; các tổ chức viễn thông, tiêu chuẩn hoá, tài chính và phát
triển khu vực và quốc tế.
Việt Nam gia nhập ITU từ ngày 24/9/1951. Bộ Thông tin và Truyền thông là đại
diện của Việt Nam tham gia vào ITU.
2. Sứ mệnh và hoạt động:
ITU được thành lập nhằm các mục đích sau:
Sứ mệnh của ITU-T là xây dựng, xuất bản, phổ biến và giám sát việc áp dụng các
Khuyến nghị tiêu chuẩn hoá (có vai trò tương tự như các tiêu chuẩn ISO và IEC)
cho các hoạt động viễn thông trên cấp độ toàn cầu, thông qua việc nghiên cứu các
vấn đề kỹ thuật, thao tác và thuế quan về truyền thông quốc tế. Hiện thời, hoạt
động tiêu chuẩn hóa của ITU-T được tiến hành bởi:
- Nhóm Tư vấn về Tiêu chuẩn hoá Truyền thông (TSAG);
- Các Nhóm Nghiên cứu (SG);
- Các Nhóm điều phối liên ban (với Ban Liên lạc vô tuyến).
5
Sau khi chấp nhận, các Khuyến cáo ITU-T được ban hành dưới hình thức in ấn và
điện tử được phân loại thành các bộ Khuyến cáo theo chủ đề và được đánh số trong
từng bộ. Các xuất bản phẩm khác về lập kế hoạch và quản lý môi trường, hệ thống,
thiết bị, mạng lưới và dịch vụ truyền thông được xuất bản và chỉnh lý khi cần thiết,
bổ sung cho các Khuyến cáo. Việc tiếp cận với các thông tin về ITU-T, Cục Tiêu
chuẩn hoá Truyền thông (TSB) và các Khuyến cáo có thể được thực hiện qua dịch
vụ ITU Online.
Các khuyến nghị được ITU-T xây dựng và ban hành trên cơ sở đồng thuận và
không phải là các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng. Tuy không có hiệu lực bắt buộc áp
dụng nhưng các khuyến nghị của ITU-T thường được các nước tuân thủ vì chúng
là cơ sở kỹ thuật cho việc đảm bảo khả năng tương thích của các hệ thống, mạng
lưới và cho phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên phạm vi toàn cầu. Các khuyến
nghị này được các nước thành viên nghiên cứu và tham khảo khi xây dựng tiêu
chuẩn viễn thông của nước mình.
- Giữ vững và tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hữu tuyến, vô tuyến,
cáp quang, vệ tinh của tất cả các nước thành viên nhằm hoàn thiện việc sử dụng
viễn thông một cách có hiệu quả nhất.
- Khuyến khích và trợ giúp kỹ thuật cũng như các nguồn tài trợ cho các nước đang
phát triển trong lĩnh vực viễn thông, phát triển các phương tiện kỹ thuật giúp các
nước đang phát triển khai thác có hiệu quả các dịch vụ viễn thông.
- Tăng cường sử dụng các dịch vụ viễn thông với mục đích thúc đẩy hoà bình thế
giới.
- Phân bổ và quản lý các tần số vô tuyến điện cũng như các vị trí liên quan đến quỹ
đạo của các về tinh địa tĩnh để tránh nhiễu giữa các trạm thông tin vô tuyến của các
nước khác nhau.
- Tạo lập tiêu chuẩn viễn thông thế giới, nhưng vãn bảo đảm chất lượng dịch vụ
viễn thông.
- Khuyến khích sự cộng tác giữa các thành viên để cước phí dịch vu gỉam xuống
thấp nhất, nhưng vẫn bảo dảm chất lượng và đảm bảo quản lý tài chính viễn thông
công khai, độc lập.
6
- Thống nhất toàn cầu để sử dụng các dịch vụ viễn thông trong việc cứu hộ con
người và vật chất khi cần thiết.
3.Cơ cấu tổ chức của ITU:
a) Hội nghị toàn quyền:
Hội nghị toàn quyền là cơ quan cao nhất của ITU. Hội nghị toàn quyền Hội nghị
toàn quyền gồm đại diện của tất cả các nước thành viên ITU, họp 4 năm một lần
và có các chức năng: hoạch định các chính sách chung để thực hiện các mục đích
của ITU; xem xét và quyết định việc sửa đổi, bổ sung Hiến chương, các Công ước
của ITU; bầu các cơ quan lãnh đạo của ITU như Tổng Thư ký, Phó Tổng thư ký,
các thành viên của Hội đồng điều hành ITU và 3 cục trưởng về Tiêu chuẩn hoá
viễn thông; Thông tin vô tuyến; và Phát triển viễn thông.
b) Hội đồng điều hành:
Hội đồng điều hành do Hội nghị toàn quyền bầu ra theo từng khu vực: Châu Mỹ
(A) 12 thành viên; Tây Âu (B) 8 thành viên; Đông Âu (C) 7 thành viên; Châu Phi
(D) 22 thành viên; Châu Á và Châu Đại dương (E)18 thành viên. Hội đồng điều
hành là cơ quan quản trị giữa hai kỳ Hội nghị toàn quyền, để thực hiện các chính
sách do Hội nghị toàn quyền đề ra. Hội đồng điều hành họp thường kỳ hàng năm.
c) Ban Thư ký & các Văn phòng:
Ban thư ký & các Văn phòng do Tổng Thư ký đứng đầu. Tổng Thư ký và phó
Tổng thư ký do Hội nghị toàn quyền ITU bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm và
được tái cử 1 lần. Giúp Tổng Thư ký gồm:
- Văn phòng Thông tin vô tuyến do 1 Cục trưởng lãnh đạo; Văn phòng Tiêu chuẩn
hoá viễn thông do 1 Cục trưởng lãnh đạo; Văn phòng Phát triển viễn thông do 1
Cục trưởng lãnh đạo và Uỷ ban thể lệ thông tin vô tuyến gồm 12 thành viên chia
theo các khu vực.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG GẦN ĐÂY CỦA ITU:
7
1. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội Thông tin (World Summit on the
Information Society – WSIS) :
Ngày 21/12/2001, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết
A/RES/56/183 về việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về Xã hội Thông tin (WSIS)
dưới sự bảo trợ của Tổng thư ký Liên hợp quốc, trong đó Liên minh Viễn thông
quốc tế (ITU) đóng vài trò chủ đạo trong việc phối hợp với các cơ quan Liên hợp
quốc và nước đăng cai để chuẩn bị. Hội nghị có mục tiêu là tìm ra những giải pháp
toàn cầu nhằm đưa công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ phát triển kinh tế-
xã hội và bền vững, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển trong Tuyên bố
Thiên Niên Kỷ của Liên hợp quốc và khắc phục sự tụt hậu của các nước đang phát
triển trong lĩnh vực thông tin, tạo điều kiện cho tất cả các nước hội nhập thành
công vào xã hội thông tin.Theo kế hoạch, Hội nghị được tổ chức thành 2 giai đoạn.
WSIS giai đoạn 1 được tổ chức tại Geveva (Thụy Sĩ) từ 10-12/12/2003 và WSIS
giai đoạn 2 được tổ chức tại Tunis (Tunisia) từ 16-18/11/2005.Tham dự Hội nghị
sẽ là các Nhà lãnh đạo cấp nhà nước, đại diện chính phủ, quốc hội, các tổ chức
quốc tế, khu vực, các tổ chức phi chính phủ.
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội Thông tin (WSIS), tại Tunis, Tunisia
(16-18/11/2005) đã xem xét và và thông qua các văn kiện cuối cùng gồm Cam kết
Tunis (Tunis Commitment) và Chương trình nghị sự Tunis về Xã hội Thông tin
(Tunis Agenda on the Information Society).
2. Hội nghị Toàn quyền ITU lần thứ 17 Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ (6-24/11/2006):
- Hội nghị tập chung vào những nội dung chính là các vấn đề về mục tiêu phát triển
ngành Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền thông, các vấn đề về tài chính và
hoạt động của Liên minh. Hội nghị cũng đề ra chiến lược và những kết quả cụ thể
cần đạt của Liên minh nói chung và các lĩnh vực của ITU nói riêng cho giai đoạn
hoạt động 2008-2011 nhằm bảo đảm vai trò chủ đạo của ITU đối với sự phát triển
của ngành Viễn thông – Công nghệ thông tin - Truyền thông. Hội nghị cũng đã
thông qua các đề xuất sửa đổi Hiến chương và Công ước của ITU nhằm mục tiêu
tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả công việc của ITU, đáp ứng với tình hình
thay đổi của môi trường viễn thông quốc tế giai đoạn hiện nay, làm tăng hiệu quả
và giảm chi phí cho các hoạt động của ITU, tăng cường sự tham gia của các doanh
nghiệp vào các hoạt động của ITU. Hội nghi cũng đã thông qua 3 Quyết định và 59
8
Nghị quyết liên quan đến hoạt động, tài chính và phân bổ nguồn vốn, cơ cầu tổ
chức và kế hoạch chiến lược của ITU giai đoạn 2008-2011.
III. QUAN HỆ VIỆT NAM-ITU
1. Quan hệ Việt Nam với ITU:
Việt Nam tham gia ITU từ 1976. Đến 1982 Tổng cục Bưu điện chính thức tham dự
Hội nghị toàn quyền lần thứ 10 tại Nai-rô-bi (Kê- ni- a).
Năm 1994, Việt Nam được bầu vào Hội đồng điều hành - cơ quan lãnh đạo quan
trọng của ITU. Tại Hội nghị toàn quyền lần thứ 16 họp tại Ma rốc họp tháng
10/2002, Việt Nam được tái cử lần thứ 3 vào Hội đồng điều hành ITU. Như vậy
Việt Nam đã tham gia Hội đồng điều hành ITU ba nhiệm kỳ liên tiếp 1994-1998,
1998-2002, 2002-2006.
Việt nam tiếp tục tham gia vào nhóm nghiên cứu số 3 trong lĩnh vực tiêu chuẩn
hoá viễn thông về vấn đề tính cước và thanh toán nhằm bảo vệ quyền lợi cho các
nước đang phát triển.
2. ITU hỗ trợ Việt Nam:
ITU đã giúp Việt Nam thực hiện một số dự án sau:
a) Dự án thử nghiệm viễn thông cộng đồng đa mục tiêu nhằm phát triển viễn thông
cộng đồng góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân vùng sâu, vùng xa;
b) Dự án "Phác thảo chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông
(CNTT&TT) Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020" giúp đào tạo chuyên
gia Việt Nam đủ năng lực triển khai Chương trình lập kế họach mạng viễn thông
PLANITU
c) Mời cán bộ Việt nam dự các khoá đào tạo, hội thảo về chính sách phát triển viễn
thông, thương mại điện tử, thanh toán quốc tế v/v do ITU tổ chức.
Hai bên cũng đã thống nhất những điểm chính trong chiến lược phát triển viễn
thông Việt Nam. ITU đang và sẽ hỗ trợ Việt Nam trong bốn vấn đề:
9
+ Định hướng, kinh nghiệm, chính sách phát triển của viễn thông quốc tế đối với
Việt Nam;
+ Hỗ trợ tiêu chuẩn kỹ thuật, dịch vụ để Việt Nam đi tắt đón đầu;
+ ITU sẽ giúp Việt Nam nghiên cứu quy hoạch quỹ đạo vệ tinh, hỗ trợ triển khai
Vinasat 2;
+ Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cả chuyên môn và quản lý
3. Đánh giá quan hệ Việt nam - ITU:
Ta tham gia ITU, ta có điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ tư
vấn về xây dựng các thể chế quản lý, kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông
Việt Nam. Đồng thời ITU đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ của ta học tập, trao
đổi quốc tế về những chủ trương chính sách quản lý viễn thông, nắm bắt xu hướng
phát triển và môi trường viễn thông quốc tế, các công nghệ mới cũng như là môi
trường tốt để đào tạo cán bộ Việt Nam, nâng cao kiến thức trong quản lý và khai
thác dịch vụ viễn thông.
4. Viettel và ITU
.
Năm 2009, Viettel là doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam đầu tiên trở thành
thành viên một tổ chức của Liên Hợp Quốc, ITU
10
Viettel quyết định tham gia Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), là nhằm nỗ lực
góp phần đưa ra các tiêu chuẩn gần gũi với người sử dụng hơn. Viettel sẽ thành lập
tổ trường trực tại ITU với nhiệm vụ tham gia vào các nghiên cứu của ITU, cùng
với các thành viên khác của ITU để xây dựng nên các tiêu chuẩn và đưa ra các
nhận định, xu hướng công nghệ mới.
Các mục tiêu chính khi VIETTEL tham gia vào ITU:
1. Đào tạo cán bộ của VIETTEL: VIETTEL sẽ thành lập tổ trường trực tại ITU với
nhiệm vụ tham gia vào các case study của ITU, cùng với các thành viên khác của
ITU để xây dựng nên các tiêu chuẩn và đưa ra các nhận định, xu hướng công nghệ
mới.
2. VIETTEL nhận thấy mình có những kinh nghiệm có thể trở thành các bài học
mang tính case study có thể chia sẻ đối với tất cả các thành viên khác thuộc
ITU. Điều này khẳng định việc người châu Á nói chung, người Việt Nam nói
riêng thực sự không thua kém các châu lục khác về mặt công nghệ. Điều này sẽ
giúp cho bản thân các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở ViệtNam trở nên tự tin
hơn khi tiến vào lĩnh vực công nghệ
Viettel cho biết, trong danh sách thành viên ITU doanh nghiệp, Việt Nam có hai
đơn vị là Tập đoàn Viettel và Viettel Technologies. Sở dĩ như vậy vì Viettel
Technologies gần như là một đơn vị độc lập (Viettel chỉ chiếm 28% cổ phần).
Kể từ khi ITU công nhận thành lập Trung tâm Đào tạo chất lượng cao của ITU
tại Việt Nam vào ngày 3/12/2010, Viettel đã chủ trì tổ chức 4 khoá đào tạo với hơn
300 người tham gia, thành phần tham dự gồm cơ quan quản lý viễn thông các quốc
gia, doanh nghiệp, trường đại học nước ngoài ở các khu vực Châu Á, Châu Âu,
Châu Mỹ và Châu Phi. Các nhóm chủ đề tập trung vào ứng dụng CNTT và truyền
thông.
C.Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm – CAC
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
11
Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm CAC là một tổ chức của Liên Hợp Quốc do Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đồng
thành lập vào năm 1962 nhằm phối hợp với ISO nghiên cứu xây dựng và ban hành
các tiêu chuẩn quốc tế về thực phẩm. Codex Alimentarius, theo tiếng la-tinh, có
nghĩa là quy phạm thực phẩm.
Hiện Ủy ban Codex quốc tế đã có 187 quốc gia thành viên. CAC triển khai hoạt
động kỹ thuật của mình thông qua 28 Ban kỹ thuật gồm 10 Ban kỹ thuật về những
chủ đề chung và 18 Ban kỹ thuật về những mặt hàng xác định. CAC đã công bố
được 237 tiêu chuẩn Codex cho các mặt hàng thực phẩm, 41 quy phạm thực hành
công nghệ và vệ sinh, 3274 quy định giới hạn dư lượng tối đa cho phép đối với các
chất nhiễm bẩn trong thực phẩm và khoảng gần 1000 tài liệu hướng dẫn, đánh giá
khác
II. MỤC TIÊU CỦA CAC
Mục tiêu của CAC là xây dựng, ban hành tiêu chuẩn thực phẩm hướng tới bảo vệ
sức khoẻ người tiêu dùng và đảm bảo tính công bằng trong thương mại quốc tế về
thực phẩm và thúc đẩy các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong việc xây dựng
các tiêu chuẩn về thực phẩm. Bên cạnh đó, CAC còn ban hành những quy phạm
thực hành, hướng dẫn, các biện pháp khuyến nghị nhằm hỗ trợ, chi tiết hoá các yêu
cầu về thực phẩm, góp phần minh bạch hoá, hài hoà và thuận lợi hoá thương mại
quốc tế.
Để thực hiện tốt mục tiêu của mình Ủy ban Codex quốc tế bao gồm có 18 ban kỹ
thuật trong đó có Ban kỹ thuật Codex về Vệ sinh thực phẩm và 01 Nhóm đặc trách
về thức ăn chăn nuôi thực hiện xây dựng các tiêu chuẩn trong lĩnh vực của mình
phụ trách. Bên cạnh các Ban kỹ thuật và các Nhóm đặc trách, Codex còn dựa vào
các tổ chức chuyên gia kỹ thuật như Ban chuyên gia hỗn hợp FAO/WHO về phụ
gia thực phẩm và chất nhiễm bẩn (JECFA) Ban chuyên gia hỗn hợp về đánh giá
nguy cơ (JEMRA) … để có các số liệu tư vấn khoa học.
Ban Kỹ thuật Codex về Vệ sinh thực phẩm (CCFH) có nhiệm vụ:
- Biên soạn các điều khoản về vệ sinh áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm;
12
- Xem xét, bổ sung và thông qua các điều khoản về vệ sinh trong các tiêu chuẩn
hay quy phạm thực hành do các Ban kỹ thuật Codex về sản phẩm biên soạn;
- Dự thảo các điều khoản vệ sinh áp dụng cho các thực phẩm cụ thể hoặc nhóm
thực phẩm, đề xuất và ưu tiên các lĩnh vực cần thiết phải đánh giá nguy cơ trên quy
mô quốc tế;
- Xem xét các vấn đề về đánh giá nguy cơ vi sinh vật liên quan đến vệ sinh thực
phẩm theo chỉ định của FAO và WHO.
III.Cơ cấu tổ chức CAC
3.1 Thành viên
Chỉ số CAC là một cơ quan liên chính phủ với số thành viên hiện tại của 187 chính
phủ các nước thành viên. Thành viên là mở cửa cho tất cả quốc gia thành viên và
các thành viên liên kết của FAO và WHO. Ngoài ra, các quan sát viên từ các tổ
chức khoa học, công nghiệp thực phẩm, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng
quốc tế có thể tham dự các phiên họp của Ủy ban và các cơ quan trực thuộc. Tham
gia có thể các đại diện của chính phủ quốc gia, phái đoàn đến cuộc họp.Ủy ban họp
hai năm một lần, luân phiên tại trụ sở của FAO, Rome, Italy và trụ sở của WHO,
Geneva, Thụy Sĩ, để xem xét các dự thảo tiêu chuẩn và các văn bản liên quan đã
được chuẩn bị bởi các cơ quan trực thuộc của nó. Ủy ban thông qua các tiêu chuẩn
Codex bởi sự đồng ý chung rõ ràng hoặc thông qua một thủ tục bỏ phiếu, trong đó
mỗi quốc gia thành viên có một phiếu biểu quyết. Hầu như tất cả các tiêu chuẩn,
hướng dẫn và khuyến nghị đã được thông qua bởi sự đồng thuận.
3.2 Ngân sách nhà nước
Codex Alimentarius Commission có tổng kinh phí khoảng 5 triệu USD mỗi hai
năm, được đồng tài trợ bởi FAO (82 %) và WHO (18 %). Chi phí phát sinh liên
quan tham dự phiên họp Codex của các đoàn đại biểu của các chính phủ thành viên
được trả trực tiếp bởi các thành viên và không được trả lương từ quỹ Codex. Do
đó, mỗi quốc gia thành viên phải chịu chi phí cho việc tham gia của mình, cũng
như các chi phí hoạt động Codex ở cấp quốc gia. Không có lệ phí nhập cảnh, lệ phí
thanh toán thành viên tiếp theo để trở thành một thành viên của Codex.
13
3.3 Quản trị
Một Ban Chấp hành, sáu Ủy ban Điều phối khu vực và Ban thư ký hỗ trợ của Ủy
ban trong việc quản lý chương trình công tác và các hoạt động khác.
Ban chấp hành gồm Chủ tịch CAC và ba phó Chủ tịch Ủy ban cùng với bảy thành
viên tiếp tục được bầu của Ủy ban tại phiên họp thường kỳ của họ từ các thành
viên của Ủy ban.
Một thành viên được bầu từ một trong bảy khu vực địa lý, không có hai thành viên
được bầu từ cùng một quốc gia. Điều khoản và tái đắc cử được giới hạn để các chủ
tịch và ba phó chủ tịch có thể tổ chức văn phòng của họ không quá bốn năm.
Thành viên được bầu trên cơ sở địa lý có thể ở lại trong văn phòng trong suốt hai
nhiệm kỳ liên tiếp bốn năm, miễn là chúng được tái đắc cử.
Ủy ban điều phối khu vực đảm bảo rằng công việc của CAC là đáp ứng lợi ích của
khu vực và các quốc gia đang phát triển. Ủy ban Điều phối khu vực Codex hành
động trong vai trò tư vấn cho Ban Chấp hành. Ủy ban này đã được thành lập cho
khu vực châu Á, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ La tinh và vùng Caribê, Cận Đông,
và Bắc Mỹ và Tây Nam Thái Bình Dương cùng.
3.4 Thư ký
Ban Thư ký Công CAC là một đơn vị trong chất lượng dịch vụ và tiêu chuẩn thực
phẩm của FAO tại Phòng Thực phẩm và Dinh dưỡng, nằm trong văn phòng trụ sở
của FAO ở Rome, Italy. Cung cấp hỗ trợ hành chính cho Ủy Ban, tổ chức các
phiên họp của Ủy ban và Ban chấp hành, phối hợp công việc của các cơ quan công
ty con của Ủy ban và là liên kết với thư ký của các ủy ban hoạt động. Các thư ký
của Ủy ban hoạt động là trách nhiệm của các nước thành viên đã đồng ý tổ chức
mà ban cụ thể, như chúng ta sẽ thấy sau này trong bài trình bày. Ban Thư ký Codex
cũng là liên kết với điểm quốc gia Codex Liên (ĐCSTQ), do mỗi thành viên, và
điều phối Ủy ban Codex quốc gia (NCCC), nếu có. Ban Thư ký Codex gửi dự thảo
văn bản Codex để lấy ý kiến của chính phủ và tập hợp ý kiến trả lời của các thành
viên.
Tổng thư ký cho Ủy ban là Trưởng Chương trình Tiêu chuẩn thực phẩm FAO /
WHO, với đội ngũ bao gồm một viên cao cấp và năm cán bộ tiêu chuẩn thực phẩm.
14
WHO tâm điểm cho các hoạt động Codex hiện đang là đơn vị an toàn thực phẩm,
Trụ sở WHO, Geneva, Thụy Sĩ.
Công việc của Codex Alimentarius được phân chia giữa hai loại cơ bản của ủy ban.
Loại thứ nhất là một giao dịch với một chủ đề chung mà cắt giảm trên tất cả các
loại thực phẩm hoặc các lớp học nhóm. Do tính chất công việc của họ là ngang.
Công việc của các loại thứ hai của Ủy ban, Ủy ban Codex hàng hóa, cụ thể là đối
với thực phẩm trong một lớp hoặc nhóm, và do đó, tính chất công việc của họ là
thẳng đứng. Chúng tôi sẽ thảo luận về các ủy ban chủ đề chung (ngang) đầu tiên.
3.5 Ủy ban vấn đề chung
Có chín Ủy ban vấn đề chung và họ từng có trách nhiệm khác nhau. Các Ủy ban
đối phó với các vấn đề như vệ sinh, thuốc thú y, thuốc trừ sâu, phụ gia thực phẩm,
ghi nhãn, phương pháp phân tích, dinh dưỡng và nhập khẩu / xuất khẩu và kiểm tra
hệ thống cấp giấy chứng nhận. Ví dụ, một Ủy ban có trách nhiệm xây dựng các
tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị khác liên quan đến việc đánh giá các phụ
gia thực phẩm và chất gây ô nhiễm môi trường, trong đó có phóng xạ (Ủy ban
Codex về Phụ gia thực phẩm và chất gây ô nhiễm). Uỷ ban khác thiết lập các mức
dư lượng tối đa cho hóa chất được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp (Ủy ban
Codex về Dư lượng thuốc trừ sâu và dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm). Tuy
nhiên Ủy ban khác chịu trách nhiệm phát triển các tiêu chuẩn, khuyến nghị và
hướng dẫn liên quan đến ô nhiễm vi sinh vật, trong đó có độc tố của chúng và (vệ
sinh) thực hành vệ sinh chung và điều kiện sản xuất thực phẩm, chế biến, sản xuất,
xử lý, lưu trữ và vận chuyển.Tất cả các ủy ban chủ đề chung hoạt động được liệt kê
trong cuốn sách "Hiểu Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm".
3.6 Ủy ban hàng hóa
Loại thứ hai của Ủy ban là một trong những giao dịch với một loại hình cụ thể của
lớp hoặc nhóm thực phẩm như sữa và các sản phẩm sữa, chất béo và các loại dầu,
cá và các sản phẩm cá. Có 12 Ủy ban hàng hóa như vậy và mỗi hoạt động một cách
thẳng đứng trên các thực phẩm cụ thể hoặc các loại thực phẩm được phân bổ cho
họ.Bất kể loại của Ủy ban (chức năng theo chiều dọc hoặc ngang) các Uỷ ban của
CAC là liên chính phủ trong tự nhiên và thực hiện công việc của họ theo cách thức
15
quy định đặt ra trong thủ tục thành lập. Mỗi tiêu chuẩn Codex cho một mặt hàng
thực phẩm được đưa ra sau một định dạng tương tự có chứa thông tin về:
-Phạm vi của các tiêu chuẩn và mô tả của sản phẩm
-Thành phần thiết yếu và các yếu tố chất lượng
-Phụ gia thực phẩm và chất gây ô nhiễm
-Yêu cầu vệ sinh
-Yêu cầu ghi nhãn
-Phương pháp phân tích và lấy mẫu
IV. HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN CAC
Ðến nay, Ủy ban Codex quốc tế xây dựng được hơn 300 các tiêu chuẩn, hướng dẫn
và quy phạm thực hành (an toàn); hơn 2.000 điều khoản về phụ gia TP; 200 tiêu
chuẩn (chất lượng) sản phẩm TP; gần 4.000 mức dư lượng tối đa cho thuốc bảo vệ
thực vật, 481 mức dư lượng tối đa đối với thuốc thú y trong thực phẩm…
Ngoài ra, các tiêu chuẩn do Ủy ban Codex quốc tế xây dựng liên quan đến tất cả
các loại thực phẩm như tiêu chuẩn chung về phụ gia thực phẩm hoặc nhóm sản
phẩm, ghi nhãn thực phẩm, hệ thống thanh tra và chứng nhận xuất nhập khẩu. Bên
cạnh đó, Ủy ban Codex quốc tế ban hành các tiêu chí riêng cho các sản phẩm hoặc
nhóm sản phẩm như tiêu chuẩn rau quả tươi; cho thịt, sữa và các sản phẩm sữa; cá
và các tiêu chuẩn về thủy sản Ðáng chú ý, tiêu chuẩn Codex được Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), lấy làm căn cứ để phán xử tranh chấp trong thương
mại quốc tế về thực phẩm như được quy định trong Hiệp ước về Hàng rào kỹ thuật
trong thương mại (TBT) và kiểm dịch động thực vật (SPS).
Bộ tiêu chuẩn thực phẩm Codex là một bộ tập trung các tiêu chuẩn thực phẩm đã
được quốc tế công nhận, các quy định liên quan đến vệ sinh thực phẩm, phụ gia
thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất nhiễm bẩn, ghi nhãn và trình bày,
phương pháp phân tích và lấy mẫu.
16
4.1 Vệ sinh thực phẩm
Toàn cầu hóa thương mại, góp phần không nhỏ vào việc đa dạng và phong phú của
các sản phẩm thực phẩm trên thế giới làm tăng khả năng một sản phẩm thực phẩm
được sản xuất ở một khu vực này nhưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chế độ ăn
của con người ở một khu vực khác.
Do đó an toàn thực phẩm toàn cầu, bao gồm các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực
phẩm ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết. Chính vì lý do đó, cho đến nay hệ
thống tiêu chuẩn Codex quốc tế đã có hơn 300 tiêu chuẩn, các văn bản hướng dẫn,
quy phạm thực hành vệ sinh đối với thực phẩm và nhóm thực phẩm.
Đóng góp một phần quan trọng vào hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và các tài liệu
liên quan nói trên có sự tham gia của các Ban kỹ thuật Codex quốc tế trong đó có
Ban kỹ thuật Codex quốc tế về vệ sinh thực phẩm (Codex Committee on Food
Hygiene - CCFH) do Mỹ chủ trì.
Công nghệ sản xuất thực phẩm luôn thay đổi nhằm đáp ứng được những thay
đổi về quan điểm liên quan đến thương mại, thay đổi về thói quen, tập quán ăn
uống đặc biệt là lượng sản phẩm thực phẩm ngày càng phong phú đa dạng. Yêu
cầu bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng ngày càng tăng đồng thời lượng thực
phẩm trao đổi , giao thương quốc tế ngày càng nhiều sẽ dẫn đến những thách thức
như nhiều sự cố về an toàn vệ sinh thực phẩm, gia tăng các bệnh do thực phẩm, các
17
vấn đề liên quan đến thương mại thực phẩm quốc tế do đó ảnh hưởng đến nền kinh
tế của các quốc gia.
Để đáp ứng được những nhu cầu hiện tại, Ban kỹ thuật Codex quốc tế về vệ sinh
thực phẩm đã có những thay đổi về nội dung trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn,
các văn bản liên quan, đặc biệt đóng vai trò trọng yếu đối với an ninh thực phẩm
toàn cầu bằng việc xây dựng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức
khỏe người tiêu dùng và bảo đảm công bằng trong thương mại quốc tế về thực
phẩm.
4.2 Tiêu chuẩn sản xuất
Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm đã thông qua 204 tiêu chuẩn thực phẩm khác nhau
cho thực phẩm trong tất cả các nhóm thực phẩm chính của giao dịch ở cấp độ quốc
tế. Quy tắc thực hành hướng dẫn về sản xuất chấp nhận được và chế biến thực
phẩm và thực hành xử lý trong quá trình sản xuất, vận chuyển và lưu trữ. Chỉ số
CAC đã xây dựng 43 mã, một số trong đó có một ứng dụng tổng hợp nhiều loại
hàng thực phẩm hoặc các nhóm, trong khi những người khác được cụ thể cho hàng
hóa hoặc các loại thực phẩm nhất định. Những mã phục vụ như là một phương tiện
cung cấp các kiến nghị cụ thể để các nhà sản xuất và các tổ chức chính phủ quy
định cụ thể về thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với mặt hàng họ giải quyết.
Việc xem xét các thuốc trừ sâu đã được phê duyệt để sử dụng trong thực tế kiểm
soát dịch hại nông nghiệp dẫn đến việc đánh giá trong tổng số 197 hóa chất thuốc
trừ sâu, và thiết lập năm 2516 mức dư lượng tối đa cho các loại thuốc trừ sâu trong
thực phẩm khác nhau.
Liên quan đến chất gây ô nhiễm thực phẩm, CAC đã thiết lập các hướng dẫn cho
các cấp độ chấp nhận được tối đa 25 chất gây ô nhiễm công nghiệp và môi trường
chung của các loại thực phẩm. Đánh giá phụ gia thực phẩm đã dẫn đến việc thiết
lập mức độ sử dụng chấp nhận được (không có rủi ro sức khỏe đáng kể trong suốt
cuộc đời) cho 1300 phụ gia được sử dụng trong thực phẩm. Thuốc thú y cũng đã
được đánh giá về sự an toàn của dư lượng thuốc còn lại trong thực phẩm nguồn
gốc động vật, khi các loại thuốc được quản lý dưới sự kiểm soát của thú y chấp
nhận thực hành tốt trong chăn nuôi. Theo các điều kiện sử dụng cụ thể, 54 loại
18
thuốc đã được tìm thấy là chấp nhận được với MRLs được thành lập và 289 giới
hạn dư lượng thuốc thú y đã được thành lập.
V. Việt Nam tham gia CAC
Việt Nam là thành viên chính thức của ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế
(CAC) từ năm 1989.
Năm 1994 với việc thành lập Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm Việt Nam (viết tắt là
Uỷ ban Codex Việt Nam) là tổ chức Quốc gia liên ngành do Bộ Khoa học và Công
nghệ chủ trì, có chức năng tham mưu về công tác tiêu chuẩn hóa cho các cơ quan
quản lý nhà nước có liên quan đến thực phẩm; tham gia các hoạt động về tiêu
chuẩn thực phẩm của các tổ chức quốc tế và khu vực; đồng thời đề xuất các chính
sách quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam.
Năm 2008, theo Nghị định của Chính phủ, Bộ Y tế được giao là cơ quan thường
trực Ủy ban Codex Việt Nam, với sự tham gia của các cơ quan quản lý thuộc các
bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Khoa học và Công nghệ
và các doanh nghiệp, hiệp hội trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh thực
phẩm.
5.1 Chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban Codex Việt Nam.
1. Nghiên cứu và đề xuất phương hướng phát triển hoạt động tiêu chuẩn hoá, các
chính sách và biện pháp quản lý trong lĩnh vực thực phẩm đáp ứng yêu cầu phát
triển của nền kinh tế quốc dân và hội nhập kinh tế quốc tế;
2. Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền về việc xây dựng và ban
hành luật, các văn bản dưới luật và các chương trình có liên quan đến chất lượng
và vệ sinh an toàn thực phẩm;
3. Nghiên cứu và kiến nghị kế hoạch dài hạn và hàng năm về xây dựng Tiêu chuẩn
Việt Nam (TCVN) trong lĩnh vực thực phẩm;
4. Nghiên cứu các tài liệu của Uỷ ban Codex quốc tế (CAC), để cung cấp các
thông tin có liên quan trong lĩnh vực thực phẩm và sức khoẻ cộng đồng phục vụ
cho các cơ quan quản lý, cũng như tổ chức xây dựng các TCVN và văn bản pháp
quy khác, góp ý xây dựng và chấp nhận các tiêu chuẩn của Uỷ ban Codex quốc tế;
19
5. Đề xuất việc thành lập các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn của Việt Nam tương ứng với
các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn của Uỷ ban Codex quốc tế;
6. Hợp tác với chương trình tiêu chuẩn về thực phẩm của Tổ chức lương thực Thế
giới (FAO), tổ chức y tế Thế giới (WHO), các tổ chức quốc tế và khu vực có liên
quan.;
7. Tham gia các Hội nghị của CAC;
8. Tham gia giải quyết một số vấn đề khác có liên quan hoặc được các cơ quan có
thẩm quyền ủy quyền.
5.2 Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Codex Việt Nam có hệ thống tổ chức như sau:
1. Uỷ ban Codex Việt Nam bao gồm:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các thành
viên.
Các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Codex.
Văn phòng.
2. Chủ tịch và các Phó chủ tịch là lãnh đạo của các Bộ có liên quan. Tổng thư ký
và các thành viên Uỷ ban Codex Việt Nam là lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan
quản lý, nghiên cứu, các hiệp hội, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực
phẩm do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định theo đề nghị của Tổng
cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trên cơ sở công văn cử
người của các Bộ, ngành và các tổ chức liên quan.
Đối với những thành viên do thay đổi công tác hoặc do không thể tiếp tục tham gia
Uỷ ban thì Chủ tịch Uỷ ban thống nhất với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng về người thay thế, đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết
định.
3. Các ban kỹ thuật tiêu chuẩn về thực phẩm do Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng
thành lập điều hành trực tiếp theo các quy định để thực hiện nhiệm vụ được giao.
20
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quy định chức
năng, nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng Uỷ ban Codex Việt Nam; và bổ nhiệm, miễn
nhiệm giám đốc Văn phòng Uỷ ban Codex Việt Nam.
5.3 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
5.3.1 Hoạt động của Uỷ ban.
1. Uỷ ban Codex Việt Nam làm việc theo nguyên tắc bàn bạc thoả thuận tại các
cuộc họp của Uỷ ban dưới sự điều hành của Chủ tịch. Tổng thư ký và Giám đốc
Văn phòng có trách nhiệm tổ chức các hoạt động của Uỷ ban theo sự điều hành của
Chủ tịch;
2. Uỷ ban Codex Việt Nam họp định kỳ mỗi năm hai lần. Tuỳ theo yêu cầu công
tác Chủ tịch Uỷ ban có thể quyết định tổ chức cuộc họp bất thường của Uỷ ban
Codex Việt Nam;
3. Các thành viên của Uỷ ban được thông báo và cung cấp các tài liệu cần thiết liên
quan đến chương trình hoạt động của Uỷ ban và của các ban kỹ thuật Codex quốc
tế. Trong trường hợp không tổ chức họp được, Văn phòng Uỷ ban Codex Việt
Nam có thể gửi tài liệu để xin ý kiến của các thành viên Uỷ ban và các thành viên
có trách nhiệm trả lời các vấn đề được hỏi đúng thời gian;
Chương trình, nội dung và các tài liệu liên quan đến cuộc họp Uỷ ban được gửi đến
các thành viên Uỷ ban trước 15 ngày tổ chức cuộc họp.
5.3.2 Hoạt động của Văn phòng Uỷ ban.
1. Chức năng:
Văn phòng Uỷ ban Codex Việt Nam thực hiện chức năng thường trực giúp việc
cho Uỷ ban Codex Việt Nam và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; làm
đầu mối liên lạc của Uỷ ban Codex Việt Nam với các Bộ, ngành liên quan đến
công tác quản lý, hoạt động sản xuất và kinh doanh thực phẩm, với CAC và các tổ
chức quốc tế khác.
21
2. Nhiệm vụ:
a. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động hàng năm của Uỷ ban
Codex Việt Nam;
b. Chuẩn bị nội dung, chương trình, kế hoạch công tác và tham gia các hoạt động
chuyên môn khác như hội thảo khoa học, tham gia góp ý cho các văn bản quy
phạm pháp luật và tiêu chuẩn về thực phẩm, tổ chức góp ý các dự thảo tiêu chuẩn
Codex quốc tế; tổ chức các hội nghị của ủy ban Codex Việt Nam và các hội nghị
khác khi có yêu cầu;
c. Phối hợp với Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng theo dõi và đôn đốc hoạt động của các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn
của Uỷ ban Codex Việt Nam;
d. Tổ chức các đoàn đại biểu Việt Nam tham dự các Hội nghị Codex quốc tế;
e. Tiếp nhận, thu thập, phân loại, hệ thống hoá, phân phối và lưu trữ các tài liệu
của CAC, của các tổ chức quốc tế khác và của trong nước có liên quan đến thực
phẩm cho các cơ quan liên quan;
f. Thông tin, tuyên truyền và giới thiệu các tiêu chuẩn, khuyến nghị của CAC;
g. Theo dõi, cập nhật nội dung dự thảo các tiêu chuẩn, văn bản của Uỷ ban Codex
quốc tế. Thường xuyên cập nhật các hoạt động của Uỷ ban Codex quốc tế và thông
báo cho các thành viên của Uỷ ban Codex Việt Nam, các trưởng ban kỹ thuật và
các Bộ có liên quan.
h. Dự trù kế hoạch, quản lý và sử dụng có hiệu quả kinh phí hoạt động hàng năm
của Uỷ ban Codex Việt Nam.
5.3.3. Tổ chức của Văn phòng:
a. Văn phòng Ủy ban Codex Việt Nam là đơn vị trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng.
b. Văn phòng Uỷ ban Codex Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để
giao dịch và được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.
22
c. Văn phòng Ủy ban Codex Việt Nam gồm Giám đốc, Phó giám đốc, thư ký, một
số cán bộ và nhân viên. Biên chế của Văn phòng được cân đối trong tổng biên chế
được giao của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
d. Văn phòng Uỷ ban Codex tuỳ theo yêu cầu phát triển có thể có đại diện tại các
tỉnh.
Hoạt động của các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn của Uỷ ban Codex Việt Nam.
Các ban kỹ thuật tiêu chuẩn của Uỷ ban Codex Việt Nam hoạt động theo Quy chế
về tổ chức và hoạt động của các ban kỹ thuật Tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công
nghệ ban hành.
5.4 Nhiệm kỳ hoạt động
Nhiệm kỳ hoạt động của Uỷ ban Codex Việt Nam là 2 năm, và có thể kéo dài thêm
2 năm tiếp theo.
5.5 Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động của Uỷ ban Codex Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ
cấp từ ngân sách Nhà nước và cân đối vào phần kinh phí cho nhiệm vụ cấp Bộ của
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Đồng thời do sự đóng góp của các
doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế và từ các dịch vụ khác.
2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp kinh phí và quản lý việc chi tiêu
theo quy định hiện hành cho hoạt động của Văn phòng Codex .
5.4. Một hoạt động nổi bật của ủy ban codex Việt Nam
Sáng 11/11, Hội nghị lần thứ 45 Ban Kỹ thuật Codex về Vệ sinh thực phẩm lần thứ
45 của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CAC) đã khai mạc tại Hà Nội.
Hội nghị năm nay do Việt Nam và Hoa Kỳ đồng đăng cai và chủ trì với hơn 250
đại biểu đến từ 100 quốc gia thành viên, diễn ra từ ngày 11-15/11
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, trong
bối cảnh thực phẩm thương mại toàn cầu đang mở rộng về quy mô và đa dạng về
23
chủng loại, để đảm bảo an toàn thực phẩm là một trong những mối quan tâm hàng
đầu của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.
Những năm qua, Việt Nam đang thực hiện một cách có trách nhiệm trong việc hài
hòa hóa các tiêu chuẩn, quy chuẩn về thực phẩm, đặc biệt từ khi trở thành thành
viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Khoảng 70% các tiêu chuẩn thực phẩm
của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn của Codex.
Là cơ quan đăng cai tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tin tưởng
hội nghị lần này sẽ là dịp để các đại biểu Việt Nam và quốc tế tăng cường trao đổi
thông tin chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm
nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
“Đây cũng là cơ hội tốt để các cơ quan, doanh nghiệp và người tiêu dùng thực
phẩm nói chung hiểu biêt nhiều hơn về vai trò và tầm quan trọng của Codex trong
bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và công bằng thương mại quốc tế về thực phẩm,”
vị Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Chương trình nghị sự của hội nghị bao gồm 2 cuộc họp nhóm công tác và 11 nội
dung họp toàn thể thảo luận một số nội dung kỹ thuật.
Các vấn đề về an toàn thực phẩm của Việt Nam và một số quốc gia sẽ được tập
trung thảo luận tại hội nghị như hướng dẫn kiểm soát bệnh ký sinh trung lây sang
người trong thịt; Quy phạm thực hành vệ sinh đối với gia vị và rau thơm sấy khô,
thực phẩm có độ ẩm thấp; Thảo luận về sự cần thiết kiểm soát Quy phạm thực
hành vệ sinh đối với rau quả tươi./.
D. KẾT LUẬN
Các tổ chức tiêu chuẩn hóa giúp các ngành công nghiệp có thể xác minh trình tự và
các phương pháp hoạch đinh nâng cao chất lượng sản phẩm ở tất cả các giai đoạn
trong chu kỳ sống của sản phẩm.Chúng quy định những yêu cầu về phương tiện,
công cụ, cùng các phương pháp kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm. Quản lý
24
chất lượng sản phẩm được thực hiện trên cơ sở của các tiêu chuẩn: quốc tế, nhà
nước, ngành và từng doanh nghiệp giúp họ hội nhập với quá trình tự do hóa thương
mại hiện nay.
/>te/Tieu-chuan-cua-Uy-ban-Tieu-chuan-Thuc-pham-Codex-Quoc-te-CAC-906
25