Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

skkn sưu tầm và xây dụng kho tư liệu để dạy học môn sinh học 7 ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực của HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
LÊ HOÀNG ÂN
TRẦN THỊ NGỌC HÂN
ĐÀO MỘNG NGỜ
SƯU TẦM VÀ XÂY DỰNG KHO TƯ LIỆU ĐỂ DẠY MÔN
SINH HỌC 7 Ở TRƯỜNG THCS THEO HƯỚNG PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
Ngành đào tạo: Sư phạm Sinh học
Trình độ đào tạo: Đại học
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỒNG THÁP, NĂM 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
LÊ HOÀNG ÂN
TRẦN THỊ NGỌC HÂN
ĐÀO MỘNG NGỜ
SƯU TẦM VÀ XÂY DỰNG KHO TƯ LIỆU ĐỂ DẠY MÔN
SINH HỌC 7 Ở TRƯỜNG THCS THEO HƯỚNG PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
Ngành đào tạo: Sư phạm Sinh học
Trình độ đào tạo: Đại học
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn:
ThS. PHẠM ĐÌNH VĂN
ĐỒNG THÁP, NĂM 2010
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu
trong đề tài nghiên cứu là trung thực, được các đồng


tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả khóa luận
Lê Hoàng Ân
Trần Thị Ngọc Hân
Đào Mộng Ngờ
LỜI CẢM ƠN!

Hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu, các Thầy, Cô khoa Sinh học trường ĐH Đồng Tháp đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn –
ThS. Phạm Đình Văn đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình trong suốt
quá trình nghiên cứu đề tài.
Cảm ơn các Thầy Cô cùng các em học sinh ở các trường
THCS đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điều tra và
thực nghiệm của tôi.
Sóc Trăng, Tháng 10 năm 2010
Lê Hoàng Ân
Trần Thị Ngọc Hân
Đào Mộng Ngờ
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 3
MỞ ĐẦU 4

1. Lý do chọn đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Giả thuyết khoa học 5
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Đóng góp mới của đề tài 8
8. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 8
9. Phạm vi và giới hạn của đề tài 9
10. Cấu trúc khoá luận 9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận 10
1.1.1. Khái niệm tư liệu 10
1.1.2. Phân loại tư liệu 10
1.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá tư liệu 10
1.1.4. Tầm quan trọng của tư liệu trong dạy học 12
1.1.5. Khái niệm tích cực hóa 12
1.1.6. Tích cực hóa học sinh trong dạy học là gì? 12
1.1.7. Quy trình sưu tầm và xây dựng kho tư liệu 13
1.2. Cơ sở thực tiễn 16
1.2.1. Thực trạng về việc sưu tầm tư liệu và nhu cầu cần tư liệu
của giáo viên trong dạy học Sinh học 7 16
1.2.2.Thực trạng về mức độ hứng thú của học sinh lớp 7 đối với
tư liệu trong giờ học Sinh học 20
1.2.3. Kết luận chung 23
Chương 2
SƯU TẦM VÀ XÂY DỰNG KHO TƯ LIỆU ĐỂ GIẢNG DẠY
SINH HỌC 7 Ở TRƯỜNG THCS
2.1. Phân tích cấu trúc chương trình Sinh học 7 24

2.1.1. Khó khăn đối với việc khai thác tư liệu 25
2.1.2. Thuận lợi đối với việc khai thác tư liệu 26
2.2. Hệ thống tư liệu cần sưu tầm 25
2.3. Tiến hành sưu tầm tư liệu 36
2.4. Xử lí tư liệu 39
2.5. Xây dựng kho tư liệu dạng cây thư mục 42
2.6. Sử dụng tư liệu 47
2.7. Thiết kế bài soạn giáo án Sinh học 7 có sử dụng tư liệu 50
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm 54
3.2. Nội dung thực nghiệm 54
3.3. Đối tượng thực nghiệm 54
3.4. Phương pháp thực nghiệm 54
3.5. Kết quả thực nghiệm 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 57
2. Kiến nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC 60
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Đọc là
ĐM PPDH Đổi mới phương pháp dạy học
GV Giáo viên
SV Sinh viên
HS Học sinh
SGK Sách giáo khoa
THCS Trung học cơ sở
ĐC Đối chứng
TN Thực nghiệm

THPT Trung học phổ thông
MT Mục tiêu
ND Nội dung
PP Phương pháp
KN Khái niệm
ĐMPP Đổi mới phương pháp
ĐV Động vật
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã
được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Các nhà nghiên cứu
phương pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới
của lý luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn,
đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con người. Những năm gần đây, định
hướng đổi mới phương pháp dạy học thống nhất theo hướng tích cực hóa các hoạt
động học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên: HS tự giác,
chủ động tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề và có ý thức vận dụng linh hoạt,
sáng tạo các kỹ năng đã thu nhận được. Đổi mới phương pháp dạy học cũng là thay
đổi vai trò của người GV. Nếu như trước đây, GV có vai trò truyền thụ kiến thức
cho HS và HS chỉ việc ghi chép và tiếp thu kiến thức một cách máy móc không cần
phải tư duy thì theo phương pháp hiện nay HS sẽ giữ vai trò trọng tâm, chủ động
phát hiện kiến thức trên cơ sở hướng dẫn của GV.
- Định hướng ĐMPPDH đã được thực hiện trong chương trình thay đổi SGK.
SGK các môn học nói chung và môn Sinh học 7 nói riêng đã được cung cấp khá
phong phú các tư liệu như:Tranh ảnh, sơ đồ minh họa, thông tin, …Nhằm tăng
cường tính tích cực chủ động của HS theo hướng “ Từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng đến thực tiễn”. Tuy nhiên tư liệu trong SGK chỉ mang tính chất cơ
bản, do đó bản thân GV cần phải biết sưu tầm thêm nguồn tư liệu bổ sung cho bài
giảng của mình từ nhiều nguồn khác nhau đặc biệt là nguồn tư liệu từ Internet nhằm
làm cho quá trình dạy học trở nên sinh động hấp dẫn và hiệu quả hơn nhằm kích

thích sự hứng thú tìm tòi, khám phá ở HS.
- Thực tế hiện nay việc ứng dụng CNTT để tìm kiếm và khai thác nguồn tư
liệu vào dạy học môn Sinh học 7 của GV ở trường THCS còn rất hạn chế.Vì vậy,
việc sưu tầm, xây dựng kho tư liệu để giảng dạy môn Sinh học ở trường THCS là
việc làm hết sức cần thiết và hữu ích.
- Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Sưu tầm và xây
dụng kho tư liệu để dạy học môn Sinh học 7 ở trường THCS theo hướng phát
huy tính tích cực của HS”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu phục vụ cho GV dạy môn Sinh học 7 ở
trường THCS nhằm phát huy tính tích cực của HS.
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu sưu tầm và xây dựng được kho tư liệu phong phú để giảng dạy môn
Sinh học 7 thì sẽ giúp GV tổ chức tốt quá trình dạy – học nhằm phát huy tính tích
cực của HS trong dạy học Sinh học 7. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục
phổ thông.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 7 ở trường THCS.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống tư liệu để giảng dạy môn Sinh học 7 theo hướng phát huy tính tích
cực của Học sinh.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Điều tra thực trạng:
+ Việc sưu tầm tư liệu và nhu cầu cần tư liệu để giảng dạy SH 7 của GV.
+ Mức độ hứng thú của HS lớp 7 đối với tư liệu trong giờ học Sinh học.
- Xây dựng hệ thống tư liệu cần sưu tầm.
- Tiến hành sưu tầm tư liệu.
- Tổng hợp, phân loại tư liêu.

- Xây dựng kho tư liêu.
- Xây dựng bài tập, giáo án có sử dụng tư liệu.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tư liệu trong
dạy học Sinh học 7.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thu thập, phân loại, tổng hợp các sách báo, tài liệu, luận văn, luận án có liên
quan.
6.2. Phương pháp điều tra
- Điều tra thực trạng về việc sưu tầm tư liệu và nhu cầu cần tư liệu để giảng
dạy Sinh học 7 của GV.
- Điều tra thực trạng về mức độ hứng thú của HS lớp 7 đối với tư liệu trong
giờ học Sinh học.
6.3. Phương pháp chuyên gia
- Tìm đọc tài liệu có liên quan.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia, giáo viên hướng dẫn, và các thầy cô chuyên
môn khác.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của việc sử dụng tư liệu
trong dạy học Sinh học 7.
6.5. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm bằng toán thống kê
Sử dụng một số công thức toán học để xử lý thống kê và đánh giá kết quả
điều tra, kết quả thực nghiệm. Đặc biệt sử dụng phương pháp mô hình hoá bằng
biểu đồ hình trụ, hình khối và biểu đồ gấp khúc để so sánh kết quả thực nghiệm.

- Các bài kiểm tra ở các nhóm lớp đối chứng (ĐC) và thực nghiệm (TN) đều
chấm cùng một biểu điểm theo thang điểm 10.
- Các kết quả thu được chúng tôi xử lý bằng thống kê toán học để nhằm tăng
độ chính xác của các kết luận.
 !""#$

- Lập các bảng phân phối tần suất (%).
Lớp
Tổng
số HS
% số HS đạt điểm %
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lớp TN
Lớp ĐC
- Lập các bảng phân phối tần suất lũy tích.
Lớp
Tổng
số HS
% số HS đạt điểm % trở xuống
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lớp TN
Lớp ĐC
%&'()*+,-.
- Biểu diễn bằng đồ thị: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel
và biểu đồ đường gấp khúc.[10]
6.5.1.2. Tính các tham số đặc trưng: [10]
- Điểm trung bình (
%
): Là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số
thống kê, được tính theo công thức sau:
/




%


=
=
10
1
1
Trong đó: - n: Số học sinh của lớp.
- x
i
: Điểm số theo thang điểm 10.
- n
i
: Số bài kiểm tra có điểm số là x
i.
- Độ lệch chuẩn (S): Khi có 2 giá trị trung bình như nhau thì chưa đủ để kết
luận 2 kết quả là giống nhau, mà còn phụ thuộc vào các giá trị của các đại lượng
phân tán ít hay nhiều xung quanh 2 giá trị trung bình cộng, sự phân tán đó được mô
tả bởi độ lệch chuẩn theo công thức sau:

%/
0



=

=
10
1
)(

- Phương sai (S
2
):
)(
1
10
1
2
%

0


/

=
−=
2
- Sai số trung bình cộng (m):

0
 =
- Hệ số biến thiên (Cv%): Khi có hai số trung bình cộng khác nhau, độ lệch
chuẩn khác nhau thì phải xét hệ số biến thiên:
%100.(%)
%
1

"
=

Trong đó: * Cv = 0 - 10%: Dao động nhỏ - độ tin cậy cao
* Cv = 10 - 30%: Dao động trung bình
* Cv = 30 - 100%: Dao động lớn độ tin cậy nhỏ
- Độ tin cậy (td): Độ tin cậy phản ánh sự sai khác giữa hai giá trị trung bình,
phản ánh kết quả của 2 phương án thực nghiệm và đối chứng.
2
2
2
1
2
1
21

1

1
%%

2


=
Trong đó:
1
%
: Điểm số trung bình của lớp đối chứng.

2
%
: Điểm số trung bình của lớp thực nghiệm.

s
2
1
: Phương sai lớp đối chứng.
s
2
2:
Phương sai lớp thực nghiệm.
So sánh t
d
với t
α
(tra từ bảng phân phối Student), ta có:
+ Nếu t
d
≥ t
α
: Sự khác nhau giữa
%
TN

%
ĐC
là có ý nghĩa.
+ Nếu t
d
< t
α
: Sự khác nhau giữa
%

TN

%
ĐC
là không có ý nghĩa.
3
Phân tích chất lượng các bài kiểm tra của HS để thấy rõ:
- Năng lực tư duy và khả năng tiếp thu kiến thức của HS.
- Khả năng gây hứng thú học tập và mức độ hoạt động của HS.
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp tư liệu học tập của HS.
7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
7.1. Về mặt lí luận
- Cơ sở lí luận khẳng định vai trò của tư liệu trong dạy học Sinh học 7.
- Xây dựng hệ thống các tư liệu cần sưu tầm để phục vụ cho quá trình giảng
dạy Sinh học 7.
7.2. Về mặt thực tiễn
Xây dựng được kho tư liệu phục vụ cho công việc giảng dạy Sinh học 7 của
GV theo hướng phát huy tính tích cực của HS.
8. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc sưu tầm tư liệu đã có từ xa xưa, phát triển song hành với sự phát triển của
thư viện. Từ các thư viện cổ đại khoảng 2750 năm trước Công Nguyên, tư liệu được lưu
trữ trên các tấm xương thú, vỏ cây,… cho đến các thư viện hiện đại, tư liệu không chỉ là
sách, báo mà còn được chứa trong cả đĩa CD, mạng Internet. Sự phát triển của thư viện
làm cho hệ thống tư liệu ngày càng phong phú, đa dạng và chất lượng, phục vụ đắc lực
cho công tác nghiên cứu và giảng dạy.
Việc sưu tầm tư liệu phục vụ cho giảng dạy rất được các nhà giáo dục chú
trọng. Và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc thu thập và sử dụng tư liệu
để giảng dạy, có thể kể ra một số công trình sau:
Trương Đức Kiên (2001), 045"162784"9:
;1"<=>?@;A1>B4C2?)A1

ADEFG, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà
Nội. [9]
Phí Thị Bảo Khanh (1998), @24H/)2<84
2?)1AIFG4A, Luận văn Thạc sĩ Khoa học sư phạm
tâm lý, Đại học Sư phạm Hà Nội. [7]
Võ Văn Khánh (2003), %)2<8 84=5>84
B42?)"A5-2I3JKJ, trường Đại học Sư phạm Huế. [8]
Huỳnh Thị Ánh Ngọc (2006), 045"1627842?)5
1ADJE4AFG, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm
Huế. [11]
Phạm Đình Văn (2006), LM4)8>1"!NO14584
2?)G0ADEJKJ, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Huế.
[15]
Nguyễn Thị Trúc Phương (2008), 045"/)2<>84
2?)PG8QR>I4)<;A1, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường Đại học Đồng Tháp.
Trang web: đã giới thiệu hệ thống tư liệu môn Sinh học
7, gồm 316 hình ảnh. đã giới thiệu 153 giáo án (cập nhật
ngày 17/08/2010). Nhưng những hình ảnh này chủ yếu là scan từ SGK và chưa thực
sự đầy đủ, chưa được sắp xếp thành hệ thống các bài, các chương.
Qua những công trình trên chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nào nghiên
cứu về việc xây dựng hệ thống tư liệu dạy học môn Sinh học lớp 7 – THCS, vì vậy
đề tài của tôi là có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.
9. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
9.1. Giới hạn
1. Giới hạn kho tư liệu:
Toàn bộ chương trình môn Sinh học 7
Giới hạn thực tập giảng dạy
• Bài 39: Một số thân mềm khác
• Bài 8: Thủy tức .

9.2. Phạm vi
* Điều tra thực trạng
Thời gian: Từ ngày 23/8 – 30/9/2010
Địa điểm:
• Trường THCS và THPT Thạnh Tân –Thạnh Trị - Sóc Trăng.
• Trường THCS An Thạnh 1 – Cù Lao Dung – Sóc Trăng.
• Trường THCS Long Tân – Ngã Năm – Sóc Trăng
* Thực nghiệm
Thời gian: Từ ngày 23/8 – 5/10/2010
Địa điểm: Trường THCS An Thạnh 1 – Cù Lao Dung – Sóc Trăng.
10. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
- Chương 1 – Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
- Chương 2 – Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu để giảng dạy môn Sinh học 7
ở trường THCS
- Chương 3 – Thực nghiệm sư phạm
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm tư liệu
Tư liệu là những thứ vật chất được con người sử dụng trong một lĩnh vực nào
đó, đôi khi cũng là tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Trong quá trình dạy học, tư
liệu là một loại thông tin mà dựa vào đó học sinh có thể tìm tòi, suy luận dẫn đến
một kết luận tri thức. [8] [12]
1.1.2. Phân loại tư liệu
Có nhiều cách phân loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, có thể nêu ra một
số cách phân loại sau: [8] [16]
a. Dựa vào hình thức cung cấp thông tin
+ Tư liệu ngôn ngữ: Ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói.
+ Tư liệu phi ngôn ngữ: Hình ảnh, mô hình, sơ đồ.

b. Dựa vào nguồn cung cấp thông tin
+ Tư liệu khai thác từ các loại sách tham khảo.
+ Tư liệu từ bài giảng, các luận văn, luận án.
+ Tư liệu phòng thí nghiệm.
+ Tư liệu được khai thác từ các loại báo, tạp chí.
+ Tư liệu từ các chương trình truyền hình.
+ Tư liệu khai thác từ các đĩa CD.
+ Tư liệu khai thác từ mạng Internet.
c. Dựa vào mục đích sử dụng
+ Sử dụng để giảng dạy bài mới.
+ Sử dụng để củng cố, ôn tập.
+ Sử dụng trong kiểm tra – đánh giá.
1.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá tư liệu
Có những tiêu chuẩn sau: [15]
a. Tư liệu phải phù hợp với mục đích đề ra
Tư liệu thu thập được phải đảm bảo phù hợp với mục đích mà chúng ta đề ra
trước khi sưu tầm, sưu tầm cái gì và sưu tầm để làm gì? Mà mục đích đó lại dựa vào
một ND bài học cụ thể, thông qua việc xác định MT, phân tích ND và PP giảng dạy
nội dung đó.
b. Tư liệu phải ngắn gọn, rõ ràng, thời sự, hiện đại, chứa nhiều thông tin
Tư liệu phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để giúp cho quá trình lĩnh hội kiến
thức của HS nhanh hơn, hiệu quả hơn. Tư liệu thu thập được phải cập nhật được các
tri thức mới, mang tính thời sự, hiện đại phù hợp với sự phát triển của khoa học
công nghệ, của thời đại.
Mặt khác, tư liệu như là các giá chứa đựng thông tin ở trong đó, qua quá
trình sư phạm GV có thể khai thác các thông tin đó ở nhiều khía cạnh khác nhau.
c. Tư liệu phải phát huy tính tích cực, khả năng tìm tòi, khám phá của HS
Để sử dụng các PP mới, PP tích cực không thể không có tư liệu. Chính điều
này cũng đặt ra yêu cầu cho việc sưu tầm tư liệu phải mang tính sư phạm cao, mới
lạ, hấp dẫn, tạo động cơ học tập cho HS. Tư liệu thu thập được phải tạo ra được các

hoạt động cho HS, nhóm HS nhằm phát huy các năng lực tư duy, tính độc lập sáng
tạo và khả năng tìm tòi, khám phá của HS.
d. Tư liệu phải đẹp, sinh động, dễ hiểu
Tư liệu giảng dạy phải mang tính mô phạm, lời lẽ giản dị, trong sáng, chính
xác, ngôn ngữ hàm súc. Các tranh ảnh, mô hình, phim phải đẹp, không quá màu
mè, rườm rà, phức tạp, tránh gây phân tán quá trình học tập của HS.
1.1.4. Tầm quan trọng của tư liệu trong dạy học [15]
a. Tư liệu bổ sung nội dung cho sách giáo khoa
Tư liệu góp phần làm cho kiến thức ở SGK đầy đủ hơn, sâu, rộng hơn, đi sâu
vào bản chất của sự vật, hiện tượng, giải thích, chứng minh, minh họa cho các kiến
thức cô đọng ở SGK,…
b. Tư liệu là biện pháp tạo ra các hoạt động để tổ chức quá trình nhận
thức cho học sinh
Tư liệu giúp GV thiết kế các hoạt động học tập để tổ chức quá trình nhận
thức của HS, như sử dụng tranh, ảnh để thiết kế phiếu học tập nhằm tổ chức hoạt
động nhóm cho HS,…
c. Tư liệu tạo sự hấp dẫn, hứng thú, kích thích sự tìm tòi, khám phá của HS
Tư liệu làm cho bài giảng của GV có nội dung phong phú, đa dạng, nhiều
kiến thức mới lạ, nhiều hình ảnh, mô hình động, phim,… Do đó, HS sẽ luôn cảm
thấy vui vẻ, phấn chấn, tham gia tích cực vào quá trình học.
d. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học
Tư liệu góp phần làm cho nội dung phong phú, đa dạng, đầy đủ và cập nhật
hơn. Nhờ đó mà GV có điều kiện để ĐM PPDH. Họ luôn phải đặt ra cho mình câu
hỏi là phải sử dụng PPDH nào để biến các tư liệu thu thập được thành các kiến thức
để HS tiếp nhận một cách tích cực.
1.1.5. Khái niệm tích cực hóa
Tích cực hóa là một tập hợp các hoạt động của thầy giáo và của các nhà giáo dục
nói chung, nhằm biến người học từ thụ động thành chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri
thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. [13]
1.1.6. Tích cực hóa học sinh trong dạy học là gì? [1]

Trước hết, tích cực ở đây được hiểu theo nghĩa là hoạt động chủ động (trái
nghĩa với thụ động chứ không hàm ý trái nghĩa với tiêu cực) trong nhận thức và
hành động. Một cách chung nhất, tính tích cực trong học tập của HS là một trạng
thái hoạt động của HS được xuất hiện khi HS có động cơ, mục đích học tập đúng
đắn, rõ ràng; có nhu cầu học và cảm thấy hứng thú trong học tập.
Tính tích cực nhận thức trong học tập liên quan trước hết với động cơ học
tập. Động cơ học tập là cái mà vì nó khiến người ta học tập (trí tò mò, ham hiểu
biết, muốn làm vừa lòng người thân, muốn được tôn trọng, muốn được khẳng định
mình…).
Động cơ tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là
hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy
nghĩ độc lập là mầm móng của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực, độc
lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập.
* Tính tích cực nhận thức trong học tập có các cấp độ từ thấp đến cao
- Bắt chước, cố gắng làm theo các mẫu hành động đã được quan sát.
- Tìm tòi, độc lập giải quyết vấn đề, tìm kiếm những cách giải quyết khác
nhau.
- Sáng tạo, tìm ra giải pháp mới, độc lập, hiệu quả.
* Một số tiêu chí đánh giá tính tích cực nhận thức của HS:
 Sự tập trung chú ý vào nhiệm vụ học tập.
 Khả năng định hướng nhanh vào mục tiêu học tập.
 Có các biểu hiện của sự hứng thú học tập.
 Tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập.
 Độc lập hành động.
 Hăng hái tham gia trao đổi thảo luận: chủ động nêu vấn đề, câu hỏi và sẵn
sàng bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình.
 Khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 Suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
1.1.7. Quy trình sưu tầm và xây dựng kho tư liệu
Qua thực tiễn việc sưu tầm tư liệu và tham khảo các tác giả khác, như: Phạm

Đình Văn (2006), Huỳnh Thị Ánh Ngọc (2006), Nguyễn Thị Trúc Phương (2008),
… chúng tôi đề ra quy trình sưu tầm và xây dựng kho tư liệu như sau:
Hình 1.1. Quy trình sưu tầm và xây dựng kho tư liệu để giảng dạy
* Bước 1. Xác định mục tiêu
Muốn xác định được mục tiêu bài học chúng ta cần phải nghiên cứu thật kỹ
nội dung bài học, dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng để xác định sau cho thật trọng
tâm nội dung của bài. Mục tiêu bài học phải đảm bảo mức độ cần đạt: Kiến thức, kỹ
năng và thái độ
Ví dụ: Bài 27 : Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Nêu được đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
+ Mô tả hình thái cấu tạo và hoạt động của các đại diện sâu bọ
+ Nêu được tính đa dạng của lớp sâu bọ.
- Kĩ năng : Quan sát và mô tả được các đại diện của sâu bọ.
- Thái độ: Giáo dục tình yêu thiên nhiên yêu thích môn học.
* Bước 2. Phân tích nội dung bài học
Việc phân tích ND là một việc làm thiết yếu trước khi soạn giáo án. Cần phải
xác định được kiến thức nào cần thiết truyền đạt cho HS và có PP truyền đạt kiến
thức một cách phù hợp.
GĐ 1
Sưu
tầm
GĐ2
Xây
dựng
kho

liệu
Bước 1. Xác định mục tiêu bài học

Bước 2. Phân tích nội dung bài học
Bước 3. Chọn tư liệu cần sưu tầm
Bước 4. Tiến hành sưu tầm tư liệu
Bước 5. Xử lí tư liệu
Bước 6. Phân loại và xây dựng kho tư liệu
Ví dụ: Bài 27 : Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ
Nội dung cần cung cấp cho Hs như sau:
- Đặc điểm chung của lớp sâu bọ phân biệt với các lớp khác (Giáp xác, hình
nhện)
- Thông qua các đại diện của sâu bọ giúp Hs nắm được sự đa dạng về số
lượng loài, môi trường sống và tập tính của sâu bọ
- Đặc điểm của mỗi loài sâu bọ điển hình, thích nghi với môi trường và lối
sống khác nhau.
* Bước 3. Chọn tư liệu cần sưu tầm
Chúng ta có thể dựa vào nội dung của bài, đặc điểm HS, điều kiện cơ sở vật
chất mà lựa chọn PP cho phù hợp theo từng bài. Khi lựa chọn được PP ta sẽ có sơ
sở để tìm tư liệu.
VD: Bài 27 : Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ
Các tư liệu cần sưu tầm như: Một số hình ảnh, tranh vẽ về lớp sâu bọ như:
Các loài bướm, ong, muỗi, ve sầu, kiến, ruồi Thu thập các thông tin về số lượng
loài của sâu bọ đồng thời để cho bài học thêm sinh đồng cần phải có các đoạn phim
nhằm giúp cho Hs có thể hiểu rỏ hơn về tập tính của chúng.
Bảng hệ thống các tư liệu cần sưu tầm
Chương Bài
Tư liệu cần sưu tầm
Kênh chữ Kênh hình Kênh phim

V 27 Một số thông
tin liên quan
về các loài sâu

bọ

Một số đại
diện của lớp
sâu bọ:
- Các loài
bướm, một số
loài sâu, kiến,
ruồi, muỗi hút
máu, bọ ngựa,
chuồn chuồn,
ong
- Tác hại của
châu chấu.
- Tập tình tìm
mồi của kiến.
- Đời sống của
các loài sâu.


* Bước 4. Tiến hành sưu tầm tư liệu
Qua việc phân tích MT, ND, và các tư liệu cần tìm của một bài học cụ thể ta
dễ dàng tìm ra các tư liệu cần thiết để thiết kế các hoạt động học tập cho HS dựa
trên ND bài học ở SGK.
Tư liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau, như: Sách, báo, tạp
chí, đài phát thanh, truyền hình, đĩa CD có sẵn, mạng Internet,
Trong đó nguồn tư liệu từ Internet phong phú, đa dạng và dễ tìm kiếm, lưu
trữ nhất.
Ví dụ: Bài 27 : Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ
TT Tư liệu Nguồn sưu tầm

1 Hình ảnh: Các loài bướm, một số loài sâu,
kiến, ruồi, muỗi hút máu, bọ ngựa, chuồn
chuồn, ong
Sử dụng công cụ tìm kiếm

2 Kênh chữ: Số lượng loài của sâu bọ :
Người ta có thể tìm thấy côn trùng ở gần như
tất cả các môi trường sống trên Trái Đất. Có
khoảng 5.000 loài chuồn chuồn; 2.000 loài bọ
ngựa; 20.000 loài châu chấu; 17.000 loài bướm;
120.000 loài hai cánh; 82.000 loài cánh nửa;
350.000 loài cánh cứng và khoảng 110.000 loài
cánh màng
/>3 - Tác hại của châu chấu.
- Tập tình tìm mồi của kiến.
- Đời sống của các loài sâu.
/> />tch
* Bước 5. Xử lí tư liệu
Những tư liệu thu được mới chỉ ở dạng thô vì vậy cần phải xử lí sơ bộ cho phù
hợp với mục đích sử dụng trong dạy học.
- Xử lí kênh chữ: Tóm tắt, lập dàn ý, chuyển kênh chữ thành sơ đồ, biểu bảng,…
- Xử lí kênh hình: Cắt các phần không cần thiết, dịch và chú thích các từ bằng
tiếng nước ngoài, đặt tên cho hình ảnh…
- Xử lí kênh phim: Cắt, nối, thêm chữ, tắt âm thanh, lồng âm thanh vào phim,
Ví dụ: Xử lí hình ảnh

Hình 1.1. Hình minh họa một cách xử lý hình ảnh
* Bước 6: Phân loại và xây dựng kho tư liệu
Tư liệu rất phong phú và đa dạng do đó cần phải phân loại và xây dựng thành
kho tư liệu để dễ dàng lưu trữ, quản lí và sử dụng.

Có nhiều cách phân loại, như:
- Phân loại theo thành phần kiến thức:
Tư liệu dạy kiến thức hình thái
Tư liệu dạy kiến thức giải phẫu
Tư liệu dạy kiến thức cơ chế …
- Phân loại theo chương bài
Tư liệu dạy học Sinh học 7
Mở đầu
Bài 1
Kênh chữ
Kênh hình
Kênh phim
Bài 2
Chương 1

Chương 8.
Sau khi xác định cách phân loại, chúng ta tiến hành xây dựng thành cây thư
mục trong máy vi tính. Sau đó copy và paste các file vào các thư mục chứa nó. Xây
dựng xong chúng ta lưu trữ vào đĩa CD, DVD để bảo quản.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng về việc sưu tầm tư liệu và nhu cầu cần tư liệu của Giáo viên
trong dạy học Sinh học 7
1.2.1.1. Kết quả điều tra
Tôi đã tiến hành thăm dò 10 GV dạy môn Sinh học ở 5 trường THCS khác
nhau của tỉnh Sóc Trăng: Trường THCS & THPT Thạnh Tân, Trường THCS Phú
Lộc, Trường THCS An Thạnh 1, Trường THCS Châu Hưng, Trường THCS An
Thạnh Tây. Kết quả điều tra ở bảng 1.1
Bảng 1.1. KẾT QUẢ THĂM DÒ GIÁO VIÊN
TT Vấn đề Các phương án trả lời
Kết quả

SL (%)
1
Theo Thầy (Cô) nội dung
SGK Sinh học 7 hiện nay
được trình bày dưới dạng
nào?
Kênh hình 0 0
Kênh chữ 0 0
Cả kênh hình và kênh chữ
15 100
2
Theo Thầy (Cô) tác dụng của
hình ảnh, mô hình, phim tài
liệu,…là gì?
Kích thích HS hứng thú học
tập
4 26.6
Giúp HS hiểu vấn đề một
cách sâu sắc, tổng quát hơn
3 20.0
Cả 2 ý trên 7 46.7
Ý kiến khác 1 6.7
3
Theo Thầy (Cô) khi giảng
dạy có sử dụng những hình
ảnh, bảng biểu,…thì thái độ
của HS như thế nào?
Rất hứng thú 9 60.0
Hứng thú 4 26.7
Thờ ơ 2 13.3

Chán nản 0 0
4
Ngoài những hình ảnh, bảng
biểu trong SGK Thầy (Cô) có
sử dụng thêm những hình
ảnh, bảng biểu, mô hình,…
khác khi giảng dạy không?
Có 10 66.7
Không 0 0
Nếu chọn “Không” xin cho
biết vì sao Thầy (Cô) lại
không sử dụng thêm những
hình ảnh, bảng biểu khác khi
giảng dạy?
Vì hình vẽ trong SGK quá
chi tiết
2 13.33
Số lượng hình trong SGK
quá nhiều
2
13.33
Thời gian quá ít 1 6.7
5
Thầy (Cô) có cần thêm tư liệu
(hình ảnh, bảng biểu,…) để
giảng dạy không?
Rất cần 9 60.0
Cần 6 40.0
Không cần 0 0
6

Thầy (Cô) có thường sưu tầm
thêm tư liệu để giảng dạy
không?
Thường xuyên 7 46.6
Thỉnh thoảng 4 26.7
Ít khi 3 20.0
Không sưu tầm thêm
1 6.7
7
Thầy (Cô) sưu tầm các tư liêu
có liên quan đến nội dung
giảng dạy từ những nguồn
nào?
(Có thể chọn nhiều đáp án)
Internet 4 26.7
Sách, báo 9 60.0
Băng đĩa
2 13.3
8
Thầy (Cô) có thường xuyên
sử dụng giáo án điện tử để
giảng dạy không?
Thường xuyên 0 0
Thỉnh thoảng 4 26.7
Rất ít 6 40.0
Chưa sử dụng 5 33.3
9
Theo thầy (Cô) việc sử dụng
giáo án điện tử với không sử
dụng giáo án điện tử khác

nhau như thế nào?
Tốt hơn 5 33.3
Như nhau 2 13.3
Tuỳ bài 8 53.33
Thấp hơn 0 0
10
Thầy (Cô) cảm thấy thái độ
của HS khi được học các tiết
học có sử dụng giáo án điện
tử như thế nào?
Rất hứng thú
9 60.0
Hứng thú 5 33.3
Thờ ơ 1 6.7
Chán nản 0 0
11
Thầy (Cô) thường gặp phải
những khó khăn gì khi sử
dụng giáo án điện tử?
Thiếu phương tiện
7 46.6
Mất nhiều thời gian để tìm tư
liệu (hình ảnh, bảng biểu,
phim tài liệu,….)
4 26.7
Không gặp khó khăn 1 6.7
Ý kiến khác 3 20.0
1.2.2.2. Nhận xét
Nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS trong học tập từ năm học
2002 – 2003 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã tiến hành thay SGK các môn học ở

trường THCS, trong đó có môn Sinh học 7. Đến năm học 2005 – 2006 Bộ Giáo Dục
và Đào Tạo đã triển khai đại trà chương trình sinh học 7 ở trường THCS. Nên 100%
GV cho là SGK Sinh học 7 hiện nay được trình bày dưới cả 2 dạng kênh hình và
kênh chữ.
Theo đa số GV, những hình ảnh, phim tài liệu… có tác dụng kích thích HS
hứng thú học tập, giúp HS hiểu vấn đề một cách sâu sắc tổng quát hơn. Do đó, khi
giảng dạy có sử dụng những hình ảnh, bảng biểu thì HS rất hứng thú học tập (60%),
hứng thú (33.3%). Thấy được tác dụng của tư liệu nên hầu hết GV (66.7%) có sử
dụng thêm những hình ảnh, bảng biểu khác khi giảng dạy. Tuy nhiên, cũng có một
số ít GV (6.7%) không sử dụng thêm tư liệu với lí do thời gian 1 tiết học quá ít
không đủ để triển khai thêm nội dung.
Là GV tất yếu phải soạn giáo án để giảng dạy, áp lực từ nhiều phía như nhà
trường, tổ bộ môn, tham gia công tác Đoàn thể…cùng với ý thức hoàn thiện mình
và lòng tâm huyết với nghề, GV không thể dạy “chay” chỉ dựa vào SGK mà phải
tham khảo các tài liệu khác. Vì lẽ đó mà có đến 100% GV cần thêm tư liệu (rất cần:
60%, cần 40%) cũng như 100% GV có sưu tầm thêm tư liệu để giảng dạy. Trong
đó, 46.6% là thường xuyên sưu tầm còn 26.7% chỉ sưu tầm khi cần thiết (thỉnh
thoảng), nhưng cũng chứng tỏ nhu cầu cần tư liệu của GV là rất lớn.
Tuy nhiên, việc sưu tầm và sử dụng tư liệu còn nhiều hạn chế thể hiện qua
một số điểm sau: 60% GV thu thập tư liệu từ sách, báo hơn phân nữa số GV có sưu
tầm tư liệu từ Internet, sưu tầm từ băng đĩa thì rất ít…Từ đó cho thấy, nguồn tư liệu
còn hạn chế.
26.7% GV thỉnh thoảng có sử dụng giáo án điện tử, còn 40.0% rất ít sử dụng,
thậm chí 33.3% chưa từng soạn giáo án điện tử. Do đó khi được hỏi về hiệu quả của
việc sử dụng bài giảng điện tử so với bài giảng thông thường thì ý kiến không đồng
nhất: 33.3% cho là tốt hơn, 13.3% cho là như nhau, và hầu hết cho là tùy bài nhưng
không có ý kiến nào cho là thấp hơn. Chứng tỏ các GV đã không xác định rõ được
tác dụng của việc sử dụng bài giảng điện tử, nhưng tất cả GV đều cho rằng thái độ
của HS khi được học giáo án điện tử là hứng thú.
Khó khăn chủ yếu của GV trong việc soạn giáo án điện tử là thiếu phương tiện,

mất nhiều thời gian để tìm tư liệu, có lẽ vì những lí do này mà chưa phát huy hiệu quả
của việc sử dụng bài giảng điện. Do đó nếu có 1 kho tư liệu để phục vụ giảng dạy thì sẽ
phát huy được hiệu quả của việc dạy học là phát huy tính tích cực của HS.
Qua kết quả thăm dò cho thấy GV rất cần tư liệu và đã biết thu thập tư liệu
trong việc giảng dạy Sinh học 7. Tuy nhiên, đa số GV còn gặp nhiều khó khăn trong
việc tìm kiếm và sưu tầm như: thiếu phương tiện, mất nhiều thời gian, nguồn tư liệu
còn hạn chế Do đó, việc sử dụng còn hạn chế chưa mang lại hiệu quả thiết thực.
Vì vậy, nếu có một kho tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy Sinh học 7 thì sẽ giúp
việc giảng dạy của GV đạt kết quả cao hơn.
1.2.2. Thực trạng về mức độ hứng thú của học sinh lớp 7 đối với tư liệu trong
giờ học sinh học
1.2.2.1. Kết quả điều tra
Tôi đã tiến hành điều tra trên 223 HS lớp 7 của 3 trường THCS khác nhau
của tỉnh Sóc Trăng: Trường THCS An Thạnh 1 – huyện Cù Lao Dung, Trường
THCS An Thạnh Tây – huyện Cù Lao Dung, Trường THCS Thạnh Tân - Huyện
Thạnh Trị.
Bảng 1.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HỌC SINH
TT Vấn đề Các phương án trả lời
Kết quả
SL (%)
1
Em thích học quyển sách
nào hơn trong các quyển
sách sau đây?
Sách có nhiều hình ảnh minh
họa đẹp, sinh động
223 100
Sách có ít hình ảnh minh họa 0 0
Sách không có hình ảnh 0 0
2

Ngoài những hình ảnh,
bảng biểu trong SGK, GV
có sử dụng thêm những
hình ảnh, bảng biểu khác
khi giảng dạy không?
Có 153 68.6
Không 70 31.4
3
Em có thích GV sử dụng
nhiều hình ảnh, bảng
biểu…khi giảng dạy
không?
Rất thích 203 91.03
Thích 20 8.07
Không thích 0 0
4
Khi GV sử dụng những
hình ảnh, bảng biểu … để
giảng dạy thì thái độ học
tập của em như thế nào?
Rất hứng thú 170 76.23
Húng thú 50 22.42
Thờ ơ 3 1.34
Chán nản 0 0
5
Các em có thường được
học trên máy chiếu
không?
Rất thường xuyên 35 15.7
Thường Xuyên 70 31.4

Thỉnh thoảng 40 17.93
Ít 78 35.0
6
Các em có thích học qua
máy chiếu không?
Có 223 100
Không 0 0
7
Vì sao em thích học trên
máy chiếu?
Có nhiều hình ảnh đẹp, sinh
động, lạ mắt
55 24.7
Được xem những đoạn phim,
hình ảnh, tài liệu…
49 22
Cả 2 ý trên 79 35.4
Hãy cho biết vì sao em
không thích học trên máy
chiếu?
Không ghi bài kịp 25 11.21
Không theo bài kịp 15 6.72
Cả 2 ý trên 0 0
1.2.2.2. Nhận xét
Vì là HS lớp 7 nên hầu hết (100%) các em thích được học quyển sách có
nhiều hình ảnh minh họa đẹp, sinh động. Cho thấy kênh hình có tác dụng kích thích
HS hứng thú học tập và nếu GV biết khai thác tối đa hiệu lực của các hình ảnh thì
kết quả dạy học sẽ cao hơn.
Ngoài những hình ảnh, bảng biểu trong SGK thì đa số GV (68/6%) đều có sử
dụng thêm những hình ảnh, bảng biểu khác khi giảng dạy. Cho thấy GV nhận thức

được tầm quan trọng của tư liệu trong dạy học.
Hơn 91.03% HS rất thích GV sử dụng nhiều hình ảnh, bảng biểu khi giảng
dạy và khi GV sử dụng những hình ảnh, bảng biểu để giảng dạy thì thái độ học tập
của HS là rất hứng thú (76.23% rất hứng thú, 22.42% hứng thú). Cho thấy HS rất
hứng thú đối với tư liệu trong giờ học Sinh học.
Đa số các em đều đã được học qua máy chiếu. Tuy nhiên, chỉ học thỉnh
thoảng hoặc rất ít, cho thấy việc áp dụng giáo án điện tử còn hạn chế. Hơn 82% HS
thích học trên máy chiếu, với các em đã học qua máy chiếu thì lí do các em thích
học là có nhiều hình ảnh đẹp, sinh động và được xem những đoạn phim tài liệu có
liên quan. Bên cạnh đó, lí do một số em không thích học trên máy chiếu là không

×