Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

áp dụng và nghiên cứu một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao việc học kỹ thuật ném bóng xa của hs khối lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.47 KB, 22 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I - Lý do chọn đề tài.
Ngay từ thời xa xưa( Hi nạp - La mã cổ đại) TDTT đã được coi trọng là một
nền văn hoá nhằm hoàn thiện con người. " Vận động là sức khoẻ, là sự sống",
các nhà triết học thời cổ đại đã đề cao cái đẹp trong sự phát triển hài hoà, luôn
“trong sạch về đạo đức, phong phú về tinh thần và hoàn thiện về thể chất” do thể
dục thể thao đem lại.
Mặt khác, thể dục thể thao còn là nội dung quan trọng của hệ thống giáo
dục XHCN nhằm phát triển con người toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ Nó
không những đóng vai trò trong việc nâng cao sức khoẻ toàn dân mà nó còn là
món ăn tinh thần trong xã hội loài người.
Khi đất nước đi lên, càng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì song
song với sự phát triển đó TDTT cũng được đổi mới và phát triển theo. Sự đổi mới
và phát triển này làm cho chất lượng thể chất được nâng lên đòi hỏi các nhà ngiên
cứu, các nhà chuyên môn và các giáo viên giảng dạy bộ môn TDTT phải có những
phương pháp nghiên cứu, phương pháp huấn luyện, phương pháp giảng dạy và áp
dụng các bài tập mang tính khoa học phù hợp.
Ở mỗi bộ môn đều có những đặc trưng, những phương pháp luyện tập riêng,
vì vậy các huấn luyện viên, các giáo viên phải hướng dẫn HS theo phương pháp
riêng đó. Bộ môn Điền kinh nói chung và bộ môn Ném bóng nói riêng cũng không
nằm ngoài quy luật chung đó.
Ném bóng là bộ môn nằm trong hệ thống GDTC, là môn giảng dạy chính
khoá của trường THCS. Là môn thể thao dùng sức của bản thân ném bóng đi được
một khoảng cách xa nhất theo đúng kỹ thuật. Để đưa bóng ném đi thật xa, đòi hỏi
sự nỗ lực rất lớn của thần kinh và cơ bắp. Muốn đạt được thành tích cao,. Người
tập phải có thể lực tốt, nhất là sức mạnh và tốc độ. Khác với đi và chạy, ném bóng
là hoạt động không có chu kỳ. Yêu cầu của môn học ngoài dụng cụ, sân tập luyện
thì vấn đề nắm vững kỹ thuật tốt và có thể lực là hai yếu tố có vai trò hết sức quan
trọng. Kỹ thuật ném bóng xa có đà được chia làm 4 giai đoạn: chuẩn bị, chạy đà,
ra sức cuối cùng và giữ thăng bằng. ở mỗi giai đoạn đều có vai trò nhất định ảnh
hưởng đến thành tích, tuy nhiên thì giai đoạn chạy đà và ra sức cuối cùng là quan


trọng hơn cả bởi thành tích cao hay thấp phụ thuộc phần lớn vào hai giai đoạn này.
1
ở đây sự kết hợp giữa tay ngực và phối hợp chính xác, nhịp nhàng và nhanh nhẹn
của hàng loạt các động tác cùng với tốc độ chạy đà, ra sức cuối cùng là những yếu
tố quyết định. Vì vậy để tập luyện 1 cách nhuần nhuyễn hai giai đoạn này đồng
thời phải tập luyện những bài phát triển chung, những bài tập bổ trợ nhất là bài tập
dành cho phát triển cơ ngực, tay. Lứa tuổi các em ở THCS nói chung và ở khối
lớp 9 nói riêng vấn đề nắm vững kỹ thuật có thể nói tương đối hoàn thiện, tuy
nhiên khả năng phối hợp ở các giai đoạn gần như không thể thực hiện được dẫn
đến thành tích rất hạn chế. Tại sao vậy? Thực tế đã chứng minh qua mấy năm
giảng dạy gần đây cả ở trường THCS và đội tuyển 4 môn Điền kinh phối hợp của
huyện đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc phối hợp các giai đoạn kỹ thuật và
góc độ ra bóng thường không ổn định, có khi góc độ ra bóng quá lớn 45-50
0
hoặc
nhỏ quá 20-25
0
mà góc độ bay chuẩn của bóng là 35- 45
0
. Vì vậy ngoài việc nắm
vững kỹ thuật ra thì vấn đề thể lực và sự phối hợp nhuần nhuyễn các giai đoạn kỹ
thuật ném bóng xa cần phải được khắc phục ngay, cần phải có những phương pháp
luyện tập cũng như những bài tập bổ trợ để nâng cao thể lực cho các em. Để giúp
HS trường THCS nói chung học tốt hơn môn Ném bóng xa có đà tôi đã tiến hành
nghiên cứu kỹ thuật ném bóng và đưa ra hệ thống một số bài tập bổ trợ nhằm nâng
cao thể lực cho các em. Sáng kiến của tôi có nội dung như sau:
" ÁP DỤNG VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO
VIỆC HỌC KỸ THUẬT NÉM BÓNG XA CỦA HS KHỐI LỚP 9
TRƯỜNG THCS "
II - Mục đích nghiên cứu

- Nhằm nâng cao hiệu quả việc học tập kỹ thuật ném bóng xa của học sinh.
-Tạo cho HS có kỹ năng rèn luyện các cơ cánh tay, bả vai
- Gây hứng thú và say mê học tập môn ném bóng cho học sinh.
III - Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối 9 (Lớp 9D là lớp thực nghiệm, lớp 9C là lớp đối chứng)
trườngTHCS.
2
IV - Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn và tọa đàm
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
V- Phạm vi nhiên cứu.
Đây là một sáng kiến được xác định trên cơ sở một phương pháp nhỏ của
việc dạy môn Ném bóng. Nó chỉ xác định được trong một thời lượng nhỏ trong
giờ Thể dục.
Tuy nhiên đây là một sáng kiến được áp dụng ở tất cả các khối lớp của
chương trình THCS khi học môn Ném bóng xa có đà.
3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I . CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP
GIÁO DỤC THỂ CHẤT.
Năng lực thể thao bao gồm các tố chất vận động sức mạnh, sức nhanh,
sức bền, sức khéo léo, mềm dẻo, khả năng phối hợp vận động trong thực hiện các
bài tập thể lực và kĩ thuật.
Nhiệm vụ của thể dục sức khoẻ cho trẻ em THCS được coi là quan trọng
đặc biệt là tính đặc trưng của phát triển cơ thể. Trẻ từ 12-14 tuổi cũng có thể coi là
thời kỳ tiền dạy thì. Sự tăng trưởng cơ thể tăng lên rõ rệt. Nhu cầu vận động ở tuổi
THCS (cấp II) cũng tăng lên như một đòi hỏi tâm lý tự nhiên. Các hoạt động dùng
sức mạnh, khéo léo, tốc độ và sức bền đã dần dần thích ứng với năng lực cơ thể.
Vì vậy với kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản được tiếp thu ở giai đoạn 14 - 15 tuổi

có điều kiện củng cố và phát triển đa dạng hơn. Nhiệm vụ Thể dục sức khoẻ cho
HS lứa tuổi này là tiếp tục hình thành các năng lực thể chất với yêu cầu cao hơn về
trình độ và đa dạng hoá về các kỹ năng vận động cơ bản. Mặt khác phát triển tính
liên tục trong phát triển sau giai đoạn Tiểu học, vẫn không ngừng củng cố các kỹ
năng vận động cơ bẳn nhất, các thao thác vận động cơ và chức năng hô hấp, biết
dùng sức, thả lỏng, hồi phục, biết điều chỉnh các thao thác trong điều khiển hành
vi vận động. Ở cuối độ tuổi này khả năng vận động của các em gần như đạt tới
mức hoàn thiện - Dùng sức mạnh phát huy tốc độ, tính chính xác và khéo léo để
tiết kiệm sức, khả năng trí tuệ trong lựa chọn cách thức vận động hợp lý nhất.
Những biểu hiện trên đây được chú ý theo hướng dẫn luyện tập sức khoẻ bằng các
bài tập có lượng vận động TDTT ngoại khoá trong ngày.
Các bài tập có tính kỹ thuật được đưa vào chương trình học cũng cần nhiều
hơn so với ở cấp tiểu học để sử dụng được khả năng phát triển ý thức và trí tuệ vận
động đã tương đối phong phú. Chính ở lứa tuổi 14 - 15, khả năng về mặt hoạt
động thể thao cũng được bộc lộ rõ nét thông qua đánh giá năng lực thể chất. Sự
phân tích đầy đủ có tính khái quát về sức khoẻ nói chung và năng lực thể chất điển
hình sẽ rất cần thiết để lựa chọn, phân biệt nội dung bài tập, hướng vận động thích
hợp và phương pháp cá biệt hoá nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển sinh học giai
4
đoạn dạy thì. Để có sức khoẻ tốt, năng lực hoạt động phát triển và chất lượng vận
động không ngừng được nâng cao thì việc đưa ra những phương pháp, phương
tiẹn và bài tập phù hợp là rất cần thiết và cấp bách nhất là trong quá trình GDTC
ở nhà trường THCS còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và thời gian luyện
tập.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN TRONG LỰA CHỌN HỆ THỐNG CÁC BIỆN
PHÁP VÀ CÁC BÀI TẬP TRONG GIẢNG DẠY KỸ THUẬT
NÉM BÓNG XA.
Nhằm tìm hiểu cơ sở thực tiễn các hệ thống, các biện pháp và các bài tập
trong giảng dạy kỹ thuật ném bóng xa. Tôi đã tiến hành phỏng vấn 20 GV giảng
dạy môn GDTC, những người đang trực tiếp làm công tác giảng dạy ở các trường

trong huyện kết quả thu được phiếu phỏng vấn được tôi trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Kết quả hệ thống và biện pháp giảng dạy ném bóng xa
( n = 10)
TT Biện pháp sử dụng Số ý kiến
đồng ý
Tỉ lệ
1 Xây dựng kỹ thuật và đặc điểm bài
học (Tông qua phân tích và làm thị
phạm kỹ thuật)
10 100%
2 Thực hiện động tác theo khẩu
lệnh1,2,3,4,5
8 80%
3 Giảng dạy kỹ thuật trong các điều kiện
khó, dễ khác nhau
4 40%
4 Thực hiện kỹ thuâth ném bóng kết hợp
với các phương tiện bài tập bổ trợ
5 50%
5 Thực hiện kỹ thuật không có khẩu
lệng
7 70%
6 Tham gia thực tế thi đấu nhiều lần 3 30%
7 Nhiều lần xem băng hình, tranh ảnh 4 40%
5
Từ kết quả thu được ở bảng 1 cho chúng ta thấy các GV đều lựa chọn các
phương pháp 1,2,5 làm các biện pháp chính trong giảng dạy kỹ thuật ném bóng xa.
Tôi cho rằng các biện pháp trên đã được trình bày cụ thể trong tất cả các SGK ném
bóng.Với biện pháp thứ 4 thông qua trao đổi trực tiếp với GV họ đều rất mong
muốn có, song họ chưa hình dung được phương tiện bổ trợ ấy là như thế nào? và

các bài tập kèm theo có thể xây dựng được hay không? hầu hết các ý kiến đều nhất
trí cho rằng. Nếu có được phương tiện và hệ thống các bài tập làm theo thì họ sẵn
sàng sử dụng. Còn các biện pháp 3,6,7 mà tôi đưa ra trong phiếu phỏng vấn đều
không được đa số các GV sử dụng, một mặt vì các biện pháp không sát với thực
tế, mặt khác nếu cố tình sử dụng thì đòi hỏi các phương tiện và kỹ thuật cấp cao
khó mà có thể thực hiện được.
III . LỰA CHỌN HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP VÀ CÁC BÀI TẬP ỨNG
DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY KỸ THUẬT NÉM BÓNG CHO ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
3.1: Xác đinh hệ thống các biện pháp.
Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn khác nhau, qua thực tiễn quá trình
học tập của các em HS khối 9 trường THCS tôi đang giảng dạy và một số trường
khác , qua phỏng vấn trực tiếp các giáo viên chuyên môn kết hợp với đặc điểm
tâm sinh lý và cơ sở lý luận tôi đã lựa chọn hệ thống sau đây.
1. Xây dựng khái niệm kỹ thuật và đặc điểm người học (thông qua phân tích
và làm thị phạm kỹ thuật, xem ảnh kỹ thuật )
2. Thực hiện động tác theo khẩu lệnh 1,2,3,4,5
4. Thực hiện kỹ thuật ném bóng kết hợp với các phương tiện bổ trợ.
5. Thực hiện kỹ thuật không có khẩu lệnh.
3.2: Xây dựng hệ thống các bài tập bổ trợ với phương tiện tự tạo phục vụ cho
kỹ thuật ném bóng xa.
Khi tiến hành giảng dạy kỹ thuật ném bóng xa cho đối tượng nghiên cứu,
trong quá trình sử dụng các biện pháp đã nêu trên, tôi thấy rằng: Điểm yếu của các
em học sinh khi thực hiện kỹ thuật ném bóng là sự yếu ớt của các nhóm cơ vai, sự
phối hợp giữa lực đạp sau của chân với cơ thể vẫn còn yếu. (Thân người không tạo
được hình cánh cung, không tận dụng được lực tổng hợp của toàn thân, thậm trí có
trường hợp năng bóng thẳng không đúng hướng …). Trong đó tôi xin lưu ý để
6
thực hiện biện pháp thứ 4 đã lựa chọn ở trên tôi đã hệ thống và nghiên cứu mội số
bài tập cho việc học tập và hoàn thiện kỹ thuật ném bóng. (Dưới đây tôi xin trình

bày các bài tập mà tôi đã lựa chọn)
Bài tập : Hai người đứng cùng chiều nắm tay nhau một người thực hiện động
tác ưỡn thân.
- Mục đích bài tập 1: Bổ trợ kỹ thuật phối hợp toàn thân khi thực hiện ném
bóng.
- Chuẩn bị: Hai người đứng theo hàng dọc trước sau cách nhau 0.5 -
0.6cm. Người đứng trước đưa tay lên cao về sau nắm lấy tay người đứng sau,
người phía sau đưa hai tay lên cao về phía trước nắm lấy 2 cổ tay hoặc bàn tay của
bạn.
- Động tác: Người đứng phía trước nâng đầu gối chân phải, về trước, lên
cao và thực hiện đông tác ưỡn thân, người đứng sau bước về trước 1 bước nhỏ,
dồn trọng tâm vào chân sau, ngực hơi ưỡn giữ chân để làm chỗ dựa vững chắc cho
bạn ở trước thực hiện động tác. Các động tác được thực hiện đi, lại làm nhiều lần
(Xem hình 1)
Bài tập 2 - Hai người nắm tay nhau cùng bước về phía trước thực hiện ưỡn
thân.
7
ảnh
ảnh
Mục đích bài tập: (Tương tự bài tập 1)
Chuẩn bị: Hai người đứng quay lưng vào nhau, hai tay đưa ra sau, nắm lấy hai
tay của nhau. Khoảng cách giữa hai người từ 0.4-0.5m
Động tác: Cùng bước chân về trước một bước nhỏ, đồng thời đưa hai tay về phía
sau lên cao ( Bốn bàn tay vẫn nắm tay nhau) làm động tác ướn thân và làm đổi
chân (Xem hình 2)
Bài tập 3: Ném bóng bằng 1 tay qua đầu:
- Mục đích: Xây dựng cảm giác góc độ ra bóng và kết thúc kỹ thuật ném
bóng xa.
- Chuẩn bị: Người đứng thẳng, hai tay cầm bóng phía trước bụng ( bóng
lớn)

- Động tác: Bước chân không cùng với tay cầm bóng về trước, đồng thời
đưa vòng lên cao qua đầu ra sau. Trong quá trình đưa bóng như vậy cần xoay cổ
tay sao cho kết thúc quá trình ra bóng thì bàn tay thuận ở phía dưới bóng để chuẩn
8
ảnh
bị ném, tay kia chỉ giữ bóng có tính chất hỗ trợ không để bóng rơi. Tiếp theo ưỡn
thân dùng sức của tay thuận ném bóng về trước (Xem hình 3)
Bài tập 4: Tập với bóng treo:
- Mục đích: Tương tự bài tập 3
- Chuẩn bị: Treo bóng lên 1 đoạn dây có chiều cao hưn người 50cm.
- Động tác: đứng tại chỗ ưỡn thân đập tay vào bóng, hoặc chiếc khăn, tấm
bảng cao su, túi cát…
Bài tập 5: Tập với dây chun:
9
ảnh
- Mục đích: tạo cảm giác đúng, phối hợp tàon bọ kỹ thuật ra sức cuối cùng
và củng cố kỹ thuật.
- Chuẩn bị: Để thực hiện bài tập 4 tôi đã thiết kế phương tiện để luyện tập
và xây dựng bài tập cho phương tiện đó. Một cột cố định cao 1 - 1,5m Một
vòng tròn nằm ở đầu dây 0,3cm, dây dài 1,2 - 1,5m
* Để thực hiện dụng cụ này tôi tiến hành xây dựng các bài tập sau: Tại chỗ,
quay mặt vào mặt cột nắm dây kéo dọc ra phía sau, người hơi cúi. Tại chỗ 2
chân đứng thẳng bàn chân song song quay lưng vào cố định kéo thẳng tay qua
người tạo thành hình cánh cung Tại chỗ, ra sức cuối cùng, kéo dây căng,
thực hiện toàn bộ ra sức cuối cùng.
- Động tác: Bước chân trái về trước 1 bước thành 1 khoảng cách đồng
thời xoay ngực ưỡn thân kéo căng dây như khi ném bóng về trước (Xem hình 5)
3.3. Nghiên cứu, ứng dụng hệ thống các bài tập bổ trợ đã được lựa chọn trong
nâng cao hiệu quả kỹ thuật ném bóng xa của HS trường THCS lứa tuổi 14 - 15.
Để nghiên cứu ứng dụng các bài tập đã lựa chọn trong quá trình giảng dạy

và nâng cao hiệu quả. Tôi đã tiến hành thực nghiệm trên 40 HS ở lứa tuổi 14 - 15
trong hai lớp 9C (nữ) và 9D (9nữ). Các đối tượng nghiên cứu, nhóm đối chứng
gồm 20 em, nhóm thực nghiệm gồm 20 em được đánh giá thông qua 3 test đó là:
- Kéo dây chun trong 30 giây
- Tại chỗ đập tay cao có vạt chuẩn 15 giây
- Ném bóng xa
Ở nhóm thực nghiệm, việc giảng dạy kỹ thiật ném bóng xa được tôi áp dụng
các bài tập bổ trợ đã được lựa chọn ở các biện pháp 1,2,3,4,5 được tôi tiến hành
trong suốt quá trình thực nghiệm. Thông thường ở các biện pháp những bài tập
được tôi tiến hành ở đầu các buổi tập sau phần khởi động. Toàn bộ quá trình thực
nghiệm diễn ra trong hơn 1 tháng (5 tuần).
10
Bảng 2: Kết quả kiểm tra 2 nhóm. Đối chứng và thực nghiệm trước khi tiến
hành thực nghiệm (n = 40).
N = 40 Kéo dây chun 30''
Tại chỗ đập tay
cao có vật chuẩn
15''
Ném bóng xa
Đ.chứng(n=20) 15L ± 0,48 7L ± 0,36 27m ± 49
TN (n = 20) 15L ± 0,21 7L ± 0,49 27m ± 32
T 0.031 0.014 0.024
P 0.5% 0.5% 0.5%
Tbảng = 2.26
Bảng 2: Là kết quả của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm trước khi tiến
hành tổ chức thực nghiệm. Từ kết quả trình bày ở bảng trên cho chúng ta thấy
thành tích trình bày của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm là không có sự khác
biệt. Nói cách khác, trình độ của 2 nhóm ở giai đoạn đầu thực nghiện là đồng đều.
Bảng 3: kết quả kiểm tra nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 2 tuần
( n=40)

1 2 3
ĐC (n=20) 16L ± 0,34 8L ± 0,21 28m ± 0,41
TN (n=20) 17L ± 0,21 9L ± 0,36 29m ± 0,39
T 1.19 1.23 1.48
P 0.5% 0.5% 0.5%
Tbảng = 2.26
11
* Qua 2 tuần thực nghiệm kết quả thu được cả hai nhóm là:
- Về khả năng phối hợp sức mạnh, nhanh và kỹ thuật hoàn thiện cả hai
nhóm là có sự khác biệt nhưng do thời gian ngắn lên các bài tập của tôi lựa chọn
chưa thực sự có hiệu quả với nhóm thực nghiệm.
Bảng 4: Kết quả kiểm tra 2 nhóm qua 5 tuần: (n = 40)
1 2 3
ĐC (n=20 17L ± 0.45 9L ± 0.48 29m ± 0.46
TN (n=20) 20L ± 0.15 10L ± 0.12 32m ± 0.27
T 4.0398 2.02 4.4769
P 0.5% 0.5% 0.5%
Tbảng = 2.26
Bảng 4: Là kết quả kiểm tra cùa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 5 tuần
tôi thấy sức mạnh, sức nhanh của hai nhóm tương đương nhưng riêng khả năng
phối hợp và kết quả hoàn thiện kỹ thuật là có sự khác biệt rõ rệt được chứng tỏ ở
độ tin cậy P = 5%. Điều đó chứng tỏ rằng các bài tập mà tôi đã lựa chọn để giảng
dạy đã có hiệu quả hơn hẳn với thời gian luyện tập tốt thiểu là 5 tuần.
12
C. PHẦN KẾT THÚC
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua giảng dạy thực nghiệm ở các tiết luyện tập môn ném bóng khối lớp 9
đã thu được kết quả như sau:
- Kết quả các bài tập bổ trợ đã đảm bảo được thời gian lượng vận động cần
thiết trong một giờ luyện tập môn Ném bóng .

- Đã tạo được cho HS hứng thú, tích cực luyện tập và yêu thích môn Ném
bóng.
- Sau các tiết học môn Ném bóng có kèm theo các bài tập bổ trợ kết quả chất
lượng đã cao hơn hẳn so với lớp luyện tập không có bài tập bổ trợ.
II.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Muốn tiết luyện tập Ném bóng đạt hiệu quả cao cần :
a/Với giáo viên cần :
- Phải lao động thực sự, có tâm huyết với nghề nghiệp,có lòng say mê bộ môn .
- Phải nghiên cứu kỹ nội dung các bài và các bài tập bổ trợ phù hợp với
lứa tuổi và lượng vận động trong 1 tiết đối với HS.
- Dự kiến mở rộng các bài tập cao hơn đối với các em có năng khiếu thực sự môn
Ném bóng.
- Giành nhiều thời gian cho soạn cho viẹc nghiên cứu các bài tập .
- Sắp xếp các bài tập khoa học theo đúng quy trình vận đông từ đơn giản đến phức
tạp.
- Cần có sự tham gia góp ý, hỗ trợ của các đồng nghiệp và nhóm bộ môn.
b/Với học sinh
-Phải luyện tập đúng theo hướng dẫn và nội dung các bài tập một cách khoa học
và đảm bảo an toàn trong luyện tập.
- Sau khi được GV hướng dẫn có thể về nhà tự luyện tập.
III. NHỮNG ĐIỂM CÒN HẠN CHẾ
Việc soạn giáo án sẽ mất nhiều thơi gian và giảng dạy phải nhiệt tình mất nhiều
công sức hơn.
13
IV . KẾT LUẬN.
* Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên cho phép tôi rút ra kết luận sau:
-Thành tích ném bóng của các em HS THCS phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Song
một trong những yếu tố quan trọng chính là việc nắm vững và vận dụng thành
thạo các kỹ thuật cơ bản.
- Hệ thống các bài tập bổ trợ trong giảng dạy ném bóng xa đã tỏ ra thích hợp thời

gian luyện tập tối thiểu là 5 tuần.
V . KIẾN NGHỊ.

+ Cần thiết phải áp dụng và nghiên cứu hiệu quả các bài tập bổ trợ trong việc
giảng dạy kỹ thuật ném bóng xa cho các em HS khối 9 và các đối tượng khác.
+ Với mục đích nâng cao hiệu quả cũng như thành tích ném bóng xa cho
các em HS, cần thiết phải áp dụng các biện pháp mà tôi đã lựa chọn trong quá
trình nghiên cứu.
Trên đây là kết quả, kinh nghiệm qua 6 năm trực tiếp giảng dạy và
huấn luyện đội tuyển 4 môn điền kinh của tôi, rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
14
Tuần: 19
Tiết: 37
Ngày soạn:12/01/2006
nhảy xa - ném bóng - chạy bền
I. MỤC TIÊU
* Nhảy xa: +Ôn phối hợp chạy đà 3-5 bước giậm nhảy - bật cao
+Luyện tập một số động tác bổ trợ và phát triển sức mạnh của chân. +Bồi d-
ưỡng sức bật cho HS .
* Ném bóng : +Ôn đà 2 bước cuối ra sức cuối cùng ném bóng xa ( Không
bóng)
+ Yêu cầu HS thực hiện tương đối tốt kỹ thuật.
* Chạy bền:
+Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
II. PH ƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
+GV: Giáo án
+ HS: Sân bãi sach sẽ, hố cát
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

NỘI DUNG
Đ. LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP
TG SL
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Ổn định
II/ Khởi động
- Tập bài TD phát triển chung
- Xoay các khớp
- Ép dọc - ép ngang
B. PHẦN CƠ BẢN
I. Bài mới :
2/ Nhảy xa.
- Chạy đà 3 bước giậm nhảy
bật cao vào hố cát.
- Chạy đà 5 bước giậm nhảy
bật cao vào hố cát.
* Trò chơi: Lò cò tiếp sức
8
/
33
/
8
/
2x8
1
2x8
2
2
GV và cán sự làm thủ tục đầu giờ

* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *

GV hướng dẫn HS có thị phạm.
HS luyện tập theo đội hình :
* * * * *
* * * * * •
GV có nhận xét sau mỗi lần tập
15
GIÁO AN ĐỐI CHỨNG ( CHƯA CÓ BÀI TẬP BỔ TRỢ )
2/ Ném bóng:
* Ôn đà 2 bước cuối ra sức
cuối cùng ném bóng xa ( Tập
không bóng)
3/ Chạy bền:
* Luyện tập chạy bền trên địa
hình tự nhiên
- Học sinh Nam chạy 600m
- Học sinh Nữ chạy 400m
II. Củng cố.
- Thực hiện đà 3 bước nhảy xa
vào hố cát?
- 2 bước đà cuối ném bóng đi
xa?
C. PHẦN KẾT THÚC
HS thả lỏng chạy 2 vòng sân
nhẹ nhàng.
GV nhận xét và đánh giá ưu -

nhược điểm giờ dạy
Về nhà ôn lại các các kỹ thuật
động tác đã học.
17
/
4
/
4
/
4
/
2
1
1
1
GV tổ chức và hướng dẫn HS chơi
trò chơi theo đội hình.
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *

GV thị phạm và phân tích cho HS
quan sát
HS lần lượt đồng loạt xen với luyện
tập nhóm theo hướng dẫn của GV .
GV đến các nhóm và nhận xét sửa
sai cho HS
HS chia nhóm luyện tập chạy bền
theo nhóm sức khoẻ và theo đội hình

sau.
Gọi 2- 4 HS lên thực hiện lần lượt
theo các nội dung. GV nhận xét và
rút kinh nghiệm
Lớp trưởng tập hợp lớp.
GV cho lớp thả lỏng nhẹ nhàng
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *

16
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
Tuần: 19
Tiết: 37
Ngày soạn:12/01/2006
nhảy xa - ném bóng - chạy bền
I. MỤC TIÊU
* Nhảy xa: +Ôn phối hợp chạy đà 3-5 bước giậm nhảy - bật cao
+Luyện tập một số động tác bổ trợ và phát triển sức mạnh của chân. +Bồi d-
ưỡng sức bật cho HS .
* Ném bóng : +Ôn đà 2 bước cuối ra sức cuối cùng ném bóng xa ( Không
bóng)
+ Luyện tập một số động tác bổ trợ cho ném bóng xa.
+ Yêu cầu HS thực hiện tương đối tốt kỹ thuật.
* Chạy bền:
+Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.

II. PH ƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
+GV: Giáo án : + HS: Sân bãi sach sẽ, hố cát
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
NỘI DUNG
Đ. LƯỢNG
TG SL
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Ổn định
II/ Khởi động
- Tập bài TD phát triển chung
- Xoay các khớp
- Ép dọc - ép ngang
B. PHẦN CƠ BẢN
I. Bài mới :
1/ Nhảy xa.
- Chạy đà 3 bước giậm nhảy
bật cao vào hố cát.
- Chạy đà 5 bước giậm nhảy
bật cao vào hố cát.
8
/
30
/
8
/
2x8
1
2x8
2
2

GV và cán sự làm thủ tục đầu giờ
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *

GV hướng dẫn HS có thị phạm.
HS luyện tập theo đội hình :
* * * * *
* * * * * •
GV có nhận xét sau mỗi lần tập
17
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM (CÓ BÀI TẬP BỔ TRỢ)
* Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”
2/ Ném bóng:
* Một số động tác bổ trợ
- Ném bóng bằng 1 tay qua
đầu:
- Tập với bóng treo:
- Tập với dây chun:
* Ôn đà 2 bước cuối ra sức
cuối cùng ném bóng xa ( Tập
không bóng)
3/ Chạy bền:
* Luyện tập chạy bền trên địa
hình tự nhiên
- Học sinh Nam chạy 600m
- Học sinh Nữ chạy 400m
II. Củng cố.
- Thực hiện đà 3 bước nhảy xa

vào hố cát?
- Tại chỗ kéo dây chun
- 2 bước đà cuối ném bóng đi
xa?
17
/
4
/
4
/
4
/
1
2
5-7
1
1
7-10
1
GV tổ chức và hướng dẫn HS chơi
trò chơi theo đội hình.
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *

GV hướng dẫn cụ thể từng bài tập để
HS nắm được và chia HS theo nhóm
tập xen kẽ các bài giữa các nhóm với
nhau

GV đến các nhóm quan sát, sửa sai
cho HS nếu cần.
GV thị phạm và phân tích cho HS
quan sát
HS lần lượt đồng loạt xen với luyện
tập theo hàng .
GV có nhận xét sau mỗi lần tập.
HS chia nhóm luyện tập chạy bền
theo nhóm sức khoẻ và theo đội hình
sau.
Gọi 5- 6 HS lên thực hiện lần lượt
theo các nội dung. GV nhận xét và
rút kinh nghiệm
18
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
C. PHẦN KẾT THÚC
HS thả lỏng chạy 2 vòng sân
nhẹ nhàng.
GV nhận xét và đánh giá ưu -
nhược điểm giờ dạy
Về nhà ôn lại các các kỹ thuật
động tác đã học.
1
1
Lớp trưởng tập hợp lớp.
GV cho lớp thả lỏng nhẹ nhàng
* * * * * * *

* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *

19
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN THANH
MIỆN
Trường THCS ………
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính gửi: Ông(bà)
Với mục đích nghiên cứu, ứng dụng nghiên cứu các bài tập bôt trợ nhắm nâng cao
hiệu quả ném bóng xa cho HS lớp 9. Tôi đã tiến hành lựa chọn hệ thống biện pháp
sau đây thường được sử dụng trong quá trình giảng dạy kỹ thuật ném bóng xa. Rất
mong được sự góp ý kiến của các đồng chí.( Bằng cách đánh dấu x vào cột thíchd
hợp)
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của đồng chí
TT Biện pháp sử dụng Đồng ý Không
đồng ý
1 Xây dựng khái niệm kỹ thuật và đặc điểm người
học (thông qua phân tích và thị phạm kỹ thuật, xem
ảnh kỹ thuật )
2 Thực hiện động tác theo khẩu lệnh 1,2,3,4,5
3 Giảng dạy kỹ thuật ở điều kiện khó dễ khác nhau
4 Thực hiện kỹ thuật ném bóng với các phương tiện,
bài tập bổ trợ.
5 Thực hiện kỹ thuật không có khẩu lệnh
6 Tham gia thực tế thi đấu nhiều lần
7 Nhiều lần xem băng hình, tranh ảnh


Ngày tháng năm
Người được phỏng vấn
Ký tên
20
TÀI LIỆU THẠM KHẢO
Tài liệu tôi đã dùng trong quá trình nghiên cứu bao gồm:
1/ Ném bóng và đẩy tạ của Phạm Vĩnh Thông
2/ Thể dục của Đỗ Ngọc Mạch - Trần Yến Hoa
3/ Điền kinh (tập 2) của Phanh Đình Cường, Hoàng Mạnh Cường
4/ Lỹ luận TDTT chủ biên Phạm Danh Tốn
5/ Các yếu tố vận động của môn điền kinh chủ biên giáo sư Kim Minh.
6/ Sinh lỹ học TDTT - Chủ biên Lưu Quang Hiệp
7/ Tâm lý học TDTT của Du Đích
8/ Tâm lý lứa tuổi của Nguyễn Nhiệt Tình - Lê Minh Hạc.
9/ Sách Giáo Viên môn Thể Dục lớp: 6 - 7 - 8 - 9
21
MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề
Trang 1-3
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Tổ chức nghiên cứu
1. Thời gian nghiên cứu
2. Đối tượng nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Phạm vi ngiên cứu
b. Giải quyết vấn đề
Trang 4-12
I. Cơ sở lý luận

II. Cơ sở thực tiễn
III. Lựa chọn hệ thống các biện pháp và bài tập
C. Phần kết thúc
Trang 13 - 14
I. Đề xuất
II. Kiến nghị
GIÁO ÁN
Trang 15 -19
PHIẾU PHỎNG VẤN
Trang 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 21
MỤC LỤC
Trang 22
22

×