Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tiểu luận tín dụng ngân hàng: KẾ HOẠCH KINH DOANH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2014 CỦA CÔNG TY FPT TELECOM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.3 KB, 40 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Tiểu luận TÍN DỤNG NGÂN HÀNG II
Đề tài:
KẾ HOẠCH KINH DOANH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2014 CỦA
FPT TELECOM
Lớp tín chỉ: Thứ 2 ca 1
Nhóm thảo luận: Nhóm NỆ DƠI
Học kỳ II – Năm học 2014 -2015
HÀ NỘI – 2014
DANH SÁCH NHÓM
STT Họ và tên SĐT
1 Đào Đình Tưởng (Nhóm trưởng) 0984143722
2 Nguyễn Hà Lan
3 Nguyễn Quang Hiệp
4 Đào Văn Thắng
5 Phạm Khánh Duy
6 Nguyễn Thị Ngọc Mai
7 Vu Hoàng Giang
MỤC LỤC
NỘI DUNG 4
PHẦN I: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH NGẮN HẠN 4
I. GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY FPT TELECOM 4
II TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 10
A. Môi trường ngành 10
B. Môi trường vĩ mô 11
C. Môi trường vi mô 14
IV MỤC TIÊU KẾ HOẠCH 19
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 20
A. Chiến lược về sản phầm 20
B Kế hoạch thực hiện 23


VI KẾ HOẠC H TÀI CHÍNH 24
PHẦN 2: XÁC ĐỊNH NHU CẦU VAY VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 28
I. XÁC ĐỊNH NHU CẦU VAY 28
II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VAY VỐN 29
phần iii: thiết kế sản phẩm tín dụng 33
I. Cơ sở ra quyết định tín dụng 33
II. Cơ sở thiết kế sản phẩm tín dụng 36
III.Thiết kế sản phẩm tín dụng 38
THE END 40
PHẦN I: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH NGẮN HẠN
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY FPT TELECOM
Được thành lập ngày 31/01/1997,công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)
khởi đầu với tên gọi Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến. Hơn 10 năm qua, từ một trung tâm
xây dựng và phát triển mạng Trí tuệ Việt Nam với 4 thành viên, giờ đây, FPT Telecom đã
trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông và
dịch vụ trực tuyến với tổng số hơn 2.000 nhân viên và hàng chục chi nhánh trên toàn quốc
(Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần
Thơ )
Thông tin về công ty cổ phần viễn thông FPT
Tên công ty : Công ty cổ phần viễn thông FPT
Tên viết tắt : FPT TELECOM
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA FPT TELECOM
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG:
− Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng thông rộng
− Đại lý cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, Internet
− Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di động
− Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động
− Đại lý cung cấp trò chơi trực tuyến trên mạng Internet, điện thoại di động….
SỨ MỆNH CỦA CÔNG TY
Mục tiêu của FPT Telecom chỉ đơn giản là tích hợp mọi dịch vụ trên một kết nối

duy nhất, giúp khách hàng tận hưởng toàn bộ dịch vụ kết nối băng thông rộng trong cuộc
sống hằng ngày của mình. Công ty FPT Telecom tin rằng sự phát triển về công nghệ là
điều kiện quan trọng nhất của các mục tiêu về kinh tế và phát triển xã hội trong tương lai.
Khẩu hiệu của chúng tối là “ FPT nỗ lực làm khách hàng hài long trên cơ sở hiểu biết sâu
sắc và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của họ với lòng tận tụy và năng lực không
ngừng được nâng cao”.
TẦM NHÌN CỦA CÔNG TY FPT TELECOM
FPT Telecom mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh, bằng nổ lực,
sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng
thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ về tài
năng và vật chất, phong phú về tinh thần.
II. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA FPT TELECOM
Khối Viễn thông gồm 2 mảng kinh doanh chính: Dịch vụ viễn thông và Nội
dung số, do 2 công ty Viễn thông FPT (FPT giữ 42,5%) và Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT
giữ 50,05%) đảm nhiệm. Lĩnh vực dịch vụ Viễn thông chiếm 76% doanh thu cũng như
86% LNTT khối Viễn thông. Khối Viễn thông chỉ đứng thứ 3 về doanh thu đóng góp cho
Tập đoàn (14% năm 2013) nhưng lại có vai trò quan trọng tương đương Khối Công nghệ
trong việc đóng góp NTT (đóng góp tới 39%).

6 tháng đầu năm 2014, khối Viễn thông ghi nhận doanh thu 2411 tỷ đồng
(+17% yoy), LNTT 524 tỷ đồng (-2% yoy).
Nguyên nhân của sự chênh lệch lớn giữa tăng trưởng doanh thu và LNTT là do chi phí
phát sinh từ hoạt động quang hóa hạ tầng và mảng trò chơi trực tuyến suy giảm (lũy kế 5
tháng 2014 giảm 32%)
1. Dịch vụ Viễn thông
Cập nhật KQKD: Doanh thu 6 tháng 2014 đạt 1843 tỷ đồng (+16% yoy), LNTT đạt 453
tỷ đồng (+4% yoy). Tăng trưởng LNTT thấp hơn doanh thu do tăng chi phí liên quan đến
quang hóa hạ tầng. Nếu không tính chi phí tăng thêm này (34 tỷ đồng), LNTT đạt mức
tăng trưởng 12%yoy.
Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau khi các tuyến trục viễn thông Bắc -

Nam hoàn thiện.
Cuối năm 2012, tuyến đường trục xuyên suốt từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau dài
1.800 km hoàn thành (trị giá 250 tỷ), FPT tiếp tục đầu tư xây dựng mạch B dài 2.400km
(trị giá 300 tỷ), hoàn thành trong năm 2013 nâng tổng chiều dài đường trục FPT hiện sở
hữu lên hơn 6.000km. Việc hoàn thiện tuyến trục Bắc - Nam đưa FPT trở thành một trong
3 doanh nghiệp viễn thông sở hữu tuyến trục xuyên suốt (cùng với VNPT và Viettel), qua
đó giúp FPT chủ động điều tiết băng thông nên dễ dàng cung cấp các dịch vụ mới, làm
tăng doanh thu trên mỗi thuê bao. Ngoài ra, chi phí được kiểm soát ổn định hơn.
Thị phần Internet băng thông rộng cố định đứng thứ 2 sau VNPT, chiếm
26,8% thị phần cả nước năm 2013.
Số lượng thuê bao tăng trưởng ổn định, lên mức 1,38 triệu năm 2013 (+ 7,98%
yoy); trong tháng 5/2014, FPT đã triển khai nâng băng thông đường truyền Internet tại 57
tỉnh thành phố trên toàn quốc với giá cước không đổi cho khách hàng. ũy kế 6 tháng năm
2014, doanh thu dịch vụ internet băng rộng tăng trưởng 23%, đạt 1.327 tỷ đồng, NTT
tăng 8% so với cùng kỳ, đạt 277 tỷ đồng.
Trong năm 2014 và 2015, FPT sẽ thực hiện đầu tư nâng cấp hạ tầng viễn
thông, với tổng chi phí 600 tỷ đồng để thay các điểm đầu cáp đồng bằng cáp quang nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về băng thông, tốc độ và sự ổn định. Hiện
FPT đang thực hiện kế hoạch đúng tiến độ.
Dự án cáp quang biển APG được dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý 2
năm 2015, góp phần ổn định chi phí thuê kênh quốc tế, duy trì biên lợi nhuận cao cho
mảng dịch vụ Viễn thông.
Dịch vụ kênh thuê riêng, thoại, và trung tâm dữ liệu (TTDL) đạt kết quả tốt.
Các dịch vụ này tập trung vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp; trong nửa đầu năm
2014 đã đóng góp 516 tỷ đồng doanh thu và 176 tỷ đồng LNTT cho toàn tập đoàn. Ngoài
ra, về dịch vụ truyền hình trả tiền, Công ty cho biết sẽ tạm thời chưa triển khai mạnh hoạt
động này, thay vào đó sẽ tập trung khai thác sản phẩm FPT Play HD.
2. Nội dung số (bao gồm Quảng cáo trực tuyến và Game Online)
Trong giai đoạn 2010-2013, tỷ suất NTT/DTT đã giảm mạnh từ 26,34% (2010)
xuống còn 13,34% (2013). Nguyên nhân chủ yếu do chính sách thắt chặt hoạt động kinh

doanh Game Online của nhà nước từ năm 2010 và tình hình tiết giảm chi phí quảng cáo
của các doanh nghiệp. ũy kế 6 tháng, Nội dung số ghi nhận doanh thu 509 tỷ đồng (+18%
yoy) và NTT đạt 71 tỷ (-26% yoy).
Mảng Quảng cáo trực tuyến đang dần cải thiện kết quả kinh doanh trong bối
cảnh ngân sách cho quảng cáo của các doanh nghiệp ở mức thấp. Bên cạnh quảng cáo
banner trên các trang báo mạng, FPT tiếp tục triển khai hệ thống quảng cáo eClick; eClick
hiện xử lý 10 Terabyte dữ liệu lớn với dung lượng trung bình 30 Gb Logs mỗi ngày, 5 tỷ
lượt xem quảng cáo hằng tháng, mang đến doanh thu chiếm 5% trong tổng doanh thu
quảng cáo trực tuyến của lĩnh vực Nội dung số.
Mảng Game Online kỳ vọng bứt phá khi thông tư hướng dẫn Nghị định
72/2013/NĐ-CP được ban hành trong thời gian tới. Hiện FPT đang hướng tới thể loại
game MOBA (Multiplayer Onli\ne Battle Arena - Đấu trường trực tuyến nhiều người
chơi) với việc gấp rút chuẩn bị phát hành Game Moba Anh hùng Tam Quốc. Game sử
dụng công nghệ tiên tiến Unreal Engine 3 mang đến cho người chơi những hiệu ứng hình
ảnh đẹp mắt.
III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
A. MÔI TRƯỜNG NGÀNH
Có thể nói, so với sự phát triển CNTT thế giới cũng như so với các ngành nghề
khác, thì lĩnh vực CNTT là một ngành tương đối trẻ ở Việt nam. Nhưng đây là được xem
là một ngành có vai trò chủ đạo, định hướng chiến lược cho nền kinh tế đất nước theo
hướng hiện đại hóa.
Trong giai đoạn 5 năm 2002-2007, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công
nghiệp CNTT Việt Nam là khá cao và ổn định, đạt khoảng 25%/năm. Riêng trong năm
2007, quy mô của ngành này đạt gần 3, 8 tỷ USD, trong đó có 3 tỷ USD doanh số phần
cứng, 498 triệu USD doanh số phần mềm (xấp xỉ mục tiêu mà Nghị quyết 07/CP đặt ra
cho năm 2005 là 500 triệu USD - PV) và 180 triệu USD công nghiệp nội dung số.
Trong tất cả các ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay, công nghiệp CNTT là một
ctrong những ngành gắn bó khá sâu sắc và chặt chẽ với thị trường CNTT thế giới. Có
nghĩa rằng khi người ta “sổ mũi, nhức đầu” thì mình cũng chẳng thể tránh khỏi “ngạt mũi,
hắt hơi”. Như vậy, có thể dự báo được rằng năm tới sẽ tiếp tục là năm khó khăn của nền

kinh tế thế giới nói chung, cũng như của ngành công nghệ cao nói riêng. Cụ thể, các thị
trường phần mềm và dịch vụ trên thế giới - nơi tiêu thụ các sản phẩm, giải pháp ứng dụng
CNTT - sẽ bị ảnh hưởng theo hướng thu hẹp quy mô và sức tiêu thụ. Như thế, những tác
động xấu đến thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu, gia công phần mềm trong nước
là không thể tránh khỏi, đặc biệt là những doanh nghiệp có thị phần chủ yếu ở các nền
kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản
Đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao vào Việt Nam chắc chắn cũng không thoát khỏi
tác động, khi các tập đoàn công nghiệp CNTT thế giới gặp khó khăn và tạm thời thu hẹp
đầu tư ra bên ngoài.
Như vậy, xu hướng củng cố và mở rộng thị trường CNTT nội địa cũng cần được các
doanh nghiệp CNTT hết sức lưu ý, để tạo cho mình một vị thế an toàn nhất định và kiên
nhẫn vượt qua khủng hoảng.
Trong cái "nguy" vẫn tiềm ẩn những cái "cơ" để chúng ta khai thác. Giai đoạn thị
trường công nghiệp CNTT trầm lắng sẽ là một cơ hội để chúng ta chuẩn bị tốt hơn cho đào
tạo nguồn nhân lực, xây dựng quy trình kinh doanh chuyên nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng
CNTT để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh Để đến khi thị trường phục hồi
và phát triển, chúng ta sẵn sàng tâm thế nắm bắt những cơ hội mới.
Để chủ động vượt "nguy", sẵn sàng nắm bắt "cơ hội", không thể phó mặc cho doanh
nghiệp hay đẩy trách nhiệm cho các cơ quan quản lý. Tất cả cùng phải chung tay gánh vác,
trong đó cơ quan quản lý Nhà nước ngành công nghiệp CNTT cần phải đóng vai trò đầu
tàu, dự báo tốt tình hình, kịp thời xây dựng những văn bản, chính sách hỗ trợ sự phát triển
của ngành công nghệ CNTT
B. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Có rất nhiều yếu tố trong môi trường vĩ mô: dân số, kinh tế, văn hóa, công nghệ,
chính trị,…nhưng nhóm sẽ chỉ tập trung vào 2 yếu tố cốt lõi là kinh tế và chính trị, cái mà
có ảnh hưởng mạnh vào tình hình của doanh nghiệp.
1. Tình hình kinh tế
Cũng như nhiều ngành khác, ngành điện tử viễn thông chịu nhiều ảnh hưởng từ
những biến động của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, xã hội làm ra nhiều
của cải vật chất hơn, hàng hóa lưu thông, thu nhập tăng thì nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn

thông gia tăng. Và ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu tiêu dung giảm sẽ ảnh
hưởng tới ngành viễn thông.
Cụ thể, chúng ta sẽ nhìn vào đánh giá chi tiết của Bộ tài chính về tình hình kinh tế
6 tháng đầu năm 2014 như sau tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014
tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II tăng 5,25%. Như
vậy, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn cùng kỳ năm 2013 (tăng 4,9%), là
một kết quả đáng ghi nhận, đánh dấu sự hồi phục của nền kinh tế trong bối cảnh còn gặp
nhiều khó khăn.
Trong 6 tháng cuối năm 2014, tình hình kinh tế nước ta dự báo sẽ tiếp tục xu hướng
đã diễn ra trong 6 tháng đầu năm, nhưng tốc độ tăng trưởng của các ngành, các lĩnh vực
sản xuất và dịch vụ sẽ cao hơn đặc biệt là khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ triển
vọng có khởi sắc và tăng trưởng nhanh hơn 6 tháng đầu năm Trên cơ sở đó, có thể dự báo
tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2014 sẽ đạt khoảng 5,6% - 5,8%.
Như vậy tình hình cuối năm rất có triển vọng và đây sẽ vừa là cơ hội vừa là thách
thức đối với hãng FPT telecom nói riêng, và mảng viễn thông nói chung, bởi vì nhu cầu sử
dụng nó tăng theo thu nhập , tuy nhiên điều này cũng vừa gây ra những thách thức như
việc phải tìm ra giải pháp thay đổi công nghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ
giá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hàng, sự cạnh tranh gay gắt. Về dài hạn, thị trường
VN vẫn còn rất tiềm năng đối với việc phát triển mảng điện tủ viễn thông nếu biết cách
khai thác tốt nhu cầu khách hàng.
2. Tình hình Chính trị và pháp luật
Hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam trước kia còn chưa được hoàn thiện, đôi
khi còn chưa được đồng bộ và ổn định. Nhưng từ khi gia nhập WTO thì nhà nước đã có
những điều chỉnh bổ sung, thay đổi, cam kết hoàn thiện pháp luật.
Luật pháp Việt Nam hiện nay có chiều hướng được cải thiện. Luật kinh doanh ngày
càng được hoàn thiện. Luật doanh nghiệp tác động rất nhiều đến tất cả doanh nghiệp nhờ
khung pháp lý của pháp luật dưới sự quản lý của nhà nước là các thanh tra kinh tế. Tất cả
các doanh nghiệp đều hoạt động thuận lợi.
Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của Chính phủ rất ổn định và thích
hợp cho việc đầu tư lâu dài. Là quốc gia có chế độ chính trị ổn đinh nhất khu vực Châu Á,

ngoài ra với chính sách mở rộng thị trường khuyến khích đầu tư giúp các doanh nghiệp dễ
dàng tiếp cận khách hàng hơn.
CƠ HỘI THÁCH THỨC
+ Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm cho
việc cạnh tranh của FPT không chỉ dừng ở các
công ty trong nước. Tăng trưởng nhanh chóng
hướng tới tự do hoá và toàn cầu hoá các dịch
vụ, kết hợp với sự chậm chạp trong cải tổ bưu
chính đã tạo ra sự cạnh tranh mãnh liệt trong
lĩnh vực riêng về thị trường bưu chính cho cả
quốc gia và quốc tế
+ Tăng trưởng GDP cao và ổn định
+ Việt Nam gia nhập WTO mở ra cơ hội mới
cho công ty xâm nhập thị trường quốc tế
+ Lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn của FPT –
lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông là
một lĩnh vực rất có tiềm năng phát triển và
hiện tại trong nước tương đối ít đối thủ cạnh
tranh.
+ Rủi ro hoạt động trong lĩnh vực Tài Chính
ngân hàng do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính có những tác động tiêu cực tới
sự phát triển của thị trường công nghệ thông
tin toàn cầu. Chỉ số cạnh tranh CNTT của
Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới
thấp do sự thiếu minh bạch và rào cản hành
chính trong đầu tư CNTT từ VN.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu suy
giảm
+ Việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

của Việt Nam còn hạn chế.
+ Tốc độ thay đổi công nghệ rất nhanh, đòi
hỏi FPT phải nắm bắt nhanh để theo kịp.
+ Sự phát triển của các đối thủ
+ Được sự ưu đãi về vốn của Tập đoàn công
ty để đầu tư mở rộng phân phối sản phẩm
+ Việt Nam hiện là quốc gia đứng trong danh
sách Top 20 quốc gia hấp dẫn nhất về gia
công phần mềm và dịch vụ trên thế giới, có
nhiều khả năng phát triển mạnh ra thị trường
quốc tế
+ Quốc hội Việt Nam coi giáo dục và khoa
học công nghệ là quốc sách hàng đầu, trong
đó phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông
tin +Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính
sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
dịch vụ phát triển.
+ Các hàng rào thuế quan đang được xoá bỏ,
cơ sở hạ tầng thông tin đang được phát triển
mạnh mẽ.
+ Lãi suất cho vay trong nước đang ở mức
hợp lý
+ Công nghệ thông tin ngày được áp dụng
rộng rãi, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và y
tế.
C. MÔI TRƯỜNG VI MÔ
1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Ngành viễn thông của Fpt Telecom chủ yếu tập trung vào mảng internet, đặc biệt là
internet cố định. Fpt Telecom đang phát triển những sản phẩm bắt kịp thời đại và phù hợp
với nhiều nhóm khách hàng như ADSL, FTTH, VDSL.

Hiện nay, Thị trường internet cố định là sự thống trị của 5 nhà mạng lớn: Fpt
Telelcom, VNPT, Viettel, SCTV, và CMC Telecom. Với việc ngày càng đa dạng hóa sản
phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá thành, Fpt Telecom ngày càng chiếm lĩnh thị
phần lớn hơn từ VNPT, cụ thể Fpt Telecom đang đứng thứ hai với 26.78% . Bên cạnh đó,
sự phát triển của Viettel cũng rất đáng ngại với Fpt (9.8% thị phần) khi nhà mạng này tận
dụng cơ sở hạ tầng viễn thông rộng khắp cả nước nên có ưu thế về giá thành.
Trong xu hướng hợp tác, phát triển hiện nay, các nhà mạng không chỉ “bắt tay” với
nhau như Fpt Telecom và Viettel cùng xây dựng hạ tầng APG, mà còn “bắt tay” với các
doanh nghiệp nội dung. Điều này đang mở ra một cơ hội phát triển mới cho internet Việt
Nam nói riêng và ngành viễn thông nói chung.
FTTH là dịch vụ internet hiện đại với đường truyền cáp quang. FTTH mới xuất
hiện ở Việt Nam chưa đầy một thập kỉ. Tuy nhiên nó đã cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội
hơn so với đường truyền ADSL truyền thống như độ ổn định cao do ít bị ảnh hưởng bởi
thời tiết, tốc độ tải lên/ tải xuống bằng nhau, băng thông rộng đáp ứng được nhiều ứng
dụng trên internet.
Thị trường internet cáp quang tập trung chủ yếu vào 3 nhà mạng: Fpt Telecom,
Viettel, VNPT. Trong đó Fpt Telecom đứng thứ 3 với thị phần 16.9%. Tuy đã gần như xác
lập được vị thế “chân vạc” vững vàng trên thị trường FTTH, song sự cạnh tranh giữa các
“ông lớn” vẫn rất cao. Để thu hút khách hàng, phát triển thị trường, Fpt Telecom liên tục
đưa ra các gói sản phẩm đặc thù phù hợp với các nhóm khách hàng khác nhau, nâng cấp
hạ tầng viễn thông , phủ sóng mở rộng ra phạm vi toàn quốc, đồng thời giảm giá thành
dịch vụ (từ khoảng 8 triệu đồng/gói xuống còn khoảng 1.5 triệu đồng/gói).
2. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp tài chính chủ yếu bao gồm: MB, Fpt, SCIC.
Trong đó, MB là đối tác cho vay thường xuyên của Fpt Telecom. Khi mạng lưới
Công ty đã phủ hầu khắp toàn quốc thì việc đầu tư hạ tầng cơ sở trở nên ít hơn. Công ty
vay vốn ngân hàng thời gian này rất ít, tập trung vào vay ngắn hạn. Tiêu biểu là khoản vay
3 tháng không TSĐB hơn 74 tỷ VNĐ từ ngân hàng MB.
Cơ cấu vốn điều lệ của Fpt Telecom.
25/8/2014, Công ty cổ phần FPT thực hiện mua cổ phần Fpt Telecom từ các nhà đầu tư

khác, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của công ty lên 44.76%.
Các giao dịch mua tài sản cố định, hàng hóa, dịch vụ trọng yếu (triệu đồng)
Do thị trường Việt Nam chưa phát triển, chưa hoàn thiện và các nhà cung cấp
nguyên liệu cho Fpt Telecom nói riêng và Fpt nói chung chưa có nhiều và phân tán nên
Fpt gặp khó khăn trong việc sản xuất và chịu chi phí cao khi phải nhập khẩu một số
nguyên liệu từ nước ngoài.
3. Thị trường mục tiêu.
a. Phân khúc thị trường theo theo địa lý.
Với 59 chi nhánh trong nước và 6 chi nhánh nước ngoài, Fpt Telecom có một cơ sở
hạ tầng khá đầy đủ và vững chắc. Đây là một trong những lợi thế của Công ty trong việc
chào bán sản phẩm mới như Fpt PlayHD. Với xu thế xem truyền hình cáp và online như
hiện nay, khách hàng sẽ dễ tiếp nhận các sản phẩm truyền hình mới hơn. Do đó, Công ty
có thể chào bán, kinh doanh Fpt PlayHD tại các chi nhánh của mình một cách dễ dàng
hơn. Tuy nhiên, việc tập trung thị trường luôn cần thiết trong sự phát triển của Công ty.
Mức giá lắp đặt trung bình 2 triệu/ sản phẩm tương đối cao so với thu nhập của người
dân. Do đó, tập trung sản phẩm vào các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Hải Phòng và chi nhánh Phrom Penh – Campuchia là cần thiết. Tuy nhiên không
có nghĩa rằng Công ty sẽ bỏ các thị trường khác, hệ thống chi nhánh rộng sẽ giúp Fpt
Telecom có lượng lớn các khách hàng tiềm năng.
b. Phân khúc thị trường theo đối tượng khách hàng.
Các khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của Fpt Telecom sẽ là đối tượng mà
Công ty hướng đến đầu tiên. Đây là nhóm khách hàng lâu dài, có thiện chí và dễ tiếp nhận
sản phẩm của Công ty. Việc chiếm lĩnh gần 30% thị trường internet cố định sẽ là lợi thế
của Công ty trong việc tuyên truyền sản phẩm mới.
Bên cạnh những khách hàng hiện có, Fpt Telecom cần chú ý đến nhóm khách hàng
có khả năng, có thiện chí sử dụng dịch vụ truyền hình nhưng chưa sử dụng dịch vụ truyền
hình nào hoặc đã thôi sử dụng. Đây là nhóm khách hàng tiềm năng của Công ty.
Đối với nhóm khách hàng đang sử dụng dịch vụ truyền hình khác, việc tiếp nhận
dịch vụ mới sẽ khó khăn hơn. Công ty nên tập trung vào những khách hàng chú trọng lợi
ích, tính năng của dịch vụ, đồng thời đa dạng, đổi mới sản phẩm để thu hút khách hàng.

c. Phân khúc thị trường theo thu nhập
Nhóm khách hàng có thu nhập dưới 7 triệu/tháng: Đây là nhóm khách hàng khó
tiếp nhận sản phẩm nếu như chi phí lắp đặt cao. Tuy nhiên đây là những khách hàng có
khả năng trung thành với sản phẩm cao vì họ sẽ ít mong muốn đổi sản phẩm hơn do chi
phí. Công ty cần đưa ra các chương trình khuyến mãi cũng như mức chi phí lắp đặt ưu đãi,
bên cạnh đó việc đa dạng hóa các gói dịch vụ sẽ giúp nhóm khách hàng này có nhiều sự
lựa chọn phù hợp hơn.
Nhóm khách hàng có thu nhập 7 triệu- 20 triệu/tháng: Đây là nhóm khách hàng tập
trung của Công ty. Nhóm khách hàng này yêu cầu một dịch vụ đa dạng truyền hình cũng
như các trương trình khuyễn mãi. Bời họ là nhóm thu nhập tương đối cao, nên bên cạnh
chất lượng thì họ sẽ tập trung vào sự đa dạng.
Nhóm khách hàng có thu nhập trên 20 triệu/tháng: Nhóm khách hàng này yêu cầu
một dịch vụ có chất lượng cao, họ sẽ quan tâm tới sản phẩm hiện đại, chất lượng cao mà ít
quan tâm tới chi phí hơn. Công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đa dạng hóa
và cập nhật tính năng mới cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu giải trí cao của khách hàng.
d. Phân khúc thị trường theo thành phần kinh tế.
Nhóm chưa có thu nhập, sống riêng(sinh viên, ): nhóm khách hàng này hầu như
không có khả năng hoặc không có thiện chí sử dụng dịch vụ. Họ sẽ hướng đến các hoạt
động năng động ở bên ngoài, cũng như các dịch vụ, giải trí khác như máy tính, internet
Nhóm khách hàng độc thân có thu nhập: Nhóm khách hàng này thường xuyên sử
dụng dịch vụ, giải trí ở ngoài hơn là trong nhà. Tuy họ không quá quan tâm đến các dịch
vụ, nhưng cũng chính vì vậy mà họ có mức độ trung thành cao hơn.
Nhóm khách hàng hộ gia đình: Nhóm khách hàng này có nhu cầu cao đối với các
dịch vụ truyền hình trong nhà bởi vì họ sẽ thường xuyên sử dụng dịch vụ này hơn. Đây là
nhóm khách hàng Công ty cần trung khai thác.
Các điểm mạnh (S): Các điểm yếu (W):
1. Đội ngũ nhân viên trẻ năng động.
2. Năng lực và trình độ của ban điều hành
3. Luôn được sự hỗ trợ của các công ty
hàng đầu thế giới trong lĩnh vực CNTT

4. Khả năng về vốn và tài chính lớn
5. Thị trường mục tiêu rộng
6. Hệ thống phân phối rộng và chuyên
nghiệp
7. Sản phẩm có trình độ kỹ thuật cao,có
uy tín
1. Sự thay đổi về kỹ thuật chưa thật nhanh
so với yêu cầu của thị trường
2. Cơ cấu vốn đầu tư kinh doanh chưa
hiệu quả
3. Các dịch vụ cho khách hàng thường
không giống với quảng cáo
IV. MỤC TIÊU
• Duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng so với 6 tháng đầu năm trong bối cảnh thị
trường trong nước còn nhiều khó khăn: doanh thu tăng trưởng đạt 16% so với cùng
kỳ năm ngoái.
• Trong 6 tháng cuối năm, FPT IS sẽ đẩy mạnh việc rà soát lại toàn bộ các khâu, thực
hiện tái cấu trúc toàn diện để đưa đơn vị trở lại tốc độ tăng trưởng.
• Khai thác hiệu quả tuyến trục mạch B dài 2400km, cung cấp các dữ liệu băng thông
rộng, triển khai cung cấp dịch vụ trên tất cả tỉnh thành phố, mở rộng vùng phủ, triển
khai mạng điện thoại cố định.
• Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ bằng việc tăng chất lượng
website và vận hành.
• Tiếp tục đẩy mạnh toàn cầu hóa, cung cấp giải pháp và ứng dụng tốt nhất, thúc đẩy
sự phát triển của khách hàng ở khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản.
• Nâng cao thị phần, góp phần vào mục tiêu đến 2015 đạt 40% về viễn thông.
• Cuối năm 2014 hoàn thành 40% quá trình quang hóa SWAP ở Hà Nội và TP.
HCM.
• Phát triển sản phẩm mới: ADSL 2+, FTTH, FPT Play HD
• Hoàn thiện dự án tuyến cáp quang biển APG để chuẩn bị đưa vào hoạt động quý 2-

2015.
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
A. Chiến lược về sản phẩm
Với chiến lược kinh doanh đã hoạch định cho 6 tháng cuối năm 2014, FPT Telecom
coi trọng và hướng sự phát triển vào các lĩnh vực chiếm thị phần cao và các sản phẩm
đang có cơ hội bùng nổ về doanh số. Cụ thể: đó là sản phẩm truyền thống với dịch vụ
Internet băng thông rộng ADSL, dịch vụ internet cáp quang FTTH, dịch vụ lưu trữ và chia
sẻ dữ liệu trực tuyến Fshare.vn và sản phẩm mới FPT Play HD.
1Dịch vụ internet ADSL.
Với việc hoàn thiện tuyến trục Bắc – Nam, FPT trở thành một trong 3 doanh
nghiệp viễn thông sở hữu tuyến trục xuyên suốt (cùng với VNPT và Viettel), qua đó giúp
FPT có thị phần Internet băng thông rộng cố định đứng thứ 2 sau VNPT, chiếm 26,8% thị
phần cả nước tính tới cuối năm 2013. Số lượng thuê bao hiện tại của FPT đã vượt hơn 1,5
triệu thuê bao, với mức độ triển khai băng thông đường truyền Internet tại 57 tỉnh thành
phố trên toàn quốc. Đây là tín hiệu cho thấy chính sách đặt ra của FPT là hoàn toàn đúng
đắn.
Trên cơ sở bước đầu là cung cấp hạ tầng mạng ở mức cơ bản (ADSL), trải qua thời
kỳ bùng nổ của công nghệ, giờ đây khái niệm Internet đã gần gũi hơn bao giờ hết, nó gắn
liền với đời sống và dường như trở nên không thể thiếu. Và khi đã là một thói quen hàng
ngày thì bất cứ sự cố gì về tốc độ, sự ổn định…của nó đều khiến các khách hàng cảm thấy
không hài lòng. Nắm bắt tâm lý này,từ đầu năm 2014, FPT Telecom đã nhanh chóng cho
triển khai các gói dịch vụ ADSL 2+ tốc độ cực cao với mức cước tháng cạnh tranh nhất.
Về bản chất, ADSL2+ là một công nghệ giúp truy cập Internet tốc độ cao tương tự
ADSL nhưng nhanh hơn gấp nhiều lần, với tốc độ ổn định cao hơn. Hãy tưởng tượng
mỗi khi bạn chơi game online như: LOL, Tam Quốc, FIFA Online…hay đơn thuần chỉ là
lướt vài trang báo mạng (thường gọi là báo lá cải) trong thời gian rảnh rỗi mà mạng nhà
bạn chậm, lag hay tệ hơn là mất mạng. Còn điều gì khó chịu hơn trong thời đại công nghệ
số hóa như hiện tại. Tất nhiên việc bạn tìm tới một giải pháp khác, chẳng hạn như một
nhà mạng mới, với một gói cước “khỏe” hơn là điều có thể nhìn thấy được. Và cân nhắc
về nhu cầu của thị trường cũng như đoán biết được xu hướng của công nghệ, FPT

Telecom đã mạnh dạn đi tiên phong trong việc đưa hạ tầng ADSL2+ vào đáp ứng nhu cầu
của khách hàng, hướng tới những người ưa thích dịch vụ mạng tốc độ cao, ổn định nhưng
giá thành lại hết sức “sinh viên”. Và đối tượng được hướng tới chủ yếu ở đây là giới trẻ,
cụ thể là học sinh – sinh viên. Đây là những đối tượng ưa trải nghiệm internet tốc độ cao
với nhiều mục đích nhưng lại khá hạn chế về tài chính hay thậm chí là còn đang phải phụ
thuộc gia đình, vì vậy khi đưa ra sản phẩm ADSL2+, FPT đã cân nhắc tới nhiều yếu tố
liên quan để tạo cho khách hàng sự lựa chọn tối ưu nhất. Đồng thời, để tăng tính cạnh
tranh và hấp dẫn hơn, khách hàng sẽ được sử dụng những dịch vụ giải trí đặc biệt chỉ có
tại FPT Telecom như:
- Dịch vụ “OneTV – Muốn gì xem nấy” là dịch vụ truyền hình theo yêu cầu được
truyền trên cáp ADSL của FPT Telecom
- Chia sẻ/lưu trữ dữ liệu trực tuyến tốc độ cao cùng Fshare – dịch vụ dữ liệu trực
tuyến do FPT độc quyền cung cấp cho các Khách hàng của mình.
Tất cả sẽ được sẽ được gói gọn chỉ trong một gói dịch vụ ADSL 2+ với mức cước phí
hàng tháng cực kỳ ưu đãi.
Căn cứ vào những ưu điểm vượt trội của ADSL2+ mang lại cũng như mức giá cả
hợp lý, những tưởng đây sẽ là sản phẩm đột phá về doanh số cho công ty, nhưng khi đưa
vào cung cấp, thực tế lại gặp nhiều khó khăn hơn dự tính. Nguyên nhân là bởi khách hàng
vốn quen với khái niệm ADSL, nay lại thấy ADSL2+ nên thường có tâm lý đồng nhất hay
coi rằng không có chênh lệch mấy, trong khi giá cước có phần cao hơn.Chính điều này đã
gây ra khó khăn cho công tác triển khai, phân phối sản phẩm ADSL2+. Hơn nữa công tác
giới thiệu, tiếp thị sản phẩm này trong 6 tháng đầu năm cũng chưa thật sự tốt.
2.Dịch vụ internet cáp quang.
Với nhiều người hiện nay, thuật ngữ internet cáp quang đã khá phổ biến nhưng
dường như không hẳn ai cũng hiểu và phân biệt được nên lựa chọn cáp quang hay ADSL
truyền thống.
Internet cáp quang hay FTTH : là công nghệ kết nối viễn thông hiện đại trên thế
giới với đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang từ nhà cung cấp dịch vụ tới tận địa
điểm của khách hàng. Tính ưu việt của công nghệ cho phép thực hiện tốc độ truyền tải dữ
liệu internet download/upload ngang bằng với nhau, và tốc độ cao hơn công nghệ ADSL

rất nhiều lần. Với những tính năng ưu việt hơn nhiều như vậy, internet cáp quang có giá
thành khá cao và thường hướng tới các đối tượng khách hàng lớn.
Tuy nhiên khi kỷ nguyên số ngày càng phát triển, ADLS dần trở nên bình thường hóa và
nhu cầu kết nối mạng ngày càng cao, FTTH lại trở thành giải pháp hữu hiệu hơn cả. Nếu
trước đây chỉ có các doanh nghiệp, tổ chức lớn mới sử dụng dịch vụ này thì thời điểm gần
đây mức độ phổ thông của nó đang dần lớn hơn. Các khách hàng trở nên phong phú hơn,
có thể là các điểm truy cập internet (quán nét), gia đình hay sinh viên đi trọ cũng có nhu
cầu sử dụng dịch vụ này. Vì vậy thay vì hạn chế cung cấp như trước đây, hiện nay FPT
Telecom đã nâng cấp và mở rộng mức độ quang hóa hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng trong nước. Tuy nhiên công tác triển khi dịch vụ này còn khá
nhiều bất cập, cần chú ý thêm trong thời gian tới.
3.FPT Play HD
Đây là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều người, có người đã biết, có người đã
sử dụng nhưng vẫn chưa hiểu hết, thậm chí có người chưa biết gì về nó, vậy FPT Play HD
là gì?
FPT Play HD – Set-top-box mới của FPT Telecom – được ra mắt vào những ngày
đầu của năm 2013. Sản phẩm này là sự kết hợp “2 trong 1”, vừa là IPTV Set-top-box để
xem các dịch vụ của FPT Telcom vừa là phương tiện giải trí đa năng (HD Media Player).
Theo xu thế thị trường, khi kết nối Internet đã trở thành mặt hàng “bình dân”, FPT
Telecom xác định cần phải đưa ra các dịch vụ nội dung cao cấp hơn nhu cầu lướt web
thông thường, nhằm sử dụng được hết giá trị của Internet tốc độ cao. Đây không phải là
sản phẩm Set-top-box đầu tiên của FPT nhưng là một sản phẩm hoàn toàn mới. Nếu sản
phẩm hiện tại của FPT Telecom là Set-top-box đơn giản, chỉ cho phép xem các dịch vụ
nội dung từ nhà cung cấp và hình ảnh với chất lượng chuẩn (SD) thì FPT Play HD cho
phép xem hình ảnh với chất lượng vượt trội theo tiêu chuẩn Full HD, đường truyền và tốc
độ cực kỳ ổn định. Sản phẩm này sẽ đóng vai trò là thiết bị giải trí trung tâm trong gia
đình, cho phép xem nội dung từ ổ cứng, thẻ nhớ cắm ngoài, điện thoại, máy tính bảng và
các thiết bị trong mạng máy tính gia đình (home network). Ngoài ra, FPT Play HD mang
đến những dịch vụ nội dung trên Internet hoặc các bên thứ ba như: Youtube, Picasa, đọc
báo mạng (VnExpress, Thanhnien,…).

Hiện trên thị trường chưa có sản phẩm đầy đủ tính năng như FPT Play HD. Hầu
hết các sản phẩm HD media player hiện nay đều thuần túy là thiết bị điện tử, không đi
kèm với dịch vụ của một nhà cung cấp dịch vụ nội dung. Vì vậy, người dùng chỉ có thể
xem nội dung từ ổ cứng, thẻ nhớ USB trong gia đình, hạn chế hơn rất nhiều so với Play
HD của FPT Telecom. Hiện tại FPT chỉ cung cấp dịch vụ này cho các thuê bao sử dụng
đường truyền của FPT, tuy nhiên công ty đang cân nhắc tới khả năng cung cấp sản phẩm
cho các khách hàng ngoài mạng FPT nhằm mở rộng thị phần cũng như mục tiêu doanh
số. Sản phẩm này hướng tới các đối tượng ưa thích giải trí phong phú, có sự tích hợp giữa
truyền hình và dịch vụ số. Hãy tưởng tượng bạn vừa nằm ghế xem tivi vừa có thể lướt
web mà ko cần dùng các thiết bị khác hỗ trợ như: máy tính, smartphone…thì thật tiện lợi.
B. Triển khai kế hoạch.
1. ADSL 2+ và FTTH
1.1. ADSL 2+
Bắt đầu từ thời điểm đầu tháng 7, FPT triển khai nâng cấp hạ tầng mạng ADSL2+
Cụ thể, các thuê bao lắp đặt mới ADSL sẽ được miễn phí nâng lên ADSL 2+ với mức giá
lắp đặt không đổi. Các thuê bao đang sử dụng ADSL muốn nâng cấp lên ADSL 2+ sẽ
được hưởng mức giá ưu đãi. Dự kiến sẽ triển khai dịch vụ ưu đãi này trong vòng 3 tháng
(7-10), sau đó sẽ cung cấp với mức giá bình thường.
1.2. FTTH
Công ty cũng triển khai lắp đặt thêm các đường dẫn cáp quang mới từ giữa tháng 7
Cụ thể, triển khai lắp đặt ở Nam Trực – Nam Định, Lý Nhân – Hà Nam, T.P Yên Bái –
Tỉnh Yên Bái, Cam Ranh – Khánh Hòa, Tân An – Long An và Phú Quốc. Dự kiến xong
trước tháng 10/2014. Sau đó sẽ bắt đầu cung cấp lắp đặt dịch vụ mạng cáp quang với giá
khuyến mại cho khách hàng trong giai đoạn 3 tháng cuối năm.
Đồng thời công ty cũng triển khai kế hoạch bảo trì tuyến cáp biển AAG trong thời
gian từ 3/8 – 11/8, các phòng khách hàng chú ý thông tin cho người sử dụng.
2.FPT PLAY HD
Theo kế hoạch về doanh số tiêu thụ trong 6 tháng cuối năm và dự tính vượt mức
cho 3 tháng đầu năm 2015, công ty đưa vào sản xuất 350.000 sản phẩm Set-top-box, dự
tính chia làm ba đợt: hết tháng 8 đạt 100.000 sp, hết tháng 10 đạt 130.000 sp và tới tháng

giữa tháng 12 là 120.000sp, hoàn thành kế hoạch đặt ra.
Sản phẩm sẽ được bán ra trên toàn quốc thông qua 2 hình thức:
• Bán trực tiếp tại các điểm dịch vụ của FPT Telecom, miễn phí lắp đặt và tặng
1 tháng thuê bao nếu khách hàng thanh toán trước 12 tháng dịch vụ.
• Kết hợp cùng các công ty bán lẻ có liên kết với FPT, cửa hàng đại lý của FPT
Telecom tại các tỉnh thành để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Khách
hàng sẽ được hưởng quyền lợi như khi mua tại các điểm dịch vụ FPT
VI. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Các số liệu được làm dựa trên thực tế (làm tròn và lấy đồng tỉ lệ) cho khối viễn thông
trong 6 tháng cuối năm 2014.
A. Dự tính chi phí.
Nguồn vốn đầu tư bao gồm: vốn tự có và vốn vay ngân hàng. Công ty lựa chọn ngân hàng
MB, đối tác lâu năm để được hưởng các ưu đãi nhất định về lãi suất: lãi vay ngắn hạn
9%/năm, vay dài hạn 10.5%/năm.
• Các chi phí liên quan tới khâu lắp đặt mới thuê bao ADSL và nâng cấp ADSL
2+ (như: dây tín hiệu, dây mạng, modem ADSL, modem ADSL 2+, modem
wifi, chi phí nhân công…) dự kiến: 5 tỷ đồng. Trong đó vốn tự có 1 tỷ, vốn vay
ngắn hạn ngân hàng 4 tỷ, lãi suất 9%/năm, trả trong 6 tháng từ 7-12/2014.
• Chi phí triển khi lắp đặt mới FTTH tại các tỉnh, thành phố và chi phí bảo trì
tuyến cáp biến AAG dự kiến: 35 tỷ. Trong đó vốn tự có 12 tỷ, vay ngắn hạn
ngân hàng 23 tỷ, lãi suất 10.5%/năm, giải ngân ngay một lần trước khi triển khai
dự án (trước 13/7).
• Chi phí sản xuất và chi phí cung cấp FPT Play HD tới tay người tiêu dùng ước
tính 155 tỷ. Trong đó vốn tự có 80 tỷ, vay ngắn hạn ngân hàng 75 tỷ, lãi suất
10.5%/năm. Giải ngân thành 3 lần theo tiến độ sản xuất dự tính. Cụ thể, lần 1; 2;
3 lần lượt là 30; 25 và 20 tỷ.
Như vậy, tổng cộng công ty vay ngắn hạn Ngân hàng 98 tỷ, 4 tỷ vay qua thấu
chi.
B. Dự tính thu tiền mặt
T7 T8 T9 T10 T11 T12

Dự báo doanh số
bán hàng
200 225 500 600 650 700
Doanh thu tiền mặt
(90%)
180 247,5 450 540 585 630
Thu các khoản phải
thu
(chậm một tháng )
10%
20 22,5 50 60 75
Các khoản thu khác 75
Tổng thu tiền mặt 180 267,5 477,5 590 645 770
2930
Các tháng đầu mới đi vào quảng cáo, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển dịch vụ, nhu
cầu sử dụng chưa cao và người dân chưa biết đến nên doanh thu tăng chậm.
Các tháng sau hàng bắt đầu bán được đều và sản phẩm dần thu hút được thị trường nên
tăng mạnh.
Những tháng cuối doanh thu trở nên đều đặn vì không còn thu được phí từ việc lắp đặt
FTTH và ADSL 2+ nữa.
Báo cáo doanh thu dự tính (đ/v: tỉ đồng)
Doanh thu bán hàng
2930
- Giá vốn hàng bán (70%) 2051
Lợi nhuận gộp 879
- Chi phí hoạt động(10%) 293
Lợi nhuận thuần 586
- Chi phí trả lãi(10%) 29,3
Lợi nhuận trước thuế 556,7
- Thuế (25%) 139,175

Lợi nhuận ròng sau thuế 417,525
- Chi trả cổ tức CP thường 150
Lợi nhuận giữ lại 267,525

×