Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiểu luận tín dụng ngân hàng: thẩm định năng lực tài chính của công ty cổ phần Vincom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.95 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Đề tài:
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên
NGÔ THIỆN HƯNG
NGUYỄN MINH NGỌC
TRƯƠNG THÚY QUỲNH
0853010040
0853010064
0853030144
Hà Nội – 07/2014
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
MỤC LỤC
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 2
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, thực hiện đường lối chính sách do Đảng và Nhà nước
đã đề ra, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến sâu sắc theo hướng ngày càng
phát triển và năng động. Trong sự phát triển đó, hoạt động tín dụng của các ngân
hàng thương mại đóng một vai trò rất quan trọng, là nguồn động lực cho sự phát
triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên, ngân hàng thương mại vẫn là một tổ chức kinh tế, hoạt động
mang tính chất lợi nhuận.Mọi hoạt động của ngân hàng, trong đó có cấp tín dụng,
đều hướng đến hiệu quả kinh tế và hạn chế thấp nhất rủi ro. Do đó, trước khi cấp
khoản vay cho các khách hàng cá nhân hay tổ chức kinh tế, mọi ngân hàng thương
mại đều phải tiến hành nghiệp vụ thẩm định tín dụng để quyết định xem có nên cấp
tín dụng cho khách hàng hay không. Thẩm định tín dụng, bản thân nó lại là một
quy trình gồm nhiều bước thẩm định khác nhau, trong đó thẩm định năng lực tài


chính của doanh nghiệp là một phần không thể thiếu khi xem xét bất kì một hồ sơ
tín dụng nào. Có thể coi đây là bước cơ sở đặt nền móng cho sự an toàn của khoản
cấp tín dụng. Việc cấp tín dụng cho một doanh nghiệp có năng lực tài chính vững
mạnh không những giúp ngân hàng đạt được lợi nhuận cao và ổn định mà còn giúp
đảm bảo tính an toàn của khoản cho vay. Ngược lại, việc cấp tín dụng cho một
doanh nghiệp yếu kém về năng lực tài chính không những khiến ngân hàng mất
trắng lợi ích từ khoản vay mà còn có thể gây ra hậu quả mất tính thanh khoản của
ngân hàng, thậm chí dẫn đến phá sản.
Trong quá trình nghiên cứu môn học Tín dụng ngân hàng, chúng em đã có
dịp được tiếp cận với các kiến thức cơ bản về thẩm định tín dụng nói chung và
thẩm định năng lực tài chính của bên đi vay nói riêng. Do đó chúng em quyết định
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 3
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
chọn và phân tích năng lực tài chính của Công ty cổ phần Vincom để thực hiện bài
tiểu luận này. Đồng thời đây cũng là cách để chúng em nắm được kiến thức và vận
dụng trong thực tế.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan, giảng viên môn
Tín dụng ngân hàng đã giúp chúng em hoàn thành tiểu luận này.
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 4
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Vincom
1.1. Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Vincom tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng
hợp Việt Nam, được chính thức thành lập vào ngày 3/5/2002. Trải qua hơn 9 năm
xây dựng và phát triển, tới nay, Công ty CP Vincom đã trở thành một trong những
doanh nghiệp Việt Nam hàng đầu trong lĩnh vực Bất động sản (BĐS). Hàng loạt
những dự án BĐS cao cấp mang thương hiệu Vincom đã tiếp nối nhau triển khai
trên nhiều thành phố lớn của cả nước. Những dự án này đều là tâm điểm của sự
chú ý và được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư. Trong tương lai, hàng loạt công
trình tầm cỡ mang tên Vincom sẽ xuất hiện trên khắp đất nước Việt Nam, góp phần

xây dựng hình ảnh Việt Nam hiện đại, năng động và phát triển.
1.2. Các mốc thời gian quan trọng
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Vincom chứng kiến
những bước tiến dài, được đánh dấu bằng những chỉ số phát triển ấn tượng.
• Tháng 05/2002: thành lập Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam
với vốn điều lệ ban đầu là 196 tỷ đồng. Dự án đầu tiên của công ty là xây
dựng và quản lý khu TTTM - Dịch vụ - Văn phòng cho thuê tại 191 Bà
Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (Tòa nhà Vincom Center Hà Nội)
• Năm 2003: Công ty tăng vốn điều lệ lên 251 tỷ đồng
• Tháng 11/2004: Vincom Center Hà Nội chính thức đi vào hoạt động, góp
phần xây dựng văn hóa mua sắm hiện đại của thủ đô
• Tháng 09//2007: Vincom chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán
TP.HCM, mã cổ phiếu VIC. Tổng số cổ phần niêm yết là 80.000.000 cổ
phần
• Tháng 05/2008: Phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu doanh
nghiệp, kỳ hạn 5 năm.
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 5
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
• Tháng 08/2009: Với sự kiện đưa Trung tâm Thương mại Vincom II tại
Vincom Center Hà Nội đi vào hoạt động, Vincom đã khẳng định TTTM
Vincom Center Hà Nội là một trong những TTTM lớn nhất Việt Nam, là
“Thiên đường mua sắm của Việt Nam”
• Quý 4/2009:
- Hoàn tất việc xây dựng và bàn giao các căn hộ cao cấp tại Khu căn hộ
Vincom Center Hà Nội
- Là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát hành thành công 100 triệu đô la
Mỹ trái phiếu chuyển đổi quốc tế niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán
Singapore
• Tháng 01/2010: Khởi công dự án Royal City tại 72A Nguyễn Trãi - Hà Nội
• Tháng 04/2010: Tổ hợp văn phòng và trung tâm thương mại của Vincom

Center B TP. Hồ Chí Minh bắt đầu đi vào hoạt động
• Tháng 07/2010: Giới thiệu thành công căn hộ tại Dự án Royal City
• Tháng 10/2010:
- Vincom nhận "cú đúp" giải Top 10 Doanh nghiệp Việt Nam;
- Hoàn tất việc xây dựng Vincom Financial Tower tại Quận 1, TP. Hồ Chí
Minh
• Tháng 12/2010:
- Hoàn tất việc giải phóng mặt bằng tại Dự án Vincom Center A TP. Hồ
Chí Minh
- Hoàn tất việc chuyển nhượng Vincom Financial Tower
- Tính đến 31/12/2010, 98% căn hộ tại Khu căn hộ - Vincom Center TP.
Hồ Chí Minh đã được cho thuê với thời hạn 50 năm
• Tháng 02/2014:
- Khởi công dự án Times City tại 458 Minh Khai – Hà Nội
- Khai trương Vincom Real Estate Trading Center - Sàn giao dịch Bất
động sản mới mang tiêu chuẩn quốc tế tại Tầng 4, Tòa nhà Vincom City
Towers, 191 Bà Triệu, Hà Nội; Chính thức khai trương Vincom Real
Estate Trading Center.
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 6
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
- Khởi công dự án Bệnh viện Đa khoa Quốc tế VINMEC. Bệnh viện được
xây theo mô hình Hospital Facilities (bệnh viện – khách sạn) đạt tiêu
chuẩn quốc tế, cao cấp hàng đầu Việt Nam)
• Tháng 03/2014:
- Khởi công xây dựng dự án Vincom Center A TP. Hồ Chí Minh
- Hoàn tất việc giải phóng mặt bằng tại Dự án Vincom Village
- Công bố hình thành chuỗi Trung tâm Thương mại lớn và đẳng cấp nhất
Việt Nam mang thương hiệu Vincom: Vincom Center và Vincom Mega
Mall, được xây dựng tại khắp các đô thị lớn của Việt Nam
• Tháng 04/2014: Giới thiệu thành công căn hộ tại Dự án Times City

• Tháng 05/2014: Giới thiệu Dự án biệt thự đặc biệt cao cấp Vincom Village
1.3. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi
1.3.1. Sứ mệnh
• Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ BĐS cao cấp với chất
lượng quốc tế, mang tính độc đáo và sáng tạo cao nhằm thỏa mãn tối đa nhu
cầu khách hàng.
• Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng
động, sáng tạo; tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng
cho tất cả nhân viên.
• Đối với cổ đông: Đảm bảo và luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền
vững cho cổ đông.
• Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp
tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách
nhiệm công dân đối với đất nước.
1.3.2. Giá trị cốt lõi
• Đầu tư bền vững, lấy khách hàng làm trung tâm.
• Coi trọng đẳng cấp, chất lượng.
• Đề cao tính tốc độ, hiệu quả trong công việc.
• Tôn trọng sự khác biệt và năng lực sáng tạo.
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 7
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
• Hiểu rõ sứ mệnh phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng.
• Tập thể đoàn kết, ứng xử nhân văn và coi trọng sự trung thành.
• Thượng tôn pháp luật và kỷ luật.
• Xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên khát vọng tiên phong và niềm tự
hào về giá trị trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam.
1.4. Định hướng phát triển
Mục tiêu của Vincom là phấn đấu phát triển không ngừng, từng bước trở
thành một Tập đoàn đầu tư và kinh doanh bất động sản (BĐS) mang thương hiệu
Việt lớn nhất tại Việt Nam.Chiến lược của Vincom là hướng tới thị trường BĐS

cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chắc
chắn, trong một tương lai gần, hàng loạt công trình tầm cỡ mang tên Vincom sẽ
mọc lên trên khắp đất nước Việt Nam, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam hiện
đại, năng động và phát triển.
Trong định hướng nhằm trở thành thương hiệu hàng đầu về bất động sản cao
cấp tại Việt Nam, hoạt động theo mô hình tập đoàn, Công ty CP Vincom còn tham
gia góp vốn thành lập và giữ cổ phần chi phối vào hàng loạt các công ty bất động
sản lớn tại Hà Nội như Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Địa ốc Hoàng Gia;
Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng; Công ty bất động sản
Viettronics
Ngoài ra, Vincom còn có nhiều dự án đang trong giai đoạn xúc tiến, lập phương
án đầu tư tại các thành phố lớn khác tại Việt Nam và tiếp tục hướng tới mục tiêu
lớn hơn:
• Phát huy những lợi thế và uy tín đã tạo dựng được trong nước để mở rộng
kinh doanh BĐS ra khu vực Đông Nam Á và Châu Á, tạo nên hình ảnh một
tập đoàn kinh doanh BĐS Việt nam đầy năng động và bản lĩnh trong con
mắt bạn bè quốc tế.
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 8
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
• Phấn đấu đưa Vincom trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh với sự phát
triển tổng lực từ nhiều hướng kinh doanh như kinh doanh tài chính ngân
hàng, đầu tư các khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái, sân golf tiêu
chuẩn quốc tế và khu nghỉ dưỡng cao cấp…
1.5. Các công ty thành viên
1.5.1. Công ty Cổ phần PFV
• Hoạt động chính là xây dựng TTTM và VP cho thuê, căn hộ cao cấp để bán.
Hoạt động chính của PFV là xây dựng trung tâm thương mại và văn phòng
cho thuê, và các căn hộ cao cấp để bán. PFV chính là chủ đầu tư của dự án
Vincom Park Place tại 114 Mai Hắc Đế, Hà Nội.
• Vincom nắm 74.41% quyền biểu quyết trong công ty này.

• Website:
1.5.2. Công ty BĐS Hải Phòng
• Đã được cấp quyền sử dụng đất 9125m2 tại số 4 - đường Lê Thánh Tông,
phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.
• Vincom nắm 90% quyền biểu quyết trong công ty này.
1.5.3. Công ty CP Đầu tư và Phát triển Địa ốc TP Hoàng Gia
• Hoạt động chính của Công ty là kinh doanh bất động sản, xây dựng các công
trình dân sự, cung cấp dịch vụ khách sạn và giải trí.
• Vincom nắm 51% quyền biểu quyết trong công ty này
• Website:
1.5.4. Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng
• Hoạt động chính của công ty là kinh doanh bất động sản, xây dựng các công
trình dân sự, cung cấp dịch vụ khách sạn, giải trí.
• Vincom nắm 51% quyền biểu quyết trong công ty này
• Website:
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 9
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
1.5.5. Công ty TNHH Bất động sản Viettronics
• Hoạt động chính của công ty là kinh doanh bất động sản, xây dựng các công
trình dân sự, cung cấp dịch vụ khách sạn, giải trí.
• Vincom nắm 84% quyền biểu quyết trong công ty này
1.5.6. Công ty CP Nhóm đầu tư May Mắn (đặt tại Thành phố Nha Trang –
Khánh Hòa)
• Hoạt động chính của công ty là kinh doanh bất động sản và tư vấn đầu tư tài
chính.
Vincom nắm 66% quyền biểu quyết trong công ty này
1.5.7. Công ty CP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội
• Được phép phát triển dự án bất động sản trên diện tích đất tại số 460 đường
Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
• Vincom nắm 55.95% quyền biểu quyết trong công ty này

1.6. Các thành tựu đã đạt được
Trong 3 năm liền công ty Cổ phần Vincom đều nằm trong bảng xếp hạng
Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu (VNR500) theo mô hình
của Fortune 500. Đây là kết quả nghiên cứu đánh giá xếp hạng độc lập của
Vietnam Report, được sự cố vấn của nhóm chuyên gia trong và ngoài nước, đứng
đầu là GS. John Quelch, Phó Hiệu trưởng Harvard Business School.
Một số các Giải thưởng & Thành tích tiêu biểu Vincom đã nhận được trong 3
năm gần đây:
• Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2009 dành cho Top 100 Thương hiệu
hàng đầu
• Thương hiệu Chứng khoán uy tín 2009
• Giải thưởng “Thương mại dịch vụ – Top Trade Services – năm 2009”
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 10
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
• Giải thưởng “Top 10 doanh nhân tiêu biểu” năm 2009 do Bộ Công Thương
trao tặng cho Tổng Giám đốc công ty
• Giải thưởng “Biểu tượng vàng Thăng Long năm 2009”
• Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2008 dành cho Top 100 Thương hiệu
hàng đầu
• Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2008”
• Top 20 doanh nghiệp tiêu biểu trên Thị trường Chứng khoán năm 2008
• Giải thưởng “Thương mại dịch vụ – Top Trade Services – năm 2008”
• Giải thưởng “Top 10 doanh nhân tiêu biểu” năm 2008 do Bộ Công Thương
trao tặng cho Tổng Giám đốc công ty
• Giải thưởng “Quả cầu vàng” năm 2008
• Giải thưởng “Ngôi sao Việt Nam 2008”
• Giải thưởng “Tinh hoa Việt nam năm 2008 dành cho Dịch vụ thương mại và
cho thuê văn phòng chất lượng cao tại tòa nhà Vincom Center Hà Nội”
• Giải thưởng “Tòa nhà tiết kiệm năng lượng” năm 2008
• Giải thưởng “Nhân Ái Việt Nam 2008”

• Giải thưởng “Trí tuệ năm 2008”
• Giải thưởng năm 2007:
• Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2007 dành cho Top 100 Thương hiệu
hàng đầu
• Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2007”
• Giải thưởng “Thương mại dịch vụ – Top Trade Services – năm 2007”
• Giải thưởng “10 Doanh nghiệp hội nhập thành công nhất năm 2007 - Top
ten The most Successfully-intergrated Business Award 2007”
• Giải thưởng “Quả cầu vàng” năm 2007
• Giải thưởng “Tinh hoa Việt nam năm 2007 dành cho Dịch vụ thương mại và
cho thuê văn phòng chất lượng cao tại tòa nhà Vincom Center Hà Nội”
• Bằng khen của UBQG về Hợp tác kinh tế quốc tế “Công ty cổ phần Vincom
đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng, phát triển thương hiệu và tham gia
hội nhập kinh tế”
• Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội “Công ty Cổ phần
Vincom đã có thành tích trong việc tổ chức thành công Diễn đàn Doanh
nghiệp Thủ đô các nước Asean, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát
triển thủ đô Hà nội”
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 11
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
• Bằng khen của Bộ Tài chính “Công ty Cổ phần Vincom đã có thành tích
chấp hành tốt chính sách thuế năm 2007”
• Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố “Công ty Cổ phần Vincom đã có
thành tích tham gia Tháng khuyến mại Hà nội 2007”
• Bằng Khen của Bộ Ngoại giao
• Giấy chứng nhận: “Vincom Center Hà Nội - Dịch vụ xuất sắc lĩnh vực dịch
vụ mua sắm năm 2006 Chương trình khảo sát ý kiến bạn đọc và người tiêu
dùng năm 2006 của Thời báo Kinh tế Việt nam, tạp chí Tư vấn tiêu dùng”
• Giấy chứng nhận “Công ty Cổ phần Vincom nằm trong bảng xếp hạng 500
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007”

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 12
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
2. Phân tích theo phương pháp truyền thống:
Đây là phương pháp phân tích dựa trên việc tính toán và phân tích các chỉ số
tài chính cơ bản.
2.1. Chỉ số thanh toán hiện thời
Chỉ số thanh toán hiện thời được xác định bởi công thức:
Tuy đây là công thức khá đơn giản, dễ tính trong quá trình phân tích báo cáo
tài chính của một công ty, nhưng nó mang lại hiệu quả khá cao trong việc xác định
tính thanh khoản trong ngắn hạn. Chỉ tiêu cho biết khả năng của doanh nghiệp tài
trợ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay mua sắm hàng ngày bằng các tài sản
ngắn hạn, vốn khá thanh khoản mà chưa phải viện vào các khoản vay hay tài trợ
vốn dài hạn khác.
Thông thường, chỉ tiêu thanh toán hiện thời lớn hơn 1 khá lý tưởng cho các
doanh nghiệp.Nó cho thấy doanh nghiệp có tài sản ngắn hạn lớn hơn, do đó hoàn
toàn có khả năng tự cung cấp các khoản chi về hoạt động sản xuất hàng ngày, cũng
như trả nợ ngắn hạn một cách linh hoạt.Trong năm 2010, chỉ tiêu thanh toán hiện
thời của công ty Vincom là 25.62 lần.Chỉ tiêu cho thấy một lượng vốn lớn, không
cần thiết đã bị ứ đọng trong tài sản ngắn hạn thay vì đưa vào đầu tư sản xuất trong
dài hạn.Xét về góc độ của người cung cấp tín dụng, đây là dấu hiệu tốt vì các
khoản nợ ngắn hạn của công ty Vincom hoàn toàn có thể được dễ dàng hoàn
trả.Tuy nhiên, trong con mắt của nhà đầu tư, chỉ số thanh toán hiện thời lớn không
được ưa thích.Họ luôn mong muốn số vốn khả dụng lớn nhất có thể đưa vào kinh
doanh, sản xuất và đầu tư thay vì dồn tích và không tạo ra lợi nhuận trong tài sản
ngắn hạn.
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 13
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
Dưới đây là biểu đồ so sánh chỉ số thanh toán hiện thời của Vincom trong
những năm gần đây.Chỉ số này giữ nguyên ở mức độ khá hợp lý trong các năm
2008, 2009 ở mức 2 và 5 lần.Tuy nhiên, doanh nghiệp chứng kiến sự tăng vọt

trong chỉ số ở năm 2010. Điều này có thể được lý giải bởi sự gia tăng về giá trị
trong danh mục tài sản của tập đoàn, đặc biệt là ở các khoản mục về các khoản
phải thu hay hàng tồn kho. Đồng thời, việc Vincom có chỉ số thanh toán hiện thời
lớn hơn trung bình ngành cũng là dấu hiệu đáng lo ngại vì so với các công ty cùng
ngành, công ty đang dự trữ một lượng tài sản ngắn hạn khác không hợp lý.
2.2. Chỉ số thanh toán nhanh
Chỉ số thanh toán nhanh tuân theo công thức:
Có thể nói, đây là chỉ số đo khả năng thanh khoản trong ngắn hạn sát thực và
chính xác hơn so với chỉ số thanh toán hiện hành do khoản mục tài sản “Hàng tồn
kho”, khoản mục không mấy thanh khoản trong tài sản ngắn hạn, đã bị đưa ra khỏi
công thức.
Tương tự với chỉ số thanh toán hiện hành đã phân tích ở trên, chỉ số thanh
toán nhanh của công ty Vincom trong năm 2010 không mấy thay đổi do giá trị
hàng tồn kho chỉ chiếm môt phần nhỏ trong tài sản ngắn hạn của tập đoàn này.
Với biểu đồ so sánh về chỉ số thanh toán nhanh trong 3 năm gần đây và so
với hoạt động quản lý tài sản ngắn hạn của các công ty cùng ngành, nhà quản lý
của tập đoàn nên chú trọng hơn về nguy cơ thiếu linh hoạt trong quản lý tài sản
ngăn hạn.
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 14
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
2.3. Chỉ số tiền mặt:
Chỉ số tiền mặt là chỉ số có tính chất khắt khe và thận trọng nhất trong 3 chỉ
số về tính thanh khoản của doanh nghiệp trong ngắn hạn (thanh khoản hiện thời,
thanh khoản nhanh và tiền mặt). Chỉ số này được tính căn cứ vào việc loại bỏ phần
lớn các khoản mục của tài sản ngắn hạn và chỉ giữ lại khoản tiền và tương đương
tiền. Đây là hai tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất và rất dễ dàng được
sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ nợ trong ngắn hạn.
Chỉ số tiền mặt do đó giúp ta nhận xét được mức độ nhanh chóng của công
ty trong việc thanh toán các khoản nợ bằng tiền. Chỉ số này cũng khá quan trọng
đối với ngân hàng khi cho vay để đánh giá sự ổn định tài chính của doanh nghiệp.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng chỉ số này quá cao cũng không phải là tốt do nó cho thấy
rằng công ty đang gặp vấn đề trong việc sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư
sinh lợi.
Chỉ số tiền mặt có thể tính theo công thức sau:
Có thể thấy được rằng Chỉ số tiền mặt của doanh nghiệp rất tương đồng với
các chỉ số thanh toán hiện thời và chỉ số thanh toán nhanh. Điều này phản ánh rằng
kết quả về tình trạng của hai chỉ số này trong phần trên chủ yếu là do khoản mục
tiền mặt và tương đương tiền cấu thành.
Căn cứ vào đồ thị ta thấy trong 3 năm liên tiếp chỉ số tiền mặt của Vincom
liên tục tăng lên gấp nhiều lần. Đặc biệt năm 2010 thì chỉ số tiền mặt của Vincom
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 15
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
là 2.913 tức là với lượng tiền mặt hiện có Vincom đủ sức chi trả gấp 3 lần khoản
nợ ngắn hạn hiện nay. Điều này là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang rất an
toàn trong hiện tại. Tuy nhiên khi so sánh với trung bình ngành trong năm 2010 với
giá trị trung bình là 1.045 thì có thể thấy là lượng tiền mặt Vincom đang nắm giữ là
quá nhiều. Một lượng lớn tiền mặt không được đầu tư chuyển vào tài sản cho thấy
rất có thể công ty đang gặp nhiều vấn đề trong việc quản lý tài sản và đầu tư và
đang lãng phí nguồn vốn của mình.
2.4. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho được xác định:
Vòng quay hàng tồn kho là thước đo hữu hiệu trong việc xác định số lần
hàng tồn kho được quay vòng trong một kỳ kế toán (trong trường hợp cụ thể ở đây,
kỳ kế toán được tính theo năm và kết thúc vào tháng 12) một cách lý thuyết. Nói
như vậy vì chỉ tiêu này dựa trên giả định doanh nghiệp bán toàn bộ số hàng tồn kho
cho khách hàng.Tuy nhiên, trên thực tế, ít có doanh nghiệp thực sự hoạt động như
vậy.Họ thường dự trữ một lượng hàng tồn kho nhất định, phục vụ nhu cầu bất
thường của khách hàng.
Các doanh nghiệp thường ưa thích chỉ số vòng quay hàng tốn kho lớn, đồng
nghĩa với việc hàng tồn kho được quay vòng với tốc độ nhanh trong niên độ kế

toán, thể hiện khả năng quản lý hàng tồn kho hữu hiệu của nhà quản trị doanh
nghiệp. Nhưng việc hàng tồn kho quay vòng nhanh cũng có thể dẫn đến nguy cơ
doanh nghiệp không dự trữ đủ số hàng tồn kho cần thiết, phục vụ nhu cầu của
khách hàng.
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 16
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
Công ty Vincom có vòng quay hàng tồn kho khá chậm trong năm 2010 khi
chỉ tiêu này chỉ dừng ở mức 0.84 vòng.Tập đoàn có thể gặp khó khăn và rủi ro về
việc hàng tồn kho lỗi thời, dẫn đến việc bán hàng khó khăn trong thời gian tới.
Khi so sánh cùng một chỉ tiêu trong các năm 2008 và 2009, ta có thể nhìn
thấy sự đi xuống rõ rệt của chỉ tiêu này.Trong khi các năm trước, chỉ tiêu luôn
được giữ ở mức hợp lý với 4 và 27 vòng/ 1 năm.Chỉ tiêu này đã giảm mạnh trong
năm 2010. Điều này có thể lý giải từ việc hàng tồn kho và giá vốn hàng bán có xu
hướng tăng mạnh đặc biệt trong năm ngoái. Tuy nhiên, khi so sánh với các công ty
đối thủ cùng ngành có chỉ số vòng quay thấp là 0.695, có thể thấy đây là tình trạng
chung đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.
2.5. Chỉ số về số ngày tồn kho
Công thức xác định chỉ số này là:
Chỉ tiêu về số ngày tồn kho là chỉ tiêu phản ánh một các rõ ràng hơn về hàng
tồn kho của doanh nhiệp. Nó thể hiện rõ hàng tồn kho của doanh nghiệp có thể
phục vụ hoạt động kinh doanh buôn bán trong bao nhiêu ngày mà không cần bổ
sung lượng hàng mới.
Tương tự với những phân tích về vòng quay hàng tồn kho đã nói ở trên, số
ngày tồn kho thấp đi cùng với vòng quay hàng tồn kho lớn có thể là dấu hiệu tốt
báo hiệu khả năng tiêu thụ của hàng hóa, tuy nhiên, vòng quay hàng tồn kho lớn có
thể ảnh hưởng xấu đến doanh thu do doanh nghiệp không chuẩn bị đủ lượng hàng
phục vụ nhu cầu của khách hàng.
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 17
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
Với vòng quay hàng tồn kho khá chậm trong năm ngoái, công ty Vincom có

số ngày tồn kho lớn, xấp xỉ 442 ngày. Đây là bài toán hóc búa đặt ra với ban quản
trị của tập đoàn về việc giải quyết lượng hàng tồn kho này.
Khi so sánh với các chỉ tiêu cùng kỳ các năm, có thể dễ dàng thấy chỉ tiêu
tồn tại khá tốt trong 2 năm trước đây (13 ngày trong năm 2009 và 75 ngày trong
năm 2008) đã đột ngột chuyển biến theo chiều hướng xấu trong năm 2010.Tuy có
số ngày tồn kho chuyển biến xấu trong năm 2010, Vincom vẫn duy trì chỉ tiêu này
hiệu quả hơn các công ty cùng ngành khác (798 ngày).
2.6. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả
Vòng quay các khoản phải trả tuân theo công thức
Vòng quay các khoản phải trả đo số lần các khoản phải trả trong năm của
doanh nghiệp quay vòng bao nhiêu lần. Ngược lại với vòng quay hàng tồn kho,
vòng quay các khoản phải trả lại thấp được ưa thích hơn. Nó cho thấy khả năng
chiếm dụng vốn của nhà cung cấp hàng hóa và nhà cung cấp tín dụng và sử dụng
nguồn vốn này trong kinh doanh sản xuất. Nói cách khác, những doanh nghiệp có
vòng quay các khoản phải trả cao thường gặp vấn đề trong việc trả nợ sớm và chưa
biết tận dụng triệt để các ưu đãi về tín dụng mà nhà cung cấp hàng hóa cũng như
dịch vụ đem lại cho doanh nghiệp.
Nhìn vào chỉ tiêu này của công ty Vincom trong năm 2010, tập đoàn đã sử
dụng khéo léo điều kiện tín dụng mà các bên mang lại cho tập đoàn, đồng thời giữ
vòng quay các khoản phải trả khá thấp (3.198 vòng) để có thể sử dụng một cách
hiệu quả nhất những ưu đãi của nhà cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Đồng
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 18
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
thời, tính chất hoạt động kinh doanh sản xuất của Vincom cũng khiến công ty có
vòng quay các khoản phải trả thấp hơn các công ty thuộc ngành sản xuất hàng hóa
và dịch vụ khác.
Tuy nhiên, vòng quay các khoản phải trả trong năm 2010 đã có dấu hiệu
tăng hơn so với cùng kỳ 2 năm trước và trung bình ngành khi các con số này lần
lượt chỉ giữ vững ở mức khoảng 0.5 đến 2 vòng mỗi năm
2.7. Chỉ số kỳ phải trả:

Kỳ phải trả là chỉ tiêu dựa vào chỉ tiêu vòng quay các khoản phải trả và được
tính toán theo công thức:
Một doanh nghiệp có vòng quay các khoản phải trả lớn sẽ có số ngày trong
kỳ phải trả ngắn. Tương tự như vậy, doanh nghiệp với tốc độ quay vòng các khoản
phải trả chậm sẽ có nhiều ngày trong kỳ phải trả.
Chỉ tiêu vòng quay khoản phải trả nhỏ đã giúp tập đoàn Vincom kéo dài thời
hạn hoàn trả các nghĩa vụ nợ của mình, đồng nghĩa với việc chiếm dụng được một
khoản tín dụng lớn từ nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là từ các nhà
cung cấp tín dụng.
2.8. Chỉ số vòng quay các khoản phải thu
Một chỉ số khác, quan trọng trong việc xác định khả năng quản trị của doanh
nghiệp, được tính toán theo công thức
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 19
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
Thông thường, các doanh nghiệp ưa thích tốc độ quay vòng các khoản phải
thu từ khách hàng nhanh, đồng thời giảm khả năng nợ xấu từ khách hàng. Tuy
nhiên, vòng quay các khoản phải thu lớn có thể sẽ là rào cản trong việc thu hút
khách hàng do chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với các khách hàng khá
chặt chẽ và ngặt nghèo, yêu cầu khách hàng trả tiền hàng sớm. Điều này dễ khiến
doanh nghiệp mất tính cạnh tranh và phải đối mặt với nguy cơ mất khách hàng về
tay các công ty cạnh tranh, đưa ra chính sách tín dụng linh hoạt hơn với khách
hàng.
Trong trường hợp của Vincom trong năm 2010, tập đoàn này đã đạt vòng
quay các khoản phải thu khá thấp, chỉ khoảng 1 vòng, không mấy thay đổi so với 2
năm trước (2 vòng và 0.6 vòng). Tuy nhiên, tình hình khó khăn chung của nền kinh
tế không chỉ gây khó khăn cho công ty Vincom mà các công ty đối thủ cũng chịu
ảnh hưởng tương tự khi vòng quay các khoản phải thu trung bình ngành chỉ dừng
lại ở 0.801 vòng.
Vòng quay các khoản phải thu nhanh là dấu hiệu chưa tốt, tuy nhiên vòng
quay chậm cũng cho thấy nguy cơ tiềm ẩn từ các khách hàng mua hàng hóa, dịch

vụ từ tập đoàn gặp khó khăn trong việc hoàn trả nghĩa vụ nợ. Tập đoàn từ đó cũng
gặp rủi ro không thu hồi được các khoản tiền thu về từ hoạt động kinh doanh sản
xuất.
2.9. Chỉ số kỳ thu tiền bình quân
Chỉ số kỳ phải thu là phép tính dựa trên công thức:
chỉ rõ hơn mối quan hệ của các khoản phải thu của doanh nghiệp.
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 20
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
Với kỳ thu tiền bình quân khá lớn trong năm ngoái (khoảng 310 ngày), công
ty Vincom dễ phải gặp vấn đề khó khăn trong việc thu hồi nợ. Tuy nhiên, đặc thù
của ngành sản xuất kinh doanh của Vincom về bất động sản ít khi cho phép tập
đoàn có khả năng thu hồi tiền nhanh từ các khách hàng.Điều này thể hiện khá rõ
trong chỉ tiêu các năm 2008 và 2009. Ảnh hưởng và xu hướng chung của nền kinh
tế lên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, tương tự như chỉ số
vòng quay các khoản phải thu, đều chuyển biến theo chiều hướng xấu. Mặc dù số
ngày thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng của Vincom khá lớn, con số này
vẫn khả quan hơn con số của ngành là 564 ngày.
Tuy nhiên, ban quản trị tập đoàn nên xem xét lại chính sách tín dụng có phần
hơi lỏng lẻo mà tập đoàn đang áp dụng với khách hàng.
2.10. Cash conversion
Cash conversion được đo đạc từ số ngày tồn kho, kỳ phải thu và kỳ phải trả,
thể hiện số ngày cần thiết để một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp trở thành một
đồng doanh thu.
Có thể dễ dàng tính toán được trong năm 2010, tập đoàn Vincom mất 640
ngày trong chu trình kinh doanh, đầu tư và sản xuất để tạo ra một đồng doanh thu
từ một đồng chi phí. Khoảng thời gian dài này là hoàn toàn hợp lý với đặc thù kinh
doanh của doanh nghiệp: bất động sản, vốn tạo ra khoảng thời gian dài để thu lại
lợi nhuận hơn so với các ngành kinh doanh sản xuất khác.
2.11. Vòng quay tài sản cố định
Tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp như

(máy móc, thiết bị, nhà xưởng…), hay, giá trị tài sản cố định trong kỳ (sau khi trừ
khẩu hao) tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong cùng kỳ đó.
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 21
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
Nhìn chung, chỉ số này càng cao càng phản ánh được doanh nghiệp sử dụng
hiệu quả tài sản cố định. Ngược lại, nếu chỉ số này giảm, sẽ cho thấy doanh nghiệp
đang đầu tư quá nhiều vào nhà xưởng, thiết bị, và các tài sản cố định khác.
Đối với tập đoàn Vincom, chỉ số này tăng liên tục trong 3 năm 2008, 2009,
và 2010. Cụ thể như sau:
Năm 2008, nếu như một đồng giá trị tài sản chỉ tạo ra được 0.201 đồng
doanh thu, thì năm 2009, tỷ số này tăng lên gần gấp 3 lần. Mặc dù tốc độ gia tăng
hiệu quả sử dụng tài sản cố định giảm trong 2010, nhưng đây cũng là một dấu hiệu
tốt của doanh nghiệp trong thời kỳ bất ổn kinh tế.
Tuy nhiên, khi so sánh với trung bình nghành, tỷ số này còn rất thấp, cho
thấy việc sử dụng chưa hiệu quả tài sản cố định của doanh nghiệp so với các doanh
nghiệp cùng nghành. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng Vincom là một trong
những doanh nghiệp đầu tư bất động sản lớn nhất trong nghành, sở hữu khối lượng
lớn tài sản cố định vượt trội so với các doanh nghiệp bất động sản khác, song lại có
chỉ số vòng quay tài sản cố định kém hơn nhiều so với trung bình nghành. Điều
này cho thấy doanh thu tạo ra từ tài sản cố định của doanh nghiệp chưa cao
2.12. Vòng quay tổng tài sản
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt
tài sản lưu động hay tài sản cố định. Thông qua việc so sánh doanh thu và tổng tài
sản mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra lượng doanh thu đó, nhà đầu tư có thể biết
được 1 đồng tài sản doanh nghiệp sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Do đó, công thức cho chỉ số này như sau:
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 22
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
Đối với các nhà đầu tư, chỉ số này càng lớn càng cho thấy việc quản lý và sử
dụng tài sản của doanh nghiệp là hiệu quả, đem lại được nhiều lợi ích hơn.

Đặc biệt, vòng quay tổng tài sản của Vincom trong 3 năm đã tăng đáng kể,
đạt mức cao nhất vào 2009, theo đó, cứ 1 đồng giá trị tài sản doanh nghiệp sử dụng
tạo ra được 0.194 đồng doanh thu. Tỷ số này cao gần như gấp 3 so với 2008 đã cho
thấy một sự tiến bộ vượt bậc trong việc sử dụng hiệu quả tài sản nói chung mà
doanh nghiệp nắm giữ.
Bước sang 2010, mặc dù trải qua một sự giảm nhẹ không đáng kể, tỷ số này
vẫn tương đối thấp so với với chỉ số chung của nghành. Điều này một phần xuất
phát từ việc sự dụng kém hiệu quả tài sản cố định như đã phân tích ở trên. Do đó,
trong tương lai, doanh nghiệp cần chú trọng cải thiện sao cho hiệu quả sử dụng tài
sản được tốt hơn bằng cách tăng doanh thu, hoặc bán bớt các tài sản ứ đọng không
cần thiết.
2.13. Hệ số đảm bảo vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh
nghiệp. Tài sản lưu động của doanh nghiệp thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu
động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông. Tài sản lưu động trong sản
xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu … và sản phẩm dở
dang trong quá trình sản xuất.Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm
hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí
chờ kết chuyển, chi phí trả trước …
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 23
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho biết để được một đồng doanh thu tiêu
thụ thì doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng
cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết
kiệm được càng lớn.
Mặc dù diễn ra khủng hoảng kinh tế nặng nề, năm 2008 chứng kiến mức cao
nhất mà hệ số đảm nhiệm vốn lưu động đạt được, với 5.317 đồng doanh thu có thể
nhận được từ một đồng vốn lưu động bỏ ra. Điều này có thể một phần lý giải bởi
đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp với khối lượng nguyên vật liệu và tài sản lưu
động trong giai đoạn chờ tiêu thụ lớn (công trình xây dựng, nhà cửa…). Trong 2

năm tiếp theo, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhìn chung có xu hướng giảm, rơi
xuống thấp nhất vào năm 2009, trong đó, 1 đồng vốn lưu động tạo ra được 3.070
đồng doanh thu.
Đến 2010, tỷ số này có tăng nhẹ và nhỉnh hơn so với trung bình toàn
nghành.
2.14. Tỷ số nợ
Tỷ số nợ là chỉ số thể hiện có bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được
tài trợ bằng nợ.
Khác với các chỉ số thanh toán hiện thời, thanh toán nhanh hay chỉ số tiền
mặt là các chỉ số có liên quan đến nợ ngắn hạn, tỷ số nợ thể hiện tất cả các khoản
nợ và tổng tài sản.Tỷ số nợ thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Nếu tỷ số này quá nhỏ chứng tỏ là doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 24
THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
nhưng cũng đồng thời hàm ý rằng doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả đòn bảy tài
chính, hay nói cách khác chưa biết khai thác hiệu quả của việc sử dụng nợ. Nếu tỷ
số này quá cao hàm ý rằng doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ và do đó khiến cho
doanh nghiệp gặp rủi ro vỡ nợ cao hơn.
2.15. Hệ số tự tài trợ
Hệ số tự tài trợ được tính bằng công thức
Giữa hệ số tự tài trợ và tỷ số nợ có thể được biểu diễn bằng phương trinh
Về mặt ý nghĩa hệ số tự tài trợ có ý nghĩa khá giống với tỷ số nợ do nó cũng
thể hiện cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhưng trên hướng tiếp cận từ vốn chủ sở
hữu. Nếu hệ số này cao chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang duy trì một tỷ lệ tự tài
trợ cao hay khả năng tự chủ tài chính cao còn nếu hệ số này nhỏ chứng tỏ doanh
nghiệp đang duy trì một tỷ lệ cao.
Với cùng ý nghĩa như vậy ta có một hệ số khác là Hệ số nhân vốn chủ sở
hữu
2.16. Hệ số nhân vốn chủ sở hữu:
hay còn có thể liên hệ với hệ số tự tài trợ qua công thức

Ngoài ra ngân hàng cũng cần quan tâm đến tỷ lệ so sánh trực tiếp giữa nợ và
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, được thể hiện trực tiếp qua công thức:
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Page 25

×