Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 173 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


HOÀNG ANH TUẤN




THỰC TRẠNG HÀNH VI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
CỦA NGƯỜI DAO TẠI MỘT SỐ XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH CAN THIỆP




LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC






THÁI NGUYÊN, NĂM 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


HOÀNG ANH TUẤN


THỰC TRẠNG HÀNH VI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DAO TẠI MỘT
SỐ XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH CAN THIỆP


CHUYÊN NGÀNH: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TCYT
MÃ SỐ: 62.72.01.64



LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Đàm Khải Hoàn
2. PGS.TS Nguyễn Văn Hiến



THÁI NGUYÊN, NĂM 2014




i

LỜI CAM ĐOAN

Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin đảm bảo những số
liệu và kết quả trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa có ai công
bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.

TÁC GIẢ



Hoàng Anh Tuấn








ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đàm Khải Hoàn;
PGS.TS Nguyễn Văn Hiến, người Thầy mẫu mực đã nhiệt tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, Tiến sỹ, các nhà khoa học khoa
Y tế công cộng; Phòng Quản lý đào tạo sau đại học; Ban Giám hiệu Trường

Đại học Y Dược Thái Nguyên; Ban Giám đốc và Ban đào tạo - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cám ơn Uỷ ban nhân dân, Trạm y tế của 4 xã nghiên
cứu, đặc biệt là Uỷ ban nhân dân, Trạm y tế, các Ông/Bà Trưởng bản, Nhân
viên y tế thôn bản, Cộng tác viên dân số và nhân dân xã Vũ Chấn huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã hợp tác, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu can thiệp để hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, tập thể cán bộ giáo viên
Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá
trình công tác, học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cám ơn bạn bè đồng nghiệp và người thân trong gia
đình đã động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu để hoàn thành luận án này.

TÁC GIẢ



Hoàng Anh Tuấn




iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
BĐBV Biết đọc biết viết
CSHQ Chỉ số hiệu quả

CLTS Community led total sanitation
CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
CT Can thiệp
CTV Cộng tác viên
CTVS Công trình vệ sinh
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐC Đối chứng
HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật
HQCT Hiệu quả can thiệp
IDE
KAP
International Development Enterprises
Knowledge - Atitude - Practice
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
NVYTTB

Nhân viên y t
ế thôn bản

PTTT

Phương ti
ện truyền thông

SL

S
ố l
ư
ợng


THCS Trung học cơ sở
TL Tỷ lệ
TT- GDSK Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
UBND Ủy ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường




iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 48
Bảng 3.2 Thực trạng hành vi sử dụng nước sinh hoạt và xử lý nước thải
của người Dao ở 4 xã nghiên cứu 50
Bảng 3.3 Thực trạng hành vi sử dụng nhà tiêu của người Dao ở 4 xã
nghiên cứu 51
Bảng 3.4 Thực trạng hành vi sử dụng chuồng trại và quản lý phân gia súc,
gia cầm của người Dao ở 4 xã nghiên cứu 51
Bảng 3.5 Thực trạng hành vi sử dụng phân bón ruộng và hoa mầu của
người Dao ở 4 xã nghiên cứu 52
Bảng 3.6 Thực trạng hành vi xử lý rác thải sinh hoạt và hóa chất bảo vệ
thực vật của người Dao ở 4 xã nghiên cứu………… 53
Bảng 3.7 Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng nhà tiêu của người
Dao……… 54
Bảng 3.8 Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng nước sạch của
người Dao……………………… …………………………… 55

Bảng 3.9 Một số yếu tố liên quan đến hành vi xử lý rác thải của người
Dao……………………………………………………………56
Bảng 3.10 Một số yếu tố liên quan đến hành vi xử lý phân gia súc của
người Dao 57
Bảng 3.11 Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng phân bón ruộng của
người Dao 58
Bảng 3.12 Một số yếu tố liên quan đến hành vi chung về VSMT của người
Dao 59
Bảng 3.13 Tổng hợp những ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng TT-
GDSK cho người Dao 66



v

Bảng 3.14 Kết quả hoạt động truyền thông VSMT của các thành viên tham
gia mô hình nghiên cứu 76
Bảng 3.15 Kết quả theo dõi, giám sát các hoạt động của mô hình 77
Bảng 3.16 Kiến thức về VSMT của người Dao trước và sau can thiệp… 78
Bảng 3.17 Thái độ về VSMT của người Dao trước và sau can thiệp 79
Bảng 3.18 Thực hành về VSMT của người Dao trước và sau can thiệp… 80
Bảng 3.9 Sự thay đổi KAP về VSMT của người Dao trước và sau can thiệp… 81
Bảng 3.20 Hiệu quả can thiệp đối với kiến thức, thái độ, thực hành của
người Dao về VSMT 81
Bảng 3.21 Tỷ lệ mẫu đất có trứng giun đũa trước và sau can thiệp 82
Bảng 3.22 Mật độ trứng giun đũa trong đất tại các hộ gia đình người Dao
trước và sau can thiệp 83
Bảng 3.23 Mức độ ô nhiễm đất tại các hộ gia đình người Dao trước và sau
can thiệp 84
Bảng 3.24 Hiệu quả can thiệp đối với giảm ô nhiễm trứng giun đũa trong đất 84




vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Biểu đồ 3.1 Điều kiện kinh tế của các hộ gia đình người Dao 49
Biểu đồ 3.2 Phương tiện truyền thông của các hộ gia đình người Dao 49
Biểu đồ 3.3 Loại nhà ở của các hộ gia đình người Dao 50
Biểu đồ 3.4 Đánh giá hành vi vệ sinh môi trường của người Dao ở 4 xã
nghiên cứu………………………………………………… 53
Biểu đồ 3.5 Kết quả tập huấn cho các thành viên tham gia mô hình 75
Sơ đồ 1.1 Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ gia đình người Dao sử dụng nhà
tiêu hợp vệ sinh thấp 16
Sơ đồ 2.1 Hoạt động can thiệp so sánh trước sau và có nhóm chứng 34
Sơ đồ 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi VSMT của người Dao 4 xã
nghiên cứu 62
Sơ đồ 3.2 Mô hình truyền thông thay đổi hành vi VSMT cho người Dao
tại xã Vũ Chấn 70
Hình 2.1 Vị trí các xã nghiên cứu trên bản đồ hành chính tỉnh Thái
Nguyên 33




vii

DANH MỤC HỘP KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH

Trang
Hộp 3.1 Ảnh hưởng của phong tục tập quán đến hành vi VSMT 60
Hộp 3.2 Một số ý kiến về nguyên nhân tình trạng VSMT kém 61
Hộp 3.3 Giải pháp xây dựng nhà tiêu chìm 64
Hộp 3.4 Hiệu quả và tính bền vững của mô hình nghiên cứu 85
Hộp 3.5 Khả năng duy trì của mô hình nghiên cứu 86




viii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục các chữ viết tắt iii
Danh mục các bảng iv
Danh mục các hình (hình vẽ, ảnh chụp, đồ thị…) vi
Danh mục hộp kết quả định tính vii
Mục lục……………………………………………………………………………viii
ÐẶT VẤN ÐỀ 1
NỘI DUNG 3
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao ở Việt Nam 3
1.1.1. Một số khái niệm về hành vi sức khỏe và các yếu tố liên quan 3
1.1.2. Một số khái niệm về các công trình vệ sinh 7
1.1.3. Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao 8
1.2. Phong tục tập quán ảnh hưởng đến sức khỏe vệ sinh môi trường của người Dao… 12

1.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của người Dao 12
1.2.2. Một số tập quán của người Dao có liên quan đến vệ sinh môi trường 14
1.3. Một số mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi về vệ sinh môi
trường 15
1.3.1. Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe có sự tham gia của cộng
đồng 16
1.3.2. Huy động cộng đồng thực hiện vệ sinh môi trường 17
1.3.3. Một số mô hình huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sức khỏe để
cải thiện hành vi sức khỏe của người dân 22





ix

Chương 2. ÐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Ðối tượng nghiên cứu 31
2.2. Ðịa điểm nghiên cứu 31
2.3. Thời gian nghiên cứu 34
2.4. Phương pháp nghiên cứu 34
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 34
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 35
2.4.3. Nội dung can thiệp 38
2.4.4. Chỉ số nghiên cứu và tiêu chuấn đánh giá 40
2.5. Phương pháp thu thập thông tin 44
2.5.1. Phỏng vấn 44
2.5.2. Quan sát 44
2.5.3. Xét nghiệm trứng giun đũa trong đất 44
2.5.4. Phỏng vấn sâu 45

2.5.5. Thảo luận nhóm trọng tâm 45
2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 46
2.6.1. Phần mềm sử dụng để xử lý số liệu 46
2.6.2. Kỹ thuật phân tích số liệu 46
2.7. Phương pháp khống chế sai số 47
2.8. Ðạo đức trong nghiên cứu 47
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
3.1. Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại 4 xã đặc biệt
khó khăn tỉnh Thái Nguyên 48
3.2. Một số yếu tố liên quan đến hành vi vệ sinh môi trường của người Dao…… 54
3.3. Kết quả xây dựng và thử nghiệm mô hình truyền thông thay đổi hành vi
vệ sinh môi trường cho người Dao tại xã Vũ Chấn 63
3.3.1. Kết quả xây dựng mô hình can thiệp 63



x


3.3.2. Kết quả hoạt động của mô hình 75
Chương 4. BÀN LUẬN 87
4.1. Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc
biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên năm 2011. 87
4.1.1. Hành vi sử dụng nước ăn uống và sinh hoạt 87
4.1.2. Hành vi xây dựng và sử dụng nhà tiêu 89
4.1.3. Hành vi xây dựng chuồng gia súc 93
4.1.4. Hành vi xử lý rác thải 94
4.1.5. Hành vi sử dụng bảo quản hóa chất bảo vệ thực vật 94
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vệ sinh môi trường của người Dao
tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên. .95

4.2.1. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với hành vi của người dân về
vệ sinh môi trường .95
4.2.2. Yếu tố cộng đồng .99
4.2.3. Yếu tố nguồn lực với hành vi vệ sinh môi trường 100
4.2.4. Yếu tố văn hóa 102
4.3. Kết quả thử nghiệm mô hình truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh môi
trường cho người Dao tại một xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Thái Nguyên sau
18 tháng can thiệp 103
4.4. Một số điểm mới và điểm hạn chế của nghiên cứu 117
4.4. 1. Tính mới của nghiên cứu 117
4.4.2. Một số hạn chế của nghiên cứu 118
KẾT LUẬN 119
KIẾN NGHỊ 120
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC 136
1




ĐẶT VẤN ĐỀ

Vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở
phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm
vi toàn cầu bởi tầm quan trọng của nó với sức khỏe con người. Ở nhiều vùng
nông thôn, vệ sinh môi trường còn kém, chất thải của con người và gia súc chưa
được xử lý đúng cách và chưa đảm bảo hợp vệ sinh, tập quán dùng phân người
bón ruộng làm phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh đã ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe người dân, đây là một trong những nguyên nhân

gây dịch bệnh đường tiêu hóa cho cộng đồng như tả, lỵ, thương hàn…[1], [5], [6].
Miền núi phía Bắc nước ta là một địa bàn chiến lược rất quan trọng về kinh
tế, chính trị và quốc phòng, là khu vực sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc ít
người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam như Tày, Nùng, Thái, Mường,
Dao, Mông [54]. Trong chiến lược con người của Đảng ta, việc chăm lo sức
khoẻ cho nhân dân các dân tộc miền núi vừa là mục tiêu, vừa là chính sách động
lực để có một nguồn nhân lực mạnh khoẻ, có trí tuệ nhằm thực hiện việc xây
dựng các vùng trọng điểm chiến lược này. Thế nhưng hiện tại việc chăm sóc sức
khỏe ở một số vùng dân tộc thiểu số còn chưa tốt, tình hình vệ sinh môi trường ở
các cộng đồng dân tộc thiểu số còn nhiều nguy cơ ô nhiễm, tỷ lệ hộ gia đình có
nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh rất thấp [55], [80].
Người Dao là một trong số các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, lịch sử
người Dao ở nước ta đã hơn 300 năm. Người Dao sống chủ yếu ở vùng sâu vùng
xa khắp biên giới Việt Trung từ tỉnh Lai Châu, Điện Biên cho tới tỉnh Cao Bằng,
Hà Giang và Thái Nguyên. Điều kiện kinh tế văn hóa xã hội và vệ sinh môi
trường của người Dao còn nhiều khó khăn. Trong khi người dân ở các khu đô
thị, miền đồng bằng được sử dụng nước máy và nhà tiêu hợp vệ sinh thì người
Dao và các dân tộc thiểu số khác ở khu vực miền núi không có đủ nước sạch và
nhà tiêu để sử dụng. Kết quả điều tra của Cục Y tế dự phòng và môi trường năm
2




2010 về điều kiện vệ sinh môi trường của một số dân tộc thiểu số Việt Nam cho
thấy người Dao chủ yếu dùng nước suối đầu nguồn (57,6%) và giếng khơi
(18,3%), ngoài ra còn có 21,4% dùng các nguồn nước khác không thuộc các
nguồn nước sạch [26]. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ hộ gia đình người Dao có
nhà tiêu rất thấp (50,4%) và hầu hết không đảm bảo vệ sinh, tỷ lệ hộ có nhà tiêu
hợp vệ sinh chỉ 5,8%, những hộ gia đình người Dao không có nhà tiêu đều đi

ngoài ra vườn và rừng (85,5%) [26],[40]. Để giải quyết vấn đề vệ sinh môi
trường, đã có một số chương trình can thiệp được triển khai ở các địa phương,
song chưa bao phủ hết các xã đặc biệt khó khăn vì vậy điều kiện vệ sinh môi
trường có thể chưa được cải thiện. Vậy câu hỏi đặt ra là hành vi vệ sinh môi
trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn ở tỉnh Thái Nguyên hiện
nay ra sao? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi vệ sinh môi trường của
người Dao nơi đây? Từ đó có những giải pháp nào phù hợp để cải thiện hành vi
vệ sinh môi trường cho người Dao? Để trả lời các câu hỏi trên, nghiên cứu đề
tài:“Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt
khó khăn tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp” được tiến hành
với mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số
xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên năm 2011.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi vệ sinh môi trường của người
Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên năm 2011.
3. Đánh giá kết quả thử nghiệm mô hình truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh
môi trường cho người Dao tại xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.


3




Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao ở Việt Nam
1.1.1. Một số khái niệm về hành vi sức khỏe và các yếu tố liên quan
1.1.1.1. Khái niệm về hành vi sức khỏe
“Hành vi của con người là một tập hợp phức tạp của nhiều hành động,

mà những hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và
bên ngoài, chủ quan cũng như khách quan” [11], [98].
Hành vi luôn chịu tác động của các yếu tố bên trong như kiến thức, thái
độ, niềm tin, giá trị, kinh nghiệm của cá nhân về thực hành hành vi đó và các
yếu tố bên ngoài như pháp luật, qui định, gia đình, bạn bè, những người có uy
tín Hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần trở thành lối sống. Lối sống
còn chịu tác động của các yếu tố nhân chủng học, văn hóa, xã hội, tâm lý Lối
sống là tập hợp các hành vi, tạo nên cách sống của con người, bao gồm nhiều
vấn đề cụ thể như: Thực hành vệ sinh cá nhân, sử dụng các công trình vệ sinh
(CTVS), tập quán sinh hoạt của cá nhân, gia đình và cộng đồng, phong tục tập
quán… Mỗi hành vi là biểu hiện cụ thể ra bên ngoài và chịu tác động nhiều các
yếu tố cấu thành đó là kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) và niềm tin của con
người trong một sự việc hay hoàn cảnh nhất định nào đó [23], [83], [111], [115].
Hành vi sức khỏe là hành vi của con người có liên quan đến sức khỏe.
Hành vi, lối sống không lành mạnh là cách thực hành hoạt động có hại đến sức
khỏe. Vì vậy, để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật cần phải thay đổi
một số hành vi, lối sống có hại cho sức khỏe hay phong tục tập quán lạc hậu
[26], [27], [28], [89], [97].
Hành vi lối sống không lành mạnh là cách thực hành hoạt động có hại đến
sức khỏe, bao gồm nhiều vấn đề cụ thể như sử dụng nước suối, nước ao hồ,
phóng uế bừa bãi, uống nước lã Thực hành này qua nhiều thế hệ gọi là phong
4




tục tập quán. Phong tục tập quán và truyền thống là các hành vi được nhiều
người cùng chia sẻ trong cộng đồng, được thực hiện trong thời gian dài, truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhiều phong tục tập quán có thể trở thành niềm
tin trong các cộng đồng và thể hiện lối sống đặc trưng của từng dân tộc, ảnh

hưởng đến sức khoẻ [24], [110], [114], [116].
1.1.1.2. Các yếu tố liên quan đến hành vi sức khỏe
* Yếu tố bản thân: Với mỗi người chúng ta có thể có các suy nghĩ và tình
cảm khác nhau. Những suy nghĩ và tình cảm của chúng ta lại bắt nguồn từ các
hiểu biết, niềm tin, thái độ và quan niệm về giá trị. Đây chính là các yếu tố bên
trong của mỗi cá nhân. Chính các yếu tố như kiến thức, niềm tin, thái độ và
quan niệm về giá trị của mỗi cá nhân đã dẫn đến những quyết định của mỗi người
thực hành, hành vi này hay hành vi khác. Yếu tố thuộc về bản thân gồm có:
- Kiến thức: Kiến thức hay hiểu biết của mỗi người được tích lũy dần qua
quá trình học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. Mỗi người có thể thu
được kiến thức từ thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung
quanh, sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp. Kiến thức là một
trong các yếu tố quan trọng giúp con người có các suy nghĩ và tình cảm đúng đắn,
từ đó dẫn đến hành vi phù hợp trước mỗi sự việc. Kiến thức của mỗi người được
tích lũy trong suốt cuộc đời. Vai trò của ngành y tế và cán bộ y tế trong việc cung
cấp kiến thức cho người dân trong cộng đồng là rất quan trọng, thông qua việc
thực hiện nhiệm vụ truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK).
- Niềm tin: Niềm tin là sản phẩm xã hội của nhận thức cá nhân kết hợp với
các kinh nghiệm thu được của cá nhân cũng như của nhóm hay cộng đồng
trong cuộc sống. Mỗi một xã hội đều hình thành và xây dựng niềm tin về tất cả
các khía cạnh của đời sống xã hội. Hầu hết các niềm tin có nguồn gốc từ lâu
đời và vì thế xã hội thường chấp nhận và ít khi đặt câu hỏi về giá trị của niềm
tin. Niềm tin thường bắt nguồn từ ông bà, cha mẹ và từ những người mà chúng
5




ta kính trọng. Người ta thường chấp nhận niềm tin mà không cần cố gắng để
xác định niềm tin đó là đúng hay sai. Một người hình thành niềm tin do học tập

trong suốt cuộc sống và quan sát những người khác. Những niềm tin được hình
thành từ tuổi trẻ, hay từ những người được tin cậy thường rất khó thay đổi.
- Thái độ: Thái độ được coi là trạng thái chuẩn bị của cơ thể để đáp ứng
với những tình huống hay hoàn cảnh cụ thể. Thái độ cũng là cách nhìn nhận
của con người về các vấn đề trong đó có sức khoẻ. Thái độ phản ánh những
điều người ta thích hoặc không thích, mong muốn hay không mong muốn, tin
hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay ngăn cản Thái độ
thường bắt nguồn từ kiến thức, niềm tin và kinh nghiệm thu được trong cuộc
sống, đồng thời thái độ cũng chịu ảnh hưởng của những người xung quanh.
Thái độ rất quan trọng dẫn đến hành vi của mỗi người, do vậy khi xem xét một
thái độ chưa hợp lý nào đó đối với vấn đề bệnh tật, sức khỏe, cần phải tìm hiểu
rõ nguyên nhân của thái độ này, từ đó tìm phương pháp TT-GDSK hợp lý để
thuyết phục đối tượng thay đổi thái độ.
- Giá trị: Giá trị là các tiêu chuẩn có vai trò quan trọng tác động đến suy
nghĩ và tình cảm của con người. Một tiêu chuẩn nào đó được một người coi là
có giá trị với họ sẽ là động cơ thúc đẩy các hành động. Mỗi người, mỗi gia
đình, mỗi cộng đồng có thể có những quan niệm giá trị khác nhau. Các quan
niệm về giá trị thường trở thành động cơ thúc đẩy các hành vi liên quan đến
phấn đấu để đạt được những tiêu chuẩn giá trị mong muốn. Mỗi cá nhân có thể
có các tiêu chuẩn giá trị riêng của mình, nhưng thường thì giá trị là một phần
của đời sống văn hóa và được chia sẻ trong cộng đồng hay trong một đất nước.
Sức khỏe là một trong số các giá trị quan trọng của mỗi người. Trong TT-
GDSK chúng ta cần cố gắng làm cho mọi người hiểu được giá trị của cuộc
sống khỏe mạnh, giá trị của sức khỏe, từ đó động viên mọi người suy nghĩ về
giá trị của sức khỏe đối với cuộc sống và thực hiện những hành động thiết thực
để duy trì và phát triển sức khỏe [11], [19], [92], [94], [104].
6





* Tác động của những người xung quanh: Sống trong xã hội, mỗi người
đều có quan hệ và chịu ảnh hưởng của những người xung quanh. Tất cả chúng
ta đều chịu ảnh hưởng của những người khác trong mạng lưới quan hệ xã hội
phức tạp. Khi một ai đó được chúng ta coi là những người quan trọng thì chúng
ta thường dễ dàng nghe và làm theo những điều họ khuyên hoặc những việc họ
làm. Một số người muốn hành động nhưng những người khác lại có quan điểm
ngược lại. Những người nào có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi người hay của
cộng đồng sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh của cá nhân và cộng đồng cũng như nền
văn hóa cộng đồng. Người thực hiện TT-GDSK cần phát hiện những người có
vai trò tích cực, tạo ra các áp lực xã hội tốt cho tăng cường các hành vi có lợi
cho sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của những người cản trở thực hành hành vi
có lợi cho sức khỏe của đối tượng.
* Yếu tố nguồn lực: Để thực hành các hành vi nâng cao sức khỏe, phòng
chống bệnh tật cho người dân, cộng đồng hay cá nhân cần có các điều kiện nhất
định về nguồn lực. Nguồn lực cho thực hiện hành vi bao gồm các yếu tố như
thời gian, nhân lực, tiền, cơ sở vật chất trang thiết bị, thể chế, luật pháp Nhiều
cá nhân có đủ kiến thức, họ hiểu rất rõ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhưng vì
thiếu các điều kiện nguồn lực nên họ không thực hiện được hành vi mong
muốn. Tuy nhiên trong thực tế người TT-GDSK cần chú ý phát hiện giáo dục
một số đối tượng mặc dù họ có khả năng về nguồn lực nhưng lấy lý do thiếu
nguồn lực để từ chối hay trì hoãn thực hiện các hành vi sức khỏe lành mạnh.
* Yếu tố văn hóa: Văn hoá là tổng hợp của nhiều yếu tố bao gồm kiến
thức, niềm tin, phong tục tập quán, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và
tất cả những năng lực mà con người thu được trong cuộc sống. Văn hoá được
thể hiện trong cách sống hàng ngày của các thành viên xã hội hay văn hoá là
"cách sống". Hành vi của con người là biểu hiện của nền văn hoá và nền văn
hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của con người. Cán bộ y tế, cán bộ TT-
GDSK khi làm việc với một cộng đồng nào phải tìm hiểu văn hoá cộng đồng
7





đó, nghiên cứu kỹ nguyên nhân của các hành vi liên quan đến sức khỏe bệnh
tật. Điều này sẽ giúp cho cán bộ TT-GDSK có thể tìm ra các giải pháp can
thiệp TT-GDSK phù hợp với nền văn hoá cộng đồng [93], [95], [117], [119].
Nghiên cứu đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của con
người là cần thiết để tránh những thất bại khi thực hiện giáo dục sức khỏe. Khi
giáo dục sức khỏe cần phải xác định các hành vi sức khỏe nào là của cá nhân
kiểm soát và các hành vi nào do ảnh hưởng của cộng đồng.
1.1.2. Một số khái niệm về các công trình vệ sinh
1.1.2.1. Nước sạch
- Là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử
dụng làm nước ăn uống trực tiếp [4].
- Là nước có đủ 22 chỉ tiêu đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y
tế ban hành [4].
- Là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành phần
có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn uống sau
khi đun sôi [4].
1.1.2.2. Nhà tiêu hợp vệ sinh
Các loại nhà tiêu hợp vệ sinh theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT Ban
hành qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nhà tiêu - điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh
(QCVN 01:2011/BYT) của Bộ Y tế [17], bao gồm: Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại
chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại
dùng cho gia đình. Các loại nhà tiêu này được Bộ Y tế quy định là nhà tiêu hợp
vệ sinh về mặt kỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu sau:
- Quản lý được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp
xúc với người, động vật và côn trùng.
- Có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong phân (vi rút, vi

khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán) và không làm ô nhiễm môi trường xung quanh
[17], [31].
8




1.1.2.3. Chuồng gia súc, gia cầm
Chuồng chăn nuôi hợp vệ sinh: Là chuồng trại được xử lý chất thải chăn
nuôi hợp vệ sinh bao gồm các loại:
- Chuồng xây có mái che, nền cứng có độ nghiêng để thoát nước thải, có
hố ủ phân và bể tự hoại 3 ngăn để xử lý phân và nước thải.
- Chuồng trại áp dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ
gia đình hoặc trang trại.
- Chuồng trại áp dụng công nghệ biogas để xử lý chất thải chăn nuôi…
1.1.3. Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao
1.1.3.1. Hành vi sử dụng nguồn nước sạch ở người Dao
Sự hiểu biết của người Dao về tên các nguồn nước sạch còn thấp, tỷ lệ
người không biết bất cứ nguồn nào là nước sạch chiếm tới 33%, cao nhất trong
các dân tộc thiểu số (DTTS) được điều tra trong 20 tỉnh ở nước ta. Tỷ lệ người
biết nước suối đầu nguồn là nước sạch nhiều nhất (52,%), sau đến nước giếng
khơi (24,1%); các loại nguồn nước sạch còn lại, tỷ lệ người biết tên rất ít, chỉ
dưới 6% cho mỗi loại. Đáng chú ý là vẫn còn 1,7% số người cho rằng nước
sông, ao, hồ là sạch và 8,7% đưa ra các tên khác không phải là nước sạch. Cộng
đồng người Dao chủ yếu dùng nước suối đầu nguồn và giếng khơi, rất ít người
dùng nước máy, nước mưa và nước giếng khoan, do đó tỷ lệ người nói được
tên các nguồn nước sạch tập trung vào chính các nguồn nước họ thường dùng.
Đa số người Dao được hỏi (72%) không biết tên những loại bệnh tật có thể gây
ra bởi việc sử dụng nước không sạch. Bệnh tiêu chảy được nhiều người biết
nhất cũng chỉ chiếm 22,7%; các loại bệnh có thể gây ra do sử dụng nước không

sạch nhưng rất ít người biết như bệnh về mắt (3,6%), bệnh giun sán (4,4%),
bệnh ngoài da (3,8%) và bệnh phụ khoa (0,9%). Trong thực tế, tỷ lệ hộ gia đình
cho biết tên các nguồn nước họ đang sử dụng cũng tương tự với sự hiểu biết
của họ về nguồn nước sạch: cao nhất là 57,6% số hộ dùng nước suối đầu nguồn
9




và 18,3% số hộ dùng nước giếng khơi; số hộ dùng các nguồn nước khác rất ít
(0,7% số hộ dùng nước giếng khoan); không hộ nào dùng nước máy và nước
mưa. Tuy vậy 2,1% số hộ vẫn dùng nước sông, ao, hồ và 21,4% còn dùng các
nguồn nước khác không thuộc các nguồn nước sạch. Gần nửa số hộ người Dao
trong điều tra (49,7%) đã thừa nhận còn uống nước lã, tức nước chưa đun sôi.
Trong khi đó, 75,4% số hộ cho biết rằng họ không xử lý nước trước khi ăn
uống. Đây là một tỷ lệ khá cao, bên cạnh đó còn 4,8% số hộ không biết rằng
nước dùng cho ăn uống cần được xử lý nước trước khi dùng. Người Dao cũng
như hầu hết các dân tộc thiểu số khác đều không xử lý trước khi ăn uống bằng
các phương pháp có hóa chất, hoặc đánh phèn, họ chủ yếu chỉ dùng cách để
lắng (10,6%) hoặc lọc (9,1%) [27], [45], [48], [99].
1.1.3.2. Hành vi sử dụng nhà tiêu của người Dao
Người Dao kể tên các loại nhà tiêu hợp vệ sinh còn rất hạn chế. Giống
như ở các dân tộc thiểu số khác, đa số những người Dao được hỏi (73,2%)
không biết tên bất kỳ loại nhà tiêu hợp vệ sinh nào. Số người nêu được tên chủ
yếu là nhà tiêu tự hoại (20%) và nhà tiêu hai ngăn (10,8%); rất ít người nói
được tên nhà tiêu thấm dội nước (0,9%). Người Dao ít biết về tên các bệnh có
thể gây ra do sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh. Tỷ lệ người không biết bất
kỳ một bệnh nào chiếm tới 63,9% số người được hỏi, cao hơn so với một số
dân tộc như Tày, Thái, Mường, Nùng. Tỷ lệ người biết về tên bệnh nhiều nhất
là đối với bệnh tiêu chảy (28,7%), còn các bệnh khác đều ít, như bệnh giun

(5,5%), bệnh mắt (2,1%) Đa số người Dao (59,5%) trong số được phỏng vấn
đã không biết bất kỳ một cách nào để phòng bệnh tiêu chảy và bệnh giun.
Những cách phòng bệnh được nhiều người đưa ra là: vệ sinh nhà cửa (19,1%)
và không uống nước lã (19%), sau đến không ăn rau sống (10,9%) nhưng chỉ
có 6,2% số người được hỏi biết phải sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Có thể nói
rằng dân tộc Dao là một trong nhiều dân tộc thiểu số còn thiếu hiểu biết về sử
dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để phòng bệnh tiêu chảy và bệnh giun ở trẻ em. Đa
10




số người Dao được phỏng vấn (77,1%) không biết hậu quả của việc sử dụng
phân tươi. Trong những người biết hậu quả của việc sử dụng phân tươi, nhiều
nhất cho rằng đó là nguồn gieo rắc bệnh tật (16,8%), các ý kiến khác rất thấp,
ví dụ nhiễm bẩn nguồn nước chỉ chiếm 2,1% và nhiễm bẩn thực phẩm là 2,6%.
Do nhiều người không biết các hậu quả của việc dùng phân tươi nên dẫn đến
chỉ gần một nửa số người được hỏi biết rằng cần phải ủ phân trước khi sử dụng
(46%). Tuy nhiên, trong những người biết cần phải ủ phân lại chỉ có 21,99% trả
lời đúng thời gian cần ủ phân là trên 6 tháng, còn đa số (61,7%) đã trả lời sai
thời gian cần ủ phân; đáng chú ý là còn 16,4% số người không biết cần ủ trong
mấy tháng. Trong những hộ chưa có nhà tiêu và có nhà tiêu nhưng không hợp
vệ sinh, 38,7% có ý định sẽ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; đồng thời hầu hết
những hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh rồi nhưng chưa đạt tiêu chuẩn về xây dựng
cũng có dự định xây dựng lại nhà tiêu (92,9%). Họ chủ yếu muốn xây nhà tiêu
hai ngăn (25,4%), các loại khác rất ít người đề cập. Tuy nhiên, còn 31% số
người có ý định xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đã đưa ra các loại nhà tiêu
không có trong danh mục nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế và
39,9% không biết sẽ xây loại nhà tiêu hợp vệ sinh nào. Lý do giải thích cho
việc không có dự định xây dựng nhà tiêu của người Dao cũng giống như các

dân tộc thiểu số khác chủ yếu là "không có tiền" (76,9%); một số "không cần"
(21,3%) và "không thích" (1,2%). Vì vậy, nếu được Nhà nước cho vay tiền
không phải chịu lãi, thì 80% số người được hỏi sẽ xây dựng nhà tiêu hợp vệ
sinh; đa số những hộ chưa có nhà tiêu và có rồi nhưng chưa hợp vệ sinh
(79,7%) cũng muốn xây nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong thực tế, tỷ lệ hộ gia đình
người Dao có nhà tiêu chiếm 50,4% số hộ được điều tra, trong đó tỷ lệ hộ có
nhà tiêu hợp vệ sinh rất thấp, chỉ 5,8%. Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh và đạt tiêu
chuẩn về xây dựng rất thấp, hoặc đạt tiêu chuẩn về bảo quản và sử dụng, hoặc
đạt tiêu chuẩn về bảo quản, sử dụng và xây dựng còn thấp hơn nữa, tương ứng
là các tỷ lệ 1%, 0,2% và 0,2%. Trong những hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, chỉ
11




5,1% là nhà tiêu hai ngăn, 0,3% là nhà tiêu tự hoại, 0,3% là nhà tiêu thấm dội
nước. Trong đó tỷ lệ đạt tiêu chuẩn về xây dựng nhà tiêu hai ngăn ở người Dao
còn rất thấp, chỉ chiếm 0,7% trong tổng số hộ được điều tra. Nhìn chung chỉ có
loại nhà tiêu thấm dội nước là đảm bảo đạt tiêu chuẩn xây dựng, đạt tiêu chuẩn
về bảo quản và sử dụng hợp lý. Gần một nửa số hộ người Dao được điều tra
(44,6%) đang sử dụng các loại nhà tiêu không hợp vệ sinh và gần một nửa số
còn lại không có nhà tiêu. Những hộ gia đình người Dao không có nhà tiêu đều
đi vệ sinh ra vườn và rừng (85,5%), rất ít người đi nhờ nhà người khác (4,5%)
hoặc đi vào chuồng gia súc (10%), [26], [31].
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thắng [65] về VSMT ở người Dao - Hợp
Tiến (Thái Nguyên) cho thấy kiến thức thái độ thực hành của người Dao ở khu
vực này về vấn đề VSMT còn chưa tốt thể hiện tỷ lệ người dân có kiến thức,
thái độ, thực hành đạt về VSMT còn thấp như: Kiến thức đạt 19,13%; Thái độ
đạt 15,85.8%; Thực hành đạt 10,93%. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức thái
độ thực hành về vấn đề VSMT của người Dao - Hợp Tiến là yếu tố kinh tế,

tuổi, giới và trình độ học vấn. Một số nghiên cứu khác về người Dao cũng thu
được kết quả tương tự [27], [42], [60].
Tóm lại: Nhìn chung hành vi VSMT sống của người dân tộc thiểu số các
tỉnh miền núi phía bắc còn chưa tốt, nhất là người Dao. Qua đó chúng ta thấy
đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đó
là hành vi về VSMT, nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh còn kém. Đặc biệt thái độ
về vai trò và tác hại của nguồn nước, nhà tiêu không hợp vệ sinh liên quan đến
sức khoẻ và bệnh tật của con người. Đây cũng là vấn đề quan trọng mà ngành y
tế cần phải quan tâm đặc biệt, cần có những giải pháp can thiệp thích hợp cho
miền núi để cải thiện hành vi VSMT, góp phần thực hiện có hiệu quả nội dung
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người DTTS ở miền núi. Tình trạng này cũng
tương tự như một số nước đang phát triển trong khu vực [86], [88], [119].
12




1.2. Phong tục tập quán ảnh hưởng đến sức khỏe, vệ sinh môi trường của
người Dao
1.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của người Dao
Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở người Dao (các tên gọi khác: Mán,
Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc
Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu…). Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không
đông nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao
Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang, ) đến một số tỉnh
trung du như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển
Quảng Ninh (người Dao Thanh Y). Ngoài ra, người Dao còn chia ra thành
nhiều nhóm khác nhau, với những nét riêng về phong tục tập quán mà biểu hiện
rõ rệt nhất là trên trang phục của họ như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh
Y, Dao Áo Dài, Dao Quần Trắng Mặc dù họ có nhiều nhóm người khác nhau

như vậy nhưng ngôn ngữ của họ là thống nhất để đảm bảo mối quan hệ gắn kết
giữa các cộng đồng người Dao với nhau [72]. Tiếng Dao thuộc ngữ hệ Mông -
Dao và người Dao ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Quá trình di cư
vào Việt Nam phức tạp, kéo dài từ thế kỷ thứ XIII cho đến những năm 40 của
thế kỷ XX 27, [81].
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Dao ở Việt Nam có
dân số 751.067 người, chiếm 0,87% dân số cả nước, đứng hàng thứ 9 nhóm dân
tộc cư trú tại 61 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố, đông thứ 2 trong các nước có
người Dao trên thế giới. Người Dao cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang
(109.708 người, chiếm 15,1% dân số toàn tỉnh và 14,6% tổng số người Dao tại
Việt Nam), Tuyên Quang (90.618 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và
12,1% tổng số người Dao tại Việt Nam), Lào Cai (88.379 người, chiếm 14,4%
dân số toàn tỉnh và 11,8% tổng số người Dao tại Việt Nam), Yên Bái (83.888
người, chiếm 11,3% dân số toàn tỉnh và 11,2% tổng số người Dao tại Việt
Nam), Thái Nguyên (25.360 người, chiếm 2,3% dân số toàn tỉnh và 3,4% tổng
số người Dao tại Việt Nam), Quảng Ninh (59.156 người, chiếm 5,2% dân số
toàn tỉnh), Bắc Kạn (51.801 người, chiếm 17,6% dân số toàn tỉnh), Cao Bằng
13




(51.124 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh), Lai Châu (48.745 người, chiếm
13,2% dân số toàn tỉnh), Lạng Sơn (25.666 người)… [27], [72]. Người Dao
thường sống xen kẽ và biết tiếng nói của các dân tộc cùng địa phương và giữ
gìn bản sắc dân tộc mình. Họ thường sống nơi thung lũng, đồi thấp hoặc quanh
chân núi, dọc khe suối, nơi đầu nguồn nước. Họ sống thành từng cụm, từng bản
nhỏ riêng và tụ tập xung quanh người có thần quyền. Có 2 loại hình xóm bản
người Dao:
- Xóm bản cư trú phân tán: Với những nhóm người Dao du canh, du cư,

thường chỉ 5 - 7 hộ. Kiểu xóm bản này cản trở trong phong trào tổ chức sản
xuất, xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa và chăm sóc sức khỏe.
- Xóm bản cư trú tập trung: Thường ở những nơi đã định canh - định cư
hoặc du canh - định cư. Mỗi xóm bản có khoảng 20 - 30 hộ liền kề với nhau.
Kiểu xóm bản này thuận lợi cho lối làm ăn tập thể, nhưng khó bảo đảm vệ sinh
chung, dễ mắc dịch bệnh, hạn chế việc chăn nuôi gia súc và trồng rau màu [27].
Do người Dao di cư vào Việt Nam trong một thời gian kéo dài, sống phân tán,
du canh, du cư, nên quá trình hình thành tộc người rất chậm, các nhóm người
Dao đều mang những nét văn hóa địa phương nhất định. Họ được mang những
tên gọi khác nhau theo đặc điểm sắc phục, tên địa phương cư trú ban đầu, thậm
chí mang hàm ý miệt thị. Do đó, người Dao được chia thành nhiều nhóm, nhưng
họ vẫn luôn nhận rõ mối quan hệ với nhau về nguồn gốc, số phận lịch sử và duy
trì được ngôn ngữ chung. Các nhóm người Dao có tương đồng về phong tục, tập
quán, các hình thái kinh tế, tín ngưỡng. Ngày nay, nhờ sự giao lưu rộng rãi, nên
đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc Dao ở Việt Nam đã có nhiều thay
đổi Việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá của người dân tộc Dao có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống dân cư nông thôn khu vực miền núi
phía Bắc 27, [78].
1.2.2. M
ột số tập quán của người Dao có liên quan đến vệ sinh môi trường

- Tập quán canh tác, định canh, định cư: Theo nghiên cứu của Bế Viết
Đằng, trước đây canh tác nương rẫy, du canh với cây ngô và lúa nương đã trở
thành tập quán của dân tộc Dao nên họ thu nhập rất thấp. Cuộc sống của

×