1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản của huyện Võ Nhai
1.1.1. Điều tra tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Võ Nhai là một huyện vùng cao, nằm ở phía Đông của tỉnh Thái Nguyên,
cách trung tâm thành phố 37 km, có đường quốc lộ 1B chạy qua. Địa giới
hành chính gồm 14 xã và 01 thị trấn, trong đó có 11 xã vùng cao đặc biệt khó
khăn, toàn huyện có 172 xóm bản:
- Phía Bắc giáp huyện Na Rì (Bắc Kạn).
- Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn).
- Phía Nam giáp huyện Yên Thế (Bắc Giang).
- Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ và Phú Lương (Thái Nguyên).
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu thủy văn
Là một huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm không đồng
nhất do địa hình phức tạp nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 - 27
o
c, nhiệt độ
cao nhất vào tháng 6 lên đến 33
0
C và hấp nhất vào tháng 1 là 10
0
c, lượng mưa
hàng năm khá cao từ 1500 - 2000mm, song lại có sự phân bố khác nhau giữa các
vùng, thời gian mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, độ ẩm không
khí trung bình khoảng 85%, vào các tháng 12, tháng 1, tháng 2 năm có các hiện
tượng rét đậm, rét hại, sương muối. Trong năm chia thành 4 mùa rõ rệt.
1.1.1.3. Cơ sở hạ tầng
- Về giao thông: Nhìn chung về giao thông của huyện Võ Nhai cũng
thuận lợi có đường Quốc lộ 1B chạy qua, các xã đã có đường ô tô đi đến trung
tâm xã nhưng chủ yếu là đường cấp phối. Hiện nay đang dần được nâng cấp
và dần trải nhựa, bê tông hoá. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho giao lưu
kinh tế giữa các vùng
- Về thuỷ lợi: Trong sản xuất nông nghiệp thuỷ lợi đóng vai trò rất quan
trọng, vì vậy huyện luôn coi trọng công tác thuỷ lợi và coi đây là nhiệm vụ
hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, cùng với nhân dân địa phương huyện đã
xây dựng được một số công trình thuỷ lợi lớn, xây dựng mới được 1 trạm bơm
tại xã Cúc Đường, xây dựng đập chứa tại xã Nghinh Tường, kiên cố kênh đập
suối Bùn xã Tràng Xá, sửa chữa kệnh đập hồ Quán Chẽ xã Dân Tiến, sửa chữa
2
nâng cấp hồ Cây Hồng xã Lâu Thượng và 47,9km kênh mương được kiên cố
hoá, 19 trạm bơm được xây dựng. Đến nay đã có trên 3000ha lúa và cây màu
được tưới nước chủ động.
- Điện lưới, điện thoại: Trên địa bàn huyện hiện có 100% số xã, thị trấn
đã có điện lưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và cho đời sống, tỷ lệ số hộ
dùng điện lưới quốc gia đạt trên 90%. Theo số liệu thống kê của phòng thống
kê huyện trên địa bàn huyện Võ Nhai 100% các xã thị trấn đều có điện thoại.
- Về giáo dục: Huyện luôn quan tâm và coi trọng phát triển công tác
giáo dục, tăng cường đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo củng cố vững
chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. Tính đến năm 2008 trên
toàn huyện có 46 trường với 544 lớp học với 1.264 giáo viên và 12.181học
sinh. Đồng thời cơ sở day nghề của huyện đang từng bước được hoàn thiện và
đa dạng hoá các hình thức đào tạo và chú trọng những nghề phục vụ cho công
cuộc công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn.
- Về Y tế: Hệ thống y tế của huyện hiện nay đang dần được củng cố
đầu tư cơ sở vật kỹ thuật để phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của
người dân. Trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa, 100% các xã thị trấn
có trạm y tế. Cơ sở y tế ngày càng được hoàn thiện nâng cấp và đảm bảo nhu
cấu khám chữa bệnh của nhân dân.
* Tóm lại cơ sở hạ tầng phát triển nhằm phục vụ cho toàn ngành kinh tế
của huyện nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng và từ đó từng bước nâng
cao đời sống nhân dân.
1.1.2. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Võ Nhai
Đất là nhân tố không thể thiếu trong quá trình CNH-HĐH nền kinh tế
của huyện, đất gắn liền với quá trình phát triển công nghiệp và dịch vụ, phát
triển các khu công nghiệp và hệ thống giao thông vận tải. Đất đai không chỉ là
môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, vật
nuôi. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào nhóm nhân tố
điều kiện tự nhiên bao gồm: Điều kiện đất đai, thời tiết, khi hậu, nguồn nước,
rừng, khoáng sản,… Tuy nhiên, khác với các tư liệu sản xuất khác, nếu được
sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của nó không ngừng tăng lên. Do vậy, việc sử
dụng và quản lý tốt yếu tố đất đai sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định
kinh tế và chính trị xã hội. Để nắm rõ hơn sự biến đổi đó, ta có thể nghiên cứu
trong bảng 1.1.
10
Bảng 1.1: Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn qua 3 năm 2007-2009
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tốc độ phát triển (%)
DT
(ha)
CC
(%)
DT
(ha)
CC
(%)
DT
(ha)
CC
(%)
2008/
2007
2009/
2008
BQ
07-09
Tổng DT tự nhiên
84.510,41
100
84.510,41
100
84.010,44
100
100
99,41
99,71
I.Đất NN
7.723,64
9,14
9.378,65
11,1
9.370,83
11,15
121,43
99,92
110,68
1. Đất trồng cây hàng năm
6.877,14
8,14
7.813,6
9,25
7.806,57
9,3
113,62
99,91
106,77
2. Đất trồng cây lâu năm
846,5
1
1.565,05
1,85
1.564,26
1,86
184,88
99,95
142,42
II. Đất Lâm nghiệp
(DT đất rừng)
50.712,701
60,.1
51.003,48
60,35
51.234,12
61
100,57
100,45
100,51
III.Đất chuyên dùng
631,82
0,75
689,31
0,82
699,289
0,83
109,1
101,45
105,28
IV. Đất thổ cư
615,9
0,73
619,68
0,73
619,9
0,74
100,61
100,04
100,33
V.Đất chưa sử dụng
24.826,35
29,38
22.819,29
27
22.086,30
26,29
91,92
96,79
94,36
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Võ Nhai)
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Võ Nhai là: 84.010,44ha (năm
2009) Trong đó bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng,
đất thổ cư, đất chưa sử dụng núi đá vôi.
- Qua biểu ta thấy rõ diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất
và tốc độ tăng bình quân 5%, một phần do các dự án hỗ trợ, một phần người
dân tự trồng tiếp những diện tích rừng chưa sử dụng vì họ đã thấy hiệu quả từ
kinh tế đồi rừng.
- Diện tích đất nông nghiệp: Năm 2007: 7.723,64ha năm 2008:
9.378,65 ha, năm 2009: 9.370,83 ha. Bình quân 3 năm tăng 10%. Điều này
đòi hỏi huyện cần phải cải tạo, thâm canh tăng vụ để tăng hệ số sử dụng đất.
Trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ trọng cao nhất trong diện tích đất
nông nghiệp. Qua đây ta cũng thấy được người dân đã mạnh dạn áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ theo hướng tăng mùa
sớm để mở rộng diện tích cây vụ đông. Diện tích trồng cây lâu năm cũng tăng
nhanh 2007: 846,5ha đến năm 2008 tăng lên 1.564ha, năm 2009 lại giảm nhẹ
phần lớn diện tích này là nhân dân trồng chè và cây ăn quả nhưng do một số
diện tích cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế thấp nên họ đã thay đổi bằng
trồng chè cành giống mới và một số cây đặc sản cho thu nhập cao hơn.
11
- Diện tích đất chưa sử dụng giảm đi rõ rệt bình quân mỗi năm giảm 4-
6% nguyên nhân là do đảng và nhà nước đã dành vốn đầu tư cho các chương
trình, dự án, thúc đẩy và khuyến khích các hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
1.1.2.1. Dân số và lao động huyện Võ Nhai
Huyện Võ nhai có diện tích đất tự nhiên là 84.010ha, dân số trung bình
là:65.194 người, mật độ dân số là 77người/km
2
, số xóm bản là 172. Trong đó
huyện có một thị trấn là thị trấn Đình Cả, diện tích: 1.015,66ha, dân số trung
bình là 354người/km
2
, phần lớn các hộ dân trong huyện đều tham gia sản xuất
nông nghiệp, dân cư sống chủ yếu là ở vùng nông thôn, theo điều tra dân số
năm 2009 mật độ dân số là: 77người/km
2
, dân số của huyện tăng chậm, phân
loại theo giới tính năm 2007, nam là:31.911, nữ là:31.898. Năm 2008: Nam
là: 32.194, nữ là: 32.301, năm 2009: Nam là:32.593, nữ là:32.601. Sau khi có
nhiều chương trình, dự án được triển khai ở huyện, ngoài những cơ sở thuộc
quản lý của huyện thì một số nông dân mạnh dạn tham gia sản xuất và đã đạt
hiệu quả cao, mở rộng khu vực sản xuất và thu hút được nhiều lao động tham
gia, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đang có xu hướng giảm. Vì áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đã giảm được sự hao phí lao động,
lao động đã chuyển sang một lĩnh vực khác như công nghiệp và dịch vụ.
Bảng 1.2: Tình hình dân cư và lao động
của huyện qua 3 năm năm 2007 - 2009
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
SL
CC
(%)
SL
CC
(%)
SL
CC
(%)
I.Tổng số nhân khẩu
Người
63.377
63.668
63.980
Nhân khẩu NN
Người
51.652
50.298
49.904
Nhân khẩu PNN
Người
11.725
13.370
14.076
II.Tổng số hộ
Hộ
15.140
100
15.351
100
15.663
100
Hộ NN
Hộ
12.339
81,5
12.127
79
12.217
78
Hộ phi NN
Hộ
2.801
18,5
3.224
21
3.446
22
III.Tổng số LĐ
Người
31.371
100
31.706
100
31.975
100
Lao động NN
Người
25.096
80
25.074
79
25.100
78,5
LĐ PNN
Người
6.302
20
6.632
21
6.875
21.5
IV.Các chỉ tiêu phân tích
BQ nhân khẩu/hộ
NK/hộ
4,19
4,15
4,08
BQ nhân khẩu NN/hộ
NK/hộ
3,41
3,28
3,19
BQlao động NN/hộ NN
LĐ/hộ
1,66
1,63
1,6
12
Qua 3 năm, tỷ lệ lao động nông nghiệp không giảm mà có chiều hướng
tăng trong tổng số lao động. Số nhân khẩu nông nghiệp và số lao động nông
nghiệp tuy vẫn tăng nhưng chậm. Tốc độ phát triển của nhân khẩu nông
nghiệp năm 2007 là 0,9% đến năm 2009 là 1,01%. Tốc độ tăng dân số ở mức
trung bình. Lao động nông nghiệp đã có xu hướng chuyển sang các ngành
khác, phù hợp với quá trình phát triển theo hướng CNH-HĐH và phát triển
bền vững nông nghiệp nông thôn.
1.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Võ Nhai qua 3 năm
Cơ cấu các ngành của huyện Võ Nhai đã có xu hướng tăng phù hợp với
mục tiêu phát triển của đất nước theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước là tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành
nông nghiệp.
Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Võ Nhai qua 3 năm (2007 - 2009)
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
1. Giá trị SX nông, lâm, ngư nghiệp
Giá hiện hành
1.1. Nông nghiệp
Triệu đồng
312.705
403.352
429.569
- Trồng trọt
Triệu đồng
200.380
258.548
270.628
- Chăn nuôi
Triệu đồng
93.809
120.602
128.870
1.2.Thuỷ sản
Triệu đồng
3.870
3.400
3.536
1.3.Lâm nghiệp
Triệu đồng
15.175
16.113
17.805
2. Số trang trại, HTX hiện có trên địa
bàn tính đến thời điểm 1/10 hàng năm
2.1. HTX nông nghiệp
HTX
5
5
5
2.2. Trang trại: Trong đó:
Trang trại
- Trang trại nông nghiệp
Trang trại
10
10
12
- Trang trại lâm nghiệp
Trang trại
8
8
7
- Trang trại chăn nuôi
Trang trại
9
9
6
- Trang trại tổng hợp
Trang trại
11
3. Giá trị sản phẩm trồng trọt/1ha đất
Triệu đồng
23,62
33
38
4. Chỉ tiêu bình quân
Sản lượng lương thực có hạt BQ/người
kg/người
600
648
650
(Nguồn phòng NN và PTNT huyện Võ Nhai)
13
Qua 3 năm, từ 2007 - 2009 giá trị sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông
nghiệp đều tăng lên. Thu ngân sách năm 2008 tăng: 1,299%, năm 2009 tăng
1,065%. Trong nông lâm nghiệp tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm từ 63 - 64%,
ngành chăn nuôi 29 - 30%, ngành lâm nghiệp 4 - 5%, ngành thuỷ sản chiếm 1
- 1,5%, sản lượng lương thực có hạt bình quân trên người năm 2007 là
600kg/người/năm đã tăng lên 650 năm 2009, con số này so với khác vùng
khác có thể còn thấp nhưng phần nào đã thấy sự nỗ lực của các ban ngành
trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong thời gian qua, với
đa số dân số làm nông nghiệp. Nhìn chung sự tăng trưởng của huyện Võ Nhai
trong thời gian qua là tương xứng với tiềm năng của huyện, cơ cấu ngành
kinh tế của huyện có sự thay đổi, nhiệm vụ của huyện vừa phải đạt được
những mục tiêu ngắn hạn, lâu dài mà huyện đã đạt ra, đồng thời tích cực
nghiên cứu và tìm ra phương pháp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu, dịch
chuyển lao động sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Giá trị sản xuất nông nghiệp: Giá trị và cơ cấu các ngành có sự biến
đổi, điều này thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành phù hợp với mục
tiêu giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong phát triển
nông nghiệp.
Bảng 1.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Võ Nhai
3 năm (2007-2009)
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tốc độ phát triển
(%)
GT
(Triệu đ)
CC
(%)
GT
(Triệu đ)
CC
(%)
GT
(Triệu đ)
CC
(%)
2008/
2007
2009/
2008
BQ
Tổng giá trị SX
212.321
100
271.331
100
403.352
100
1,278
1,487
1,38
1.Trồng trọt
129.514
61
184.468
64,07
290.171
71,94
1,42
1,57
1,5
2. Chăn nuôi
70.628
26
77.357
30
101.215
25,09
1,1
1,31
1,21
3.Dịch vụ
12.179
5,74
9.514
5,93
11.966
2,97
0,78
1,26
1,02
14
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành tăng đều qua 3
năm. Năm 2007: 212.321 triệu đồng, năm 2008: 271.331 triệu đồng, đến năm
2009 tăng lên: 403.352 triệu đồng, bình quân tăng 38% /năm. Ngành trồng
trọt tăng bính quân trong 3 năm là 50%/năm. Ngành chăn nuôi tăng bình quân
21%. Dịch vụ tăng nhẹ khoảng 2%.
1.1.3. Nhận xét chung
1.1.3.1.Thuận lợi
- Về vị trí: Huyện có đường quốc lộ 1B chạy qua, Trung tâm huyện
cách trung tâm thành phố Thái Nguyên không xa do vậy Võ Nhai cũng có rất
nhiều triển vọng về giao lưu hàng hoá nông sản trong và ngoài tỉnh.
- Về chính sách: Đảng và nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ cho
người dân, có sự chỉ đạo, sát sao của các sở, ban ngành các cấp trong việc
triển khai dự án tại cơ sở
- Về tổ chức bộ máy của trạm thú y:
+ Đội ngũ cán bộ thú y có trình độ chuyên môn, bám sát và nắm bắt địa
bàn tương đối tốt.
+ Cán bộ thú y thường xuyên có mặt ở cơ sở để chỉ đạo sản xuất ,
chuyển giao khoa học kỹ thuật và hướng dẫn cho người dân nắm bắt và vận
dụng vào sản xuất có hiệu quả.
1.1.3.2. Khó khăn
- Do địa hình phức tạp nhiều đồi núi đá vôi, công tác quản lý rừng chưa
được chặt chẽ nên hiện tượng chặt phá rừng, rừng đầu nguồn vẫn còn sảy ra
dẫn đến hiện tượng sói mòn, rửa trôi đất ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất.
- Do sự khác nhau về phân bổ dân cư nên một số xã cách xa trung tâm
huyện, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán canh tác lạc hậu nên hạn chế
trong việc tiếp thu tiến bộ KHKT.
- Cơ sở hạ tầng còn thấp kém chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản
xuất và phục vụ đời sống của người dân. Đặc biệt là công tác thuỷ lợi gặp
nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên bất thường gây ảnh hưởng đến sản xuất.
- Cán bộ thú y và cán bộ quản lý còn thiếu một số kỹ năng và phương
tiện truyền đạt thông tin đến người dân.
15
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
* Công tác chăn nuôi.
Tham gia vệ sinh phòng bệnh như phun thuốc sát trùng,vận động bà
con nông dân vệ sinh khu chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ : phân của gia súc của
ngày nào thì dọn của ngày dó tránh để mấy ngày mới dọn,…
Tham gia công tác thú y: Cùng cán bộ thú y xã đến các thôn xóm để
tiêm phòng chống dịch bệnh,… khám chữa bệnh cùng thú y xã.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Tuân thủ nội quy của nhà trường, của khoa, cơ sở và thầy cô giáo
hướng dẫn. Bám sát cơ sở trong thời gian thực tập, tham khảo tài liệu chuyên
môn, tham gia tích cực công tác phục vụ sản xuất tại cơ sở thực tập.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
* Công tác phòng bệnh
Tiêm phòng là một việc đặt ra đầu tiên nó có tầm quan trọng ngăn
ngừa dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, là khâu quyết định đến số lượng đàn
gia súc. Bởi vậy, nếu tiêm phòng không được triệt để và thường xuyên thì
dịch bệnh sẽ liên tiếp xảy ra. Với phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh"
để giảm thiệt hại cho đàn gia súc chết hàng loạt những bệnh thường xuyên
xảy ra như: lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả lợn, mà chúng ta
không thể cứu vãn được, khi đó nó sẽ gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của người dân.
Nếu có dập tắt được thì mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong đất, nó có thể phát
bệnh bất cứ lúc nào, vì vậy công tác tiêm phòng là rất quan trọng. Hơn nữa
tiêm phòng thường xuyên và định kỳ giúp hạn chế được những dịch bệnh
thường xuyên xảy ra trong năm và tăng thêm thu nhập cho người dân và sản
phẩm xuất khẩu.
Xuất phát từ lợi ích kinh tế lớn của việc tiêm phòng và đây cũng là yêu
cầu của người dân để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm. Qua điều tra tình hình dịch
bệnh, cùng với sự hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở, chúng tôi tham gia vào
16
việc tiêm phòng đợt 2 vào năm 2011 với các loại vacxin: vacxin tụ dấu lợn,
vacxin tụ huyết trùng trâu, bò, phòng bệnh dịch tả lợn, Newcastle gà.
Chúng tôi đã cố gắng tuyên truyền vận động, mà kết quả đạt được vẫn
chưa cao. Tỷ lệ đạt được so với tổng đàn còn thấp.
Kết quả tiêm phòng sau khi tiêm an toàn 100%.
1.2.3.2. Công tác thú y
Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh:
Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh là một nhiệm vụ bao trùm nhất
trong công tác thú y. Vì vậy việc phát hiện và điều trị kịp thời những gia súc
ốm là một khâu quan trọng nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh ra vùng khác,
giúp con vật phục hồi sức khỏe nhanh chóng và giảm thiệt hại do bệnh gây ra.
Đồng thời nó có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái.
Với kiến thức đã học được trong nhà trường và học hỏi kinh nghiệm
thực tế, trong thời gian thực tập cùng với sự giúp đỡ của cán bộ thú y cơ sở tôi
đã chẩn đoán và điều trị một số bệnh sau:
* Bệnh ở lợn
- Bệnh tụ huyết trùng ở lợn
Nguyên nhân: Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm của lợn do loài Pasteurella multocida gây ra. Vi khuẩn gram (-), loài này
tồn tại trong tự nhiên ở phân, đất. Bệnh này thường xảy ra ở lợn trên 3 tháng
tuổi, bệnh xuất hiện đầu mùa mưa, suốt mùa hè.
Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã gặp 4 con lợn có triệu chứng bỏ
ăn đột ngột, sốt cao 41 - 42
0
C, con vật khó thở, trên da xuất hiện vết tím đỏ ở
cổ, tai, bụng. Qua các triệu chứng trên chúng tôi chẩn đoán là bệnh tụ huyết
trùng và tiến hành điều trị như sau:
Tiêm dung dịch Analgin 30% để hạ sốt cho con vật.
Tiêm vitamin B
1
với liều 5ml/con để trợ sức, trợ lực cho con vật nhanh
hồi phục, tiêm kết hợp hai loại kháng sinh streptomycin và penicillin với liều
lượng sau:
Streptomycin: 50 mg/kg thể trọng.
Penicillin: 10.000 UI - 20.000 UI/kg thể trọng.
17
Tiêm bắp ngày 2 lần, liên tục trong 3 - 4 ngày thấy con vật bắt đầu hồi
phục trở lại.
- Bệnh lợn con ỉa phân trắng (Conlibacillosis)
Triệu chứng của lợn khi mắc bệnh thường là: lợn yếu, chậm chạp, thân
nhiệt tăng. Bệnh thường hay gặp ở lợn con từ 10 - 20 ngày tuổi. Lợn ốm khát
nước, phân lỏng, có màu trắng vàng lẫn bọt khí, mất nước, gầy sút cân nhanh
nếu không điều trị kịp thời lợn sẽ chết.
Chúng tôi dùng các loại kháng sinh như Chloramophenicol 2ml/con,
tiêm ngày 2 lần đồng thời tiêm vitamin B
1
2,5%, Bcomplex liều 2
5ml/lần/ngày. Kết quả điều trị 12 con khỏi 11 con.
- Bệnh giun tròn đường tiêu hóa
Bệnh giun tròn điều tiêu hóa rất phổ biến đặc biệt là loài giun đũa
và giun lươn. Chúng tôi đã gặp một số con lợn có biểu hiện, gầy còm,
lông sù, gầy gộc, chậm lớn, Những con nhiễm nhẹ thì triệu chứng không
biểu hiện rõ.
Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi
Fullerborn qua kiểm tra những con có triệu chứng trên đều nhiễm giun.
Điều trị: Dùng 2 loại thuốc Levamisol hoặc Menbendazol trộn vào thức
ăn sau 2 tuần tiến hành kiểm tra phân đều đã sạch trứng, lợn trở lại bình
thường, ăn uống tốt.
* Bệnh ở trâu bò
- Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò
Trong thời gian thực tập tại cơ sở chúng tôi đã gặp một trường hợp con
bệnh có triệu chứng sốt cao 41 - 42
0
C, niêm mạc mắt mũi, nước dãi chảy
nhiều, gia súc khó thở, thở nhanh.
Với những triệu chứng trên chúng tôi chẩn đoán gia súc đó mắc bệnh tụ
huyết trùng và tiến hành điều trị như sau:
Tiêm: Analgin - 30% để hạ sốt cho con vật.
Tiêm Gentamycin liều 6 - 8 ml/100kg thể trọng/lần. Phối hợp tiêm
Penicilin liều 10.000 - 20.000 UI/kg thể trọng tiêm bắp ngày 2 lần và tiêm
thuốc trợ sức trợ lực cho con vật như: vitamin B
1
2,5%, vitamin C. 5 - 10
ml/lần/ngày. Sau 3 - 5 ngày điều trị thấy con vật hồi phục trở lại.
18
* Bệnh ở gia cầm
- Bệnh cầu trùng gà
Nguyên nhân: Do loại kí sinh trùng đơn bào Eimeria gây ra, bệnh lây
lan nhanh từ con ốm sang con khỏe.
Triệu chứng: gà ủ rũ, kém ăn, gầy sút nhanh, mào tái, chân lạnh, phân
màu nâu có thể lẫn máu tươi hoặc máu đen, thường chết sau 2 - 3 ngày. Bệnh
có thể kéo dài 2 tuần lễ. Bệnh thường gặp ở 2 dạng cầu trùng manh tràng và
cầu trùng ruột non.
Điều trị: Qua các triệu chứng trên chúng tôi chẩn đoán gà mắc bệnh cầu
trùng và đã tiến hành điều trị như sau:
Dùng Rigecocine 1g pha 4 - 6 lít nước hoặc trộn 1g với 2 kg thức ăn
dùng liên tục 3 - 5 - 7 ngày.
- Bệnh Newcastle
Bệnh rất hay xảy ra, gà chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn. Trong thời
gian thực thập chúng tôi đã hướng dẫn bà con cách phòng bệnh vệ sinh sát
trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống phải sạch sẽ. Những gà ốm hoặc gà
nghi mắc bệnh phải cách ly.
Hướng dẫn bà con tiêm phòng vacxin lasota vào lúc gà được 7 - 28
ngày tuổi. Nếu nuôi quá 2 tháng tuổi tiêm vacxin Newcastle, gà bệnh phải hủy
xác chôn sâu, sát trùng chuồng trại sạch sẽ.
Trong thực tế chăn nuôi gia cầm thường hay mắc bệnh trên, do đó
chúng tôi đã hướng dẫn bà con khắc phục những vấn đề như: xây dựng và
vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chuồng nuôi phải thoáng về mùa hè và ấm về
mùa đông.
* Bệnh ở chó
- Bệnh tiêu chảy
Nguyên nhân: do thay đổi thức ăn đột ngột, ăn các loại thức ăn bột
đường không nấu chín, ăn phải thức ăn hư hỏng.
Triệu chứng: Chó sốt, đờ đẫn bỏ ăn, uống nước nhiều, mất nước ngoại
bào, sôi bụng, thành bụng căng, nôn mửa, sau đó ỉa phân có màu máu cá, mùi
tanh hôi.
19
Điều trị: tiêm atropin giảm nôn, liều lượng 0,15 - 0,6ml/10kg thể trọng.
Dùng kết hợp với Lincomycin tiêm bắp liều 1ml/4 - 8kg thể trọng và kết hợp
dùng các loại thuốc trợ sức, trợ lực như vitamin B
1
1 - 3ml. Điều trị 2 - 3 ngày
con vật tiến triển tốt.
Ngoài công tác tiêm phòng chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia súc, gia
cầm, tôi và các cán bộ thú y của trạm còn tham gia công tác kiểm soát giết mổ
tại chợ và giúp đỡ bà con đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như:
tiêm Dextran - Fe cho lợn con ở 3 - 7 ngày tuổi, thiến lợn đực, thiến lợn cái,
phối giống cho lợn cái, kết quả đạt được ở bảng sau:
Bảng 2.5. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT
Nội dung công việc
Số lượng
(con)
Kết quả
Số lượng (con)
Tỷ lệ (%)
I
Tiêm vacxin phòng bệnh
An toàn
1
Tụ huyết trùng lợn
50
50
100
2
Dịch tả lợn
500
500
100
3
Tụ huyết trùng trâu bò
250
250
100
4
Lasota
30
30
100
5
Tụ huyết trùng gà
80
80
100
6
Newcastle gà
60
60
100
II
Điều trị bệnh
Khỏi bệnh
1
Tụ huyết trùng trâu bò
1
1
100
2
Tụ huyết trùng lợn
5
4
80,0
3
Tiêu chảy ở chó
1
1
100
4
Lợn con phân trắng
12
11
91,6
5
Bệnh giun tròn lợn
45
45
100
III
Công tác khác
An toàn
1
Tiêm Dextran - Fe
80
80
100
2
Thiến lợn đực
20
20
100
3
Thiến lợn cái
10
10
100
4
TTNT lợn
23
23
100
5
Kiểm soát giết mổ
800
Xử lý: 4
0,5
20
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tên đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh giun tròn ký sinh đường tiêu
hóa lợn tại một số xã thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và sử dụng
thuốc Mebendazol điều trị”
2.1. Đặt vấn đề
Trong số các loài gia súc nuôi ở Việt Nam hiện nay, con lợn giữ vai trò
rất quan trọng. Nó cung cấp một khối lượng lớn thịt, mỡ đáp ứng nhu cầu thực
phẩm trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra chăn nuôi lợn còn mang lại lượng
phân chuồng khá lớn, góp phần nâng cao năng xuất cây trồng và là nguồn cung
cấp các sản phẩm phụ như da, mỡ cho ngành công nghiệp chế biến.
Trong những năm gần đây chăn nuôi lợn của Việt Nam đang có tốc độ
tăng trưởng rất nhanh, số lượng đầu lợn năm 2002 là 23.17 triệu con đứng thứ
7 trên thế giới, đến năm 2004 tổng đàn lợn cả nước là 26.14 triệu con. Thịt và
mỡ lợn chiếm tỷ lệ cao trong tổng lượng thịt được sản xuất tiêu thụ ở nước ta
cũng như toàn thế giới. Theo tài liệu của FAO số lượng thịt lợn trên toàn thế
giới năm 2005 la 100.3 triệu tấn. Ở Việt Nam tỷ lệ thịt lợn hơi tính theo đầu
người chiếm trên 72% trên tổng số các loại thịt được tiêu thụ. Với giá cả phải
chăng, chất lượng đảm bảo, là loại thịt an toàn nên nhu cầu tiêu thụ thịt lợn
của người dân rất lớn. Vì vậy ngành chăn nuôi lợn đã khẳng định rất rõ đặc
tính ưu việt của mình trong cuộc sống hiện nay.
Trong những năm gần đây do sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng được nâng
cao, lai tạo được nhiều loại giống khác nhau, từ đó quy mô phát triển của
ngành chăn nuôi cũng rất đa dạng và phong phú. Nhưng cũng chính vì vậy mà
bệnh dịch ngày càng trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là bệnh giun tròn ký sinh
ở đường tiêu hoá của lợn, nó không gây chết lợn ngay mà làm cho lợn còi
cọc, sinh trưởng phát triển kém và làm giảm sức đề kháng của lợn từ đó làm
21
ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng thịt, làm giảm hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi.
Để đánh giá tình hình nhiễm bệnh giun tròn ở lợn và có cơ sở khoa học
đề xuất biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh giun tròn đường tiêu hoá lợn tại
một số xã huyện Võ Nhai, tỉnh Thái nguyên và sử dụng thuốc Mebendazol
điều trị”.
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định những loài giun tròn đường tiêu hóa lợn tại một số xã thuộc
huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở đường tiêu hóa lợn tại 4
xã Cúc Đường, Vũ Chấn, Nghinh Tường, Sảng Mộc thuộc huyện Võ Nhai
tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh tích đại thể điển hình của bệnh giun
tròn đường tiêu hoá lợn.
- Thử nghiệm thuốc Mebendazol điều trị bệnh giun tròn ở đường tiêu
hóa cho lợn tại huyện Võ Nhai.
2.1.2. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những thông tin về bệnh giun tròn ở lợn, có cơ sở khoa
học để đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun tròn cho lợn.
2.1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm
dịch tễ của bệnh giun tròn đường tiêu hóa lợn ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên; về một số đặc điểm bệnh tích điển hình của bệnh giun tròn ở lợn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề ra những biện pháp phòng và điều trị bệnh một
cách hiệu quả, hạn chế sự ô nhiễm trứng giun tròn từ môi trường ngoại cảnh
vào cơ thể lợn, từ đó hạn chế những thiệt hại do bệnh gây ra.
2.2.Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá thường là những bệnh tiến triển ở
thể mãn tính, triệu chứng không rõ, thường bị triệu chứng của các bệnh khác
22
che lấp. Do đó, chính những con vật bị nhiễm đã trở thành nguồn gieo rắc
mầm bệnh ra bên ngoài và lây ra các con khác làm cho bệnh càng có điều
kiện phát sinh mạnh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi.
Theo Nguyễn Thị Lê (1998) [11], ký sinh trùng phân bố rất rộng trong
thiên nhiên gồm các đại diện của 20 lớp động vật khác nhau. Có số lượng loài
phong phú nhất là ở loài nguyên sinh động vật trên 3000 loài. Giun sán gồm
đại diện của 13 lớp: Lớp sán lá gần 3000 loài, lớp giun tròn gần 3000 loài, lớp
sán dây gần 1500 loài, lớp giun đầu gai 500 loài.
2.2.1.1. Giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn
2.2.1.2. Vị trí của giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn trong hệ thống phân
loại động vật
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [7], ở lợn cho đến nay đã phát hiện
được 52 loài ký sinh trùng gồm giun tròn, sán dây, sán lá, đơn bào, côn trùng
ký sinh. Trong đó, có một số loài ký sinh trùng phổ biến mà lợn nhiễm với tỷ
lệ và cường độ cao như bệnh giun đũa lợn do Ascaris suum, bệnh sán lá ruột
lợn do Fascioloposis buski,… Những bệnh này đã gây ra các tổn thương và
viêm nhiễm kế phát do vi khuẩn các nội quan của lợn, ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng của lợn đặc biệt là tiêu tốn thức ăn tăng, giảm tăng trọng từ
15 - 20% so với lợn không bệnh.
Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [9] cho biết: lớp giun tròn thuộc ngành
giun tròn Nemathelminthes bao gồm hơn 500.000 loài sống ở các điều kiện
sinh thái khác nhau và phân bố rộng trên toàn cầu. Phần lớn giun tròn sống tự
do, chỉ một số ít sống ký sinh ở động vật và thực vật trong khu hệ giun sán ký
sinh ở gia súc Việt Nam đã thống kê được 90 loài giun tròn.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [3], hiện nay đã biết hơn 5.000
loài thuộc lớp giun tròn (Nematoda) trong đó có hơn 1.000 loài giun sống tự
do, hơn 3.000 loài giun sống ký sinh. Các giun tròn ký sinh có liên quan nhiều
tới thú y gồm 8 bộ phụ:
+ Bộ phụ giun đũa (Ascaridata)
+ Bộ phụ giun kim (Oxyurata)
+ Bộ phụ giun tóc (Trichocephalata)
23
+ Bộ phụ giun lươn (Rhabdiasata)
+ Bộ phụ giun xoắn (Stronggylata)
+ Bộ phụ giun đuôi xoắn (Spirurata)
+ Bộ phụ giun chỉ (Filariata)
+ Bộ phụ Dioctophymata
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [9], hệ thống phân loại của một số
loài giun tròn ở đường tiêu hoá lợn được sắp xếp theo vị trí như sau:
Ngành Nemathelminthes
Lớp Nematoda Rudolphi, 1808
Phân lớp Enoplia Chit wood, 1933
Bộ Trichocephaliada Skrjabin et Schulz, 1928
Phân bộ Trichocephalata Skrjabin et Schulz, 1928
Họ Trichocephalidea Bard, 1953
Phân họ Trichocephalinae Ransom, 1911
Giống Trichocephalus Schrank, 1788
Loài Trichocepphalus suis schrank, 1788
Họ Trichostrongydae Witen berg, 1925
Phân họ Oesophagostomatinae Railliet, 1916
Giống Oesophagostomum Molin, 1861
Loài Oesophagostomum dentatum
(Rudolphi, 1803)
Loài Oesophagostomum brevicaudatum
(Shwartz et Alicata, 1930)
Loài Oesophagostomum longicaudum
(Goodey, 1925)
Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942
Bộ Rhabditida Chitwood, 1933
Phân bộ Rhabditina Chitwood, 1933
Họ Strongyloididae Chitwood et Mcinstosch, 1934
Giống Strongyloides Grassi, 1879
Loài Strongyloides papillosus (Wedl, 1856)
Loài Trongyloides ransomi
24
(Schwartz et Alicata, 1930)
Bộ Ascaridida Skrjabin et Schulz, 1940
Phân bộ Ascaridina Skrjabin, 1915
Họ Ascaris Linacus, 1758
Giống Ascaris Linnaeus, 1758
Loài Acaris suum Goeze, 1782.
Chu Thị Thơm và cs (2006) [19], Phan Lục và cs (2006) [12] cho biết:
giun tròn thuộc lớp Nematoda có hơn 3.000 loài sống ký sinh nhưng giun tròn
ký sinh ở súc vật nuôi thuộc các bộ phụ sau:
+ Bộ phụ giun kim
+ Bộ phụ giun đũa
+ Bộ phụ giun xoăn
+ Bộ phụ giun tóc
+ Bộ phụ giun xoăn (Spirulata)
+ Bộ phụ giun chỉ
+ Bộ phụ Dictyophymata
+ Bộ phụ giun lươn
+ Bộ phụ Cucullanata
2.2.1.3. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá lợn
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [9], thành phần loài giun tròn ký sinh
ở đường tiêu hoá lợn gồm:
Giống
Loài
Trichocephalus Schrank, 1788
Trichocephalus suis Schrank , 1788
Strongyloides Grassi, 1879
Strongyloides papillosus (Wedl, 1856)
Strongyloides ransomi Schwartz et Alicata, 1930
Ascaris Linnacus, 1758
Ascaris suum Goeze, 1782
Oesophagostomum Molin, 1861
Oesophagostomum dentatum (Rudolphi, 1803)
Loài Oesophagostomum brevicaudatum
(Shwartz et Alicata, 1930)
Loài Oesophagostomum longicaudum
(Goodey, 1925)
25
Giun tròn ký sinh gây bệnh nguy hiểm cho người, động vật chủ yếu gồm
các đại diện thuộc các bộ sau: Trichocephaliadae, Strongyloidida, Oxyurida,
Ascaridida, Spirurida (Nguyễn Thị Lê, 1998) [11].
2.1.2. Đặc điểm hình thái, kích thước các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn
*Đặc điểm hình thái
Theo Chu Thị Thơm và cs (2006) [17], Phan Lục và cs (2006) [12],
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4], giun tròn thuộc lớp Nematoda, ngành
Nemathelminthes, cơ thể hình ống, hình sợi nhưng hai đầu thon nhỏ dần hoặc
hình ống phân thuỳ có thể hình thoi, hình tròn, hai bên đối xứng có mặt lưng
và mặt bụng không phân đốt. Đầu tù, đuôi nhọn, có giun đực và giun cái.
Giun cái lớn hơn giun đực, giun đực đuôi cong, giun cái đuôi thẳng. Kích
thước giun thay đổi tuỳ loài. Giun tròn gồm nhiều loài sống ký sinh ở động vật
và thực vật.
* Đặc điểm hình thái giun đũa lợn (Ascaris suum)
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4] cho biết: Giun đũa ký sinh ở gia
súc, gia cầm thuộc bộ phụ Ascaridata. Bệnh giun đũa lợn do loài Ascaris
suum gây nên, giun ký sinh ở ruột non của lợn nhà và lợn rừng.
Theo Phan Lục và cs (2006) [12], giun đũa lợn có màu trắng sữa, hình
ống, hai đầu hơi nhọn. Đầu giun đũa có 3 môi bao bọc quanh miệng (1 môi ở
phía lưng, 2 môi ở phía bụng). Trên rìa môi có một hàng răng cưa rất rõ, cấu
tạo của răng này rất khác nhau giữa hai loài giun đũa, hàng răng cưa ở giun
đũa người không rõ bằng giun đũa lợn. Giun đực dài 12 - 15 cm, đường kính
3,2 - 4,4 mm. Đoạn đuôi cong về phía bụng. Trên mặt bụng ở mỗi bên có từ
69 - 75 gai thịt, có 7 gai thịt sau hậu môn, những gai thịt khác xếp trên một rồi
trên hai hàng, một gai thịt lẻ ở trước hậu môn. Con cái dài từ 20 - 30 cm,
đường kính 5 - 6 mm, đoạn sau thẳng. Đuôi mang hậu môn về phía bụng, hậu
môn có hình dạng một cái khe ngang, bọc hai môi gồ lên, âm hộ có hình dáng
một lỗ nhỏ hình bầu dục ở về phía bụng khoảng 1/3 đoạn trước thân.
Phân biệt giữa giun đực và giun cái là giun đực nhỏ, đuôi cong về mặt
bụng, đuôi giun cái thẳng. Giun đực có hai gai giao hợp dài bằng nhau,
khoảng cách 1,2 - 2 mm không có túi giao hợp.
26
Theo Đào Trọng Đạt (1995) [1], trứng giun đũa hình ovan, vỏ dầy, bề
mặt nhăn nheo, màu vàng, trong có nhân màu vàng thẫm. Kích thước từ 45 -
85 m x 35 - 55 m. Vỏ trứng giun có tác dụng phòng vệ cao trong vòng đời
phát triển của giun.
* Đặc điểm hình thái giun lươn ở lợn (Strongyloides ransomi)
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4] mô tả: giun lươn sống ký sinh ở
ruột lợn, giun cái sống ký sinh dài 2,1 - 4,4 mm. Đuôi ngắn, âm hộ ở vào nửa
sau của thân giun, trứng uốn khúc. Trứng hình bầu dục, màu trắng, kích thước
0,045 - 0,055 mm x 0,026 - 0,035 mm, trong trứng có ấu trùng.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [7] cho biết: Tác nhân gây bệnh giun lươn
ở Việt Nam là hai loài giun lươn thuộc giống Strongyloides ký sinh ở ruột non
của lợn có hình thái sau:
Loài Strongyloides ransomi (Schwartf et Alicata, 1930): Ký sinh ở ruột
non lợn. Giun đực có hình sợi, dài 0,87 - 0,90 mm, lỗ huyệt cách nút đuôi
0,07mm. Giun cái dài 2,1 - 4,2 mm, rộng 0,04 - 0,08 mm. Lỗ sinh dục ở 1/3
phần sau cơ thể cách mút đuôi là 0,36 - 1,53 mm, hai buồng trứng là các ống
mỏng xuất phát gần lỗ sinh dục, một buồng trứng hướng lên phía trên cơ thể,
buồng còn lại hướng phía đuôi. Tử cung chứa 1 - 10 trứng, trứng giun giống
hình trứng gà, kích thước 0,037- 0,060 mm x 0,025 - 0,042 mm.
Loài Strongyloides papillosusus (Wedl, 1856): Ký sinh ở ruột non của
bò và lợn, con đực chưa được mô tả, con cái hình chữ S, dài 4,8 - 6,3 mm,
rộng 0,042 - 0,078 mm, lỗ miệng có 4 môi (1 môi lưng, 1 môi bụng, 2 môi
bên), thực quản dài 0,770 - 1,029 mm, lỗ sinh dục có rãnh ngang, cách mút
đuôi 1,8 - 2,3 mm, hai bên có mấu lồi kitin, đầu 2 buồng trứng rất gần lỗ
sinh dục, một buồng chạy về phía trước, một buồng chạy về phía sau cơ thể.
Tử cung chứa 4 - 75 trứng. Trứng có vỏ mỏng và phẳng, kích thước 0,048 -
0,060 mm x 0,025 - 0,036 mm.
* Đặc điểm hình thái giun kết hạt (Oesophagostomum dentatum)
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [4], các loài thuộc giống
Oesophagostomum có đặc điểm hình thái chung là túi miệng hình ống rất nhỏ,
quanh miệng có một bờ gồ lên hình đĩa, có các tua ở quanh miệng, có rãnh cổ,
27
phía trước rãnh cổ biểu bì nở ra tạo thành túi đầu, sau rãnh cổ có gai cổ, giun
đực có túi đuôi và một đôi gai giao hợp dài bằng nhau, âm hộ giun cái ở gần
hậu môn.
Loài Oesophagostomum dentatum ký sinh ở ruột già của lợn, là loài giun
tròn nhỏ, không có cánh đầu. Có 9 rua ngoài và 18 rua trong, túi đầu to gai cổ ở
hai bên chỗ phình to của thực quản. Giun đực dài 8 - 9 mm, rộng 0,14 - 0,37
mm, có túi đuôi, hai gai giao hợp dài 1 - 1,14 mm. Giun cái dài 8 - 11,2 mm,
âm đạo dài 0,1- 0,15 mm, hơi xuyên vào cơ quan thải trứng.
* Đặc điểm hình thái giun tóc (Trichocephalus suis)
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [7] cho biết, giun có màu trắng đục, giống
một sợi tóc, cơ thể chia làm hai phần rõ rệt: Phần đầu nhỏ thực quản có các tế
bào xếp thành chuỗi hạt, có chiều dài bằng 2/3 cơ thể phần sau ngắn và to,
bên trong là ruột và cơ quan sinh sản. Giun đực dài 20 - 52 mm, rộng 0,634 -
0,713 mm, đuôi hơi tù, phần đuôi cuộn tròn lại. Chỉ có gai giao hợp dài 5 - 7
mm được bao bọc trong cái màng có nhiều gai nhỏ bao phủ, lỗ huyệt thông ra
ngoài ở phần cuối của giun. Giun cái dài 39 - 53 mm, đuôi thẳng, hậu môn ở
vào phần cuối của thân, âm hộ ở đoạn cuối cùng của thực quản.
Trứng giun tóc hình hạt chanh, màu vàng nhạt, có 2 núm ở 2 đầu, có
kích thước 0,052 - 0,061 x 0,027 - 0,03 mm.
2.1.3. Cấu tạo của giun tròn
Lớp ngoài là biểu bì bằng giác chất (kitin), có vân ngang, vân dọc hoặc
vân chéo. Một số loài giun tròn có những chỗ biểu bì phình to gọi là cánh
(cánh thân, cánh đuôi - chỉ có một số giun đực có cánh đuôi). Một số loài giun
có gai chồi và các bộ phận phụ khác có tác dụng cảm giác, vận động và bám
vào ký chủ. Dưới lớp biểu bì là lớp hạ bì gồm một lớp tế bào dẹt. Trong cùng
là lớp tế bào cơ có hình sợi, hình bó hoặc hình vòng tuỳ loài.
Giun tròn thường có môi, gai, xoang miệng. Một số loài giun tròn có
túi đuôi, cơ thể giun thường được bao bọc bằng lớp vỏ ngoài dày. Trên lớp vỏ
này có những vân ngang, dọc, giác, móc và các cấu tạo phụ khác. Thành phần
của lớp vỏ gồm những chất có trọng lượng phân tử lớn chịu đựng khoẻ với
hoá chất, dịch tiêu hoá và chức năng như áo giáp bảo vệ đời sống ký sinh của
28
giun. Lớp vỏ ngoài gồm nhiều lớp, những giun ký sinh đường tiêu hoá có từ 7
- 10 lớp (lớp vỏ ngoài, lớp vỏ trong, lớp phiến ngoài, lớp đồng thể, lớp phiến
trong, lớp hình băng dải, lớp bazan, lớp màng bazan, lớp nhiều thớ sợi, màng
kép bazan).
Dưới lớp vỏ cutin là lớp biểu mô và tiếp đến là lớp cơ giúp giun di
chuyển được. Sau lớp cơ có những tế bào mầm giúp quá trình trao đổi chất
của giun. Lớp vỏ cutin cùng với lớp cơ tạo thành túi da cơ, bên trong là xoang
cơ thể có chứa các khí quan:
+ Hệ tiêu hoá: Giun tròn có hệ tiêu hoá khá hoàn chỉnh. Có một ống dài
chạy dọc theo thân gồm: Môi Miệng Thực quản Ruột Trực tràng
Hậu môn.
Môi (có thể có 3 lá môi quanh miệng hoặc không có, hoặc không rõ).
Miệng (thường ở đỉnh đầu), xung quanh miệng là môi, mào. Một số
loài có xoang miệng, đôi khi có răng bên trong. Sau miệng là thực quản hình
viên trụ hoặc củ hành, cuối thực quản có tuyến tiết ra dịch tiêu hoá. Ruột có
ống dài, tận cùng là lỗ hậu môn thường ở cuối thân. Riêng giun chỉ (Filariata)
không có lỗ hậu môn.
+ Hệ bài tiết: Gồm có hai ống bắt nguồn từ phía sau và hợp lại ở phía
trước rồi đổ ra ngoài qua lỗ bài tiết ở ngang vùng thực quản.
+ Hệ thần kinh: Gồm có một vòng thần kinh thực quản, từ đó phân ra
nhiều nhánh thần kinh đi về phía trước và sau tới các phần của cơ thể. Có
nhiều nhánh nhỏ nối với các nhánh chính này. Đầu mút sợi thần kinh nhỏ nằm
trong các gai ở đầu, cổ, thân giun - đó là các gai cảm giác.
+ Hệ sinh dục: Hầu hết giun tròn là đơn tính (đực, cái riêng biệt). Bộ
phận sinh dục đực gồm có hai ống nhỏ uốn khúc, có các bộ phận tinh hoàn,
ống dẫn tinh, túi bắn tinh thông với lỗ sinh tiết ở cùng chỗ với trực tràng. Gần
lỗ sinh tiết có các bộ phận phụ: gai giao hợp (có hoặc không có), bánh lái giao
hợp (điều tiết sự vận động), một số giun tròn có bánh lái phụ ở phía bụng của
gai giao hợp, lỗ sinh dục giun đực thông ra mặt bụng ở phía đuôi. Có nhiều
giun đực ở đuôi có cánh đuôi hình thành túi giao hợp, túi đuôi giống hình cái
quạt giấy, đối xứng nhau. Có các gai chồi sinh dục hình thành những sườn
29
nâng đỡ túi giao hợp (sườn bụng, sườn lưng, sườn hông). Bộ phận sinh dục
cái: Gồm hai ống nhỏ uốn khúc hợp với nhau gồm buồng trứng, ống dẫn
trứng, tử cung, âm đạo thông ra ngoài qua lỗ sinh dục gọi là âm hộ ở mặt
bụng giun. Vị trí âm hộ có thể ở phía trước, phía sau, ở gần hậu môn hoặc ở
đoạn giữa giun, một số loài có nắp âm hộ.
+ Bộ phận hô hấp và tuần hoàn: không có (hô hấp yếm khí), vì sống
trong môi trường yếm khí.
2.1.4. Vòng đời của giun tròn
Giun tròn có thể đẻ trứng (giun đũa, giun tóc) hoặc đẻ ra ấu trĩ (giun
xoắn, giun chỉ). Ở ngoại cảnh, trứng và ấu trùng này phải có thời gian phát
triển thành trứng hoặc ấu trùng gây nhiễm. Ấu trùng phải trải qua hai lần lột
xác thì thành ấu trùng gây nhiễm. Quá trình lột xác như sau: dưới lớp biểu bì
cũ sinh ra một lớp biểu bì mới, rồi lớp biểu bì cũ thay thế lớp biểu bì mới (có
loài vẫn giữ lớp biểu bì cũ tạo thành màng bọc ấu trùng, giúp nó chống đỡ với
điều kiện ngoại cảnh bất lợi). Trứng sau khi được thụ tinh, trong trứng tiếp tục
phát triển từ một phôi bào thành nhiều phôi bào, hình quả dâu, hình ấu trùng
giun và hình thành ấu trùng giai đoạn I, sau đó lột xác lần 1 thành ấu trùng
giai đoạn II, sau lột xác lần 2 thành ấu trùng giai đoạn III, sau lột xác lần 3 thì
ấu trùng giai đoạn IV được hình thành, sau lột xác lần 4, ấu trùng biến thành
giun tròn dạng trưởng thành, ký sinh trong vật chủ. Lần lột xác 3, 4 thường
xảy ra trong vật chủ cuối cùng.
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [9], đa số giun tròn đẻ trứng, một số
loài đẻ ấu trùng. Trứng được bao bọc trong nhiều lớp vỏ, vỏ ngoài phẳng hoặc
lồi lõm, ở một số loài trứng có nắp ở hai cực. Trứng hoặc ấu trùng của giun
tròn được thải ra môi trường ngoài cùng với phân, đờm, nước tiểu và nước
mắt của gia súc.
Chu kỳ sống của giun tròn rất đa dạng, một số phát triển trực tiếp nghĩa
là không có thay đổi vật chủ gọi là giun tròn ký sinh sinh học.
Căn cứ vào đặc điểm quá trình phát triển, giun tròn được chia làm hai dạng:
+ Giun tròn phát triển trực tiếp (giun tròn địa ốc): Vòng đời phát triển
của những loài giun này không cần vật chủ trung gian. Trứng hoặc ấu trùng
30
sau khi được thải trừ từ vật chủ ra môi trường ngoài, tiếp tục phát triển, lột
xác đến giai đoạn gây nhiễm (ấu trùng giai đoạn III), và nhiễm trực tiếp cho
vật chủ. Giun tròn phát triển trực tiếp gồm hai kiểu:
Kiểu thứ nhất: Thường gặp ở giun đũa, giun tóc, giun kim. Quá trình
phát triển theo sơ đồ sau:
Dạng trưởng thành > trứng > trứng gây nhiễm
(vật chủ cuối cùng) (chứa ấu trùng A3)
Kiểu thứ hai: Thường gặp ở giun xoắn (strongylidae), giun thận
(stephanurus), giun móc (ancylostoma)… và diễn ra như sau:
+ Giun tròn phát triển gián tiếp (giun tròn sinh học): Vòng đời phát
triển của những loài giun này cần có vật chủ trung gian. Ấu trùng phát triển
đến giai đoạn gây nhiễm ở trong vật chủ trung gian. Giun tròn phát triển gián
tiếp gồm hai kiểu:
Kiểu thứ nhất: Thường gặp ở giun đuôi xoắn (spirurata), giun phổi
(metastrongylus)… Giun trưởng thành trong vật chủ cuối cùng sau khi thụ
tinh đẻ trứng. Khi ra khỏi vật chủ, trong trứng đã có ấu trùng A1. Vật chủ
trung gian (côn trùng, giáp xác, giun đất…) nuốt phải những trứng này, ấu
trùng thoát khỏi vỏ trứng, lột xác và phát triển thành ấu trùng A2, lại lột xác
thành ấu trùng A3 (gây nhiễm). Khi xâm nhập vào vật chủ cuối cùng, ấu trùng
gây nhiễm tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành.
Trứng
Trứng có ấu
trùng A1
A2
A3
Phân
t
0
, A
0
, pH
Dạng trưởng
thành
(ở vật chủ cuối
cùng)
Thoát
vỏ
trứng
Xâm nhập vào vật chủ cuối cùng lột xác
31
Kiểu thứ hai: Thường gặp ở giun chỉ (Filariata). Giun trưởng thành thụ
tinh, đẻ ấu trùng A1 trong cơ thể vật chủ. Ấu trùng A1 vào hệ tuần hoàn, vào
máu. Khi vật chủ trung gian (côn trùng) hút máu, ấu trùng A1 xâm nhập vào
vật chủ trung gian và phát triển thành ấu trùng A2, A3 (ấu trùng gây nhiễm).
Khi côn trùng là vật chủ trung gian hút máu, ấu trùng A3 xâm nhập vào vật
chủ cuối cùng và phát triển thành giun trưởng thành.
Ngoài các dạng trên, giun xoắn (Trichinella spiralis) có vòng đời phát
triển rất đặc biệt. Giun cái đẻ ấu trùng ở niêm mạc ruột vật chủ. Ấu trùng xâm
nhập vào hệ tuần hoàn và di hành về các cơ, tạo thành ấu trùng gây nhiễm. Vì
thế, vật chủ cuối cùng và vật chủ trung gian là cùng một động vật nhiễm
Trichinella spiralis.
* Vòng đời của giun đũa lợn
Theo Phan Lục (2006) [12], giun đũa ký sinh ở ruột non. Sau khi thụ
tinh, giun cái đẻ trứng số lượng trứng từ 10.000 - 150.000 trứng/ngày. Trứng
theo phân ra môi trường ngoài, sau 2 - 3 tuần trong trứng phát triển thành ấu
trùng gây nhiễm. Nếu lợn nuốt phải trứng gây nhiễm ở đường tiêu hoá, ấu
trùng được giải phóng ra xuyên qua niêm mạc ruột, vào tĩnh mạch màng treo,
theo tuần hoàn về tim phổi. Ấu trùng được ho lên miệng, cùng niêm dịch
viêm phổi trở lại đường tiêu hoá, lột xác thành giun trưởng thành, ký sinh ở
ruột non và tiếp tục đẻ trứng sau 2 - 2,5 tháng.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [3] cho biết: vòng di chuyển của
giun đũa là vòng di chuyển từ gan - phổi - ruột.
Ascaris suum
(Ký sinh ở ruột non
lợn)
Trứng
Ấu trùng
(có sức gây nhiễm)
Ấu trùng
Phổi<-Gan<-Máu<-Niêm
mạc ruột
Phân
t
0
, A
0
, pH
32
Giun đũa hình thành vòng đời là 54 - 62 ngày, tuổi thọ của giun đũa là
không quá 7 - 10 tháng, giun đũa lợn phát triển không cần ký chủ trung gian.
Giun cái đẻ mỗi ngày 200.000 trứng, trung bình một giun cái đẻ 27
triệu trứng (Cram, 1923). Trứng theo phân ra ngoài, ở nhiệt độ khoảng 24
0
C
và ẩm độ thích hợp, trong 2 tuần trong trứng có phôi thai, sau một tuần nữa
thì phôi thai lột xác thành trứng có sức gây bệnh. Lợn nuốt phải trứng này thì
ấu trùng nở ở ruột, chui qua niêm mạc vào mạch máu, theo máu về gan. Một
số ít chui vào ống lâm ba và màng treo ruột, vào tĩnh mạch màng treo ruột vào
gan. Sau khi nhiễm 4 - 5 ngày thì hầu hết ấu trùng di hành tới phổi, sớm nhất
là sau 18 giờ muộn nhất là sau 12 ngày vẫn có ấu trùng vào phổi. Khi tới
phổi, ấu trùng lột xác thành ấu trùng kỳ III, ấu trùng này từ mạch máu phổi
chui vào tế bào, qua khí quản và cùng với niêm dịch lên hầu, rồi được nuốt
xuống ruột non, lột xác lần nữa và phát triển thành giun trưởng thành. Thời
gian ấu trùng di hành là 2 - 3 tuần, trong khi di hành một số ấu trùng có thể
vào lách, tuyến giáp trạng, não,…
Giun đũa sống bằng chất dinh dưỡng của ký chủ, bằng cách tiết dịch
tiêu hoá, phân giải tổ chức ở niêm mạc ruột và lấy tổ chức đó nuôi bản thân.
* Vòng đời của giun lươn lợn
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [3], giun lươn cái đẻ trứng ở
ruột non, trứng theo phân ra ngoài đã có ấu trùng ở bên trong. Trứng ra ngoài
sẽ phát triển theo hai hướng:
+ Trực tiếp: Vào mùa hè (ấm áp) trứng phát triển nhanh, sau 5 - 6 giờ nở
ra ấu trùng giun lươn, 1 - 2 ngày sau phát triển thành ấu trùng có sức gây nhiễm.
+ Gián tiếp: Ấu trùng phát triển thành giun đực và giun cái. Sau giao phối,
giun cái đẻ ra trứng có ấu trùng, ấu trùng có sức gây nhiễm ở hướng phát triển
trực tiếp hay gián tiếp hoàn toàn giống nhau (dài 0,6 - 0,7 mm, thực quản hình
ống dài, không có chỗ phình to). Ấu trùng này vào cơ thể ký chủ theo hai đường:
Chui qua da vào tổ chức liên kết, tới cơ, theo máu hệ lâm ba về phổi, ấu
trùng chui qua mạch máu vào chi nhánh khí quản, theo đờm lên hầu rồi được
nuốt xuống ruột non, sau 6 - 8 ngày thì thành giun lươn ký sinh.