Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đề cương môn Môi trường phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.69 KB, 24 trang )

Chương 1:
Câu 1: Trình bày khái niệm, thành phần, cấu trúc và chức năng của môi
trường? Ví dụ?
 Khái niệm.
‒ Môi trường của một vật thể hoặc một sự kiện là tổng hợp các điều kiện bên
ngoài có ảnh hưởng tới vật thể hoặc sự kiện đó.
‒ Theo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2006: Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và yếu tố vật chất và nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng
đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
 MT có các thành phần chính tác động qua lại lẫn nhau:
‒ MT tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất đai, ánh sáng và các sinh vật.
‒ MT kiến tạo gồm những cảnh quan được thay đổi do con người.
‒ MT không gian gồm những yếu tố về địa điểm, khoảng cách, mật độ, phương
hướng và sự thay đổi trong MT.
 Cấu trúc của hệ thống môi trường.
‒ Phân hệ sinh thái tự nhiên: tạo ra các loại tài nguyên thiên nhiên, năng
lượng, nơi cư trú và nơi chứa đựng chất thải.
‒ Phân hệ xã hội – nhân văn: tạo ra các chủ thể tác động lên hệ tự nhiên.
‒ Phân hệ các điều kiện: tạo ra các phương thức, các kiểu loại, các mức độ tác
động lên cả hai thế hệ tự nhiên và xã hội nhân văn. Những tác động lên hệ tự
nhiên gây ra do con người và hoạt động phát triển của con người được gọi là
tác động môi trường. Những tác động ngược lại của hệ tự nhiên lên xã hội và
hoạt động của con người được gọi là sức ép môi trường.
 Chức năng.
Có 5 chức năng:
1. Là không gian sống của con người và mọi sinh vật.
2. Môi trường là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên cho con người phục vụ cho quá
trình sản xuất và sinh hoạt.
3. Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra trong quá trình sinh
hoạt và sản xuất.
4. Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và


sinh vật trên Trái đất.
5. Môi trường có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Câu 2: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về vấn đề nghèo khổ và
môi trường.
Quan hệ giữa môi trường và nghèo khổ gồm các mặt sau đây:
 Nghèo khổ làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài
nguyên mỏng manh của địa phương, trở nên dễ bị tổn thương do những biến
động của thiên nhiên và xã hội.
 Nghèo làm cho thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, cho văn
hóa giáo dục và các dự án cải tạo giao thông.
 Nghèo khổ làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng khai thác quá
mức, khai thác hủy diệt.
 Nghèo khổ là mảnh đất lí tưởng cho mô hình phát triển chỉ tập trung vào tăng
trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu thụ.
 Góp phần vào bùng nổ dân số.
I. Những vấn đề môi trường toàn cầu.
Câu 3: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về vấn đề biến đổi khí
hậu toàn cầu.
 Hiện trạng, biểu hiện:
 Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
 Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
của con người và các sinh vật trên trái đất.
 Sự dâng cao mực nước biển do tan băng
 Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của trái đất.
 Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
 Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
Trái đất nóng lên

Mưa axit
 Nguyên nhân.
 Do sự gia tăng các chất khí nhà kính (các chất khí này bao gồm CFCs, CO
2
, H
2
O,
CH
4
, N
2
O.) và sự suy giảm về diện tích rừng. Hiệu ứng nhà kính chính là sự nóng
lên của bề mặt trái đất của lớp khí quyển bao quanh bề mặt trái đất do có sự
hấp thụ một cách có chọn lọc của các khí nhà kính đối với các tia bức xạ mặt
trời. Các khí này cho phép bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua nhưng lại
ngăn cản bức xạ nhiệt có bước sóng dài từ mặt đất phát ra. Là hiện tượng vừa
có lợi vừa có hại, giúp bề mặt trái đất thoát khỏi sự lạnh giá.
 Hoạt động nhân tạo của con người gây ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà
kính làm cho trái đất nóng lên, tác hại của nó là nguyên nhân cơ bản gây biến
đổi khí hậu toàn cầu, nó nguy hiểm hơn một cuộc chiến tranh hạt nhân.
 Hậu quả.
 Làm băng tan dẫn đến mực nước biển tăng, làm ngập một số vùng đất thấp, làm
lụt lội làm nhấn chìm những thành phố và các đảo ven biển, gây ra hiện tượng
mặn hóa của môi trường đất, nước dẫn đến quá trình di dân của hàng tỉ người.
 đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con
người.
 Làm tăng quá trình bốc hơi nước (từ biển, đại dương ) làm tăng lượng hơi
nước trong khí quyển, thành phần hơi nước làm gia tăng hiệu ứng nhà khính
làm giảm quá trình hấp thụ CO
2

vào nước biển (biển và đại dương có khả năng
hấp thụ CO
2
rất lớn). Khi đó CO
2
trong khí quyển tăng => gia tăng hiệu ứng nhà
kính.
 Làm suy giảm đa dạng sinh học.
 Làm gia tăng một số quá trình trong đó có nhiều quá trình gây hại: ăn mòn, sự
phát triển của dịch bệnh.
 Ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và SX
 Giải pháp.
 Tăng cường biện pháp bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh.
 Giảm thiểu tác hại của khí nhà kính nói chung như:
+ Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch: mặt trời, gió, thủy triều,
năng lượn sinh học, năng lượng trong hạt nhân trong đó năng lượng hạt
nhân chỉ chỉ tạm coi là năng lượng sạch.
+ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Sử dụng nguồn năng lượng, nhiên liệu thay thế, nhiên liệu hóa thạch.
 Cấm sản xuất và sử dụng CFCs.
 Cắt giảm lượng CO
2
, SO
2
, NO
2
, CH
4
trong sản xuất và sinh hoạt
 Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quan trắc và trao đổi thông tin.

 Thay đổi hành vi và thói quen tiêu dùng: VD: tắt các thiết bị điện khi không sử
dụng
Ở Việt Nam:
 Biến đổi khí hậu nó là hiện tượng gia tăng nhiệt độ trái đất và nhiều hiện tượng
khác: lũ lụt, hạn hán
 Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nặng nề
nhất, dự báo đến cuối thế kỉ 21 nhiệt độ sẽ tăng với tốc độ 2,30C trong một năm,
mực nước biển tăng 75cm-1m từừ cuối thập niên thế kỉ 20- thập niên cuối thế kỉ
21. Khi đó 40% diện tích Đồng bằng Sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng
Sông Hồng, 3% diện tích các tỉnh ven biển, số lượng cơn bão và mức độ nguy hại
cau bão sẽ ngày càng gia tăng.
Câu 4 Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về vấn đề suy giảm tầng
ozon.
 Hiện trạng.
Tầng ô dôn bị thủng và lỗ thủng ngày càng lớn.
Ngày nay đã phát hiện ra hai lỗ thủng ở Nam cực (80%) và Bắc cực (30%)
 Nguyên nhân.
 Sự phát triên của nền văn minh công nghiệp đã thải ra môi trường các chất
CFC
s
, CCl
4
, NO Nổ hoặc thử hạt nhân trong khí quyển cũng làm suy giảm tầng
ozon.
 Khói thoát ra trong các vụ phóng tên lửa có thể bào mòn tầng ozon, tạo điều
kiện cho các tia tử ngoại có hại từ Mặt Trời xâm nhập vào Trái Đất. Khi phóng
các tên lửa dùng nhiên liệu rắn, chúng thải trực tiếp khí Clo ra tầng bình lưu. Tại
đây Clo phản ứng với Oxy để tạo ra Clo oxit - chất có khả năng hủy diệt Ozon.
 Sự hiện diện của các khí gốc có chứa clo (trước nhất là các CFC và các hợp chất
clo với các bon liên quan) bị phân giải khi có tia cực tím tạo thành các nguyên

tử clo trở thành chất xúc tác phân hủy ôzôn.
Cơ chế làm suy giảm tầng ozon đối với CFCs
CFCs Cl
*
+ CFC
*
Cl
*
+ O
3
ClO
*
+ O
2
ClO
*
+ O
*
O
2
+ Cl
*
 Do quá trình clo bay hơi từ biển và hoạt động của núi lửa.
 Hậu quả.
 Làm gia tăng bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư da.
 Làm đục thủy tinh thể.
 Làm giảm khả năng miễn dịch ở người và động, thực vật, từ đó làm tăng khả
năng mắc bệnh cho con người và động vật
 Làm giảm năng xuất của cây trồng đặc biệt một số loại cây trồng: chè, đậu
tương, bắp cải

 Ảnh hưởng đến sức khỏe, mùa màng, sinh vật thủy sinh
 Ngoài ra, chất lượng không khí sẽ xấu đi do việc gia tăng bức xạ cực tím sẽ kích
thích các phản ứng hóa học, gây ra sương mù và mưa axit, làm cho hàng loạt
vật liệu như chất dẻo, cao su thoái hóa nhanh chóng.

 Giải pháp.
 Cắt giảm lượng CFCs trong sản xuất và sinh hoạt.
 Nghiên cứu tìm ra những tác nhân thay thế CFC nằm trong danh mục làm suy
giảm tầng ozon (có nhiều CFC trong đó CFCl3 (dùng trong bình xịt) CF2Cl2
(trong tủ lạnh, điều hòa, máy lạnh)
 Hạn chế và cuối cùng là chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất CFC cũng
như các chất hóa học gây suy giảm tầng ozone.
 Tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển trên nhiều khía cạnh: tạo ra những hợp
chất ít gây nguy hại cho tầng ozon, trong lĩnh vực quan trắc và trao đổi công
nghệ.
 Khuyến khích hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, từng bước nghiên cứu sử
dụng năng lượng sạch như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sóng biển…
 Xử lý ô nhiểm cục bộ trong từng khu công nghiệp, từng nhà máy, từng công
đoạn sản xuất riêng biệt để giảm thiểu các loại bụi và khí độc hại vào bầu khí
quyển.
 Áp dụng chính sách thuế rác thải chất ô nhiêm
 Xây dựng nhà máy xử lý khí thải công nghiệp và sinh hoạt
 Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi việc bảo vệ môi trường cho mọi người, làm cho
họ hiểu bảo vệ môi trường – bảo vệ tầng ozone là bảo vệ sự sống của chính họ.
Câu 5: Trình bày hiểu biết về vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới gia tăng và xuất
khẩu chất thải độc hại? Liên hệ ở Việt Nam.
Ô nhiễm xuyên bên giới gia tăng.
 Hiện trạng.
 Lan truyền mưa axit, ô nhiễm theo các dòng sông xuyên biên giới gia tăng.
 Thủy triều đỏ (bùng phát tảo độc hại), Thủy triều đen (tràn dầu) trên biển và

đại dương.
 Tăng độ phóng xạ của nước biển do đổ chất thải hạt nhân và tai nạn tàu ngầm
hạt nhân trong suốt thế kỉ qua.
 Nguyên nhân
 Yếu tố tự nhiên: sự xuất hiện của các laoij vi sinh vật có hại (Tảo), hoạt động địa
chất như núi lửa, bão…; sự đứt gãy của vỏ Trái đất làm rò rỉ các mỏ dầu ở đáy
đại dương.
 Yếu tố con người: sức ép dân số (gia tăng dân số và nghèo đói, lối sống giản đơn
va dân trí thấp…) sức ép về kinh tế (Du lịch tràn lan, nuôi trồng thủy sản bất
hợp lí, tình trạng khai thác dầu quá mức…)
 Hậu quả.
 Làm suy giảm đa dạng sinh học.
 Giảm năng suất, chất lượng vật nuôi, cây trồng.
 Làm ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống con người.
 Giải pháp.
 Tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế, từng
bước giảm thiểu tác động bất lợi của ô nhiễm; tham gia các công ước quốc tế và
khu vực để hợp tác, ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực, nhất là tăng
cường thể chế, luật pháp có liên quan.
 Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh
vực này, mặt khác tiến hành quan trắc, đánh giá các vấn đề ô nhiễm xuyên biên
giới tại các vùng biển, trên cơ sở hoạt động của các Trạm quan trắc môi trường
quốc gia tại khu vực ven biển và biên giới, tiếp giáp với các nước láng giềng. Bổ
sung thêm các thông số quan trắc trong vùng ven bờ như tình trạng rác thải,
váng dầu trong khu vực. Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, từ đó
đánh giá tình trạng và xu thế biến động môi trường trong khu vực.
Xuất khẩu chất thải độc hại.
 Hiện trạng.
 Xuất khẩu chất thải độc hại là hiện tượng các nước công nghiệp giàu, có nhu
cầu về công nghiệp sạch, quy định xử lí chất thải nghiêm ngặt, đất đai chật hẹp

xuất khẩu chất thải độc hại sang các nước phát triển, nghèo, đất rộng với chi
phí khá cao (nhưng chỉ bằng một phần nhỏ so với việc bỏ ra chi phí cho việc xử
lí rác thải đúng quy định nghiêm ngặt của những nước đó).
Vd: Anh trả cho Guinea – Bissau 120 triệu USD/ năm cho việc chôn lấp chất
thải công nghệp, tương đương = thu nhập quốc dân bình quân/ năm của nước
đó. Trong khi đó số tiền bỏ ra để được chính phủ Anh giải quyết trên đất nước
họ tốn gấp nhiều lần xuất khẩu.
 Nguyên nhân
 Do quá trình xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn môi trường không đồng đều
trên toàn TG + sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường là những nhân
tố chính làm cho xuất khẩu chất thải độc hại gia tăng trong những năm gần
đây.
 Quy định về môi trường còn lỏng lẻo
 Quá trình xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn môi trường không đồng đều trên
toàn thế giới và sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường là những nhân
tố chính tạo động lực cho xuất khẩu các chất thải độc hại.
 Hậu quả.
 Gây ảnh hưởng đến môi trường, thậm chí đối với những chất thải nguy hại sẽ
dẫn đến những ảnh hưởng lớn về sức khỏe con người.
 Các nước nghèo sẽ trở thành bãi rác của thế giới trong tương lai.
 Giải pháp.
 Thiết lập các giải pháp khu vực nhằm kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên
giới các chất thải độc hại.
 Cấm nước giàu xuất chất thải sang nước nghèo
Câu 6: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về vấn đề suy giảm đa
dạng sinh học toàn cầu? Liên hệ ở VN.
 Hiện trạng.
 Diện tích các khu vực có các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần;
số loài và cá thể của các loài hoang dã suy giảm mạnh.
 Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

 Trong thế kỉ 20, loài người đã tiêu diệt 700 loài động thực vật . Nhiều loài bị
tuyệt chủng khi còn chưa được con người biết đến. Dự báo từ 2001 – 2010
mỗi giờ mất 1 loài.
 Nguyên nhân.
 Môi trường bị ô nhiễm do các chất thải khác nhau không được xử lý và đổ
trực tiếp ra môi trường bên ngoài là nguyên nhân đe dọa tới đa dạng sinh học
như gây chết, làm giảm số lượng cá thể, gián tiếp làm hủy hoại nơi cư trú và
môi trường sống của nhiều loài sinh vật hoang dã.
 Khai thác tài nguyên quá mức, chuyển đổi khu vực hoang dã sang vùng nông
nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển thủy điện hoặc biến thành vùng
trơ trụi… nguyên nhân lớn là vì cái lợi trước mắt.
 Ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu
 Hậu quả.
 Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn
nhiên liệu…
 Mất cân bằng sinh thái
 Giải pháp.
Các giải pháp được áp dụng phổ biến trên thế giới và Việt Nam để bảo tồn đa
dạng sinh học đó là:
 Thứ nhất, sử dụng các Công ước quốc tế để nhằm góp phần bảo tồn đa dạng
sinh học toàn cầu;
 Thứ hai là Bảo tồn nội vi, đây chính là giải pháp bảo tồn tại ngay nơi chủng
loài đang tồn tại thông qua hoạt động xây dựng hệ thống các Khu rừng đặc
dụng;
 Thứ ba là bảo tồn ngoại vị tức là đưa các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao
vào nuôi trồng chăm sóc thông qua các hoạt động xây dựng các Vườn thực
vật, Vườn cây gỗ, Ngân hàng hạt giống, Vườn thú, Trung tâm cứu hộ, Bể nuôi.
Xuất phát từ thực tế các loài động vật quý hiếm gần như phân bố ở những nơi
xa xôi, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn. Khi cái đói, cái
nghèo còn đang đeo bám cuộc sống thì người dân vùng đệm vẫn còn và sẽ tiếp

tục vào rừng khai thác lâm sản, lâm sản ngoài gỗ, săn bắn động vật phục vụ
đời sống mặc dù họ có thể nhận thức được rằng làm như thế là sai, là vi phạm
pháp luật và ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của con em mình. Chính vì
vậy Bảo tồn đa dạng sinh học cần phải gắn liền với phát triển kinh tế, đời
sống, văn hoá của người dân địa phương.
 Toàn thế giới tham gia vào mạng lưới các trung tâm sinh vật, xây dựng các
khu bảo vệ thiên nhiên
 Thực hiện các cam kết quốc tế về Bảo vệ môi trường.
Ở Việt Nam:
Trong vòng khoảng 10 năm cuối TK 20 có trên 700 loài động thực vật biến mất
hoặc bị đẩy vào tình trạng nguy hiểm, trong đó hầu hết các loài có giá trị kinh tế cao
như:
Động vật: tê giác 1 sừng, voi, hổ, bò tót, vọc mũi hếch, gà lôi lam,…
Thực vật: sâm Ngọc Linh, bời lời, trầm hương,….
Suy thoái đa dạng sinh học ở nước ta chủ yếu do hai nguyên nhân chính: Do hiểm
hoạ của tự nhiên (núi lửa, động đất ) và do con người, trong đó con người là chủ
yếu. Con người làm mất nơi sống của các loài sinh vật, cháy rừng, khai thác lâm sản
quá mức làm cho rừng tự nhiên bị chia cắt nhỏ và thu hẹp; nạn du canh du cư, phá
rừng làm nương rẫy; ô nhiễm nước do nguồn nước thải công nghiệp.
Để bảo vệ tốt được tài nguyên rừng cần nhiều giải pháp; trong đó các giải
pháp sau đây là quan trọng nhất:
 Các hoạt động bảo tồn vừa phải hướng đến mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học vừa
cải thiện đời sống của người dân để giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng; Chính quyền
các cấp cũng như các tổ chức, cơ quan, ban ngành có tâm huyết với công tác bảo
tồn cần phải có dự án hỗ trợ người dân vùng đệm Khu bảo tồn tạo sinh kế bền
vững và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân vùng đệm.
 Thường xuyên tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng, đưa các giống cây
trồng vật nuôi mới vào sản xuất tăng năng xuất trên diện tích đất canh tác, như
vậy sẽ không cần phải tăng diện tích đất sản xuất mà vẫn có thể tăng được sản
lượng sản phẩm nông nghiệp phục vụ đời sống người dân;

 Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững;
đây được coi là một trong những hình thức nhằm xã hội hoá công tác quản lý bảo
vệ rừng, nhà nước giữ được rừng, người dân được ấm no. Việc chia sẻ lợi ích là
việc trả lại cho người dân những quyền mà người dân đã thực hiện và coi trong
người dân, đặt họ là trung tâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa
dạng sinh học. ;
 Việc nâng cao đời sống của cộng đồng cần phải gắn liền với nâng cao nhận thức của
người dân bằng các biện pháp tuyên truyền. Tuyên truyền các chủ chương chính
sách pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ và phát triển rừng thông qua các
buổi họp thôn, hoạt động tập thể, phối hợp với nhà trường lồng ghép một số tiết
học về bảo vệ và phát triển rừng.
 Đẩy mạnh công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho dân và diện tích chi trả dịch
vụ môi trường rừng, tạo điều kiện cho dân có công ăn việc làm và nâng cao thu
nhập.
 Duy trì hoạt động của các Tổ đội tuần tra bảo vệ rừng; đầu tư cả về kiến thức điều
tra, giám sát đa dạng sinh học lẫn trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các tổ đội này
đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.
 Cần xây dựng một kế hoạch điều tra tổng thể tài nguyên rừng theo định kỳ có thể 5
năm hoặc 10 năm, để nắm bắt được tổng thể của tài nguyên, phục vụ tốt cho công
tác quản lý rừng.
 Đối với các loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao cần phải có sự bảo tồn
nguyên vị mà trước tiên phải bảo vệ hệ sinh thái rừng.
 Nâng cao năng lực cho các Ban quản lý; đặc biệt là đầu tư về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, đào tạo nhân lực về lĩnh vực bảo tồn, đồng thời có sự quan tâm và hỗ trợ
của các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương và các tổ chức Quốc tế.
Câu 7: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về vấn đề tài nguyên nước ở
Việt Nam và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên này?
Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú. Lượng mưa trung bình
vào loại cao, khoảng 2000 mm/năm. Tổng lượng mưa trên toàn bộ lãnh thổ là 650
km3/năm.

Ngoài dòng chảy phát sinh trong vùng nội địa, hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận
thêm lưu lượng từ Nam Trung Quốc và Lào, với số lượng khoảng 550 km3. Do vậy,
tài nguyên nước mặt và nước ngầm có thể khai thác và sử dụng ở Việt Nam rất
phong phú, khoảng 150 km3 nước mặt một.
Tuy nhiên, vấn đề tài nguyên nước của Việt Nam gồm các nội dung sau đây:
 Tình trạng thiếu nước mùa khô và lũ lụt mùa mưa đang xảy ra ở nhiều địa
phương với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Ví dụ, giảm trữ lượng nước ở các
hồ thuỷ điện lớn (Thác Bà, Trị An, Hoà Bình) hoặc lũ quét ở các tỉnh Sơn La,
Tuyên Quang, Nghệ An v.v Nguyên nhân chủ yếu là nạn chặt phá rừng.
 Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm, ô nhiễm nước ngầm, mặn hoá các thấu
kính nước ngầm đang xảy ra ở các đô thị lớn và các tỉnh đồng bằng. Nước ngầm
ở các khu dân cư tập trung đang bị ô nhiễm bởi nước thải không xử lý. Các thấu
kính nước ngầm đồng bằng Nam bộ đang bị mặn hoá do khai thác quá mức.
 Ô nhiễm nước mặt (sông, hồ, đất ngập nước) do các nguồn thải công nghiệp và
hoá chất nông nghiệp. Mức độ phú dưỡng các hồ nội địa gia tăng. Một số vùng
cửa sông đang bị ô nhiễm dầu, kim loại nặng, thuốc trừ sâu.
Nguyên nhân:
Do tác động của biến đổi khí hậu.
Do nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải sinh hoạt không
được xử lý đã và đang thải trực tiếp ra các dòng sông gây ô nhiễm môi trường
nước, làm cho nước có tính độc và bốc mùi khó chịu.
Do thải vào nước các chất kim loại như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất
độc cho sinh vật thủy sinh.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học, chất độc trong
thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động nnoong nghiệp cũng đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp
lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
cần quan tâm đúng mức các vấn đề xử lý nước thải, quy hoạch các công
trình thuỷ điện, thuỷ nông một cách hợp lý, bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng.

Câu 8: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về vấn đề sử dụng hợp lí
tài nguyên không tái tạo? Lấy VD minh họa?
 Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, không có quá
trình bổ sung thêm, khi sử dụng tài nguyên sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá
trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt
sau khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu
diệt của các loài sinh vật quý hiếm.
Tài nguyên không tái tạo bao gồm: Các khoáng sản, nhiên liệu hoá thạch (than
đá, dầu mỏ, khí đốt ), các thông tin di truyền, gen quý hiếm bị mai một
không giữ lại được là những nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo
được.
Câu 9: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về môi trường đô thị và
công nghiệp Việt Nam?
Môi trường đô thị ở Việt Nam.
Việt Nam có 623 đô thị, 2 thành phố loại đặc biệt (Hà Nội, TP. HCMinh), 3 thành
phố loại 1 ( Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ), 82 thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh
chiếm 23% dân số toàn quốc (1999), dự tính dân số đô thị Việt Nam năm 2010
là 33%.
Hạ tầng kỹ thuật đô thị Việt Nam rất kém. Đến năm 1998 mới có khoảng 53%
dân số đô thị được cấp nước sinh hoạt, nhưng chất lượng không đảm bảo yêu
cầu.
Hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải vẫn còn nhiều yếu
kém. Nhiều đô thị không có cả hệ thống thoát nước.
Hiện tượng ô nhiễm nước mặt, tiếng ồn, độ rung, nhiệt, điện, từ trường, bụi, ô
nhiễm khí độc hại,…luôn ở mức báo động ở hầu hết các đô thị lớn. Tỷ lệ cây
xanh/ đầu người thấp dưới 2m
2
.
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn hoạt động không hiệu quả, nhiều thị xã thị trấn hoàn
toàn không có dịch vụ thu gom rác.

Hệ quả: gây nhiều bệnh dịch, môi trường sống con người bị ảnh hưởng,….
Môi trường công nghiệp ở Việt Nam.
 Đến tháng6/ 1999 nước ta có 66 khu công nghiệp nhưng chỉ có 3 khu chế xuất
và 1khu công nghệ cao. Khu công nghệ mới có trình độ hiện đại là 20, còn 46
khu công nghiệp có trình độ công nghệ thấp. Chỉ khoảng 1/3 số khu công nghiệp
cơ bản xây dựng hạ tầng kĩ thuật nhưng ít khu xây dựng hệ thống xử lý chất
thải. Ô nhiễm công nghiệp đang là vấn đề nan giải vì việc xử lí gặp nhiều khó
khăn phức tạp về mặt kinh tế xã hội.
 Trong giai đoạn 1990 – 2000 các lực lượng thanh tra nhà nước đã thanh tra
22.622 cơ sở sản xuất thì có gần 8000 ( 34%) cơ sở vi phạm quy định về môi
trường.
 Vd: mới đây vê đân… sông thị vải> phạt hành chính.
 Công nghiệp khai thác khoáng sản phá hoại môi trường rất nghiêm trọng. Hiện
nay trên cả nước có trên 1000 mỏ khai thác trên 50 chủng loại khoáng sản khác
nhau và hàng chục ngàn điểm khai thác thủ công rải rác. Nói chung, các vùng
khai thác khoáng sản đều không có kế hoạch phục hồi môi trường, xử lí đất đá
thải, gây các tác động xấu cho môi trường như: lở đất, axit hóa, chống trọc, cháy
nổ…
Ví dụ:
+ Khai thác than: cứ khai thác 1 tấn than thải ra 5 -7 m
3
khí CH
4
, và 7 – 15
m
3
CO
2
.
+ Thủy điện tuy là dạng năng lượng sạch nhưng việc xây dựng hồ, đập gây

tác động sâu sắc đến môi trường của một vùng rộng lớn: thay đổi chế độ
thủy văn, tái định cư diện rộng, mất đất nông nghiệp,động đất kích thích,
xói lở hạ lưu…
Câu 10: Trình bày những hiểu biết của anh / chị về vấn đề Môi trường nông
thôn và nông nghiệp Việt Nam?
 Hiện nay, nông thôn Việt Nam mới có khoảng 30 - 40% số hộ được sử dụng nước
sinh hoạt hợp vệ sinh. Tỷ lệ các hộ có hố xí hợp vệ sinh thấp hơn (28% - 30%).
Nhiều loại dịch bệnh bùng phát như sán lá phổi, sán lá gan nhỏ, dịch hạch, sốt rét.
Nhiều vùng có tỷ lệ nhiễn giun đến 70% dân số.
 Các làng nghề thủ công có điều kiện môi trường rất đáng ngại và cũng rất khó
khắc phục. Ô nhiễm làng nghề đáng chú ý nhất là ô nhiễm nước, ô nhiễm khí.
 Môi trường nông nghiệp đang sử dụng quá nhiều các loại chất bảo vệ thực vật,
phân bón hóa học trong đó có nhiều loại thuốc cấm, thuốc trôi nổi, nhập lậu,
không rõ thành phần. Ước tính toàn quốc có 50% cơ sở kinh doanh thuốc BVTV
không giấy phép.
 Hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển đã tàn phá hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Dư lượng thuốc diệt tạp, thức ăn thừa và mầm bệnh từ các đầm nuôi gây ô nhiễm
nghiêm trọng môi trường nước, là nguyên nhân bùng nổ dịch bệnh cho vật nuôi.
Câu 11: Nêu sự khác biệt giữa hai hướng phát triển phát triển ko bền vững
và phát triển bền vững?
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con
người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai
Những quan niệm cơ bản của hai hướng phát triển.
STT Phát triển bền vững Phát triển không bền vững
1 Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, cả về số lượng và
khả năng tự phục hồi đối với tài nguyên có thể tự
phục hồi.
Tài nguyên thiên nhiên là vô
tận, khoa học công nghệ sẽ
tìm ra nguồn tài nguyên mới

thay thế nguồn tài nguyên đã
hết.
2 Năng lực sản xuất và quay vòng của các hệ sinh
thái có thể được tăng cường nhờ con người, nhưng
sự tăng cường đó không vượt quá giới hạn tự
nhiên.
Khả năng tự làm sạch của
môi trường là vô tận.
3 Đặc tính của chính quyền là ưu tiên lợi nhuận cho
những ai nắm quyền lực. Quyền lực kinh tế và
chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, quyền
lực này làm tăng quyền lực kia của người nắm giữ.
Cộng đồng nghèo đói là cộng đồng không có quyền
lực thực sự. Cốt lõi của sự nghiệp xóa đói giảm
nghèo bằng việc thực hiện dân chủ tận gốc, đảm
bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Nghèo đói chỉ đơn giản là do
tăng trưởng kinh tế chưa đầy
đủ, xuất phát từ đầu tư chưa
đúng mức, ở đây không có
vấn đề quyền lực.
4 Thị trường với cơ chế phân phối rất quan trọng,
nhưng các loại thị trường đều không hoàn hảo; đặc
tính của thị trường là thỏa mãn cái “muốn” của
người giàu nhiều hơn cái “cần” của người nghèo.
Thị trường cho phép cạnh
tranh tự do, bình đẳng.
5 Hệ thống toàn cầu chỉ bền vững và công bằng trên
cơ sở các cộng đồng bền vững và công bằng. Vay
nợ chỉ có lợi cho bên vay trong một số trường hợp,

nhưng có lợi bên phía cho vay trong mọi trường
hợp.
Vay nợ quốc tế để đầu tư cho
sản xuất sẽ tạo khả năng
hoàn trả cho người đi vay và
là biểu hiện của sự bình đẳng.
6 Các hoạt động kinh tế địa phương đa dạng hóa
trên cơ sở nguồn tài nguyên đa dạng của địa
phương có khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu cơ
bản của cộng đồng, tăng độ an toàn của cộng đồng,
của quốc gia và của toàn cầu. Chuyển đổi nghề
nghiệp cho nông dân mất đất, cho ngư dân mất
mặt nước không phải là việc làm đơn giản.
Những người nông, ngư dân
thất nghiệp do công nghiệp
hóa sẽ dễ dàng được giải
quyết việc làm tại các đô thị
và khu công nghiệp.
7 Khi người địa phương kiểm soát các nguồn tài
nguyên tại chỗ và tạo ra nguồn sống cho con cái họ
thì họ có trách nhiệm tốt hơn là những người quản
lí ở xa. Điều quan trọng không phải là lực thị
trường mà là quyền sử dụng và kiểm soát tài
nguyên.
Lực thị trường sẽ tự điều
chỉnh và phân phối các lợi
nhuận từ thị trường. Quản lí
và phát triển phải tôn trọng
các nguyên tắc thị trường.


Câu 12: Phân tích vai trò và mặt trái của khoa học công nghệ trong phát triển
bền vững?
Vai trò:
 Chúng ta thấy rằng, máy móc có một sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm lao động
của con người và làm cho lao động của con người có kết quả hơn
 Khoa học - công nghệ tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất và tăng năng
suất lao động. Từ đó dẫn tới sự phát triển kinh tế, gia tăng thu nhập của xã hội
và con người.
 Khoa học và công nghệ đang có vai trò to lớn trong việc hình thành nền “kinh tế
tri thức” và “xã hội thông tin” , phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất,
dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia.
 Công nghệ có thể tạo ra các nguồn tài nguyên mới, năng lượng mới. VD:
uranium là nguồn năng lượng mới tìm thấy khi phát minh phản ứng hạt nhân.
 Công nghệ giúp con người khai thác nguồn tài nguyên truyền thống rất khó tiếp
cận, góp phần làm tăng số lượng nguồn nguyên liệu thô. VD: trong lĩnh vực chất
đốt ngta đã hóa lỏng hoặc khí than đá trên bề mặt hoặc trong lòng đất, giá
thành sx ít và tận dụng đc hết nguồn năng lượng.
 Công nghệ làm giảm lượng nguyên liệu và năng lượng tiêu dùng trong sản xuất.
 Công nghệ sinh học hứa hẹn sẽ loại trừ nạn đói do được áp dụng và thử nghiệm
rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi. Ứng dụng công nghệ sinh học
trong nông nghiệp như: nhân giống, thụ tinh trong phòng thí nghiệm, nuôi cấy
mô, sinh sản vô tính,…
 Nhiều công nghệ sạch mới đã và đang đc phát triển thay vì ngăn chặn tận gốc,
hay cố gắng làm giảm hậu quả của ô nhiễm.
Mặt trái: tình trạng ô nhiễm môi trường, hiện tượng trái đất nóng lên, tai nạn lao
động, các loại bệnh mới, nhất là việc chế tạo ra vụ khí hiện đại có sức hủy diệt lớn,
vấn đề đạo đức xã hội bị xuống cấp.
tiến bộ khoa học - công nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường lại đẩy mạnh quá
trình cạnh tranh kinh tế. Những người đi tiên phong trong việc đổi mới công nghệ
sẽ thu được nhiều lợi nhuận, lợi nhuận siêu ngạch so với những người khác. Vì vậy

mà mặc dù, tổng thu nhập xã hội tăng lên nhanh chóng, nhưng phân phối lại không
đồng đều. Cùng với tiến bộ khoa học - công nghệ là sự phân cực giàu nghèo ngày
một sâu sắc.
Ví dụ: Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học, một
lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền
và và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là làm
suy thoái chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như phú dưỡng đất,
nước, ô nhiễm đất, nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn, suy
giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc bảo
vệ thực vật.
Câu 13: Trình bày vấn đề di dân và tái định cư nông thôn sang thành thị
Thực trạng: Ở Việt Nam trong những năm qua, cùng với quá trình CNH, HĐH đất
nước, tốc độ đô thị hóa cũng diễn ra vô cùng nhanh chóng. Sự phát triển mạnh mẽ
của các đô thị trên phạm vi cả nước đã dẫn đến sự tập trung với quy mô và tốc độ
ngày càng cao của cư dân đô thị, đặc biệt là dòng di cư của lao động nông thôn vào
các thành phố, đô thị lớn. VD: tại tp HN số lượng người di dân là hơn 16 ngàn người
2001 > 2010 là hơn 52 ngàn người.
Nguyên nhân:
 Thứ nhất, đó là nguyên nhân kinh tế:
Lực đẩy quen thuộc từ nơi xuất cư như:
Vấn đề thất nghiệp ở nông thôn, thiếu đất canh tác, thiếu việc làm, việc làm thu
nhập thấp là nguyên nhân thúc đẩy người di cư đến thành phố.
Điệu kiện sinh hoạt của nông thôn quá thấp, có sự chênh lệch so với thành phố
như điều kiện học tập, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giao thông…
Lực hút từ những nơi nhập cư: cơ hội việc làm dễ dàng, có tính ổn định, thu
nhập cao hơn so với nơi ở cũ… Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu cho
thấy: tiền lương, thu nhập, việc làm, mức độ thất nghiệp… đều ảnh hưởng đến
việc đưa ra quyết định di cư của người dân.

 Thứ hai, là nguyên nhân phi kinh tế:
tác động lớn nhất của sự thay đổi khí hậu đối với con người chính là việc khiến
họ phải di chuyển. Người dân tại các vùng chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt có số
lượng người di cư lớn, nhất là khu vực Miền Trung Điều kiện khí hậu ven biển,
hiện tượng xói mòn ven biển gia tăng và mùa màng thất bát là nguyên nhân
khiến hàng triệu người phải rời khỏi nơi cư trú của mình.
vấn đề chất lượng cuộc sống, những người di dân muốn có cuộc sống tốt hơn
thông qua cuộc sống ở thành thị, nơi có ánh đèn rực rỡ của thành phố, nơi đó có
các phương tiện giao thông, phương tiện thông tin đại chúng… được hiện đại
hóa, nơi có hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển; vấn đề về phong tục tập
quán và các nhân tố xã hội khác cũng tác động sâu sắc tới quá trình di dân từ
nông thôn ra thành thị.
Hệ quả: nạn thất nghiệp, ách tắc giao thông, thiếu nhà ở, vệ sinh môi trường kém,
thiếu trường học, thiếu dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe…
Biện pháp:
 Phải giảm bớt sự thiên lệch đối với chính sách phát triển đô thị và nông thôn.
Giảm thiểu bất cân bằng về các cơ hội kinh tế giữa nông thôn và thành thị.
 Các nhà hoạch định chính sách phải nhận thức được rằng việc tạo ra công ăn
việc làm ở thành thị nhiều hơn có thể không phải là giải pháp để giải quyết vấn
đề thất nghiệp ở đô thị.
 Cấu trúc lại nền giáo dục quốc gia hướng cân đối giữa đào tạo lao động trình độ
cao với đào tạo nghề.
 Sử dụng linh hoạt công cụ trợ cấp đối với khu vực nông thôn để cải thiện thu
nhập thực tế cho người lao động, giảm áp lực di cư.
 Các chương trình phát triển vùng nông thôn nên được khuyến khích. Các chính
sách tập trung vào cả nguồn thu từ khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp đều
phải được chú trọng.
 Các chương trình phát triển vùng nông thôn nên được khuyến khích. Các chính
sách tập trung vào cả nguồn thu từ khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp đều
phải được chú trọng.

Câu 14: Anh / chị hãy phân tích nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân,
nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc phân quyền và ủy quyền của phát
triển bền vững?
‒ Nguyên tắc sự ủy thác của nhân dân
+ Nguyên tắc sự ủy thác của nhân dân: yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn
ngừa các thiệt hại môi trường xảy ra ở bất cứ đâu, bất kể đã có hay chưa các điều
luật quy định về cách ứng xử các thiệt hại đó. Công chúng có quyền đòi chính quyền
phải có hành động xử lí kịp thời các sự cố môi trường.
‒ Nguyên tắc phòng ngừa của phát triển bền vững
+ Nguyên tắc phòng ngừa: ở những nơi có thể xảy ra các sự cố môi trường thì không
thể lấy lí do là chưa hiểu biết chắc chắn để trì hoãn biện pháp ngăn ngừa. về mặt
chính trị nguyên tắc này khó áp dụng, việc chon lựa phương án phòng ngừa nhiều
khi bị gán tội chống lại các thành tựu phát triển kinh tế.
‒ Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền của phát triển bền vững.
+ Các nguyên tắc được soạn ra bởi chính các cộng đồng bị tác động nhưng cần có 1 tổ
chức thay mặt họ để nêu lên ý kiến giải quyết với các cấp cao hơn.
+ Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm kiểm soát sự ủy quyền của các hệ thống quy hoạch
ở tầm quốc tế nhằm cổ vũ quyền lợi của các địa phương về sở hữu tài nguyên, về
ngĩa vụ đối với môi trường và về các giải pháp riêng của họ. Áp lực càng lớn đòi hỏi
sự ủy quyền càng tăng.
Câu 15: Anh / chị hãy phân tích nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ và bình
đẳng trong nội bộ thế hệ của phát triển bền vững?
‒ Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ của phát triển bền vững.
+ Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ: là nguyên tắc cốt lõi của PTBV, yêu cầu việc
thoải mãn nhu cầu của các thế hệ hiện nay không làm ảnh hưởng đến các thế hệ
tương lai thỏa mãn nhu cầu của họ.
‒ Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ của phát triển bền vững.
+ Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ các thế hệ: con người trong cùng 1 thế hệ có
quyền được hưởng lợi một cách bình đẳng trong khai thác nguồn tài nguyên, bình
đẳng trong việc hưởng môi trường trong lành sạch sẽ. Nguyên tắc này đc áp dụng

để xủ lí mối quan hệ giữa các nhóm người trong quốc gia hay giữa các quốc gia. Sử
dụng ngày càng nhiều trong đối thoại quốc tế. Nhưng trong phạm vi quốc gia nó
mang tính nhạy cảm đối với các nguồn lực kinh tế, văn hóa – xã hội.
Câu 16: Anh / chị hãy phân tích nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
và nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền của phát triển bền vững?
‒ Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
+ Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền: người gây ô nhiễm phải chịu mọi chi
phí ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm và các chi phí môi trường nảy sinh từ các hoạt
động của họ sao cho chi phí này đc thể hiện đầy đủ trong giá cả hàng hóa và dịch vụ
mà họ cung ứng. Nhưng nếu áp dụng quá nghiêm thì sẽ có xí nghệp bị đóng cửa.
cộng đòng có thể cân nhắc vì trong nhiều trường hợp các phúc lợi tạo ra khi có công
ăn việc làm lớn hơn các chi phí cho vấn đề sức khỏe và ô nhiễm môi trường. >> cơ
chế áp dụng nguyên tắc này cũng phải linh hoạt.
‒ Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền
+ Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền: khi sử dụng hàng hóa hay dịch vụ, ng sử
dụng phải trả đủ giá trị tài nguyên + cí phí môi trường liên quan tới việc chế biến và
sử dụng tài nguyên.
Câu 17: Anh (chị) hãy cho biết quan điểm môi trường cực đoan gây khó
khăn gì cho phát triển bền vững:
 Thuộc về nhóm những người hãng hái bảo vệ môi trường, nhưng khác với bảo vệ
môi trường nhằm phát triển bền vững, những người theo trào lưu MTCĐ nhằm mục
tiêu "tất cả vì môi trường", “môi trường trên hết", “bảo tồn trên hết".
 MTCĐ trước hết là mặt đối lập của phát triển cực đoan (PTCĐ) đã nói ở trên. PTCĐ
có xuất xứ từ lịch sử xa xôi của loài người và gia tăng quy mô cùng với cách mạng
công nghệ. Trào lưu này ban đầu là sự cố gắng của nhân loại nhằm xoá đói nghèo
và thoát khỏi sự phụ thuộc vào thiên nhiên. Ban đầu trào lưu này là một ý thức tích
cực khi mà sức ép dân số chưa trở thành vấn đề bức xúc, nguồn tài nguyên và khả
năng tự làm sạch của Trái Đất còn dồi dào và những phát minh công nghệ còn chưa
đạt đến mức tạo ra những sản phẩm độc hại
 Nạn nhân chủ yếu của MTCĐ chính là những cộng đồng nghèo và yếu thế. Hiện còn

hàng chục triệu "triệu phú áo rách" sống trong các vùng cảnh quan sinh thái.
 Các khu vực bảo tồn thiên nhiên cần phải "giữ nguyên hiện trạng" được thành lập
trên cơ sở những tính toán thiếu tầm chiến lược dài hạn: không mở đường được,
không xây đập làm hồ được, không xây dựng đô thị được, không khai thác khoáng
sản được vì chỗ này một loài cá đặc hữu ngự trị, chỗ khác mấy loài kỳ nhông phởn
phơ, còn chỗ nọ thì phải giữ nguyên vì thấy vết chân còn tươi của một loài dê rừng
quý hiếm
 Những người ủng hộ trường phái môi trường cực đoan không phải là những người
nghèo đang phải hằng ngày vật lộn mưu sinh, khát khao miếng cơm manh áo và
học hành.
 Trong khi gọi các đô thị là những "ung nhọt của Trái Đất" là "các tế bào ung thư
trong cơ thể tự nhiên" thì những người ủng hộ MTCĐ lại là những dân cư đô thị
chính cống với cuộc sống đầy đủ tiện nghi.
 Xu thế phát triển trên thế giới đầu thế kỷ XXI sẽ làm tăng cả nhóm người giàu có và
nhóm người nghèo khổ. Đó chính là mảnh đất làm cho cả nhóm MTCĐ lẫn nhóm
nạn nhân của MTCĐ sẽ còn bành trướng trong tương lai.
Câu 18: Anh(chị) hãy phân tích vấn đề phát triển cực đoan trong phát triển
bền vững?
 Quan điểm trào lưu quan điểm cực đoan là quan điểm lấy tăng trưởng kinh tế
làm trọng tâm, “tất cả cho tăng trưởng GDP hoặc GNP” coi nhẹ hoặc bỏ qua
trách nhiệm với môi trường. (GNP: tổng sản phẩm quốc nội; GDP: thu nhập
bình quân/ng/ năm).
 Nếu GNP tăng trưởng ổn định thì nền kinh tế của quốc gia đó được coi là phát
triển tốt. Mặt khác nếu GNP tăng trưởng âm trong 3 quý liên tục thì nền kinh
tế đó được cho là khủng hoảng kinh tế ngắn kì, là nền kinh tế đi xuống.
 Mô hình tăng trưởng kinh tế xây dựng thành công dựa trên việc tiêu thụ hàng
hóa và dịch vụ ( cung – cầu). Có nghĩa là, ở vai trò người tiêu thụ thì cần phải
tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ thật nhiều. Hay nói cách khác họ phải chi tiêu
nhiều hơn nguồn thu nhập của mình vào những nhu cầu cần và cả những cái
thích ( thích = hàng hóa dịch vụ không thiết yếu, cốt thỏa mãn lòng ham

muốn).
VD: một người có chiếc ô tô tuy cũ nhưng vẫn chạy tốt. Do các biện pháp kích
cầu của nhà sản xuất như: khuyến mại, giảm giá, maketing người đó liền đổi
nó để lấy cái mới.
 Việc kích thích cái thích của người tiêu dùng rất quan trọng trong nền kinh tế.
Nhưng cần lưu ý rằng phát triển bền vững là đáp ứng nhu cầu và nguyện
vọng thiêt yếu hướng vào thỏa mãn cái cần chứ không phải chỉ nhằm thỏa
mãn cái thích.
 Tăng tiêu thụ hàng hóa có nghĩa là tăng bòn rút tài nguyên, đặc biệt là
nguyên liệu thô và năng lượng để sản xuất hàng hóa với số lượng khổng lồ.
Những lãng phí tài nguyên không cần thiết được hàm ẩn trong khái niệm
“thích”. Và đây chính là điểm không phù hợp trong phát triển bền vững. Vì nếu
tiêu thụ tài nguyên cho cái thích sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng
nhu cầu cho thế hệ tương lai.
 Công nghệ tái chế giúp giải quyết phần lớn phế thải, nhưng chính công nghệ
này lại đi ngược lại với mô hình phát triển cực đoan, đó là nhu cầu tăng thật
nhanh tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để góp phần tăng thật nhanh sản xuất.
 hệ quả của việc phát triển kinh tế mà không quan tâm đến môi trường: sâu
chuỗi dữ liệu ở các câu trước.
Câu 19: Trình bày hiểu biết của mình về tệ tham nhũng và lối sống tiêu thụ
trong phát triển bền vững?
 Lối sống tiêu thụ vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy mô hình tăng
trưởng kinh tế, vì tiêu thụ là cầu từ đó thúc đẩy cung.
 Lối sống tiêu thụ ngày càng lan tràn, từ các nước giàu sang các nước nghèo, từ
thành thị đến nông thôn.
 Lối sống tiêu thụ là bạn đồng hành của tệ tham nhũng. Sự hám lợi của những ở
những người có quyền lực diễn ra nghiêm trọng, nhất là ở các nước nghèo đang
phát triển, trở thành nạn tham nhũng khó khắc phục, nó là con sâu đục khoét
mọi mặt trận từ kinh tế, chính trị, xã hội. Tệ nạn tham nhũng ngày càng biến
tướng mạnh khi không chỉ cá nhân mà cả tập đoàn, đường dây bắt tay cùng

tham nhũng. VD: sáng 7/11/2013 một trong 10 vụ bê bối tham nhũng lớn nhất
ở VN đã được đưa ra xét xử với việc tham nhũng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của
đối tượng Vũ Quốc Hảo xảy ra tại công ty cho thuê tài chính 2, trực thuộc ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước
hơn 500 tỷ đồng.
 Tệ tham nhũng triệt tiêu phần lớn nỗ lực của nhân dân và chính phủ trong sự
nghiệp bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa nó làm xói mòn văn hóa xã hội và sự cố
gắng của chính phủ nhằm thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nghèo đói và suy thoái
môi trường không hiệu quả, và vòng luẩn quẩn ấy lại tiếp tục tăng tốc:
Xả thải, ô
nhiễm môi
Tiêu dùng
sản phẩm
Khai thác
tài nguyên
Xung đột môi
trường
Sản xuất
Xói mòn VH - XH
vòng luẩn quẩn thể hiện bản chất của phát triển không bền vững.
- biện pháp: tự suy luận
Câu 19: Những yêu cầu của phát triển bền vững
 PTBV cần sự nỗ lực của cả hệ thống môi trường:
‒ Phân hệ kinh tế:
+ Giảm dần các mức tiêu phí năng lượng và tài nguyên khác qua công nghệ tiết
kiệm và thay đổi lối sống.
+ Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và môi
trường.
+ Bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, dịch vụ, y tế, giáo dục.
+ Xóa đói giảm nghèo tuyệt đối.

+ Công nghệ sạch và sinh thái hóa nông nghệp ( tái chế, sử dụng, giảm thải, tái tạo
năng lượng, )
‒ Phân hệ xã hội nhân văn:
+ Ổn định dân số.
+ Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị.
+ Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do đô thị hóa.
+ Nâng cao học vấn, xó mù chữ.
+ Bảo vệ đa dạng văn hóa.
+ Bình đẳng giới, quan tâm đến nhu cầu lợi ích giới.
+ Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định của
nhà quản lí, hoạch định chính sách,
‒ Phân hệ tự nhiên:
+ Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo.
+ Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái.
+ Bảo vệ đa dạng xinh học.
+ Bảo vệ tầng ô zôn.
+ Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
+ Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm.
+ Khắc phục ô nhiễm, cải thiện và khôi phục môi trường.
 Các lĩnh vực cụ thể cần cân nhắc để đạt mục tiêu PTBV:
+ Chính trị: đảm bảo để công dân được tham gia có hiệu quả vào các quá trình ra
quyết định.
+ Kinh tế: tạo giá trị thặng dư trong mô hình sản xuất, điều chỉnh hướng sản xuất
sạch.
+ Xã hội: có giải pháp xử lí sung đột nảy sinh do phát triển không hài hòa, đặc biệt
là sung đột môi trường.
+ Công nghệ: tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới để tăng nguồn tài nguyên.
+ Quốc tế: củng cố các mô hình thương mại và tài chình bền vững trong mối liên
minh toàn cầu, khu vực nhằm bảo vệ môi trường.
+ Hành chính: mềm mại và thích ứng, có khả năng tự điều chỉnh và hoạch định

được các chính sách phù hợp.
Câu 20: Trình bày những hiểu biết của anh / chị về vấn đề dân số trong phát
triển bền vững?
Dân số, yếu tố quan trọng để phát triển bền vững. Chiến lược dân số là một bộ phận
quan trọng của chiến lược phát triển đất nước; một trong những vấn đề hàng đầu
tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội; là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng
cuộc sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
sự phát triển.
2012: dân số TG chạm mốc 7 tỷ người. 2013: ở vn dân số đạt 90 triệu người. tốc độ
gia tăng dân số TG khoảng 1,7%/ năm.
90% dân số TG sống ở các nước đang phát triển, nơi mà các quốc gia ít có khả năng
giải quyết các hệ quả của việc tăng dân số đối với những ảnh hưởng với môi
trường. Các nước đang phát triển này chỉ ưu tiên cho vấn đề dân số chứ chưa đủ
sức chăm lo cho môi trường.
Việc bùng nổ dân số trên phạm vi toàn cầu và vấn đề lương thực tỷ lệ nghịch với
nhau
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay biểu hiện ở các khía
cạnh:
+ Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương
thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v
+ Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi
trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp.
+ Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và
các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang
phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch
ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công
nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.
+ Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm

cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn
cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân
cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề
quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
Khi sự bùng nổ dân số ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng cuộc sống thì sự
đối lập giữa các nước phát triển và đang phát triển trở nên trầm trọng.
Các chính sách của các quốc gia phát triển tiến bộ hơn ở các nước đang phát triển
đặc biệt là ở phương đông khi hỗ trợ xã hội nhiều hơn là dựa vào con cái > giảm
thiểu dân số ở các nước PT.
Vấn đề phụ nữ trong việc tiếp thu kiến thức về kế hoạch hóa gia đình bị hạn chế
cũng là nguyên nhân bùng nổ dân số.
Dân số đông thì sức lao động nhiều (lao động thủ công), sản xuất nhiều của cải vật
chất và cũng tiêu thụ nhiều của cải hơn. Dân số quá thấp thì sức lao động không đủ,
không thể có tồn tại và phát triển xã hội.
Mục tiêu đặt ra đối với quốc gia, lãnh thổ là đảm bảo dân số ổn định, phát triển kinh
tế xã hội bền vững đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt cho cộng đồng. Dân số và phát
triển tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Bước tiến của lĩnh vực này thúc đẩy, tạo
thuận lợi cho lĩnh vực kia. Giải quyết tốt dân số nhưng kinh tế xã hội không phát
triển thì chất lượng cuộc sống cũng không được đảm bảo. Ngược lại kinh tế xã hội
phát triển nhưng dân số tăng quá cao thì tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người
(GDP) sẽ sụt giảm và cuối cùng chất lượng cuộc sống vẫn cứ thấp. Vấn đề đặt ra cho
toàn thế giới là việc lồng ghép vấn đề dân số với phát triển để đảm bảo sự hài hòa.
Tác động xấu đến môi trường do đông dân và nghèo:
+ Nghèo khổ làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài
nguyên mỏng manh của địa phương, trở nên dễ bị tổn thương do những biến
động của thiên nhiên và xã hội.
+ Nghèo làm cho thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn
hóa giáo dục và các dự án cải tạo môi trường.
+ Nghèo khổ làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng khai thác
quá mức, khai thác hủy diệt.

+ Nghèo khổ là mảnh đất lí tưởng cho mô hình phát triển nhawfmvaof tăng
trưởng kinh tế, xây dựng một xã hội tiêu thụ.
+ Nghèo khổ góp phần làm bùng nổ dân số.
Việc tiêu dùng quá mức của cư dân các nước phát triển cũng có tác hại đến môi
trường. Theo thống kê 1 ng Mỹ tiêu thụ nguyên liệu gấp 17 -20 lần 1 ng Nam Á, xả
thải gấp 25 ng TQ, các cộng đồng châu âu, hoa kì, Nga = 45% tổng lượng khí nhà
kính toàn cầu.
Tác động của dân số đến môi trường ngoài số dân còn phản ánh sự tiêu thụ trên
người và trình độ công nghệ.
Tác động của dân số lên môi trường còn còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác: di
dân, di cư, tỵ nạn, tái định cư,…( nêu bật lên vc tăng dân số làm ảnh hưởng lợi ích
của thế hệ tương lai).
- biện pháp:
Sự phát triển bền vững là quá trình sử dụng các tài nguyên thiên nhiên trong điều
kiện môi trường đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng phải đảm bảo các
điều kiện về tài nguyên và môi trường cho các thế hệ tương lai có điều kiện phát
triển hơn hoặc sống tốt hơn so với thế hệ hiện tại.
Tám giải pháp chính để thực thi Chiến lược BVMT nước ta bao gồm:
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm BVMT
2. Tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật về BVMT
3. Đẩy mạnh việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
4. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội và BVMT
5. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn, tạo sự chuyển biến trong đầu tư bảo
vệ môi trường
6. Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ về BVMT
7. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động BVMT
8. Tăng cường hợp tác quốc tế về BVMT.

×