Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Để hiểu thêm về vấn đề này sau đây tôi xin trình bày khái niệm cũng như đặc điểm của An sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.74 KB, 4 trang )

Trong cuộc sống, không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi, may
mắn để tồn tại và phát triển. Trái lại, những rủi ro từ nguyên nhân khách quan, chủ
quan, từ thiên nhiên, từ quá trình lao động, từ những bất hạnh của hoàn cảnh…
thường đe dọa cuộc sống của mỗi cá nhân khiến họ phải tìm cách bảo vệ mình.
Sáng kiến thiết lập quỹ tài chính từ sự đóng góp bắt buộc của các bên trong
quan hệ lao động, đặt dưới sự hỗ trợ, đảm bảo của Nhà nước và mang tính xã hội
sâu sắc, không vì mục đích kinh doanh trên phạm vi rộng được hình thành. Đây
chính là hình thức BHXH được đề xuất đầu tiên ở Đức nhằm bảo vệ NLĐ trong
trường hợp mất thu nhập vì ốm đau, bệnh tật sau đó mở rộng dần việc bảo hiểm
với các trường hợp rủi ro khác như tai nạn nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật…
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi thành viên xã hội đều tiếp cận được với cơ
chế BHXH tiến bộ này. Một bộ phận dân chúng, đặc biệt là những người nghèo
khổ, không có thu nhập, không tham gia quan hệ lao động, không đủ khả năng
tham gia vào cơ chế cùng đóng góp, cùng chia sẻ rủi ro. Lúc này, cơ chế chia sẻ rủi
ro mang tính xã hội với đảm bảo chắc chắn từ Nhà nước trở thành cần thiết hơn
bao giờ hết. Tất cả các cách thức, biện pháp chống lại các rủi ro bảo vệ cuộc sống
của con người trong xã hội do Nhà nước tổ chức và bảo đảm thực hiện…đã dần
dần hình thành nên mạng lưới bảo vệ an toàn cho cuộc sống của các thành viên
trong xã hội và được gọi là An sinh xã hội (ASXH). Để hiểu thêm về vấn đề này
sau đây tôi xin trình bày khái niệm cũng như đặc điểm của An sinh xã hội
1. Khái niệm An sinh xã hội:
Chúng ta có thể hiểu:
An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình, trước hết
và chủ yếu nhằm đảm bảo thu nhập, sức khỏe và các điều kiện sinh sống thiết yếu
khác thông qua các biện pháp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội
hay ưu đãi xã hội
2. Đặc điểm của pháp luật về An sinh xã hội:
Theo khái niệm trên thì, An sinh xã hội có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất: Về chủ thể của quan hệ pháp luật An sinh xã hội:
Trong quan hệ pháp luật An sinh xã hội, thông thường có một bên tham gia là
Nhà nước.


Nhà nước tham gia quan hệ này thông qua các cơ quan do Nhà nước thành lập
hoặc các tổ chức được Nhà nước thừa nhận và trao trách nhiệm. Các chủ thể đại
diện cho Nhà nước thường tham gia quan hệ pháp luật An sinh xã hội với tư cách
là người thực hiện các chế độ An sinh xã hội bằng nguồn lực của mình, ngân sách
Nhà nước hoặc với tư cách là người tổ chức và huy động các nguồn lực xã hội để
Nhà nước bổ sung cho các chế độ an sinh cố định trong những trường hợp cần
thiết.
Đối tượng bảo vệ của An sinh xã hội là rất rộng lớn, bao gồm mọi thành viên xã
hội mà không có sự phân biệt theo thành phần kinh tế, giới tính, tôn giáo, chủng tộc,
đẳng phái…
Xét cho cùng, bất kể cá nhân nào trong xã hội dù có những lợi thế về kinh tế, vị
trí chính trị xã hội… cũng không thể trù liệu nổi cho những biến cố sẽ hoặc sắp xảy
ra với mình, do đó họ cần phải hợp sức bảo vệ lẫn nhau, hướng tới một xã hội thân
ái và an toàn cho mọi thành viên. Vì vậy, các giới hạn phân biệt được xóa bỏ đảm
bảo bản chất xã hội và khả năng thực hiện An sinh xã hội. Mặt khác, An sinh xã
hội là một nội dung thuộc phạm trù quyền con người - quyền được sống hòa bình,
trật tự, bình đẳng, được thương yêu, đùm bọc, che chắn và bảo vệ trước những biến
cố rủi ro, bất lợi xảy ra. Đây là vấn đề nhân quyền do đó không đặt ra bất kỳ một
tiêu chí phân biệt nào cho mỗi cá nhân với tư cách là thành viên xã hội. Vấn đề là ở
chỗ mỗi quốc gia thể chế hóa quyền này như thế nào trong pháp luật của mình.
Đặc trưng này thể hiện rất rõ trong đối tượng bảo vệ ở các nội dung An sinh xã
hội. Bằng việc thiết lập hệ thống các “lưới bảo vệ”, An sinh xã hội đem đến sự bảo
vệ cho tất cả cộng đồng dân chúng. Chẳng hạn, nếu BHXH có đối tượng bảo vệ là
những NLĐ và thậm chí cả thành viên gia đình họ trong một số trường hợp thì hệ
thống TGXH hay chăm sóc y tế, dịch vụ công cộng… đối tượng lại là toàn bộ dân
chúng. Nhiều quốc gia còn xác định quyền hưởng An sinh xã hội không chỉ bó hẹp
với những công dân của nước họ mà còn mở rộng đối với những người mang quốc
tịch nước khác, người không quốc tịch… Phạm vi đối tượng hưởng không phân
biệt, loại trừ nhau ở mỗi bộ phận mà trái lại, còn bổ sung, hỗ trợ nhau nhằm mục
đích đem lại sự bảo vệ toàn diện cho các thành viên. Đặc trưng này vừa thể hiện

bản chất của An sinh xã hội vừa là nguyên tắc thực hiện, mục tiêu phấn đấu của
mỗi quốc gia. ILO cũng đã từng khuyến cáo mỗi quốc gia phải chú trọng đến độ
bao phủ của An sinh xã hội:
“Điều lý tưởng nhất là tất cả các thành viên cộng đồng đều được bảo vệ bởi An
sinh xã hội, bất kỳ cá nhân đó đang ở giai đoạn nào của cuộc đời và điều lý tưởng
hơn nữa là phạm vi sự bảo vệ đó trở nên thực sự phổ quát và đồng nhất”, trên cơ sở
đó mới thiết lập hệ thống chế độ bảo vệ theo tiêu chí phân loại nhóm đối tượng. Xu
thế chung của An sinh xã hội hiện đại là mỗi quốc gia đều cố gắng hết sức để mở
rộng phạm vi đối tượng hưởng trong mỗi chế độ nhằm cung cấp khả năng bảo vệ
cao nhất cuộc sống của mỗi thành viên.
Chủ thể hưởng An sinh xã hội có quyền tham gia quan hệ pháp luật này ngay từ
khi được sinh ra.
Đặc điểm này cũng xuất phát từ vấn đề về nhân quyên của con người như đã
trình bày ở trên. Nó là vấn đề đạo đức và nhân văn của xã hội loài người, không
phụ thuộc vào sự cho phép của pháp luật, hay việc thực hiện nghĩa vụ của các cá
nhân thành viên trong xã hội.
Thứ hai: Về nội dung của quan hệ pháp luật An sinh xã hội:
Nội dung của An sinh xã hội chính là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên
của mình.
Sự bảo vệ này được thực hiện thông qua các biện pháp công cộng với sự tham
gia của nhiều chủ thể như Nhà nước, gia đình, tổ chức, cá nhân… từ đó thiết lập hệ
thống các chế độ bảo vệ An sinh xã hội. Xem xét lịch sử phát triển An sinh xã hội
ở các quốc gia cho thấy không một quốc gia nào ngay từ đầu đã thiết lập được
mạng lưới bảo vệ đáp ứng được các yêu cầu ứng phó với mọi rủi ro và cũng chưa
một quốc gia nào cho rằng hệ thống An sinh xã hội của mình là hoàn thiện. Đây là
một quá trình phát triển, tùy thuộc vào sự xuất hiện nhu cầu bảo vệ và khả năng
đáp ứng nhu cầu đó mà các quốc gia bổ sung dần từng chế độ, thậm chí trong một
chế độ cũng có sự hoàn thiện dần.
Hiện nay, có nhiều quan hệ được thiết lập để chia sẻ rủi ro trong đời sống con
người. Trong đó, có những quan hệ hình thành trên cơ sở tình cảm, đạo đức hoặc

sự tự nguyện và lòng hảo tâm của cộng đồng xã hội; có những quan hệ kinh doanh,
dịch vụ trên cơ sở đáp ứng nhu cầu chia sẻ rủi ro của các cá nhân trong xã hội.
Riêng các quan hệ pháp luật an sinh xã hội hình thành trên cơ sở nhu cầu chung
của xã hội, để quản lý và chia sẻ rủi ro cho cả cộng đồng, không phụ thuộc vào
những quan hệ khác, không nhằm thực hiện những mục đích khác. Trên cơ sở này,
Nhà nước xác định những loại quan hệ xã hội do pháp luật An sinh xã hội điều
chỉnh. Điều đó giải thích vì sao nhiều quan hệ mang tính chia sẻ rủi ro khác pháp
luật An sinh xã hội không điều chỉnh song quan hệ Bảo hiểm xã hội chủ yếu do
người tham gia bảo hiểm đóng góp tài chính, có thực hiện cân đối thu chi lại vẫn
thuộc hệ thống quan hệ pháp luật an sinh xã hội
Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các chủ thể là trợ giúp và được trợ giúp vật chất,
do Nhà nước đảm bảo thực hiện:
Do mục đích của quan hệ pháp luật An sinh xã hội là đảm bảo an toàn về đời
sống dân sinh cho con người nên nội dung chính của quan hệ này là vấn đề trợ giúp
vật chất cho các thành viên xã hội trong những trường hợp cần thiết. Điều đó
không có nghĩa là việc trợ giúp vật chất quan trọng hơn những lĩnh vực trợ giúp
khác mà nó chỉ ra lĩnh vực đặc thù làm nên thuộc tính của quan hệ An sinh xã hội.
Các lĩnh vực khác trong xã hội như giáo dục đào tạo, việc làm và thu nhập, đảm
bảo điều kiện sống hòa bình cho người dân… cũng là những vấn đề rất quan trọng
nhưng nó thuộc lĩnh vực bảo đảm xã hội nói chung. Đời sống của con người gắn
liền với vấn đề “cơm, áo, gạo, tiền” nên khi gặp khó khan về kiếm sống khi tuổi
già, tàn tật, mất nguồn nuôi dưỡng, mất phương tiện sinh sống do thiên tai… thì xã
hội phải trợ giúp cho thành viên của mình nguồn vật chất để đáp ứng nhu cầu thiết
mực nhất đó. Vì vậy, quyền và nghĩa vụ chủ yếu nhất của các bên trong quan hệ
pháp luật An sinh xã hội được Nhà nước đảm bảo thực hiện là trợ giúp vật chất cho
người cần trợ giúp. Chế độ trợ cấp vật chất cho người có đủ điều kiện luật định là
nội dung chính, xuyên suốt các chế độ An sinh xã hội không chỉ ở pháp luật Việt
Nam mà còn là nội dung pháp luật của tất cả các nước có điều chỉnh loại quan hệ
này.
Thứ ba: Về mục đích, ý nghĩa của quan hệ pháp luật An sinh xã hội:

Mục đích của An sinh xã hội là nhằm chống lại những rủi ro, biến cố bất lợi
đảm bảo an toàn cho cuộc sống của các thành viên trong xã hội. Trong cuộc sống,
con người phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, biến cố dẫn đến những biến động theo
chiều hướng bất lợi. Hậu quả của nó là những túng quẫn về mặt kinh tế, những khó
khan về mặt xã hội và từ đó xuất hiện nhu cầu cần được bảo vệ. Vì sự đa dạng của
rủi ro, biến cố và mức độ yêu cầu đảm bảo khác nhau mà mục đích của An sinh xã
hội lại có phạm vi và mức độ khác nhau. Về cơ bản, mục đích của An sinh xã hội
nhằm giúp cho con người thoát khỏi những khó khan, túng quẫn về kinh tế, và đảm
bảo sự tồn tại. Cao hơn thế, mục đích của An sinh xã hội không chỉ dừng lại ở việc
đảm bảo mà còn nhằm ổn định và phát triển cuộc sống. Các quốc gia có điều kiện
kinh tế phát triển, nhu cầu bảo vệ của người dân không chỉ dừng lại với các tiêu chí
cơ bản đó nữa mà hơn thế nữa là nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ cả những
người giàu có không bị nghèo đi, thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển kinh tế.
Vấn đề là ở chỗ các quốc gia xác định mục tiêu cụ thể của An sinh xã hội như thế
nào và thể chế hóa đảm bảo thực hiện ra sao. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện riêng của từng quốc gia, trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. Đề
cập vấn đề này, ILO cũng khẳng định rõ:
“mục đích của An sinh xã hội là bảo đảm an toàn cuộc sống cho các thành viên
xã hội trước những rủi ro, biến cố. Để đạt được mục đích này, các quốc gia xây
dựng các chương trình hành động với mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát
triển”.

×