1
Lời nói đầu
Tất cả các quốc gia đều hiểu rằng: “Chìa khóa cho sự phát triển nền kinh
tế là họ phải giữ cho đèn luôn sáng và xe luôn chạy”. Vậy có sự phù hợp nào
khơng giữa mục tiêu tăng trưởng phát triển kinh tế của Việt Nam với cụm danh
từ “cắt điện” và “tắc đường” dường như được nhắc đến lại quá phổ biến? Câu
trả lời là “Không!” Tất cả các thành viên trong nền kinh tế từ chính phủ đến
người dân đều hiểu rất rõ ý nghĩa về những điều này.
Nếu ví von nền kinh tế như một cơ thể sống, thì điện được xem như
nguồn cung cấp ô xi cho cơ thể nền kinh tế tồn tại và hoạt động được. Tất nhiên,
khơng có điện, nền kinh tế sẽ chết; và thiếu điện thì nền kinh tế “bị ốm”. Và nền
kinh tế Việt Nam không phải là một nền kinh tế “khỏe mạnh” nếu xem xét từ
góc độ này.
Cung cấp điện ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề cần được xem xét thận
trọng và nghiêm túc. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, điện lực Việt Nam
vẫn chưa làm tốt được chức năng cũng như vai trị chính của mình. Nó là vấn đề
thu hút được nhiều sự quan tâm trong xã hội.
Đóng vai trò một ngành then chốt trong nền kinh tế, cần thiết phải xây
dựng một ngành điện lực Việt Nam ngày càng mạnh, có đủ khả năng cung cấp
điện cho tồn bộ nền kinh tế là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ thực tế đó,
việc nghiên cứu thực tiễn nghành điện Việt Nam đồng thời nghiên cứu các kinh
nghiệm để xây dựng một thị trường điện cạnh tranh là một nghiên cứu cần thiết
để đưa ra những hướng đi đúng đắn nhằm trả lời cho bài tốn của chính phủ về
việc : “Cần phải xây dựng và hoàn thiện một thị trường điện Việt Nam có tính
cạnh tranh” như thế nào. Vì vậy chúng em lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học
“Bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị nhằm lựa chọn mơ hình cho thị
trường điện lực cạnh tranh ở Việt Nam”.
Bố cục đề tài nghiên cứu gồm bốn chương:
Chương I. Cơ sở lí luận về tập đoàn kinh tế và cạnh tranh trong tập đoàn
kinh tế.
2
Chương II. Thực trạng tập đoàn điện lực Việt Nam.
Chương III. Bài học kinh nghiệm cho xây dựng thị trường điện cạnh tranh
ở Việt Nam.
Chương IV. Một số kiến nghị để xây dựng thị trường điện cạnh tranh ở
Việt Nam.
Dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Mai Văn Bưu, chúng em đã
hồn thành đề tài này. Trong q trình thực hiện đề tài, do hiểu biết còn hạn chế,
chúng em khơng tránh khỏi những sơ suất và thiếu sót, chúng em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ cùng bạn đọc.
Chóng em xin chân thành cảm ơn!
3
Chương I
Cơ sở lí luận về tập đồn kinh tế và cạnh tranh trong tập đồn
kinh tế
I. Cơ sở lí luận về Tập đoàn kinh tế.
1. Tập đoàn kinh tế
1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế
Tập đoàn kinh tế là bước phát triển tất yếu một khi nó hội tụ đủ các điều
kiện cần thiết về vốn, công nghệ cũng như khi thực tế địi hỏi các cơng ty phải
có mối quan hệ mật thiết để giảm áp lực cạnh tranh, tập trung tiềm lực để phát
triển theo hướng đa lĩnh vực, xuyên quốc gia. Hiện nay có rất nhiều cách hiểu
khác nhau về Tập đoàn kinh tế.
Trong tiếng Anh có hai từ: conglomerate và holding company. Để chỉ các tập
đồn kinh tế tồn tại như một thực thể có tư cách pháp nhân. Tại các nước Tây Âu và
Bắc Mỹ, khi nói đến “Tập đồn kinh tế” người ta thường sử dụng các từ:
“Consortium”, “Cartel”, “Trust”, “Alliance”, “Syndicate” hay “Group”. Đồng thời
phải kể thêm hai từ xuất phát từ châu á: keiretsu của Nhật Bản và chaebol của Hàn
Quốc.
Conglomerate
Từ tiếng Anh, conglomerate thường được định nghĩa là một công ty lớn,
có sở hữu cổ phần ở nhiều cơng ty khác hoạt động trong các ngành nghề gần
như không liên hệ gì với nhau. Từ này mang ý nghĩa tập đồn được hiểu hiện
nay ở Việt Nam. Thí dụ Cơng ty FPT doanh thu chủ yếu từ bán điện thoại di
động, và sau này vì mét lý do nào đó lại là một trong ba công ty được hưởng
quyền sử dụng sóng, do đó có thể mở dịch vụ điện thoại di động và cung cấp
dịch vụ Internet. FPT hiện nay lại được phép mở trường Đại học FPT, Ngân
hàng FPT (Tiên Phong), Cơng ty Chứng khốn FPT...
Holding company
4
Từ holding company (công ty mẹ) cũng rất thông dụng trên thế giới.
Holding company là cơng ty sở hữu tồn diện, đa số, hay một phần cổ phiếu của
một hay nhiều công ty con khác. Thường được gọi là công ty mẹ (parent
company) vì cơng ty này ln nhằm sở hữu đủ số cố phiếu, với mục đích có ảnh
hưởng quyết định đối với công ty con (subsidiary) như quyết định người lãnh
đạo và mục tiêu phát triển.
Cartel
Trong tiếng Anh, từ Cartel cũng rất hay được sử dụng để chỉ khái niệm “Tập
đồn kinh tế”. Cartel là một nhóm các nhà sản xuất độc lập có cùng mục đích là
tăng lợi nhuận chung bằng cách kiểm soát giá cả, hạn chế cung ứng hàng hoá,
hoặc các biện pháp hạn chế khác.
Đặc trưng tiêu biểu trong hoạt động của Cartel là việc kiểm soát giá bán
hàng hoá, dịch vụ nhưng cũng có một số Cartel được tổ chức nhằm kiểm sốt
giá mua nguyên vật liệu đầu vào.
Tại nhiều nước, mặc dù bị cấm bởi luật chống phá giá (Antitrust law); tuy
nhiên, nhiều Cartel vẫn tiếp tục tồn tại trên phạm vi quốc gia và quốc tế, dưới
hình thức ngầm hoặc cơng khai, chính thức hoặc khơng chính thức.
Cũng cần lưu ý rằng theo khái niệm này thì một tổ chức đơn lẻ nắm giữ
thế độc quyền không phải là một Cartel, dù rằng có thể nó lạm dụng sự độc
quyền bằng cách khác.
Cartel thường có mặt tại những thị trường bị chi phối mạnh bởi một số
loại hàng hoá nhất định, nơi có Ýt người bán và thường địi hỏi những sản phẩm
có tính đồng nhất cao.
Từ đó, Các nhà kinh tế học cũng đã đưa ra nhiều định nghĩa về TĐKT:
“TĐKT là một tập hợp các công ty hoạt động kinh doanh trên các thị
trường khác nhau dưới sự kiểm sốt về tài chính hoặc quản trị chung, trong đó
các thành viên của chúng ràng buộc với nhau bằng các mối quan hệ tin cậy lẫn
nhau trên cơ sở sắc tộc hoặc bối cảnh thương mại” (Leff, 1978);
“TĐKT là một hệ thống công ty hợp tác thường xuyên với nhau trong một
thời gian dài” (Powell & Smith- Doesrr, 1934); “TĐKT dựa trên hoạt động cung
5
ứng sản phẩm dịch vụ thông qua mối ràng buộc trung gian, một mặt ngăn ngừa
sự liên minh ngắn hạn ràng buộc đơn thuần giữa các công ty, mặt khác ngăn
ngừa một nhóm cơng ty sát nhập với nhau thành một tổ chức duy nhất”
(Granovette, 1994). [1]
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì tập đồn kinh tế được
xếp là một thành phần trong nhóm cơng ty, cụ thể như sau:
“Nhóm cơng ty là tập hợp các cơng ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với
nhau về lợi Ých kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
Thành phần của nhóm cơng ty gồm có:
Cơng ty mẹ, cơng ty con.
Tập đồn kinh tÕ.
Các hình thức khác”.[2]
Cịn quan điểm của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương CIEM thì:
"Khái niệm tập đồn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong mét hay nhiều ngành khác nhau,
có quan hệ về vốn, tài chính, cơng nghệ, thơng tin, đào tạo, nghiên cứu và các
liên kết khác xuất phát từ lợi Ých của các bên tham gia. Trong mơ hình này,
"cơng ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài
chính và chiến lược phát triển."[3]
1.2. Các mơ hình tập đồn:
Mơ hình liên kết ngang:
- Là mơ hình liên kết giữa các DN cùng ngành
- Chủ yếu dùng để hình thành liên kết chống lại sự thơn tính và cạnh tranh
của DN hoặc hàng hóa bên ngồi.
- Cơng ty mẹ thực hiện chức năng quản lý, điều phối và định hướng chung
cho cả tập đoàn, đồng thời trực tiếp kinh doanh những dịch vụ, khâu liên kết
chính của tập đoàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty con hoạt động
(xuất nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm chính; nghiên cứu khoa học; nắm giữ và
cung cấp các trang thiết bị, dịch vụ quan trọng, hoạt động kinh doanh tài chính).
6
- Các cơng ty con có thể được tổ chức phân cơng chun mơn hóa và phối
hợp để sản xuất ra sản phẩm hồn chỉnh theo đặc thù cơng nghệ của ngành.
7
Mơ hình liên kết dọc:
- Là mơ hình liên kết giữa các DN khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ
về công nghệ, tạo thành một liên hợp sản xuất-kinh doanh-thương mại hồn
chỉnh.
- Cơng ty mẹ là cơng ty có tiềm lực kinh tế mạnh nhất, nắm giữ các bộ
phận then chốt nhất trong dây chuyền công nghệ, đồng thời thực hiện chức năng
quản lý, điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn.
Liên kết hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực:
- Liên kết các DN trong nhiều ngành, nghề và lĩnh vực, có mối quan hệ
chặt chẽ về tài chính.
- Cơng ty mẹ khơng nhất thiết trực tiếp sản xuất kinh doanh mà chủ yếu
làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn; điều tiết, phối hợp kinh doanh bằng chiến
lược, kế hoạch phát triển, kinh doanh thống nhất.
1.3. Các đặc trưng cơ bản của TĐKT
Tập đoàn kinh tế bao gồm 3 đặc trưng cơ bản.
Các TĐKT thường có quy mô lớn về vốn, doanh thu và phạm vi hoạt động.
Sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau trong một tập đồn ln ln
nhằm mục tiêu quan trọng nhất là giải quyết những khó khăn về vốn phục vụ
kinh doanh. Vì vậy, khi đã hình thành tập đồn, các doanh nghiệp thành viên
phát triển nhanh hơn, tài sản có quyền sở hữu cũng tăng lên khá nhanh, từ đó,
tổng tài sản trong tồn tập đồn cũng khá lớn.
Các tập đoàn kinh tế thường chiếm phần lớn thị phần trong những mặt
hàng chủ đạo của tập đồn đó và vì vậy có doanh thu rất cao.
Và phần lớn các tập đoàn mạnh trên thế giới hiện nay là tập đồn đa quốc
gia, tức là có các chi nhánh, cơng ty con ở nhiều nước trên thế giới.
Các TĐKT đã và đang hoạt động trên thế giới hiện nay đều là những tập
đoàn đa ngành, tức là hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực.
Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực là xu hướng có tính
quy luật cùng với sự phát triển của các tập đoàn kinh tế. Với sự kết hợp ngày
càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh
8
doanh và sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất, hiện nay,
các công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các viện nghiên cứu ứng dụng về
khoa học, công nghệ tham gia vào các tập đoàn kinh tế ngày càng nhiều.
Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn.
Về cơ cấu tổ chức, cho đến nay, chưa có một văn bản pháp lý của một
quốc gia nào quy định một cơ cấu tổ chức thống nhất cho tập đoàn kinh tế. Bởi
lẽ, các tập đồn kinh tế được hình thành dần dần trong quá trình phát triển; hai
hoặc một số doanh nghiệp hình thành một tập đồn theo ngun tắc tự nguyện,
hiệp thương.
Vấn đề quan trọng nhất cần nhấn mạnh:
Tập đoàn khơng phải là một doanh nghiệp, khơng có tư cách pháp nhân
độc lập. Do đó, các mệnh lệnh hành chính khơng được sử dụng trong điều hành
các tập đồn. Các doanh nghiệp là thành viên của tập đồn đều có pháp nhân
độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên (với công ty
TNHH), đại hội cổ đông (với công ty cổ phần). Theo thỏa thuận giữa các thành
viên của tập đoàn, chủ tịch hội đồng thành viên, hội đồng quản trị các công ty
trong tập đoàn tập hợp lại thành hội đồng chủ tịch tập đoàn. Hội đồng chủ tịch
bầu ra chủ tịch tập đoàn. Hội đồng chủ tịch không thực hiện chức năng điều
hành cụ thể đối với quá trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức của các cơng ty
thành viên, do đó, khơng có chức danh tổng giám đốc tập đồn.
Sở hữu vốn trong các tập đoàn kinh tế cũng rất đa dạng. Trước hết, vốn
trong tập đồn là do các cơng ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư
nhân và vốn nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong tập đoàn cũng tùy thuộc vào
mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào công ty mẹ và thơng thường ở
hai cấp độ:
Cấp độ thấp hay cịn gọi là liên kết mềm, vốn của công ty "mẹ", công
ty"con", công ty "cháu"... là của từng công ty.
Cấp độ cao hay cịn gọi là liên kết cứng là cơng ty "mẹ" tham gia đầu tư
vào các công ty con, biến các công ty "con", công ty "cháu" thành công ty
TNHH một thành viên do công ty "mẹ" làm chủ sở hữu hoặc công ty "mẹ"
9
chiếm trên 50% vốn điều lệ (với công ty TNHH), giữ cổ phần chi phối (với công
ty "con","cháu" là công ty cổ phần). Trên thực tế, khơng một tập đồn kinh tế
nào chỉ có quan hệ về sở hữu vốn theo một cấp độ mà đan xen cả hai cấp độ tùy
theo từng trường hợp trong quan hệ giữa công ty "mẹ" và cơng ty "con", "cháu".
[4]
2. Tập đồn kinh tế nhà nước.
2.1. Đặc điểm riêng của tập đoàn kinh tế nhà nước
Khi ra đời, tập đoàn kinh tế mang những đặc điểm riêng biệt mà tập đoàn
kinh tế tư nhân khơng có.
-
Tập đồn kinh tế nhà nước thường hoạt động mang tính chất độc
quyền do được Chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó. Hay
do sở hữu được một nguồn lực rất khan hiếm, những loại hàng hóa có tính chất
đặc biệt như điện, nước, dầu khí …
-
Mặt khác ta thấy ngay ở tên gọi của loại hình tập đồn này, ta cũng
thấy có sự khác biệt. Đó là sự sở hữu của nhà nước đối với loại hình tập đồn
này. Chính vì vậy mà việc tách bạch giữa quyền lực chính trị của Nhà nước ra
khỏi quyền của Nhà nước sở hữu các tập đoàn của nó là khó nhất, bởi lẽ quyền
lực chính trị của Nhà nước và quyền của Nhà nước sở hữu các tập đồn này đều
nằm trong một thực thể chính trị chung, đó là Nhà nước.
Đồng thời, các tập đồn kinh tế nhà nước có 4 tiêu chí hay đặc tính thống
nhất chung: (1)chịu sự quản lý theo luật pháp, (2)hoạt động trong thể chế tài
chính cơng khai minh bạch, (3)có thể huy động vốn từ khu vực tư nhân hoặc khu
vực công dưới dạng bán trái phiếu hay cổ phần theo những quy định chặt chẽ
của luật pháp và của thể chế tài chính quốc gia - song khơng được phép có ngân
hàng riêng, (4)phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và thế giới.
Tính đặc thù của mơ hình tập đồn kinh tế nhà nước, thể hiện trong ba chức
năng chính của nó:
- Chống nguy cơ độc quyền tư nhân với những sản phẩm kinh tế cần thiết
cho sự phát triển chung của kinh tế cả nước.
10
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cả nước đối với các quốc
gia khác trên thị trường thế giới.
- Đáp ứng những yêu cầu có liên quan mật thiết đến an ninh qc phịng.
Chính vì ba chức năng trên mà TĐKTNN có được nhiều sự ưu ái của nhà
nước đối với nguồn lực đầu tư về: vốn, đất đai, công nghệ… Các TĐKTNN
được ưu ái quá nhiều, nhưng ở không Ýt lĩnh vực lại chưa chứng tỏ được vai trị
thủ lĩnh của mình trong nền kinh tế. Điều này dẫn đến tiêu tốn nhiều nguồn lực
của nhà nước, nên các khu vực kinh tế khác Ýt có điều kiện tiếp cận với các
nguồn lực này do được dành để phân bổ quá nhiều cho các TĐKTNN. Sự "chiều
chuộng" thái quá các TĐKTNN còn tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh,
khiến các doanh nghiệp nhỏ (chủ yếu ở khu vực tư nhân) bị hạn chế cơ hội phát
triển, trong khi đây là khu vực ln có sự phát triển năng động bậc nhất hiện
nay.
2.2. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của TĐKTNN
Mơ hình Tập đồn kinh tế thuộc sở hữu nhà nước xuất hiện lần đầu tiên
vào khoảng đầu thế kỷ thứ 19 (khoảng từ 1830) tại một số nước châu Âu (chủ
yếu là Tây Âu) trong giai đoạn cơng nghiệp hóa phát triển bùng nổ ban đầu.
Nguyên nhân chính của sự xuất hiện này là một số sản phẩm hay ngành kinh tế
tự nó mang tính chất độc quyền rất cao, nếu để nằm trong khu vực tư nhân mà
mục đích hàng đầu của nó là lợi nhuận sẽ có nguy cơ dẫn tới những chiều hướng
phát triển thiên lệch có hại cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế cả
nước, đồng thời làm giảm khả năng cạnh tranh của cả nước với các nước xung
quanh.
Vì vậy mà các tập đồn kinh tế nhà nước thường hoạt động trong những
lĩnh vực giữ vị trí rất quan trọng, then chốt trong nền kinh tế của một nước. Các
tập đoàn này thường tập trung vào các lĩnh vực như các ngành cung cấp than,
điện, hàng khơng, bưu chính viễn thơng, một số sản phẩm trong lĩnh vực kết cấu
hạ tầng khác như cung cấp nước, giao thơng vận tải thủy và bộ (ví dụ đường sắt,
các cảng biển)... Ngồi ra một số địi hỏi nhất định về an ninh và quốc phòng
11
khiến cho Nhà nước cần trực tiếp nắm lấy, ví dụ ngành hàng khơng, ngành bưu
chính viễn thơng... [5]
II. Cạnh tranh và cạnh tranh trong tập đoàn kinh tế nhà nước.
1. Cạnh tranh.
1.1. Cạnh tranh là gì?
Cạnh tranh là một quy luật kinh tế khách quan. Và là quy luật kinh tế
đóng vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường theo lí thuyết bàn
tay vơ hình của A.Simth.
Với cách hiểu đó, cạnh tranh là sức mạnh mà hầu hết các nền kinh tế thị
trường tự do dựa vào để đảm bảo rằng các doanh nghiệp thoả mãn được các nhu
cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Khi có cạnh tranh, khơng một chính
phủ nào cần phải quy định các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gì với số lượng,
chất lượng và giá cả thế nào. Cạnh tranh trực tiếp quy định những vấn đề đó với
các doanh nghiệp.
Cạnh tranh là gì? Tồn bộ ý nghĩa của khái niệm này là người mua được
quyền chọn lựa. Tất nhiên những người mua này có thể là các doanh nghiệp
khác hoặc các cá nhân người tiêu dùng. Dù là một nhà máy lọc dầu mua dầu thô,
một dây chuyền các trạm xăng mua xăng hay một cá nhân người lái xe muốn đổ
đầy bình xăng của mình, nếu họ được chọn lựa trong số các nhà cung cấp khác
nhau thì họ sẽ có nhiều khả năng mua được những sản phẩm chất lượng cao với
giá cả hợp lý hơn. [6]
Như vậy, cạnh tranh là để thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, không chỉ trong mỗi doanh nghiệp mà là cả trong tất cả các nghành, các
lĩnh vực, trong toàn bộ nền kinh tế nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người
tiêu dùng – họ sẽ được mua sản phẩm dịch vụ với giá thành rẻ và chất lượng
cao.
1.2. Sự cần thiết của cạnh tranh trong nền kinh tế.
Cạnh tranh đem lại lợi Ých tốt nhất cho người tiêu dùng, đồng thời thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Việc xây dựng các thị trường kinh tế cạnh
tranh là một yêu cầu kinh tế tất yếu. Bởi những lÝ do sau:
12
Thứ nhất, cạnh tranh là một quy luật kinh tế khách quan. Tồn tại trong tất
cả các nền kinh tế thị trường.
Thứ hai, Cạnh tranh để các chủ thể tồn tại và khẳng định mình trong nền
kinh tế. Đặc biệt là trong thời đại toàn cầu và hội nhập kinh tế đang diễn ra
mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia.
Thứ ba, cạnh tranh đem lại lợi Ých cho tất cả các thành viên trong nền
kinh tế: Người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm dịch vụ giá thành rẻ, chất
lượng cao; Người sản xuất thu được lợi nhuận tối đa và khẳng định được vị thế
trên thị trường; Chính phủ đảm bảo được lợi Ých ròng xã hội là lớn nhất.
Tuy nhiên, cũng cần thấy được những thất bại trên thị trường cạnh tranh
gây nên tổn thất xã hội, nó địi hái sự can thiệp đúng mức của chính phủ để điều
chỉnh các thi trường một cách tốt nhất.
2. Cạnh tranh trong tập đoàn kinh tế nhà nước.
Trong một số bối cảnh, sức mạnh của thị trường không bảo vệ được sự
cạnh tranh trong kinh doanh và lợi Ých mà sự cạnh tranh đó đem lại cho người
tiêu dùng, những bối cảnh như vậy rất phổ biến ở các nước đang phát triển, nơi
các doanh nghiệp trước kia là của nhà nước thường khống chế một nền công
nghiệp và các nhà quản lý ở các khu vực đã được tư nhân hố thường thích hợp
tác hơn là cạnh tranh.[7]
Điều này thấy rõ nhất trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, do bản chất sở
hữu nhà nước của những tập đồn này khiến chúng chậm thích nghi hoặc khơng
thể thích nghi với sự biến động năng động của mơi trường kinh tế - thể hiện tập
trung ở sự giảm sút khả năng cạnh tranh của nhóm tập đồn này; Nó đặt ra yêu
cầu cấp bách: Cần phải xây dựng những tập đồn kinh tế có tính cạnh tranh cao
để đảm bảo vai trò là những “quả đấm thép” trong nền kinh tế.
• Cơ sở của sự cạnh tranh trong một tập đoàn kinh tế nhà nước.
Xây dựng các tập đoàn kinh tế nhà nước cạnh tranh là một tất yếu khách
quan. ở các tập đoàn kinh tế nhà nước thường cũng chính là một ngành, một thị
trường riêng biệt đóng vai trị then chốt trong nền kinh tế. Quy luật cạnh tranh
13
trong một ngành địi hỏi phải xây dựng tính cạnh tranh ngay trong những tập
đồn này.
Có quan điểm cho rằng, có những thị trường, trong đó cạnh tranh khơng
đem lại ý nghĩa kinh tế nào. Chúng ta không muốn các công ty nước đang cạnh
tranh đào các đường ống dẫn dưới các phố để những người tiêu dùng có thể
chọn lựa trong số các nhà cung cấp nước. Có một vài lĩnh vực như vậy thường
được gọi là "những lĩnh vực độc quyền tự nhiên", trong đó, như bản thân thuật
ngữ này cho thấy, lợi Ých của việc cạnh tranh khơng đáng với cái giá phải bỏ ra.
Do đó những lĩnh vực này thường do nhà nước quản lý hoặc điều tiết. [8] Tuy
nhiên cũng cần lưu ý rằng:
- Có Ýt lĩnh vực độc quyền tự nhiên hơn nhiều so với người ta từng nghĩ.
Ví dụ ngành đường sắt vẫn được nhiều người coi là lĩnh vực độc quyền tự nhiên,
một ngành mà ở nhiều nước cần phải có sự kiểm sốt chặt của chính phủ, nhưng
quyền lợi của những người gửi hàng lại được bảo vệ tốt hơn nhờ sự cạnh tranh
của các hãng vận tải đường bộ và đường thuỷ hơn là nhờ sự kiểm sốt của chính
phủ.
- Và ở những lĩnh vực độc quyền tự nhiên, không phải trong tất cả các
khâu đều cần thiết phải có một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật với nguồn vốn
đầu tư ban đầu rất lớn. Vẫn có thể cạnh tranh để giảm chi phí sản xuất ở các
khâu bộ phận.
- Cuối cùng, các doanh nghiệp mà ở đây chính là các tập đồn kinh tế sẽ
cố gắng vơ hiệu hố cạnh tranh. Họ thích có cạnh tranh khi họ đóng vai trị
người mua trên thị trường, tìm kiếm những sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý
nhất cho bản thân và thường hợp tác với các nhà chức trách về vấn đề cạnh tranh
để bảo vệ sự cạnh tranh đó. Nhưng họ có xu hướng thích một sự tồn tại dễ dàng
hơn và đoàn kết hơn khi họ bán các sản phẩm của mình cho người mua. Như
nhà kinh tế học người Anh J. R. Hicks có lần đã nhận xét: " Lợi Ých tốt nhất
trong tất cả những lợi Ých của sự độc quyền là một cuộc sống êm ả".[9]
Đó là những lÝ do cơ bản nhất để thấy được nhiêm vụ của nhà nước là
phải biết can thiệp vào khâu nào của từng thị trường với các đặc trưng riêng để
14
ngăn chặn không để xảy ra những hành động buộc các nhà cung cấp hoặc các
nhà phân phối của mình ký các hợp đồng độc quyền để bảo đảm vị trí chiếm lĩnh
của mình trên một thị trường nhất định nhằm bảo vệ lợi Ých cho người tiêu
dùng và đảm bảo cạnh tranh không bị hạn chế trong một thị trường tự do.
• Tập đồn kinh tế cạnh tranh như thế nào?
- Thứ nhất, xuất phát từ chức năng của các tập đồn kinh tế là đóng vai trị
chủ đạo ở các lĩnh vực then chốt, là những quả đấm thép trong nền kinh tế nên
nó cần chịu sự quản lí điều tiết vĩ mơ từ phía nhà nước.Vừa đảm bảo được vai
trị của mình, đồng thời phát huy được sự chủ động về hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh.
- Thứ hai, các tập đoàn kinh tế nhà nước với vai trò là các thành viên
trong nền kinh tế, hoạt động khơng nằm ngồi các quy luật kinh tế khách quan:
cạnh tranh, cung cầu, giá trị... và chịu tác động trước những biến động của môi
trường như các thành phần kinh tế khác.
Như vậy, tập đoàn kinh tế cũng sẽ cạnh tranh theo cơ chế của thị trường
và cạnh tranh trong sự điều tiết của chính phủ. ở đó, cạnh tranh diễn ra giữa:
Các tập đoàn kinh tế với các các thành viên kinh tế khác trong nền kinh
tế.
Cạnh tranh giữa các tập đoàn kinh tế với nhau.
Cạnh tranh ngay trong nội bộ tập đồn.
• Câu hỏi đặt ra: Có mâu thuẫn khơng khi phải cạnh tranh ngay trong một
tập đồn? Có thể hiểu rõ hơn về câu trả lời khi xem xét các luận điểm
dưới đây:
- Tập đoàn kinh tế cũng là doanh nghiệp với mục tiêu lợi nhuận. Cạnh
tranh để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh ở tập đồn. Đó là
một tất yếu.
- Tập đoàn kinh tế nhưng lại là một lĩnh vực đặc thù, một nghành, một thị
trường. Vì vậy khơng có gì lạ khi cạnh tranh diễn ra trong một ngành, trên một
thị trường để giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngành Êy
trên thị trường đó.
15
- Và đa phần,các tập đoàn kinh tế nhà nước đều thuộc lĩnh vực độc quyền
tự nhiên. Nhưng độc quyền tự nhiên không phải ở tất cả các khâu của ngành,
cạnh tranh ở các khâu bộ phận không phải độc quyền tự nhiên là cần thiết để hạn
chế đến mức tối đa tính độc quyền của các ngành này.
Có thể xem xét các ví dụ:
Trong ngành đường sắt, độc quyền tự nhiên diễn ra ở hệ thống đường ray
xe lửa, nhà nước ở nhiều quốc gia cho các hãng tư nhân thuê hệ thống đường ray
này tạo ra trên thị trường nhiều hãng vận tải trong ngành đường sắt, cung cấp đa
dạng các dịch vụ đến từng đối tượng khách hàng với các mức giá cạnh tranh và
chất lượng dịch vụ ngày càng cao.
Hay như trong ngành viễn thông, việc cho các công ty di động, các công
ty dịch vụ mạng Internet thuê lại trục truyền tải quốc gia do nhà nước quản lí
cũng tạo ra được sự cạnh tranh ngay trong ngành. Và lợi Ých người tiêu dùng
được thỏa mãn ngày càng cao...
Như vây:
Cạnh tranh trong tập đoàn kinh tế là một yêu cầu tất yếu khách quan. Nó
được hiểu là tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng ngành, từng lĩnh vực mà tập
đoàn hoạt động để xây dựng được những thị trường bộ phận cạnh tranh lành
mạnh và minh bạch. Từ đó giúp giảm đến mức thấp nhất các chi phí sản
xuất,nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của ngành, nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh và khẳng định được vai trò của tập đồn trong
nền kinh tế.
Có nhiều cách làm khác nhau để xây dựng thành cơng các tập đồn kinh
tế cạnh tranh, nó phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, trong từng
thời kì, đồng thời phụ thuộc vào đặc trưng riêng của ngành mà tập đoàn đó hoạt
động. Vì thế, cần nghiên cứu kĩ tất cả các điều kiện để có thể xây dựng được mơ
hình tập đoàn kinh tế hiệu quả nhất mà cạnh tranh đem lại.
16
Chương II
Thực trạng cạnh tranh trong tập đoàn
điện lực Việt Nam
I. Giới thiệu chung về tập đoàn điện lực Việt Nam.
1. Sù ra đời của tập đoàn điện lực Việt Nam.
Xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế về việc nhà nước cần phải có những
doanh nghiệp đủ mạnh, làm đầu tàu chủ đạo cho nền kinh tế quốc dân, tiến tới
về lâu dài những doanh nghiệp này phải trở thành các tập đoàn kinh tế hùng hậu,
đủ sức hội nhập và cạnh tranh trong khu vực và trên toàn thế giới. Các tập đoàn
kinh tế nhà nước đã ra đời, đóng những vai trị then chốt để đảm bảo nền kinh tế
phát triển. Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là một tập đoàn kinh tế nhà nước
hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chính là sản xuất điện nhằm cung
cấp và đáp ứng đủ nhu cầu điện của quốc gia.
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được chuyển đổi thành Tập đoàn Điện
lực Việt Nam – EVN từ năm 2006 theo Quyết định số 48/2006/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ. EVN kinh doanh đa ngành. Trong đó, sản xuất, kinh
doanh điện năng, viễn thơng cơng cộng và cơ khí điện lực là ngành nghề kinh
doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công
nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo.
2. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn điện lực Việt Nam.
Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN) hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ
- Cơng ty con.
EVN được hình thành trên cơ sở đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là
chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, các doanh nghiệp đa
sở hữu, được sắp xếp, tổ chức lại từ Tổng công ty Điện lực Việt Nam và các đơn
vị thành viên.
17
Mối quan hệ giữa Cơng ty mẹ trong Tập đồn EVN với chủ sở hữu nhà
nước và các công ty con, công ty liên kết được thực hiện theo pháp luật và quy
định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ.
EVN là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng,
điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, ngân
hàng theo quy định của pháp luật; được tự chủ kinh doanh; có trách nhiệm kế
thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Tổng công ty #iện lực Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ
của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.[10]
3. Mục tiêu, chức năng của tập đồn EVN.
• Chức năng của tập đoàn:
Chức năng quan trọng nhất của tập đoàn EVN là đảm bảo cung cấp đủ
điện cho toàn bộ nền kinh tế vận hành và phát triển. Đồng thời đóng vai trị là
quả đấm thép trong nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, qua đó làm cơ
sở cho những tác động vĩ mơ của chính phủ để điều tiết nền kinh tế
• Mục tiêu của tập đoàn điện lực Việt Nam:
Mục tiêu hoạt động của EVN thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: Kinh doanh có
lãi, bảo tồn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của
EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; Giữ vai trò trung tâm để phát triển một
Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là
chi phối; Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt
Nam.
Từ mục tiêu chung nhất đó, mục tiêu phát triển của ngành Điện Việt Nam
trong thời gian tới là: sử dụng tốt các nguồn thuỷ năng, khí và than để phát triển
cân đối nguồn điện; xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực
Tây Nam; xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thuỷ điện Sơn La; nghiên cứu phương
án sử dụng năng lượng nguyên tử; đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới phân
phối điện quốc gia; đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có
18
chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nơng thôn, miền núi; tăng sức cạnh tranh
về giá điện so với khu vực.
4. Phương thức tổ chức kinh doanh điện năng:
EVN là tập đoàn kinh tế nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh trong
lĩnh vực điện và hoạt động theo mơ hình liên kết dọc. Tập trung tất cả các nhà
máy điện hoạt động trong ba khâu: sản xuất – truyền tải – phân phối thành một
hệ thống thống nhất nằm trong tập đồn điện lực Việt Nam.
Mơ hình quản lý sản xuất kinh doanh của EVN đang thực hiện theo mơ
hình Nhà nước độc quyền quản lý tất cả các khâu của quá trình: Sản xuất - Truyền
tải - Phân phối điện năng. Mơ hình này dẫn đến nhiều hạn chế về quản lý cũng như
hiệu quả đầu tư, không thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh điện năng.
Giá bán điện cho từng loại khách hàng được tính trên cơ sở chi phí cận
biên dài hạn và do Chính phủ quy định áp dụng thống nhất trong cả nước. Giá
bán điện vẫn cịn mang nặng tính “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng.
Hoạt động kinh doanh điện năng hiện nay chưa tách bạch rõ ràng chức
năng kinh doanh và hoạt động công Ých của các công ty phân phối điện.[11]
5. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn điện lực Việt Nam.
Tập đoàn EVN ra đời từ tổng công ty điện lực Việt Nam, EVN đã có
những đóng góp to lớn trong nền kinh tế quốc dân.
•
Các thành tựu mà tập đồn đạt được:
EVN có mức tăng trưởng liên tục về sản lượng điện qua các năm. Chia làm
hai giai đoạn: 2000 – 2006 và 2006 – 2008. Đồng thời số lượng khách hàng mua
điện trực tiếp từ EVN tăng lên đáng kể qua các năm. Cô thể qua các bảng sau:
Năm
2000
2004
2005
30673,1 35888 40546
46202
52078 59050
15% 17% 13%
24972 28547,6 33777 39154
14%
44655
12,7% 13,4%
49250 55911
93,6% 93,1% 94,1% 96,7%
96,7%
94,6% 94,7%
Điện phát ra Tr.kwh 26683
Nhà nước
"
2001
2002
2003
2006
19
Ngoài nhà
ĐTNN
" 11,0
5,4
" 1700
nước
7,0
2120,1 2104
7,0
9,0
9,0
11,0
1385
1538
2819
3127
Nguồn: Tổng cục thống k ê.
Bảng 1. Sản lượng điện năm 2000 – 2006.
Biểu đồ 1.
Biểu đồ sản lượng điện 2000 – 2006.
Sản lượng điện trong 3 năm gần đây khi đã chuyển sang mơ hình tập đoàn
điện lực:
Năm
Sản lượng điện cung cấp cho
nền KTQD (tỷ kW)
Số lượng khách hàng mua điện
trực tiếp của EVN
2006
2007
2008
59,05
63,982
65,89
9,000,000
10,180,000
11,877,342
(tính đến cuối tháng 9)
Nguồn: Tài liệu tổng hợp của nhóm nghiên cứu.
Bảng 2. Sản lượng điện và số khách hàng mua điện trực tiếp của EVN
(từ 2006-2008 )
20
Ngồi ra, thực hiện các nhiệm vụ của chính phủ về thực hiện phúc lợi xã hội,
diện tích mở rộng vùng được sử dụng điện trong cả nước tăng lên đáng kể. EVN
thực hiện đưa điện về các vùng sâu, vùng xa, các vùng miền núi, nông thôn.
Phát triển điện tại khu vực nông thôn để đáp ứng yêu cầu về cơng bằng xã
hội ln được Chính phủ quan tâm và có chính sách tổng thể. Thực hiện phương
châm Nhà nước, chính quyền địa phương và nhân dân cùng đóng góp nguồn lực
để đưa điện về nơng thơn, đến nay công cuộc đưa điện về nông thôn đã đạt được
những thành tựu đáng khích lệ.
Số huyện có điện
Số xã có điện
Số hộ có điện lưới quốc
Năm
luới quốc gia.
lưới quốc gia.
gia.
2006
100%
2007
100%
2008
548/548
100%
96%
96.95%
8838/9087
97,26%
91,53%
93,35%
13313420/14158366
94,03%
Nguồn: Số liệu từ EVN.
Bảng 3. Số liệu về phát triển điện khu vực nơng thơn 2006 – 2008.
•
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế rất lớn:
21
EVN chưa đáp ứng đủ yêu cầu về điện cho nền kinh tế. Sản lượng điện
không đủ cung cấp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và không đủ phục vụ
nhu cầu sinh hoạt của người dân. Vẫn tồn tại thường xuyên hiện tượng cắt điện
luân phiên trong nền kinh tế, nó gây nên các tổn thất cho sự tăng trưởng và phát
triển.
Tổn thất điện năng giảm nhưng không đáng kể qua các năm. Do các cơ
chế độc quyền khơng tạo ra những khuyến khích để doanh nghiệp chăm lo đủ
đến tính hiệu quả, đến tổ chức hệ thống hữu hiệu, tiết kiệm nên tổn thất và lãng
phí lớn.
Nguồn: Tài liệu tổng hợp của nhóm nghiên cứu.
Biểu đồ 2. Tỷ lệ tổn thất điện năng 2006 – 2008.
Theo EVN, tổn thất điện năng ở mức cao hơn 11% (tổn thất điện năng
trên mạng lưới của Trung Quốc cỡ 7,4%). Tăng trưởng của Việt Nam là tăng
trưởng rất tốn điện năng (có thể là một dấu hiệu của sử dụng điện năng kém hiệu
quả).
Trong thập kỷ qua nếu lấy tốc độ tăng trưởng điện trung bình chia cho tốc
độ tăng trưởng GDP trung bình thì tỷ lệ của Việt Nam hiện nay là 1,79 [theo
Tổng giám đốc EVN hệ số này là 1,13 cho giai đoạn 2010-2020] trong khi tỷ lệ
22
này của Trung Quốc là 0,95. Nếu lấy tổng GDP chia cho tổng tiêu thụ điện sẽ
cho ta mét con số cũng phản ánh tính hiệu quả sử dụng điện của nền kinh tế.
Dựa trên số liệu của báo cáo phát triển con người của UNDP cho chóng ta
bảng số sau:
23
Nước
GDP
GDP/đầu
Điện tiêu
GDP/điện tiêu
(TỷUSD) người(1.000USD) thụ(TỷkWh) thụ(USD/kWh)
Iran
BồĐàoNha
Ixrael
Hy Lạp
Phần Lan
Vênêzuêla
Thái Lan
Nam Phi
Inđônêxia
Ba Lan
Đan Mạch
Na Uy
105
105
110
113
121
120
122
126
153
158
162
162
1,5
10,5
18,3
10,6
23,3
4,9
1,9
2,9
0,7
4,1
30,5
36,0
99
36
34
41
75
60
85
163
73
92
32
109
1,1
2,9
3,2
2,8
1,6
2,0
1,6
0.8
2,1
1,7
5.1
1,5
HồngKơng 163
Arập xêút 173
áo
189
23,5
8,5
23,3
36
96
50
4,5
1,8
3,8
ThổNhĩ Kỳ 200
3,0
93
2,1
73
2,4
Trungbình 143
Việt Nam*
đến 2020
27,6
100
0,363
1
26,683
200
1,03
0,5
200
2
200
1,0
tăng GDP
6%/năm
- tăng GDP
9,7%/năm
Nguồn: />Bảng 4. Chỉ tiêu phát triển kinh tế và tiêu thụ điện năng ở 16 nước trên thế
giới năm 2000 và dự báo cho Việt Nam năm 2020 theo EVN.
Cả tỷ số 1,79 ở trên và tỷ số 1,03 so với trung bình 2,4 của 16 nước cho
thấy tăng trưởng của Việt Nam rất tốn điện. Con số dự báo của Việt Nam được
phỏng đoán với tăng trưởng GDP 6%/năm và 9,7%/năm cho thấy đến 2020 hiệu
24
suất sử dụng điện của Việt Nam (200 tỷ KWh là kế hoạch của EVN đến năm
2020) là vô cùng thấp.
Giả như chúng ta giảm được tỷ lệ tăng trưởng điện/tăng trưởng GDP
xuống 1 (vẫn cao hơn Trung quốc) hay nâng được mức tăng trưởng GDP trên
điện năng được sử dụng lên mức 70% của con sè trung bình 2,4 USD/kWh ở
bảng trên, tức là cải thiện từ 1USD(GDP)/kWh lên 1,68 USD(GDP)/kWh, với
giả thiết GDP năm 2020 của Việt Nam đạt 200 tỷ USD thì chỉ cần 118 tỷ kWh
điện năng chứ không phải 200 tỷ kWh như EVN dự tính.[12]
Bên cạnh đó, là một tập đồn kinh tế nhà nước, EVN được sử dụng một
nguồn lực đầu vào là rất lớn nhưng lại chỉ đóng góp rất khiêm tốn cho ngân sách
nhà nước.
•
Nguyên nhân của những hạn chế.
Hạn chế lớn nhất của tập đoàn điện lực Việt Nam là: Dù là một tập đoàn
kinh tế nhà nước, được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, được sử dụng những
nguồn lực kinh tế dồi dào nhưng lại khơng hồn thành tốt chức năng trong lĩnh
vực sản xuất kinh doanh chính của mình – khơng đáp ứng đủ u cầu về điện
cho nền kinh tế quốc dân, để diễn ra tình trạng thường xuyên cắt điện luân phiên
gây ra những tổn thất nhất định cho nền kinh tế.
Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này là thiếu nguồn cung về điện
trong ngành. Nhưng đó lại chỉ là bề nổi của vấn đề. Ngun nhân sâu xa của nó
thì tồn tại trong cơ chế, thể hiện rõ nhất khi trả lời câu hỏi: “Nguồn cung về
điện không đủ cho nền kinh tế nhưng tại sao lại có nhiều nhà máy điện sau khi
xây dựng lại không thể đi vào vận hành?”
Nghiên cứu mô hình hoạt động nội tại của EVN để làm rõ vấn đề. Khi
trên thị trường chỉ tồn tại một người mua duy nhất là công ty mua bán điện trưc
thuộc EVN, đồng thời đó cũng chính là đơn vị nắm giữ đến hơn 70% sản lượng
toàn ngành điện trên thị trường phát điện cạnh tranh nội bộ thì việc Ðp giá đối
với các doanh nghiệp bên ngoài EVN là điều đương nhiên. Và như thế, tất yếu
không thể thu hút đầu tư từ bên ngoài vào thị trường phát điện để giải quyết
được bài toán về nguồn cung.
25
Rõ ràng, để có đủ nguồn cung về điện thì có hai cách làm:
Một là, thu hút đầu tư từ bên ngoài, nhưng điều này bị hạn chế về giá cả
mua bán là của công ty mua bán điện duy nhất trên thị trường chi phối, không
hấp dẫn các nhà đầu tư.
Hai là, EVN sẽ tiến hành đầu tư xây dựng các nhà máy phát điện nhằm
đáp ứng đủ nguồn cung. Thế nhưng việc làm này lại rất thiếu khả thi khi chính
EVN trả lại chính phủ 13 dự án điện vì lÝ do khơng huy động đủ nguồn vốn để
thực hiện các dự án này.
Vậy, nguyên nhân cơ bản nhất chính là cơ chế nội tại của thị trường điện
Việt Nam.
II. Thực trạng tính cạnh tranh của tập đồn điện lực Việt Nam.
1. Đặc trưng riêng của ngành điện:
Tập đoàn điện lực Việt Nam là một tập đoàn kinh tế nhà nước, hoạt động
theo các quy luật kinh tế và chịu sự quản lí của nhà nước theo các quy định pháp
luật và các thể chế như các tập đồn kinh tế khác. Tuy nhiên EVN cũng có
những đặc trưng riêng về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình.
Thứ nhất, sản xuất kinh doanh điện là một ngành thuộc lĩnh vực độc
quyền tự nhiên.
Thị trường điện là trạng thái thị trường có các yếu tố hàm chứa trong quá
trình sản xuất cho phép doanh nghiệp liên tục giảm chi phí khi quy mơ sản xuất
mở rộng. Với chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn cho một hệ thống mạng lưới cung
cấp điện quốc gia thì ngành điện đòi hái phương pháp tổ chức sản xuất hiệu quả
nhất là chỉ thông qua mét doanh nghiệp trên thi trường. Đó là chi phí cho xây
dựng hệ thống lưới điện quốc gia. Nó địi hái sự cần thiết của nhà nước trong
lĩnh vực này. [13]
Vì là hàng hóa của lĩnh vực độc quyền tự nhiên nên xu hướng của doanh
nghiệp duy nhất cung cấp nó trên thị trường là trở thành một doanh nghiệp độc
quyền nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa.
Thứ hai, Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt.