Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13 14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 126 trang )


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản là bệnh lý mạn tính đường hô hấp phổ biến nhất với
các biểu hiện đặc trưng là thở khò khè, khó thở, nặng ngực và ho xuất hiện
thành từng đợt, tái phát nhiều lần trong năm và có thể gây tử vong. Bệnh phổ
biến ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người lớn. Theo ước tính, hiện nay thế giới
đang có khoảng 300 triệu người bệnh hen, tỉ lệ mắc bệnh vẫn đang phát triển
theo hướng tăng dần, dự kiến với tình trạng đô thị hóa tăng từ 45% lên 59%
vào năm 2025 thì thế giới sẽ có thêm 100 triệu người bệnh nữa [60].
Tỉ lệ tử vong do hen cũng có chiều hướng gia tăng, theo Chương
trình khởi động toàn cầu về phòng chống hen (GINA) hiện nay cứ 250 người
tử vong thì có 1 tử vong do hen, số năm sống khuyết tật bị mất đi do hen cũng
có xu hướng cao hơn trước, ước tính chiếm 1% trên tổng số, điều này phản
ánh tình trạng tăng tỉ lệ mắc hen và hen nặng trong cộng đồng dân cư [60].
Trong nhiều thập kỉ qua, những thành tựu khoa học đã giúp chúng ta
hiểu biết hơn về cơ chế bệnh sinh của bệnh hen và tìm ra các biện pháp chống
lại căn bệnh này một cách hiệu quả. Gần đây, chúng ta hiểu rằng hen là một
bệnh lí đa dạng, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường thở [61], là hậu
quả của sự tác động qua lại giữa các yếu tố chủ quan của người bệnh với các
yếu tố môi trường bên ngoài. Mặc dù vẫn chưa có một loại thuốc hay phương
pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh hen nhưng chúng ta hoàn toàn có thể
kiểm soát bệnh hen và duy trì kiểm soát trong một thời gian dài. Muốn như
vậy cần phải xây dựng chiến lược phòng chống hen dựa trên các số liệu điều
tra từ các nghiên cứu dịch tễ học [60] nhưng các nghiên cứu trong lĩnh vực
này lại gặp rất nhiều khó khăn do còn thiếu tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán
bệnh [95].
Năm 1993 Nghiên cứu quốc tế về hen và các bệnh dị ứng ở trẻ em
viết tắt là ISAAC được thành lập và thống nhất phương pháp điều tra bệnh


hen ở trẻ em trong cộng đồng. Theo kết quả điều tra từ các nghiên cứu phỏng

2


vấn bằng mẫu phiếu của ISAAC, tỉ lệ trẻ 13-14 tuổi được chẩn đoán hen dao
động từ 1,6% đến 28,2% tùy từng địa điểm nghiên cứu [29].
Tại Việt Nam những nghiên cứu dịch tễ học về hen phế quản ở cộng
đồng vẫn còn rất ít. Phải đến năm 2010 chúng ta mới tiến hành điều tra được
độ lưu hành hen ở người trưởng thành trên phạm vi cả nước, với tỉ lệ là 4,1%
người mắc hen thì nước ta hiện đang có khoảng 4 triệu người bệnh [9]. Cũng
theo kết quả của điều tra này, đã có 64,9% người bệnh từng phải đi cấp cứu vì
hen nặng [10] và tỉ lệ được dự phòng hen mới chỉ đạt 26,2% [11]. Tình hình
kiểm soát hen ở trẻ em nước ta còn báo động hơn vì tới trên 80% trẻ mắc hen
dưới 15 tuổi chưa được điều trị dự phòng [11] .
Các kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ, ở nước ta tỉ lệ được dự phòng
hen của trẻ em rất thấp [11] trong khi đó kiến thức về bệnh hen của các bà mẹ
lại rất thiếu hụt [5] [21], số liệu điều tra dịch tễ học bệnh hen ở trẻ em vẫn
chưa đầy đủ và chúng ta cũng thiếu những nghiên cứu đánh giá hiệu quả của
các biện pháp can thiệp phòng chống hen cho trẻ em trong cộng đồng. Như
vậy việc tiến hành các nghiên cứu về bệnh hen ở trẻ em nhất là các nghiên
cứu can thiệp thực sự trở nên cấp thiết, chính vì lí do đó chúng tôi tiến hành
đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14
tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội”
nhằm mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14
tuổi tại quận Thanh Xuân và Long Biên, Hà Nội năm 2012.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận nghiên
cứu.


3


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Dịch tễ học bệnh hen phế quản
Do vẫn không có tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xác định ca bệnh
hen nên các nghiên cứu dịch tễ học về bệnh hen gặp rất nhiều khó khăn. Đây
cũng chính là nguyên nhân gây ra việc đã từng có rất nhiều các nghiên cứu
dịch tễ học xác định tỉ lệ mắc bệnh hen được tiến hành với các định nghĩa ca
bệnh khác nhau [94]. Theo Pakkenan hiện có 3 phương pháp xác định ca bệnh
hen được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu trên thế giới đó là [95]:
+ Hỏi trực tiếp để người bệnh tự thông báo đã bị mắc bệnh hen.
+ Hỏi về triệu chứng thường gặp nhất của bệnh hen là thở khò khè.
+ Đánh giá tăng đáp ứng đường thở bằng test gắng sức.
Những ưu nhược điểm của từng phương pháp xác định ca bệnh hen
trong các nghiên cứu dịch tễ học được Pakkenan tổng kết lại như sau [95]:
- Đối với các nghiên cứu dịch tễ học xác định ca bệnh bằng cách phỏng vấn
bằng bộ câu hỏi để người bệnh tự thông báo đã được bác sĩ chẩn đoán mắc
hen hoặc có mắc triệu chứng khò khè là cách phổ biến nhất bởi ưu điểm của
phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện, có thể triển khai với cỡ mẫu lớn
(nên giảm được sai số ngẫu nhiên) và chi phí thấp. Tuy nhiên phương pháp
nghiên cứu bằng cách phỏng vấn sẽ gặp phải một số vấn đề đó là:
+ Ở những cộng đồng dân cư có trình độ học vấn thấp thì bệnh hen
còn ít được biết đến, từ “wheezing” có thể không được dịch sát nghĩa.
+ Triệu chứng khò khè đặc hiệu cho bệnh hen nhưng nếu biểu hiện
này nhẹ và trùng với thời điểm người bệnh có nhiễm khuẩn thì các thày thuốc
cũng sẽ không chẩn đoán hen nhất là ở trẻ em hay ở những cộng đồng mà
mức cảnh báo về bệnh hen chưa cao.

4



+ Có nhiều người bệnh hen biểu hiện ho là triệu chứng duy nhất mà
không có khò khè.
Vì thế những trường hợp bệnh này có nguy cơ vắng mặt trong các
nghiên cứu dịch tễ học sử dụng phương pháp phỏng vấn về bệnh hen hoặc
triệu chứng bệnh để xác định ca bệnh hen [95].
- Sử dụng test đánh giá đáp ứng đường thở với gắng sức và các yếu tố dược
học cũng là một phương pháp được dùng để chẩn đoán xác định bệnh hen, tuy
nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng độ đặc hiệu của phương pháp này đối
với chẩn đoán hen là cao nhưng độ nhạy lại thấp [95].
Cho đến gần đây đã có một số lượng lớn các nghiên cứu dịch tễ học
về hen tại hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng cho cả người lớn và trẻ
em sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi để xác định ca bệnh.
Dựa vào tính chất hay tái phát của bệnh hen và triệu chứng thường gặp nhất
của bệnh là khò khè các nghiên cứu đã chứng minh được việc người bệnh trả
lời “có” với câu hỏi “bạn có từng bị thở khò khè trong vòng 12 tháng qua
không?” có độ nhạy và độ đặc hiệu khá tốt thể hiện tình trạng có tăng đáp
ứng đưởng thở và xác định người bệnh bị hen ở cả trẻ em và người lớn. Đây
chính là câu hỏi trọng tâm của mẫu phiếu phỏng vấn của Tổ chức nghiên cứu
quốc tế về hen và các bệnh dị ứng ở trẻ em (ISAAC) [67] và Khảo sát sức
khỏe về bệnh lí hô hấp ở cộng đồng của Châu Âu (ECRHS) [55] đang được
đa số các tác giả sử dụng trong các nghiên cứu dịch tễ học để điều tra về tỉ lệ
mắc hen trong cộng đồng trên toàn thế giới. Cho đến thời điểm này “khò khè
trong 12 tháng qua” là tiêu chí có trong các báo cáo mô tả đặc điểm dịch tễ
học về hen trên thế giới [60].



5



1.1.1 Dịch tễ học bệnh hen phế quản trên thế giới
1.1.1.1 Tỉ lệ mắc bệnh
Trong các nghiên cứu dịch tễ học tỉ lệ hiện mắc của bệnh hen phế
quản được xác định là người bệnh đã từng mắc hen ở bất cứ thời điểm nào
trong cuộc đời [94;95].
- Tỉ lệ mắc hen ở trẻ em
ISAAC là tổ chức đầu tiên trên thế giới thống nhất được cách nghiên
cứu dịch tễ học bệnh hen ở trẻ em trong cộng đồng. Trong các nghiên cứu
dịch tễ học theo ISAAC, các khái niệm được định nghĩa như sau [30]:
+ Trẻ đang khò khè nếu có biểu hiện khò khè trong 12 tháng qua.
+ Trẻ bị khò khè nặng nếu có một trong các biểu hiện: trong 12 tháng qua có
khò khè từ 4 lần trở lên hoặc khò khè phải thức giấc vào ban đêm từ 1
lần/tuần trở lên hoặc khò khè khiến trẻ phải nói ngắt quãng từng từ một.
+ Trẻ mắc hen nếu đã từng được chẩn đoán mắc hen vào bất cứ thời điểm
nào trong cuộc đời.
+ Trẻ đang bị hen nếu trẻ đã từng được chẩn đoán hen ở bất cứ thời điểm nào
trong cuộc đời và đang có khò khè.
Theo ISAAC các nghiên cứu có thể sử dụng 2 công cụ để tiến hành
điều tra đó là bảng câu hỏi in giấy và bảng câu hỏi video. Với nhóm trẻ 13-14
tuổi, sử dụng bảng câu hỏi in giấy phỏng vấn trực tiếp trẻ trước sau đó nên
phỏng vấn tiếp bằng bảng câu hỏi video, còn đối với trẻ 6-7 tuổi sử dụng bảng
câu hỏi in giấy để phỏng vấn cha mẹ [30].
Các nghiên cứu về tỉ lệ mắc hen và khè khò ở trẻ em theo ISAAC
được tiến hành qua 3 giai đoạn: giai đoạn I phỏng vấn xác định tỉ lệ mắc hen
trong một quần thể; giai đoạn II phỏng vấn các yếu tố nguyên nhân; giai đoạn
III phỏng vấn để xác định xu hướng mắc hen, lặp lại nghiên cứu giống giai

6



đoạn I, tại chính các địa điểm nghiên cứu trước đó với khoảng cách về thời
gian ít nhất là 3 năm [67].
Cách tiến hành điều tra nghiên cứu giai đoạn I như sau: trước hết
chọn địa điểm nghiên cứu, có thể dựa vào sự phân chia về đặc điểm địa lí,
chủng tộc, tôn giáo… , sau đó chọn mẫu nghiên cứu, đơn vị mẫu là các trường
học trong địa điểm nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên để có ít nhất 3000 trẻ ở
mỗi địa điểm tham gia trả lời phỏng vấn. Theo tính tóan của ISAAC, với cỡ
mẫu là 3000 trẻ trở lên thì kết quả nghiên cứu về tỉ lệ mắc hen và khò khè
nặng ở trẻ có thể so sánh được với các nghiên cứu khác đảm bảo mức ý nghĩa
thống kê là 99% [67].
Toàn bộ các nghiên cứu tỉ lệ mắc hen ở trẻ em theo ISAAC giai đoạn
I tiến hành vào năm 1994-1995 tại 155 địa điểm của 56 quốc gia được xử lí để
có số liệu toàn cầu, trong số này có 30 quốc gia đã điều tra từ 2 địa điểm trở
lên, có tổng số 463.801 trẻ 13-14 tuổi tham gia. Kết quả điều tra cho thấy: tỉ lệ
đang khò khè ở trẻ 13-14 tuổi dao động từ 2,1% đến 32,2% tùy thuộc từng
vùng, như vậy sự khác biệt về tỉ lệ giữa các vùng là 15 lần. Các quốc gia có tỉ
lệ trẻ đang khò khè dưới 10% chủ yếu thuộc châu Á, Bắc Phi, Đông Âu, và
Địa Trung Hải. Các quốc gia có tỉ lệ trên 20% chủ yếu là Anh, Úc, Bắc Mỹ và
Mỹ La tinh. Sự khác biệt giữa các quốc gia lớn hơn sự khác biệt giữa các
vùng trong một quốc gia. Tỉ lệ trẻ được chẩn đoán hen cũng khác nhau giữa
các quốc gia, dao động từ 1,6% đến 28,2%. Trong các nghiên cứu của ISAAC
thì tỉ lệ trẻ được chẩn đoán hen thấp hơn tỉ lệ trẻ đang bị khò khè [29].

7





Hình 1.1 Bản đồ tỉ lệ đang khò khè ở trẻ 13-14 tuổi
Các nghiên cứu ở nhóm trẻ 6-7 tuổi ít hơn so với nhóm trẻ 13-14
tuổi. Có 91 địa điểm của 38 quốc gia với tổng số 257.800 cha mẹ tham gia
điều tra. Kết quả, tỉ lệ trẻ đang bị khò khè dao động từ 2,1-32,2%, tỉ lệ trẻ
được chẩn đoán hen dao động từ 1,4%-27,2%. Sự khác biệt về tỉ lệ trẻ đang
khò khè và hen giữa các quốc gia lớn hơn giữa các vùng trong một quốc gia.
Nhóm tuổi này tỉ lệ trẻ được chẩn đoán hen cũng thấp hơn tỉ lệ đang bị khò
khè [29].

8



Hình 1.2 Bản đồ tỉ lệ đang khò khè ở trẻ 6-7 tuổi
- Tỉ lệ mắc hen ở ngƣời lớn
Năm 2002-2003, theo Sembajwe trong nhóm người có độ tuổi từ 18-
99 tuổi ở 64 quốc gia thì tỉ lệ được bác sĩ chẩn đoán mắc hen thấp nhất là ở
Việt Nam (1,8%) và cao nhất là ở Úc (32,8%) [102].
TCYTTG cũng đã tổ chức điều tra về bệnh hen tại 70 quốc gia gồm
178.215 người tuổi từ 18-45 bằng cách phỏng vấn. Các khái niệm sử dụng
trong cuộc điều tra này được định nghĩa như sau [109]:
+ Mắc hen: nếu người bệnh đã từng được bác sĩ chẩn đoán hen.
+ Mắc bệnh hen lâm sàng: đã được bác sĩ chẩn đoán hen và/hoặc đang phải
dùng thuốc chữa hen trong 2 tuần qua.
+ Có triệu chứng bệnh hen: được bác sĩ chẩn đoán hen và/ hoặc đang bị khò
khè.

9



Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ mắc hen là 4,3%, mắc hen trên lâm
sàng là 4,5% và đang bị khò khè là 8,6%, sự khác biệt về tỉ lệ mắc hen giữa
các quốc gia lên tới 21 lần: ở Úc tỉ lệ là 20,96% trong khi ở Trung Quốc chỉ là
0,19% [109] . Tỉ lệ mắc hen ở người lớn cao trên 10% tập trung ở khu vực
Nam Mĩ, Úc và một số nước châu Âu, trong khi đó ở khu vực châu Á, châu
Phi và Bắc Mĩ có rất ít số liệu về tỉ lệ này. Tỉ lệ đang bị khò khè cao trên 20%
tập trung chủ yếu ở Châu Úc, Mĩ và một số nước thuộc châu Âu trong đó có
Anh. Theo ước tính của TCYTTG, Việt Nam thuộc khu vực Tây Thái Bình
Dương là khu vực có tỉ lệ mắc hen chung vào khoảng 5,85% [109].
1.1.1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỉ lệ mắc hen
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các yếu tố bên trong và bên ngoài
có ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc hen.
- Các yếu tố bên ngoài
+ Yếu tố môi trường: các yếu tố môi trường cũng được chia thành 2 loại là
yếu tố môi trường bên ngoài nhà và yếu tố môi trường bên trong nhà.
Ở Châu Á, Gary Wong cho rằng yếu tố môi trường và chế độ ăn có
thể đã ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc hen của trẻ em Trung Quốc vì khi so sánh tỉ lệ
đang khò khè và hen ở trẻ 13-14 tuổi tại 3 địa điểm của Trung Quốc ông thấy
tỉ lệ này ở Hồng Kông cao hơn so với Bắc Kinh và Quảng Châu [115].
Hong-Yu Wang đã chứng minh môi trường sống là nguyên nhân gây
ra sự khác biệt về tỉ lệ mắc khò khè giữa các vùng khi thấy những trẻ Trung
Quốc sống ở Vancouver, Canada có tỉ lệ mắc hen tăng theo thời gian định cư
tại đây [112]. El Sharif cũng xác nhận, tỉ lệ mắc hen ở trẻ em sống trong trại tị
nạn ở Palesstine cao hơn những trẻ sống ở các làng hoặc thành phố lân cận
chứng tỏ môi trường đã có ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc hen ở trẻ [54].
Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong nhà như nấm
mốc, côn trùng, khói thuốc lá, các vật liệu trải nền nhà bằng nhựa nhiều

10



nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh hen ở trẻ tăng gấp 1,76 – 2,09
lần nếu trẻ có tiếp xúc với nấm mốc [66], tăng 2,43 lần ở những người sử
dụng chất liệu nhựa để dán lên tường nhà [69], tăng cao gấp nhiều lần ở
những trẻ có tiếp xúc với gián so với những trẻ khác [81]. Nguy cơ mắc hen
cũng cao gấp 3,5 lần nếu trẻ sinh ra từ những bà mẹ có hút thuốc lá khi mang
thai vào 3 tháng cuối [40].
+ Nghề nghiệp: những nghề như nghề nhựa, cao su, gỗ, giấy, dệt, phòng thí
nghiệm, kho hay lau dọn cũng làm tăng nguy cơ mắc hen cho các công nhân
và những người làm tại đây [70].
- Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh hen
+ Giới tính: nhiều nghiên cứu về hen ở trẻ em đều ghi nhận tỉ lệ mắc khò khè
và hen ở nam cao hơn nữ [78;97] [98].
+ Cân nặng: có khoảng 2/3 người Mĩ trưởng thành bị thừa cân béo phì, trong
số này khoảng 12% người bị mắc hen trong khi với những người có cân nặng
bình thường tỉ lệ mắc hen chỉ là 6%. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy sau
khoảng thời gian 1 năm theo dõi những người có chỉ số BMI ≥25 có nguy cơ
mắc bệnh hen cao gấp 1,51 lần so với những người có cân nặng bình thường
[35;38].
+ Cơ địa dị ứng: trẻ mà cha mẹ có cơ địa dị ứng có nguy cơ mắc hen cao gấp
3,29 lần so với những trẻ khác [66].
1.1.1.3 Xu hƣớng mắc hen
Có sự khác nhau về xu hướng mắc hen ở trẻ em giữa các khu vực
trên trên thế giới. Tại Mĩ theo các số liệu về tỉ lệ mắc bệnh hen của Trung tâm
kiểm soát và phòng chống bệnh thì năm 2001 tỉ lệ mắc hen là 7,3% đã tăng
lên 8,4% vào năm 2010, tương đương 25,7 triệu người Mĩ mắc bệnh hen
trong đó có khoảng 7 triệu trẻ em [26]. Xu hướng tăng tỉ lệ mắc hen tiếp tục
được ghi nhận ở Mĩ vào những năm sau đó, năm 2010 khoảng 1/14 người dân

11



Mĩ mắc hen thì vào năm 2011 con số này là 1/12, đặc biệt Mĩ là quốc gia đã
xác định nhóm người có tỉ lệ mắc hen cao nhất là trẻ em và phụ nữ [42]. Các
quốc gia phát triển thuộc châu Âu như Phần Lan, Thụy Điển, Niu Di Lân,
Úc, Anh đều báo cáo tỉ lệ mắc hen đang tăng lên [28], tương tự như vậy ở
châu Á, cả Hồng Kông, Singapore, Bangkok, Thái lan tỉ lệ khò khè và hen
đều tăng.
Theo tác giả Beggs, nhiều nơi trên thế giới ghi nhận có sự tăng tỉ lệ
mắc bệnh hen theo thời gian, nguyên nhân được cho là do thay đổi về môi
trường và lối sống, tuy nhiên tác giả cho rằng sự thay đổi khí hậu do tác động
bởi con người cũng có thể là một yếu tố có ảnh hưởng đến xu hướng mắc hen
tại một số khu vực trên thế giới [33].
1.1.1.4 Tỉ lệ mới mắc
Cho đến hiện nay vẫn chưa có cách nào để đo lường được chính xác
tỉ lệ mới mắc của bệnh hen [87] do vậy các số liệu về tỉ lệ mới mắc của bệnh
hen mới chỉ có trong các báo cáo từ sau năm 2000 và các số liệu thu thập
được cũng chỉ có ở một số khu vực trên thế giới. Có 2 phương pháp chủ yếu
để xác định các ca bệnh hen trong các nghiên cứu tỉ lệ mới mắc, cách thứ nhất
là dựa vào phỏng vấn người bệnh về triệu chứng khò khè [37;63] hoặc đã
được bác sĩ chẩn đoán hen [83] và cách thứ hai là dựa vào hồ sơ bệnh án để
xác định số trường hợp bệnh hen đã được các thày thuốc chẩn đoán
[59;96;101;106].
- Tỉ lệ mới mắc hen qua các nghiên cứu thu thập kết quả khám bệnh từ hồ sơ
bệnh án của các thày thuốc như sau:
+ Châu Âu: tỉ lệ mới mắc hen ở trẻ em và người trưởng thành của Anh vẫn
rất cao (136,6/10.000/năm) và trẻ em ở Anh có xu hướng mắc nhiều bệnh dị
ứng như hen, chàm viêm mũi dị ứng cùng lúc [96]. Ở Bồ Đào Nha tỉ lệ mới
mắc chung là 2,02/1000 người/năm [106].


12


+ Châu Mĩ: một nghiên cứu ở Canada cho thấy tỉ lệ mới mắc hen ở 2 khu vực
Ontario và Simcoe Muskoka là 6,96 và 5,6/1000/năm [59;103]. Theo số liệu
thống kê trên toàn nước Mĩ thì tỉ lệ mới mắc hen là 3,8/1000 người/năm còn
tỉ lệ hen tái phát là 4,6/1000 người/năm, mùa thu và đông là thời điểm có tỉ lệ
mới mắc hen cao nhất trong năm [101].
- Tỉ lệ mới mắc hen qua các nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn:
+ Sử dụng mẫu phiếu phỏng vấn của ISAAC để xác định ca bệnh hen, nghiên
cứu được tiến hành ở Thụy Điển cho thấy tỉ mới mắc hen của thiếu niên khu
vực bắc Thụy Điển là 0,6-1,3/1000 người/năm [63]. Theo Broms các yếu tố
nguy cơ phát triển bệnh hen ở trẻ em lứa tuổi tiền học đường ở nước này là dị
ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng, biểu hiện khò khè, đã từng bị hen, cha mẹ bị
viêm mũi dị ứng, cha mẹ bị hen và eczema [37].
+ Nghiên cứu tại Ý và Phần Lan thấy nguy cơ mắc hen giảm khi tuổi cao hơn
[75].
1.1.1.5 Tỉ lệ tử vong do hen
Trong khoảng thời gian từ 1980 – 1993, tỉ lệ tử vong ở Mĩ là 1,7-
3,7/100.000 dân, nhóm trẻ người da đen có tỉ lệ tử vong cao hơn da trắng. Tử
vong ngoại viện do hen ở Mĩ đã tăng 23,3% năm 1990 lên 29,4% năm 2001
[84]. Năm 2000 ở Mĩ tử vong trong số bệnh nhân nhập viện vì hen là 0,5% và
có tới 1/3 các ca tử vong ở bệnh nhân hen là các trường hợp nhập viện vì hen
nặng [30]. Năm 2005 tử vong do hen ở trẻ em Mĩ là 2,3/1 triệu dân [87]. Tại
Thái Lan tỉ lệ tử vong do hen cũng tăng so với trước [48]. Tuy nhiên gần đây
cũng đã xuất hiện xu hướng giảm tỉ lệ tử vong do hen ở một số khu vực trên
thế giới, điều này được cho là nhờ tăng sử dụng corticoides như Thụy sĩ [34],
Bồ Đào Nha [86], Tây ban Nha [62], Nhật Bản [68].




13


1.1.2 Dịch tễ học hen phế quản ở Việt Nam
Ở Việt Nam cho đến nay các số liệu về tỉ lệ mắc và tử vong do hen
vẫn còn khá ít. Tỉ lệ mắc hen và các triệu chứng của bệnh hen qua một số
nghiên cứu của các tác giả Việt Nam như sau:
- Năm 2003 Phạm Lê Tuấn công bố kết quả nghiên cứu bệnh hen ở học sinh
Hà Nội bằng cách khám lâm sàng và làm xét nghiệm test lẩy da kết quả tỉ lệ
mắc hen phế quản của trẻ nội thành là 12,56%, ngoại thành là 7,52% [23].
- Các nghiên cứu sau đó ở nước ta đều được điều tra bằng mẫu phiếu phỏng
vấn:
+ Ở Hà Nội năm 2005 sử dụng mẫu phiếu phỏng vấn của ISAAC để điều tra
tỉ lệ mắc khò khè ở trẻ em của hai trường tiểu học nội thành Hà Nội (lứa tuổi
5-11 tuổi) tác giả Nga NN thấy tỉ lệ trẻ đã từng bị khò khè là 29,1% [88].
Năm 2010 tỉ lệ đang khò khè ở trẻ 13-14 tuổi tại huyện Thanh Trì Hà Nội là
15,1% trong khi tỉ lệ trẻ được bác sĩ chẩn đoán hen chỉ là 2,6% [7].
+ Ở Đà Lạt năm 2004 Sy DQ phỏng vấn người dân sống ở đây kết quả tỉ lệ
trẻ 5-15 tuổi có biểu hiện hen và triệu chứng giống hen là 3,4% [108].
+ Khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Huỳnh Công Thanh phỏng vấn 940
cha mẹ học sinh lớp 1-2 của tỉnh Tiền Giang vào năm 2007 kết quả tỉ lệ trẻ
đang bị khò khè là 9%, được bác sĩ chẩn đoán hen là 2,2% [19]. Cũng năm đó
tại cần Thơ số trẻ 13-14 tuổi đang bị khò khè chiếm tỉ lệ là 5%, đã được chẩn
đoán hen là 1,4% [8].
+ Trên phạm vi toàn quốc, năm 2010 nghiên cứu xác định độ lưu hành hen
của người trưởng thành từ 16 đến trên 80 tuổi tại 7 vùng sinh thái của Việt
Nam sử dụng phương pháp phỏng vấn sàng lọc theo mẫu phiếu phỏng vấn của
ECRHS và thăm khám lâm sàng nội khoa. Kết quả tỉ lệ mắc hen của người
trưởng thành Việt Nam là 4,1%; nam mắc bệnh cao hơn nữ; địa phương có tỉ

lệ mắc hen cao nhất là Nghệ An 7,65% và thấp nhất là Bình dương 1,51%,

14


như vậy có sự khác biệt về tỉ lệ mắc hen giữa các vùng khác nhau của Việt
Nam [9].
Hiện chưa có các nghiên cứu về giai đoạn III của ISAAC và xác định
tỉ lệ mới mắc hen được công bố do vậy chúng ta chưa có thông tin về xu
hướng mắc bệnh hen ở Việt Nam.
Về tỉ lệ tử vong do hen, theo kết quả điều tra năm 2010 thì tỉ lệ tử
vong do hen giai đoạn 2005-2009 ở Việt Nam là 3,78 trường hợp/100.000 dân
và tại tất cả các tỉnh thành phố ở nước ta tỉ lệ tử vong do hen đang có xu
hướng tăng dần [12].
Với những đặc điểm dịch tễ học của bệnh hen như chúng ta biết có
thể thấy bệnh hen thực sự là gánh nặng kinh tế của mỗi quốc gia. Tại Mĩ hàng
năm chi phí trực tiếp để điều trị bệnh hen là khoảng 50 tỉ đô la và chi phí gián
tiếp do phải nghỉ học và nghỉ làm vì hen là khoảng 56 tỉ đô la [43]. Ở Việt
Nam, những số liệu này trên phạm vi cả nước cũng chưa được công bố, tuy
nhiên với kết quả thu được về tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do hen phế quản mà
chúng ta mới có vào năm 2010 có thể phỏng đoán chi phí cho điều trị bệnh
hen ở nước ta không nhỏ.
1.2. Bệnh hen phế quản và triệu chứng khò khè
1.2.1 Bệnh hen phế quản
1.2.1.1 Định nghĩa hen theo GINA: Hen là một bệnh viêm mạn tính đưởng
thở, với sự tham gia của nhiều loại tế bào và thành phần tế bào, làm tăng phản
ứng đường thở, xuất hiện các cơn ho, khò khè, nặng ngực và khó thở tái phát,
nặng hơn vào ban đêm, biến đổi theo đợt, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do
dùng thuốc [60].
1.2.1.2 Cơ chế bệnh sinh của hen: có 3 quá trình bệnh lý đáng chú ý nhất

trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản đó là [60]:
Viêm mạn tính đường thở

15


Co thắt phế quản
Gia tăng tính phản ứng phế quản
Diễn biến của quá trình bệnh lý trong hen phế quản được mô tả như
sau:

















Hình 1.3: sơ đồ diễn biến quá trình bệnh lý của bệnh hen phế quản
Quá trình viêm với sự tham gia của nhiều tế bào viêm như đại thực
bào, dưỡng bào, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, các tế bào biểu mô, tế

bào nội mô, các bạch cầu đơn nhân, tương bào. Các tế bào viêm giải phóng ra
nhiều thành phần tế bào, trong đó đáng chú ý là các cytokines của đại thực
bào và tế bào lympho B [60].

VIÊM
TĂNG ĐÁP ỨNG
PHẾ QUẢN
CO THẮT
PHẾ QUẢN
TRIỆU CHỨNG
BỆNH HEN
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TỪ MÔI TRƢỜNG

16


1.2.1.3 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây hen
Trong số các yếu tố nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây hen thì một
số là yếu tố liên quan đến nguyên nhân gây bệnh và một số là yếu tố làm bùng
phát cơn hen, tuy nhiên cũng có những yếu tố lại đóng cả 2 vai trò trên. Do
vậy, có thể chia các yếu tố nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây hen thành
hai loại là các yếu tố chủ quan và các yếu tố môi trường… [60].
- Các yếu tố chủ quan
+ Yếu tố gen: Cho đến hiện nay nhiều nghiên cứu chỉ ra có nhiều gen cùng
tham gia vào cơ chế bệnh sinh của hen, mặc dù hiện nay vẫn chưa xác định
được các gen đặc hiệu gây hen tuy nhiên khi nghiên cứu về gia đình của
những người mắc bệnh hen một số tác giả nhận thấy có đến 50-60% các
trường hợp bị hen có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị hen
thì nguy cơ mắc hen ở con là 25%, nếu cả bố và mẹ bị hen thì nguy cơ này
tăng gấp 2 lần.

+ Béo phì: Được cho là một yếu tố nguy cơ gây hen, có thể chất trung gian
hóa học như leptons đã có ảnh hưởng đến chức năng của đường dẫn khí và
làm hen có thể phát triển ở những người bệnh béo phì.
+ Yếu tố giới: Ở trẻ em tỉ lệ mắc bệnh hen của nam cao gấp 2 lần nữ, khi trẻ
càng lớn tỉ lệ mắc bệnh ở nữ có xu hướng tăng lên, đến tuổi trường thành tỉ lệ
nữ mắc bệnh lại cao hơn nam. Sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh hen liên quan
đến giới tính cũng chưa được lí giải tuy nhiên có thể do kích thước của phổi ở
hai giới có sự khác nhau.
+ Tuổi: Hen có thể xuất hiện bất cứ lứa tuổi nào, nhưng khoảng 80% hen trẻ
em xuất hiện trước 5 tuổi.
- Yếu tố môi trường
+ Dị nguyên: Dị nguyên là những chất có bản chất kháng nguyên hoặc không
có bản chất kháng nguyên nhưng khi vào cơ thể lại có khả năng kích thích cơ

17


thể sinh ra kháng thể và xảy ra phản ứng dị ứng. Hiện nay đã phát hiện rất
nhiều loại dị nguyên khác nhau có khả năng gây hen phế quản [3].
Dị nguyên bụi nhà: Thành phần của bụi nhà gồm xác côn trùng, nấm
mốc, các chất thải của người, các hợp chất hữu cơ, hoa cỏ, con mạt bụi
nhà…trong đó mạt bụi nhà là tác nhân chính gây hen. Mạt bụi nhà thuộc
ngành tiết túc, lớp nhện. Hiện đã phát hiện ra hơn 130 loài mạt bụi nhà trong
các mẫu bụi nhà. Nhiều nơi đã sử dụng các loại mạt bụi nhà để điều chế dị
nguyên dùng trong chẩn đoán và điều trị hen phế quản [14].
Lông súc vật: Các loại lông súc vật như lông chó, mèo, gà, vịt, thỏ…
đều có khả năng gây hen, trong đó lông mèo có khả năng gây hen mạnh nhất.
Dị nguyên từ lông mèo có kích thước rất nhỏ 3-4 μm nên tồn tại rất lâu trong
không khí và dễ lọt sâu vào trong phế nang người. Hiện nay đã xác định được
các dị nguyên của các loài gián cũng là nguồn gây dị ứng và gây hen phế

quản [3].
Phấn hoa: Nhiều loại phấn hoa có khả năng gây hen, đặc biệt hay
gặp ở châu Âu, phấn hoa là loại dị nguyên có kích thước nhỏ nên có khả năng
lọt sâu vào tận phế nang, các loại phấn hoa là nguyên nhân gây các bệnh dị
ứng theo mùa, đôi khi dẫn đến nhầm bệnh hen là bệnh lý cảm cúm… loại này
hay gặp ở các nước Châu Âu .
Nấm mốc: Nấm mốc tồn tại lâu trong không khí theo mùa, nhiệt độ
và các vùng khác nhau có khả năng gây viêm nhiễm đường hô hấp.
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… gây
viêm nhiễm đường hô hấp, những ổ viêm nhiễm này là nguyên nhân dẫn đến
hen phế quản, đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây hen tại Việt Nam. Sự
tương tác giữa yếu tố cơ địa dị ứng của người bệnh với tình trạng nhiễm
trùng hô hấp là hết sức phức tạp. Tình trạng cơ địa dị ứng có ảnh hưởng đến
sự tăng đáp ứng đường thở với nhiễm trùng và ngược lại tình trạng nhiễm

18


trùng có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng tình trạng dị ứng của cơ thể, nhất là
khi cơ thể bị phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ.
+ Ô nhiễm môi trường: Các chất gây ô nhiễm không khí như dioxit, nitrogen,
oxide, SO
2
, NO
2
… khi xâm nhập vào đường hô hấp gây kích ứng niêm mạc
phế quản làm tăng phản ứng phế quản gây nên phản ứng dị ứng. Ô nhiễm môi
trường còn có thể do bụi, khói trong nhà gây ra như khói than, mùi bếp ga,
khói thuốc lá, khói hương, các loại hóa chất được sử dụng trang trí nội thất.
+ Khói thuốc lá: Là tác nhân gây bệnh phổi tác nghẽn mạn tính và hen phế

quản. trong khói thuốc là có nhiều chất có hại như polycyclic hydrocarbon,
nicotine, carbon monoxide… gây tăng phản ứng phế quản, tăng xuất tiết phế
quản làm tăng mức độ nặng của bệnh hen.
+ Thức ăn: Các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, cá, sữa, nhộng…. là
những dị nguyên chính gây nên phản ứng dị ứng, hen, ngoài ra còn phải kể
đến các chất bảo quản thực phẩm, chất nhuộm màu thực phẩm.
+ Các thuốc gây hen: Các kháng sinh, methydopa, cimetidine, sulfathiazole,
aspirin, các chất chống viêm nonsteroids… là các chất có thể gây hen.
- Các yếu tố khác
+ Yếu tố nội tiết: Phụ nữ hen và thai nghén, hen trước ngày kinh nguyệt, hen
liên quan đến cường giáp.
+ Thời tiết: Thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, gió mùa đều có thể tác động lên cơn
khó thở của người bị hen.
+ Gắng sức: Gần đây hen do gắng sức được giải thích là do sự mất nước từ
niêm mạc phế quản làm tăng áp lực thẩm thấu của lớp lót của đường dẫn khí
giải phóng các chất trung gian hóa học gây co thắt phế quản.
+ Streess: Các tác động tâm lý có thể làm xuất hiện cơn hen và tăng nguy cơ
tử vong ở bệnh nhân hen.


19


1.2.1.4 Chẩn đoán hen trẻ em
Chẩn đoán hen ở trẻ em khó hơn ở người lớn nhất là trẻ dưới 5 tuổi,
việc chẩn đoán hen cho trẻ em được thực hiện qua 4 bước [4] [60]:
- Bước 1: Khai thác bệnh sử:
+ Về các dấu hiệu: khò khè, ho, khó thở, nặng ngực. Các dấu hiệu trên xuất
hiện nhiều lần, tái đi tái lại và thường xảy ra nặng hơn vào ban đêm làm trẻ
phải thức dậy.

+ Trẻ có tiếp xúc với các yếu tố làm khởi phát cơn hen không?
+ Có tiền sử dị ứng hoặc bố mẹ bị dị ứng không?
- Bước 2: Khám lâm sàng toàn diện.
+ Phát hiện các dấu hiệu: ho, khò khè, khó thở.
+ Các dấu hiệu thực thể: nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ran rít, ran ngáy,
lồng ngực hình thùng.
- Bước 3: đánh giá khách quan. Đo chức năng hô hấp.
+ FEV1, FVC, tỉ số FEV1/FVC: FEV1 giảm ≥ 20% , tỉ số FEV1/FVC giảm
còn <80% so với giá trị lí thuyết hoặc FEV1 tăng ≥ 12% sau khi hít thuốc
giãn phế quản là có hội chứng tắc nghẽn.
+ PEF tăng 60l/phút hoặc tăng ≥ 20% sau khi hít thuốc giãn phế quản hoặc
thay đổi hàng ngày ≥ 20% hoặc thay đổi ≥ 10% nếu đo sáng chiều chẩn đoán
là bị hen.
Nếu không thực hiện đo được PEF và chức năng hô hấp cho trẻ có
thể dựa vào dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm sau:
. Trẻ có biểu hiện khò khè >3 lần mặc dù không bị cảm cúm hoặc
viêm mũi xoang.
. Có bố hoặc mẹ hoặc bản thân mắc các bệnh dị ứng khác.
. Tăng bạch cầu ái toan trong máu, tăng IgE trong máu, test lẩy da
dương tính với các dị nguyên.

20


. Điều trị thử thuốc giãn phế quản kích thích bê ta 2 và ICS có hiệu
quả.
- Bước 4: Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt
+ Chẩn đoán xác định hen khi có các yếu tố sau:
 Lâm sàng có biểu hiện: ho, khò khè, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại
nhiều lần, xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm hoặc khi tiếp xúc với các

yếu tố nguy cơ.
 Khám lâm sàng có dấu hiệu thực thể: nhịp thở nhanh, rút lõm lồng
ngực, ran rít, ran ngáy, biến dạng lồng ngực.
 Tiền sử bố mẹ và bản thân trẻ có tiền sử hen hoặc mắc các bệnh dị
ứng khác, trẻ có cơ địa dị ứng, thể tạng tiết dịch.
 Thay đổi chức năng hô hấp FEV1, FVC hoặc PEF.
 Test lẩy da dương tính, bạch cầu ưa axit, IgE trong máu tăng cao.
 Điều trị thử bằng thuốc giãn phế quản + ICS có hiệu quả.
+ Chẩn đoán phân biệt dấu hiệu khò khè: cần chẩn đoán phân biệt với các
bệnh có biểu hiện khò nhè như: mềm sụn thanh quản, đẻ non, dị dạng hẹp khí
quản, hẹp phế quản, dò khí thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, dị vật
đường thở, tim bẩm sinh, lao phổi, viêm mũi xoang, nhiễm khuẩn hô hấp do
vius.
Lƣu ý: không có một xét nghiệm nào có ý nghĩa quyết định trong chẩn đoán
hen ở trẻ em do đó người thày thuốc lâm sàng cần thăm khám lâm sàng kĩ
lưỡng, hỏi tiền sử, tập hợp các dữ liệu lâm sàng, xét nghiệm, kể cả việc điều
trị thử nếu thấy cần thiết và theo dõi diễn biến của bệnh để đưa ra chẩn đoán
chính xác [4], [60].




21


1.2.1.5 Phân loại hen theo mức độ kiểm soát [60]
Đặc điểm
Đã được kiểm
soát
Kiểm soát một

phần
Chưa được kiểm
soát
1. Triệu chứng ban
ngày
Không
(hoặc ≤2lần/tuần)
> 2lần/tuần


≥ 3 đặc điểm
của hen kiểm
soát một phần
trong bất kỳ
tuần nào

2. Triệu chứng
thức giấc ban đêm
Không

3. Hạn chế hoạt
động
Không

4. Nhu cầu dùng
thuốc cắt cơn điều
trị
Không
(hoặc ≤2 lần/tuần)
>2lần/tuần

5. Chức năng hô
hấp (PEF hoặc
FEV1)
Bình thường
<80% trị số dự
đoán hoặc trị số
tốt nhất của bệnh
nhân)
6. Cơn kịch phát
cấp
Không
≥ 1 lần/năm
1 lần trong bất
kỳ tuần nào
1.2.1.6 Điều trị hen: đã có rất nhiều hội thảo quốc tế được tổ chức để đi đến
thống nhất một phác đồ điều trị hen. Theo GINA điều trị hen cần được thực
hiện theo các bước trong hướng dẫn sau [60].







22


Các bước điều trị hen theo GINA
Giảm bước Tăng bước
Bƣớc 1

Bƣớc 2
Bƣớc 3
Bƣớc 4
Bƣớc 5
Giáo dục bệnh nhân
Kiểm soát môi trường
Kích thích bêta 2 tác dụng nhanh (SABA)
Các thuốc dự
phòng ngừa
cơn được
chọn
Chọn một
Chọn một
Thêm một
hoặc hơn
Thêm một
hoặc cả hai
ICS liều thấp
ICS liều thấp +
LABA
ICS liều trung
bình hoặc cao
+ LABA
corticoid uống
liều thấp nhất
antileucotrièn
ICS liều trung
bình hoặc cao
antileucotrièn
Liệu pháp

anti-IgE

ICS liều thấp +
antileucotrièn
theophyllin
phóng thích
chậm


ICS liều thấp +
theophyllin
phóng thích
chậm


Lưu ý:
Bước 2 là bước điều trị khởi đầu cho mọi bệnh nhân chưa điều trị
corticoides có triệu chứng hen dai dẳng.
Nếu triệu chứng tại lần khám đầu tiên cho thấy đây là hen không kiểm
soát nên chọn điều trị khởi đầu là bước 3.
Nếu bệnh nhân đã được kiểm soát: duy trì điều trị và tìm ra bước điều
trị thấp nhất để kiểm soát hen.

23


Nếu bệnh nhân kiểm soát một phần xem xét nâng bước để đạt kiểm
soát hen.
Nếu bệnh nhân chưa kiểm soát nâng bước đến khi đạt kiểm soát hen.
Nếu bệnh nhân ở đợt kịch phát điều trị hen theo phác đồ đợt kịch phát.

- Giảm bậc khi hen được kiểm soát
+ Nếu người bệnh đang dùng một loại corticoides liều cao hoặc trung bình
giảm liều còn 50% sau mỗi 3 tháng.
+ Nếu đang dùng một loại corticoides liều thấp có thể chuyển sang dùng 1
liều duy nhất hàng ngày.
+ Nếu đang dùng phối hợp corticoides và LABA thì giảm 50% liều
corticoides và vẫn duy trì dùng LABA sau mỗi 3 tháng.
+ Nếu đang dùng corticoides, LABA và thuốc kiểm soát hen khác thì giảm
50% liều corticoides mỗi 3 tháng nhưng vẫn dùng LABA và thuốc kiểm soát
hen khác.
+ Có thể xem xét ngừng thuốc điều trị nếu bệnh nhân duy trì kiểm soát hen
với liều thuốc kiểm soát thấp nhất và không có triệu chứng tái phát lại trong
vòng 1 năm.
- Tăng bậc điều trị
+ Khi hen mất kiểm soát dùng ngay thuốc cắt cơn tác dụng nhanh, có thể lặp
lại liều cho đến khi triệu chứng hen nặng chấm dứt. Nếu phải dùng thuốc cắt
cơn quá 2 ngày cần xem xét tăng liều thuốc kiểm soát hen.
+ Tăng liều thuốc ICS lên gấp đôi không có hiệu quả. Liều ICS tăng gấp 4
lần có tác dụng như việc sử dụng corticoides đường uống và nên được sử
dụng khoảng 7-14 ngày cho cả người lớn và trẻ em.
+ Phối hợp 2 loại thuốc budesonide và formoterol trong điều trị ngừa cơn và
cắt cơn có tác dụng duy trì kiểm soát và ngừa các đợt hen kịch phát ở trẻ hen
vừa và nặng từ 4 tuổi trở lên. Nhiều nghiên cứu chứng tỏ hiệu quả điều trị dự

24


phòng hen bằng corticoides đã làm giảm hen nặng và giảm tỉ lệ tử vong của
hen [32;34].
Mới đây, liệu pháp điều trị bằng anti-IgE áp dụng cho người bệnh hen

vừa và nặng đã được đánh giá qua nghiên cứu của D’Amato. Sử dụng biệt
dược Omazulimab cho nhóm can thiệp và giả dược cho nhóm chứng trong
thời gian 28 tuần điều trị, kết quả nhóm sử dụng Omazulimab giảm các biểu
hiện lâm sàng của bệnh hen một cách đang kể so với nhóm chứng, chức năng
hô hấp và CLCS của những bệnh nhân này cũng được cải thiện rõ rệt [52].
- Đánh giá kiểm soát hen: mức độ kiểm soát hen được đánh giá thông qua
việc sử dụng công cụ là trắc nghiệm kiểm soát hen. Trắc nghiệm kiểm soát
hen là một bảng hỏi gồm 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi được đánh giá theo thang 5
điểm từ 1-5. Trắc nghiệm kiểm soát hen được nhóm các chuyên gia là các bác
sĩ lâm sàng và hen phế quản xây dựng, thử nghiệm độ tin cậy và tính giá trị.
Hiện nay trắc nghiệm kiểm soát hen đã được dịch ra trên 100 thứ tiếng trên
thế giới trong đó có tiếng Việt [60].













25



Trắc nghiệm kiểm soát hen

Câu hỏi 1: Trong 4 tuần qua, bao nhiêu ngày bệnh hen làm cho bạn phải nghỉ học hay nghỉ tại
nhà ?
Tất cả các
ngày

1
Hầu hết các
ngày


2
Một số
ngày

3
Chỉ 1
ngày

4
Không có
ngày nào

5
Câu hỏi 2: Trong 4 tuần qua bạn có thường gặp cơn khó thở không?
> 1 lần/
ngày

1
=1 lần/
ngày


2
3-6 lần/
tuần

3
1-2 lần/
tuần

4
Không có
lần nào

5
Câu hỏi 3: Trong 4 tuần qua, bạn có phải thức dậy ban đêm hay phải dậy sớm hơn do các
triệu chứng của hen như ho, thở khò khè, khó thở, nặng ngực?
≥4
đêm/tuần


1
2- 3
đêm/ tuần

2
1
đêm/tuần

3
1- 2

lần/ 4tuần

4
Không lần
nào

5
Câu hỏi 4: Trong 4 tuần qua bạn sử dụng thuốc cắt cơn dạng xịt hay khí dung không?
≥3 lần/ngày

1
1 - 2
lần/ngày

2
2 - 3
lần/tuần

3
≤1
lần/tuần

4
Không có
lần nào

5
Câu hỏi 5: Bạn đánh giá bệnh hen của bạn được kiểm soát như thế nào trong 4 tuần qua.
Không
kiểm soát

được

1
Kiểm soát
kém

2
Có kiểm
soát

3
Kiểm soát
tốt

4
Kiểm soát
hoàn toàn

5
Cách tiến hành đánh giá mức kiểm soát hen:
Bước 1: khoanh tròn số điểm mỗi câu hỏi.
Bước 2: cộng dồn số điểm 5 câu hỏi
<20 điểm : hen chưa được kiểm soát
20-24 điểm: hen được kiểm soát tốt
25 điểm: hen được kiểm soát hoàn toàn


25

×