Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người tại việt nam 2001-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 72 trang )





MỤC LỤC



ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Virus dại 3
1.1.1. Hình thái và cấu trúc 3
1.1.2. Khả năng đề kháng 4
1.1.3. Cấu tạo kháng nguyên 4
1.1.4. Tính chất miễn dịch học 5
1.1.5. Phân loại virus 5
1.2 Sinh lý bệnh 6
1.3 Tổn thương mô bệnh học 6
1.3.1. Tổn thương không đặc hiệu 6
1.3.2. Tổn thương đặc hiệu 7
1.4 Đặc điểm lâm sàng bệnh dại ở người 7
1.5 Chẩn đoán bệnh dại 8
1.6 Đặc điểm dịch tễ học 8
1.6.1. Nguồn truyền bệnh dại 8
1.6.2. Phương thức lan truyền 9
1.6.3. Bệnh dại ở người 10
1.7 Điều trị và dự phòng 13
1.7.1. Các biện pháp chung: 13
1.7.2. Các biện pháp dự phòng sau phơi nhiễm 14
1.7.3. Một số điều kiện cần ở các đơn vị tiêm phòng dại 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21


2.1 Đối tượng nghiên cứu 21




2.2 Địa điểm nghiên cứu: 21
2.3 Thời gian nghiên cứu: hồi cứu số liệu từ 2000-2009 22
2.4 Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu cắt ngang 22
2.5 Cỡ mẫu và chọn mẫu. 22
2.6 Các biến số, chỉ số dùng trong nghiên cứu 22
2.7 Kỹ thuật thu thập thông tin 24
2.8 Xử lý số liệu 25
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu 25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đặc điểm dịch tễ
học bệnh nhân điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với
bệnh dại tại các tỉnh miền Bắc từ 2000-2009. 26
3.1.1. Tỷ lệ và số lượng bệnh nhân điều trị sau phơi nhiễm với bệnh dại ở
miền Bắc từ 2000-2009 26
3.1.2. Phân bố bệnh nhân tiêm dự phòng sau phơi nhiễm theo giới, tuổi 27
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian tiêm vắc xin sau khi phơi nhiễm 28
3.1.4.
Đặc điểm về súc vật cắn người 29
3.1.5. Vị trí vết cắn 30
3.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân tử vong do bệnh dại tại các tỉnh miền
Bắc từ 2000-2009 31
3.2.1. Tỷ lệ và số trường hợp tử vong do bệnh dại từ 2000-2009 31
3.2.2. Phân bố bệnh nhân tử vong theo tháng trong năm 32
3.2.3. Phân bố bệnh nhân tử vong do dại theo địa dư 32
3.2.4. Phân bố tử vong do b

ệnh dại theo giới 39
3.2.5. Phân bố tử vong do dại theo tuổi 40
3.2.6. Súc vật truyền bệnh dại 40
3.2.7. Phân bố tử vong do dại theo vị trí vết cắn 42
3.2.8. Số lượng vết cắn 43
3.2.9. Tình trạng tiêm phòng của bệnh nhân tử vong 43




3.2.10. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân tử vong do dại 44
3.2.11. Một số yếu tô liên quan tới thời gian ủ bệnh của bệnh nhân 45
3.2.12. Kiến thức của bệnh nhân về bệnh dại 46
Chương IV: BÀN LUẬN 47
4.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân phơi nhiễm với vi rút dại 48
4.3.1. Số lượng người tiêm phòng sau phơi nhiễm với vi rút dại 48
4.3.2. Đặc điểm bệnh nhân d
ự phòng sau phơi nhiễm theo tuổi, giới 48
4.3.3. Đặc điểm về súc vật gây ra vết thương 49
4.3.4. Đặc điểm của vết thương và thời điểm tiêm dự phòng. 50
4.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân tử vong do dại. 50
4.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh dại giai đoạn 2000-2009 tại các tỉnh
miền Bắc. 50
4.2.2. Phân bố bệnh nhân tử vong theo thời gian trong n
ăm 51
4.2.3. Phân bố bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo địa dư 52
4.2.4. Phân bố bệnh nhân tử vong do dại theo tuổi và giới. 53
4.2.5. Đặc điểm về nguồn truyền bệnh dại 53
4.2.6. Số lượng và vị trí vết thương 55
4.2.7. Triệu chứng lâm sàng 55

4.2.8. Một số yếu tố liên quan tới thời gian ủ bệnh của bệnh nhân 56
KẾT LUẬN 59
KIẾN NGHỊ 61
Tài liệu tham khảo
Phụ
lục 1: Mẫu phiếu điều tra bệnh nhân tử vong do bệnh dại
Phụ lục 2: Mẫu báo cáo thống kê tiêm vaccin dại theo tháng
Phụ lục 3: Danh sách bệnh nhân tử vong do bệnh dại ở miền Bắc từ 2000-
2009.






DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng tóm tắt điều trị dự phòng cho người bị súc vật cắn 16
Bảng 3.1: Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân tử vong do bệnh dại 45
Bảng 3.2: Liên quan giữa tình trạng súc vật và thời gian ủ bệnh 46
Bảng 3.3: Liên quan giữa vị trí vết cắn và thời gian ủ bệnh 46
Bảng 3.4: Liên quan giữa số lượng vết cắn và thời gian ủ bệnh 47



DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ

Bản đồ 3.1: Phân bố ca tử vong do dại tại các tỉnh miền Bắc từ 2000-2009 34
Bản đồ 3.2: Phân bố ca tử vong do dại tại 4 tỉnh Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái,
Tuyên Quang từ 2000-2009 35

Bản đồ 3.3: Phân bố ca tử vong do dại tại tỉnh Phú Thọ từ 2000-2009 36
Bản đồ 3.4: Phân bố ca tử vong do dại tại Tuyên Quang từ 2000-2009 37
Bản đồ 3.5: Phân bố ca tử vong do dại tại Yên Bái từ 2000-2009 38
Bản đồ 3.6: Phân bố ca t
ử vong do dại tại Hà Nội từ 2000-2009 39





DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ và số lượng người điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với bệnh
dại tính trên 100.000 dân từ 2000-2009 (n =729.274) 27
Biểu đồ 3.2: Số lượng người điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo tháng trong
năm (n = 729.274) 28
Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân tiêm phòng sau phơi nhiễm theo giới (n =
729.274). 28
Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh nhân tiêm phòng sau phơi nhiễm theo tuổi (n =
729.274). 29
Bi
ểu đồ 3.5 : Phân loại bệnh nhân theo thời gian tiêm tính từ khi bị cắn (n =
729.274) 29
Biểu đồ 3.6: Phân bố bệnh nhân điều trị sau phơi nhiễm theo loại súc vật cắn
người (n =729.274) 30

Biểu đồ 3.7: Phân bố bệnh nhân điều trị sau phơi nhiễm theo tình trạng súc vật
khi cắn người (n=729. 274) 30
Biểu đồ 3.8: Phân bố bệnh nhân điều trị sau phơi nhiễm theo vị trí vết cắn
(n=729.274) 31

Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ tử vong do bệnh dại tại các tỉnh miền Bắc tính từ 2000-2009
(n=372) 32
Biểu đồ 3.10: Phân bố bệnh nhân tử vong theo tháng trong năm (n =372) 33
Biểu đồ
3.11: Phân bố số ca tử vong do bệnh dại tại một số tỉnh miền Bắc
(n =372) 33
Biểu đồ 3.12: Phân bố bệnh nhân tử vong theo vùng thành thị, nông thôn
(n=372) 40
Biểu đồ 3.13: Phân bố tỷ lệ tử vong theo giới (n =299) 40
Biểu đồ 3.14: Phân bố tỷ lệ tử vong theo nhóm tuổi (n=299) 41
Biểu đồ 3.15: Phân bố tỷ lệ tử vong theo loại súc vật truyền bệnh (n=299) 41




Biểu đồ 3.16: Phân bố bệnh nhân tử vong theo tình trạng tiêm vắc xin của súc
vật (n=299) 42
Biểu đồ 3.17: Phân bố ca tử vong theo biểu hiện của súc vật khi cắn
người (n=299) 43
Biểu đồ 3.18 : Phân bố tỷ lệ chết theo vị trí vết cắn (n =299) 43
Biểu đồ 3.19: Phân bố tỷ lệ chết theo số lượng vết cắn (n=299) 44
Biểu đồ 3.20: Phân bố bệnh nhân tử vong do dại theo tình trạng tiêm vắc xin
phòng dại (n=299) 44












1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh dại là một bệnh viêm não-màng não cấp tính do virus dại, thuộc nhóm
Lyssavirus, họ Rhabdoviridae gây ra, lây từ động vật sang người bởi chất tiết,
thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại [27].
Bệnh dại hiện nay vẫn còn thấy ở nhiều nước trên thế giới. Theo báo cáo của
Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), hiện nay có khoảng 3,3 tỷ người sống trong
vùng có bệnh dại lưu hành [33][35], mỗi năm có trên 10 triệ
u người bị súc vật
dại hoặc nghi dại cắn phải đi tiêm phòng bằng vaccine dại, có khoảng 55.000
người chết do bệnh dại phần lớn tập trung ở các châu lục như Châu Phi, Châu
Á, Châu Mỹ và 30-60 % số người tử vong là trẻ em dưới 15 tuổi [6] [33] [35]
[38][39]. Nguồn truyền bệnh dại là các động vật máu nóng hoang dã như chó
sói, cáo, dơi…hoặc các động vật nuôi như chó, mèo, trâu, bò [22] [33][35].
Khu vực Châu Âu bệnh dại xảy ra ở các nước nh
ư CHLB Đức, Áo, Thuỵ
Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary …tuy nhiên chủ yếu là bệnh dại
ở động vật, bệnh dại ở người rất hiếm xảy ra. [28] [35] [44].
Khu vực Châu Á vẫn còn rất nhiều nước lưu hành bệnh dại như Ấn Độ,
Nepan, Bangladet, Indonesia, Trung Quốc, Phi-lip-pin và Việt Nam. Theo
TCYTTG tỷ lệ chết vì bệnh dại ở các nước này chiếm khoảng 90% trên toàn
cầu. Số chi phí hàng năm cho b
ệnh dại ở các nước này lên tới 583 triệu đô la
Mỹ [33] [35].

Nước ta là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, dân trí thấp, có tập tục nuôi chó từ lâu đời.
Tình trạng nuôi chó thả rông, chó ra đường không có rọ mõm ngày càng nhiều
ở cả nông thôn và thành thị do đó số người bị chó cắn rất nhiều và đó cũng là
nguyên nhân làm cho bệnh dại lưu hành và phát triển ở h
ầu hết các địa phương
trong cả nước. Những năm 1989-1995, trung bình mỗi năm có 350-450 ca tử


2

vong do dại trong đó tỷ lệ tử vong của miền Bắc chiếm 57,7% tỷ lệ tử vong của
cả nước. Những năm từ 2004 đến nay bệnh dại có xu hướng tăng lên và các tỉnh
miền Bắc vẫn là những địa phương có số ca tử vong cao nhất, đặc biệt Phú Thọ,
Yên Bái, Hà Tây, Tuyên Quang. Năm 2007 có 131 ca tử vong do dại được phát
hiện và báo cáo thì miền Bắc chiếm tới 68% (90 ca).
Để cung cấp thêm thông tin nhằ
m nâng cao hiệu quả của chương trình phòng
chống bệnh dại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học bệnh
dại ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 2000-2009” nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân điều trị dự phòng sau
phơi nhiễm với vi rút dại tại các tỉnh miền Bắc từ
2000-2009.
2. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học người bị tử vong do
bệnh dại tại các tỉnh miền Bắc từ 2000-2009.
Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm khống chế bệnh dại ở người.














3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Từ hàng nghìn năm trước công nguyên, những thầy thuốc cổ phương đông
đã viết về một căn bệnh tương tự bệnh dại-bệnh sợ nước, sợ gió mà người và
chó mắc phải. Vào thế kỷ 23 trước công nguyên ở vùng Lưỡng Hà trong đạo
luật của Babilon cổ đại đã ấn định những hình phạt đối với những người chủ để
chó bị d
ại cắn chết người. Từ năm 500 đến năm 322 trước công nguyên, hai nhà
triết học Hy lạp cổ đại Đêmôcrít và Arixtốt đã mô tả căn bệnh dại như một căn
bệnh khủng khiếp do chó truyền sang người qua vết cắn. 200 năm sau công
nguyên Galien đã đề ra phương pháp phẫu thuật cắt bỏ phần cơ thể bị vết cắn để
ngăn ngừa sự
phát bệnh dại.
Thành công lớn nhất trong lịch sử phát hiện virus dại gắn liền với tên tuổi
nhà bác học L. Pasteur, vào cuối thế kỷ 19, đã mở ra một kỷ nguyên thực sự
mới đối với bệnh dại. Khi ông tiêm truyền virus dại vào não thỏ qua khoảng
hơn 100 lần ông đã tạo ra được một virus biến đổi có ái tính thần kinh, bất hoạt
một phần, có thời gian ủ bệnh thu ngắ
n xuống còn từ 6-7 ngày và ông gọi đó là

virus dại cố định và virus sống giảm độc lực này được dùng làm vaccine điều trị
dự phòng. Đến nay trải qua nhiều công trình cải tiến và nhờ ứng dụng của kỹ
thuật sinh học phân tử đã mang lại nhiều tiến bộ cho việc sản xuất vaccine dại
tái tổ hợp chấm dứt tình trạng không dự phòng được của bệnh dại.
1.1 Virus dại
1.1.1. Hình thái và cấu trúc
a. Hình thái
Virus gây bệnh dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus. Virus dại có
hình viên đạn một đầu tròn đầu kia dẹt với chiều dài trung bình từ 140-300nm,
đường kính khoảng 70nm.


4

Sự thay đổi về độ dài phản ánh sự khác biệt giữa các chủng virus dại. Virus
dại cố định ngắn hơn virus dại hoang dại và thường có hình cầu, đường kính
khoảng 60nm.

b. Cấu trúc:
Virus dại có thành phần bao gồm Protein 67%, lipid 26%, ARN 1% và
Carbonhydrat 3% [8][31][32].
1.1.2. Khả năng đề kháng
Sức đề kháng của virus dại yếu, dễ bị bất hoạt bởi các dung môi hoà tan lipid
như ether, natri desoxycholat, trypsin, formalin. Ánh sáng mặt trời, tia cực tím
nhanh chóng làm bất hoạt virus. Môi trrường kiềm cao hoặc acid mạnh cũng có
tác dụng tiêu diệt virus. Virus bị chết ở nhiệt độ 56
0
C trong 30 phút, ở 80
0
C

trong 3 phút.
Virus dại bền vững ở môi trường có glycerol, phenol 0,5% . pH tối ưu của
môi trường để bảo quản virus là 7,4-9,0. Với nhiệt độ -40
0
C trong các mẫu não
virus tồn tại vài tháng và ở -70
0
C có thể tồn tại hàng năm mà vẫn không mất
tính chất gây bệnh [7] [8] [9][32].
1.1.3. Cấu tạo kháng nguyên
Mặc dù tất cả các protein của virus dại đều có tính kháng nguyên nhưng
chúng không có vai trò như nhau trong bảo vệ. Protein G là kháng nguyên đặc
hiệu dại duy nhất là nơi tiếp xúc đầu tiên với tế bào chủ và tiếp xúc cơ thể sinh
ra kháng thể trung hoà virus một cách ổn định.
Ngoài kháng nguyên G còn có protein N nằm ở phần lõi virus cũng rất
quan trọng do nó có khả năng kích thích hình thành t
ế bào T helper trong đáp
ứng miễn dịch qua trung gian tế bào khi tiêm vaccine dại và vì nó cũng ít bị
biến đổi hơn so với các kháng nguyên khác [6][30][31].


5

1.1.4. Tính chất miễn dịch học
Khi bị nhiễm virus dại hoặc sử dụng vaccine kháng nguyên sẽ kích thích cơ
thể sinh đáp ứng miễn dịch đặc hiệu bao gồm đáp ứng miễn dịch dịch thể và
đáp ứng miễn dịch tế bào
Đáp ứng miễn dịch dịch thể liên quan chủ yếu đến kháng thể trung hoà
virus thông qua cơ chế bảo vệ bằng phản ứ
ng trung hoà virus ngoại bào, phản

ứng kết hợp bổ thể qua trung gian tế bào bị nhiễm virus và các tế bào T
cytotoxic phụ thuộc kháng thể.
Miễn dịch qua trung gian tế bào chưa được nghiên cứu đầy đủ ở người
nhưng người ta đã nhận biết được rằng đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
có liên quan đến các tế bào T helper và tế bào T cytotoxic. Đáp ứng miễn dịch
này có một vai trò quan trọng trong cơ chế chố
ng lại virus dại.
Việc phát hiện kháng thể ở người bị bệnh dại sau khi có triệu chứng lâm
sàng không có giá trị chẩn đoán vì quá muộn.
Xác định hiệu giá kháng thể được coi là dấu hiệu chỉ điểm thường được sử
dụng để đánh giá trạng thái miễn dịch sau khi tiêm vaccine [6][31][32]
1.1.5. Phân loại virus
Có khoảng hơn 100 chủng của họ Rabdoviridae phân bố trong thiên nhiên
có thể gây bệnh cho động vật.
Theo tính ch
ất sinh học có thể chia thành hai loại virus dại [8][30].
a. Virus dại hoang dại
Tồn tại ở 3 dạng sinh học: cổ điển, cường độc và nhược độc
b. Virus dại cố định
Năm 1884, L Pasteur đã tiêm truyền virus dại từ chó cho thỏ qua nhiều lần
tiêm truyền ông đã thu được một chủng virus dại không độc đối với người khi
tiêm truyền qua đường ngoại thần kinh gọi là “virus dạ
i cố định”. Virus được
bảo tồn trong phòng thí nghiệm không tồn tại trong môi trường tự nhiên và


6

được sử dụng làm vaccine dự phòng bệnh dại.
1.2 Sinh lý bệnh

Bệnh dại được lây truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra
ngoài theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách vào cơ thể. Virus sẽ theo
dây thần kinh hướng tâm tới hệ thần kinh trung ương và sinh sản ở đó.
Thời kỳ ủ bệnh tương ứng với sự di chuyể
n và sự nhân lên của virus dài
hay ngắn tuỳ thuộc vào vị trí vết thương gần hay xa thần kinh trung ương và
cũng tuỳ theo sự phân bố nhiều hay ít dây thần kinh ở vùng bị cắn. Nếu bị cắn ở
chân thì thời kỳ ủ bệnh dài hơn bị cắn ở đầu và mặt. Ngoài ra còn phụ thuộc vào
chiều rộng, chiều sâu và số lượng vết cắn [7][30].
Sau sự nhân lên nhanh hay chậm trong các trung tâm thần kinh, virus sẽ
theo các dây th
ần kinh hướng tâm tới hệ thần kinh trung ương, sinh sản ở đó
làm tổn thương các tế bào tuỷ sống và não tuy nhiên tại thời điểm này thần kinh
chưa bị tổn thương đáng kể nên chưa xuất hiện biểu hiện của triệu chứng viêm
não. Từ thần kinh trung ương, virus theo các dây thần kinh ly tâm tới tuyến
nước bọt để được giải phóng ra ngoài theo sự bong ra của các tế bào thần kinh
c
ủa các hạch giao cảm. Do đó ở chó và mèo thường từ 3-7 ngày trước khi có
triệu chứng lâm sàng đã có virus trong nước bọt và có mặt tối đa là 13 ngày
trước khi con vật có các triệu chứng bị bệnh. (TCYTTG).
Thời kỳ phát bệnh của bệnh dại thường kéo dài từ 1-10 ngày và hậu quả
chắc chắn là dẫn đến tử vong
1.3 Tổn thương mô bệnh học
1.3.1. Tổn thương không đặc hiệu
Đ
ó là những tổn thương viêm não hay viêm màng não-não, cấu tạo bởi một
thâm nhiễm màng não với tăng sinh quanh mạch và một thâm nhiễm nhu mô
với hiện tượng thực bào Nơron và sự có mặt của những nốt viêm não, tổn



7

thương rất rõ ở bệnh dại đường phố và cho phép về phương diện chẩn đoán
nhiều nghi ngờ nhưng không chắc chắn.
1.3.2. Tổn thương đặc hiệu
Chúng khác nhau trong những trường hợp bệnh dại do virus đường phố và
trong các trường hợp bệnh dại thực nghiệm do virus cố định [9].
Với virus dại hoang dại
: Các tổn thương nơron thần kinh tạo thành các tiểu
thể Negri. Tiểu thể Negri có hình tròn hoặc hình bầu dục, đường kính trung
bình khoảng 1-7μm, thay đổi từ 0,2-27 μm, bắt màu đỏ eosin, được cấu tạo bởi
những sợi fibrin mịn cuốn quanh một lõi vi thể siêu vi dại. Thể Negri hiện diện
nhiều ở sừng Amon, vỏ não, cuống não, tế bào Purkinje của tiểu não và hạch
tuỷ sống lưng.
Với virus c
ố định
Những thể Negri rất hiếm thấy và có kích thước nhỏ.
1.4 Đặc điểm lâm sàng bệnh dại ở người
Ở người bệnh dại thường do vết cắn bởi một con vật bị dại hoặc do dây bẩn
vào một vết thương hay một vết xước da hay do bị con vật bị dại liếm vào vết
thương hay niêm mạc. Đôi khi người có thể bị nhiễm dạ
i qua dường khí dung
hoặc do ghép các tổ chức mới bị dại (giác mạc), tuy nhiên trường hợp này rất
hiếm xảy ra.
Thời kỳ ủ bệnh: rất thay đổi phụ thuộc vào vị trí vết cắn, số lượng vết cắn và
mức độ vết cắn. Trung bình từ 1-3 tháng chiếm khoảng 90% các trường hợp,
đôi khi ngắn hơn (dưới 2 tuần chiếm khoảng 1% các trường hợp) và trên 3
tháng chiếm kho
ảng 9% tổng số các trường hợp [13]. Trong thời gian ủ bệnh
người bệnh không có triệu chứng gì.

Thời kỳ tiền triệu: khoảng 1-4 ngày, triệu chứng kín đáo và thất thường: sốt,
đau đầu, mất ngủ, cảm giác khó chịu toàn thân, cảm giác ngứa, kiến bò chỗ vết
cắn, lo âu, căng thẳng là những dấu hiệu tốt để hướng tới chẩn đoán bệnh dại.


8

Thời kỳ toàn phát xuất hiện nhanh chóng biểu hiện các triệu chứng viêm
não, màng não với những dấu hiệu đầu tiên là nhức đầu nhiều, buồn nôn, chóng
mặt, lo âu cực độ, trạng thái kích thích và tăng cảm giác biểu hiện là sợ nước,
sợ gió, ánh sáng, mùi lạ. Ngoài ra còn có các biểu hiện của rối loạn thần kinh
thực vật như sốt cao, giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, nước mắt, vã mồ
hôi, hạ
huyết áp… Bệnh nhân thường tử vong trong vòng 2-4 ngày sau khi lên cơn dại.
Đối với trẻ em thường bị cắn ở mặt nên thời kỳ ủ bệnh ngắn và diễn biến
nhanh chóng, tử vong sau 2-3 ngày, thường có những dấu hiệu hành tuỷ và rối
loạn ý thức, không có triệu chứng kích thích tâm thần vận động.
1.5 Chẩn đoán bệnh dại
Về mặt lâm sàng, chẩn đoán bệnh dại thườ
ng dựa vào những dấu hiệu đặc
trưng của bệnh, tiền sử phơi nhiễm với súc vật bị dại. Đối với những trường hợp
có thời kỳ ủ bệnh rất dài, không rõ phơi nhiễm thì chẩn đoán rất khó. Tuy nhiên
bệnh dại chắc chắn dẫn đến tử vong và các chẩn đoán phòng xét nghiệm chỉ có
giá trị cho nghiên cứu.
1.6 Đặc điểm d
ịch tễ học
1.6.1. Nguồn truyền bệnh dại
Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng, nhất là ở các
động vật như chó sói đồng, chó sói, chó rừng. Ngoài ra ổ chứa virus dại còn ở
mèo, chồn, cầy và những động vật có vú khác.

Thống kê trên toàn thế giới năm 1998 cho thấy nguồn truyền bệnh dại chính
là chó nhà chiếm 54%, tiếp đó là động vật hoang dã 42% và dơi 4% [47].
Theo Tổ chức Y tế thế gi
ới, nguồn truyền bệnh dại ở các nước Châu Âu, Bắc
Mỹ chủ yếu là động vật hoang dã chiếm tỷ lệ 88% phổ biến nhất là cáo đỏ, gấu
trúc, chồn. Hai nguồn truyền bệnh khác là chó và dơi có tỷ lệ thấp hơn rất nhiều
chiếm khoảng 6% [46] [47].


9

Ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, Châu Mỹ la tinh và Châu Á nguồn truyền chủ yếu ở
chó (93-98%). Ngoài ra còn thấy ở mèo, chuột. Các động vật khác sống gần
người như trâu bò, lợn, dê, cừu, ngựa có thể mắc bệnh dại và trở thành nguồn
truyền bệnh tạm thời nhưng ít lan truyền bệnh. Năm 1991 ở vùng biên giới phía
đông New York (Mỹ) lần đầu tiên xuất hiện bệnh dại ở loại gấu trúc Mỹ và sau
đó bệnh dại nhanh chóng lan rộng ở loài này [25]. Ở Châu Mỹ la tinh có ổ chứa
virus ở loài dơi hút máu và dơi ăn hoa quả [10][41][44][49].
Các nghiên cứu trước đây của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy ở các nước
Đông Nam châu Á nguồn truyền bệnh dại gặp ở nhiều động vật là vật nuôi
trong đó chó nhà chiếm từ 93-96%. Số còn lại là các động vật khác như mèo,
gia súc, khỉ, cầy man gút… [49].
Ở Việ
t Nam, chó là ổ chứa virus chủ yếu chiếm 96-97%, sau đó là mèo với
tỷ lệ 3-4%, chưa phát hiện được các động vật khác bị bệnh dại [10][12][16][20].
1.6.2. Phương thức lan truyền
Virus dại cư trú chủ yếu trong hệ thần kinh, trong tuyến nước bọt và đào thải
theo nước dãi của con vật bị mắc bệnh dại. Trong nước dãi của chó bị dại, virus
có mặt tối đa 13 ngày trước khi chó có triệ
u chứng đầu tiên của bệnh. Chính vì

vậy có chỉ định theo dõi chó sau khi cắn người trong vòng 14 ngày
Bệnh dại được lây truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra
ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách (hoặc qua màng niêm
mạc còn nguyên vẹn) vào cơ thể, từ đó theo dây thần kinh đến các hạch và thần
kinh trung ương, phá hủy thần kinh trung ương gây ra các triệu chứng của bệnh.
S
ự lây truyền bệnh dại qua đường không khí được chứng minh trong quần
thể loài dơi sống ở hang động và ở môi trường trong phòng thí nghiệm tuy vậy
rất hiếm xảy ra.


10

1.6.3. Bệnh dại ở người
Bệnh dại trước tiên là một bệnh súc vật, người chỉ mắc một cách ngẫu nhiên
và hoàn toàn không có vai trò dịch tễ nào.
Trên thế giới:

Bệnh dại có một sự phân bố theo địa lý toàn cầu. Đa số các trường hợp lây
bệnh bởi vết cắn của một con vật dại. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới
có khoảng 3.3 tỷ người trên thế giới sống trong vùng nguy cơ bị dại ở trên 100
quốc gia . Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật nghi dại cắn phải đi tiêm
phòng tập trung chủ
yếu ở châu Á đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Chỉ riêng
Trung Quốc mỗi năm có tới trên 5 triệu người bị chó cắn phải tiêm phòng vắc
xin. Con số này ở Ấn Độ là 1,1 triệu người, Băng-la đét là trên 60.000 người.
Trong khi đó tại các nước Châu Âu, số lượng người đi tiêm phòng dại hàng
năm chỉ trên 71.500 người. Chủ yếu các trường hợp điều trị dự phòng sau phơi
nhiễ
m chỉ tiêm vắc xin (Châu Á 99%, Châu Âu: 94%, Châu Phi: 91%) [47].

Ước tính chi phí cho bệnh dại mỗi năm lên tới 1 tỷ đô la Mỹ chủ yếu là chi phí
tiêm phòng vắc xin [37][38].
Theo thống kê mỗi năm trên thế giới có 55.000-60.000 người tử vong do dại
(90% CI: 24.500-90.800) với tỷ lệ chung là 1,38/100.000 dân. Theo tính toán
của Tổ chức Y tế thế giới nếu không được điều trị dự phòng con số tử vong có
thể lên tới 330.304 người mỗi năm (90% CI:
141 844–563 515). 90% số ca tử
vong tập trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu Phi (44%), Châu
Á (56%). Báo cáo năm 2005 của Tổ chức y tế thế giới cho thấy số ca tử vong
mỗi năm tại Châu Phi là 24.000 ca (4/100.000 dân) tập trung tại Ta-za-nia, E-
thi-o-pia…Các nước có số ca tử vong cao ở Châu Á là Ấn Độ (20.000 ), Trung
Quốc (3.300), Băng-la-đét (1.500), Nê-pan (200)…Riêng ở các nước Đông
Nam Á, 7/11 nước được ghi nhận là có lưu hành bệnh dại trừ Hàn Quốc, Đông-
ti-mo, Bu-tan, Man-đi-vơ
. Cũng theo báo cáo này thì các trường hợp tử vong


11

chủ yếu sống ở vùng nông thôn (84%) do có tập quán nuôi chó thả rông từ lâu
đời và thiếu kiến thức về bệnh dại nên không tiêm vắc xin/ huyết thanh kháng
dại hoặc tiêm quá muộn [24] [38] [38] [46][47][49].
Các nước khu vực Châu Mỹ bệnh dại gặp ở một số nước như Ê-cua-a-đo,
Braxin, Mê hi cô, Pê ru…tuy nhiên với số lượng không nhiều.
Ở các nước Châu Âu, trước đây bệnh dại xảy ra ở các nước Cộng hòa liên
bang Đức, Áo, Thụy Sỹ, Th
ổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Tiệp Khắc… trong đó Ba Lan là
nước có số ca tử vong cao nhất trong khu vực này. Bệnh chủ yếu lưu hành trong
động vật hoang dã nhưng đã bắt đầu giảm xuống từ năm 1978 khi vaccine dại
uống bắt đầu thực hiện. Số trường hợp mắc dại ở khu vực này hiện nay giảm

xuống rất mạnh từ năm 1992 và hiện nay hầu như rất th
ấp. Theo báo cáo của tổ
chức Y tế thế giới năm 1998, các trường hợp tử vong do dại tại các nước Châu
Âu chỉ chiếm 0,1% tỷ lệ tử vong do bệnh này trên toàn thế giới và 40% trong số
đó là do lây truyền ngoại lai [46][47].
Bệnh dại gặp ở cả hai giới tuy nhiên tỷ lệ tử vong do dại ở nam cao hơn ở nữ
[50]. Sự chênh lệch này được giải thích là do tính chất công việc của nam giới
ph
ải hoạt động nặng và nhiều hơn nữ giới dẫn đến nguy cơ phơi nhiễm cao hơn
ở nữ.
Bệnh dại gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em có nguy cơ mắc dại cao hơn
người lớn. 40-60% người phải tiêm phòng sau phơi nhiễm là trẻ em dưới 15
tuổi. Đây là lứa tuổi nhỏ hiếu động nên dễ bị súc vật cắn và các vết thương
thường bị nặng và nhiều [26][38].
Ở Việt Nam
, bệnh dại lưu hành và phát triển ở hầu hết các tỉnh, thành phố.
Trong 10 năm (1996-2005) cả nước có 5.776.370 người bị súc vật cắn đã được
tiêm phòng dại tại các điểm tiêm phòng trên toàn quốc. Tỷ lệ tiêm vắc xin tính
trên 100.000 dân thấp nhất là năm 1996 (652,5), cao nhất là năm 2002 (796,1),
trung bình trong 10 năm là 672. Cũng trong giai đoạn này cả nước có 1038 ca


12

tử vong do bệnh dại (0,12/100.000 dân) giảm 2467 ca so với 10 năm từ 1986-
1995 [2].
Kết quả nghiên cứu về tình hình bệnh dại trong 5 năm (1984-1988) ở miền
Bắc có 402.052 người được tiêm vắc xin dại; 1234 người tử vong do bệnh dại
tập trung tại các tỉnh Hà Bắc, Hà Tuyên, Bắc Thái, Hà Nội…[18]. Trong giai
đoạn tiếp theo từ 1988-1991, miền Bắc có 595 393 người bị chó mèo cắn phải

đi tiêm phòng dại, tỷ lệ trung bình là 390/100.000 dân. Tỷ lệ tử vong trung bình
của giai đoạn này là 1,0/100.000 dân với tổng số ca tử vong là 1748 [12]. Trong
6 năm từ 1989-1994 tại 23 tỉnh/thành phố miền Bắc ghi nhận 1218 ca tử vong
do bệnh dại [12][13]. Từ năm 1996 trở lại đây các biện pháp phòng chống bệnh
dại đã được tăng cường nên số ca tử vong đã giảm mạnh khoảng 75%. Nghiên
cứu của Đinh Kim Xuyến về tình hình bệnh dại ở Việt Nam giai đoạ
n 1992-
1999 cho thấy tỷ lệ người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại tăng nhanh từ
300/100.000 dân năm 1992 đã tăng lên đến 700/100.000 dân năm 1999. Tỷ lệ tử
vong chung ở giai đoạn này là 0,3/100.000 dân đặc biệt cao ở miền Bắc
(0,6/100.000 dân). Các khu vực còn lại: miền Nam: 0,11/100.000, miền Trung
0,15/100.000, Tây Nguyên: 0,18/100.000 [13]. Tương tự trong 10 năm từ 1996-
2005, miền Bắc cũng dẫn đầu trong cả nước về tỷ lệ tử
vong do bệnh dại. Trong
giai đoạn này, tỷ lệ tử vong do dại trung bình trên 100.000 dân tại miền Bắc
khoảng 0,12; miền Nam là 0,053; miền Trung là 0,093. Chỉ tính riêng trong
năm 1996 cả nước có 285 ca tử vong do dại thì miền Bắc có 213 ca chiếm tỷ lệ
74,7% [2]. Đó là do điều kiện khí hậu ở miền Bắc với nét đặc trưng của khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm đã tạo điều kiện cho sự lan truyề
n của bệnh dại dễ dàng hơn
các miền khác
Sau khi thực hiện chỉ thị 92/TTg của thủ tướng chính phủ về tăng cường
phòng chống bệnh dại số ca tử vong đã giảm đi đáng kể. Trong các năm từ
1997-2000 các tỉnh khu vực miền Bắc chỉ có 200 ca tử vong, thấp hơn số ca tử


13

vong trong năm 1996. Trong 3 năm 2001-2003 cả miền Bắc chỉ có 15 ca tử
vong do bệnh dại. Tuy nhiên, từ năm 2004 trở lại đây bệnh dại có xu hướng

tăng lên tập trung tại các tỉnh miền Bắc như Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái,
Hà Tây. Nguyên nhân chính là do số ca tủ vong xảy ra rải rác tại các xã nên
việc phát hiện của cán bộ y tế chưa nhanh nhạy và kịp thời [2].
Cũng theo tác giả Đinh Kim Xuyến, tử vong do bệnh dại ở tr
ẻ em dưới 15
tuổi chiếm tỷ lệ cao (45,8%) do lứa tuổi này nhỏ nên vết cắn thường nặng, gần
vùng thần kinh trung ương và các cháu chưa biết nói với gia đình khi bị súc vật
cắn để được đi tiêm phòng kịp thời [13].
Bệnh dại có thể xảy ra quanh năm. Tuy nhiên vào các tháng mùa hè thì số
lượng bệnh nhân có tăng hơn các mùa khác [13].
1.7 Điều trị và dự phòng
Bệnh dại khi đã lên cơn chắ
c chắn dẫn đến tử vong không cứu được. Chỉ có
một biện pháp duy nhất là tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt sau khi
phơi nhiễm. Tiêm phòng vừa là biện pháp dự phòng vừa là biện pháp điều trị
duy nhất để có thể cứu sống bệnh nhân khi bị súc vật dại cắn.
1.7.1. Các biện pháp chung
Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ: Trong công tác tuyên truyền giáo dục sức
khoẻ thường kỳ cần cung c
ấp những thông tin cần thiết về bệnh dại, cách xử lý
sau khi bị súc vật cắn để nhân dân biết cách phòng bệnh cho mình và cho cộng
đồng. Thực hiện tốt nội dung nghị định 05/2007/NĐ-CP về phòng chống bệnh
dại ở động vật.
Giáo dục nhân dân hạn chế nuôi chó. Chó nuôi phải xích nhốt, chó ra đường
phải rọ mõm. Diệt chó chạy rông, chó vô chủ.
Thực hiện đăng ký cấp giấy phép cho chủ nuôi chó mèo. Tiêm vắc xin cho
chó, mèo bằng vắc xin có hiệu lực.


14


Tại địa phương nếu xuất hiện chó dại thì phải diệt ngay đàn chó đang nuôi.
Nghiêm cấm di chuyển hoặc bán chạy giết mổ súc vật bị dại (Nghị định
05/2007/NĐ-CP ngày 9/1/2007 của Thủ tướng chính phủ)
Phòng bệnh dại cho những người nguy cơ cao như thú y, người làm việc
trong phòng thí nghiệm dại thì cần tiêm vắc xin dự phòng trước khi phơi nhiễm
với nguồn bệnh.
Với nh
ững người bị chó mèo cắn cần phải được xử lý vết thương ngay lập
tức, đúng quy cách đồng thời tiêm vắc xin và kháng huyết thanh theo đúng
thường quy. Nếu phải tiêm huyết thanh kháng dại thì huyết thanh phải tiêm
đồng thời với vắc xin nhưng khác vị trí.
Đối với súc vật cắn người phải theo dõi trong vòng 14 ngày để phát hiện
những dấu hiệu nghi ngờ bệnh dại. Sau thời gian trên nếu súc vật không có dấu
hiệu bị dại thì có thể ngừng tiêm vắc xin cho bệnh nhân [6][36].
1.7.2. Các biện pháp dự phòng sau phơi nhiễm
Tất cả các động vật có vú máu nóng đều là tác nhân có tiềm năng lây truyền
bệnh dại cho người. Tất cả các vết cắn, cào của các động vật này đều có thể coi
như nghi ngờ, nếu như chúng ta không thể loại trừ được rằng các động vật đó
không nhiễm dại. Mặt khác bệ
nh dại khi đã phát thì bao giờ cũng dẫn đến tử
vong cho nên việc tiêm vắc xin dại bao giờ cũng được tham khảo ý kiến các
thầy thuốc chuyên khoa ở các trung tâm tiêm vắc xin.
Cách xử lý với người bị súc vật cắn [6][33]
− Xử lý tại chỗ: Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng xà phòng đặc 20%. Sau
đó rửa bằng nước muối rồi bôi cồn iod hoặc cồn sát trùng thông
th
ường nhằm làm giảm tối thiểu lượng virus tại nơi xâm nhập
− Tránh làm dập nát vết thương vì có thể làm vi rút xâm nhập sâu hơn.



15

− Trong trường hợp cần thiết phải cắt lọc nhưng không khâu ngay. Chỉ
khâu trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày.
Trong trường hợp bắt buộc phải băng bó hoặc khâu vết thương phải đợi ít
nhất 2 giờ sau khi tiêm kháng huyết thanh để kháng huyết thanh có thể theo
tuần hoàn đến vị trí vết thương.
Bảng 1.1: Bảng tóm tắt điều trị dự phòng cho người bị súc vật cắn
Tình trạng súc vật
Tình trạng vết
thương
Lúc cắn Trong 15 ngày
Cách xử lý
Da bị xước Bình thường Ốm, có triệu
chứng dại
Tiêm vắc xin ngay
khi súc vật có triệu
chứng dại
Vết cắn nhẹ Có triệu chứng
dại hoặc mất
tích
Tiêm vắc xin ngay
Tiếp xúc gián tiếp
qua đồ vật có dính
nước dãi
Có triệu chứng
dại/nghi dại
Tiêm vắc xin ngay
Da bị xước gần

thần kinh trung
ương
Bình thường Tiêm vắc xin và
huyết thanh kháng
dại ngay
-Nhiều vết cắn
-Vết cắn sâu
-Vết cắn gần thần
kinh trung ương
-Vết cắn nơi tập
trung nhiều thần
kinh
Tiêm vắc xin và
huyết thanh kháng
dại ngay


16

Vắc xin phòng dại và cách sử dụng
a. Vắc xin Fuenzalida
Được sản xuất tại Việt Nam và đưa vào sử dụng từ năm 1974. Việc sử dụng
Vắc xin này trong 30 năm qua đã góp phần hạn chế tử vong do bệnh dại. Tuy
nhiên, hiệu lực bảo vệ của vắc xin chưa cao, hiệu lực bảo vệ khoảng 80% ở
ngày thứ 21, tỷ lệ phản ứng phụ cao (78%) [19] nên tháng 9/2007 Bộ Y tế đã
quyết đị
nh dừng sử dụng vắc xin này trong tiêm phòng bệnh dại.
Hiện nay đã có vắc xin tế bào với ít lần tiêm mà vẫn có hiệu qủa cao. Trong
những trường hợp cần thiết, cần phải tiêm huyết thanh kháng dại thì huyết
thanh phải được tiêm cùng ngày với vắc xin.

b. Vắc xin Verorab
Từ năm 1992, nước ta được Bộ y tế cho phép nhập và sử dụng vắc xin
phòng dại Verorab theo phác đồ tiêm bắp của TCYTTG. Verorab là một loại
vắc xin cấy trên tế bào thường trực vero. Ưu điểm của vắc xin này là an toàn,
đáp ứng miễn dịch cao sau khi được tiêm đủ liều, thời gian bảo vệ là một năm
nếu tiêm đúng phác đồ. Hầu hết các nước tiên tiến đã sử dụng vắc xin này từ
năm 1985 đến nay tuy nhiên do giá thành cao nên người sử dụng còn hạn chế.
a. Phác đồ tiêm bắp theo TCYTTG
Đối với tiêm ngừa dự phòng:

Chỉ định tiêm: Cho tất cả những người có tiếp xúc với nguồn bệnh dại như
nhân viên thú y, nhân viên phòng thí nghiệm bệnh dại, nhân viên kiểm lâm
Kỹ thuật tiêm và liều lượng: Tiêm bắp vào cơ delta, liều 0,5 ml/mũi. Tiêm
03 mũi vào các ngày 0,7,21/28 kể từ khi tiêm mũi thứ nhất.
Đối với bệnh nhân sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc

Chỉ định tiêm: tất cả những người bị súc vật cắn hay tiếp xúc.


17

Kỹ thuật tiêm và liều lượng: Tiêm bắp vào cơ delta. Đối với trẻ quá nhỏ thì
tiêm vào phía trước ngoài của đùi. Không tiêm vào mông vì không đánh giá
được mức độ hấp thụ của vắc xin.
Phác đồ tiêm và liều tiêm: 1-1-1-1-1. Người lớn và trẻ con như nhau. Liều
tiêm 0,5 ml/mũi tiêm. Tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28/30 kể từ ngày
tiêm mũi thứ nhất.
Phác đồ tiêm giảm liều: 2-1-1. Người lớn và trẻ con như nhau, liều tiêm
0,5ml/mũi tiêm. Tiêm 4 mũi như
sau: ngày 0 tiêm 02 mũi, ngày 7 tiêm 1 mũi,

ngày 21/28 tiêm 1 mũi kể từ ngày tiêm mũi thứ nhất.
b. Phác đồ tiêm trong da 2-2-2-1-1
Phác đồ tiêm trong da chỉ áp dụng đối với bệnh nhân sau khi bị súc vật cắn
không áp dụng phác đồ tiêm dự phòng.
Kỹ thuật tiêm: tiêm trong da tại vùng cơ delta.
Liều lượng: Người lớn và trẻ em như nhau. Liều tiêm 0,1ml/mũi. Tiêm 08
mũi, ngày 0,3,7 mỗi ngày tiêm 2 mũi vào 2 tay. Ngày 28 và ngày 90 mỗi
ngày tiêm 1 mũi [36][42].
Huyết thanh kháng dại.

Mục đích: Dùng huyết thanh kháng dại để trung hoà virus. Trong trường hợp
thời gian ủ bệnh ngắn thì huyết thanh kháng dại có tác dụng kéo dài thời gian ủ
bệnh.
Phân loại: có 2 loại
− Loại chế từ huyết thanh người: dùng 20 IU/kg cân nặng. Loại này ít sử
dụng vì giá thành rất cao.
− Loại huyết thanh kháng dại được tinh chế từ huyết thanh ngựa (SAR):
liều dùng 40 IU/kg cân nặng.
Chỉ định: Tất c
ả các trường hợp có nhiều vết cắn, vết cắn sâu gần thần kinh
trung ương (đầu, mặt, cổ). Tiêm kháng huyết thanh kháng dại càng sớm càng có


18

hiệu quả cao. Nếu quá 72 giờ sau khi bị cắn thì không nên tiêm và nên ủ ấm
huyết thanh trước khi tiêm.
Phương pháp tiêm và liều lượng
Trước khi tiêm phải thử phản ứng:
− Tiêm trong da 0,1 ml huyết thanh kháng dại 1%. Đọc phản ứng sau 15

phút nếu nơi tiêm sưng đỏ với đường kính> 1 cm thì phản ứng dương
tính.
− Trường hợp phản ứng âm tính thì tiêm một nửa liều vào bắp thịt, nửa
liều còn lại tiêm vào xung quanh v
ết thương sau khi đã rửa sạch.
− Trường hợp phản ứng dương tính: dùng phương pháp giải mẫn cảm
Besredka như sau: tiêm 3 lần dung dịch 1% huyết thanh kháng dại với
liều lượng 0,5 ml, 2ml và 5 ml mỗi lần cách nhau 15 phút. Nếu thấy
không phản ứng thì tiêm 0,1 ml dung dịch nguyên chất, sau 15 phút
không thấy phản ứng thì tiêm nốt chỗ còn lại chia thành 2-3 lần mỗi lần
nghỉ 15 phút. Trong trường hợp cần thiết có thể dùng thêm thuốc kháng
histamine [43][45].
− Bảo quản huyết thanh dại: luôn bảo quản ở nhiệt độ 4-8
0
C.
1.7.3. Một số điều kiện cần ở các đơn vị tiêm phòng dại
Mục đích: cần mở thêm các đơn vị phòng dại ở tuyến cơ sở nhằm:
− Giảm bớt khó khăn về đi lại cho người dân, tiêm kịp thời sau khi bị súc
vật cắn để giảm tỷ lệ tử vong.
− Giúp cho việc quản lý bệnh dại ở tuy
ến cơ sở đầy đủ, chính xác, kịp
thời.
Yêu cầu
− Cán bộ chuyên môn: có 1 bác sỹ/y sỹ, 1 y tá đã được huấn luyện chuyên
môn sâu về phòng chống bệnh dại


19

− Cơ sở vật chất: Phòng rộng 10-15 m

2
, vệ sinh, đủ ánh sáng trong đó có
bàn khám bệnh, bàn tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại, có
giường để nghỉ sau tiêm, có ghế chờ cho bệnh nhân chờ tiêm.
− Dụng cụ chuyên môn:
+ Tủ lạnh để bảo quản huyết thanh và vắc xin.
+ Hộp lạnh để vận chuyển huyết thanh và vắc xin
+ Bơm kim tiêm trong da loại tiêm 1 lần.
+ Bông cồn, khay, ga trải bàn
+ Nồi sấy để sấy d
ụng cụ.
− Sổ sách theo dõi chuyên môn.
+ Một bản tóm tắt thường quy phòng chống bệnh dại
+ Sổ theo dõi bệnh nhân: Tất cả bệnh nhân bị súc vật cắn đến khám
phải ghi lại. Những bệnh nhân được chỉ định tiêm vắc xin ghi riêng
vào sổ tiêm vắc xin theo mẫu đã in sẵn. Bệnh nhân được theo dõi
và ghi các diễn biến vào sổ trong quá trình tiêm.
+ Phiếu theo dõi bệnh nhân tiêm vắc xin phòng dại: mỗi bệnh nhân
tiêm vắc xin được theo dõi bằng phiếu cá nhân, cần ghi đầy đủ
thông tin in sẵn trong phiếu, bệnh nhân giữ phiếu này và xuất trình
khi đến tiêm.
+ Phiếu điều tra bệnh nhân tử vong do bệnh dại: tất cả những người
tử vong do bệnh dại đều phải điều tra đầy đủ, ghi chi tiết vào phiếu
điều tra.
+ Mẫu báo cáo thống kê bệnh nhân tiêm vắc xin phòng dại: tất cả các
thông tin ghi vào báo cáo này ph
ải lấy từ sổ gốc theo dõi bệnh
nhân tiêm vắc xin

×