Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần cảng an giang giai đoạn 2009 - 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.3 MB, 92 trang )

Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung i



MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ v
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.4 Thời gian thực hiện đề tài 2
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 2
1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin 2
1.4.2 Phương pháp xử lý thông tin 3
1.4.3 Phương pháp viết báo cáo 3
1.5 Ý nghĩa 3
1.6 Kết cấu chuyên đề 3
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý thuyết 5
2.1.1 Khái niệm cảng biển 5
2.1.2 Khái niệm chung về giao nhận 5


2.1.3 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận vận tải 6
2.1.4 Nhiệm vụ của các bên liên quan tham gia giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu 6
2.1.4.1 Nhiệm vụ của cảng 7
2.1.4.2 Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu 7
2.1.4.3 Nhiệm vụ của hải quan 8
2.1.2 Các chứng từ có liên quan đến giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 8
2.1.2.1 Chứng từ sử dụng đối với hàng xuất khẩu 8
2.1.2.2 Chứng từ sử dụng đối với hàng nhập khẩu 12
2.1.3 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 14
2.1.3.1 Đối với hàng xuất khẩu 14
2.1.3.2 Đối với hàng nhập khẩu 16
2.2 Mô hình nghiên cứu 18
2.2.1 Lược khảo tài liệu và mô hình nghiên cứu mẫu 18
2.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 20
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung ii

3.1 Giới thiệu sơ lƣợc về Công ty Cổ phần cảng An Giang 22
3.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 23
3.3 Sơ đồ tổ chức 24
3.4 Lĩnh vực hoạt động 24
3.5 Cơ sở hạ tầng – Trang thiết bị 25
3.5.1 Hệ thống cầu cảng, phao neo 25
3.5.2 Hệ thống kho bãi 26
3.5.3 Trang thiết bị 26
3.5.3.1 Cảng Mỹ Thới 26
3.5.3.2 Cảng Bình Long 29
3.5.4 Năng xuất bốc xếp – sử dụng cẩu cảng 29

3.6 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
29
4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu 30
4.1.1 Quy trình nghiên cứu 30
4.1.2 Thiết kế nghiên cứu 31
4.1.3 Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu 31
4.2 Tiến độ thực hiện 33
CHƢƠNG 5. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG 34
5.1 Trình tự nhận hàng xuất nhập khẩu của cảng An Giang 34
5.1.1 Đối với hàng hóa xuất khẩu 34
5.1.1.1 Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi của cảng 34
5.1.1.2 Đối với hàng không lưu kho, lưu bãi của cảng 39
5.1.1.3 Đối với hàng đóng trong container (FCL/ FCL) 42
5.1.2 Đối với hàng hóa nhập khẩu 44
5.1.2.1 Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi của cảng 44
5.1.2.2 Đối với hàng không lưu kho, lưu bãi của cảng 48
5.1.2.3 Đối với hàng đóng trong container (FCL/ FCL) 49
5.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cảng An
Giang trong giai đoạn 2009-2013 50
5.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 56
5.3.1 Những kết quả đạt được 56
5.3.2 Những hạn chế 57
5.4 Đánh giá 58
5.4.1 Ưu điểm 58
5.4.2 Nhược điểm 59
CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
6.1 Kết luận 61
6.2 Hƣớng phát triển 62
6.2.1 Định hướng của Công ty sau cổ phần hóa 62
6.2.2 Chiến lược kinh doanh 62

6.2.2.1 Kế hoạch mở rộng cầu cảng 63
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung iii

6.2.2.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi mở rộng cầu cảng 65
6.3 Kiến nghị 66
6.3.1 Đối với Cảng 66
6.3.2 Đối với Nhà nước 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC a





























Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Trang thiết bị tại cảng Mỹ Thới 27
Bảng 3.2: Trang thiết bị tại cảng Bình Long 29
Bảng 4.1: Thiết kế nghiên cứu 31
Bảng 4.2. Tiến độ thực hiện đề tài 33
Bảng 5.1: So sánh quy trình thực tế và lý thuyết đối với hàng xuất khẩu phải lƣu
kho, bãi của cảng 39
Bảng 5.2: So sánh quy trình thực tế với lý thuyết đối với hàng xuất khẩu không
phải lƣu kho, bãi 42
Bảng 5.3: So sánh quy trình thực tế với lý thuyết đối với hàng xuất khẩu đóng
trong container 44
Bảng 5.4: So sánh quy trình thực tế với lý thuyết đối với hàng nhập khẩu phải lƣu
kho, bãi của cảng 47
Bảng 5.5: So sánh quy trình thực tế với lý thuyết đối với hàng nhập khẩu không
phải lƣu kho, bãi của cảng 49
Bảng 5.6: Cƣớc phí dịch vụ hàng hải 51
Bảng 5.7: Lợi nhuận trƣớc và sau thuế 53

Bảng 5.8: Sản lƣợng hàng hóa thông qua 55

















Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 5.1: Doanh thu thuần 50
Biểu đồ 5.2: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 54
Biểu đồ 5.3: Sản lƣợng và doanh thu của hoạt động giao nhận 56






























Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 5.1: Trình tự nhận hàng xuất khẩu phải lƣu kho, lƣu bãi của Cảng 34
Sơ đồ 5.2: Trình tự hàng xuất không lƣu kho, lƣu bãi của cảng 39
Sơ đồ 5.3: Trình tự hàng xuất đóng trong container (FCL/FCL) 42
Sơ đồ 5.4: Trình tự hàng nhập phải lƣu kho, lƣu bãi của cảng 44
Sơ đồ 5.5: Trình tự hàng nhập khẩu không lƣu kho, lƣu bãi của cảng 48
Sơ đồ 5.6: Trình tự hàng nhập đóng trong container (FCL/FCL) 49



























Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của sinh viên Phạm Thanh Điền 19
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của sinh viên Nguyễn Phƣớc Hƣng “Phân tích quy
trình giao nhận Container nội địa tại Công ty TNHH Chế biến thực phẩm –
Thƣơng mại Ngọc Hà năm 2012” 19
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu 21
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần cảng An Giang 24
Hình 4.1: Mô hình quy trình nghiên cứu 30
Hình 5.1: Đƣờng thủy nội địa 35
Hình 5.2: Đƣờng bộ 35
Hình 5.3: Kho bãi cảng Mỹ Thới 35
Hình 5.4: Xe dùng vận chuyển hàng 37
Hình 5.5: Kho chứa hàng 37
Hình 5.6: Công nhân thực hiện việc xếp các bao gạo cẩu từ tàu lên vào container
38
Hình 5.7: Nhân viên cảng kiểm đếm hàng hóa, ghi vào Tally Sheet 38
Hình 5.8: Cẩu ponton bốc hàng từ ghe lên giao cho cảng 40
Hình 5.9: Công nhân cảng chất hàng vào trong container, sau đó container đƣợc
xếp lên tàu 41
Hình 5.10: Xe nâng chụp container xếp container trong bãi 43
Hình 5.11: Container đã đƣợc đóng seal 43
Hình 5.12: Cần cẩu múc hàng (xi măng) vào hầm tàu 45
Hình 5.13: Dỡ hàng bằng cần cẩu để xếp lên phƣơng tiện vận tải 45













Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DWT : Deadweight Tonnage
TP : Thành phố
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
UBND : Ủy ban Nhân dân
CV : Cheval-vapeur
CY : Container Yard
FCL : Full container Load
D/O : Delivery Order
C/O : Certificate of origin
B/L : Bill of lading
ROROC : Report on receipt of cargo
CSC : Certificate of shortlanded cargo
COR : Cargo outum report

ICD : Inland Clearance Depot
TEUs : Twenty-foot equivalent units
CB – CNV : Cán bộ - Công nhân viên
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
vnđ : Việt Nam đồng
QĐ : Quyết định
UB : Ủy ban
TTg : Thủ tướng
BTC : Bộ Tài chính
HP : Horse Power
GT : Gross ton




Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
Giới thiệu chương
Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu cụ thể là cơ sở hình thành, mục
tiêu, phạm vi, phương pháp, ý nghĩa và kết cấu của đề tài nghiên cứu.
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Vận tải là hoạt động hết sức quan trọng, là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong và
ngoài nước, là điều kiện cho sự phát triển của thương mại quốc tế. Giao nhận vận tải
thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, hoàn thành mặt thứ
hai của lưu thông phân phối là phân phối vật chất, khi mặt thứ nhất là thủ tục thương
mại đã hình thành. Một trong những yếu tố then chốt gắn liền và song hành với hoạt

động vận tải là nghiệp vụ giao nhận hàng hóa. Thông qua giao nhận các tác nghiệp vận
tải được tiến hành: tập kết hàng hoá, vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho, chuyển tải, đóng
gói, thủ tục, chứng từ… Đây là một hoạt động phổ biến, phức tạp và đầy thách thức,
đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu, đối với các đối tượng làm việc trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu và đặc biệt là sinh viên chuyên ngành.
An Giang là tỉnh cửa ngõ của sông Cửu Long đổ vào Việt Nam cùng với các tuyến
sông rạch, kênh mương nội đồng liên vùng Tứ giác Long Xuyên, là điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của vận tải thủy. Tận dụng được lợi thế đó và đáp ứng nhu cầu vận
chuyển hàng hóa trong và ngoài tỉnh, Công ty Cổ phần Cảng An Giang đã được hình
thành và ngày càng phát triển. Cảng An Giang bao gồm cụm Cảng Mỹ Thới và cảng
Bình Long nằm bên bờ phải sông Hậu, đã cung cấp các dịch vụ đa dạng về khai thác
cảng như: xếp dỡ hàng hóa, cho thuê kho bãi, kiểm đếm hàng hóa, giao nhận hàng hóa,
sửa chữa tàu biển, vệ sinh và các dịch vụ cung ứng tàu biển, Cảng An Giang là hệ
thống cảng có vai trò hết sức quan trọng trong hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế của
Tỉnh nói riêng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Cảng Mỹ Thới có tốc
độ tăng trưởng hàng hóa qua cảng khoảng 30% và sản lượng hàng hóa thông qua năm
2012 là 1,664 tấn. Do đó, công ty cổ phần Cảng An Giang là môi trường nghiên cứu lý
tưởng để làm cơ sở cho việc liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn về nghiệp vụ giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giao nhận đối với hoạt động kinh doanh
của công ty và sinh viên chuyên ngành Kinh tế quốc tế. Được sự giúp đỡ của Công ty
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 2

Cổ phần Cảng An Giang, nhóm báo cáo quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá hoạt
động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang
giai đoạn 2009 – 2013” nhằm tìm ra mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, nắm rõ
kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành đồng thời đưa ra những kiến nghị phù hợp để nâng
cao hơn nữa tính hiệu quả của hoạt động giao nhận.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu và đánh giá hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần
Cảng An Giang giai đoạn 2009 – 2013.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng thực tế tại cảng An Giang
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu tại cảng an giang giai đoạn 2009 –
2013
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu
Nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động giao nhận đối với chuyên ngành kinh tế
quốc tế, liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Công ty Cổ phần Cảng An Giang
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu trong 5 năm : 2009 - 2013
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang.
1.3.4 Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện từ ngày 5/5/2014 đến 20/7/2014
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin
Thông tin được thu thập từ 2 nguồn cơ bản :
- Thông tin thứ cấp: được lấy chủ yếu từ các nguồn báo chí, Internet, chuyên đề,
khóa luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó làm cơ sở cho việc hình thành
đề tài, xác lập mục tiêu, cơ sở lý thuyết hình thành đề tài, mô hình lý thuyết.
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 3


- Thông tin sơ cấp: có được từ số liệu của Công ty Cổ phần cảng An Giang thông
qua phỏng vấn, thu thập từ cơ sở dữ liệu, tham quan thực tế khu vực sản xuất.
1.4.2 Phƣơng pháp xử lý thông tin
Xem xét, chọn lọc từ nguồn cơ sở dữ liệu về xuất nhập khẩu của Cảng An Giang đối
với vấn đề nghiên cứu trước
Sử dụng các phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích các số liệu thu thập được bằng
Excel để phục vụ cho đề tài
So sánh với số liệu thu thập được từ sách, báo, internet để đối chiếu tính xác thực của
số liệu nhằm mục đích làm sạch dữ liệu đã thu thập
1.4.3 Phƣơng pháp viết báo cáo
So sánh số liệu về doanh thu của hoạt động giao nhận qua các năm để thấy được sự
biến động về số lượng xuất nhập khẩu của Cảng An Giang trong thời gian nghiên cứu
(giai đoạn 2009 – 2013).
Sử dụng số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu (từ phòng kinh doanh) để phân tích tình
hình xuất nhập khẩu của Công ty Cảng An Giang.
So sánh giữa lý thuyết trên lớp với thực tế của quá trình giao nhận hàng hóa tại Cảng.
1.5 Ý nghĩa
Đối với sinh viên chuyên ngành và nhóm nghiên cứu, hiểu sâu hơn về tầm quan trọng
của hoạt động giao nhận đối với nền kinh tế. Bên cạnh đó sinh viên có thêm tài liệu
tham khảo về đề tài này. Mặt khác, nhóm nghiên cứu đã gắn kết được mối liên kết
giữa thực tế và lý thuyết. Điều đó tạo bước đệm cho việc tiếp cận thực tiễn, công việc
sau khi tốt nghiệp được dễ dàng hơn.
Đối với Công ty Cổ phần Cảng An Giang, có thêm thông tin đánh giá khách quan về
hoạt động giao nhận hàng hóa cho công ty mình, thêm vào đó là những đề xuất của
nhóm nghiên cứu sẽ góp phần giúp công ty xem xét và đưa ra những định hướng, cũng
như giải pháp phát triển cho hoạt động giao nhận của công ty.
Đối với trường, bổ sung thêm nguồn tài liệu thực tiễn phục vụ cho sinh viên chuyên
ngành.
1.6 Kết cấu chuyên đề
Kết cấu chuyên đề bao gồm 6 chương

Chương 1. Tổng quan: Giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu của nghiên cứu, phạm
vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài và cuối cùng là kết cấu của bài viết.
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 4

Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Nêu những định nghĩa cảng biển,
lý thuyết giao nhận, nhiệm vụ của các bên, các chứng từ liên quan trong quá trình
giao nhận. Quy trình lý thuyết về hoạt động giao nhận, sơ lược mô hình nghiên cứu
trước và đề xuất mô hình nghiên cứu
Chương 3. Giới thiệu công ty cổ phần cảng An Giang: Giới thiệu sơ lược về công ty,
quá trình hình thành và phát triển, các loại máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất
phục vụ cho các hoạt động tại công ty.
Chương 4. Phương pháp nghiên cứu và tiến độ thực hiện: Nêu phương pháp nghiên
cứu của chuyên đề, xây dựng quy trình để thực hiện đúng tiến độ.
Chương 5. Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ
phần Cảng An Giang: Quy trình giao nhận thực tế tại cảng và so sánh với lý thuyết.
Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động giao nhận nói riêng
của công ty trong giai đoạn 2009 – 2013.
Chương 6. Kết luận và kiến nghị: tổng kết lại kết quả chính của đề tài nghiên cứu. Nêu
lên những hạn chế cũng như kiến nghị mà nhà nghiên cứu thấy phù hợp để có một quy
trình mới cho Công ty trong tương lai
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 5


CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Giới thiệu chương
Chương 1 đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu. Tiếp theo, chương 2 sẽ đề

cập đến cơ sở lý thuyết liên quan về cảng biển, lý thuyết giao nhận, nhiệm vụ của các
bên, các chứng từ liên quan trong quá trình giao nhận. Ngoài ra chương 2 còn trình
bày quy trình lý thuyết về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và lược khảo, tham
khảo các nghiên cứu trước cùng đề tài, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu của nhóm.
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm cảng biển
1

Cảng biển là một đầu mối giao thông lớn, bao gồm nhiều công trình và kiến trúc, bảo
đảm cho tàu thuyền neo đậu yên ổn, nhanh chóng và thuận lợi thực hiện công việc
chuyển giao hàng hóa/hành khách từ các phương tiện giao thông trên đất liền sang các
tàu biển hoặc ngược lại, bảo quản và gia công hàng hóa và phục vụ tất cả các nhu cầu
cần thiết của tàu neo đậu trong cảng. Ngoài ra nó còn là trung tâm phân phối, trung
tâm công nghiệp, trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ.
Chức năng:
- Cung cấp phương tiện và thiết bị để thông qua hàng hóa mậu dịch đường biển.
- Cung cấp luồng cho tàu bè vào cảng thuận lợi nhất.
- Thực hiện các dịch vụ ngoài xếp dỡ hàng hóa như sửa chữa, cung cấp tàu thuyền,
trú ngụ khi có bão hoặc các trường hợp khẩn cấp khác
- Bảo đảm an toàn cho tàu khi ra vào cảng, đảm bảo an toàn cho tàu và thuyền khi di
chuyển trong cảng.
2.1.2 Khái niệm chung về giao nhận
Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người bán và người mua ở những nước khác
nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng, tức
là hàng hóa được vận chuyển từ nước người bán sang nước người mua. Để cho quá
trình vận chuyển đó bắt đầu được, tiếp tục được và kết thúc được, tức là hàng hóa đến
tay người mua được, cần phải thực hiện hàng loạt các công việc khác liên quan như
đến quá trình chuyên chở như: đóng gói, bao bì, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các



1

1b40c4930283&CatID=127&NextTime=13/05/2009%2010:55&PubID=118

Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 6

thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hóa ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi
tàu và giao cho người nhận…Những công việc đó được gọi là dịch vụ giao nhận.
Dịch vụ giao nhận (freight forwarding) theo Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận
(FIATA) là: “bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp
dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên
quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải
quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm
hàng hóa và thu tiền hay những chứng từ liên quan đến hàng hóa.”
Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005, giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại,
theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để
giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người
giao nhận khác.
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là Người giao nhận ( forwarder/ freight
forwarder/ forwarding agent ). Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty
xếp dỡ, hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có
đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Theo Luật Thương mại Việt Nam thì
người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
2.1.3 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận vận tải
Không tạo ra sản phẩm vật chất: chỉ tác động làm cho đối tượng thay đổi vị trí về mặt
không gian mà không thay đổi đối tượng đó.

Mang tính thụ động: Do phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của
người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, tập quán của người xuất khẩu, nhập
khẩu, nước thứ ba.
Mang tính thời vụ: Hoạt động giao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập khẩu. Mà
hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng mang tính
thời vụ.
Phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của người giao nhận.
2.1.4 Nhiệm vụ của các bên liên quan tham gia giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu


Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 7

2.1.4.1 Nhiệm vụ của cảng
Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hàng. Hợp
đồng có hai loại:
- Hợp đồng uỷ thác giao nhận
- Hợp đồng thuê mướn: chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưu kho, bảo quản
hàng hoá
Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu nếu được uỷ thác
Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết khác để bảo
vệ quyền lợi của các chủ hàng.
Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự uỷ thác của chủ hàng xuất
nhập khẩu.
Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng
Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hoá do mình gây nên trong quá trình giao
nhận vận chuyển xếp dỡ.
Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu có

biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi.
Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong các trường hợp sau:
Không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi của cảng.
Không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao kiện, dấu seal vẫn nguyên
vẹn
Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do ký mã hiệu hàng hoá sai hoặc không rõ (dẫn
đến nhầm lẫn mất mát)
2.1.4.2 Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu
Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng
Tiến hành giao nhận hàng hoá trong trường hợp hàng hoá không qua cảng hoặc tiến
hành giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với cảng trong trường hợp hàng qua cảng.
Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cảng
Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hoá và tàu
Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá:
- Ðối với hàng xuất khẩu:
+ Lược khai hàng hoá (Cargo manifest): lập sau vận đơn cho toàn tàu, do đại lý
tàu biển làm được cung cấp 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 8

+ Sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan) do thuyền phó phụ trách hàng hóa lập, được cung
cấp 8h trước khi bốc hàng xuống tàu.
- Ðối với hàng nhập khẩu:
+ Lược khai hàng hoá
+ Sơ đồ xếp hàng
+ Chi tiết hầm tàu (Hatch list)
+ Vận đơn đường biển trong trường hợp uỷ thác cho cảng nhận hàng
Các chứng từ này đều phải cung cấp 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu.
Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh

Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các bên có
liên quan
Thanh toán các chi phí cho cảng.
2.1.4.3 Nhiệm vụ của hải quan
Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối
với tàu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu
Ðảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu
Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian
lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua
cảng biển.
2.1.2 Các chứng từ có liên quan đến giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển đòi hỏi rất nhiều loại chứng từ.
Việc phân loại chứng từ có ý nghĩa quan trọng trong quản lý và sử dụng chúng. Ðể
đơn giản và tiện theo dõi, chúng ta có thể phân thành hai loại:
- Chứng từ dùng trong giao hàng xuất khẩu
- Chứng từ dùng trong nhận hàng xuất khẩu
2.1.2.1 Chứng từ sử dụng đối với hàng xuất khẩu
Khi xuất khẩu hàng hoá bằng đường biển, nhân viên giao nhận được uỷ thác của người
gửi hàng lo liệu cho hàng hoá từ khi thông quan cho đến khi hàng được xếp lên tàu.
Các chứng từ sử dụng trong quá trình này cụ thể như sau:
- Chứng từ hải quan
- Chứng từ với cảng và tàu
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 9

- Chứng từ khác
a. Chứng từ hải quan
- Tờ khai hải quan (2 bản chính)

+ Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo xuất
trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua
lãnh thổ quốc gia.
+ Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Việt nam quy định việc khai báo hải quan
là việc làm bắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc nhập qua cửa khẩu quốc gia.
Mọi hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai báo không trung thực đều bị
cơ quan hải quan xử lý theo luật pháp hiện hành.
- Hợp đồng mua bán ngoại thương (1 bản sao)
Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở
kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vào
quyền sở hữu của bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hoá. Bên nhập
khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh
nghiệp (1 bản)
Trước đây doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải nộp giấy phép kinh doanh xuất nhập
khẩu loại 7 chữ số do Bộ Thương mại cấp. Hiện giờ tất cả các doanh nghiệp hội đủ
một số điều kiện (về pháp lý, về vốn ) là có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Bản kê chi tiết hàng hoá - Cargo list (2 bản chính)
Bản kê chi tiết hàng hoá là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong kiện hàng. Nó tạo
điều kiện thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hoá. Ngoài ra nó có tác dụng bổ sung
cho hoá đơn khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng có tên gọi khác nhau và phẩm
cấp khác nhau.
b. Chứng từ với cảng và tàu
Ðược sự uỷ thác của chủ hàng. Người giao nhận liên hệ với cảng và tàu để lo liệu cho
hàng hóa được xếp lên tàu. Các chứng từ được sử dụng trong giai đoạn này gồm:
- Chỉ thị xếp hàng (Shipping note)
Ðây là chỉ thị của người gửi hàng cho công ty vận tải và cơ quan quản lý cảng,
công ty xếp dỡ, cung cấp những chi tiết đầy đủ về hàng hoá được gửi đến cảng để
xếp lên tàu và những chỉ dẫn cần thiết.
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai

đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 10

- Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt)
+ Biên lai thuyền phó là chứng từ do thuyền phó phụ trách về gửi hàng cấp cho
người gửi hàng hay chủ hàng xác nhận tàu đã nhận xong hàng. Việc cấp biên lai
thuyền phó là một sự thừa nhận rằng hàng đã được xếp xuống tàu, đã được xử lý
một cách thích hợp và cẩn thận. Do đó trong quá trình nhận hàng người vận tải
nếu thấy tình trạng bao bì không chắc chắn thì phải ghi chú vào biên lai thuyền
phó.
+ Dựa trên cơ sở biên lai thuyền phó, thuyền trưởng sẽ ký phát vận đơn đường
biển là tàu đã nhận hàng để chuyên chở.
- Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading)
+ Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải hàng hoá bằng đường biển do
người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp
hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp.
+ Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải rất quan trọng, cơ bản về hoạt
động nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng với
người nhận hàng. Nó có tác dụng như là một bằng chứng về giao dịch hàng hoá, là
bằng chứng có hợp đồng chuyên chở
- Bản khai lược hàng hoá (Cargo Manifest)
+ Ðây là bản lược kê các loại hàng xếp trên tàu để vận chuyển đến các cảng khác
nhau do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập nên
+ Bản lược khai phải chuẩn bị xong ngày sau khi xếp hàng, cũng có thể lập khi
đang chuẩn bị ký vận đơn, dù sao cũng phải lập xong và ký trước khi làm thủ tục
cho tàu rời cảng
+ Bản lược khai cung cấp số liệu thông kê về xuất khẩu cũng như nhập khẩu và là
cơ sở để công ty vận tải (tàu) dùng để đối chiếu lúc dỡ hàng
- Phiếu kiểm đếm (Dock sheet & Tally sheet)
+ Dock sheet là một loại phiếu kiểm đếm tại cầu tàu trên đó ghi số lượng hàng

hoá đã được giao nhận tại cầu
+ Tally sheet là phiếu kiểm đếm hàng hoá đã xếp lên tàu do nhân viên kiểm đếm
chịu trách nhiệm ghi chép
+ Công việc kiểm đếm tại tàu tuỳ theo quy định của từng cảng còn có một số
chứng từ khác như phiếu ghi số lượng hàng, báo cáo hàng ngày
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 11

+ Phiếu kiểm đếm là một chứng từ gốc về số lượng hàng hoá được xếp lên tàu. Do
đó bản sao của phiếu kiểm đếm phải giao cho thuyền phó phụ trách về hàng hoá
một bản để lưu giữ, nó còn cần thiết cho những khiếu nại tổn thất về hàng hoá sau
này.
- Sơ đồ xếp hàng (Ship’s stowage plan)
+ Ðây chính là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tàu. Nó có thể dùng các màu khác
nhau đánh dấu hàng của từng cảng khác nhau để dễ theo dõi, kiểm tra khi dỡ hàng
lên xuống các cảng.
+ Khi nhận được bản đăng ký hàng chuyên chở do chủ hàng gửi tới, thuyền trưởng
cùng nhân viên điều độ sẽ lập sơ đồ xếp hàng mục đích nhằm sử dụng một cách
hợp lý các khoang, hầm chứa hàng trên tàu cân bằng trong quá trình vận chuyển.
c. Chứng từ khác
Ngoài các chứng từ xuất trình hải quan và giao dịch với cảng, tàu, người giao nhận
được sự uỷ thác của chủ hàng lập hoặc giúp chủ hàng lập những chứng từ về hàng hoá,
chứng từ về bảo hiểm, chứng từ về thanh toán Trong đó có thể đề cập đến một số
chứng từ chủ yếu sau:
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)
+ Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người xuất
khẩu kê khai, ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước người xuất
khẩu xác nhận.
+ Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tuỳ theo chính sách của Nhà

nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế. Nó cũng cần thiết cho việc theo dõi
thực hiện chế độ hạn ngạch. Ðồng thời trong chừng mực nhất định, nó nói lên
phẩm chất của hàng hoá bởi vì đặc điểm địa phương và điều kiện sản xuất có ảnh
hưởng tới chất lượng hàng hoá.
- Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)
Sau khi giao hàng xuất khẩu, người xuất khẩu phải chuẩn bị một hoá đơn thương
mại. Ðó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã được
ghi trên hoá đơn.
- Phiếu đóng gói (Packing list)
Phiếu đóng gói là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng.
Phiếu đóng gói được sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hoá ví dụ như kiện
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 12

hàng được chia ra làm bao nhiêu gói, loại bao gói được sử dụng, trọng lượng của
bao gói, kích cỡ bao gói, các dấu hiệu có thể có trên bao gói Phiếu đóng gói
được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi để
trong một túi gắn bên ngoài bao bì.
- Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate of quantity/weight)
+ Ðây là một chứng thư mà người xuất khẩu lập ra, cấp cho người nhập khẩu
nhằm xác định số trọng lượng hàng hoá đã giao
+ Tuy nhiên để đảm bảo tính trung lập trong giao hàng, người nhập khẩu có thể
yêu cầu người xuất khẩu cấp giấy chứng nhận số/trọng lượng do người thứ ba thiết
lập như Công ty giám định, Hải quan hay người sản xuất.
- Chứng từ bảo hiểm
+ Người giao nhận theo yêu cầu của người xuất khẩu có thể mua bảo hiểm cho
hàng hoá. Chứng từ bảo hiểm là những chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp cho các
đơn vị xuất nhập khẩu để xác nhận về việc hàng hoá đã được bảo hiểm và là bằng
chứng của hợp đồng bảo hiểm

+ Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm (Insurance Policy) hoặc
giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)
2.1.2.2 Chứng từ sử dụng đối với hàng nhập khẩu
Khi nhận hàng nhập khẩu, người giao nhận phải tiến hành kiểm tra, phát hiện thiếu
hụt, mất mát, tổn thất để kịp thời giúp đỡ người nhập khẩu khiếu nại đòi bồi thường.
Một số chứng từ có thể làm cở sở pháp lý ban đầu để khiếu nại đòi bồi thường, đó là:
a. Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo -
ROROC)
Ðây là biên bản được lập giữa cảng với tàu sau khi đã dỡ xong lô hàng hoặc toàn bộ số
hàng trên tàu để xác nhận số hàng thực tế đã giao nhận tại cảng dỡ hàng qui định.
Văn bản này có tính chất đối tịch chứng minh sự thừa thiếu giữa số lượng hàng thực
nhận tại cảng đến và số hàng ghi trên bản lược khai của tàu. Vì vậy đây là căn cứ để
người nhận hàng tại cảng đến khiếu nại người chuyên chở hay công ty bảo hiểm (nếu
hàng hoá đã được mua bảo hiểm). Ðồng thời đây cũng là căn cứ để cảng tiến hành giao
nhận hàng nhập khẩu với nhà nhập khẩu và cũng là bằng chứng về việc cảng đã hoàn
thành việc giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng số lượng mà mình thực tế đã
nhận với người chuyên chở.
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 13

b. Biên bản kê khai hàng thừa thiếu (Certificate of shortlanded cargo -
CSC)
Khi giao nhận hàng với tàu, nếu số lượng hàng hoá trên ROROC chênh lệch so với
trên lược khai hàng hoá thì người nhận hàng phải yêu cầu lập biên bản hàng thừa
thiếu. Như vậy biên bản hàng thừa thiếu là một biên bản được lập ra trên cơ sở biên
bản kết toán nhận hàng với tàu và lược khai.
c. Biên bản hàng hƣ hỏng đổ vỡ (Cargo outum report- COR)
Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy hàng hoá bị hư
hỏng đổ vỡ thì đại diện của cảng (công ty giao nhận, kho hàng) và tàu phải cùng nhau

lập một biên bản về tình trạng đổ vỡ của hàng hoá. Biên bản này gọi là biên bản xác
nhận hàng hư hỏng đổ vỡ do tàu gây nên.
d. Biên bản giám định phẩm chất (Survey report of quality)
Ðây là văn bản xác nhận phẩm chất thực tế của hàng hoá tại nước người nhập khẩu (tại
cảng đến) do một cơ quan giám định chuyên nghiệp cấp. Biên bản này được lập theo
qui định trong hợp đồng hoặc khi có nghi ngờ hàng kém phẩm chất.
e. Biên bản giám định số lƣợng/trọng lƣợng
Ðây là chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng thực tế của lô hàng được dỡ khỏi
phương tiện vận tải (tàu) ở nước người nhập khẩu. Thông thường biên bản giám định
số lượng, trọng lượng do công ty giám định cấp sau khi làm giám định.
f. Biên bản giám định của công ty bảo hiểm.
Biên bản giám định của công ty bảo hiểm là văn bản xác nhận tổn thất thực tế của lô
hàng đã được bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp để làm căn cứ cho việc bồi thường
tổn thất.
g. Thƣ khiếu nại
Ðây là văn bản đơn phương của người khiếu nại đòi người bị khiếu nại thoả mãn yêu
sách của mình do người bị khiếu nại đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (hoặc khi hợp
đồng cho phép có quyền khiếu nại).
h. Thƣ dự kháng (Letter of reservation)
Khi nhận hàng tại cảng đích, nếu người nhận hàng thấy có nghi ngờ gì về tình trạng
tổn thất của hàng hoá thì phải lập thư dự kháng để bảo lưu quyền khiếu nại đòi bồi
thường các tổn thất về hàng hoá của mình. Như vậy thư dự kháng thực chất là một
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 14

thông báo về tình trạng tổn thất của hàng hoá chưa rõ rệt do người nhận hàng lập gửi
cho người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở.
Sau khi làm thư dự kháng để kịp thời bảo lưu quyền khiếu nại của mình, người nhận
hàng phải tiến hành giám định tổn thất của hàng hoá và lập biên bản giám định tổn thất

hoặc biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng để làm cơ sở tính toán tiền đòi bồi thường.
Tóm lại, giao nhận vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển là
nghiệp vụ phức tạp trong buôn bán quốc tế. Hợp đồng xuất nhập khẩu chỉ có thể thực
hiện được khi hoạt động giao nhận vận tải được thực hiện. Hợp đồng xuất nhập khẩu
là hợp đồng thay đổi quyền sở hữu song quyền sở hữu di chuyển như thế nào phải cần
đến giao nhận và vận tải. Giao nhận và vận tải đóng vai trò hết sức quan trọng trong
buôn bán quốc tế.
2.1.3 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
2.1.3.1 Đối với hàng xuất khẩu
a. Đối với hàng xuất khẩu phải lƣu kho, bãi của cảng
Việc giao nhận hàng gồm 2 bước lớn:
- Cảng nhận hàng xuất khẩu từ chủ hàng ngoại thương
+ Nhận danh mục hàng hoá xuất khẩu (Cargo List) từ chủ hàng, phòng điều độ
tiến hành bố trí kho bãi và lên phương án xếp dỡ.
+ Phòng thương vụ ký hợp đồng lưu kho, bốc xếp hàng hoá với chủ hàng
+ Giao lệnh nhập kho, chuẩn bị kho hàng.
+ Nhập hàng vào kho, bãi cảng.
- Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu:
+ Chuẩn bị trước khi giao hàng cho tàu:
 Kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu cần), làm thủ tục hải quan.
 Cảng nhận thông báo ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), thông báo sẵn sàng.
 Nhận danh mục hàng hoá xuất khẩu để bố trí phương tiện xếp dỡ. Trên cơ
sở Cargo List này, thuyền phó phụ trách hàng hoá sẽ lên sơ đồ xếp hàng
(Cargo plan).
 Ký hợp đồng xếp dỡ với chủ hàng
+ Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu:
 Trước khi xếp phải vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn
định số máng xếp hàng, bố trí xe, công nhân và người áp tải (nếu cần).
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 15

 Tiến hành giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng làm.
Hàng sẽ được giao lên tàu dưới sự giám sát của đại diện của hải quan.
Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm cảng phải ghi số lượng
hàng giao vào Final Report. Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi
vào Tally Sheet.
 Khi giao nhận một lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy biên lai thuyền phó
(Mate's Receipt) để lập vận đơn. Sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào số
lượng hàng đã ghi trong Tally Sheet, cảng sẽ lập bảng tổng kết xếp hàng lên
tàu (General Loading Report) và cùng ký xác nhận với tàu. Đây cũng là cơ
sở để lập B/L.
+ Lập bộ chứng từ thanh toán.
 Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, cán bộ giao nhận phải lập hoặc lấy
các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán, xuất trình
cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng. Bộ chứng từ thanh toán theo L/C
thường gồm: B/L, hối phiếu, hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận phẩm
chất, giấy chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận trọng
lượng, khối lượng,
 Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng
hoá nếu cần.
 Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận
chuyển, bảo quản, lưu kho.
 Tính toán thưởng phạt xếp dỡ (nếu có).
b. Đối với hàng hoá xuất khẩu không lƣu kho, bãi tại cảng
Đây là các hàng hoá xuất khẩu do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các kho
riêng của mình để giao trực tiếp cho tàu. Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối
với hàng qua cảng.
- Cảng ký hợp đồng xếp dỡ với chủ hàng sau khi đã thự hiện thủ tục đăng ký,
hàng cũng sẽ được giao nhận trên cơ sở tay ba (cảng, tàu và chủ hàng). Số lượng

hàng hoá sẽ được giao nhận, kiểm đếm và ghi vào Tally Sheet có chữ ký xác
nhận của ba bên.
- Làm các thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tàu:
+ Cảng tiếp nhận đăng ký của chủ hàng về máng, địa điểm, cầu tàu xếp dỡ
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 16

+ Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tàu
+ Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng
+ Tiến hành xếp hàng lên tàu do công nhân của cảng làm, nhân viên giao nhận
phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đó phải xếp hàng
lên tàu và ghi vào Tally sheet (phiếu kiểm kiện)
+ Lập biên lai thuyền phó ghi số lượng, tình trạng hàng hoá xếp lên tàu (là cơ sở
để cấp vận đơn). Biên lai phải sạch
+ Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng được hợp đồng hoặc L/C quy định
+ Thông báo cho người mua biết việc giao hàng và phải mua bảo hiểm cho hàng
hoá (nếu cần).
+ Tính toán thưởng phạt xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có)
c. Đối với hàng hoá xuất khẩu đóng trong container
- Cảng bố trí CY để nhận container từ chủ hàng
- Sau khi nhận container, nhân viên cảng tiến hành kiểm tra tình trạng container, số
container
- Phòng thương vụ kiểm tra và cập nhật thông tin trên Packing list, thu phí và phát
hành hóa đơn cho khách hàng
- Cảng tiến hành giao hàng cho tàu sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết: điều
động phương tiện tổ chức sản xuất tại bãi, cầu cảng…chuyển đến nơi đến;
- Tập hợp bộ chứng từ để thanh toán.
2.1.3.2 Đối với hàng nhập khẩu
a. Đối với hàng nhập khẩu phải lƣu kho, lƣu bãi tại cảng

- Cảng nhận hàng từ tàu
+ Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng bản lược khai hàng
hoá (Cargo Manifest), sơ đồ hầm tàu để cảng và cơ quan chức năng khác như hải
quan, điều độ, cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiện làm
hàng.
+ Cảng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu. Nếu phát hiện thấy
hầm tàu ẩm ướt, hàng hoá ở trong tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng, mất mát thì
phải lập biên bản để hai bên cùng ký. Nếu tàu không chịu ký vào thì mời cơ quan
giám định lập biên bản mới tiến hành dỡ hàng.
Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Cảng An Giang giai
đoạn 2009 - 2013
DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 17

+ Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để
đưa vào kho bãi. Trong quá trình dỡ hàng đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảng
kiểm đếm và phân loại hàng hoá cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hoá và ghi
vào Tally Sheet.
+ Hàng sẽ được xếp lên xe và vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển và ghi rõ
số lượng, loại hàng và số B/L.
+ Cuối mỗi ca và sau khi xếp xong hàng, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số
lượng hàng hoá giao nhận và cùng ký vào Tally Sheet.
+ Lập biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC) trên cơ sở Tally Sheet. Cảng
và tàu đều ký vào biên bản kết toán này, xác nhận số lượng thực giao so với bản
lược khai hàng (Cargo Manifest) và B/L.
+ Lập các giấy tờ cần thiết trong các quá trình giao nhận như giấy chứng nhận hư
hỏng (COR) nếu hàng bị hư hỏng hay yêu cầu tàu cấp phiếu thiếu hàng (CSC), nếu
tàu giao thiếu.
- Cảng giao hàng cho chủ hàng
+ Khi nhận được thông báo hàng đến, hãng tàu đưa lệnh giao hàng (D/O -
Delivery order) sau khi chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ

quan đến hãng tàu. Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản + D/O
cho người nhận hàng;
+ Cảng nhận phí lưu kho, phí xếp dỡ và lập biên bản cho chủ hàng.
+ Văn phòng quản lý tàu tại cảng ký xác nhận D/O và cung cấp vị trí hàng cho chủ
hàng sau khi chủ hàng mang biên lai lại nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và
Packing List đến, tại đây lưu 1 bản D/O;
+ Bộ phận Kho vận ở Cảng làm phiếu xuất kho sau khi Chủ hàng mang 2 bản D/O
còn lại đến. Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng;
+ Cảng chờ chủ hàng làm xong thủ tục hải quan và tiến hành xuất kho giao hàng.
b. Đối với hàng nhập khẩu không lƣu kho, bãi tại cảng
- Cảng kiểm soát các chủ hàng có khối lượng hàng hoá lớn chiếm toàn bộ hầm hoặc
tàu hoặc hàng rời như phân bón, xi măng, clinker, than, quặng, thực phẩm, thì
chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác có thể đứng ra giao nhận trực tiếp với
tàu.

×